Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Tìm hiểu hiện trạng và hiệu quả các công trình phòng cháy chữa cháy rừng tại chi nhánh lâm trường kiến giang

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.2 MB, 66 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ

PHAN THANH TÚ

TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CÁC
CÔNG TRÌNH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TẠI
CHI NHÁNH LÂM TRƯỜNG KIẾN GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

QUẢNG BÌNH, 2017


TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA NÔNG LÂM NGƯ
BỘ MÔN NÔNG NGHIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

TÌM HIỂU HIỆN TRẠNG VÀ HIỆU QUẢ CÁC
CÔNG TRÌNH PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY RỪNG TẠI
CHI NHÁNH LÂM TRƯỜNG KIẾN GIANG

Họ tên sinh viên: Phan Thanh Tú
Mã số sinh viên: DQB05130095
Chuyên ngành: Lâm Nghiệp
Giảng viên hướng dẫn: Th.S Nguyễn Phương Văn

QUẢNG BÌNH, 2017



LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành được chuyên đề tốt nghiệp này, tôi xin trân trọng cảm ơn
quý thầy cô Trường Đại học Quảng Bình đã tận tình truyền đạt kiến thức cho tôi
trong suốt thời gian học vừa qua. Đặc biệt tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến
thầy giáo Nguyễn Phương Văn người đã trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt quá
trình thực hiện đề tài và hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Ban Giám đốc Lâm trường cùng toàn thể các cô
chú, đặc biệt là những đồng chí trong phòng Kỹ thuật ở Lâm trường Kiến Giang
đã tạo điều kiện giúp đỡ, hướng dẫn, cung cấp số liệu cho tôi hoàn thành đợt
thực tập này.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng, song ngoài sự nỗ lực của bản thân thì kinh
nghiệm thực tiễn chưa nhiều nên khóa luận này không tránh khỏi những sai sót
nhất định. Tôi rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quý thầy cô để
tôi có những kiến thức vững vàng hơn sau đợt thực tập này.
Xin chân thành cảm ơn !
Lệ Thủy, ngày tháng năm 2017
Sinh viên thực tập

Phan Thanh Tú

i


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................ i
MỤC LỤC ............................................................................................................. ii
DANH MỤC BẢNG BIỂU ................................................................................. vi
DANH MỤC HÌNH ẢNH .................................................................................. vii
PHẦN 1 ................................................................................................................. 8

MỞ ĐẦU ............................................................................................................... 8
PHẦN 2 ............................................................................................................... 10
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .................................................. 10
2.1. Khái niệm về cháy rừng và phòng cháy chữa cháy rừng ......................... 10
2.1.1. Cháy rừng............................................................................................... 10
2.1.2. Phòng cháy rừng .................................................................................... 10
2.1.3. Chữa cháy rừng ...................................................................................... 11
2.2. Tình hình cháy rừng trên thế giới ............................................................. 11
2.3. Tình hình cháy rừng ở Việt Nam .............................................................. 14
PHẦN 3 ............................................................................................................... 20
ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG PHÁP VÀ
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ............................................................................... 20
3.1. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................... 20
3.2. Nội dung nghiên cứu................................................................................ 20
3.2.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu....................... 20
3.2.2. Hiện trạng các công trình PCCCR. ........................................................ 20
3.2.3. Tình hình cháy rừng tại chi nhánh Lâm trường Kiến Giang. ................ 20
3.2.4.Nguyên nhân cháy rừng tại Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang. .......... 20
3.2.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công trình phòng cháy chữa cháy
rừng tại chi nhánh lâm trường Kiến Giang ...................................................... 20
3.4. Phạm vi nghiên cứu. ................................................................................. 20
3.5. Phương pháp nghiên cứu .......................................................................... 20
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................ 20
ii


3.5.2. Phương pháp xử lí số liệu ..................................................................... 21
PHẦN 4 ............................................................................................................... 22
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN .................................................. 22
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu .......................... 22

4.1.1. Điều kiện tự nhiên.................................................................................. 22
4.1.1.1. Vị trí địa lý .......................................................................................... 22
4.1.1.2. Địa hình địa thế ................................................................................... 23
4.1.1.3. Đất đai thổ nhưỡng ............................................................................. 23
4.1.1.4. Khí hậu thủy văn ................................................................................. 23
4.1.1.5. Đặc điểm động thực vật rừng ............................................................. 23
4.1.2. Điều kiện dân sinh kinh tế xã hội .......................................................... 24
4.1.2.1 Dân số và lao động............................................................................... 24
4.1.2.2. Cơ sở hạ tầng và văn hóa xã hội ......................................................... 24
4.1.2.3. Giáo dục .............................................................................................. 24
4.1.2.4. Y tế ...................................................................................................... 25
4.1.2.5. An ninh quốc phòng............................................................................ 25
4.1.2.6. Cơ cấu tổ chức của Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang .................... 25
4.1.2.7. Tình hình sử dụng rừng và đất rừng ................................................... 25
4.1.2.8. Tình hình hoạt động sản xuất lâm nghiệp .......................................... 26
4.2. Hiện trạng các công trình phòng chống chữa cháy rừng. ......................... 27
4.2.1. Đường băng cản lửa. .............................................................................. 27
4.2.2. Chòi canh chống cháy. ........................................................................... 28
4.2.3. Biển báo chống cháy .............................................................................. 29
4.2.4. Các phương tiện phục vụ công tác PCCCR........................................... 31
4.3. Tình hình cháy rừng tại chi nhánh Lâm trường Kiến Giang trong những
năm qua (2014 – 2016) .................................................................................... 31
4.3.1. Tổ chức lực lượng PCCCR tại Lâm trường Kiến Giang ....................... 32
4.3.2. Kết quả đánh giá tình hình cháy rừng trong những năm qua. ............... 32
iii


4.4. Những nguyên nhân cháy rừng tại Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang. . 36
4.4.1. Nguyên nhân về điều kiện kinh tế - xã hội. ........................................... 36
4.4.2. Nguyên nhân về điều kiện tự nhiên. ...................................................... 37

