Tải bản đầy đủ (.pdf) (36 trang)

đề cương môi trường và phát triển

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (936.76 KB, 36 trang )

CÂU HỎI ÔN TẬP MÔN “MÔI TRƯỜNG VÀ PHÁT TRIỂN” 2014
dành cho sinh viên khoa Luật - ĐHQGHN
1. Khái niệm ô nhiễm môi trường; phân cấp ô nhiễm môi trường theo

luật bảo vệ môi trường của Việt Nam; quá trình hình thành ô nhiễm
môi trường?
a. Khái niệm :
- Ô nhiễm môi trường
o Sự làm thay đổi thành phần và tính chất của môi trường ,
không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường.
o Gây ảnh hướng xấu, có hại cho các hoạt động sống bình
thường của con người, sinh vật, hệ sinh thái.
- Môi trường chỉ được gọi là ô nhiễm: nếu trong đó hàm lượng,
nồng độ hoặc cường độ các tác nhân gây ô nhiễm đạt đến mức có
khả năng tác động xấu đến con người, sinh vật và vật liệu.
 Ô nhiễm môi trường là yếu tố có thể định lượng được.
b. Phân cấp ô nhiễm môi trường ( điều 92 luật BVMT năm 2005 )
- Môi trường bị ô nhiễm: Hàm lượng một hoặc nhiều chất gây ô
nhiễm vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường.
- Môi trường bị ô nhiễm nghiêm trọng:
o Hàm lượng của một hay nhiều hoá chất, kim loại nặng
vượt quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 3 lần trở
lên.
o Hàm lượng của một hay nhiều chất gây ô nhiễm khác vượt
quá tiêu chuẩn về chất lượng môi trường từ 5 lần trở lên.
- Môi trường bị ô nhiễm đặc biệt nghiêm trọng: Hàm lượng của
hoá chất, kim loại nặng vượt quá tiêu chuẩn chất lượng môi
trường >5 lần, hàm lượng các chất gây ô nhiễm khác vượt quá
tiêu chuẩn chất lượng môi trường > 10 lần.
c. Quá trình hình thành ô nhiễm môi trường :
- Ô nhiễm môi trường xảy ra khi dòng chất gây ô nhiễm đi vào môi


trường lớn hơn dòng ra, đồng thời khả năng của môi trường chứa
và biến đổi làm sạch chất gây ô nhiễm hạn chế, dẫn đến sự tích
luỹ chất gây ô nhiễm trong môi trường nhanh chóng và vượt quá
ngưỡng cho phép.


- Yếu tố gây ô nhiễm ( yếu tố A trong hình) :
o Yếu tố vật lý: bụi, tiếng ồn, độ rung, ánh sáng, nhiệt, điện,
từ trường, phóng xạ
o Yếu tố hoá học : các chất khí, lỏng, rắn.
o Yếu tố sinh học: vi trùng, ký sinh trùng, vi rút
Tổ hợp các yếu tố trên có thể làm tăng mức độ ô nhiễm lên rất
nhiều.
Các tác nhân gây ô nhiễm xuất phát từ nguồn ô nhiễm, lan truyền
theo các đường: nước mặt, nước ngầm, không khí, theo các vecto
trung gian truyền bệnh ( côn trùng, vật nuôi), người bị nhiễm
bệnh, thức ăn (của người, động vật).
2. Nêu và phân tích mức độ nguy hại của của chất gây ONMT?

Mức độ nguy hại của chất gây ô nhiễm: căn cứ vào
- Thể tồn tại trong môi trường: rắn, lỏng, khí
- Tính độc: kim loại nặng, chất phóng xạ, axit…
- Tính trơ: khả năng tồn tại bền vững trong môi trường, ít tham gia
vào các quá trình lý, hoá học trong tự nhiên nhưng có nguy cơ
tích luỹ cao, gây tác dụng trong môi trường khi vượt quá ngưỡng
cho phép.
- Tính kém bền vững hoá học: khả năng dễ biến đổi trong môi
trường, tạo thành những chất khác có nguy cơ gây độc cao hơn
(khả năng tham gia phản ứng tạo chất ô nhiễm thứ cấp)
- Tích luỹ sinh học, khuyếch đại sinh học và phân tán ra môi

trường.
3. Khả năng tự làm sạch và đồng hóa của môi trường?
a. Khả năng tự làm sạch của môi trường:


- Sự trung hoà các yếu tố gây ô nhiễm môi trường và các thành
phần của nó nhờ cơ chế tự điều chỉnh các hệ sinh thái tự nhiên.
- Cơ chế tự làm sạch của môi trường tự nhiên bao gồm hệ thống
các quá trình tương tác tự nhiên :
o Cơ học: pha trộn, pha loãng, bồi lắng…
o Hoá học: quá trình oxi hoá, lắng đọng, trung hoà, các quá
trình quang hoá
o Sinh hoá: phân huỷ các chất hữu cơ bằng vi sinh vật, vi
khuẩn phân giải.
 Khả năng này là có điều kiện ( ví dụ: có gió
sẽ di chuyển dòng chày gây ô nhiễm và pha
loãng chất gây ô nhiễm.
 Trong cơ chế tự làm sạch môi trường thì quá
trình diễn ra trong khí quyển và thuỷ quyển là
rất quan trọng. Nguyên nhân là do 2 quyển
này có môi trường động và bề dày lớn đảm
bảo:
o Oxi cho hô hấp, CO2 cho quang hợp của cây xanh, nước
cho cuộc sống
o Tính ổn định và thuận lợi cho cuộc sống của các điều kiện
khí hậu
o Sự di chuyển địa hoá của các chất hoá học trong vòng tuần
hoàn
o Sự lan truyền nhanh chóng các chất ô nhiễm một khoảng
dài

o Sự vận chuyển hoá học và sinh học của các chất gây ô
nhiễm
b. Khả năng đồng hoá môi trường : Thước đo tính bền vững đinh lượng
của môi trường đối với các tải trọng nhân tạo
- Tính chất định lượng giới hạn của ô nhiễm, mà sự ô nhiễm này
có thể được đồng hoá nhờ các cơ chế tự làm sạch của hệ sinh thái
trong một vùng nhất định hoặc cả bầu khí quyền.
o Có giới hạn về lượng:
 Nếu giá trị dòng ô nhiễm công nghiệp không vượt
quá khả năngđồng hoá của vùng đó, thì các hệ sinh
thái sẽ dễ dàng được xử lý ô nhiễm và trạng thái môi
trường tự nhiên không bị xấu đi.


