Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Nhân thân người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (408.2 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

VŨ THỊ THÚY MAI

NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG
TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI
KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC

Chuyên ngành: Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm
Mã ngành: 60.38.01.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2017


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Trần Hữu Tráng

Phản biện 1: .......................................................................
.......................................................................
Phản biện 2: .......................................................................
.......................................................................

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ
họp tại: Học viện Khoa học xã hội lúc 16 giờ 40 ngày 09 tháng 10
năm 2017

Có thể tìm hiểu luận văn tại: Thư viện Học viện Khoa học xã hội




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bình Phước được tách ra từ tỉnh Sông Bé từ ngày 01 tháng 01
năm 1997, là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, có diện tích lớn nhất
khu vực Miền Nam và nằm trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam;
đường biên giới dài 260,433km, trong đó biên giới giáp đất liền dài
27,809km, trên sông dài 232,624km, tiếp giáp với 03 tỉnh thuộc
Vương quốc Campuchia là Kratie, Mundulkiri và Tabong Kh’mum.
Tỉnh là cửa ngõ, cầu nối của vùng Đông Nam bộ với Tây Nguyên và
Campuchia: phía Đông giáp tỉnh Lâm Đồng và Đồng Nai; phía Tây
giáp tỉnh Tây Ninh và Campuchia; phía Nam giáp tỉnh Bình Dương;
phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk và Campuchia. Thị xã Đồng Xoài là
trung tâm hành chính của tỉnh, cách thành phố Hồ Chí Minh 121km
theo được quốc lộ 13, 14 và 102km theo đường tỉnh lộ 741.
Tỉnh có diện tích 6.871,5 km², dân số 944.529 người, mật độ
dân số đạt 137 người/km², gồm 41 dân tộc khác nhau, dân tộc ít
người chiếm 20%, sinh sống rải rác cùng với người dân tộc Kinh trên
địa bàn 03 thị xã và 08 huyện, với tổng 111 xã, phường, thị trấn nên
rất đa dạng về bản sắc văn hóa. Mặc dù có diện tích rộng nhưng mật
độ dân cư khá thưa thớt và không đồng đều do huyện Bù Gia Mập,
Lộc Ninh, Bù Đốp có diện tích rừng lớn. Bình Phước cũng là tỉnh có
08 tôn giáo đang hoạt động ổn định với số lượng người theo tôn giáo
khá đông.
Tỉnh hiện có hơn 20 khu công nghiệp tập trung chủ yếu ở thị
xã Đồng Xoài, huyện Chơn Thành, Hớn Quản, Đồng Phú và một khu
kinh tế cửa khẩu quốc tế Hoa Lư ở huyện Lộc Ninh. Hiện tại, kinh tế
của Bình Phước chủ yếu vẫn là nông nghiệp với thế mạnh là cây


1


công nghiệp lâu năm như cao su, tiêu, điều, cà phê, trong đó cây điều
và cao su của tỉnh cho sản lượng nhiều nhất cả nước.
Từ khi được thành lập, với sự nỗ lực của toàn thể các cấp, các
ngành và nhân dân trong việc triển khai đồng bộ các chủ trương,
chính sách, giải pháp chỉ đạo, điều hành của Đảng bộ và chính quyền
tỉnh, thường xuyên đôn đốc, kiểm tra tiến độ thực hiện các dự án
trọng điểm của tỉnh nên tình hình kinh tế-văn hóa-xã hội có nhiều
chuyển biến tích cực và đạt được nhiều kết quả khả quan, nhất là về
phát triển kinh tế, giáo dục, y tế, phát triển cơ sở hạ tầng. Bình Phước
đang là điểm đến lý tưởng và môi trường đầu tư hấp dẫn đối với các
nhà đầu tư trong và ngoài nước, với hàng loạt chính sách mở, ưu đãi
và thông thoáng. Tỉnh có tài nguyên phong phú, quỹ đất sạch dồi
dào, giao thông thuận tiện, nguồn nhân công giá rẻ, đồng thời là vựa
rốn cây công nghiệp và hàng nông sản … đã và đang là thế mạnh
“hút” nhà đầu tư, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân trong
tỉnh được nâng cao rõ rệt
Bên cạnh những thành tựu đã đạt được, mặt trái nền kinh tế thị
trường cũng đem lại nhiều yếu tố tiêu cực cho đời sống xã hội, như:
sự phân hóa giàu-nghèo, tệ nạn xã hội, lối sống tiêu cực, thất nghiệp,
cơ chế chính sách chậm đổi mới, nhiều vấn để bức xúc trong xã hội
chưa được giải quyết thỏa đáng. Ngoài ra, địa bàn Bình Phước khá
rộng, phức tạp, dân cư phân bố không đồng đều, phần lớn di cư tự do
từ các tỉnh khác đến nên tỉnh cũng là nơi có nhiều đối tượng hình sự
đến để hoạt động gây án hoặc gây án ở địa bàn khác rồi lẩn trốn đến
đây. Điều kiện thổ nhưỡng tự nhiên của tỉnh là mùa khô nên tình
trạng hạn hán kéo dài dẫn đến thiếu nước sản xuất và sinh hoạt; giá
bán mủ cao su chậm phục hồi; giá bán điều và sản lượng điều hàng

