Tải bản đầy đủ (.pdf) (120 trang)

Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp tại Tỉnh Gia Lai

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (758.52 KB, 120 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Một quốc gia muốn tăng trưởng và phát triển kinh tế thì cần có những
chính sách kinh tế thích hợp trong từng giai đoạn phát triển. Trong số những
chính sách đó, chính sách công nghiệp là chính sách quan trọng hàng đầu vì
công nghiệp đóng góp lớn vào GDP và là động lực để phát triển nông nghiệp
cũng như dịch vụ. Đối với các nước phát triển, việc đưa ra chính sách công
nghiệp nhằm phát triển các ngành công nghiệp hiện có, đầu tư vào các ngành
công nghiệp mới có hàm lượng chất xám và khoa học cao, đảm bảo cho sự
phát triển của đất nước. Đối với các nước đang phát triển, chính sách công
nghiệp là chính sách quan trọng nhất, là cốt lõi của chiến lược công nghiệp
hoá của bất kỳ quốc gia nào. Công cuộc công nghiệp hoá của một nước chỉ
có thể thực hiện được khi có một nền công nghiệp phát triển dựa trên những
chính sách phát triển công nghiệp hợp lý. Chính sách công nghiệp phù hợp sẽ
giúp các nước đang phát triển tăng trưởng kinh tế, tăng cường khả năng hội
nhập kinh tế khu vực và kinh tế quốc tế.
Chính sách phát triển công nghiệp là một bộ phận hữu cơ và quan
trọng của hệ thống chính sách kinh tế. Với mục tiêu quan trọng là thúc đẩy
việc khai thác một cách có hiệu quả các nguồn lực của quốc gia và địa
phương trong việc phát triển công nghiệp, chính sách phát triển công nghiệp
có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc thúc đẩy các ngành công nghiệp phát
triển nhanh và bền vững, đóng góp tích cực vào quá trình CNH-HĐH của đất
nước.
Tỉnh Gia Lai là một địa phương có tiềm năng lớn trong việc phát triển
công nghiệp đặc biệt là công nghiệp chế biến, tuy nhiên trong suốt thời gian
qua, sự phát triển công nghiệp ở đây vẫn còn hạn chế. Với mục tiêu phấn đấu
trở thành một tỉnh công nghiệp trong những năm 2020, cần phải có sự đánh

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version


GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

2

giá lại, phân tích những điểm hạn chế từ đó đề xuất việc bổ sung và hoàn
thiện chính sách nhằm thúc đẩy nhanh hơn nữa sự phát triển của công nghiệp
tại đây. Chính vì vậy em đã chọn đề tài “Hoàn thiện chính sách phát triển
công nghiệp tại tỉnh Gia Lai” để làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục đích nghiên cứu của đề tài: là làm rõ cơ sở lý luận và thực
tiễn của chính sách phát triển công nghiệp, đánh giá thực trạng chính sách
công nghiệp của tỉnh Gia Lai. T rên cơ sở các phân tích trên, đề xuất phương
hướng và giải pháp hoàn thiện chính sách phát triển c ông nghiệp của tỉnh Gia
Lai.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu chính của luận văn là
chính sách phát triể n công nghiệp địa phương tỉnh Gia Lai.
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên c ứu của luận văn được giới hạn
trong công nghiệp địa phương tỉnh Gia Lai trong hệ thống công nghiệp cả
nước. Phạm vi thời gian được giới hạn trong khoảng từ năm 2000 đến năm
2008 có một số nội dung năm 2010.
4. Phương pháp ngh iên cứu
- Cách tiếp cận của luận văn:
+ Tiếp cận hệ thống: Nghiên cứu các chính sách phát triển công nghiệp
tỉnh Gia Lai trong phát triển tổng thể Vùng Tây Nguyên, xác định thực trạng
và mối quan hệ tác động qua lại.
+ Tiếp cận lịch sử: Luận văn nghiên cứu lý thuyết về công nghiệp và
phát triển công nghiệp; kinh nghiệm phát triển công nghiệp ở các quốc gia và
các tỉnh có nền công nghiệp phát triển; nghiên cứu thực trạng phát triển công
nghiệp và các chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương trong thờ i

gian qua và các nguồn lực nội tại để p hát triển công nghiệp địa phương trong
tương lai.

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

3

- Nguồn thông tin, số liệu: Báo cáo đánh giá thực trạng của các ngành:
Sở Công thương tỉnh Gia Lai, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Uỷ ban
nhân dân thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai; các tài liệ u về Quy hoạch phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh Gia Lai, Qu y hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Gia
Lai, Quy hoạch phát triển các khu công nghiệp của tỉnh đến năm 2020.
5. Đóng góp mới của luận văn
Luận văn đã có những đóng góp chính sau:
Hệ thống hóa và làm rõ lý luận cơ bản về chính sách phát triển công
nghiệp tại địa phương trong quá trình CNH-HĐH. Xây dựng phương pháp
đánh giá chính sách theo 6 tiêu chí, làm cơ sở cho quá trình hoạch định, thực
thi và đánh giá chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương;
Làm rõ quan hệ tác động của các chính sách phát triển công nghiệp tới
sự phát triển công nghiệp quy mô lớn hiện đại và phát triển công nghiệp
truyền thống;
Xây dựng các quan điểm, phương hướng và đề xuất hoàn thiện một số
chính sách chủ yếu nhằm đẩy mạnh phát triển công nghiệp phù hợp với tình
hình cụ thể của tỉnh Gia Lai trong giai đoạn đến năm 2020;
Đề xuất các kiến nghị để góp phần hoàn thiện chính sách phát triển
công nghiệp ở địa phương trong quá trình CNH- HĐH.
6. Nội dung chính của đề tài
- Chương 1: Cơ sở lý luận về chính sách phát triển c ông nghiệp

Chương này tập trung vào việc đưa ra các lý luận về chính sách phát
triển công nghiệp như: khái niệm về sản xuất công nghiệp, các đặc trưng chủ
yếu của sản xuất công nghiệp, phân loại và vai trò công nghiệp; khái niệm về
chính sách và chính sách phát triển công nghiệp, các chức năng cơ bản của
chính sách phát triển công nghiệp, chính sách công nghiệp địa phương và
phân loại chính sách công nghiệp địa phương; hoạch định và tổ chức thực

