PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH CHƯƠNG
KỲ THI CHỌN ĐỘI TUYỂN DỰ THI HỌC SINH GIỎI CẤP TỈNH
Năm học 2008 – 2009
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN LỊCH SỬ 9
Câu Ý
Yêu cầu
Điểm
1(3,0
điểm)
Giống
nhau
(1,25
điểm)
Khác
nhau
(1,75
điểm)
- Cả hai đều là sĩ phu yêu nước mạnh dạn đón nhận tư tưởng
dân chủ tư sản.
- Đều nhằm mục đích giải phóng dân tộc, đưa đất nước lên
con đường TBCN.
- Đều xác định lực lượng cách mạng là tất cả đồng bàonhưng
không chỉ rõ lực lượng nào là chủ yếu.
- Đều dựa vào đế quốc để thực hiện mục tiêu cách mạng.
- Cuối cùng đều thất bại.
+ Về phương pháp cách mạng: Phan Bội Châu tập trung
người trung nghĩa để phát triển thế lực, xúc tiến bạo động, cầu
ngoại viện (Nhật, Đức); Phan Châu Trinh khai dân trí, chấn
dân khí, hậu dân sinh đưa đất nước lên phú cường – có ý dựa
vào Pháp.
+ Về vấn đề xác định đối tượng cách mạng: Phan Bội Châu
coi đế quốc thực dân là kẻ thù duy nhất; Phan Châu Trinh tập
trung chống nền quân chủ phong kiến.
+ Về ảnh hưởng: Hoạt động của Phan Bội Châuđã khuấy
động lòng yêu nước, cổ vũ tinh thần dân tộc; hoạt động của
Phan Châu Trinh đã cổ vũ tinh thần học tập tự cường, giáo
dục tư tưởng chống các hủ tục phong kiến.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
0,5
0,75
2 (4,0
điểm)
a (2,5
điểm)
* Khái quát: Chương trình khai thác thuộc địa lần thứ hai của
thực dân Pháp đã làm cho xã hội Việt Nam phân hóa sâu
sắc...Mỗi giai cấp tầng lớp trong xã hội đều có thái độ chính
trị và và khả năng cách mạng khác nhau.
- Giai cấp phong kiến:
Là giai cấp thống trị cũ, chiếm đoạt ruộng đất của nông
dân...Giai cấp này phân hóa thành hai bộ phận: một bộ phận
cấu kết với thực dân Pháp, trực tiếp bóc lột kìm kẹp nông dân
=> đối tượng của cách mạng; một bộ phận có tinh thần yêu
0,5
nước nên đã tham gia vào các phong trào yêu nước ...
- Giai cấp nông dân:
+ Chiếm 90 % dân số, bị đế quốc, phong kiến tước
đoạt ruộng đất...họ tiếp tục bị bần cùng hóavà phá sản trên qui
mô lớn.
+ Mâu thuẫn giữa nông dân với đế quốc và phong kiến
tay sai gay gắt...Nông dân là lực lượng cách mạng hăng hái và
đông đảo nhất.
- Tầng lớp tiểu tư sản:
+ Bao gồm học sinh, sinh viên, trí thức, tiểu chủ...bị
tư bản Pháp bạc đãi, chèn ép, khinh rẻ, đời sống bấp bênh.
+ Có tinh thần dân tộc, chống thực dân Pháp và tay
sai. Đặc biệt tầng lớp trí thức, họ rất nhạy cảm với thời cuộc,
hăng hái đấu tranh vì độc lập tự do của dân tộc. Đây là lực
lượng quan trọng của cách mạng.
- Giai cấp tư sản:
+ Ra đời sau Chiến tranh thế giới lần thứ nhất, số
lượng ít, bị tư sản Pháp chèn ép, kìm hãm, thế lực kinh tế yếu.
+ Phân hóa thành hai bộ phận: Bộ phận tư sản mại
bản ...=> là đối tượng của cách mạng; tư sản dân tộc...có tinh
thần dân tộc, dân chủ nhưng thiếu kiên định => cách mạng
cần giác ngộ họ.
- Giai cấp công nhân:
+ Ra đời từ cuộc khai thác lần thứ nhất của Pháp,
tăng nhanh về số lượng trong chương trình khai thác lần thứ
hai. Ngoài những đặc điểm của công nhân quốc tế, công nhân
Việt Nam có những đặc điểm riêng: bị ba tầng áp bức bóc lột;
có quan hệ tự nhiên, gần gũi với nông dân; kế thừa truyền
thống yêu nước của dân tộc => có điều kiện liên minh với
nông dân, sớm tiếp thu Chủ nghĩa Mác-Lênin, chịu sự ảnh
hưởng của Cách mạng Tháng Mười Nga.
+ Công nhân là động lực của cách mạng, là giai
cấp có đủ khả năng và điều kiện nắm ngọn cờ lãnh đạo cách
mạng.
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
0,5
0,25
0,25
b (1,5
điểm)
* Chuyển biến của cách mạng thế giới và sự phân hóa của xã
hội Việt Nam:
- Chuyển biến của cách mạng thế giới:
+ Cách mạng Tháng Mười Nga thành công.
+ Phong trào cách mạng thế giới lan rộng từ châu Âu
sang châu Á.
0,5
0,25
+ Đảng cộng sản thành lập ở nhiều nước – Quốc tế cộng
sản ra đời.
=> Khuynh hướng cách mạng vô sản đang trở thành xu thế
của thời đại ( đầu thế kỷ XX)
- Trong nước: Xã hội Việt Nam phân hóa sâu sắc, mâu
thuẫn dân tộc, mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt
hơn.
* Ảnh hưởng đến phong trào giải phóng dân tộc:
- Bên cạnh khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sảntiếp tục
thúc đẩy phong trào giải phóng dân tộc, khuynh hướng cách
mạng vô sản được đón nhận và ảnh hưởng sâu sắc...
- Phong trào đấu tranh diễn ra sôi nổi và quyết liệt hơn.
- Nhiều lực lượng mới tham gia với những hình thức đấu
tranh phong phú hơn...
0,25
1,0
0,5
0,25
0,25
3 (3,0
điểm)
- Xu thế phát triển của lịch sử thế giới từ 1991 đến nay:
+ Xu thế hòa hoãn, hòa dịu trong quan hệ quốc tế.
+ Trật tự thế giới mới đang dần dần thiết lập: đa cực, nhiều
trung tâm.
+ Hầu hết các nước đang điều chỉnh chiến lược phát triển
lấy kinh tế làm trọng điểm.
+ Tuy hòa bình thế giới được củng cố nhưng nhiều khu vực
lại xẩy ra xung đột nội chiến.
Nhìn chung, xu thế của thế giới là hòa bình, ổn định, hợp tác
phát triển kinh tế.
- Cơ hội và thách thức với Việt Nam:
+ Cơ hội:
. Môi trường hòa bình, ổn định để mở cửa, hợp tác.
. Có cơ hội tiếp thu thành tựu khoa học công nghệ.
. Thu hút vốn đầu tư, học hỏi kinh nghiệm, giao lưu văn
hóa.
+ Thách thức:
. Sự cạnh tranh quyết liệt của nước lớn.
. Quan hệ quốc tế còn nhiều bất bình đẳng...
. Âm mưu mới của các thế lực phản động...
2,0
0,5
0,5
0,5
0,5
1,0
0,5
0,5