năm không ổn định nên ảnh hưởng lớn đến sự tăng trưởng ngành
2


nông nghiệp, sự phát triển kinh tế-xã hội và tình hình an ninh trật tự,
an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh nên tội phạm có điều kiện phát sinh
và tồn tại.
Tình hình tội phạm nói chung và tình hình tội CYGTT hoặc
gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bình
Phước diễn biến phức tạp, tăng giảm bất thường. Theo số liệu thống
kê của TAND tỉnh Bình Phước, các vụ án CYGTT hoặc gây tổn hại
đến sức khỏe của người khác do TAND hai cấp đã xét xử từ năm
2012 đến 2016 diễn ra theo xu hướng giảm dần theo từng năm nhưng
tính chất, mức độ ngày càng manh động, liều lĩnh, nguy hiểm, côn
đồ, hầu hết đều có sử dụng hung khí, nhất là hung khí nguy hiểm
như: dao, kiếm, câu liêm, mã tấu, búa, gậy...; hậu quả làm thiệt hại
đến tính mạng, sức khỏe con người; động cơ, mục đích nhằm trả thù,
ghen tuông, tranh chấp …xuất phát từ những mâu thuẫn cá nhân,
xích mích nhỏ trong cuộc sống thường ngày, do sự phấn khích, kích
động sau khi dụng các chất kích thích như bia, rượu, ma túy… ; đối
tượng phạm tội ở nhiều độ tuổi khác nhau và phần lớn là nam giới ở
độ tuổi từ 18 đến 30 tuổi; một số đối tượng có tiền án, tiền sự, hoặc
các đối tượng phạm tội còn ở tuổi vị thành niên; địa điểm xảy ra tội
phạm xảy ra ở đều khắp các huyện, thị xã, chiếm số lượng lớn ở
huyện Bù Gia Mập, thị xã Đồng Xoài; thời gian xảy ra chủ yếu từ
18-24 giờ, là giờ các quán nhậu, nhà hàng, quán cà phê, karaoke..
hoạt động nhộn nhịp. Thực trạng trên là do những ảnh hưởng tiêu
cực từ phía môi trường sống, các tệ nạn xã hội và thói hư tật xấu của
một bộ phận người dân trong tỉnh, nhất là tầng lớp thanh thiếu niên .
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội chính là dựng lại còn

đường phạm tội của người đấy. Ý thức được tầm quan trọng của
nhân thân trong cơ chế hành vi phạm tội, định tội danh, định khung
3


và quyết định hình phạt một cách chính xác và xuất phát từ yêu cầu
của hoạt động đấu tranh phòng, chống tội phạm và ngăn ngừa tội
phạm CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác phát
sinh trong thời gian tới của các cấp chính quyền tại Bình Phước nên
tác giả chọn đề tài “Nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước
để làm luận văn thạc sĩ luật học
2. Tình hình nghiên cứu
Trong thời gian qua, các vấn đề liên quan đến để tài đã có
nhiều tác giả đi sâu nghiên cứu, góp phần hoàn thiện lý luận về tội
phạm học cũng như phục vụ thực tiễn đấu tranh phòng, chống tội
phạm trong giai đoạn hiện nay.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu làm rõ thực tiễn nhân thân người phạm
tội CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trên địa
bàn tỉnh Bình Phước, tác giả hướng đến mục đích đề xuất các giải
pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại
đến sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ góc độ
nhân thân người phạm tội, góp phần nâng cao hiệu quả công tác đấu
tranh phòng, chống loại tội phạm này trên địa bàn tỉnh Bình Phước
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích trên, đề tài cần thực hiện tốt các nhiệm
vụ sau đây:
- Trên cơ sở lí luận chung về nhân thân người phạm tội, đề tài

phân tích làm rõ một số vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội
CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác;

4


- Phân tích làm rõ thực tiễn nhân thân người phạm tội
CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác và những yếu
tố tác động đến sự hình thành các đặc điểm thân người phạm tội
CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trên địa bàn
tỉnh Bình Phước;
- Đề xuất một số giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình
tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trên
địa bàn tỉnh Bình Phước từ góc độ nhân thân người phạm tội.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những vấn đề lí luận và
thực tiễn nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức
khỏe của người khác từ thực tiễn tỉnh Bình Phước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung, đề tài nghiên cứu nhân thân người phạm tội
dưới góc độ Tội phạm học và phòng ngừa tội phạm, từ thực tiễn tình
hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác trên
địa bàn tỉnh Bình Phước giai đoạn 2012 – 2016;.
- Về không gian, đề tài giới hạn phạm vi nghiên cứu là các vụ
án phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
được TAND các cấp tỉnh Bình Phước xét xử.
- Về thời gian, đề tài nghiên cứu được giới hạn trong thời gian
từ năm 2012 đến năm 2016.
5. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu

5.1. Phương pháp luận
Luận văn được nghiên cứu trên cơ sở phương pháp luận của
chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề tội phạm,
các văn kiện của Đảng và các chủ trương, đường lối, chính sách của
5


Đảng và pháp luật của Nhà nước về công tác đấu tranh phòng, chống
tội xâm phạm, trong đó có tội CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe
của người khác trong quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền tại
Việt Nam. Tác giả sử dụng cách tiếp cận từ nguyên lý về mối liên hệ
phổ biến; từ lý luận của cặp phạm trù nguyên nhân và kết quả và
những lí luận khác của triết học duy vật biện chứng để luận giải cho
sự tác động hình thành các đặc điểm nhân thân đặc trưng của những
người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người
khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp nghiên cứu đặc thù của tội
phạm học như: phương pháp thống kê, quy nạp, phân tích, so sánh,
diễn dịch, logic, xã hội học, nghiên cứu hồ sơ và các phương pháp
chuyên biệt khác của tội phạm học. Các phương pháp được sử dụng
phù hợp với từng nội dung nghiên cứu
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn, yếu tố mới
cần đạt đƣợc
- Ý nghĩa lý luận: Kết quả nghiên cứu của luận văn sẽ góp
phần bổ sung, hoàn thiện lý luận về nhân thân người phạm tội nói
chung, nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức
khỏe của người khác nói riêng, từ đó góp phần hoàn thiện lí luận của
Tội phạm học.
- Ý nghĩa thực tiễn: Nghiên cứu nhân thân người phạm tội có

một ý nghĩa quan trọng trong việc tìm hiểu rõ các đặc điểm nhân
thân có tính chất tiêu cực của người phạm tội và cơ chế hình thành
các đặc điểm đó, từ đó sẽ dùng những biện pháp gì để hạn chế sự
hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực này. Những kết quả
nghiên cứu của luận văn sẽ là những tài liệu tham khảo có giá trị cho
6


học sinh, sinh viên làm tài liệu tham khảo trong học tập và các cơ
quan bảo vệ pháp luật tỉnh Bình Phước tham khảo trong quá trình
đấu tranh phòng, chống tội phạm nói chung và tội CYGTT hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng, góp phần ổn định
chính trị, trật tự an toàn xã hội.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo,
nội dung của luận văn được kết cấu thành ba chương:
Chƣơng 1: Những vấn đề lý luận về nhân thân người phạm tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác.
Chƣơng 2: Thực tiễn nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc
gây tổn hại đến sức khỏe của người khác tại tỉnh Bình Phước giai
đoạn 2012 – 2016.
Chƣơng 3: Các giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình
CYGTT hoặc gây tổn hại đến sức khỏe của người khác từ góc độ
nhân thân tại tỉnh Bình Phước trong những năm tới.

7


Chƣơng 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM

TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC
1.1. Khái niệm, ý nghĩa của nhân thân người phạm tội cố ý
gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1.1.1. Khái niệm nhân thân người phạm tội
Khái niệm nhân thân người phạm tội được rất nhiều giáo trình,
tài liệu, luận văn đề cập. Theo Từ điển tiếng Việt, nhân thân con
người được định nghĩa là: “Tổng hợp các đặc điểm về nhân thế, tính
cách và cuộc sống của cá nhân một con người về mặt thi hành pháp
luật” [31, tr. 45].
Trong tội phạm học, nhân thân con người được hiểu là tổng
hợp các đặc điểm, dấu hiệu thể hiện bản chất của con người đó. Theo
Giáo sư, Tiến sĩ Võ Khánh Vinh thì nhân thân người phạm tội tức là
người có lỗi trong việc thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội bị
Luật hình sự quy định là tội phạm được hiểu là “Tổng thể các dấu
hiệu có ý nghĩa về mặt xã hội, trong sự kết hợp với các điều kiện và
hoàn cảnh bên ngoài ảnh hưởng đến hành vi phạm tội của người đó”
[58, tr.130]
Như vậy, nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác là tổng thể các dấu hiệu có ý nghĩa về
mặt xã hội, trong sự kết hợp với các điều kiện và hoàn cảnh bên
ngoài ảnh hưởng đến hành vi của người đã CYGTT hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác được quy định tại Điều 104 BLHS
1999.