4.4.3. Nguyên nhân về quản lý, điều hành. ..................................................... 39
4.5.Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình PCCCR tại Lâm
trường Kiến Giang ........................................................................................... 39
4.5.1. Tu sửa, xây mới cơ sở hạ tầng. .............................................................. 39
4.5.2. Tập huấn lực lượng bảo vệ rừng, sử dụng hiệu quả công trình. ............ 42
4.5.3. Thành lập các tổ đội quần chúng làm nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy
rừng .................................................................................................................. 42
4.5.4.Biện pháp hành chính ............................................................................. 43
4.5.5. Biện pháp tuyên truyền giáo dục vận động quần chúng, cộng đồng về
công tác PCCCR .............................................................................................. 44
4.5.6. Biện pháp về chủ trương, chính sách của Nhà nước ............................. 46
PHẦN 5 ............................................................................................................... 51
KẾT LUẬN, TỒN TẠI VÀ ĐỀ NGHỊ ............................................................... 51
5.1. Kết luận ..................................................................................................... 51
5.2. Tồn tại ....................................................................................................... 51
5.3. Đề nghị ...................................................................................................... 52
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................... 53
Phụ lục 1 .............................................................................................................. 54

iv


KÍ HIỆU CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Giải thích

FAO:


Tổ chức Nông lâm thế giới

WWP:

Quỹ động vật hoang giã

IPCC:

Ủy Ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu

PCCCR:

Phòng cháy chữa cháy rừng

UBND:

Ủy ban nhân dân

BVR:

Bảo vệ rừng

PTNT:

Phát triển nông thôn

NN:

Nông nghiệp


TN:

Tài nguyên

MT:

Môi trường

LCN:

Lâm công nghiệp

VLC:

Vật liệu cháy

CBCNV:

Cán bộ công nhân viên

BCĐ:

Ban cơ động

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1. Hiện trạng rừng và đất rừng của Lâm trường .......................................................... 26
Bảng 4.2. Hệ thống đường băng cản lửa .................................................................................. 28

Bảng 4.3. Hệ thống chòi canh của lâm trường Kiến Giang ...................................................... 29
Bảng 4.4: Phương tiện phục vụ công tác PCCCR .................................................................... 31
Bảng 4.5: Tình hình cháy của cây Keo Lá tràm ....................................................................... 33
(Nguồn: Phòng kỹ thuật chi nhánh Lâm trường Kiến Giang) .................................................. 33
Bảng 4.6: Tình hình cháy của cây Thông nhựa ........................................................................ 34
(Nguồn: Phòng kỹ thuật chi nhánh Lâm trường Kiến Giang) .................................................. 34
Bảng 4.7: Tình hình cháy rừng của cây Cao su ........................................................................ 34
(Nguồn: Phòng kỹ thuật chi nhánh Lâm trường Kiến Giang) .................................................. 34

vi


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 4.1. Bản đồ diện tích đất rừng do Lâm trường quản lý ............................. 22
Hình 4.2: Biển cấp dự báo cháy rừng.................................................................. 30

vii


PHẦN 1: MỞ ĐẦU
Rừng là nguồn tài nguyên quý báu của mỗi quốc gia. Rừng là thành tố
quan trọng nhất trong hệ sinh thái, môi trường. Rừng có vai trò to lớn trong nền
kinh tế quốc dân, an ninh quốc phòng, rừng đóng vai trò đặc biệt đối với con
người và thiên nhiên, nó có vai trò và ý nghĩa to lớn không thể thay thế được
trong nhiều lĩnh vực như: Bảo vệ môi trường, phòng hộ, duy trì cân bằng sinh
thái, bảo vệ nguồn gen động thực vật quý hiếm, bảo tồn đa dạng sinh học, tôn
tạo cảnh quan, cung cấp nhiều lâm đặc sản cho con người. Rừng còn là nơi nghỉ
mát, vui chơi giải trí, du lịch, đóng góp một phần đáng kể cho nền kinh tế quốc
gia....

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, diện tích rừng tự nhiên ngày càng
bị thu hẹp dần, là do nhiều nguyên nhân, một trong những nguyên nhân đốt rừng
làm nương rẫy và một số người khi vào rừng do thiếu ý thức đã vô tình làm xảy
ra cháy rừng, làm giảm diện tích rừng, gây ảnh hưởng đến môi trường như ô
nhiểm không khí, ô nhiểm nguồn nước, làm thay đổi khí hậu, ảnh hưởng đến đời
sống của con người.
Cả thế giới đang chung tay để hạn chế những tác động xấu đến hệ sinh
thái môi trường. Bảo vệ môi trường cũng chính là bảo vệ con người, bảo vệ
hành tinh xanh của nhân loại.
Hiện nay, cùng với sự phát triển của khoa học kỹ thuật với sự gia tăng
nhanh về dân số đã gây ra một áp lực lớn đối với sự phát triển ngành Lâm
nghiệp nói riêng và sự phát triển của nền kinh tế nói chung.
Nhu cầu của đời sống về nguồn gỗ ngày càng cao, rừng tự nhiên bị khai
thác ngày càng cạn kiệt. Tình trạng tàn phá rừng, lấn chiếm đất rừng vẫn đang
còn tiếp diễn với mọi hình thức khác nhau và mức độ ngày càng trầm trọng.
Cháy rừng làm thay đổi cả nguồn sinh sống của con người, làm mặt đất
canh tác và độ màu mỡ của rừng giảm nhanh, làm mất nơi dự trữ nước, điều hòa
nguồn nước của rừng. Chính vì thế nhiều nơi các hồ, đập nước khô hạn, ruộng
đồng nứt nẻ. Cháy rừng hình thành nhiều đất trống, đồi núi trọc, hoàn cảnh tự
nhiên của rừng bị phá vỡ làm mất tác dụng phòng hộ...dẫn đến mất nguồn sống
(sa mạc hóa), con người phải bỏ đi nơi khác sống, động thực vật có nguy cơ bị
tuyệt chủng dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
Để nâng cao chất lượng rừng, phục hồi và tăng nhanh diện tích rừng,
Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, đầu tư nhiều chương trình, dự án
8


phát triển rừng trên diện rộng. Đổi mới hình thức tổ chức quản lí bảo vệ nhằm
phát huy vai trò của các tổ chức, đoàn thể, các cá nhân có khả năng đầu tư, phát
triển rừng.

Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang nằm trên địa bàn xã Kim Thủy, là một
xã miền núi của tỉnh Quảng Bình, là một địa danh có nguồn tài nguyên sinh học
đa dạng cao. Dân cư của huyện Lệ Thủy sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông
nghiệp, thủ công, dịch vụ, một bộ phận người dân sống dựa vào rừng nên nạn
khai thác lâm sản, đốt rừng làm rẫy vẫn diễn ra phổ biến, cùng với nạn cháy
rừng, sâu bệnh hại đang làm cho diện tích rừng bị thu hẹp và tài nguyên rừng bị
cạn kiệt.
Tổng diện tích Lâm trường Kiến Giang quản lý là 7.600,89 ha rừng, trong
đó hơn một nửa là các loại rừng dễ cháy. Chính vì vậy, công tác phòng cháy,
chữa cháy rừng luôn được đặt ra là một trong những nhiệm vụ quan trọng và cấp
bách của các cấp lãnh đạo, toàn bộ cán bộ nhân viên và những người dân sống
xung quanh Lâm trường . Việc phổ biến những kiến thức liên quan đến công tác
phòng cháy, chữa cháy rừng là một trong những giải pháp góp phần nâng cao
hiệu quả trong triển khai thực hiện công tác phòng cháy, chữa cháy rừng trên
toàn Lâm trường nói chung và cho người dân sống gần rừng nói riêng.[2]
Đứng trước tình hình đó tỉnh Quảng Bình nói chung và Lâm trường Kiến
Giang nói riêng, trong thời gian này luôn quan tâm chú trọng đến công tác
phòng cháy chữa cháy rừng. Vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên
cứu hiện trạng và hiệu quả các công trình phòng chống chữa cháy tại chi
nhánh Lâm trường Kiến Giang” nhằm tìm ra những biện pháp tích cực để nâng
cao hiệu quả của công tác phòng chống cháy rừng.

9


PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1. Khái niệm về cháy rừng và phòng cháy chữa cháy rừng
2.1.1. Cháy rừng
Theo tài liệu về quản lý lửa rừng của FAO thì: “Cháy rừng là sự xuất hiện
và lan truyền của những đám cháy trong rừng mà không nằm trong sự kiểm soát

của con người; gây nên những tổn thất nhiều mặt về tài nguyên, của cải và môi
trường”.[9]
Có thể khẳng định, cháy rừng ảnh hưởng một cách toàn diện đến các mặt
kinh tế - xã hội và môi trường thể hiện chủ yếu qua những điểm sau:
- Ảnh hưởng đến điều kiện, hoàn cảnh đối với quá trình tái sinh phục hồi
rừng. Cháy rừng làm cây rừng chết hàng loạt hoặc sinh trưởng kém, qua đó làm
thay đổi thành phần các loài cây, ảnh hưởng đến quá trình diễn thế rừng.
- Gây ra những biến đổi lớn trong các trạng thái rừng và làm biến đổi các
kiểu rừng, từ đó sẽ ảnh hưởng đến các phương thức khai thác rừng.
- Làm thay đổi thành phần và số lượng các loài động vật hoang dã, chim
muông, côn trùng.
- Ảnh hưởng đến các hoạt động sống của các vi sinh vật có trong đất rừng.
- Làm ảnh hưởng đến tình trạng vệ sinh của rừng, gây chấn thương cho các
cây rừng, do đó cây rừng dễ bị đổ gẫy do gió bão, dễ dàng bị sâu bệnh, mối mọt,
nấm móc xâm nhập và phá hoại.
- Phá vỡ cấu tượng đất, gây xói mòn, rửa trôi, bạc màu làm mất khả năng
giữ và điều tiết nước, gây lũ lụt. Cháy rừng làm tăng nhiệt độ mặt đất dẫn đến sa
mạc hóa gây ra lũ ống, lũ quét, xói khe do gió bão tạo thành, các cồn cát ven
biển vùi lấp đồng ruộng, phá vỡ các công trình thủy lợi, thủy điện, đường giao
thông, đường điện cao thế, gây chết người, cháy nhà cửa, kho tàng...
- Đối với các vụ cháy lớn gây tổn thất về kinh tế và ảnh hưởng môi trường
không khí do khói gây nên.
2.1.2. Phòng cháy rừng
Phòng cháy rừng là việc thực hiện đầy đủ các biện pháp tổ chức, kinh tế, xã
hội, pháp chế, khoa học công nghệ, giáo dục, dự báo, cảnh báo... và điều tiết các
hoạt động của con người trong và gần vùng rừng; xây dựng các công trình
phòng lửa nhằm ngăn chặn không để xảy ra cháy rừng.[9]
10



Cháy rừng là hiện tượng mang tính chất xã hội sâu sắc, cho nên phòng cháy
rừng là hoạt động mang lại lợi ích cho toàn xã hội và cũng cần sự hợp tác và
liên kết của toàn xã hội. Vì vậy phòng cháy chữa cháy rừng là sự nghiệp của
toàn dân, việc bảo vệ rừng khỏi cháy hạn chế tới mức thấp nhất thiệt hại do cháy
rừng gây ra phải do Nhà nước và nhân dân cùng tham gia theo hướng xã hội hóa
công tác quản lý, bảo vệ rừng; tiến hành giao, khoán và cho thuê rừng, đất lâm
nghiệp; phối, kết hợp lồng ghép các chương trình dự án lâm nghiệp, định canh
định cư, xóa đói giảm nghèo.... tiến tới phát triển lâm nghiệp xã hội bền vững.
2.1.3. Chữa cháy rừng
Chữa cháy rừng là huy động nhanh chóng lực lượng, phương tiện dập tắt
kịp thời không để lửa lan tràn, hạn chế và chấm dứt thiệt hại do cháy rừng gây
ra.[9]
Chữa cháy rừng phải đảm bảo 3 yếu tố sau:
- Dập tắt lửa phải khẩn trương, kịp thời, triệt để.
- Hạn chế đến mức thấp nhất sự thiệt hại về mọi mặt.
- Đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người, phương tiện và dụng cụ chữa cháy.
Chữa cháy được chia làm 2 loại:
- Chữa cháy gián tiếp: Chữa cháy gián tiếp là biện pháp dùng lực lượng và
phương tiện tạo vật chướng ngại ngăn cản cháy lan; để giới hạn đám cháy, nó
thường áp dụng cho các đám cháy lớn diện tích trên 1ha và diện tích còn lại của
khu rừng rất lớn.
- Chữa cháy trực tiếp: Chữa cháy trực tiếp là sử dụng tất cả các phương tiện
từ thủ công đến cơ giới như: cuốc, xẻng, cào, bàn đập, cành cây tươi, thùng tưới
nước, bình nước đeo vai đến máy cày, máy ủi, máy bơm nước, xe chữa cháy,
máy bay phun hóa chất tác động trực tiếp vào đám cháy để đàn áp đám cháy dập
lửa. Chữa cháy trực tiếp thừờng được áp dụng với những đám cháy nhỏ có diện
tích cháy dưới 1ha và chủ yếu là các đám cháy mặt đất hoặc cháy dưới tán rừng.
2.2. Tình hình cháy rừng trên thế giới
Rừng là yếu tố quan trọng nhất của sinh quyển và có ý nghĩa lớn trong sự
phát triển kinh tế xã hội, sinh thái và môi trường. Nhưng trong những thập niên

gần đây diện tích rừng ngày càng giảm, chất lượng rừng càng suy thoái. Theo
tài liệu công bố của Quỹ bảo vệ động vật hoang dã (WWF, 1998) trong khoảng
thời gian 30 năm từ 1960 đến 1990 độ che phủ rừng trên toàn thế giới đã giảm
11


