Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

những bài văn miêu tả về cây bàng hay nhất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (47.44 KB, 12 trang )

Bài 1
Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây
bàng ở gần cửa lớp.
Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây
bàng bằng một vòng tay em ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như
những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi
cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu
xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều
tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt
dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua
sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi
nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội
nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nảy lộc xuất hiện những chiếc lá
non màu nõn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng
chuỗi. Ẩn mình sau kẽ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai
đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường
quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui
đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.
Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ
đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết
bao.
Bài 2
Trong sân trường nơi em học tập có rất nhiều cây xanh nào thì cây thông, cây bằng
lăng, cây hoa khác nhưng trong đó em thích nhất là cây bàng, bởi nó có tán lá rộng
và quả bàng hình giống nhọn.


Cây bàng được trồng trong sân trường em, nó được chúng em chăm sóc rất cẩn
thận, mỗi tuần đều có các lớp lao động để tưới nước cho nó, mỗi khi trời mưa thì
mới không phải tưới, chúng em chăm sóc nó từ khi nó mới được trồng chỉ cao hơn
đầu người một chút, hình ảnh cây bàng luôn xuất hiện trong tâm trí của em bởi


hình ảnh của nó mang những vóc dáng lớn lao và thân của nó thuộc dạng gỗ có
màu nâu, lá của cây bàng to, mỗi khi chúng em học thể dục nóng chúng em thường
nhặt những lá bàng rụng xuống để quạt mát, lá xanh to bản và khi vàng thì nó rụng
xuống, hình ảnh cây bàng rất đẹp khi tán của nó xòe rộng ra, giống như một cái ô
đang che cho chúng em, những buổi thể dục nóng, đó là nơi chúng em nghỉ ngơi và
vui chơi ngồi nói chuyện, thân cây to và có nhiều tán, cây bàng còn có rất nhiều
quả, quả của nó nhọn, có màu xanh, quả bàng còn có thể ăn được, khi nó chín nó
màu vàng, lá của cây bàng to bằng bàn tay xòe, mỗi lá có các gân lá ở giữa và được
xếp dày dặt trên cây, cành của nó cũng có màu nâu, đặc trưng của cây bàng đó là
có rất nhiều tán.
Mỗi tán cây có rất nhiều cành và mỗi cành có nhiều lá và quả, lá bàng non và xanh
vào mùa hè, đến mùa thu bắt đầu nó ra mầm non, và mùa thu thì nó rụng lá, lúc đó
nhìn cây bàng chỉ xơ xác còn lại cành nhưng sau một vụ chút lá đó nó lại ra những
mầm lá mới, người ta thương so sánh nó để ví cây bàng đang thay áo mới, hình ảnh
cây bàng trong tâm trí của những người học sinh rất gần gũi và nó gắn bó trực tiếp
với mỗi con người chúng ta, hình ảnh cây bàng đã in sâu trong tâm trí của mỗi lứa
học sinh khi nó gắn bó trực tiếp với mỗi người học sinh, và nó là loại cây quen
thuộc của chúng ta, hình ảnh cây bàng xanh hiện trước sân trường làm cho chúng
em có những giây phút thoải mái để ngắm nhìn nó, hình ảnh của nó hiện diện lên
gần gũi và thật đáng kính.


Em rất thích hình ảnh của cây bàng, nó mang những vẻ đẹp nhẹ nhàng và gắn bó
trực tiếp với mỗi chúng ta, những lứa học sinh của trường, cây bàng đã gắn bó mật
thiết với lứa tuổi học sinh của chúng ta.
Bài 3
Sân trường của tôi to lớn và có nhiều loại cây che bóng mát như: bằng lăng,
phượng, sấu,... Nhưng tôi thích nhất là cây bàng cổ thụ được trồng bên mép trái sân
trường.
Nhìn từ xa, cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc

sân trường. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay tôi ôm mới xuể. Bao bọc
quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là
nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân
bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía.
Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những
vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời
gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ
xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh
thẫm. Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi.
Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ
ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng
chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bàng chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành
theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang
đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trông thật đẹp.
Cây bàng đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niệm. Nó không chỉ là loại cây che
bóng mát mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của sân trường.