8


1.1.2. Ý nghĩa của việc nghiên cứu nhân thân người phạm
tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người

khác
- Thứ nhất, nghiên cứu làm rõ các đặc điểm nhân thân người
phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác làm
rõ vai trò, vị trí của người đó trong cơ chế hành vi phạm tội, động cơ
thúc đẩy thực hiện hành vi phạm tội, từ đó định tội danh, định khung
và quyết định hình phạt một cách chính xác.
- Thứ hai, nghiên cứu đặc điểm nhân thân người phạm tội
CYGTT giúp chúng ta nhận thức rõ, sâu sắc hơn về tính chất của
THTP.
- Thứ ba, nghiên cứu làm rõ các đặc điểm nhân thân sẽ giúp
chúng ta làm rõ nguyên nhân của từng hành vi phạm tội CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, từ đó hiểu được
nguyên nhân của tình hình tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác.
- Thứ tư, nghiên cứu nhân thân người phạm tội CYGTT hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác sẽ giúp nâng cao hiệu quả
các biện pháp giáo dục, cải tạo người phạm tội, đảm bảo tốt cho
PNTP, giúp cho việc đề ra các giải pháp PNTP một cách hữu hiệu.
1.2. Các đặc điểm và dấu hiệu của nhân thân ngƣời phạm
tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác
Nhân thân người phạm tội là toàn bộ các dấu hiệu, các đặc
điểm thể hiện bản chất của một con người trong các mối quan hệ xã
hội. Tính xã hội luôn gắn với con người. Tính xã hội ở đây là tính
cộng đồng, con người sống trong cộng đồng phải chịu sự điều chỉnh
của pháp luật và sự điều chỉnh của xã hội. Các đặc điểm yêu ghét,
thói quen, quan điểm sống... được hình thành từ môi trường sống tác
9


động qua lại với các đặc điểm tâm-sinh lý của con người để hình

thành nên các đặc điểm nhân thân tích cực và đặc điểm nhân thân
tiêu cực. Tội phạm phát sinh khi đặc điểm nhân thân tiêu cực gặp
môi trường có vấn đề. Việc phân định đặc điểm nhân thân xấu hay
tốt chỉ là theo quan điểm xã hội, không phải cứ hình thành đặc điểm
nhân thân tốt là không phạm tội hay cứ hình thành đặc điểm nhân
thân xấu là phạm tội vì con người ai cũng có những đặc điểm nhân
thân tốt và xấu, không có ai có đặc điểm nhân thân tốt hoàn toàn
cũng không có ai xấu hoàn toàn. Tuy nhiên, những người có đặc
điểm nhân thân xấu nổi trội thì khả năng phạm tội cao hơn những
người có đặc điểm nhân thân tốt nổi trội. Người có đặc điểm nhân
thân xấu không quyết định có phát sinh tội phạm hay không mà
muốn phát sinh tội phạm thì các đặc điểm nhân thân xấu này tác
động qua lại với môi trường để làm phát sinh tội phạm. Nghiên cứu
nhân thân người phạm tội chính là làm rõ quá trình phạm tội của
người đó. Dựa trên lí luận chung về phân loại nhân thân người phạm
tội, có thể chia các đặc điểm nhân thân người phạm tội CYGTT
thành 03 nhóm:
1.2.1. Các đặc điểm mang tính xã hội bao gồm
Đặc điểm về độ tuổi: giúp đánh giá quá trình hình thành các
đặc điểm nhân thân tiêu cực, độ tuổi có vai trò thế nào trong cơ chế
hành vi phạm tội; độ tuổi nào phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của người khác nhiều nhất, qua đó giúp các CQTHTT áp
dụng các quy định của pháp luật chính xác đối với từng đối tượng,
xây dựng hệ thống các biện pháp đấu tranh và phòng ngừa hiệu quả.
- Đặc điểm về giới tính: Đặc điểm về giới tính giúp thống kê
tội phạm là nam hay nữ, số người phạm tội nam hay nữ chiếm tỷ lệ
cao hơn, sự chênh lệch này có do đặc điểm tâm-sinh lý của nam và
10



nữ khác nhau.. có ý nghĩa trong phòng ngừa THTP nói chung, tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác nói riêng.
- Đặc điểm về trình độ học vấn: Trình độ học vấn là một trong
những yếu tố quan trọng phản ánh khả năng thức của người phạm tội
khi thực hiện tội phạm. Trình độ học vấn của con người cao thì mức
độ nhận thức, hiểu biết về xã hội, pháp luật cao và khả năng kiểm
soát, kiềm chế hành vi của mình tốt hơn do biết hành vi xử sự nào là
trái pháp luật cần phải tránh thực hiện nên ít dẫn đến phạm tội,
ngược lại người có trình độ học vấn thấp thường đi kèm với trình độ
nhận thức và hiểu biết về pháp luật kém nên khả năng kiềm chế và
kiểm soát được hành vi của mình trong những tình huống cụ thể
kém.
- Đặc điểm về địa vị xã hội và nghề nghiệp: Nghề nghiệp tạo
thu nhập, địa vị và sự ảnh hưởng khác nhau của mỗi người đối với xã
hội. nhập tốt, đảm bảo cuộc sống sẽ ít tác động làm phát sinh các đặc
điểm nhân thân tiêu cực. Người có trình độ học vấn thấp khó tìm
được công việc ổn định, thường phải làm việc chân tay nặng nhọc,
thu nhập thấp hoặc thu nhập bấp bênh, địa vị xã hội thấp hoặc không
có địa vị xã hội. . là những yếu tố tác động lớn trong việc hình thành
các đặc điểm nhân thân tiêu cực của con người..
- Đặc điểm hoàn cảnh gia đình: Hoàn cảnh gia đình tác động
sâu sắc đến sự hình thành các đặc điểm nhân thân của người phạm
tội. Nghiên cứu các đặc điểm hoàn cảnh gia đình giúp xác định
nguyên nhân hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực của người
phạm tội.
- Đặc điểm về nơi cư trú: Mỗi địa phương có những nét đặc
trưng riêng về kinh tế, văn hóa, phong tục, truyền thống … ảnh