đi gần 13%, tức diện tích rừng đã giảm từ 37 triệu km2 xuống 32 triệu km2, với
tốc độ giảm trung bình 160.000km2/năm. Bốn loại rừng bị hủy diệt khá lớn là
rừng hỗn hợp và rừng ôn đới lá rộng 60%, rừng lá kim khoảng 30%, rừng ẩm
nhiệt đới khoảng 45% và rừng khô nhiệt đới khoảng 70%. Còn theo viện nghiên
cứu kinh tế Ifo ở Munich, Đức công bố ngày 19/1/2010 cho biết từ năm 1990
đến 2005, diện tích rừng trên trái đất đã giảm 3%, tức trung bình mỗi ngày mất
20.000ha rừng.[10]
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến mất rừng trên thế giới, tập trung chủ yếu
vào các nhóm nguyên nhân: Mở rộng diện tích đất nông nghiệp; khai thác gỗ và
các sản phẩm rừng; nhu cầu lấy củi; chăn thả gia súc; phá rừng trồng cây công
nghiệp và cây đặc sản; cháy rừng. Trong đó cháy rừng là nguyên nhân khá phổ
biến ở các nước trên thế giới và có khả năng làm mất rừng một cách nhanh
chóng. Đây là một vấn nạn lớn của thế giới đương đại, trong những năm gần
đây tất cả các nước từ giàu đến nghèo đều phải điêu đứng về nạn cháy rừng.
Nguời ta đã thống kê được rằng trên trái đất hàng năm mất đi trung bình khoảng
10-15 triệu ha rừng do cháy rừng.
Đến nay, những vùng chủ yếu dễ xảy ra cháy rừng bao gồm: Trung Quốc,
Mỹ La-tinh, Đông Nam á mà đặc biệt là In-đô-nê-xi-a, Nga, Bắc Mỹ và Địa
Trung Hải. Nghiên cứu mới đây cho thấy cháy rừng sẽ nhanh chóng trở thành
vấn đề của nhiều quốc gia.
Ở Nga, những đám cháy rừng và than bùn bắt đầu bùng phát vào cuối tháng
7/2010, sau hơn 1 tháng nước Nga phải chịu cảnh hạn hán và nắng nóng cao đến
kỉ lục trong vòng 130 năm trở lại đây. Các đám cháy liên tiếp bùng phát khắp
nơi với tổng diện tích lên đến hàng trăm ngàn hecta, một phần miền trung nước

Nga chìm trong khói lửa, gây thiệt hại cực kì nghiêm trọng về người và tài sản
trên toàn bộ lảnh thổ nước Nga. Đã có ít nhất 60 người thiệt mạng và 3.500
người phải chịu cảnh “màn trời chiếu đất” do các đám cháy rừng. Khoảng 1/5
sản lượng ngũ cốc của Nga bị tàn phá, tổng ước tính thiệt hại lên đến 15 tỷ
USD. [5]
Ngày 7/2/2009, cháy rừng lan ra khắp tiểu bang Victoria, vùng Đông Nam
Úc. Các ngọn lửa cao ngất đã tiêu hủy toàn bộ nhiều thị trấn tại Victoria làm ít
nhất 210 người thiệt mạng, 500 người bị thương và khoảng 10.000 người phải
lưu lạc vi lửa đã thiêu rụi gần 2.000 ngôi nhà . Đây là thảm họa thiên tai tệ hại
nhất tại Úc trong vòng 110 năm trở lại đây. Trước đó năm 1983 ở Úc đã xảy ra
vụ cháy rừng dữ dội làm 75 người chết và hơn 3.000 ngôi nhà bị thiêu rụi tại
12


các tiểu bang Victoria và South Australia. Mỗi năm vào mùa hè ở Úc xảy ra
hàng trăm đám cháy rừng, đa số là do các hoạt động của con người, do sét đánh,
cố ý phóng hỏa.[8]
Tại miền nam Âu Châu, cuối tháng 7/2009 có ít nhất 8 người đã thiệt mạng
trong các đám cháy rừng tại Tây Ban Nha, Pháp, Hy Lạp và trên đảo Sardinia
thuộc Ý. Ở Tây Ban Nha, khoảng 500 lính cứu hỏa, người trông rừng và binh
lính nỗ lực chống lại ngọn lửa hoành hành tại hòn đảo du lịch La Palma, ngoài
ra các máy bay phun nước cũng đã được huy động. Kết quả là gần 2.000 ha
rừng thông và hàng chục ngôi nhà bị thiêu rụi. Trong khi đó tại Hy Lạp, lính
cứu hỏa dưới sự trợ giúp của máy bay phun nước đã nỗ lực khống chế các vụ
cháy rừng kinh khủng tại phía nam đảo Peloponnese và đông bắc Kavala. Hy
Lạp đã huy động 4 máy bay, 11 xe cứu hỏa và 46 nhân viên phòng cháy chữa
cháy để dập tắt một vụ cháy rừng thông tại một khu vực rất khó tiếp cận trên
đỉnh núi Menalon. Ngọn núi Menalon là một trong những khu vực bị ảnh hưởng
nghiêm trọng nhất trong các vụ cháy rừng năm 2007 khiến cho 77 người thiệt
mạng và phá hủy hơn 250.000 ha rừng trên quần đảo Peloponnese.[7]

Tháng 10/2007, cháy rừng dữ dội trên khắp bang California nước Mỹ.
Hàng trăm ngàn ha rừng bị cháy, hàng ngàn ngôi nhà bị thiêu rụi, hơn 1 triệu
người dân phải rời bỏ nhà cửa để tránh lửa rừng. Đây là đợt sơ tán lịch sử tại
bang California. Tháng 8/2001, cháy rừng lan rộng khắp miền Tây nước Mỹ,
trải rộng khắp khu vực rộng 380.000 ha, ước tính thiệt hại lên đến gần 200 triệu
USD. Còn gần đây nhất vào tháng 2/2011, cháy rừng xảy ra tại một số thị trấn
thuộc bang Texas, phá hủy 88.000 mẫu đất và thiêu rụi 58 ngôi nhà của người
dân.[7]
Cháy rừng ở Đông-Nam á năm 1998 gây thiệt hại 10 tỷ USD và đe dọa sức
khoẻ của 70 triệu người. Hậu quả của những đám cháy tiếp theo có thể sẽ rất tàn
khốc, vì rừng chưa kịp phục hồi từ những đám cháy trước, những cây chết và gỗ
mục sẽ đóng vai trò như chất đốt có sẵn tạo điều kiện cho cháy rừng xảy ra và
với cường độ gia tăng.[7]
Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC) cho rằng sự ấm lên của
khí hậu toàn cầu có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng nắng nóng và khô hạn
kéo dài từ đó dẫn đến các vụ cháy rừng trên quy mô rộng lớn ở nhiều quốc gia
trong thời gian gần đây.
Còn theo một cảnh báo của Quỹ quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) thì nếu
như biến đổi khí hậu là nguyên nhân sâu xa gây nên những trận cháy rừng thì
13


