Tải bản đầy đủ (.pdf) (157 trang)

Nghiên cứu thành phần các loài ong mật (Hymenoptra: Apidae) và khả năng sử dụng một số loài làm chỉ thị đánh giá sự ô nhiễm môi trường trên các hệ sinh thái bị tác động ở miền Bắc Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.35 MB, 157 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

NGUYỄN PHƯỢNG MINH

NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN CÁC LOÀI ONG MẬT
(HYMENOPTERA: APIDAE) VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG
MỘT SỐ LOÀI LÀM CHỈ THỊ ĐÁNH GIÁ SỰ Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG TRÊN CÁC HỆ SINH THÁI
BỊ TÁC ĐỘNG Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC

HÀ NỘI - 2017


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC
VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
-----------------------------

NGUYỄN PHƯỢNG MINH


NGHIÊN CỨU THÀNH PHẦN CÁC LOÀI ONG MẬT
(HYMENOPTERA: APIDAE) VÀ KHẢ NĂNG SỬ DỤNG
MỘT SỐ LOÀI LÀM CHỈ THỊ ĐÁNH GIÁ SỰ Ô NHIỄM
MÔI TRƯỜNG TRÊN CÁC HỆ SINH THÁI
BỊ TÁC ĐỘNG Ở MIỀN BẮC VIỆT NAM

LUẬN ÁN TIẾN SĨ SINH HỌC
Chuyên ngành: CÔN TRÙNG HỌC
Mã số: 62.42.01.06
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
1. PGS.TS Trương Xuân Lam
2. TS Nguyễn Thị Phương Liên

HÀ NỘI - 2017


i
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và những kết quả nghiên cứu trong luận
án này là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một luận án nào.
Tôi cũng xin cam đoan rằng, mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận án
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận án đều đã được chỉ
rõ nguồn gốc.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

NCS Nguyễn Phượng Minh



ii
LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành luận án này, tôi xin cảm ơn các cán bộ thuộc Phòng Côn
trùng thực nghiệm, phòng Sinh thái Côn trùng - Viện Sinh thái và Tài nguyên
sinh vật, cán bộ thuộc Viện Hóa học Môi trường quân sự, Bộ quốc phòng đã
giúp đỡ tận tình, đóng góp những ý kiến quý báu, đồng cảm ơn sự hỗ trợ của đề
tài cấp Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam mã số: VAST04.08/1516 đã hỗ trợ tạo điều kiện về cơ sở vật chất phục vụ cho đề tài nghiên cứu.
Đặc biệt tôi xin cảm ơn PGS.TS Trương Xuân Lam và TS Nguyễn Thị
Phương Liên đã giành nhiều thời gian, trí tuệ, tận tình hướng dẫn trực tiếp trong
suốt quá trình nghiên cứu khoa học để hoàn thành luận án này.
Tôi xin trân trọng cảm ơn Khoa Sinh thái Tài nguyên và Môi trường,
Học viện Khoa học và Công nghệ, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt
Nam đã giúp đỡ tôi rất nhiều về cơ sở vật chất, các điều kiện thực hiện đề tài
và thủ tục hành chính để bảo vệ luận án.
Tôi xin cảm ơn cán bộ Viện sinh thái và Tài nguyên sinh vật và các đồng
nghiệp của tôi trong và ngoài cơ quan đã giúp đỡ tôi nuôi côn trùng, điều tra thu
thập số liệu và đóng những ý kiến bổ ích trong quá trình thực hiện luận án.
Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

NCS. Nguyễn Phượng Minh


iii
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN......................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..............................................................................................................................iii
DANH MỤC CÁC BẢNG .................................................................................................iv
DANH MỤC CÁC HÌNH.................................................................................................... v
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT ...........................................vii
MỞ ĐẦU .................................................................................................................................. 1
Chương 1. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................. 9
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài...................................................................... 9
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ........................................................ 11
Chương 2. ĐỊA ĐIỂM, THỜI GIAN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....41
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu ....................................................... 41
2.2. Vật liệu nghiên cứu.............................................................................. 42
2.3. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 43
Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................54
3.1. Thành phần loài và phân bố của các loài thuộc họ ong mật
Apidae ở một số tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam ..................... 54
3.2. Nghiên cứu khả năng sử dụng một số loài ong mật làm chỉ thị
sinh học nhằm đánh giá sự ô nhiễm môi trường ở các
điểm nghiên cứu........................................................................ 86
3.3. Nghiên cứu mối quan hệ sinh thái của các loài ong mật với các
sinh cảnh và đề xuất một số biện pháp bảo tồn .................... 115
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................133
1. Kết luận................................................................................................. 133
2. Kiến nghị............................................................................................... 134
TÀI LIỆU THAM KHẢO...............................................................................................135


iv
DANH MỤC CÁC BẢNG

Trang
Bảng 2.1. Cặp mồi sử dụng khuếch đại vùng gen ty thể cox1....................... 46
Bảng 3.1. Thành phần và sự phân bố của các loài ong mật thuộc họ Apidae ở
một số tỉnh miền Bắc, Việt Nam................................................. 54
Bảng 3.2. Nồng độ DNA genome của 5 mẫu ong nội Apis cerana ............... 81
Bảng 3.3. Các loài ong mật có khả năng làm chỉ thị sinh học tại các điểm
nghiên cứu ở miền Bắc, Việt Nam .............................................. 89
Bảng 3.4. Hàm lượng các kim loại nặng trong mẫu cơ thể ong mật Apis
cerana indica ở các điểm nghiên cứu ......................................... 94
Bảng 3.5. Hàm lượng các kim loại nặng có trong mẫu ruột ong Apis cerana
indica ở các điểm nghiên cứu ................................................... 100
Bảng 3.6. Hàm lượng các kim loại nặng có trong mẫu sáp ong Apis cerana
indica ở các điểm nghiên cứu ................................................... 105
Bảng 3.7. Hàm lượng các kim loại nặng có trong mẫu mật ong Apis cerana
indica ở các điểm nghiên cứu ................................................... 110
Bảng 3.8 . Số lượng loài ong mật ( họ Apidae) và tỷ lệ bắt gặp của chúng ở
các sinh cảnh nghiên cứu .......................................................... 116
Bảng 3.9. Chỉ số đa dạng Shannon – Weiner (H’) của các loài ong mật
Apidae ghi nhận được ở 4 sinh cảnh nghiên cứu....................... 119
Bảng 3.10. Tình hình cháy rừng tại một điểm điều tra ở Cao Bằng, Lạng Sơn,
Tuyên Quang và Hà Giang năm 2014 và 2015.......................... 121
Bảng 3.11. Các loài ong mật Apidae bị khai thác qua mức ở tự nhiên cần bảo
vệ và sử dụng bền vững tại các điểm nghiên cứu ...................... 129
Bảng 3.12. Các loài ong thụ phấn cho cây trồng có nguy cơ bị tận diệt cần
bảo vệ ở sinh cảnh rừng tự nhiên và rừng trồng tại các điểm
nghiên cứu................................................................................ 131