 Nếu như giá trị dòng ô nhiễm công nghiệp vượt quá
khả năng điều tiết của hệ sinh thái, thì ô nhiễm sẽ bị
tích tụ trong đó và trạng thái tự nhiên của vùng đó
sẽ bị ô nhiễm tiến triển, khả năng tự làm sạch của
môi trường sẽ bị huỷ hoại.
o Có giới hạn về chất: các chất thải từ tự nhiên thường dễ
được môi trường đồng hoá, làm sạch hơn. Các chất thải
nhân tạo thường khó được đồng hoá và tự làm sạch, chúng
sẽ tích luỹ lại trong môi trường và gây ô nhiễm.
- Phương thức đồng hoá các chất ô nhiễm của môi trường:
 Tích giữ
 Tích luỹ sinh học – khuyếch đại sinh học theo
dây chuyền thức ăn
 Chôn vào đất, vực nước, chứa giữ trong
không khí.
 Biến đổi lý học

 Phát tán, lan truyền trong môi trường (lắng
đọng…).
 Phát tán từ môi trường này sang môi trường
khác( bay hơi…)
 Phát tán vào vũ trụ
 Biến đổi hoá học
 Quang phân, thuỷ phân, oxy hoá, phản ứng
hoá học…
 Biến đổi sinh học
 Vi sinh (vi khuẩn, nấm mốc) thúc đẩy tốc độ
phân huỷ phi sinh
 Sinh vật ăn chất độc, khoáng hoá thành nước,
CO2, vô cơ đơn giản.
4. Các yếu tố tác động đến môi trường không khí (hợp chất COx, NxOy,
SOx, Hydrocabon, CFC): nguồn, đặc điểm, hệ quả độc hại?
a. Hợp chất oxit COx :
Nguồn gốc từ tự nhiên: núi lửa, cháy rừng, phân huỷ chất hữu
cơ, hô hấp…
Từ các hoạt động nhân tạo: công nghiệp, nổ mìn, khai thác
hầm lò, đốt nhiên liệu hoá thạch (than, dầu, khí tự nhiên) trong các


lò hơi công nghiệp để phát điện, nhiên liệu hoá thạch sử dụng trong
sản xuất xi măng, giấy, các sản phẩm dệt, đường, vật liệu xây dựng,
đốt sinh khối, các chất thải trong chế biến nông sản…
 Cacbon đioxyt (CO2 ): là chất khí đóng vai trò chính
trong việc gây ra hiệu ứng nhà kính, làm nhiệt độ trái đất
tăng, dẫn đến dâng cao mực nước biển, phá vỡ cân bằng
sinh thái trên TĐ, đặc biệt đối với các HST nhạy cảm, tăng
hiệu ứng thiên tai (lũ lụt, hạn hán…).

+ CO2 có ý nghĩa đối với thực vật thông qua quá trình
quang hợp
 Ôxit cacbon (CO): hình thành từ quá trình đốt cháy nhiên
liệu hoá thạch thiếu oxi, đặc biệt CO sinh ra trong trường
hợp cháy không hoàn toàn từ các ống khói nhà máy, ống
xả xe máy, ô tô…
+ Ở nồng độ thấp CO không gây độc đối với thực vật
vì cây xanh có thể chuyển hoá sang CO2 và sử dụng cho
quá trình quang hợp. Nhưng ở nồng độ cao CO là loại khí
rất độc.
+ Độc hại đối với người và động vật: ở nồng độ 250 ppm
có thể gây tử vong cho người. Ở người và động vật CO kết hợp
với hemoglobin Hb trong máu gây thiếu oxi, mức độ ngộ độc
phụ thuộc vào hàm lượng Hb kết hợp với CO.
=> Giảm độc hại: giảm nồng độ CO trong không khí bằng cách đốt
cháy để ôxi hoá khí này thành CO2.
b. Nitơ ôxit NOx : chỉ có NO, NO2 , N2O có số lượng quan trọng và
gây bất lợi nhất tới không khí.
-

NOx nguồn tự nhiên lớn gấp 10 lần nguồn nhân tạo


N2 + xNO2 ↔ 2NOx
-

Nguồn phát sinh NOx nhân tạo: ở các thành phố và khu công nghiệp,
nồng độ khí NO khoảng 1 ppm, nồng độ NO2 khoảng 0,5 ppm

-


NO, NO2 : các công nghệ cháy nổ và từ quá trình sản xuất, sử dụng
hợp chất chứa Nitơ. Hai loại khí này đóng vai trò tạo ra khói quang
hoá

-

Khí NO2 phản ứng với các khí gốc hydroxyl (HO) trong khí quyển

HNO3 và khi trời mưa nước mưa sẽ rửa trôi không khí bị ô nhiễm
chứa khí NO2 và hình thành mưa axit .
-

NO gây tác động đến bộ máy hô hấp, nồng độ NO cao có thể gây
tử vong.

-

N2O: phát thải từ quá trình sử dụng các loại phân đạm khoáng và
các quá trình tự nhiên cung cấp khoảng 70-80%, còn lại được sản
sinh từ quá trình đốt nhiên liệu hoá thạch và là khí góp phần vào
hiệu ứng nhà kính

c. Khí sunfurơ (SO2 ): là chất ô nhiễm có nồng độ thấp trong khí
quyển, có nguồn gốc từ núi lửa, quá trình đốt cháy nhiên liệu than
đá, dầu, quặng sunfua và các quá trình sản xuất sử dụng hợp chất có
chứa lưu huỳnh…
- SO2 + H2O (không khí ẩm) H2SO3
- SO2 trong khí quyển gặp sấm chớp và mưa tạo thành mưa axit.
- SO2 gây hại đối với các công trình kiến trúc, làm giảm tuổi thọ

các sản phẩm vải nilong, tơ nhân tạo, đồ da giày.
- SO2 gây ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của rau quả.
- Đối với con người và động vật SO2 kích thích niêm mạc mắt,
gây các bệnh về đường hô hấp, ở nồng độ cao gây bỏng và có thể
gây tử vong .