Bài 4
Trường em thấp thoáng sau những tán cây đại thụ: những rặng xà cừ cao tít, tán lá
sum suê rinh theo gió, những cây phượng với rực rỡ sắc đỏ khi vào hè và đặc biệt
đó là cây bàng với tán bàng rộng khắp trải bóng mát khi hè về, và không biết từ
bao giờ cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết với lũ trẻ chúng em.
Từ khi bước chân vào mái trường thân yêu này, cây bàng đã ở đó đứng hiên ngang
trước sân, trải qua bao mùa mưa gió và em cũng lớn dần lên còn cây bàng thì càng
già đi. Thân bàng xù xì những ụ, nhưng to và vững chắc. Gốc bàng nổi hằn những
cái rễ to lên trên mặt đất. Em từng hỏi mẹ tại sao rễ bàng lại to và oằn đến thế mẹ
nói đó là sức nặng của thời gian, của nắng mưa gió bão, chúng phải oằn mình
chống cự để cây bàng có thể xanh tốt như bây giờ.
Cây bàng luôn làm em thích thú mỗi khi lơ nhìn ra của sổ,cái màu xanh mướt khi

mùa xuân gần qua mùa hè gần tới làm dịu mắt em. Tán bàng rỗng che ngợp cả
nắng mùa hè tạo thành chiếc ô dù màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa
thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi
chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đêu cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Còn em
thích ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn trốn tìm
cùng nhau.
Mùa đông tới cây bàng lại trở về dáng vẻ khăng khiu. Khi mà nhưng chiếc lá đỏ ối
rụng gần hết, làn gió mùa heo hút thổi qua, chỉ còn vài chiếc lá đỏ còn lại trơ trọi
và đơn độc, lũ học trò chúng em vẫn nô nghịch dưới gốc bàng nhưng em biết cây
bàng phải chiu đựng lạnh giá mùa đông, chiếc áo ấm xanh mướt đã chẳng còn nữa.
Quả bàng xanh, quả bàng chín..... lấp ló sau tán lá. Lũ trẻ chúng em thích ăn quả
bàng ngọt thơm đặc biệt là bàng nếp thì còn ngậy và bùi nữa.


Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em học
ngày qua ngày. Nghỉ hè sân trường vắng một mình cây bàng đứng trơ trọi. Gió tinh
nghịch làm rung rinh tán lá. Hay cây bàng già đang đứng cười hiền và vẫy chào
tạm biệt chúng em hẹn sau một kì nghỉ dài gặp lại. Em sẽ rất nhớ cây bàng già ấy.

Bài 5:
Sân trường của tôi to lớn và có nhiều loại cây che bóng mát như : bằng lăng,
phượng, sấu ,…Nhưng tôi thích nhất là cây bàng cổ thụ được trồng bên mép trái
sân trường.
Nhìn từ xa, cây bàng sừng sững xòe ra những tán lá rộng, che mát cho cả một góc
sân trường. Cây cao chừng 5, 6 mét, to bằng một vòng tay tôi ôm mới xuể. Bao bọc
quanh thân là một lớp vỏ dày đặc, xù xì, sứt sẹo. Gốc bàng rất lớn. Dưới gốc là
nhừng chiếc rễ trồi lên, bò lan xung quanh như những con trăn khổng lồ. Trên thân
bàng là những cành lớn, cành nhỏ vươn đều ra bốn phía.
Mùa xuân, cành nào cũng xum xuê lá. Lá xanh đậm, bóng nhẫy. Lẫn trong những
vòm lá xanh ấy là những chùm hoa li ti năm cánh vàng mơ thật đẹp. Sau một thời

gian, những chùm hoa ấy dần dần nhường chỗ cho những quả bàng lòng thòng rũ
xuống. Quả bàng hình dẹt và nhọn đầu, lúc còn non căng mọng một màu xanh
thẫm.