11



hưởng đến việc hình thành các đặc điểm nhân thân của người cư trú
tại địa phương đó.
1.2.2. Các đặc điểm về đạo đức – tâm sinh lý
- Quan điểm, thái độ, nhận thức đối với giá trị đạo đức, pháp
luật.
- Sở thích, thói quen lệch lạc.
1.2.3. Nhóm đặc điểm pháp lý hình sự
Nhóm đặc điểm pháp lý hình sự bao gồm: tiền án, tiền sự;
phạm tội nhiều lần, tái phạm nguy hiểm,...[36, tr.199]. Nghiên cứu
đặc điểm pháp lý hình sự giúp đánh giá vụ án chính xác, khách quan
và toàn diện, từ đó có cơ sở đề ra các giải pháp phòng ngừa tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đạt hiệu quả
cao.
1.3. Các yếu tố tác động đến sự hình thành các đặc điểm
nhân thân ngƣời phạm tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của ngƣời khác
1.3.1. Các yếu tố thuộc môi trường sống
- Môi trường gia đình: là môi trường quan trọng nhất tác động
đến sự hình thành các đặc điểm nhân thân con người. Hoàn cảnh gia
đình và sự thay đổi của hoàn cảnh đó ở người phạm tội cũng ảnh
hưởng đến sự hình thành các đặc điểm nhân thân, và ở một mức độ
nhất định chúng cũng ảnh hưởng đến tính định hướng và tính bền
vững của hành vi phạm tội [62, tr.145].
- Môi trường giáo dục: Môi trường giáo dục, nhất là giáo dục
phổ thông trong nhà trường tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến sự
hình thành và phát triển những đặc điểm nhân thân của con người.
- Môi trường bạn bè:bạn bè đồng trang lứa cũng ảnh hưởng
lớn đến sự hình thành các đặc điểm nhân thân con người. Chơi với
12



những bạn bè tốt, có nhiều thói quen, sở thích tích cực thì sẽ học tập
và chịu sự ảnh hưởng, tác động từ bạn những điểm tốt ấy. Ngược lại,
chơi với bạn bè thích tụ tập rượu bia, nghiện hút, gây sự đánh nhau,
lối sống ích kỉ, lười biếng thì bản thân cũng bị ảnh hưởng từ thói
quen, lối sống không lành mạnh ấy, rất dễ bị rủ rê, lôi kéo thực hiện
hành vi phạm tội.
- Môi trường cộng đồng dân cư, cơ quan nơi công tác: Con
người sống và làm việc trong cộng đồng dân cư, cơ quan nơi công
tác có sự tranh chấp, xích mích, sự ghen ghét, đố kị, trù dập, sỹ diện,
ưa bạo lực... dễ dẫn đến sự bất mãn, bất bình, nảy sinh ý định trả thù
là con đường dẫn đến phạm tội.
- Môi trường kinh tế, xã hội: Bên cạnh những mặt tích cực
của kinh tế thị trường thì mặt trái của nó cũng có rất nhiều những yếu
tố tiêu cực như : sự phân hóa giàu- nghèo, lối sống quá đề cao sức
mạnh của đồng tiền thích sử dụng sức mạnh đồng tiền để chi phối
các mối quan hệ xã hội, thất nghiệp, đói nghèo, thói quen sở thích
không lành mạnh tác động đến sự hình thành các đặc điểm nhân thân
tiêu cực
- Môi trường văn hóa, tư tưởng, đạo đức: Dưới tác động tiêu
cực của nền kinh tế thị trường hiện nay, một bộ phận người dân bị
tiêm nhiễm, hấp thụ văn hóa ngoại lai thiếu lành mạnh, không phù
hợp truyền thống văn hóa, đạo đức dân tộc như văn hóa tình dục, văn
hóa bạo lực và sự ảnh hưởng tiêu cực tới tư tưởng, đạo đức, cách
hành xử của con người như thích dùng bạo lực để giải quyết mâu
thuẫn, thể hiện sức mạnh bản thân, xem thường các giá trị đạo đức,
sẵn sàng xâm phạm tính mạng, sức khỏe người khác, thể hiện sự
manh động, côn đồ, xem thường pháp luật.
1.3.2. Các yếu tố thuộc chủ quan con người