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

4

hiện chính sách phát triển công nghiệp địa phương, các tiêu chí cơ bản đánh
gía chính sách phát triển công n ghiệ p địa phương. Ngoài ra, chương này còn
tập trung phân tích rút ra kinh nghiệm phát triển công nghiệp của các nước
trong khu vực như: Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan và các tỉnh có nền công
nghiệp phát triển như Đồng Nai, Bình Dương để có thể vận dụng vào việc
xây dựng và hoạch định các chính sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia
Lai về tăng cường thu hút vốn đầu tư, chính sách đất đai, chính sách phát
triển nguồn nhân lự c, đầu tư phát triển khu công nghiệp…
- Chương 2: Thực trạng chính sách phát triển công ng hiệp của
tỉnh Gia Lai
Chương này, tập trung vào việc phân tích c ác điều kiện và nguồn lực
nội tại cho việc hoạch định các chính sách phát triển công nghiệp tỉnh Gia
Lai như vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên – xã hội, cơ sở hạ tầng, tài nguyên,
nguồn nhân lực, những thuận lợi - khó khăn trong phát triển kinh tế - xã hội
tại địa phương; phân tích, đánh giá tình hình phát triển công ngh iệp tại tỉnh
Gia Lai đồng thời đi sâu vào phân tích thực trạng chính sách phát triển công
nghiệp của tỉnh về: chính sách đầu tư phát triển công nghiệp, chính sách phát

triển nguồn nhân lực, chính sách tiếp cận đất đai, chính sách khoa học và
công nghệ, chính sách cải thiện môi trường kinh doanh và đánh giá cá c chính
sách phát triển công nghiệp theo các tiêu chí; đánh giá quá trình hoạch định
và thực hiện các chính sách phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh; phân
tích những kết quả đạt được, những tồn tại hạn chế, từ đó rút ra được các vấn
đề cần phải g iải quyết trong việc hoàn thiện chính sách phát triển công
nghiệp trên địa bàn tỉnh Gia Lai.
- Chương 3: Hoàn thiện chính sách sách phát triển công nghiệp
của tỉnh Gia Lai
Từ phân tích chương 2 và cơ sở lý luận ở chương 1, trong chương này

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

5

tập trung phân tích những thuận lợi - khó khăn trong việc hoạch định chính
sách phát triển công nghiệp tại tỉnh Gia La i; mục tiêu, địn h hướng và quan
điểm hoàn thiện chính sách phá t triển công nghiệp của tỉnh đến năm 2020, từ
đó đề xuất các nhóm chính sá ch nhằm hoàn thiện chính sách phát triển công
nghiệp Gia Lai gồm:
+ Chính sách đầu tư phát triển công nghiệp: Tập trung các vấn đề về rà
soát quy hoạch tổng thể về phát triển công nghiệp tỉnh Gia Lai đến năm 2020,
chính sách tạo nguồn vốn c ho phát triển công nghiệp và đầu tư phát triển kết
cấu hạ tầng.
+ Chính sách tiếp cận đất đai .
+ Chính sách thương mại, thị trường.
+ Chính sách khoa học công nghệ.
+ Chính sách phát triển ngu ồn nhân lực.

+ Chính sách cải thiện môi trường kinh doanh.
Từ cơ sở lý luận và thực tiển của địa phương, trong chương này đã đề
xuất một số giải pháp cơ bản nhằm hoàn thiện các chính sách phát triển công
nghiệp tại tỉnh Gia Lai trong thời gian đến .
7. Kết cấu của đề tài: Bản luận văn có 120 trang, bố cục đề tài ngoài
trang phụ bìa, lời cam đoan, mục lục, danh mục các chữ viết tắt, danh mục
các bảng, bao gồm:
Lời mở đầu
Chương 1: Cơ sở lý luận về chín h sá ch phát triển công nghiệp
Chương 2: Thực trạng chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh Gia Lai
Chương 3: Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp của tỉnh Gia Lai
Kết luận
Tài liệu tham khảo
Phụ lục
Quyết định giao đề tài (bản sao)

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

6

Chương 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.1. CÔNG NGHIỆP
1.1.1 Khái niệm và phân loại công nghiệp
1.1.1.1 Khái niệm
Công nghiệp là ngành kinh tế th uộc lĩnh vực sản xuất vật chất – một bộ
phận cấu thành nền sản xuất vật chất của xã hội. Công nghiệp bao gồm ba loại
hoạt động chủ yếu:

- Khai thác tài nguyên thiên nhiên tạo ra nguồn nguyên liệu nguyên
thủy;
- Chế biến các loại sản phẩm của công nghiệp khai thác và của nông,
lâm, ngư nghiệp thành các loại sản phẩm khác nhau đáp ứng nhiều nhu cầu
khác nhau của xã hội;
- Hoạt động sửa chữa các loại sản phẩm công nghiệp nhằm khôi phục
giá trị sử dụng của chúng.
Để thực hiện các hoạt động đó, dưới sự tác động của phân công lao
động xã hội trên cơ sở phát triển khoa học c ông nghệ, trong nền kinh tế quốc
dân đã hình thành hệ thống các ngành công nghiệp: khai thác, chế biến và
dịch vụ sửa chữa. Xét trong tổng thể quá trình sản xuất xã hội, khai thác là
hoạt động khởi đầu toàn bộ quá trình sả n xuất công nghiệp. Chế biến là hoạt
động sử dụng các tác động cơ học, lý học, hóa học và sinh học làm thay đổi
hình thức, tính chất, kíc h thước của các loại nguyên liệu nguyên th ủy để tạo ra
các sản phẩm trung gian và tiếp tục chế biến các sản phẩm cuối cùng đưa vào
sử dụng trong sản xuất và sinh hoạt. Sửa chữa là một hoạt động dịch vụ quan
trọng nhằm phục hồi giá trị sử dụng của một số loại máy móc thiết bị và vật
phẩm tiêu dùng sau một thời gian sử dụng nhất định. Dịch vụ sửa chữa công
nghiệp ra đời sau so với hoạt động kh ai thác và chế biến. Lúc đầu hoạt động

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

7

này được thực hiện trực tiếp bằng người sử dụng máy móc và th iết bị, vật
phẩm tiêu dùng, sau đó do yêu cầu sửa chữa tăng lên, hoạt động này được
tách khỏi quá trình sử dụng trực tiếp.
1.1.1.2 Phân loại công nghiệp

Phân loại công nghiệp thực chất là xác định các tiêu chí để phân chia
công nghiệp thành những bộ phận khác nhau, làm cơ sở để xác định những
nội dung và phương thức quả n lý phù hợp hướng tới mục tiêu phát triển hài
hòa và có hiệu quả các bộ phận quản lý ấy. Hiện nay phân loại công nghiệp
Việt Nam đang sử dụng một số các tiêu chí cơ bản sau:
- Theo mức độ thâm dụng vốn và tập trung lao động: Sản xuất công
nghiệp được chia thành công nghiệp nặng và công nghiệp nhẹ.
- Theo sản phẩm và ngành nghề: Công nghiệp dầu khí, công nghiệp ô
tô, công nghiệp dệt, công nghiệp năng lượng, v.v..
- Theo phân cấp quản lý: Công nghiệp địa phương, công nghiệp trung
ương.
Hệ thống phân loại hoạt động kinh tế của Anh và Hoa Kỳ không có
mục công nghiệp riêng. Thay vào đó, cách phân loại dựa vào hoạt động kinh
tế. Cũng theo cách sắp xếp các ngành kinh tế, công nghiệp là thành phần chủ
yếu của khu vực thứ hai của nền kinh tế. Việc xếp chung công nghiệp chế
biến với xây dựng, lắp đặt vào khu vực thứ hai này là do đặc thù hoạt động
khá giống nhau và khó xác định ranh giới giữa chúng.
1.1.2 Vai trò của công nghiệp
1.1.2.1 Vai trò của công nghiệp trong đời sống kinh tế xã hội của đất
nước
Công nghiệp đóng vai trò chủ đạo trong sự phát triển kinh tế quốc dân
của hầu hết các quốc gia. Trên từng khía cạnh cụ thể, sự phát triển của sản