đáng sợ hơn, chính những đám cháy trên quy mô rộng sản sinh ra một lượng lớn
khí CO2 đang là nguyên nhân đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu toàn cầu.
Hàng năm trên thế giới việc đốt rừng khai hoang và cháy rừng đã thải vào khí
quyển khoảng 650 triệu tấn CO2 mỗi năm.
Các nhà sinh thái học của WWF cho rằng tình trạng cháy rừng và tình trạng
khí hậu ấm lên tạo thành một quá trình tự thúc đẩy lẫn nhau. Nếu như không có
biện pháp để ngăn chặn sự biến đổi khí hậu toàn cầu, giảm sự phát thải khí nhà
kính thì sẽ có những hậu quả khôn lường tác động đến toàn bộ đời sống của toàn

thế giới.
2.3. Tình hình cháy rừng ở Việt Nam
Việt Nam hiện có trên 11,8 triệu ha rừng (độ che phủ tương ứng là 35,8%),
với 9,8 triệu ha rừng tự nhiên và 2 triệu ha rừng trồng. Trong những năm gần
đây diện tích rừng tăng lên, nhưng chất lượng rừng lại có chiều hướng suy giảm,
rừng nguyên sinh chỉ còn khoảng 7%, trong khi rừng thứ sinh nghèo kiệt chiếm
gần 70% tổng diện tích rừng trong cả nước, đây là loại rừng rất dễ xẩy ra cháy,
hiện nay, Việt Nam có khoảng 6 triệu ha rừng dễ cháy, bao gồm rừng thông,
rừng tràm, rừng tre nứa, rừng bạch đàn, rừng khộp, rừng non khoanh nuôi tái
sinh tự nhiên và rừng đặc sản....cùng với diện tích rừng dễ xảy ra cháy tăng
thêm hàng năm, thì tình hình diễn biến thời tiết ngày càng phức tạp và khó
lường ở Việt Nam đang làm nguy cơ tiềm ẩn về cháy rừng và cháy lớn ngày
càng nghiêm trọng. [9]
Trong vài thập kỷ qua, trung bình mỗi năm Việt Nam mất đi hàng chục
ngàn ha rừng, trong đó mất do cháy rừng khoảng 16.000ha. Theo số liệu thống
kê chưa đầy đủ về cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra trong vòng 40
năm qua (1963 - 2002) của Cục Kiểm lâm; tổng số vụ cháy rừng là trên 47.000
vụ, diện tích thiệt hại trên 633.000 ha rừng (chủ yếu là rừng non), trong đó có
262.325 ha rừng trồng và 376.160 ha rừng tự nhiên. [9]
Gần đây, Nhà nước đã tái thành lập Ban chỉ đạo Trung ương PCCCR, có
chương trình, quy chế và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên. Kiện
toàn các Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng cấp tỉnh, huyện, xã đến các
chủ rừng và xây dựng phương án PCCCR, đã có sự chỉ đạo chặt chẽ của chính
quyền địa phương và các đơn vị liên quan. Tuy nhiên trong giai đoạn này, tình
trạng cháy rừng vẫn xảy ra. Tổng vụ cháy (đến tháng 7/2003) là 1984 vụ; diện
tích thiệt hại: 19.300, ha; trong đó: rừng tự nhiên: 5.000 ha; rừng trồng: 14.300,
ha. Bình quân 660 vụ/năm với 645 ha/năm. Đặc biệt nghiêm trọng, trong mùa
14



khô 2001-2002 có hai vụ cháy rừng tràm lớn tại U Minh Thượng thiệt hại 2.712
ha và U Minh Hạ thiệt hại 2.703 ha.
Năm 2010, số vụ cháy rừng tăng đột biến. Cả năm 2009 cháy gần 1.500 ha
rừng thì chỉ trong hơn 2 tháng đầu năm 2010 cháy rừng đã gây thiệt hại vượt
qua con số này.
Thiệt hại ước tính mất hàng trăm tỷ đồng mỗi năm, đó là chưa kể đến
những ảnh hưởng xấu về môi trường sống, cùng những thiệt hại do làm tăng lũ
lụt ở vùng hạ lưu mà chúng ta chưa định lượng được và làm giảm tính đa dạng
sinh học, phá vỡ cảnh quan; tác động xấu đến an ninh quốc phòng....Ngoài ra,
còn gây tổn hại đến tính mạng và tài sản của con người.
Để đánh giá tình hình cháy rừng và thiệt hại do cháy rừng gây ra và các
nguyên nhân của nó trong vài thập kỷ qua; về cơ chế, chính sách; biện pháp tổ
chức phòng cháy, chữa cháy rừng; sự tham gia của các cấp chính quyền, chủ
rừng và thái độ của người dân có thể chia làm 03 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 (từ trước năm 1991): Đây là giai đoạn rừng bị cháy và thiệt
hại nhiều nhất, diện tích cháy rừng bình quân lên đến trên 20.000ha/năm, thiệt
hại hàng triệu m3 gỗ, củi và gây tổn thất lớn đến tính mạng, tài sản của nhà
nước và của nhân dân. Tuy nhiên trong giai đoạn này với nhiều nguyên nhân
khác nhau, mà những nguyên nhân chính là: do chiến tranh và khai hoang, xây
dựng vùng kinh tế mới để khôi phục kinh tế sau chiến tranh; nhận thức của
người dân và các cấp chính quyền trong công tác bảo vệ rừng- phòng cháy, chữa
cháy rừng còn hạn chế. Ngoài ra, với cả một thời gian dài thực hiện theo cơ chế
quản lý kinh tế quan liêu, bao cấp, tình trạng cha chung không ai khóc nên đã
làm cho rừng càng bị tàn phá nặng nề hơn; đầu tư về kinh phí, phương tiện,
trang thiết bị cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng hầu như không có gì.[9]
- Giai đoạn 2 (từ năm 1991 đến năm 2000): Do nhận thức cháy rừng là một
thảm hoạ lớn cho đất nước và nguy cơ tiềm ẩn do cháy rừng gây ra vẫn thường
xuyên đe dọa, nên Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến công tác phòng cháy,
chữa cháy rừng, đã ban hành Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 1991 (Điều 22
đã quy định về công tác PCCCR) và hàng loạt các văn bản quy phạm pháp luật

về phòng cháy, chữa cháy rừng và hệ thống các văn bản chỉ đạo, điều hành công
tác phòng cháy, chữa cháy rừng từ Trung ương đến địa phương. Trong giai đoạn
này, thiệt hại do cháy rừng giảm đáng kể, diện tích rừng bị cháy bình quân chỉ
còn trên 7000ha/năm và số vụ cháy rừng bình quân là 1.500vụ/năm. [9]