Vào những ngày nắng to, cây bàng tỏa bóng mát cho chúng tôi vui chơi.

Chim chóc rộn ràng cất tiếng hót, chọn những vòm lá xanh um để trú ngụ. Vào giờ
ra chơi, chúng em thường ngồi lên những chiếc rễ lớn để ôn bài. Đầu hè, quả bàng
chín màu mật ong. Rồi thu đến, lá bang chuyển sang màu đỏ và lần lượt rời cành
theo từng cơn gió. Trên nền trời lạnh lẽo, cành bàng trơ trụi trông thật buồn. Sang
đông, trên những cành bàng nhú lên vài búp là non trông thật đẹp.


Cây bàng đã gắn bó với chúng em nhiều kỉ niêm. Nó không chỉ là loại cây che
bóng mát mà còn làm tăng thêm vẻ đẹp của sân trường.
Bài 6:
Trong sân trường em có trồng rất nhiều loại cây. Trong đó em thích nhất là cây
bàng ở gần cửa lớp.
Cây bàng đã lớn lắm rồi, nhìn từ xa giống như một chiếc dù khổng lồ. Gốc cây
bàng bằng một vòng tay en ôm không xuể. Rễ cây to nhô lên khỏi mặt đất như
những con rắn hổ mang và có những rễ cắm sâu vào lòng đất để hút chất bổ nuôi
cây và giúp cho cây đứng vững. Thân cây thẳng như cái cột đình, vỏ cây màu nâu
xám có nhiều vết sẹo. Cây bàng đặc biệt hơn những cây khác và chia thành nhiều
tầng che mát cả một vùng đất rộng lớn, càng lên cao màu xanh của tán lá càng nhạt
dần. Lá bàng hình bầu dục có màu xanh và che kín không cho ánh nắng xuyên qua
sân trường. Mùa thu lá bàng chuyển từ màu xanh sang màu đỏ, mỗi khi có gió thổi
nhẹ những chiếc lá đỏ lìa cành để lại những cành khẳng khiu trụi lá trông rất tội
nghiệp. Đông qua xuân đến cây bàng lại đâm chồi nẩy lộc xuất hiện những chiếc lá
non màu nỏn chuối tràn đầy sức sống. Hoa bàng màu trắng ngà kết thành từng
chuỗi. Ẩn mình sau kẻ lá là những quả bàng màu xanh lục hình tròn và dẹp hai

đầu. Khi già trái bàng chuyển sang màu vàng lúc ăn có vị chát. Chúng em thường
quây quần bên gốc cây bàng để chơi. Trên cây những chú chim hót líu lo như vui
đùa với các em. Mỗi khi trực nhật em còn tưới nước cho cây tươi tốt.
Em rất quý cây bàng vì cây cho chúng em bóng mát để vui chơi mà còn tô điểm vẻ
đẹp cho trường em. Những trưa hè êm ả được ngắm hoa bàng rơi thật thích thú biết
bao.
Bài 7:


Những ai đã từng đi học chắc hẳn không thể nào quên ngôi trường của mình. Từng
tán lá hàng cây sẽ luôn nằm trong kí ức của người đó. Bàn ghế, bảng đen, lớp học,..
những cảnh sắc khuôn viên sân trường không phải là những gì đó quá xa lạ đối với
bất cứ ai đã từng ngồi trên ghế nhà trường. Và hình ảnh cây bàng sừng sững xòe
tán



cũng

như

vậy.

Cây bàng được trồng nhiều ở khuôn viên trường học. Bởi những đặc điểm của nó
phù hợp với khuôn viên trường. Cây bàng lớn rất nhanh, phát triển cực kỳ tốt. Vẫn
còn nhớ từ khi tôi bắt đầu đi học, cây bàng đã to lớn lắm rồi. Nó cao vượt cả nóc
trường tôi. Thân cây bàng xù xì cong queo chứ không thẳng đứng như cây bạch
đàn. Thân cây bàng cũng to mấy vòng người ôm. Cây bàng ít cành tán, lên đến gần
ngọn, cành mới bắt đầu đâm ra như những cánh tay vươn ra để đón nắng mặt trời.
Chính vì lẽ đó mà cây bàng che phủ cả một góc sân giữa ngày hè oi ả, để chúng tôi



thể

ngồi

nghỉ

chân

dưới

tán



bàng

rộng.