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

8

xuất công nghiệp tác động đến sự phá t triển kinh tế - xã hội trên một số vấn

đề chủ yếu như sau:
- Công nghiệp tăng trưởng nhanh và làm gia tăng nhanh thu nhập quốc
gia: Năng suất lao động của khu vực công nghiệp cao hơn hẳn các ngành kinh
tế khác, mà năng suất lao động là yếu tố quyết định nâng cao thu nhập, thúc
đẩy nhanh tăng trưởng công nghiệp và đóng góp ngày càng lớn vào thu nhập
quốc gia. Công nghiệp có vai trò quan trọng này là do thường xuyên đổi mới
và ứng dụng công nghệ tiên tiến, hơn nữa, giá cả sản phẩm công nghiệp
thường ổn định và cao hơn so với các sản phẩm khác ở cả thị trường trong và
ngoài nước.
- Công nghiệp cung cấp tư liệu sản xuất và trang bị kĩ thuật cho các
ngành kinh tế: Xuất phát từ đặc điểm của sản phẩm công nghiệp, một bộ phận
sản phẩm công nghiệp sản xuất có chức năng là tư liệu sản xuất. Do đó, nó
còn là ngành tạo ra tác động hiệu quả dây chuyền đến các ngành kinh tế khác
và tạo ra cơ sở vật chất kĩ thuật của nền kinh tế.
- Công nghiệp cung cấp đại bộ phận hàng tiêu dùng cho dân cư: Nông
nghiệp cung cấp những sản phẩm tiêu dùng thiết yếu đáp ứng nhu cầu cơ bản
của con người. Công nghiệp khác hơn, cung cấp những sản phẩm tiêu dùng
ngày càng phong phú và đa dạng (ăn, mặc ở, đi lại, vui chơi, giải trí...). Khi
thu nhập dân cư tăng gắn với quá trình phát triển kinh tế thì nhu cầu con
người lạ i cao hơn và mới hơn. Chính sự phát triển của công nghiệp mới đáp
ứng những nhu cầu thay đổi này và đồng thời nó lại hướng dẫn tiêu dùng của
con người.
- Công nghiệp cung cấp nhiều việc làm cho xã hội: Dưới tác động của
công nghiệp, năng suất lao động nông nghiệp được nâng cao tạo điều kiện
dịch chuyển lao động ra khỏi khu vực nông nghiệp, nhưng không ảnh hưởng
đến sản lượng nông nghiệp. Sự phát triển của công nghiệp làm mở rộng nhiều

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />


9

ngành sản xuất mới, khu công nghiệp mới và cả các ngành dịch vụ đầu vào và
đầu ra sản phẩm công nghiệp, và như vậy thu hút lao động nông nghiệp và
giải quyết việc làm cho xã hội.
- Công nghiệp thúc đẩy nông nghiệp phát triển: Vì công nghiệp cung
cấp cho nông nghiệp những yếu tố đầu vào quan trọng như phân bón hóa học,
thức ăn gia súc, thuốc trừ sâu bệnh, máy móc, phương tiện vận chuyển làm
tăng năng suất. Hơn nữa, công nghiệp còn góp phần làm tăng giá trị sản phẩm
nông nghiệp, bằng cách cho phép vận chuyển nông sản nhanh chóng tới thị
trường tránh hư hỏng, tăng gia sản xuất nhiều hơn; bảo quản, dự trữ lâu hơn
để chờ cơ hội tăng giá... Mặt khác, công nghiệp còn có vai trò rất lớn trong
việc tạo ra cơ sở hạ tầng, làm thay đổi bộ mặt nông thôn.
1.1.2.2 Vai trò của công nghiệp địa phương
Phát triển công nghiệp tại địa phương là những nội dung quan trọng, là
hợp phần của công nghiệp của mỗi quốc gia. Cho dù có nhiều cách tiếp cận và
nhận định khác nhau về phát triển công nghiệp tại địa phương nhưng hầu hết
các
quan điểm này đều thống nhất đề cao vai trò của phát triển công nghiệp tại địa
phương, đó là:
- Phát triển công nghiệp tại địa phương đóng góp vào sự tăng trưởng
phương nói riêng và nền kinh tế quốc dân nói chung
Phát triển công nghiệp tại địa phương góp phần huy động vốn tích luỹ,
đồng thời tác động đến phát triển ngành nông nghiệp và các hoạt động kinh tế
phi nông nghiệp khác tại chỗ, giúp hiện đại hoá trong nông nghiệp và tăng thu
nhập của người dân. Chính sách phát triển công nghiệp nông thôn là một phần
quan trọng trong chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương hướng vào
sử dụng các sản phẩm của nông nghiệp cung cấp như nguyên liệu đầu vào và
bán sản phẩm của nó ra thị trường nông thôn. Công nghiệp nông thôn cũng có


This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

10

thể tạo ra mối liên kết giữa thành thị và nông thôn bằng những mối liên kết
với công nghiệp lớn ở thành thị, giúp giảm khoảng cách giữa thành thị và
nông thôn không chỉ về thu nhập và mà còn cả kỹ thuật.
Sự phát triển công nghiệp hiện đại tập trung theo vùng trong từng địa
phương có tác động lan toả về kinh tế và xã hội của vùng, lãnh thổ tạo áp lực
lên hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật, tạo nên hiện tượng di dân và tập trung lao
động, làm hạt nhân hình thành đô thị công nghiệp... Tác động lan toả này kích
thích sự phát triển cho cả vùng, từng địa phương. Bởi vậy, tạo ra sự phát triển
không chỉ kết cấu hạ tầng kỹ thuật cho các ngành công nghiệp mà còn kích
thích xây dựng các công trình hạ tầng xã hội như nhà ở, bệnh viện, trường
học, khu vui chơi giải trí, trung tâm thương mại... Từ đây tạo dựng sự phát
triển đồng bộ kinh tế - xã hội của vùng, địa phương.
- Phát triển công nghiệp tại địa phương góp phần giải quyết việc làm,
giảm nghèo và giải quyết vấn đề xã hội.
Phát triển công nghiệp tại địa phương tạo công ăn việc làm, thu nhập,
xoá đói giảm nghèo và góp phần tiến tới phân phối thu nhập công bằng hơn.
Tạo việc làm được coi như một mục tiêu hàng đầu của công nghiệp hoá ở địa
phương vì khu vực nông thôn trong các nước đang phát triển tương đối lạc
hậu và đang gặp phải tình trạng thất nghiệp và bán thất nghiệp. Phát triển
công nghiệp tại địa phương đóng góp vào chương trình công nghiệp hoá nông
thôn như là những phương thức tạo ra việc làm phi nông nghiệp trong khu
vực nông thôn. Ở một số quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độ và In-đô-nê-xia,
có nhiều người làm việc trong các xí nghiệp công nghiệp nông thôn hơn là

trong các xí nghiệp công nghiệp lớn. Công nghiệp nông thôn có xu hướng sử
dụng nhiều lao động. Tuy vậy, khu vực công nghiệp truyền thống ở các nước
đang phát triển có năng suất lao động thấp thường trả tiền công cho công nhân
rẻ, điều kiện làm việc không tốt. Do đó, cần có những chính sách trợ giúp từ