13


Thứ nhất, đó là trí tuệ, sự thông minh của con người, nó phụ
thuộc một phần vào trình độ học vấn của mỗi người.
Thứ hai, khả năng kiềm chế, kiểm soát có sự ảnh hưởng quan
trọng của khí chất mỗi con người.
Thứ ba, hiểu biết pháp luật và ý thức pháp luật.
Kết luận chƣơng 1
Trong Chương 1, tác giả tập trung làm rõ khái quát lý luận về
nhân thân người phạm tội. Trên cơ sở nghiên cứu, tác giả phân tích
làm rõ các đặc điểm nhân thân, ý nghĩa của việc nghiên cứu và quá
trình hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực của người phạm tội.
Những phân tích, kết luận ở chương 1, sẽ là tiền đề, là cơ sở để tìm
hiểu về thực tiễn nhân thân người phạm tội và nguyên nhân hình
thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực của người phạm tội CYGTT
trên địa bàn tỉnh Bình Phước.

14


Chƣơng 2
THỰC TIỄN NHÂN THÂN NGƢỜI PHẠM TỘI CỐ Ý GÂY
THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO SỨC KHỎE
CỦA NGƢỜI KHÁC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH PHƢỚC
Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của Bình Phước
trong những năm qua đã được các cấp, các ngành và nhân dân rất
quan tâm, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, cấp
bách, thường xuyên, liên tục và lâu dài nhằm thực hiện nghiêm Hiến
pháp và Pháp luật, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,

quyền công dân, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân nên đã áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp kịp
thời và phù hợp, giúp cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
đạt được những kết quả bền vững, giảm tỷ lệ tội phạm nhưng vẫn
đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, giữ nền chính trị ổn định.
2.1. Khái quát tình hình tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác trên địa bàn tỉnh Bình
Phƣớc
Tình hình tội phạm là một hiện tượng xã hội, pháp lý-hình sự
được thay đổi về mặt lịch sử, mang tính chất giai cấp bao gồm tổng
thể thống nhất (hệ thống) các tội phạm thực hiện trong một xã hội
(quốc gia) nhất định và trong một khoảng thời gian nhất định [58,
tr.61].
Tình hình tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước là hệ thống tội CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác đã xảy ra trên địa bàn
tỉnh Bình Phước.

15


2.1.1. Thực trạng của tình hình tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Bình Phước
Thực trạng (mức độ) của tình hình tội phạm là tổng hợp các số
liệu về số vụ phạm tội đã xảy ra, số lượng người thực hiện các tội đó
và thông số về nạn nhân trên một địa bàn nhất định và khoảng thời
gian nhất định [58, tr.62]
Thực trạng của tình hình tội phạm CYGTT hoặc gây tổn hại
cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước từ năm

2102-2016 là số lượng các vụ án đã xảy ra và số lượng người phạm
tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa
bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian nêu trên.
2.1.2. Diễn biến của tình hình tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Bình Phước
Diễn biến của tình hình tội phạm là sự vận động và sự thay
đổi của thực trạng và cơ cấu của tình hình tội phạm trong khoảng
thời gian nhất định (một năm, ban năm, năm năm, mười năm…) [58,
tr.64].
2.1.3. Cơ cấu chung của tình hình tội cố ý gây thương tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh
Bình Phước
Cơ cấu của THTP là tỷ trọng và mối tương quan của các loại
tội phạm khác nhau trong số lượng chung của chúng trong khoảng
thời gian nhất định và ở một địa bàn nhất định [58, tr. 65].
2.1.3.1. Cơ cấu tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo đặc điểm thời gian, địa
điểm gây án
16


2.1.3.2. Cơ cấu tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo đặc điểm về phương thức,
thủ đoạn, công cụ, phương tiện gây án:
2.1.3.3. Cơ cấu tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại đến sức khỏe của người khác theo đặc điểm mối quan hệ giữa
nạn nhân và người phạm tội.
2.1.3.4. Cơ cấu tình hình cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác theo đặc điểm thiệt hại do tội

phạm gây ra và chế tài áp dụng
2.2. Cơ cấu tình hình tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác trên địa bàn tỉnh Bình
Phƣớc theo các đặc điểm nhân thân ngƣời phạm cố ý gây
thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác
2.2.1. Cơ cấu tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo đặc điểm độ tuổi, giới
tính
2.2.2. Cơ cấu tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo đặc điểm trình độ học
vấn, nghề nghiệp, địa vị xã hội
2.2.3. Cơ cấu tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo đặc điểm về hoàn cảnh
gia đình
2.2.4. Cơ cấu tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo đặc điểm về nơi cư trú,
quốc tịch, dân tộc, tôn giáo
2.2.5. Cơ cấu tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo đặc điểm về tiền án,
tiền sự
17