v
DANH MỤC CÁC HÌNH

Trang
Hình 2.1. Các tỉnh điều tra thu mẫu ong mật ở miền Bắc Việt Nam............. 42
Hình 3.1. Cấu trúc thành phần loài ong mật họ Apidae ở miền Bắc, Việt Nam.. 60
Hình 3.2. Tỷ lệ các loài ong mật họ Apidae ghi nhận được ở các tỉnh miền
Bắc Việt Nam............................................................................................... 62
Hình 3.3. Hình thái ngoài của loài ong mật Ceratina collusor ..................... 64
Hình 3.4. Hình thái ngoài của loài ong mật Ceratina humilor...................... 66
Hình 3.5. Hình thái ngoài của loài ong mật Ceratina stupensis.................... 67
Hình 3.6. Hình thái ngoài của loài ong mật Ceratina lieftinck ..................... 70
Hình 3.7. Hình thái ngoài của loài ong mật Elaphropoda khasiana ............. 71
Hình 3.8. Hình thái ngoài của loài ong mật Thyreus abdominalis rotratus... 74
Hình 3.9. Hình thái ngoài của loài ong mật Thyreus centrimacula............... 76
Hình 3.10. Hình thái ngoài của loài ong mật Thyreus ceylonicus lilanius .... 77
Hình 3.11. Hình thái ngoài của loài ong mật Thyreus decorus ..................... 79
Hình 3.12. Hình thái ngoài của loài ong mật Thyreus regalis....................... 80
Hình 3.13. Sản phẩm PCR gen cox1 trên gel agarose 1% ............................ 82
Hình 3.14. Trình tự gen ty thể cox 1 của 5 mẫu ong nội Apis cerana........... 83
Hình 3.15. Kết quả alignment 5 quần thể ong nghiên cứu............................ 84
Hình 3.16. Phân nhóm quan hệ của 5 quần thể ong nội ở một số tỉnh phía Bắc
theo trình tự đoạn gen ty thể cox1. ............................................................... 85
Hình 3.17. Sự dao động của hàm lượng kim loại nặng trong cơ thể ong mật
Apis cerana indica ở các điểm nghiên cứu.................................................... 96
Hình 3.18. Sự dao động của hàm lượng kim loại nặng trong mẫu ruột ong mật
Apis cerana indica ở các điểm nghiên cứu.................................................. 101


vi
Hình 3.19. Sự dao động của hàm lượng kim loại nặng trong mẫu sáp ong mật
Apis cerana indica ở các điểm nghiên cứu.................................................. 107
Hình 3.20. Sự dao động của hàm lượng kim loại nặng trong mẫu mật ong

Apis cerana indica ở các điểm nghiên cứu.................................................. 112
Hình 3.21. Quan hệ giữa số lượng loài và tỷ lệ bắt gặp các loài ở trong giống
thuộc họ ong mật Apidae ở các sinh cảnh nghiên cứu ................................ 118
Hình 3.22. Độ tương đồng về thành phần loài ong mật thu được trong ở các
sinh cảnh nghiên cứu.................................................................................. 120
Hình 3.23. Tỷ lệ bắt gặp của một số loài ong mật trên cây ăn quả ở sinh cảnh
vườn cây lâu tại các điểm nghiên cứu......................................................... 122
Hình 3.24. Tỷ lệ bắt gặp của một số loài ong mật trên cây ăn quả ở sinh cảnh
vườn cây lâu tại các điểm nghiên cứu......................................................... 124
Hình 3.25. Tỷ lệ viếng thăm trên hoa nhãn của một số loài ong mật ở sinh
cảnh vườn cây lâu năm tại xã Song Phương, Hoài Đức, Hà Nội................. 125
Hình 3.26. Tỷ lệ viếng thăm trên hoa vải của một số loài ong mật ở sinh cảnh
vườn cây lâu năm tại xã Trù Hựu, Lục Ngạn, Bắc Giang ........................... 127
Hình 3.27. Số lượng bắt gặp ong mật Apis cerana trên cây ngô ở sinh cảnh
cây trồng hàng năm tại xã Thuần Mỹ, Ba Vì, Hà Nội ................................. 128


vii
DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Anthophora bouwmani
A. elephas