15


Mặc dù số vụ cháy có tăng theo mức độ khô hạn của điều kiện thời tiết khí
hậu, nhưng do thực hiện tốt việc xã hội hoá công tác bảo vệ rừng- PCCCR, vì
vậy nhận thức của người dân và các cấp chính quyền đã được cải thiện, mọi
người nâng cao được ý thức, trách nhiệm nên thiệt hại do cháy rừng gây ra đã
được giảm thiểu một cách rõ rệt. Đây là giai đoạn bản lề trong công tác PCCCR.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Cục Kiểm lâm, nếu được đầu tư về kinh phí,
phương tiện, trang thiết bị cho công tác phòng cháy, chữa cháy rừng một cách
thỏa đáng thì hiệu quả của của công tác phòng cháy, chữa cháy rừng còn cao
hơn.
- Giai đoạn 3 (từ 2001 đến nay): Trong giai đoạn này với tinh thần bảo vệ
và phát triển rừng nói chung và công tác PCCCR nói riêng là sự nghiệp của toàn
dân; công tác phòng cháy, chữa cháy rừng đã được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao
của Đảng và Nhà nước như: Luật Phòng cháy và chữa cháy (Năm 2001) đã quy
định các điều liên quan đến công tác PCCCR( Điều 19; Điều 30; đặc biệt là
Điều 43 quy định tổ chức lực lượng phòng cháy chữa cháy chuyên ngành; Nghị
quyết số 05/2002/NQ-CP ngày 24/4/2002 về một số giải pháp để triển khai thực
hiện kế hoạch kinh tế xã hội năm 2002 nêu rõ; “Bộ Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn khẩn trương xây dựng đề án về trang thiết bị cho công tác phòng hộ
rừng, phòng, chống cháy rừng để có đủ khả năng xử lý khi có sự cố”. Nghị
quyết số 28- NQ/TW ngày 16/6/2003, Bộ Chính trị về tiếp tục sắp xếp, đổi mới
và phát triển nông thôn, lâm trường quốc doanh, đã chỉ rõ “ tăng cường đầu tư
cho lực lượng Kiểm lâm nhân dân”. Gần đây, Nhà nước đã tái thành lập Ban chỉ

đạo Trung ương PCCCR, có chương trình, quy chế và phân công nhiệm vụ cụ
thể cho từng thành viên.[9]
Kiện toàn các Ban Chỉ huy phòng cháy, chữa cháy rừng cấp ỉnh, huyện, xã
đến các chủ rừng và xây dựng phương án PCCCR, đã có sự chỉ đạo chặt chẽ
của chính quyền địa phương và các đơn vị liên quan. Tuy nhiên trong giai đoạn
này, tình trạng cháy rừng vẫn xảy ra. Tổng vụ cháy (đến tháng 7/2003) là 1984
vụ; diện tích thiệt hại: 19.300, ha; trong đó: rừng tự nhiên: 5.000 ha; rừng trồng:
14.300, ha. Bình quân 660 vụ/năm với 645 ha/năm. Đặc biệt nghiêm trọng,
trong mùa khô 2001-2002 có hai vụ cháy rừng tràm lớn tại Uminh thượng thiệt
hại 2.712 ha và U Minh Hạ thiệt hại 2.703 ha.[9]
2.3. Nghiên cứu về các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng
Kết quả nghiên cứu của thế giới đã khẳng định hiệu quả của các loại băng
cản lửa, các vành đai cây xanh và hệ thống kênh mương ngăn cản cháy rừng
16


(Gronquist R, Juvelius M, Heikkila T, 1993) [1]. Người ta đã nghiên cứu tập
đoàn cây trồng trên băng cản lửa, tròng hỗn giao và giữ nước ở hồ đập để làm
giảm nguy cơ cháy rừng. Từ những năm đầu thế kỉ XX, nhiều chuyên gia về lửa
rừng ở một số nước Châu Âu đã nghiên cứu và bước đầu đưa ra những ý kiến về
xây dựng các đường băng cản lửa và đai xanh phòng cháy rừng trên đó có trồng
các loài cây lá rộng, ở Nga đã thiết lập các băng cây xanh chịu lửa khép kín với
kết cấu nhiều loài cây, tạo thành nhiều tầng để ngăn lửa cháy từ ngoài vào các
khu rừng thông, bạch đàn, sồi,... Các nước khác tiến hành nghiên cứu vấn đề này
rất sớm và có nhiều công trình nhất vẫn là Đức, Nga và các nước thuộc Liên Xô
cũ, Mỹ, Canada, Nhật Bản và Trung Quốc... [6]
Nhìn chung các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu hiệu quả của
nhiều công trình phòng cháy rừng. Tuy nhiên, nhiên nay vẫn chưa đưa ra đưa ra
được phương pháp xá định tiêu chuẩn kỹ thuật cho các công trình đó. Những
thông số kỹ thuật đưa ra đều mang tính gợi ý và luôn được điều chỉnh theo ý