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

11

phía chính quyền địa phương hay từ phía chính phủ để chúng tiếp tục tồn tại
và phát triển trên cơ sở tạo môi trường thuận lợi để chúng tự đổi mới. Nhưng
hiện đại hoá cũng cần phải có thời gian, nên đa số các nước đang phát triển
đều ủng hộ và bảo vệ khu vực phi nông nghiệp truyền thống vì nếu chúng bị
triệt tiêu, một số lượng lớn người dân nông thôn sẽ mất những nguồn thu nhập
mà họ có và nếu một khi khu vực này bị thủ tiêu thì nó không còn khả năng
phát triển trở lại. Phát triển công nghiệp tại địa phương làm giảm sự mất cân
đối xuất hiện trong quá trình phát triển kinh tế xã hội. Các nước đang phát
triển có nền kinh tế mang đặc trưng đậm nét hai khu vực: khu vực thành thị và
khu vực nông thôn. Khu vực nông thôn cơ bản là nghèo và lạc hậu. Khu vực
thành thị chứa đựng tiềm năng phát triển nhanh hơn. Phát triển công nghiệp
tại địa phương có thể thúc đẩy chuyển đổi nông thôn và do đó làm cầu nối để
thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn. Di dân quá lớn tới thành thị
tại một số nước đang phát triển đã tạo thêm gánh nặng cho thành thị và bỏ lại
khu vực nông thôn một khoảng trống về thiếu hụt nhân lực, ngành nghề, kỹ
thuật và tiềm năng phát triển hơn trước. Người dân từ khu vực nông thôn di
chuyển ra thành phố vì họ không có nhiều việc làm trong khu vực nông thôn.
Trong nhiều trường hợp họ chuyển tới thành phố sự nghèo đói và thất
nghiệp... Phát triển công nghiệp tại địa phương là phương tiện để hạn chế di

dân từ nông thôn vào thành phố và làm giảm các vấn đề đô thị hoá và tăng
dân số ở các thành phố lớn mà không thể kiểm soát.
- Phát triển công nghiệp tại địa phương nâng cao năng lực cạnh tranh
của địa phương.
Áp lực cạnh tranh ngày đang càng tăng lên đối với các nhà sản xuất
cùng với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế, hội nhập khu vực và thế giới.
Trong tác phẩm “Lợi thế cạnh tranh quốc gia” (1990), M. Porter vận dụng
những cơ sở lý luận cạnh tranh trong mỗi quốc gia của mình vào lĩnh vực

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

12

cạnh tranh quốc tế và đưa ra lý thuyết nổi tiếng là mô hình “viên kim cương”.
Các yếu tố quyết định của mô hình là điều kiện về các yếu tố sản xuất, điều
kiện về cầu, các ngành hỗ trợ và bối cảnh cạnh tranh, chiến lược và cơ cấu
doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có 2 biến số bổ sung là vai trò của nhà nước và
yếu tố thời cơ. Sự thành công của các quốc gia ở ngành kinh doanh nào đó
phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản: lợi thế cạnh tranh quốc gia, năng suất lao động
bền vững và sự liên kết hợp tác có hiệu quả được thể hiện ở môi trường phát
triển địa phương. Phát triển công nghiệp tại địa phương góp phần quan trọng
vào kiến tạo năng lực cạnh tranh của vùng địa phương trên cơ sở đáp ứng các
yêu cầu, gia tăng các yếu tố cạnh tranh theo quan điểm của M. Porter.
Một số vùng địa phương không chỉ tham gia cạnh tranh trong nước mà
đã nổi lên như là các địa chỉ cạnh tranh trên phạm vi toàn cầu. Trong hơn hai
thập kỷ qua, cùng với hợp tác kinh tế toàn cầu và sự tăng trưởng kinh tế mạnh
mẽ ở một số quốc gia khu vực Châu Âu, công nghiệp trở thành một thành
phần cơ bản của nền kinh tế quốc dân ở mỗi quốc gia mà đặc biệt là ở các

nước đang phát triển. Đóng vai trò trung tâm tăng trưởng toàn cầu là hệ thống
các khu công nghiệp tại địa phương. Các khu công nghiệp được xây dựng ở
các địa phương gần đây đang thu hút sự quan tâm chú ý vì tốc độ tăng trưởng
nhanh, rất đa dạng và có nhiều hình thức.
Sự hình thành các khu công nghiệp đã hỗ trợ việc tăng khả năng cạnh
tranh trên toàn cầu của các hãng tạo lập nên khu công nghiệp và của các địa
phương có khu công nghiệp. Do vậy, các khu công nghiệp đã góp phần đáng
kể vào quá trình công nghiệp hóa của địa phương và tạo ra động lực thúc đẩy
tăng trưởng kinh tế của khu vực.
1.2 CHÍNH SÁCH PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP
1.2.1 Khái niệm và chức năng của chính sách phát triển công nghiệp
1.2.1.1 Khái niệm

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

13

- Khái niệm về chính sách
Có nhiều quan niệm về phạm trù “chính sách”. Theo từ điển giải thích
thuật ngữ hành chính: “Chính sách là sách lược và kế hoạch cụ thể để đạt
được mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và tình hình thực
tế ”. Kinh tế gia Franc Ellis lại cho rằng: “Chính sách được xác định như là
đường lối hành động mà Chính phủ lựa chọn đối với mọi lĩnh vực của nền
kinh tế, kể cả mục tiêu mà Chính phủ tìm kiếm và lựa chọn các phương pháp
để theo đuổi các mục tiêu đó. Theo Đoàn Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Ngọc
Huyền (2007), Giáo trình chính sách kinh tế xã hội, Đại học kinh tế quốc dân
[9] : “ Chính sách là hệ thống quan điểm, chủ trương, biện pháp và quản lý


được thể chế hóa bằng pháp luật của nhà nước để giải quyết các vấn đề kinh
tế, xã hội của đất nước”.
- Chiến lược và chính sách phát triển công nghiệp
Chiến lược công nghiệp [7] là một kế hoạch tổng thể dài hạn nhằm đạt
được mục tiêu phát triển công nghiệp có khả năng cạnh tranh trên qui mô toàn
cầu, là định hướng và cách thức phát triển công nghiệp mang tính toàn cục;
làm cơ sở cho những hoạch định chính sách, định hướng xây dựng quy hoạch,
kế hoạch phát triển trung và ngắn hạn về kinh tế - xã hội của quốc gia.
Chiến lược phát triển công nghiệp giữ vị trí trọng yếu trong chiến lược
phát triển kinh tế - xã hội vì công nghiệp giữ vai trò chủ đạo trong cơ cấu kinh
tế. Nó xác định tầm nhìn của một quá trình phát triển dài hạn với sự nhất quán
về con đường và các giải pháp cơ bản để thực hiện. Xác định cơ cấu công
nghiệp theo lãnh thổ và lựa chọn địa điểm phân bố sản xuất là một nhiệm vụ
chiến lược có tác động trực tiếp lâu dài đến sự phát triển công nghiệp của mỗi
vùng và mỗi doanh nghiệp. Với định hướng phát triển vùng kinh tế khác nhau
thì định hướng phát triển công nghiệp của mỗi vùng lãnh thổ cũng khác nhau.