Anthophora elephas

A. jacobi

Anthophora jacobi

A. cyrtandrae


Anthophora cyrtandrae

A. cinnyris

Anthophora cinnyris

A. feronia

Anthophora feronia

A. Anthreptes

Anthophora anthreptes

A.cerana

Apis cerana

A.mellifera

Apis mellifera

A.dorsata

Apis dorsata

A. f1orea

Apis f1orea


E. khasiana

Elaphropoda khasiana

E. moelleri

Elaphropoda moelleri

E. impatiens

Elaphropoda impatiens

E. erratica

Elaphropoda erratica

E. percarinata

Elaphropoda percarinata

E. bembidion

Elaphropoda bembidion

H. tumidifrons

Habropoda tumidifrons

H. disconota


Habropoda disconota

H. orbifrons

Habropoda orbifrons

H. apostasia

Habropoda apostasia

H. pelmata

Habropoda pelmata

H. imitatrix

Habropoda imitatrix

M. capixab

Melipona capixab

M. capixaba

Melipona capixaba

M. capixab

Melipona capixab



viii
P. formosana

Protomelissa formosana

P. habropodae

Protomelissa habropodae

P. pendleburyi

Protomelissa pendleburyi

P. vulpecula

Protomelissa vulpecula

P. insidiosa

Protomelissa insidiosa

PCR

Polymerase chain reaction

TAE

Đệm Tris-acetate-EDTA


ICP-MS
ADN

(Inductively Coupled Plasma Emission Mass Spectrometry)
Deoxyribonucleic acid


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Miền Bắc của Việt Nam có vị trí địa lý nằm trong vùng nhiệt đới
nhưng lại có khí hậu gió mùa và có mùa đông lạnh, hơn thế nữa do nằm ở
sườn đông của dãy Himalaya, một trong những trung tâm đa dạng sinh học
vào bậc nhất trên thế giới, nên khu vực này được cho là nơi chứa đựng sự đa
dạng sinh học giàu có nhất Đông Nam Á. Miền Bắc được chia thành 3 vùng
lãnh thổ nhỏ gồm Tây Bắc bộ (Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hoà Bình, Lai
Châu, Sơn La), vùng này chủ yếu nằm ở hữu ngạn sông Hồng, riêng Lao Cai,
Yên Bái đôi khi vẫn được xếp vào tiểu vùng đông bắc. Vùng Đông Bắc
bộ (Hà

Giang, Cao

Bằng, Bắc

Kạn, Lạng

Sơn, Tuyên

Quang, Thái


Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh) và vùng Đồng bằng sông
Hồng (Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Nam
Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc) [112].
Họ ong mật (Apidae) là nhóm chiếm số lượng lớn trên thế giới, với
hơn 5700 loài đã được mô tả. Bên cạnh vai trò sản xuất mật ong, thì ong mật
còn là những loài thụ phấn cho cây trồng và có vai trò rất quan trọng trong hệ
sinh thái, chúng là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn của động vật,
giúp bảo tồn nguồn gen và cân bằng các hệ sinh thái tự nhiên. Hơn thế nữa,
do nhạy cảm với những tác động của môi trường nên chúng được sử dụng như
những loài chỉ thị sinh học cho môi trường.
Hàng năm Việt Nam sản xuất gần 20.000 tấn mật ong, xuất khẩu
khoảng 80-85% tổng sản lượng mật của cả nước và nằm trong tốp 10 nước
xuất khẩu mật ong nhiểu nhất. Vì vậy sự sống còn của ngành mật ong Việt
Nam phụ thuộc chủ yếu vào khả năng xuất khẩu đặc biệt khả năng xuất khẩu
vào các thị trường “khó tính” như Mỹ, các nước châu Âu và Nhật bản. Theo
Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất khẩu mật ong trong năm 2016 của


2
Việt Nam ước đạt 95 triệu đô la Mỹ, tương đương 34.000 tấn mật ong và cũng
là năm liên tục Việt Nam xuất khẩu đạt trên 30.000 tấn mật ong vào Mỹ với
kim ngạch 75,66 triệu đô la Mỹ kể từ năm 2013. Mật ong Việt Nam có tiềm
năng nhất ở những thị trường khối lượng lớn với giá cả khá thấp. Việt Nam
cũng có thể tiếp cận được thị trường cho mật ong hữu cơ và mật ong được
chứng nhận. Những nhà xuất khẩu Việt Nam đã có thị trường ngách hấp dẫn
trong thị trường đơn hoa với mật ong cà phê, nhãn, bạc hà có thể trở thành
loại mật ong hấp dẫn trong tương lai gần. Để duy trì cũng như phát triển
ngành nuôi mật và sản xuất mật, phải không ngừng phát triển cả về quy mô và
chất lượng sản phẩm, không ngừng phát triển các phương pháp để có thể phân

tích đánh giá chất lượng của mật để đảm bảo nhu cầu ngày càng khắt khe của
thị trường, trong đó việc đánh giá hàm lượng thuốc trừ sâu trong mật ong là
một trong những nhu cầu số một trong việc đánh giá chất lượng mật ong xuất
khẩu (Cục xúc tiến thương mại, 2015) [1].
Nhiều loài ong (họ Apidae) là các loài thụ phấn quan trọng đối với
những cây lương thực chính trên thế giới. Chúng là loài nổi tiếng nhất trong số
các loài thụ phấn, một nhóm thuộc loài côn trùng biết bay, chạm vào những
bông hoa để cho phép thực vật sinh sản tạo ra 1/3 sản lượng lương thực thế
giới. Sự vắng mặt của loài thụ phấn này sẽ làm biến mất nhiều loại thực phẩm
dinh dưỡng trong thực đơn của chúng ta, như khoai tây, hành tây, dâu tây, súp
lơ, ớt, cà phê, bí ngô, cà rốt, hướng dương, táo, hạnh nhân, cà chua, ca cao...
Trong bối cảnh ngành nông nghiệp phát triển mạnh mẽ, những con ong đã
đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với người nông dân. Hiện tại, hơn 2/3
cây trồng trên thế giới, bao gồm cả các cây có hạt, trái cây và rau phụ thuộc vào
các loài động vật thụ phấn trong đó ong thực hiện phần lớn công việc này. Các
loài ong bản địa đã làm nên một sự khác biệt lớn. Nghiên cứu được Freitas
Breno et al. (2009) [50] công bố trên tạp chí khoa học đã chỉ ra rằng các loài


3
ong bản địa làm tăng đáng kể năng suất của 41 loại cây trồng khác nhau như
cây cà phê, cây bông ngay cả khi không có sự hiện diện của các con ong mật.
Ngược lại, ong mật chỉ làm tăng sản lượng của 6 loại cây trồng. Các nghiên
cứu khác đã chứng minh rằng loài ong mật thụ phấn hiệu quả hơn khi có sự
hiện diện của những con ong tự nhiên. Tuy nhiên, quần thể các loài ong bản địa
cũng có thể bị thu hẹp. Các nhà khoa học đã chỉ ra các hoạt động nông nghiệp
cụ thể có thể tạo nên một sự khác biệt tích cực. Việc hạn chế sử dụng thuốc trừ
sâu và phân bón, đa dạng hóa mùa vụ và tạo sự hòa hợp giữa môi trường sống
của loài ong với môi trường canh tác nông nghiệp có thể làm tăng số lượng ong
tự nhiên và năng suất cây trồng (Alves et al., 2009) [28].