- H2S: có nguồn gốc từ sự phân huỷ yếm khí chất hữu cơ, có mùi
thối, góp phần gây hiệu ứng nhà kính, làm tăng nhiệt độ trái đất
d. Hydrocacbon: Mêtan CH4 và benzen C6H6 gây ô nhiễm KK đáng
kể.
 Mêtan CH4 :
- Có nguồn gốc từ các quá trình biến đổi chất hữu cơ (lên men
đường ruột của động vật, người); phân giải kỵ khí ở các vùng đất
ngập nước; từ quá trình sản xuất công nghiệp, khai thác mỏ, cháy
rừng, đốt nhiên liệu
- Mêtan là hợp chất gây hiệu ứng nhà kính mạnh hơn CO2
gấp 30 lần - Benzen C6H6 :
- Có nguồn gốc từ các hoạt động công nghiệp, sử dụng xăng
- Kết hợp với không khí tạo thành hỗn hợp dễ nổ, gây độc qua
đường hô hấp, tiêu hoá, qua da. Gây chết người nếu nồng độ benzen
>60mg/l. + Benzen tích luỹ trong mỡ, xương gây ngộ độc kéo dài
 Các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi VOC: Volatile Organic
Compounds là hàm lượng hỗn hợp các chất hữu cơ độc hại bay len
trong không khí làm ô nhiễm môi trường.
- VOC là các hóa chất có gốc Carbon, bay hơi rất nhanh. Khi đã lẫn
vào không khí, nhiều loại VOC có khả năng liên kết lại với nhau tạo
ra các hợp chất mới + Dung môi toluene, xylene, dung môi xăng
thơm lacquer, các hợp chất hữu cơ bay hơi thoát ra từ quá trình sơn
- Nguồn gốc tự nhiên: Đa số các VOCs phát sinh từ thực vật, phát ra

chủ yếu từ lá, các lỗ khí trên lá: tecpen trong hoa, quả, lá, rễ thực vật
- Nguồn nhân tạo: Formaldehyde phát ra từ sơn, keo dán, ván tường,
gạch trần, sàn, mỹ phẩm, bông cách nhiệt, từ các sản phẩm tẩy rửa,
chất làm lạnh, xăng, dầu, khí thải ô tô…


-

- Ảnh hưởng của VOC: VOC có thể gây khó chịu mắt và da, các vấn
đề liên quan đến phổi và đường hô hấp, gây nhức đầu, chóng mặt, các
cơ bị yếu đi hoặc gan và thận bị hư tổn.
- Một só VOCs bị nghi gây ung thư ở người và đã được cho thấy gây
ung thư ở thú vật
e. Clorofluorocacbon CFC: những hợp chất tổng hợp dùng nhiều trong
kỹ nghệ làm lạnh, bọt xốp cách nhiệt, dung môi, chất mang.
- CFC tồn tại ở dạng sol khí, CFC ở trong khí quyển tồn tại lâu, chậm
phân huỷ (>100 năm)
- CFC gây tổn thương tầng ozon, tấm lá chắn tia cực tím bảo vệ trái
đất f) Bụi
- Bụi là tập hợp các phân tử vật chất dưới dạng khí, rắn, lỏng có kích
thước lớn hơn kích thước phân tử nhưng nhỏ hơn 500 µm, bao gồm
các hạt khoáng vô cơ không độc, các hạt hữu cơ như phấn hoa và các
chất rắn lơ lửng có thể có tính độc như bụi chì, kim loại nặng…
- Nguồn gốc: tự nhiên (núi lửa, bão cát, lốc, gió to…) và nhân tạo
- Đặc tính
o Bụi lơ lửng có thể di chuyển qua hàng ngàn km, xuyên biển,
xuyên biên giới, tồn tại lâu trong khí quyển gây ô nhiễm cho
con người qua đường hô hấp, làm giảm độ trong suốt của khí
quyển, giảm tầm nhìn xa
o Bụi phóng xạ: từ các vụ nổ hạt nhân, lắng đọng xuống đất,

tích lũy trong sinh vật và theo chuỗi thức ăn xâm nhập vào
nước và gây hại cho con người. + Bụi lắng: kích thước 100500 µm, kích thước lớn nên nhanh chóng rơi xuống đất gây
ô nhiễm đất, nước, hệ sinh thái


-

- Tác hại: Gây nhiều bệnh nguy hiểm, các hạt nhỏ có thể chui vào phế
nang, phổi, gây các bệnh viêm xoang, ho, hen, suyễn…, gây dị ứng
da, hô hấp như phấn hoa, lông súc vật
- Một số loại bụi có tính độc cao: bụi chì, amiang, bụi kim loại nặng,
bụi phóng xạ
- Bề mặt các hạt bụi vô cơ không độc có thể hấp phụ các chất gây độc
hại, dính bám vi sinh vật gây bệnh và gây hại cho con người, sinh
vật
f.

Sol khí:
Là những hạt chất lỏng hoặc rắn cực nhỏ 10-7 – 10-4 cm như

-

sương mù, khói, có thể mang điện tích, tồn tại ở trạng thái lơ lửng,
khó lắng đọng.

-

Sol khí có tác dụng hấp thụ và khuếch tán ánh sang mặt trời,

giảm tầm nhìn và giảm độ trong suốt của khí quyển, gây mất vệ sinh…

g. Sương mù quang hóa
- Sương khói: sự kết hợp giữa khói, sương, một số chất ô nhiễm
khác

-

Sương khói quang hóa (photochemical smog): hình thành vào ban

ngày, mùa hè khi có mật độ giao thông cao chủ yếu ở các khu vực đô thị.
Hydrocabon hoạt hóa

o

NOx  Các chất ô nhiễm thứ cấp có tính oxy hóa cao

(formandehyt, andehyt, peroxyaxetyl nitrat – PAN C2H3O5N). Tập
hợp các chất trên gọi là khói quang hóa

-

Khí quang hóa có màu nâu đục gây sạm lá, giòn lá, phai màu lá,

hạn chế quá trình trao đổi chất ở thực vật, gây cay, đau mắt, ho, đau
đầu, mệt mỏi, bệnh phổi…

-

Sương khói Luân đôn
Đám sương khói khổng lồ là sự kiện ô nhiễm không khí nghiêm


trọng ảnh hưởng đến London trong tháng 12 năm 1952 làm 12000 người
chết.