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

14

Một chiến lược phát triển công nghiệp có hiệu quả phải đạt được sự
duy trì và phát triển vị thế cạnh tranh của ngành công nghiệp. Áp lực toàn cầu
hóa và hội nhập kinh tế quốc tế dần xóa bỏ những bảo hộ và các hàng rào trở
ngại về thương mại và đầu tư, buộc các ngành công nghiệp phải lựa chọn con
đường duy nhất để tồn tại và phát triển bền vững là tạo nên vị thế cạnh tranh.
Chính sách công nghiệp[7] là công cụ của Chính phủ nhằm đạt được
mục tiêu phát triển cụ thể của ngành công nghiệp và của toàn bộ nền kinh tế.

Chính sách công nghiệp đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế là tập hợp
hàng loạt các công cụ chính sách nhằm thúc đẩy năng suất lao động, hiệu quả
hoạt động của ngành công nghiệp, của nền kinh tế và tạo ra nhiều việc làm.
Chính sách công nghiệp có thể bao gồm chính sách cạnh tranh, chính sách
phát triển vùng kinh tế trọng điểm, định chế khuyến khích chuyển giao khoa
học và công nghệ, đầu tư và xúc tiến xuất khẩu, phát triển nguồn nhân lực và
các hình thức hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ. Như vậy, chính sách công
nghiệp bao gồm mọi hoạt động nhằm thúc đẩy ngành công nghiệp phát triển,
với hai thành tố cơ bản: sự can thiệp chức năng và can thiệp có trọng điểm. Sự
can thiệp chức năng nhằm khắc phục những nhược điểm của cơ chế thị trường
nhưng không tạo ra những ưu thế cho chủ thể kinh tế khác. Sự can thiệp có
trọng điểm được thiết kế để tạo điều kiện thuận lợi cho những hoạt động cụ
thể nhằm khắc phục những khiếm khuyết trong phân bổ nguồn lực của nền
kinh tế.
Trong thực tiễn, chính sách công nghiệp sẽ tác động và ảnh hưởng trực
tiếp đến cơ cấu và hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế quốc dân.
Nội dung cơ bản của chiến lược phát triển công nghiệp [7]
- Xác định các căn cứ hoạch định chiến lược và dự báo phát triển, xu
hướng phát triển của kinh tế quốc tế và quốc gia.

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

15

- Đánh giá thực trạng và những khó khăn, thách thức của ngành công
nghiệp.
- Các quan điểm của chiến lược phát triển công nghiệp gắn liền với hệ
quan điểm phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Các quan điểm này là tư

tưởng chủ đạo xuyên suốt các nội dung của chiến lược, được thể hiện trong
quá trình xây dựng chiến lược.
- Mục tiêu chiến lược phát triển bao gồm chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp, tốc độ tăng trưởng, mối quan hệ giữa các ngành công nghiệp trong cơ
cấu công nghiệp.
- Định hướng và giải pháp về cơ cấu các ngành công nghiệp, phân công
và bố trí vùng lãnh thổ công nghiệp, giải pháp về cơ chế hoạt động của ngành
công nghiệp.
- Các chính sách phát triển công nghiệp.
- Các định chế tổ chức thực hiện, kiểm tra và đánh giá chiến lược công
nghiệp.
Chính sách phát triển công nghiệp có thể bao gồm, nhưng không nhất
thiết phải giới hạn theo những nội dung cơ bản sau:
- Đánh giá và điều chỉnh mục tiêu phát triển ngành và cơ cấu công
nghiệp.
- Phân tích tình hình của ngành công nghiệp và tác động của nó đối với
nền kinh tế, đặc điểm môi trường cạnh tranh, nguồn nhân lực và hoạt động
kinh doanh.
- Xác định các xu hướng thay đổi của nền kinh tế.
- Định vị nguồn nhân lực, kinh doanh và cộng đồng trong môi trường
quốc tế.
- Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu của ngành và các ngành công nghiệp
cơ bản.

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

16


- Thiết kế các chương trình và công cụ để nâng cao năng lực cạnh tranh
của toàn ngành.
Trên phương diện lý thuyết, chính sách phát triển công nghiệp được
xem xét dưới nhiều góc độ khác nhau. Chính sách phát triển công nghiệp có
thể có phạm vi tổng quát hay mục tiêu cụ thể, nhấn mạnh vào sử dụng các
công cụ theo chiều dọc hay chiều ngang, và có thể có tác dụng tiêu cực hoặc
tích cực đối với tăng trưởng kinh tế.
Chính sách phát triển công nghiệp có phạm vi rộng nhằm vào khuyến
khích tất cả các ngành công nghiệp, trong khi đó một chính sách phát triển
công nghiệp có phạm vi hẹp thì chỉ tập trung vào một hay một số khu vực
công nghiệp được lựa chọn theo những tiêu thức nhất định.
Như vậy, chính sách phát triển công nghiệp được hiểu là sự can thiệp
trực tiếp hay gián tiếp của Nhà nước hướng vào những ngành nhất định để
đạt được mục tiêu cụ thể.
Chính sách phát triển công nghiệp thường được thể hiện dưới dạng tổ
chức ngành, chọn ngành ưu tiên, chính sách tài chính và tín dụng (thuế, trợ
cấp, đầu tư trực tiếp của Nhà nước, tín dụng ưu đãi…) đối với ngành, chính
sách phát triển nguồn nhân lực của ngành, chính sách tăng tỷ lệ nội địa hoá
các sản phẩm của ngành, chính sách đầu tư nước ngoài vào các ngành, chính
sách kinh tế đối với các ngành, chính sách đối với các khu vực chế xuất và
khu công nghiệp tập trung.
1.2.1.2 Các chức năng cơ bản của chính sách phát triển công nghiệp
- Chức năng định hướng phát triển công nghiệp
Chức năng định hướng được thể hiện thông qua việc chính sách phát
triển công nghiệp xác định những chỉ dẫn chung cho quá trình ra quyết định
của các chủ thể kinh tế, xã hội liên quan đến các hoạt động phát triển công
nghiệp. chính sách phát triển công nghiệp đề ra những giới hạn cho phép của