Lá bàng xòe rộng như cái quạt mo của bà. Lá bàng mọc thành từng cụm, từng cụm
với nhau. Lớp lá này chồng lớp lá khác không để lọt bất kỳ tia nắng nào xuống mặt
sân. Lá bàng cứ xanh rờn trong nắng hạ mặc cho cái nắng ngoài kia có oi ả thế nào.
Mùa hè là mùa lá bàng phát triển nhanh nhất, xanh nhất. Vào mùa đông, cây bàng
rụng lá trơ trọi chỉ còn lại những cành khô đen sừng sững giữa trời đông. Nhưng
chỉ cần chớm xuân, những búp lá non đã đâm ra tua tủa đỏ chót. Lúc còn nằm
trong búp non, chưa ào ra đón lấp khí trời xuân sang, lá bàng non cứ nhọn hoát
màu đỏ gạch mơn mởn sức sống. Chừng như chỉ cần một cơn mưa xuân chúng sẽ
túa


ra,

phát

triển,

như

nhựa

sống

đang

tràn

về.

Lại bắt đầu một chu trình sống mới, xuân rồi sang hạ lại sang thu. Mùa thu đến là
mùa cây bàng đơm hoa kết quả. Hoa bàng mọc thành từng chùm nhỏ li ti giống


như hoa xoài. Chúng mọc ra từ những búp, ngọn cây, chùm lá xanh rờn xòe ra
xung quanh lại thêm hoa bàng nở, hoa bàng có màu vàng càng làm cho cây bàng
thêm rực rỡ. Hoa bàng rất dễ rụng. Chỉ cần một đợt gió nhỏ, làn gió nhẹ lướt qua,
hoa cũng có thể rụng. Những bông hoa li ti rụng xuống vàng cả một góc sân.
Hoa tàn là lúc quả đâm ra. Quả bàng có hình bầu dục. Lúc mới thành quả, quả
bàng nhìn rất cứng, có thể cảm nhận được điều đó khi nhìn thấy những quả bàng
xanh rì. Đợi chúng to hơn một chút, chúng tôi sẽ lấy xuống đập ra để ăn cái nhân
của quả bàng. Quả thực nếu ai đã trải qua một thời gian như thế mới thấy thèm cái

hương vị ấy một lần nữa. Hoặc là chúng tôi sẽ hai xuống để cốc đầu nhau. Lúc quả
bàng còn xanh non, nhân của nó rất cứng, cốc đầu nhau rất đau, đau điếng người
sưng u trán. Nhiều hôm không tránh được bị bạn cốc nhiều về sưng u một cục tròn
thế lại bị mẹ mắng cho một trận, nhưng hôm sau vẫn trêu đùa nhau.
Quả bàng khi chín dần chuyển sang màu vàng. Quả chín rồi, lớp màu vàng ấy lại
có vị ngọt ngọt thơm thơm. Lũ học trò nghịch ngợm chúng tôi lại hái xuống ăn. Lá
bàng chúng tôi hái xuống làm quạt khi trời nóng, quả bàng chúng tôi nghịch ngơm,
thân bàng chúng tôi chơi trốn tìm. Cây bàng đã gắn liền với những trò chơi của
tuổi thơ tôi. Làm sao có thể quên được hình ảnh loài cây gắn liền với những năm
tháng

học

sinh

thơ

ngây,

tinh

nghịch.

Cây bàng, một loài cây được trồng phổ biến trong khuôn viên trường học. Đâu chỉ
làm đẹp cho khuôn viên trường, cây bàng còn là trò chơi, là bóng mát, là thức quả
ngon lành của chúng tôi mỗi dịp tựu trường. Cái không khí nô đùa dưới bóng cây
cùng bạn bè, những lần bị cốc sưng u đầu rồi cả khi thưởng thức cái hương vị quả
bàng… Tất cả sẽ luôn là kí ức đẹp trong tâm trí tôi.