kiến của các chuyên gia cho phù hợp với đặc điểm của mỗi loại rừng và điều
kiện địa lý, vật lý địa phương.
Hiện còn rất ít những nghiên cứu về hiệu lực của các công trình phòng
cháy, chữa cháy rừng cũng như những phương pháp và phương tiện phòng cháy,
chữa cháy rừng. Mặc dù trong các quy phạm phòng cháy, chữa cháy rừng có đề
cập đến những tiêu chuẩn của các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng,
những phương pháp và phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng, song phần lớn
đều được xây dựng trên cơ sở tham khảo tư liệu của nước ngoài, chưa có khảo
nghiệm đầy đủ trong điều kiện Việt Nam (Đặng Vũ Cẩn, 1992).
* Nghiên cứu biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng
Các nghiên cứu về biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng ở Việt Nam chủ
yếu hướng vào thử nghiệm và phân tích hiệu quả của giải pháp đốt trước nhằm
giảm khối lượng vật liệu cháy. Phó Đức Đỉnh (1993) [3] đã thử nghiệm đốt
trước vật liệu cháy dưới rừng Thông non 2 tuổi tại Đà Lạt. Theo tác giả ở rừng
Thông non nhất thiết phải gom vật liệu cháy vào giữa các hàng cây hoặc nơi
trống để đốt, chọn thời tiết đốt để ngọn lửa âm ỉ, không cao quá 0.5 m có thể gây
cháy tán cây. Tuy nhiên, đây là một công trình nghiên cứu chưa toàn diện vid
tác giả chưa đề cập đến những yếu tố như: khí tượng, địa hình có ảnh hưởng đến
cháy rừng. Đồng thời biện phảp này đòi hỏi nhiều công sức và kinh phí thực
hiện nên khó áp dụng trên diện rộng. Năm 1996, Phan Thanh Ngọ nghiên cứu
một số giải pháp PCCCR cho rừng Thông ba lá và rừng Tràm ở Việt Nam (Phan
17


Thanh Ngọ, 1996) [4]. Tác giả cho rằng với rừng Thông lớn tuổi không cần phải
gom vật liệu trước khi đốt mà chỉ cần tuân thủ những nguyên tắc về chọn thời
điểm và thời tiết thích hợp để đốt. Tác giả cho rằng có thể áp dụng đốt trước vật
liệu cháy cho một số trạng thái rừng ở địa phương khác, trong đó có rừng khộp ở
Đắc Lắc và Gia Lai.
Ngoài ra, đã có một số tác giả đề cập đến giải pháp xã hội cho phòng cháy,

chữa cháy rừng. Các tác giả đã khẳng định rằng việc tuyên truyền về tác hại của
cháy rừng, quy hoạch vùng sản xuất nương rẫy, hướng dẫn về phương pháp dự
báo, cảnh báo, xây dựng các công trình phòng cháy, chữa cháy rừng, tổ chức lực
lượng phòng cháy, chữa cháy rừng, quy định về dùng lửa trong dọn đất canh tác,
săn bắn, du lịch, quy định về nghĩa vụ và quyền lợi của công dân... sẽ là những
giải pháp xã hội quan trọng trong phòng cháy, chữa cháy rừng. Tuy nhiên, phần
lớn những kết luận đều dựa vào nhận thức của các tác giả là chính. Còn rất ít
những nghiên cứu mang tính hệ thống về ảnh hưởng của các yếu tố kinh tế - xã
hội đến cháy rừng.
* Nghiên cứu về giải pháp kỹ thuật lâm sinh phòng cháy rừng
Biện pháp kỹ thuật là một trong những yêu cầu bắt buộc ngay khi tiến hành
quy hoạch, thiết kế trồng rừng và trong suốt quá trình kinh doanh lợi dụng rừng.
Một số nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật lâm sinh chủ yếu hướng vào:
- Trồng rừng hỗn giao nhiều loài để hạn chế thực bì là tầng cây bụi và lớp
thảm tươi sinh trưởng và phát triển. Trước đây, các công trình nghiên cứu chủ
yếu tập trung vào một số ít các loài cây, như: Bạch đàn Liễu, Mỡ, Bồ đề, Thông
nhựa, Thông đuôi ngựa,... Gần đây, cùng với những tiến bộ về nghiên cứu giống
cây rừng, các tác giả đã tập trung nhiều vào các loài cây mọc nhanh cung cấp
nguyên liệu giấy, như: Keo lai, Keo tai tượng, Bạch đàn urophylla, Thông
caribe,... Các công trình nghiên cứu quan trọng có thể kể đến là nghiên cứu
phương thức trồng rừng hỗn giao cũng được nhiều tác giả quan tâm nhiều.
Trong thời gian qua, nhiều tác giả đã nghiên cứu và thử nghiệm trồng rừng hỗn
giao ở nhiều vùng bằng nhiều loài cây với nhiều phương thức trồng khác nhau.
Tuy nhiên, các kết quả vẫn chưa được đúc kết, đánh giá và chưa được áp dụng
vào thực tiễn sản xuất; mặc khác, việc tìm chọn cấu trúc, loài cây, phương thức
trồng và thời điểm hỗn giao cũng rất phức tạp. Việc gây tạo rừng hỗn giao là
mong muốn của nhiều nhà lâm học đã và đang nổ lực nghiên cứu thí nghiệm tạo
ra các lâm phần hài hòa, ổn định, bền vững về sinh thái và có giá trị cao về kinh
tế.
18



- Đốt trước vật liệu cháy là biện pháp làm giảm nguồn vật liệu cháy trong
rừng bằng cách chủ động đốt những vật liệu dễ cháy trong các khu rừng có nguy
cơ cháy cao vào thời gian trước mùa cháy nhưng có sự điều khiển của con người
để không gây cháy rừng và hạn chế tới mức thấp nhất những ảnh hưởng bất lợi
của lửa gây ra. Tuy nhiên, biện pháp này cho tới nay vẫn chưa được áp dụng phổ
biến rộng rãi ở nước ta, vì việc tiến hành đốt trước khá phức tạp, đòi hỏi phải có
nhiều kinh nghiệm và phải được chuẩn bị chu đáo cả về lực lượng, phương tiện
dập lửa, đòi hỏi kinh phí khá lớn (Bế Minh Châu, 2001) [2].
Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có một số công trình nghiên cứu
thử nghiệm về biện pháp đốt trước nhằm giảm khối lượng vật liệu cháy. Cụ thể:
Phó Đức Đỉnh, 1994 đã thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới tán rừng Thông
non 2 tuổi tại Đà Lạt (Lâm Đồng). Tác giả cho rằng, ở rừng Thông non nhất
thiết phải thu gom vật liệu cháy vào chính giữa các hàng cây hoặc nơi trống để
đốt, chọn thời tiết đốt để ngọn lửa âm ỉ, không cao quá 0,5 m có thể gây cháy tán
cây rừng.
Năm 1996, Phan Thanh Ngọ [4] đã thử nghiệm đốt trước vật liệu cháy dưới
tán rừng Thông 8 tuổi ở Đà Lạt (Lâm Đồng); tác giả cho rằng, với rừng Thông
lớn tuổi không cần phải thu gom vật liệu cháy trước khi đốt mà chỉ cần tuân thủ
những nguyên tắc về chọn thời điểm và thời tiết thích hợp để đốt và có thể áp
dụng đốt trước vật liệu cháy cho một số loại rừng ở địa phương khác.
Năm 1996, Bộ Lâm nghiệp đã đưa ra quy định tạm thời về đốt trước có
điều khiển dưới rừng Thông. Các vấn đề cần chú ý khi tiến hành đốt trước được
đưa ra dựa trên kết quả nghiên cứu về lửa rừng ở Việt Nam. Nhưng vẫn còn một
số hạn chế như các nghiên cứu kể trên.