Một số loài ong mật họ ong mật (Apidae) là một mắt xích quan trọng
trong chuỗi thức ăn của động vật, giúp bảo tồn nguồn gen và cân bằng các hệ
sinh thái tự nhiên. Hơn thế nữa, do nhạy cảm với những tác động của môi
trường nên chúng được sử dụng như những loài chỉ thị sinh học cho môi
trường. Thức ăn của các loài ong mật họ Apidae là phấn hoa. Thành phần các
chất kim loại nặng có trong thức ăn được tích tụ lại trong các bộ phận khác
nhau của các loài ong như chì được tích lại trong chất thải (phân) ở các loài
ong mật họ Apidae, đồng, sắt và kẽm cũng được tìm thấy trong chất thải
nh ng với nồng độ thấp, trong khi sắt đựợc tìm thấy với nồng độ cao trong
các tế bào đặc biệt (trophocytes) ở phần bụng, đồng và kẽm được tích lại
trong các cơ ở ngực của các loài ong mật. Các nghiên cứu về các kim loại
nặng và á kim đựợc tích tụ lại trong cơ thể các loài ong và các sản phẩm của
chúng như phấn hoa, keo ong và sáp ong, do quá trình tiêu thụ nguồn thức ăn
trong môi trường bị ô nhiễm. Các nghiên cứu cho thấy, ở các hệ sinh thái bị
tác động ở miền Bắc Việt Nam đều có độ đa dạng côn trùng cao, trong đó có
nhóm ong mạt Apidae. Các hệ sinh thái này là hệ thống mở, có chuỗi thức ăn
ngắn và lưới thức ăn đơn giản, hơn nữa hệ sinh thái bị tác động có khả năng


4
điều chỉnh do có sự can thiệp của con người. Chất thải công nghiệp, sinh hoạt,
chất độc hại của quá trình sản xuất không được xử lý nghiêm túc được đưa
trực tiếp vào môi trường, gây bệnh tật và ô nhiễm môi trường sinh thái.
Ngoài ra nồng độ bụi ở đô thị vượt quá nhiều lần chỉ tiêu cho phép cũng đang
là nguy cơ huỷ hoại môi trường sinh thái. Tất cả điều này đều làm ảnh hưởng
nghiêm trọng đến các loài côn trùng, trong đó có các loài ong mật, đó là việc
suy giảm số lượng, làm biến mất nhiều loài bản địa, làm giảm các vai trò có
lợi của chúng và ảnh hưởng lớn đến giá trị sản xuất mật (Geni et al., 2007;
Goloskov and Pimenov, 2002) [51], [53].
Hơn nữa, hiện nay thuốc bảo vệ thực vật đang được sử dụng rộng rãi

trong nông nghiệp để phòng trừ sâu bệnh hại cây trồng và được coi là một
trong những biện pháp nhằm nâng cao năng suất. Miền Bắc là một vùng nông
nghiệp lớn nên thuốc bảo vệ thực vật đã được sử dụng nhiều, ngày càng tăng về
số lượng, đa dạng về chủng loại. Theo số liệu của Cục Bảo vệ Thực vật, trung
bình mỗi năm cả nước nhập khẩu khoảng trên 70.000 tấn thuốc thuốc bảo vệ
thực vật, trong đó 90% được nhập khẩu từ Trung Quốc. Tuy nhiên, bên cạnh
những mặt tích cực trong việc phòng trừ, tiêu diệt sâu bệnh, bảo vệ cây trồng,
việc lạm dụng thuốc thuốc bảo vệ thực vật hoặc sử dụng không đúng lúc, đúng
cách đã gây nhiều hậu quả nghiêm trọng. Khi phun thuốc thuốc bảo vệ thực vật
cho cây trồng thì chỉ có khoảng hơn 50% lượng thuốc bám lại có tác dụng diệt
trừ sâu bệnh, còn lại gần 50% lượng thuốc bị rơi xuống đất, đi vào nước, không
khí. Lượng thuốc thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong các sản phẩm nông nghiệp
gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người và vật nuôi. Trước tình hình như vậy,
việc nghiên cứu các chất kim loại nặng có trong thức ăn được tích tụ lại trong
các bộ phận khác nhau của các loài ong mật là điều cần thiết, để từ đó có những
điều chỉnh hợp lý với vấn đề đối với cây trồng cung cấp nguồn mật phấn hoặc
có những cải tiến kỹ thuật phù hợp trong nuôi ong mật và sản xuất mật ong để


5
thu được mật ong sạch phục vụ cho tiêu dùng trong nước và xuất khẩu (dẫn
theo Phùng Hữu Chính và Đinh Quyết Tâm, 2004) [6].
Ong mật (họ Apidae) là họ đa dạng nhất về thành phần loài trong tổng
họ ong mật Apoidea. Tuy nhiên, nghiên cứu về các loài ong mật thuộc họ
Apidae ở Việt Nam còn rất hạn chế. Chỉ vài năm trở lại đây, khu hệ Apidae ở
Việt Nam mới có một số ít các tác giả trong và ngoài nước quan tâm. Theo
thống kê mới nhất về số lượng các loài ong mật đến năm 2016 chỉ mới ghi
nhận được 47 loài thuộc 16 giống trên toàn lãnh thổ nước ta và gần đây, một
loài thuộc giống Elaphropoda được ghi nhận bổ sung cho khu hệ ong mật ở
Việt Nam. Chính vì vậy, một loạt các vấn đề cần phải quan tâm như nhiều

taxon ghi nhận mới chưa được phát hiện và công bố, nhiều loài chưa được ghi
nhận cho khu hệ côn trùng ở Việt Nam. Các thông tin và dẫn liệu về phân loại
học của các loài ong mật ở Việt Nam chưa được hệ thống đầy đủ hoặc thiếu
thông tin về mẫu vật, phân bố cho việc hệ thống. Các dẫn liệu của các loài phổ
biến, có ý nghĩa kinh tế và loài chỉ thị cho sinh cảnh, cho môi trường cũng như
các mối quan hệ giữa chúng với sinh cảnh làm cơ sở cho việc đánh giá vai trò
của chúng chưa được quan tâm, chú ý đúng với tiềm năng của nhóm ong mật
này. Việc phá rừng, làm xói mòn và thoái hóa đất, thiếu và ô nhiễm môi trường
ngày càng gia tăng dẫn đến việc suy giảm số lượng loài ong mật trong đó phải
kể đến các loài ong bản địa đơn hoa sản xuất mật cà phê, nhãn, bạc hà.
Với các lý do trên chúng tôi thực hiện đề tài “Nghiên cứu thành phần
các loài ong mật (Hymenoptera: Apidae) và khả năng sử dụng một số loài
làm chỉ thị đánh giá sự ô nhiễm môi trường trên các hệ sinh thái bị tác động ở
miền Bắc Việt Nam” nhằm bổ sung những dẫn liệu về thành phần loài của
nhóm ong mật, sử dụng một số loài làm chỉ thị đánh giá sự ô nhiễm môi
trường trên các hệ sinh thái bị tác động, phục vụ cho công tác quản lý và bảo
tồn các loài ong ở Việt Nam.