o

Bản chất: Sương + Khói + SO2 + Nguyên nhân:


-

o

Hiện tượng đảo nhiệt: ban đêm mùa đông, không khí lạnh

tập trung gần mặt đất. Ban ngày mặt trời phá vỡ hiện tượng đảo
nhiệt gây ra sương mù dày

o

Gió thổi ngược, hoặc không thổi làm sương kết hợp với khói

đốt than và hơi nước sẽ bao quanh khói than

o

SO2 trong khí thải đốt than hòa tan trong lớp nươc và tham

gia phản ứng tạo H2SO4. Nồng độ SO2 vượt quá tiêu chuẩn.

o


Ảnh hưởng đến hệ hô hấp, nhiều người tử vong, che

tầm nhìn…
h. Vi sinh vật:

-

Xâm nhập qua không khí qua nhiều đường: trực tiếp từ vật sang người

mang mầm bệnh, phát tán từ đất…

-

Càng gần mặt đất VSV trong không khí càng nhiều, phát tán càng kém

do đó nguy cơ gây bệnh của VSV càng cao

-

Không khí vùng biển, núi cao ít bụi và vi khuẩn gây bệnh hơn
Ở đô thị, nơi đông dân, các điểm nút giao thông có nhiều VSV gây

bệnh hơn

 Gây bệnh qua đường hô hấp là chủ yếu: siêu vi khuẩn cúm, siêu vi khuẩn
gây sởi, đậu mùa, quai bị, virus viêm não động vật, virus cúm lợn, bào tử nấm mốc…
k. Tiếng ồn:

-


Tập hợp những âm thanh có cường độ và tần số khác nhau, được sắp xếp không
có trật tự, gây cảm giác khó chịu cho người nghe, gây ức chế hệ thần kinh, cản
trở mọi hoạt động của con người, có thể gây điếc tai…

-

Nguồn ô nhiễm tiếng ồn: máy bay, hoạt động công nghiệp, sản xuất, xây dựng,
giao thông…

-

Mức độ ô nhiễm tiếng ồn:

+ 40-50 dB: không gây hậu quả xấu
+ >50 dB: gây rối loạn một số quá trình thần kinh ở vỏ não
+ 58-63 dB: giảm sức nghe
+ >80 dB giảm sự chú ý, thay đổi huyết áp
+ > 150 dB như bom, súng, sấm sét…: rách màng nhĩ, chảy máu tai, đau nhức
giữ dội


l. Bức xạ sóng ngắn:
Bức xạ cực tím UV gồm nhiều dải có bước sóng khác nhau UVA. UVB, UVC.

-

UVC: dải sóng cực ngắn 10-90 nanomet, phá hủy AND, giảm khả năng đề
kháng của cơ thể, dễ dàng bị tầng ozone hấp thụ, chặn lại.


-

UVB: dải song ngắn trung bình bước song 290-320 nanomet, không xuyên qua
kính, một lượng ít UVB có tác dụng tổng hợp vitamin D3 có ích cho xương và
rang, tang sức đề kháng, nhưng lượng quá lớn thì gây đột biến
AND, gây bệnh về da và mắt

-

UVA: dải song ngắn bước song 320-380 nanomet lượng vừa phải giúp tang
cường kiến tạo sắc tố, bảo vệ da khỏi tác động xấu của UVB, lượng quá nhiều
gây đông kết chất sắc tố

m. Chất phóng xạ:
Nguồn gốc:
+ Từ các quá trình khai thác quặng tự nhiên.


+ Các khí dung phóng xạrơi xuống từ các lớp trên của khí quyển do các vụ nổ
vũ khí hạt nhân (mưa phóng xạ).
+ Sử dụng đồng vị phóng xạ trong điều trị các bệnh và nghiên cứu khoa học. +
Sử dụng đồng vịphóng xạ (làm nguyên tử đánh dấu) trong nông nghiệp và công
nghiệp.
+ Lò phản ứng hạt nhân và thí nghiệm khoa học.
+ Máy gia tốc thực nghiệm.
- Ảnh hưởng đối với con người:



Các hạt phóng xạ hình thành các ion khi nó phản ứng với các phân tử sinh

học. Những ion này sau đó hình thành các gốc tự do phá hủy protein, màng,
acid nucleic, gây tổn thương tế bào ADN dẫn đến ung thư, khuyết tật di truyền
đến các thế hệ sau, có thể gây chết.



Sự tiếp xúc với phóng xạ có thể:

+ Gây rối loạn hệ thần kinh trung ương đặc biệt là ở não nhức đầu, chóng mặt,
buồn nôn, hồi hộp, khó ngủ, kén ăn, mệt mỏi… lượng bức xạ càng nhiều thì các
triệu chứng này càng nghiêm trọng và có thể gây chết.
+ Chỗ tia phóng xạ chiếu da sẽ bị bỏng hoặc tấy đỏ, vùng da bị nhiễm xạ có khả
năng bị mọc mụn nước, biến thành màu đỏ, trông giống như tổn thương bị phơi
nắng quá lâu. Sau đó có hiện tượng ngứa ngáy khó chịu, thậm chí bong da.
+ Ảnh hưởng tới cơ quan tạo máu, gây thiếu máu, lượng hồng cầu bị suy giảm,
làm cho lượng bạch cầu giảm dẫn đến làm giảm khả năng chống bệnh viêm
nhiễm, gây bệnh máu trắng. Cơ thể gầy yếu, sút cân, dần dần suy nhược toàn bộ
cơ thể hoặc bị nhiễm trùng nặng rồi chết.
+ Ảnh hưởng lâu dài khi bị nhiễm chất phóng xạ là ung thư: ung thư vòm họng,
ung thư phổi, ung thư da, ung thư tuyến giáp, ung thư xương… - Ảnh hưởng đối
với sinh vật:



Phóng xạ hủy hoại các cơ thể sống bởi vì nó khơi mào các phản ứng hóa học
độc hại đối với các mô tế bào


-




Tia X, tia α, tia β, tia γ hoặc nơtron đều nguy hiểm với các tổ chức sống.
Nó gây ion hóa và hủy hoại tế bào, gây những đột biến di truyền quan
trọng.

n. Ánh sáng, nhiệt độ

-

Nhiệt độ của không khí có ảnh hưởng đến sự phân bố nồng
độ chất ô nhiễm trong không khí ở tầng gần mặt đất.