Bài 8:
Tuổi

thơ

tôi

gắn



với

cây

bàng

cổ

thụ.

Tôi nhớ những lần trốn nắng, trú mưa trong sự chở che hào phóng của tán bàng,
những lần thưởng thức mùi vị ngọt chát hấp dẫn của quả bàng chín, những lần
nhấm nháp vị bùi bùi khó tả của nhân quả bàng... 10 năm trước, tôi thêm mắm
thêm muối vào bài văn tả cây bàng của mình. Đại ý, cây bàng ấy là nơi tôi và bạn
bè thường hay chơi đùa quanh cây bàng, tán lá che rợp cả một góc sân, chúng tôi
vẫn ngồi dưới gốc cây để truy bài trong những chiều hè nóng nực,... Thật ra, chỉ có
nó và tôi, tôi và nó trong những buổi chiều muộn ở lại trường chờ mẹ họp hội
đồng. Tôi


đã

nhìn

thấy,

ngắm

nghía

nhiều

cây

bàng.

Cây bàng ở gần nhà tôi - cái cây tôi chứng kiến từ lúc nó còn là cây non, đến lúc
nó cao bằng tôi, và bây giờ khi nó trở thành cây bàng to lớn với ba bốn tầng lá.
Cây bàng ở trường đại học, rất gần với ô cửa sổ lớp tôi, thỉnh thoảng tôi vẫn nhìn
vẩn vơ ra ngoài cửa sổ, nhìn những tia nắng mùa thu lọt qua tán lá. Nhưng tôi nhớ
cây bàng ở trường tiểu học. Cây bàng nhỏ bé, gầy guộc nơi cuối sân trường. Đã rất
lâu rồi, tôi không viết một bài văn miêu tả. Đã rất lâu rồi, tôi chưa trở về trường
tiểu học. Tôi thích nhất là vào tiết rét lộc vào cứ tháng 2 âm lịch, theo cách phân
chia mùa đông của các cụ nhà ta: tháng giêng rét đài, tháng hai rét lộc, tháng ba
cộc rét. Vào thời điểm ấy, những lộc bàng râm ran như thể đang mời nhau, gọi
nhau mọc, gọi nhau lớn cho kịp phủ kín cành vào đầu mùa hạ.
Có thể nói: lá bàng (cũng giống như một số cây khác thuộc họ nhà xoan) có biểu
hiện rõ nhất về sự chuyển mùa nếu như có một ai đó chịu khó quan sát sự phát



triển và tàn lụi lẫn sự đổi thay màu lá của nó. Có lẽ vì thế mà từ bao đời nay, đám
trẻ hay lưu luyến mấy câu trong lời một vài bài hát: Mùa đông lá đỏ, mùa hạ lá
xanh… như một điệp khúc chào đón mùa hè quay trở lại (sau này tôi mới biết đây
là phần mở đầu trong ca từ một ca khúc của nhạc sĩ Hoàng Vân viết cho thiếu nhi
vào

những

năm

60,

70

của

thế

kỷ

trước).

Có một nhà thơ, trong khi nhìn ngắm mùa đông, nhìn ngắm màu đỏ của lá bàng mà
đã viết được một bài thơ thật xúc động: Vẫn gió bấc căm căm/ Vẫn mơ hồ mưa
bụi/ Vẫn những lá bàng uốn cong mình mà cháy/ Đỏ như khi phải từ biệt bầu trời/
Anh chẳng biết thế nào để yêu em thêm nữa/ Khi mùa đông tới gần… Nhưng đến
năm tôi hai mươi ba tuổi thì cây bàng cổ thụ ấy không còn nữa. Vì lấy đất dành cho
sự mưu sinh, người ta đã triệt hạ nó. Sau khi hoàn thành nghĩa vụ quân sự trở về
đứng trên mảnh đất từng gắn bó với cây bàng cổ thụ mà lòng không khỏi xót xa,
tiếc


nuối.