6

2. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
2.1. Ý nghĩa khoa học
Đề tài đã hệ thống khá đầy đủ danh sách về thành phần loài và sự phân
bố của các loài ong mật thuộc họ Apidae ở một số tỉnh thuộc miền Bắc Việt
Nam. Cung cấp các dẫn liệu về loài ghi nhận mới, loài phổ biến, loài có giá trị
kinh tế ở khu vực nghiên cứu.
Lần đầu tiên, kết quả đề tài cũng đã cung cấp các dẫn liệu về hàm
lượng kim loại nặng và á kim có trong thành phần của cơ thể, mật, ruột, sáp
và chất thải của phân loài ong mật (Apis cerena indica Fabricius), từ đó chỉ ra

loài ong này có thể sử dụng làm chỉ thị sinh học để đánh giá sự ô nhiễm môi
trường. Xác định mối quan hệ sinh thái của một số loài ong mật họ Apidae
với các sinh cảnh trong các hệ sinh thái đồng ruộng, hệ sinh thái vườn cây lâu
năm và hệ sinh thái rừng trồng.
Đề tài cũng sẽ tạo ra cơ sở khoa học cho việc đề xuất các phương
hướng, các giải pháp cụ thể cho việc sử dụng, khai thác bền vững và bảo tồn
các loài ong mật bản địa ở vùng núi thuộc vùng nghiên cứu, phục vụ cho các
yêu cầu phát triển kinh tế-xã hội của người dân trong vùng.
2.2. Ý nghĩa thực tiễn
Cung cấp những thông tin mới và cập nhật về thành phần, sự đa dạng
và phân bố của các loài ong mật họ Apidae ở các sinh cảnh trong hệ sinh thái
đồng ruộng, hệ sinh thái vườn cây lâu năm và hệ sinh thái rừng trồng ở miền
Bắc,Việt Nam góp phần quan trọng cho việc nghiên cứu về địa lý sinh vật của
các loài ong mật ở khu vực Đông Nam Á nói riêng và thế giới nói chung.
Trên cơ sở các dẫn liệu của đề tài, cho phép lựa chọn phân loài ong mật
(Apis cerena indica Fabricius) làm chỉ thị sinh học đánh giá sự ô nhiễm kim
loại nặng trong môi trường ở khu vực nghiên cứu.


7
Các dẫn liệu nghiên cứu và những công bố của đề tài sẽ đóng góp thêm
những thông tin để tham khảo và giảng dạy cho các trường đại học, các trung
tâm nghiên cứu ong mật và các cơ sở nuôi ong lấy mật trong cả nước. Hơn
nữa, các dẫn liệu của đề tài sẽ là cơ sở cho các khu nuôi ong mật và xuất khẩu
mật ong có các biện pháp để đưa ra thị trường sản phẩm có chất lượng cao
trong tương lai gần.
3. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu
3.1. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu thành phần loài, sự phân bố của các loài ong mật họ Apidae,
phân tích mối liên quan sinh thái và xác định khả năng sử dụng một số loài ong

mật làm chỉ thị đánh giá sự ô nhiễm môi trường trên các sinh cảnh có gắn với
các hệ sinh thái bị tác động (hệ sinh thái đồng ruộng, hệ sinh thái vườn cây lâu
năm, hệ sinh thái rừng trồng và hệ sinh thái tự nhiên) ở một số tỉnh thuộc miền
Bắc Việt Nam góp phần bảo tồn các loài ong mật và tạo ra sản phẩm mật ong
có chất lượng cao phát triển kinh tế của người dân trong vùng.
3.2. Nội dung nghiên cứu
+) Điều tra thành phần loài, sự phân bố của các loài ong mật họ Apidae
ở một số tỉnh thuộc miền Bắc Việt Nam
+) Mô tả đặc điểm hình thái của các loài ong mật ghi nhận mới cho khu
hệ ong mật Việt Nam.
+) Nghiên cứu khả năng sử dụng một số loài ong mật làm chỉ thị sinh
học nhằm đánh giá sự ô nhiễm môi trường ở các điểm nghiên cứu.
+) Xác định mối quan hệ sinh thái giữa một số loài ong mật thuộc họ
Apidae với một số sinh cảnh gắn với các hệ sinh thái bị tác động (hệ sinh
thái đồng ruộng, hệ sinh thái vườn cây lâu năm, hệ sinh thái rừng trồng và hệ
sinh thái tự nhiên).


8

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Các loài ong mật thuộc họ ong mật Apidae, bộ Hymenoptera. Chú
trong nghiên cứu phân loài ong nội (Apis cerena indica Fabricius)
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu thành phần loài, đa dạng loài và sự phân bố của các loài
ong mật họ Apidae ở một số tỉnh thuộc miền Bắc. Mô tả đặc điểm hình thái
của các loài ong mật ghi nhận mới. Nghiên cứu khả năng sử dụng loài ong
mật làm chỉ thị sinh học để đánh giá sự ô nhiễm môi trường và xác định mối
quan hệ sinh thái của một số loài ong mật Apidae với một số sinh cảnh nhằm

bảo tồn, phát triển và sử dụng bền vững các loài ong mật này.
5. Những đóng góp mới của đề tài
+ Lần đầu tiên hệ thống khá đầy đủ danh sách về thành phần loài và sự
phân bố của các loài ong mật thuộc họ ong mật Apidae (bộ Hymenoptera)
thuộc miền Bắc Việt Nam.
+ Ghi nhận mới 10 loài cho khu hệ ong mật của Việt Nam và 17 loài
cho khu hệ ong mật ở Miền Bắc.
+ Lần đầu tiên cung cấp các dẫn liệu về hàm lượng của 10 kim loại
nặng và á kim trong cơ thể, ruột ong, sáp ong và mật ong của loài ong nội
(Apis cerena indica Fabr.) và đề xuất lựa chọn loài này làm chỉ thị sinh học
đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường ở một số tỉnh miền
Bắc Việt Nam.