-

Điều kiện tốt nhất để phát tán bụi và chất ô nhiễm là tầng kết nhiệt bất ổn
định và sự phát triển cao của lớp xáo trộn

-

Bình thường: càng lên cao nhiệt độ không khí giảm, trongtrường hợp
thuận nhiệt này,các chất ô nhiễm được đưa lên cao và lan truyền đi xa.

-

Hiện tượng nghịch nhiệt: sự tăng nhiệt độ theo độ cao. Nghịch nhiệt nảy
sinh khi:

+ Không khí bị lạnh đi ở phía dưới (do ảnh hưởng của nhân tố bức xạ)
+ Không khí nóng ở phía trên

+ cũng như khi xuất hiện bình lưu nóng hay không khí lạnh
Nghịch nhiệt có ảnh hưởng đặc biệt đối với sự phát tán chất ô
nhiễm trong không khí của tầm cao này mà hậu quả là làm cản trở
sự phát tán, gây nồng độ đậm đặc nơi gần mặt đất.

-

Nghịch nhiệt bức xạ: được hình thành với sự lạnh đi của bề mặt trái đất
do hiệu ứng phát xạ nhiệt (mất nhiệt) của bề mặt trái đất vào khí quyển
lúc ban đêm

+ Nghịch nhiệt có thể lan truyền đến độ cao 50-100 m.
+ Về mùa đông vào ban đêm ở cực thuộc vùng vĩ độ cao nghịch nhiệt có thể tồn
tại một vài tuần
+ Vào ban ngày: sự bay hơi dẫn đến sự lạnh đi của bề mặt trải dưới cũng dẫn
đến sự xuất hiện nghịch nhiệt ở lớp không khí sát đất
+ Mưa rào mùa hè làm lạnh mặt đệm do bay hơi và tạo ra profin nghịch nhiệt
của nhiệt độ


-

-

Nghịch nhiệt bình lưu:

+ Được tạo thành do sự khác nhau về địa hình làm cho lớp không khí nóng chuyển
động bên trên lớp không khí lạnh.VD: khi có luồng không khí nóng chuyển động bên
trên bề mặt lạnh, hay khi có luồng không khí lạnh ở trên cao tràn xuống thấp trong
khi bên trên nó vẫn tồn tại lớp không khí nóng.

+ Thường xảy ra tại những vùng có ao hồ, đầm lầy....

-

Đảo nhiệt: ô nhiễm khôn khí do hệ quả của hiệu ứng đô thị

+ Quá trình đô thị hóa: nhiều nhà máy, cơ sở sản xuất hoạt động dẫn đến hiện
tượng xả khí thải, khí điều hòa; ô nhiễm khói bụi.
Đảo nhiệt hình thành khi bức xạ mặt trời bị các kiến trúc xây dựng, đường sá,
vỉa hè... giữ lại thay vì được hấp thu vào đất, nước, cây cỏ hay được phản chiếu
trở lại không gian để gió mang đi.
+ Bình thường, các loại khí thải, bụi ô nhiễm sẽ bốc lên cao. Song khi gặp tiết
trời nắng nóng, nhiệt độ bề mặt đất ở vùng đô thị tăng cao. Khói bụi, khí thải
lúc này sẽ lơ lửng ở một khoảng không nhất định. Không khí đi kèm là khói bụi
do đốt rơm rạ ở các vùng nông thôn lân cận cũng xâm lấn dần vào nội thành
thành phố. Đây chính là căn nguyên chủ yếu làm xuất hiện hiện tượng sương
khói đặc trong không khí hay còn gọi là hiện tượng đảo nhiệt. + Các nguyên tố,
chất độc ô nhiễm như: CO, CO2, SO, SO2... Khi lởn vởn trong không khí, nó rất
dễ gây hại cho sức khỏe con người qua con đường hô hấp. Cơ thể ta, nhất là trẻ
nhỏ (có sức đề kháng yếu) nếu hít phải nó hồi lâu sẽ khó tránh khỏi các triệu
chứng: viêm họng, viêm mũi, tức ngực, khó thở, cay mắt.

-

Đảo nhiệt - khói rơm: Đảo nhiệt là hiện tượng nhiệt độ KK đô thị cao
hơn vùng lân cận (khoảng vài 3 độ C) do phát nhiệt nhân tạo hoặc tăng
hấp thụ bức xạ bởi bê tong hoặc ít cây xanh…
cao (như trong ống khói lò)

KK bị đốt nóng bốc lên


Trong điều kiện lặng gió, KK xung quanh

(vùng có đốt rơm kiểu ủ đống tạo nhiều khói) sẽ từ từ tràn vào đô thị tại
lớp sát mặt đất, đưa khói rơm vào sâu trong đô thị. o) Độ ẩm, mưa

-

Độ ẩm lớn, các hạt bụi lơ lửng trong không khí có thể liên kết với nhau
thành các hạt to hơn và rơi nhanh xuống đất.


-

-

Độ ẩm lớn tạo điều kiện cho các VSV phát triển nhanh chóng, bám vào
các hạt bụi ẩm lơ lửng trong không khí làm lan truyền đi xa và truyền
nhiễm bệnh.

-

Độ ẩm tác dụng hóa học với các chất khí thải công nghiệp (SO2, SO3 hóa
hợp với H2O tạo thành H2SO3 và H2SO4)

-

Mưa làm sạch môi trường không khí nhưng mưa kéo theo các hạt bụi và
hòa tan một số chất độc hại rơi xuống đất làm ô nhiễm đất và nước


P) Ô nhiễm mùi: mùi hôi ai ngửi cũng thấy khó chịu

-

Mùi hôi có nguồn gốc từ song ngòi, nguồn nước dưới đất tỏa ra, phát ra
từ cá nhà vệ sinh công cộng trong thành phố, từ các đống rác thải, từ sự
phân hủy xác động thực vật…

-

Các khí hôi độc hại: khí hidrosunfua H2S mùi trứng thối, hơi nhựa đường,
khí ethalin, acrolein

-

Ảnh hưởng đến sức khỏe: ngửi nhiều mùi hôi sẽ dễ bị đau đầu, buồn nôn,
chán ăn…

+ Ô nhiễm mùi còn ảnh hưởng đến hệ hô hấp, hệ thần kinh con người

 Một số các tác nhân gây ô nhiễm không khí khác:
-

Các hợp chất halogen (clo, brom, iot…), Hợp chất flo: CPC (CxFyClz,
CxFyBrz, CxHnFyClz, CxHnFyBrz, CH2BrCl) (bình xịt bọt, bơm
sương, tủ lạnh, dung môi làm tan). Halons (Br): Bình chữa cháy

-

Kim loại nặng (thủy ngân, asen, chì….)