19



PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, MỤC TIÊU, PHẠM VI NGHIÊN CỨU, PHƯƠNG
PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu chủ yếu tập trung về hiện trạng và hiệu quả các công
trình phòng chống chữa cháy tại chi nhánh Lâm trường Kiến Giang, huyện Lệ
Thủy, tỉnh Quảng Bình.
3.2. Nội dung nghiên cứu
3.2.1. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu.
3.2.2. Hiện trạng các công trình PCCCR.
3.2.3. Tình hình cháy rừng tại chi nhánh Lâm trường Kiến Giang.
3.2.4.Nguyên nhân cháy rừng tại Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang.
3.2.5. Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả công trình phòng cháy chữa cháy
rừng tại chi nhánh lâm trường Kiến Giang
3.3. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu hiện trạng các công trình phòng cháy chữa cháy rừng, tình hình
cháy rừng xảy ra ở chi nhánh Lâm trường Kiến Giang.
Đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả các công trình phòng chống cháy
rừng.
3.4. Phạm vi nghiên cứu.
Phạm vi không gian: đề tài tập trung đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh
vực phòng cháy chữa cháy rừng trên toàn bộ diện tích rừng thuộc phạm vi quản
lí của Chi nhánh Lâm trường Kiến Giang.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu từ năm 2014 đến 2017, thời gian thực tập
từ ngày 06/02 đến 02/04 năm 2017
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp thu thập số liệu
- Thu thập thông tin thứ cấp: Thu thập thông tin thứ cấp từ các cơ quan
liên quan như Hạt kiểm lâm, phòng NN & PTNT, phòng TN & MT, UBND
xã..., từ các báo cáo khoa học và các tài liệu khác...
- Thu thập thông tin sơ cấp

+ Phỏng vấn nhóm với đối tượng phỏng vấn là BQL rừng của thôn.
20


+ Điều tra hộ gia đình bằng bảng câu hỏi
+ Phỏng vấn các cá nhân với các đối tượng là cán bộ hạt kiểm lâm, phòng
NN & PTNT, phòng TN & MT, cán bộ xã...
- Phương pháp thu thập số liệu trực tiếp tại Lâm trường Kiến Giang nghiên
cứu (thông qua sổ nhật ký).
3.5.2. Phương pháp xử lí số liệu
- Số liệu thu thập được thông qua tính toán giá trị trung bình, giá trị phần
trăm hay liệt kê thành bảng biểu, so sánh đối chiếu văn bản theo chủ đề.
- Tính toán giá trị trung bình thông qua phương pháp bình quân cộng. Dựa
vào giá trị tính toán được, phân tích, đánh giá và rút ra kết luận.
- Sử dụng phần mềm excel và phần mềm thống kê trong nghiên cứu xã hội
học SPSS để tổng hợp và phân tích những số liệu liên quan.

21


PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội khu vực nghiên cứu
4.1.1. Điều kiện tự nhiên
4.1.1.1. Vị trí địa lý
Lâm trường Kiến Giang nằm phía tây huyện Lệ Thủy thuộc địa bàn hành
chính các xã Kim Thủy, Phú Thủy, Ngân Thủy huyện Lệ Thủy tỉnh Quảng Bình.
Có tọa độ địa lý :
- Từ 16056/00// đến 17006/00// vĩ độ Bắc
- Từ 106010/00// đến 106021/00// kinh độ Đông
- Phía Bắc giáp với Ban QLR phòng hộ Long Đại

- Phía Đông giáp đường Hồ Chí Minh nhánh phía Đông đoạn đường qua
các xã Phú Thủy, Trường Thủy, Văn Thủy và làng thanh niên lập nghiệp An Mã
- Phía Nam giáp với Ban QLR phòng hộ Động Châu
- Phía Tây giáp với Lâm trường Khe Giữa
Tổng diện tích tự nhiên do Lâm trường quản lý là: 7.600,89 ha

Hình 4.1. Bản đồ diện tích đất rừng do Lâm trường quản lý
22


4.1.1.2. Địa hình địa thế
Nhìn chung, địa hình khu vực khá phức tạp, dốc và bị chia cắt bởi nhiều
khe suối, có xu hướng nghiêng dần từ Tây sang Đông.
Vị trí cao nhất nằm ở phía Tây với độ cao tuyệt đối là 1100m, vị trí thấp
nhất nằm ở phía Đông với độ cao tuyệt đối là 100m.
Độ dốc lớn nhất là 450, độ dốc nhỏ nhất là 50, độ dốc bình quân 150 – 200
4.1.1.3. Đất đai thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra xây dựng bản đồ lập địa cho thấy:
Loại đất chủ yếu là Feralit nâu vàng phát triển trên đá Granit. Đây là nhóm
đất có diện tích lớn và phân bố rộng toàn diện lâm phần với đặc điểm tầng đất từ
nông đến trung bình và dày.
Thành phần cơ giới thịt trung bình, thịt nặng hoặc sét, kết cấu hơi chặt, độ
phì thấp thích hợp với một số loại cây trồng.
4.1.1.4. Khí hậu thủy văn
Khu vực Lâm trường nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa ẩm, có hai
mùa rõ rệt.
Mùa khô: Từ tháng 4 đến tháng 8. Mùa này chịu ảnh hưởng của gió mùa
Tây Nam, nhiệt độ không khí cao, độ ẩm thấp, thời tiết khô nóng kéo dài.
Mùa mưa: Từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau mùa này chịu ảnh hưởng của
gió mùa Đông Bắc thời tiết thường lạnh, độ ẩm cao, nhiều đợt rét và mưa kéo

dài.
Nhiệt độ cao nhất trong năm 400C
Nhiệt độ thấp nhất trong năm 90C
Nhiệt độ trung bình 260C
Lượng mưa trung bình trong năm: 2000 – 3000mm.
4.1.1.5. Đặc điểm động thực vật rừng
* Thực vật rừng:
- Đối với rừng tự nhiên thì tổ thành loài phức tạp, loài cây phong phú và có
những loài cây quý hiếm như Trầm, Dạ hương, Mun, Huê...và một số loại gỗ
như Huỷnh, Gội, Chua, Lim, Táu...

23


×