9

Chương 1
CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Cơ sở khoa học của đề tài
Ước tính trên thế giới có khoảng gần một triệu loài côn trùng đã được mô
tả, con số này chiếm gần 80% số loài sinh vật trên trái đất. Nhiều báo cáo cho
rằng số loài côn trùng chưa biết còn gấp hơn rất nhiều lần so với số loài đã biết.
Côn trùng có thể được sử dụng làm thực phẩm cho các loài động vật khác và
cho con người, có nhóm cung cấp vật liệu quan trọng trong ngành công nghiệp
nhẹ cho con người, có nhóm tham gia quá trình phân hủy chất hữu cơ làm sạch
môi trường đất và nước, có nhóm đóng vai trò các dịch vụ sinh thái như thụ
phấn cho cây trồng, phát tán thực vật, tham gia đấu tranh sinh học, làm sinh
vật cảnh và du lịch. Ngoài ra, côn trùng còn có những vai trò khác như giá trị
diệt sâu hại và là đối tượng nghiên cứu cho y học và các tổ chức xã hội khác.
Ong mật thuộc họ Ong mật (Apidae) trong bộ Cánh màng (Hymenoptera) bao

gồm những loài ong có đời sống xã hội và có bản năng sản xuất mật ong, thụ
phấn cho cây trồng và vai trò làm chỉ thị sinh học. Trên thế giới có khoảng
5.811 loài ong mật thuộc họ Apidae, sinh sống ở mọi vùng khí hậu (ngoại trừ 2
cực) từ đồng bằng đến núi cao 3.200 m. Họ Ong mật Apidae gồm ba phân họ là
Apinae, Nomadinae và Xylocopinae ( dẫn theo Erwin, 2003) [48].
Ở Việt Nam, ong mật có vai trò hết sức quan trọng trong đời sống. Tuy
nhiên, các nghiên cứu về các loài ong mật thuộc họ Apidae và vai trò của
chúng không được quan tâm đúng với tiềm năng to lớn vốn có của chúng.
Những nghiên cứu về thành phần loài ong mật ở Việt Nam mới được chú ý lẻ
tẻ từ năm 2008 trở lại đây, danh sách đầu tiên công bố thành phần các loài
ong mật thuộc liên họ ong mật ở Việt Nam, trong đó ghi nhận 41 loài thuộc
11 giống của họ Ong mật Apidae, sau đó một loài mới thuộc giống Bombus
được mô tả (Lê Xuân Huê, 2008, 2010) [ 10], [11]. Năm 2012, dánh sách 35


10
loài thuộc 10 giống của họ Apidae ở phía Bắc và Bắc Trung Bộ của Việt Nam
cũng mới được ghi nhận (Khuat et al., 2012) [58].
Thức ăn của các loài ong mật họ Apidae là phấn hoa. Thành phần các chất
trong thức ăn được tích tụ lại trong các bộ phận khác nhau của các loài ong như
chì được tích lại trong chất thải (phân) ở các loài ong mật họ Apidae (Goloskov
& Pimenov, 1972) [53], đồng, sắt và kẽm cũng được tìm thấy trong chất thải
nhưng với nồng độ thấp, trong khi sắt được tìm thấy với nồng độ cao trong các
tế bào đặc biệt ở phần bụng, đồng và kẽm được tích lại trong các cơ ở ngực của
một số loài ong mật (Hsu Yuan and Chia Welli, 1993) [55]. Chính vì vậy, trên
thế giới việc xác định hàm lượng các kim loại nặng trong cơ thẻ ong mật và các
sản phẩm của chúng bằng các phương pháp tiến tiến để đánh giá chất lượng
môi trường đang được thực hiện và thu nhiều kết quả mới. Hơn nữa, các đánh
giá tác động của việc sử dụng thuốc trừ sâu tràn lan, làm tăng dư lượng thuốc
trừ sâu, làm ô nhiễm môi trường đồng thời cũng làm suy giảm của quần thể của

các loài ong mật đã được ghi nhận. Điều đó cho thấy sự thay đổi quần thể của
các loài ong mật cũng là dấu hiệu cảnh báo trước cho sự suy thoái cho một hệ
sinh thái trên diện rộng, các vấn đề này cũng đã được đề cập và quan tâm bởi
Raes et al. (2006) [91]. Tuy nhiên, ở Việt Nam cho đến nay các nghiên cứu về
các vấn đề trên vẫn chưa được quan tâm và chú ý.
Một số các tỉnh miền Bắc Việt Nam với các hệ sinh thái bị tác động
mạnh mẽ và liên tục, chủ yếu là hệ sinh thái đồng ruộng, hệ sinh thái vườn
cây lâu năm, hệ sinh thái rừng trồng và hệ sinh thái rừng tự nhiên. Nạn cháy
rừng, phá rừng và sự lạm dụng quá mức vào tài nguyên rừng của con người
đã làm nhiều sinh cảnh rừng trong hệ sinh thái bị tác động ở các tỉnh miền
Bắc Việt Nam bị tàn phá nghiêm trọng, nhiều thảm thực vật rừng tự nhiên đã
chuyển dần thành các tràng cỏ, cây bụi hoặc đồi núi trọc. Các vùng trồng cây
nông nghiệp của cộng đồng dân địa phương đã xuất hiện xen kẽ trong các hệ