Nguồn: SX công nghiệp, đèn huỳnh quang, xăng pha chì
Tác động: Ung thư, đần độn…
Một vài sự cố môi trường
1) Thảm họa nổ nhà máy hạt nhân
Tokaimura
2) Thảm họa mây đioxin tại Seveso,
Italia


-

3) Thảm họa Nguyên tử Chernobyl.
4) Thảm họa rò rỉ thuốc trừ sâu tại Bhopal, Ấn Độ.
5. Nêu và phân tích các biểu hiện của suy thoái tài nguyên sinh vật?

- Trên thế giới đa dạng sinh học đang bị suy thoái một cách nghiêm trọng
Suy thoái TNSV và biến đổi khí hậu là hai thách thức lớn nhất về môi
trường hiện nay.
- Ở Việt Nam: theo mức độ suy thoái:
o Được xếp vào nhóm 15 nước hàng đầu thế giới về số loài thú
o Nhóm 20 nước hàng đầu về số loài chim
o Nhóm 30 nước hàng đầu về số loài thực vật và
lưỡng cư
 Biểu hiện suy thoái TNSV:
a) Giảm đa dạng sinh học:
 Suy thoái gen:
- Sự suy giảm nhiều giống cây trồng và vật nuôi bản địa (lúa, đậu tương,
ngô, cây ăn quả, cá, lợn, gà…) gây tổn thất về kinh tế, khoa học, môi
trường và nhân văn.
- Nhiều giống bị mất hoàn toàn: Lợn Ỷ mỡ, lợn cỏ, lợn Lang hồng,

gà Văn Phú.
- Nhiều giống giảm về số lượng: Lợn Ba Xuyên chỉ còn 30 con, gà
Hồ còn 200 con.
- Nhiều giống gia cầm, thủy cầm bị pha tạp.
 Suy giảm loài:
- Rừng bị tàn phá, nguồn nước cạn kiệt, bị khai thác quá mức, săn
bắn. Nhiều loài động vật bị cạn kiệt, tuyệt chủng, nguy cơ tuyệt
chủng (heo vòi, tê giác, bò rừng, công, trĩ…)


-

- Nhiều loài gỗ quý có nguy cơ tuyệt chủng (gỗ đỏ, gụ mật, lát hoa,
giáng hương, lim xanh, nghiến, chò chỉ….
- Trong sách đỏ Việt Nam: Năm 1992 – 721 loài động, thực vật bị đe
dọa ở các mức độ khác nhau.
Năm 2007: 882 loài
 Suy thoái các hệ sinh thái:
Suy thoái rừng (HST có ĐDSH cao nhất): độ che phủ 72% (1909)
→ 43%
(1941) → 28% (1995).
Rừng ngập mặn: trong 5 thập kỉ qua, diện tích giảm tới 70% do
chất độc hóa học, nuôi tôm công nghiệp
Hệ sinh thái biển (HST san hô và cỏ biển) , nguồn lợi hải sản bị suy
thoái:
Kết quả điều tra tại 7 vùng rạn san hô trọng điểm ở VN (2004 – 2007):
Phát triển rất tốt: 2,9% diện tích
Phát triển tốt: 11,6%
Xấu và rất xấu: 44,9%
- Chương trình trồng 5 triệu ha rừng: độ che phủ tăng tới 39,1% năm

2009. Nhưng chủ yếu là rừng trồng và rừng nghèo. Rừng giàu tăng
không đáng kể, rừng nguyên sinh chỉ còn 0,57 triệu ha (8% diện
tích rừng cả nước)
b) Giảm năng suất sinh học, chất lượng sinh khối, sản vật
c) Giảm số lượng & diện tích phân bố tài nguyên
d) Giảm khả năng thực hiện chức năng
+ Bảo vệ môi trường, Đồng hóa chất thải, hấp thụ CO2
+ Nuôi dưỡng hệ sống


-

+ Tạo sinh kế, văn hóa, giáo dục
e) Mất khả năng kiểm soát loài (đặc biệt loài ngoại lai), không tự bảo vệ được.
- Sự du nhập của các loài ngoại lai sẽ chiếm hết không gian dinh dưỡng
hoặc ăn thịt các loài bản địa
Ví dụ:
-

Có khoảng 4600 loài thực vật đã được du nhập vào tuần đảo

Hawai, nhiều gấp 5 lần các loài bản địa (ST.John, 1973)
-

Thỏ nhập vào Châu Úc đã ăn hết các loài cỏ bản địa.
Ốc bươu vàng nhập vào Việt Nam đã sinh sản rất nhanh và tàn

phá lúa mạnh.
-


Trinh nữ đầm lầy (cây Mai Dương) xâm lấn đã hủy diệt nhiều hệ

thực vật bản địa ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam
f) Nhạy cảm hơn với bệnh, tổn thương nhiều hơn vì bệnh ; Xuất hiện bệnh mới
(du nhập, từ sinh vật sang người…)
Các loại dịch bệnh có thể là nguy cơ đe dọa đối với các loài thú quý hiếm.
Năm 1997, quần thể cuối cùng của loài chồn chân đen (Mustela nigrepes)
trong tự nhiên đã bị tiêu diệt bởi virus gây bệnh sốt ho của chó nhà và một
số gia súc khác (Thorne and William, 1988).
Dịch bệnh cúm gà H5N1 lây lan sang người và gây hại cho người
g) Mất toàn bộ, khủng hoảng hệ sinh thái (Sa mạc hóa, phì dưỡng…)
Các mối đe dọa lớn đến động vật hoang dã:
Mất, chuyển đổi, phân mảnh, thu hẹp, suy thoái vùng sinh cư tự nhiên:


-

+Yếu tố tự nhiên: động đất, cháy rừng tự nhiên, bão, lụt, dịch
bệnh, sâu bệnh
+ Do sản xuất nông nghiệp,
+ Cháy rừng
+ Chiến tranh tàn phá, đặc biệt là chiến tranh hóa học
+ Chuyển đổi mục đích sử dụng đất: xây dựng hạ tầng, hồ chứa,
phá rừng lấy đất chăn nuôi, phá rừng để trồng café ở Tây Nguyên..
+ Chặt phá rừng, đốt
nương làm rẫy
Biến đổi khí hậu:
+ Thay đổi yếu tố sinh thái, Xáo trộn chế độ ngủ đông của động
vật có vú, bò sát, lưỡng cư, côn trùng
+ Thay đổi môi trường sống, thay đổi lượng mưa trung bình và

thay đổi lớn theo mùa. Dịch chuyển ranh giới đới,vùng khí hậu,
+ Động vật hoang dã nhạy cảm với thay đổi độ ẩm tổn hại nhiều
nhất
 Ô nhiễm môi trường: do thuốc trừ sâu, diệt cỏ, phân bón hóa học, hoá chất
độc hại
Gây hại cho thực vật, côn trùng và loài gặm nhấm.
• Nhiều chất chất độc hại đối với động vật hoang dã, như PCBs, thủy
ngân, xăng dầu theo sản phẩm, dung môi, chất chống đông….
• Ô nhiễm dầu tại các vùng cửa sông ven bờ, nơi có tàu thuyền hoạt
động đang đáng báo động


-

 Khai thác, săn bắn câu trộm: do áp lực dân số, nghèo khổ
• Khai thác quá mức phục hồi: giảm đa dạng sinh học
• khai thác hủy diệt: nổ mìn khai thác thủy sản, dùng hóa chất để khai
thác ở các vùng ven biển
• Khai thác sử dụng bất hợp lí, gây tổn thương phần vòng đời nhạy
cảm
• Quản lý rừng yếu kém

Rủi ro

• Tai biến thiên nhiên: Lũ lụt, động đất, núi lửa, sét, cháy rừng
• Tai nạn gây tử vong: Đụng xe, va chạm cửa sổ (chim), va chạm với
tàu (cá voi)….
• Du nhập loài ngoại lai ảnh hưởng trực tiếp qua việc cạnh tranh, ăn
mồi hoặc gián tiếp qua ký sinh trùng, xói mòn nguồn gen bản địa,
thay đổi nơi sinh cư với các loài bản địa, du nhập vào nhiều bệnh lạ

 Lãng quên

Các nhóm sinh vật dễ bị tuyệt chủng:
o Có vùng phân bố địa lý hẹp o Chỉ tồn tại với một/vài quần thể,
kích thước nhỏ, mật độ thấp, đang bị suy giảm về số lượng, sống
bầy đàn vĩnh cửu hoặc tạm thời
o Loài đặc trưng tìm thấy ở một môi trường ổn định/ di cư theo mùa
o Cần vùng cư trú rộng lớn, Có nơi sống đặc trưng o Kích thước
cơ thể lớn, không có khả năng di chuyển tốt, có ít biến dị di truyền
o Là đối tượng săn bắt và hái lượm của con người
6. Nêu và phân tích các nhân tố gây ô nhiễm hóa học môi trường nước?


-

a. Ô nhiễm nước là sự thay đổi thành phần và chất lượng nước ko đáp ứng cho
các mục đích sử dụng khác nhau, vượt quá tiêu chuẩn cho phép và ảnh
hưởng đến đời sống con người và sinh vật…..
b. Các tác nhân gây ô nhiễm mt nước:
1.Các ion vô cơ hòa tan.
Nhiều ion vô cơ có nồng độ rất cao trong nước tự nhiên, đặc biệt là trong
nước biển.Trong nước thải đô thị luôn chứa một lượng lớn các ion Cl-,
SO42-, PO43, Na+, K+. Trong nước thải công nghiệp, ngoài các ion kể trên
còn có thể có các chất vô cơ có độc tính rất cao như các hợp chất của Hg,
Pb, Cd, As, Sb, Cr, F...
2.Các chất dinh dưỡng (N,P)
Mặc dù không độc hại đối với người, song khi có mặt trong nước ở nồng độ
tương đối lớn, cùng với nitơ, photphat sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng . khi
hàm lượng photphat trong nước đạt đến mức 0,01 mg/l (tính theo P) và tỷ lệ
P:N:C vượt quá 1:16:100, thì sẽ gây ra hiện tượng phú dưỡng nguồn nước.

3.Sulfat (SO42-)
Các nguồn nước tự nhiên, đặc biệt nước biển và nước phèn, thường có nồng
độ sulfat cao. Sulfat trong nước có thể bị vi sinh vật chuyển hóa tạo ra sulfit
và axit sulfuric có thể gây ăn mòn đường ống và bê tông. Ở nồng độ cao,
sulfat có thể gây hại cho cây trồng.
4.Clorua (Cl-)
Là một trong các ion quan trọng trong nước và nước thải. Clorua kết hợp với
các ion khác như natri, kali gây ra vị cho nước. Nguồn nước có nồng độ
clorua cao có khả năng ăn mòn kim loại, gây hại cho cây trồng, giảm tuổi
thọ của các công trình bằng bê tông,...
Nhìn chung clorua không gây hại cho sức khỏe con người, nhưng clorua có
thể gây ra vị mặn của nước do đó ít nhiều ảnh hưởng đến mục đích ăn uống
và sinh hoạt.
5.Các kim loại nặng
Pb, Hg, Cr, Cd, As, Mn,...thường có trong nước thải công nghiệp. Hầu hết
các kim loại nặng đều có độc tính cao đối với con người và các động vật
khác.
Chì (Pb): chì có trong nước thải của các cơ sở sản xuất pin, acqui, luyện
kim, hóa dầu. Chì có khả năng tích lũy trong cơ thể, gây độc thần kinh, gây