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer

Full version can be ordered from />

17

các quyết định, nhắc nhở các chủ thể những quyết định nào có thể (nằm trong
khuôn khổ cho phép của chính sách) và những quyết định nào là không thể
(không nằm trong khuôn khổ cho phép của chính sách). Bằng cách đó chính
sách hướng các hoạt động liên quan đến phát triển tới việc thực hiện việc phát
triển lĩnh vực công nghiệp. Chính sách phát triển công nghiệp là sự can thiệp
tích cực của chính quyền vào sự phát triển công n ghiệ p diễn ra trên phạm vi
quốc gia hoặc địa bàn, lãnh thổ địa phương. Để đảm bảo duy trì cho các hoạt
động và sự phát triển của các ngành công nghiệp của mình các quốc gia ngày
càng đưa ra nhiều hơn các chính sách phát triển công nghiệp đặc biệt là phát
triển công nghiệp tại địa phương. Chức năng định hướng luôn được coi là một
trong những chức năng quan trọng nhất của chính sách phát triển công
nghiệp. Điều này được khẳng định bởi vai trò định hướng của chính sách phát
triển công nghiệp đối với các chủ thể kinh tế, chính trị và xã hội nhằm hướng
với việc đạt được những mục tiêu đã đề ra của mỗi quốc gia, vùng địa
phương. Chính sách phát triển công nghiệp định hướng các doanh nghiệp đầu
tư phát triển theo ưu tiên cơ cấu ngành, các khu vực cần thiết theo quy hoạch
để đảm bảo môi trường, phát triển bền vững, giải quyết công ăn việc làm, kết
hợp với phát triển công nghệ cao, định hướng phát triển công nghiệp phụ trợ...
- Chức năng điều tiết
Ba vai trò qua trọng nhất của nhà nước trong nền kinh tế thị trường
được xác định là huy động nguồn lực, phân bổ nguồn lực và bình ổn kinh tế
nhằm đảm bảo tính hiệu quả trong sử dụng nguồn lực, tạo nên ổn định xã hội
và tăng trưởng bền vững. Ở góc độ này, chính sách phát triển công nghiệp
được ban hành nhằm giải quyết những vấn đề phát sinh, thực hiện chức năng
điều tiết trong phát triển công nghiệp trên địa bàn theo chính sách công
nghiệp của quốc gia và chính sách phát triển vùng địa phương. Chính sách

phát triển công nghiệp điều tiết khắc phục tình trạng mất cân đối trong việc sử

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

18

dụng, phát huy hiệu quả nguồn lực của xã hội, điều tiết những hành vi, hoạt
động không phù hợp trong phát triển công nghiệp, nhằm tạo ra một hành lang
pháp lý cho các hoạt động hướng tới việc đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Chính sách phát triển công nghiệp điều tiết sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên
thiên nhiên, sử dụng có hiệu quả đất đai, bảo vệ môi trường, sử dụng nguồn
lao động dôi dư trong quá trình công nghiệp hoá nông thôn. Không những thế,
chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương còn điều tiết sự phát triển
hài hoà giữa các khu vực trên địa bàn trên cơ sở tận dụng ảnh hưởng lan toả
của các khu vực trọng điểm, cực tăng trưởng, khu công nghiệp, khu kinh tế,...
- Chức năng tạo tiền đề và khuyến khích phát triển
Chính sách phát triển công nghiệp là công cụ nhằm thực hiện chức
năng tạo tiền đề, khuy ến khích xã hội phát triển theo xu hướng đã đề ra.
Chính sách phát triển côn g nghiệp tạo phương hướng tới thúc đẩy tăng trưởng
bền vững cho ngành công nghiệp thông qua việc xây dựng môi trường thuận
lợi cho doanh nghiệp, thực hiện các chính sách tăng cường tiếp cận các yếu tố
sản xuất như: đất đai, tín dụng, nguồn nhân lực có chất lượng, xúc tiến thương
mại và đầu tư, tiếp cận thị trường…
1.2.2 Nội dung và mục tiêu của chính sách phát triển công nghiệp
1.2.2.1. Nội dung
Nội dung chính sách phát triển công nghiệp
Một là, chính sách phát triển công nghiệp bao gồm toàn bộ những hoạt
động hoạch định của một nước nhằm phát triển công nghiệp, liên quan tới

những hoạt động hoạch dịnh này là những vấn đề điều chỉnh cơ cấu sản xuất
và đầu tư, hiện đại hoá và cải tổ cơ cấu công nghiệp, chính sách thị trường và
xuất nhập khẩu, chính sách khuyến khích R & D, chính sách đối với sản xuất
quy mô nhỏ và các chính sách có liên quan đến phát triển nguồn lực và năng
lượng.

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

19

Hai là, trong chính sách phát triển công nghiệp cần định rõ các ngành
công nghiệp cụ thể sẽ được khuyến khích và dành cho những lĩnh vực này
những ưu tiên khác nhau trong một thời gian nhất định nhằm sử dụng có hiệu
quả các nguồn lực của đất nước vào việc đẩy nhanh tốc độ phát triển và tăng
trưởng kinh tế.
Ba là, xây dựng đồng bộ hệ thống các phương tiện khuyến khích phát
triển các ngành công nghiệp đã dược lựa chọn. Liên quan đến các phương tiện
này là khuyến khích về tài chính, xây dựng hệ thống kiểm soát thích hợp hỗ
trợ hoạt động R & D, đặc biệt quan tâm tới các mục tiêu và kế hoạch dài hạn.
Hoàn thiện chính sách phát triển công nghiệp góp phần nâng cao sức
cạnh tranh của sản phẩm, doanh nghiệp và quốc gia
Một là, tổ chức điều tra, rà soát lại quy hoạch, chương trình và các dự
án phát triển các sản phẩm công nghiệp có dung lượng thị trường lớn và có
khả năng xuất khẩu cao gắn với việc phân tích, đánh giá khả năng cạnh tranh
của từng sản phẩm, nhu cầu của thị trường để điều chỉnh cho phù hợp với
thực tiễn.
Hai là, xây dựng và đề xuất với Chính phủ ban hành chính sách, cơ
chế cần thiết để phát triển nhanh các ngành công nghiệp, sản phẩm có giá trị

gia tăng cao, có khả năng tham gia và chiếm lĩnh thị trường trong và ngoài
nước.
Ba là, trên cơ sở chiến lược, quy hoạch lập chương trình thu hút đầu tư
trên nguyên tắc đa dạng hoá các nguồn đầu tư, phát huy nội lực, tranh thủ
ngoại lực và đảm bảo tính bổ trợ lẫn nhau trong phân bố công nghiệp giữa các
vùng, miền, phát triển mạnh công nghiệp nông thôn.
Bốn là, xây dựng và triển khai các chương trình cụ thể nhằm hỗ trợ
doanh nghiệp sản xuất nâng cao sức cạnh tranh. Trong đó, quan tâm đặc biệt
tới các doanh nghiệp quy mô nhỏ và vừa, các doanh nghiệp ở nông thôn, miền