11
sinh thái rừng tự nhiên hoặc rừng tái sinh và ngày một gia tăng tạo thành các
sinh cảnh loang lổ ở nhiều tỉnh phía Bắc và bị dưới áp lực của việc sử dụng
thuốc hóa học ngày càng gia tăng với nồng độ khó kiểm soát. Tất cả các tác
động lên các hệ sinh thái đều làm suy giảm nghiêm trọng các loài ong mật họ
Apidae, trong đó nhiều loài ong mật có giá trị khoa học đang dần bị biến mất,
nhiều loài ong mật được ghi nhận trước đây, hiện nay không tìm thấy hoặc
nếu có xuất hiện với số lượng rất ít. Đặc biệt là chức năng làm mật và vai trò
thụ phấn và làm chỉ thị sinh học bị ảnh hưởng nặng nề. Hơn nữa, việc di
chuyển các đàn ong nuôi của nhiều hộ gia đình không kiểm soát vô tình làm
thoái hóa các giống ong bản địa quý hiếm và có giá trị xuất khẩu cao (Ngô
Đắc Thắng, 2000,2002; Wege et al., 1999) [22], [23], [106].
Qua một số dẫn liệu trên cho thấy cơ sở khoa học để tiến hành thực
hiện đề tài. Việc xác định thành phần các loài ong mật họ Apidae, tìm ra các
loài ghi nhận mới, loài có ý nghĩa kinh tế, các loài còn bị bỏ ngỏ chưa được

nghiên cứu, loài có vai trò chỉ thị sinh học trên các sinh cảnh có gắn với các
hệ sinh thái bị tác động là cơ sở để lựa chọn các phương pháp nghiên cứu
thích hợp, cùng với các kim loại nặng và á kim được tích tụ lại trong cơ thể
của một số loài ong trên các sản phẩm của chúng (phấn hoa, keo ong và sáp
ong) do quá trình tiêu thụ nguồn thức ăn trong các sinh cảnh cây trồng bị ô
nhiễm do phun thuốc hóa học gây ra cho phép lựa chọn loài ong mật có khả
năng làm chỉ thị sinh học đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong môi trường
ở khu vực nghiên cứu.
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
1.2.1. Các nghiên cứu ở trên thế giới
1.2.1.1. Nghiên cứu thành phần loài, sự phân bố của các loài ong mật
họ Apidae
Các nghiên cứu về thành phần loài họ ong mật Apidae trên thế giới được
tiến hành từ khá sớm. Ngay từ năm 1897, Bigham đã ghi nhận có 278 loài ong


12
mật thuộc 29 giống ở Ấn Độ. Khóa định loại đến từng giống, từng loài cũng như
mô tả các đặc điểm chuẩn loại để phân biệt các loài được cung cấp, trong nghiên
cứu này tác giả cũng đã sắp xếp lại một số giống ong gồm Sphecodes, Halictus,
Megachile, Anthidium, Heriades, Coelioxys vào họ Apidae. Tuy nhiên, hiện nay
các giống ong Sphecodes, Halictus được xếp vào họ Halictidae, các giống
Megachile, Anthidium, Heriades, Coelioxys được xếp vào họ Megachilidae
trong tổng họ Ong mật Apoidea. Tác giả cũng đã cung cấp khóa định loại cho 17
loài thuộc giống Xylocopa ở Ấn Độ và Miến Điện, cùng với những đặc điểm mô
tả cho mỗi loài trong giống (Bigham, 1997) [31].
Hai loài mới thuộc giống Habropoda là Habropoda impatiens và
Habropoda erratica được phát hiện, trong đó, cả con đực và con cái của loài
Habropoda impatiens được mô tả rất chi tiết cùng những hình vẽ cụ thể so sánh
sự khác biệt với loài khác cùng giống. Loài Habropoda impatiens được thu ở độ

cao 600 m thuộc phía nam và 700 m thuộc phía tây của của Sumatra. Hơn nữa,
loài này có thể là vật chủ của loài Callomelecta vulpecula do chúng được thu
trong cùng một ngày ở những địa điểm giống hệt nhau. Chỉ thu được duy nhất
một cá thể cái của loài Habropoda erratica ở độ cao trên 1400 m thuộc phía tây
của Java. Hơn nữa giống Tetralonoidella được mô tả dưới tên Callomelecta đã
ghi nhận có 3 loài (Callomelecta vulpecula, Callomelecta insidiosa và
Callomelecta pendleburyi) trong đó phát hiện 2 loài mới cho khoa học là
vulpecula và Callomelecta insidiosa. Loài Callomelecta vulpecula thu được ở độ
cao 600 – 900 m của Sumatra. Loài Callomelecta insidiosa được thu ở độ cao
400 - 1450 m thuộc Java. Loài Callomelecta pendleburyi chỉ thu được ở những
vùng núi cao, khoảng 4500 – 5000 m, khóa định loại riêng cho từng giới cùng
với hình vẽ minh họa được cung cấp. 9 loài thuộc giống Anthophora được ghi
nhận ở Malaysia, trong đó phát hiện 7 loài mới cho khoa học: Anthophora
bouwmani, A. elephas, A. jacobi, A. cyrtandrae, A. cinnyris, A. feronia, A.


13
anthreptes. Khóa định loại của giống này cũng được Lieftinck đưa ra (Lieftinck,
1994; Wege et al., 2012) [62], [106].
Nghiên cứu của Michener về giống Thyreus ở Mỹ đã đưa ra khóa định loại
đến từng phân giống dựa vào Linsley (1939) [71] và Michener (1944) [77], gồm
4 phân giống Xeromelecta, Melecta, Melectomimus, Meleciomorpha và ghi
nhận 1 phân giống mới là Nesomelecta (Michener, 1998) [78]
Theo nghiên cứu của Van der Vecht (1992), Cockerell (1911) [35],
[102] đã mô tả đặc điểm về hình thái và ghi nhận sự phân bố của 37 loài ong
mật họ Apidae thuộc 7 phân giống ở khu vực phương Đông, trong đó giống
Pithitis có 6 loài, giống Neoceratina có 2 loài, giống Chloroceratina có 2 loài,
giống Catoceratina có1 loài, giống Lioceratina có 8 loài, giống
Xanthoceratina có 7 loài và giống Ceratinidia có 21 loài. Tác giả cũng đã
công bố 5 loài mới cho khoa học (Ceratina litoraria, Ceratina punctigena,