2.2.6. Cơ cấu tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo đặc điểm về động cơ,
mục đích phạm tội và thái độ khai báo
2.2.7. Cơ cấu tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây
tổn hại cho sức khỏe của người khác theo đặc điểm về thói quen,
sở thích lệch lạc
2.3. Thực tiễn những yếu tố tác động đến sự hình thành

thân ngƣời phạm tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho
sức khỏe của ngƣời khác tại Bình Phƣớc
2.3.1. Các yếu tố khách quan thuộc môi trường sống
2.3.1.1. Môi trường gia đình
2.3.1.2. Môi trường giáo dục
2.3.1.3. Môi trường bạn bè
2.3.1.4. Môi trường kinh tế, văn hóa, xã hội
2.3.2. Các yếu tố chủ quan thuộc về người phạm tội
Có nhiều yếu tố chủ quan thuộc về người phạm tội CYGTT
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hình thành nên những
đặc điểm nhân thân xấu, bao gồm: nhu cầu, thói quen, sở thích lệch
lạc, khả năng kiềm chế và kiểm soát hành vi, những hạn chế về ý
thức pháp luật cá nhân.
2.3.2.1. Thói quen, sở thích lệch lạc
2.3.2.2. Khả năng kiềm chế và kiểm soát hành vi
2.3.2.3. Những hạn chế về ý thức pháp luật cá nhân
Kết luận chƣơng 2
Chương 2 của luận văn cho thấy tình hình tội phạm CYGTT
chiếm tỷ lệ rất cao so với tình hình tội phạm nói chung trên địa bàn
xảy ra trên địa bàn tỉnh Bình Phước và là nhóm tội chiếm tỷ lệ cao
nhất trong nhóm các tội xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự,
18


nhân phẩm của con người. Số vụ án đồng phạm chiếm tỷ lệ cao. Tính
nguy hiểm của hành vi phạm đáng báo động với số bị cáo sử dụng
hung khí nguy hiểm thực hiện hành vi phạm tội.
Luận văn tập trung làm rõ các đặc điểm nhân thân và các yếu
tố tác động đến sự hình thành các đặc điểm nhân thân tiêu cực của
người phạm tội CYGTT trên địa bàn tỉnh Bình Phước. Hành vi phạm

tội xảy ra trên thực tế là kết quả tác động qua lại giữa các yếu tố tiêu
cực từ môi trường gia đình, giáo dục, bạn bè, văn hóa bên ngoài và
các yếu tố tâm, sinh lý tiêu cực xuất phát từ chính cá nhân người
phạm tội.
Trên cơ sở nghiên cứu của chương 2, tác giả sẽ đi sâu vào
nghiên cứu các giải pháp phòng ngừa và khắc phục tội phạm này từ
khía cạnh nhân thân một cách hữu hiệu.

19


Chƣơng 3
CÁC GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG PHÒNG NGỪA TÌNH HÌNH
TỘI CỐ Ý GÂY THƢƠNG TÍCH HOẶC GÂY TỔN HẠI CHO
SỨC KHỎE CỦA NGƢỜI KHÁC TỪ GÓC ĐỘ NHÂN THÂN
TẠI TỈNH BÌNH PHƢỚC.
3.1. Dự báo tình hình tội cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của ngƣời khác trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc
và dự báo biến động môi trƣờng sống tác động đến đặc điểm
nhân thân đặc trƣng của ngƣời phạm tội cố ý gây thƣơng tích
hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác
3.1.1. Dự báo tình hình tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn tỉnh Bình Phước
3.1.2. Sự biến động môi trường sống tác động đến đặc điểm
nhân thân của người phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn
hại cho sức khỏe của người khác
3.1.3. Dự báo về đặc điểm nhân thân của người người
phạm tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác ảnh hưởng đến tình hình tội phạm trong thời gian tới
3.2. Các giải pháp tăng cƣờng phòng ngừa tình hình tội

phạm cố ý gây thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
ngƣời khác từ góc độ nhân thân
3.2.1. Các giải pháp hạn chế, khắc phục các tác động tiêu
cực từ môi trường sống
3.2.1.1 Hạn chế, khắc phục các tác động tiêu cực từ môi
trường gia đình
3.2.1.2. Hạn chế các tác động tiêu cực từ môi trường giáo
dục
3.2.1.3. Hạn chế các tác động tiêu cực từ môi trường bạn bè
20


3.2.1.4. Hạn chế, loại trừ các tác động tiêu cực từ môi
trường cộng đồng dân cư, nơi công tác
3.2.1.5. Hạn chế các tác động tiêu cực từ môi trường kinh tế,
xã hội
3.2.1.6. Hạn chế các tác động tiêu cực từ môi trường văn
hóa
3.2.2. Các giải pháp hạn chế hay loại trừ các tác động tiêu
cực từ những thói quen sở thích xấu
3.2.3. Các giải pháp ngăn chặn tái phạm tội
3.3. Tổ chức phòng ngừa tình hình tội phạm cố ý gây
thƣơng tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của ngƣời khác trên
địa bàn tỉnh Bình Phƣớc
Kết luận chƣơng 3
Trong chương 3, tác giả đã có những dự báo tình hình tội
CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác, phân tích
sự biến động tác động đến đặc điểm nhân thân người phạm tội
này. Từ đó tác giả đã dự báo về đặc điểm nhân thân của người
phạm tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác

ảnh hưởng đến THTP trong thời gian tới. Tác giả cũng đã đề xuất
một số giải pháp tăng cường phòng ngừa tình hình tội CYGTT hoặc
gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trên địa bàn ỉnh từ góc
độ nhân thân.