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

20

núi, vùng sâu, vùng xa.
Năm là, đề xuất với Chính phủ ban hành chính sách, cơ chế cần thiết
để thúc đẩy sự phát triển thị trường khoa học - công nghệ, công nghệ mới,
ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật trong sản xuất - kinh doanh để góp phần
nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm và hệ thống doanh nghiệp.
1.2.2.2. Mục tiêu
Vấn đề có ý nghĩa quan trọng là xác định mục tiêu của chính sách phát
triển công nghiệp. Phần lớn ở các nước khi xây dựng chính sách phát triển
công nghiệp thường đưa ra nhiều mục tiêu. Tuy nhiên, có thể nêu lên 2 mục
tiêu chính là: phát triển công nghiệp cân đối và công bằng.
- Phát triển công nghiệp cân đối đòi hỏi phải đảm bảo được sự cân đối
giữa ngành công nghiệp, giữa các địa phương và vùng lãnh thổ. Hầu hết các
nước trong quá trình phát triển công nghiệp đều không tập trung đầu tư quá
mức vào một ngành công nghiệp nào và tìm cách để duy trì được các thị

trường có khả năng cạnh tranh lớn.
Ngoài ra, mục tiêu phát triển cân đối còn được thể hiện ở chỗ: Bên cạnh
các trung tâm công nghiệp của các thành phố lớn, nhiều nước đã khuyến
khích phát triển các vùng nông thôn và coi việc định vị lại công nghiệp như là
phương tiện quan trọng cho mục tiêu này.
Để thiết lập được một cơ cấu công nghiệp cân đối, các nước chú ý vào
hai vấn đề là thúc đẩy sự phát triển của công nghiệp quy mô nhỏ và lựa chọn,
phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn.
- Mục tiêu công bằng là một trong hai mục tiêu chính của chính sách
công nghiệp. Nó bao gồm các mặt như công bằng xã hội và công bằng giữa
các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Việc thực hiện mục tiêu này có ý nghĩa
đảm bảo cho sự phát triển bền vững của công nghiệp nói riêng và của cả nền
kinh tế nói chung.

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

21

Ngoài hai mục tiêu trên còn có những mục tiêu khác như: đảm bảo
“chất lượng cuộc sống” thông qua việc thiết lập các quy tắc xã hội để kiểm
soát ô nhiễm và chất thải, ban hành luật về lương thực, thực phẩm, hoặc cũng
có nước đặt mục tiêu của chính sách phát triển công nghiệp là nhằm tăng thu
nhập về ngoại hối nhằm cải thiện cán cân thanh toán. Trong những năm gần
đây, cùng với xu thế gia tăng về hội nhập kinh tế Quốc tế, các nước còn coi
mục tiêu tăng cường hợp tác kinh tế với thế giới và khu vực là mục tiêu của
chính sách phát triển công nghiệp.
1.2.3 Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương
1.2.3.1 Quan niệm về chính sách công ng hiệp tại địa phương

Theo đối tượng soạn thảo và ban hành chính sách có các chính sách
công nghiệp của Trung ương và chính sách Địa phương. Chính sách công
nghiệp của T rung ương là chính sách do các cấp Trung ương soạn thảo và ban
hành (từ Chính phủ cho đến các Bộ, Ngành ở Trung ương). Chính sách công
nghiệp Trung ương có phạm vi tác động rộng, huy động các nguồn lực lớn
với sự tham gia của nhiều cấp, nhiều ngành. Chính sách phát tri ển công
nghiệp tại địa phương là chính sách do từng đị a phương soạn thảo (thường là
cấp tỉnh), ban hành theo phân cấp của hệ thống quản lý Nhà nước hiện hành.
Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương được xác định là
những quyết sách của chính quyền địa phương theo thẩm quyền được pháp
luật quy định, được thể hiện thành văn bản nhằm khuyến khích và đảm bảo
tính liên tục trong các hoạt động sản xuất, đầu tư, kinh doanh cho ngành công
nghiệp trên địa bàn trong từng thời kỳ nhất định trên cơ sở thực hiện định
hướng phát triển và chính sách công nghiệp của quốc gia.
Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương tác động lên từng
phần hoặc toàn bộ các ngành công nghiệp hiện có hoặc sẽ thu hút vào đầu tư
tại địa phương. Như vậy chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương vừa

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

22

bao gồm chính sách có tác động trực tiếp trên bình diện liên ngành vừa bao
gồm các chính sách có tác động trên bình diện nội bộ ngành trên địa bàn.
Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương có tác dụng thu hút các
doanh nghiệp từ các vùng khác đến địa phương, giữ chân các doanh nghiệp
đang tồn tại, đồng thời khuyến khích tạo ra các doanh nghiệp mới.
Với áp lực cạnh tranh ngày càng tăng lên đối với các nhà sản xuất cùng

với xu hướng toàn cầu hoá nền kinh tế và hội nhập khu vực và thế giới, các
doanh nghiệp cần phải nỗ lực nhiều nhằm tăng lợi thế cạnh tranh. Chính sách
phát triển công nghiệp tại địa phương phát huy năng lực sáng tạo để thúc đẩy
những hoạt động mà họ có lợi thế, đồng thời sàng lọc các yếu tố không mang
lại lợi thế cạnh tranh cho họ. Điều này làm tăng cầu tại địa phương cho các
nhà cung cấp, các tổ chức cung cấp dịch vụ và các tổ chức hỗ trợ. Mặt khác,
đối với nhiều ngành công nghiệp, số lượng các địa phương có tính năng động
tăng không ngừng.
Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương xây dựng lợi thế cạnh
tranh của địa phương và của các doanh nghiệp trên địa bàn. Đó là các hoạt
động được thực hiện bởi chính quyền địa phương, các hiệp hội doanh nghiệp,
các doanh nghiệp và các đối tượng khác nhằm xoá bỏ những cản trở và giảm
chi phí cho các doanh nghiệp, đẩy mạnh tính cạnh tranh của các doanh nghiệp
và tạo ra lợi thế vượt trội cho từng địa phương và các doanh nghiệp thuộc
vùng đó.
Chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương dựa trên việc tăng
cường quan hệ giữa chính quyền với khu vực tư nhân và các tổ chức phi lợi
nhuận cùng với cộng đồng dân cư ở địa phương nhằm nâng cao năng lực cạnh
tranh và sự tăng trưởng bền vững. Chính sách phát triển công nghiệp tại địa
phương có mối quan hệ với các hoạt động khác trong phát triển kinh tế địa
phương như: xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chính sách marketing, các