Ceratina lieftinck, Ceratina jacobsoni và Certina papuana) và đưa ra khóa
định loại đến loài cho khu vực nghiên cứu.
Các nghiên cứu về giống Amegilla ở khu vực phương Đông đã ghi nhận
được 17 loài ở độ cao dưới 2000 m, phân bố tập trung ở Malaya, Sumatra,
Java. Khóa định loại đến loài, các hình ảnh minh họa cho các đặc điểm phân
loại cũng đã được cung cấp (Lieftinck, 1992,1996) [63], [64].
Những thông tin về mẫu vật, đặc điểm hình thái nhận biết và sự phân bố
của 17 loài ong mật thuộc giống Habropoda được trình bày. Ngoài ra, 2 loài
mới Habropoda impatiens và Habropoda erratica được ghi nhận bởi
Cockerell (1926, 1929) [37], [38] được xem xét lại và đã được đính chính,
chúng thực sự là các loài thuộc giống Elaphropoda chứ không phải giống
Habropoda. Lieftinck phát hiện giống Elaphropoda là giống mới cho khoa
học. Giống này phân bố trong các khu rừng mưa ẩm ướt của vùng núi thấp,
thường có độ cao 1450 – 1700 m. Do môi trường sống đặc biệt và khả năng
bay cực kỳ nhanh nên các loài ong này dễ dàng bị bỏ qua và được đánh giá là


14
rất hiếm trong các bộ sưu tập. Trong nghiên cứu này, tác giả cũng đề cập đến
7 loài thuộc giống Elaphropoda. Loài Elaphropoda magrettii được xác định
là loài Habropoda magrettii bởi Bigham (1897) và Habropoda fletcheri bởi
Cockerell (1920) [36]. Loài E. khasiana, E. moelleri, E. impatiens, E.
erratica, E. percarinata được xác định lần lượt là loài Habropoda fulvipes,
Habropoda moelleri, Habropoda impatiens, Habropoda erratica, Habropoda
percarinata, đồng thời, tác giả ghi nhận một loài mới E. bembidion ở Brunay
(Lieftinck, 1966) [65].
Các nghiên cứu của Lieftinck đã ghi nhận 40 loài thuộc giống Thyreus ở
khu vực phương Đông và Australia, đồng thời cung cấp các thông tin về mẫu,
sự phân bố, hình vẽ minh họa cho từng loài rất cụ thể, tác giả cũng đã tiến
hành nghiên cứu tiếp về giống Thyreus ở phương Tây và ghi nhận danh sách

gồm 40 loài cùng những thông tin chi tiết về đặc điểm hình thái và sự phân bố
của từng loài (Lieftinck, 1968) [66].
8 phân giống thuộc giống Ceratina là Chloroceratinam, Lioceratina,
Xanthoceratina,

Catoceratina,

Ceratinidia,

Ceratina

sensu

stricto,

Neoceratina và Euceratina được ghi nhận ở châu Á và Tây Thái Bình Dương.
Đồng thời, dựa vào đặc điểm của con đực, một khóa định loại đến từng phân
giống của giống Ceratina và một khóa định loại đến loài của phân giống
Neoceratina được công bố (Dimou and Thrasyvoulou, 2009; Hirashima,
1971) [40], [54].
Các nghiên cứu về giống Protomelissa với 8 loài được ghi nhận. Các
nghiên cứu trước cho thấy các loài Protomelissa himalayana, P. formosana,
P. habropodae, P. pendleburyi, P. vulpecula, P. insidiosa được xác định lần
lượt là loài Melecta himalayan, Melecta formosana, Callomelecta habropoda,
Callomelecta pendleburyi, Callomelecta vulpecula, Callomelecta insidiosa
bởi tác giả Cockerell (1911), Cockerell (1929), Cockerell (1926) [35], [37],
[38]. Tuy nhiên, các mẫu chuẩn của loài Protomelissa iridescens không còn


15

thấy trong bất cứ bộ sưu tập nào kể cả mẫu trong bảo tàng Berlin, Đức. Trong
nghiên cứu này, tác giả cũng phát hiện loài Protomellisa tricolor là mới cho
khoa học, loài này chỉ thu được duy nhất một cá thể cái ở tỉnh Assam thuộc
phía đông bắc Ấn Độ bởi Bigham, khóa định loại giúp phân biệt 8 loài thuộc
giống Protomelissa đã được cung cấp (Eardly, 1991) [43].
Các nghiên cứu tiếp theo của Lieftinck (1974) [68] đã ghi nhận 21 loài
và phân loài thuộc giống Habropoda ở trung tâm và phía đông châu Á.
Trong đó phát hiện 8 loài mới cho khoa học là H. tumidifrons (ở phía nam
Việt Nam) và H. disconota (ở phía bắc Việt Nam), H. orbifrons (ở phía tây
bắc Thái Lan), H. apostasia (ở Nepal), H. pelmata (ở Nepal), H. imitatrix
(ở Trung Quốc), H. platufera (ở phía đông bắc Ấn Độ), H. apatelia (ở phía
bắc Ấn Độ và Nepal)
4 loài thuộc giống Amegilla của Hàn Quốc. Đồng thời, phát hiện một
loài mới Amegilla parhypate ở phía bắc của Hàn Quốc. Các loài Anthophora
caldwelli, Anthophora tsushimensis, Anthophora cingulate senahai lần lượt
được chuyển thành các loài Amegilla korotoensis, Amegilla florea, Amegilla
dulcifera (Lieftinck, 1975) [69]. Năm 1979, Wu đã phát hiện ra loài mới E.
nigrotarsa và E. tienmushanensis ở phía tây của Trung Quốc (Engel , 2007b;
Wu, 1979) [46], [108].
Các nghiên cứu của Engel (2014), Shiokawa và Hirashima (1982) [47],
[98] đã ghi nhận 3 loài của phân giống Ceratinidia thuộc giống Ceratina ở
khu vực Đông Á và mô tả chi tiết 2 loài mới Ceratina takasagona và Ceratina
maai. Loài Ceratina takasagona được thu ở độ cao trên 800 m ở Đài Loan và
hầu hết các cá thể của loài này đều đến thăm loài hoa đơn buốt (Bidens pilosa
var. albiflora). Loài Ceratina maai được thu ở độ cao 1000 m thuộc tỉnh
Fukien của Trung Quốc. Khóa định loại cho từng loài, ảnh minh họa cũng đã
được cugn cấp. Loài thuộc giống Thyreus từ Cameroon.



×