Trong

lòng

tôi

tự

dưng

thấy

trống

trải

thiếu

thốn…

Bây giờ, cứ mỗi khi nhìn thấy lá bàng đỏ rực lên sau khi hoàn tất chức phận của
mình, để mà rụng về gốc, trong buổi giao mùa, tôi lại nao nao nhớ cây bàng cổ thụ.
Cũng phải, vì nó là một phần kỷ niệm không thể thiếu trong khoảng trời thơ ấu và
đáng nhớ của chúng tôi.

Bài 9:
Trường em thấp thoáng sau những tán cây đại thụ: những rặng xà cừ cao tít, tán lá

xum xuê rung rinh theo gió, những cây phượng với rực rỡ sắc đỏ khi vào hè và đặc
biệt đó là cây bàng với tán bàng rộng khắp trải bóng mát khi hè về, và không biết
từ bao giờ cây bàng đã trở thành người bạn thân thiết với lũ trẻ chúng em.


Từ khi bước chân vào mái trường thân yêu này, cây bàng đã ở đó, đứng hiên ngang
trước sân, trải qua bao mùa mưa gió và em cũng lớn dần lên còn cây bàng thì càng
già đi. Thân bàng xù xì những ụ, nhưng to và vững chắc. Gốc bàng nổi hằn những
cái rễ to lên trên mặt đất. Em từng hỏi mẹ tại sao rễ bàng lại to và oằn đến thế. Mẹ
nói đó là sức nặng của thời gian, của nắng mưa gió bão, chúng phải oằn mình
chống

cự

để

cây

bàng



thể

xanh

tốt

như


bây

giờ.

Cây bàng luôn làm em thích thú mỗi khi lơ đễnh nhìn ra cửa sổ, cái màu xanh
mướt khi mùa xuân gần qua mùa hè gần tới làm dịu mắt em.Tán bàng che ngợp cả
nắng mùa hè tạo thành chiếc ô dù màu xanh thiên nhiên mà em có thể chơi thỏa
thích dưới sân cùng các bạn. Các bạn nam thì bắn bi dưới gốc, các bạn nữ chơi
chuyền chắt hay nhảy dây. Tất cả đều cười vui vẻ và khoái trí dưới sân. Còn em,
em thich ngắm nhìn những tia nắng xuyên qua kẽ lá tinh nghịch đùa giỡn, trốn tìm
cùng

nhau.

Mùa đông tới cây bàng lại trở về dáng vẻ khẳng khiu. Khi mà những chiếc lá đỏ ối
rụng gần hết, làn gió mùa heo hút thổi qua, chỉ còn vài chiếc lá đỏ còn lại trơ trọi
và đơn độc, lũ học trò chúng em vẫn nô nghịch dưới gốc bàng nhưng em biết cây
bàng phải chịu đựng lạnh giá mùa đông, chiếc áo ấm xanh mướt đã chẳng còn nữa.
Cây bàng lẻ loi mùa đông là thế, nhưng khi mùa xuân tới, những búp non xanh bắt
đầu hé chào nắng. Những búp non ấy cứ dần nở rộ tạo thành lá bàng một ngày một
to và thời gian trôi đi cây bàng lại khoác thêm mình bộ áo mới lộng lẫy.
Những chùm hoa li ti như sao xa ấy vàng điểm vàng thật đẹp mắt rồi những chùm
hoa ấy lại tạo quả. Quả bàng xanh, rồi dần dần chín vàng lấp ló sau tán lá. Lũ trẻ
chúng em thích ăn quả bàng ngọt thơm đặc biệt là bàng nếp thì còn ngậy và bùi


nữa. Cây bàng đã cùng chúng em lớn lên cùng chúng em vui đùa, cùng chúng em
học ngày qua ngày. Nghỉ hè sân trường vắng một mình cây bàng đứng trơ trọi. Gió
tinh nghịch làm rung rinh tán lá. Hay cây bàng già đang đứng cười hiền và vẫy
chào tạm biệt chúng em hẹn sau một kì nghỉ dài gặp lại. Em sẽ rất nhớ cây bàng

già ấy.



×