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

23

chương trình phát triển kinh tế, nâng cấp cơ sở hạ tầng, phát triển thị trường,
sử dụng nguồn lực, cải tạo môi trường đầu tư tại địa phương có tính cạnh

tranh cao.
1.2.3.2 Phân loại chính sách phát triển công nghiệp tại địa phương
a. Phân loại theo địa bàn tổ chức sản xuất công nghiệp
Theo tiêu thức phân loại này, chính sách phát triển công nghiệp địa
phương bao gồm: Chính sách phát triển công nghiệp c ổ truyền, các cơ sở
công nghiệp phi tập trung và chính sách phát triển khu công nghiệp.
- Chính sách phát triển công nghiệp cổ truyền: Công nghiệp hoá nông
thôn gắn với giai đoạn chuyển đổi từ nền kinh tế nông nghiệp truyền thống
sang nền công nghiệp hiện đại. Những ngành công nghiệp cổ truyền này được
phát triển trong bối cảnh gia tăng lao động trong nông thôn, phát triển nông
nghiệp nói chung và chuyển dịch nền sản xuất nông nghiệp tự cung tự cấp
sang sản xuất hàng hoá cung cấp cho thị trường. Do đó, công nghiệp cổ
truyền có vai trò phục vụ thị trường tại chỗ với công nghệ sử dụng nhiều lao
động, kỹ năng tay nghề, quy mô sản xuất nhỏ. Đặc trưng chủ yếu là mức độ
phụ thuộc cao vào thị trường khu vực nông thôn và nông nghiệp. Nói chung,
sự tồn tại của công nghiệp cổ truyền phụ thuộc và liên quan tới hệ thống cơ sở
hạ tầng và khả năng cũng như trình độ marketing. Chính sách phát triển công
nghiệp tại địa phương thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp cổ truyền trở
nên linh hoạt có hiệu quả để có thể cạnh tranh, tồn tại và phát triển trong một
môi trường cạnh tranh ngày càng khắc nghiệt hơn.
- Chính sách phát triển các cơ sở công nghiệp phi tập trung: Các cơ sở
công nghiệp này phát triển thành một bộ phận của quá trình công nghiệp hoá.
Chúng xuất hiện như là các doanh nghiệp hoàn toàn mới hoặc trưởng thành từ
các cơ sở công nghiệp cổ truyền. Các cơ sở công nghiệp phân tán về thực chất
là hiện tượng của nền kinh tế mở và hội nhập tích cực. Do đó, chúng khai thác

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />


24

được các lợi thế so sánh và các mặt tích cực của sản xuất. Chính sách cần
hướng các cơ sở công nghiệp phi tập trung thích ứng tốt hơn với môi trường
kinh tế chung và tăng cường đầu tư công nghệ hướng đến thị trường có chất
lượng cao hơn. Cần tạo điều kiện sử dụng lao động phù hợp cả về kỹ năng
quản lý và sản xuất nhằm đáp ứng các nhu cầu của thị trường hiện đại.
- Chính sách phát triển khu công nghiệ p: Khu công nghiệp là khu tập
trung các doanh nghiệp công nghiệp và dịch vụ sản xuất công nghiệp, có ranh
giới địa lý xác định, không có dân cư sinh sống xen kẽ với các doanh nghiệp
công nghiệp. KCN là mô hình kinh tế linh hoạt, hấp dẫn các nhà đầu tư nước
ngoài, đối tượng đầu tư chủ yếu vào KCN vì họ hy vọng vào thị trường nội
địa, một thị trường mới và có khả năng mở rộng, có khả năng tiêu thụ khối
lượng lớn sản phẩm hàng hoá. KCN là một quần thể các doanh nghiệp được
xây dựng theo các nguyên tắc, tiêu chuẩn nhất định trên một khu vực thuận
lợi về các điều kiện địa lý, tự nhiên, xã hội, kết cấu hạ tầng,… vừa đảm bảo
sản xuất phát triển có hiệu quả kinh tế - xã hội lâu dài, vừa duy trì môi trường
sinh thái theo các tiêu chuẩn về vệ sinh môi trường. Với khái niệm này có thể
bao hàm đầy đủ, đa dạng các loại hình KCN, cho phép hình thành không phải
chỉ các KCN lớn do Chính phủ phê duyệt mà cả các KCN có qui mô vừa và
nhỏ.
Để thực hiện mục tiêu phát triển KCN, ngoài các chính sách của Chính
phủ, các địa phương đều có những chính sách riêng cho việc xây dựng và phát
triển KCN. Chính sách phát triển KCN bao gồm thu hút đầu tư theo quy
hoạch xác định phù hợp với phát triển kinh tế của địa phương, đảm bảo sự
phân bố hợp lý về lực lượng sản xuất, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực như
vốn, đất đai, nguồn tài nguyên, lao động, tài chính, thương mại, ngân hàng,
ngoại hối, giá cả, cơ sở hạ tầng, để tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh
nghiệp. Điều quan trọng là chính sách phát triển KCN phải đảm bảo đạt mục


This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

25

tiêu đề ra của quốc gia, của địa phương, nhưng cũng phải đảm bảo tính hấp
dẫn, quyền lợi của các nhà đầu tư.
b. Phân loại theo hướng tác động vào các yếu tố thúc đẩy phát triển
công nghiệp
Theo tiêu thức phân loại này, chính sách phát triển công nghiệp tại địa
phương có thể chia thành các loại sau:
- Chính sách đầu tư phát triển công nghiệp
Căn cứ vào chiến lược phát triển, chính quyền địa phương thực hiện
chính sách đầu tư phát triển công nghiệp tại địa phương, trên cơ sở quy hoạch
phát triển vùng địa phương và quy hoạch tổ chức không gian phát triển công
nghiệp. Chính sách đầu tư phát triển vùng địa phương bao gồm các nội dung:
Xúc tiến và thu hút đầu tư trong và ngoài nước theo định hướng cơ cấu ngành
phát huy lợi thế so sánh của vùng; đầu tư kết cấu hạ tầng nông thôn, đô thị và
khu vực ngoài hàng rào phát triển khu công nghiệp; ưu đãi và khuyến khích
đầu tư theo chủ trương và phân cấp của chính phủ; hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư
vào các ngành mới theo chế độ tài chính doanh nghiệp như các chính sách về
thuế, khấu hao, tạo điều kiện về mặt bằng sản xuất, nhà xưởng, bảo lãnh tín
dụng,... Các công cụ của chính sách đầu tư phát triển công nghiệp tại địa
phương hạn chế do có nhiều nội dung quy định trong chính sách của quốc gia
và phụ thuộc vào trình độ quản lý ở cấp địa phương của các nước. Tuy
nhiên, xu hướng ở các quốc gia có nhiều cải cách là tăng cường phân cấp cho
chính quyền cấp ban, tỉnh, đồng thời chú ý tới các công cụ khuyến khích ở
cấp vùng.
- Chính sách hỗ trợ tiếp cận đất đai

Chính sách đất đai có vai trò quan trọng trong phát triển công nghiệp
tại địa phương. Tuỳ theo luật pháp ở mỗi nước mà quyền sở hữu, sử dụng
khác nhau, do đó các phương thức tiếp cận đất đai đối với các doanh nghiệp

This document is created by GIRDAC PDF Creator Pro trial version
GIRDAC PDF Creator Pro full version does not add this green footer
Full version can be ordered from />

×