21


KẾT LUẬN
Sự nghiệp đổi mới đất nước do Đảng cộng sản Việt Nam
khởi xướng và lãnh đạo đến nay đã giành được những thắng lợi to
lớn và quan trọng trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hóa-xã hội.
Việc xây dựng nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa có nhiều bước
tiến bền vững trong các lĩnh vực lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cùng
với cả nước, Bình Phước cũng đã đạt được những thành tựu quan
trọng tạo tiền đề vững chắc trong công cuộc xây dựng tỉnh nhà phồn
thịnh, văn minh và an toàn.
Công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm của tỉnh trong
những năm qua đã được các cấp, các ngành và nhân dân rất quan
tâm, xem đây là một trong những nhiệm vụ trọng yếu, cấp bách,
thường xuyên, liên tục và lâu dài nhằm thực hiện nghiêm Hiến pháp
và Pháp luật, góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền con người,
quyền công dân, bảo vệ lợi ích Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp
của tổ chức, cá nhân, nên đã áp dụng đồng bộ nhiều biện pháp kịp
thời và phù hợp, giúp cho công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm
đạt được những kết quả bền vững, giảm tỷ lệ tội phạm nhưng vẫn
đảm bảo mục tiêu phát triển kinh tế, giữ nền chính trị ổn định. Tuy
nhiên, kinh tế của tỉnh chủ yếu là nông nghiệp và còn nhiều khó
khăn, tình trạng di dân tự do gây nhiều khó khăn trong quản lý và
bảo đảm trật tự trị an tại địa phương. Mặt trái nền kinh tế thị trường

đem lại nhiều yếu tố tiêu cực cho đời sống xã hội, là nguyên nhân gia
tăng nhiều tội phạm và người phạm tội. Công tác phòng ngừa tội
phạm nói chung và tội CYGTT hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của
người khác nói riêng vẫn còn những hạn chế nhất định. Tình hình tội
phạm này của tỉnh từ năm 2012 đến năm 2016 diễn biến khá phức
tạp. Hành vi phạm tội của các đối tượng mang tính có chủ đích, có sự
22


chuẩn bị và sử dụng công cụ phương tiện nguy hiểm, có tính sát
thương cao nhằm gây thương tích cho người khác. Hậu quả do các
tội phạm này gây ra không chỉ xâm phạm tính mạng, sức khỏe của
người khác được Luật Hình sự bảo vệ mà còn gây ra sự hoang mang,
lo lắng và những dư luận không tốt trong quần chúng nhân dân ở địa
phương.
Có rất nhiều nguyên nhân phát sinh và tồn tại loại tội phạm
này trên địa bàn tỉnh nhưng chủ yếu chủ yếu là do tác động tiêu cực
từ môi trường kinh tế-xã hội, đó là sự ảnh hưởng của mặt trái nền
kinh tế thị trường, sự du nhập không chọn lọc văn hóa ngoại lai vào
đời sống xã hội; việc giáo dục đạo đức, lối sống, pháp luật cho cá
nhân người phạm tội từ môi trường sống chưa được tốt. Do đó còn
tồn tại bộ phận người có sở thích, thói quen lệch lạc, lối sống ích kỉ,
ưa bạo lực, thích thể hiện sức mạnh, nóng nảy, thiếu kiềm chế, không
làm chủ được bản thân. Ngoài ra, phía nạn nhân cũng có lỗi khi có
thái độ khiêu khích, có những hành vi thách thức, gây gổ, lời nói
chửi bới, lăng nhục, xúc phạm….người phạm tội hoặc những người
thân thích của họ; do công tác quản lý nhà nước trong lĩnh vực văn
hóa, nơi cư trú còn nhiều hạn chế, sơ hở để người phạm tội lợi dụng
để phạm tội. Các cơ quan tư pháp Bình Phước vẫn chưa hoàn toàn
hiểu rõ tầm quan trọng của vấn đề nhân thân người phạm tội trong

công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm từ khía cạnh nhân thân.
Bình Phước chưa tạo ra sức mạnh toàn tình tham gia vào công tác
đấu này, các cơ quan chức năng chưa phát huy hết hiệu quả hoạt
động của mình.
Nghiên cứu nhân thân người phạm tội trong rất cần thiết trong
Tội phạm học và trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm.
Luận văn đi sâu nghiên cứu nhân thân người phạm CYGTT dưới góc
23


×