-

chết nếu bị nhiễm độc nặng. Chì cũng rất độc đối với động vật thủy sinh.
Các hợp chất chì hữu cơ độc gấp 10 – 100 lần so với chì vô cơ đối với các
loại cá.
Thủy ngân (Hg): thủy ngân là kim loại được sử dụng trong nông
nghiệp (thuốc chống nấm) và trong công nghiệp (làm điện cực). Nhiều loại
nước thải công nghiệp có chứa thủy ngân ở dạng muối vô cơ của Hg(I),
Hg(II) hoặc các hợp chất hữu cơ chứa thủy ngân. Thủy ngân là kim loại

nặng rất độc đối với con người. Asen (As): asen trong các nguồn nước có
thể do các nguồn gây ô nhiễm tự nhiên (các loại khoáng chứa asen) hoặc
nguồn nhân tạo (luyện kim, khai khoáng...). Asen và các hợp chất của nó là
các chất độc mạnh (cho người, các động vật khác và vi sinh vật), nó có khả
năng tích lũy trong cơ thể và gây ung thư.
6.Các chất hữu cơ dể bị phân hủy sinh học.
Trong nước thaỉ sinh hoạt, có khoảng 60-80% lượng chất hữu cơ thuộc loại
dễ bị phân huỷ sinh học.Chất hữu cơ dễ bị phân huỷ sinh học thường ảnh
hưởng có hại đến nguồn lợi thuỷ sản, vì khi bị phân huỷ các chất này sẽ làm
giảm oxy hoà tan trong nước, dẫn đến chết tôm cá. . Các chất hữu cơ bền
vững Các chất hữu cơ có độc tính cao thường là các chất bền vững, khó bị vi
sinh vật phân huỷ trong môi trường.Do có khả năng tích luỹ sinh học, nên
chúng có thể thâm nhập vào chuỗi thức ăn và từ đó đi vào cơ thể con người.
Các chất polychlorophenol(PCPs), polychlorobiphenyl (PCBs:
polychlorinated biphenyls), các hydrocacbon đa vòng ngưng tụ(PAHs:
polycyclic aromatic hydrocacbons), các hợp chất dị vòng N, hoặc O là các
hợp chất hữu cơ bền vững. Các chất này thường có trong nước thải công
nghiệp, nước chảy tràn từ đồng ruộng (có chứa nhiều thuốc trừ sâu, diệt cỏ,
kích thoích sinh trưởng…). Các hợp chất này thường là các tác nhân gây ô
nhiễm nguy hiểm, ngay cả khi có mặt với nồng độ rất nhỏ trong môi trường.
7.Dầu mỡ
Dầu mỡ là chất khó tan trong nước, nhưng tan được trong các dung môi hữu
cơ. Dầu mỡ có thành phần hóa học rất phức tạp. Dầu thô có chứa hàng ngàn
các phân tử khác nhau, nhưng phần lớn là các Hidro cacbon có số cacbon từ
2 đến 26.
Trong dầu thô còn có các hợp chất lưu huỳnh, nitơ, kim loại. Các loại
dầu nhiên liệu sau tinh chế (dầu DO2, FO) và một số sản phẩm dầu mỡ
khác còn chứa các chất độc như PAHs, PCBs,…Do đó, dầu mỡ thường
có độc tính cao và tương đối bền trong môi trường nước. Độc tính và



-

tác động của dầu mỡ đến hệ sinh thái nước không giống nhau mà phụ
thuộc vào loại dầu mỡ.
7. Hiện tượng phú dưỡng và thủy triều đỏ?

1.hiện tượng phú dưỡng.
Hiện tượng phú dưỡng ( eutrophical) là hiện tựong trong nước thừa
các chất dinh dưỡng( N,P..) việc thừa chất dinh dưỡng sẽ làm các động vật
thủy sinh phất triển mạnh mẽ và làm hụt đi lượng oxygen hòa tan trong nước
và sẽ làm cho động vật thủy sinh bị thiếu hụt oxygen mà chết đi, chưa kể đến
việc sau khi các thực vật thủy sinh chết đi đồng loạt với 1 khối lượng lớn sẽ
gây hôi thối khu vực nước đó, thường thì hiện tượng này xảy ra ở các khu
nước ứ đọng không lưu thông và có diện tích nhỏ, ngoài ra nó cũng xuât hiện
ở những vùng nông nghiệp nơi sử dụng phân bón, nước hồi quy từ các khu
vực nông nghiệp thường chứa hàm lượng dinh dưỡng cao.
Nguyên nhân gây phú dưỡng là sự thâm nhập một lượng lớn N, P từ
nước thải sinh hoạt của các khu dân cư, sự đóng kín và thiếu đầu ra của môi
trường hồ. Sự phú dưỡng nước hồ đô thị và các sông kênh dẫn nước thải gần
các thành phố lớn đã trở thành hiện tượng phổ biến ở hầu hết các nước trên
thế giới. Hiện tượng phú dưỡng hồ đô thị và kênh thoát nước thải tác động
tiêu cực tới hoạt động văn hoá của dân cư đô thị, làm biến đổi hệ sinh thái
nước hồ, tăng thêm mức độ ô nhiễm không khí của đô thị.
Khi các hồ gia tăng chất dinh dưỡng, các loài tảo phát triển mạnh sẽ
hạn chế ánh nắng mặt trời. Với hồ phú dưỡng, lượng oxy hòa tan tăng đáng
kể khi trời tối do sự hô hấp của tảo, gây thiếu oxy cho các sinh vật thủy sinh.
Hiện tượng phú dưỡng có thể gây ra cạnh tranh giữa các loài trong hệ sinh
thái, gây ra sự thay đổi trong thành phần loài của hệ sinh thái. Ngoài ra, một
số tảo nở hoa có chứa các hợp chất độc hại, tác động lên chuỗi thức ăn, dẫn

đến tử vong ở động vật.
Đối với con người, nhiều vùng sử dụng nước ao hồ để cung cấp cho sinh
hoạt hàng ngày. Nhưng do nước chứa nhiều thực vật trôi nổi làm cản trở việc
làm sạch, gây ảnh hưởng trực tiếp đến nguồn cung cấp nước cho người dân.
Đồng thời hiện tượng tảo phân hủy gây mùi khó chịu làm các hoạt động bơi
thuyền, câu cá giảm đáng kể, ảnh hưởng tới du lịch và giải trí.
2.hiện tượng thủy triều đỏ.


-

Thủy triều đỏ” là thuật ngữ chỉ sự nở hoa của các loài vi tảo biển. Đây
là một hiện tượng tự nhiên xảy ra do mật độ tế bào vi tảo gia tăng lên đến
hàng triệu tế bào/lít (thông thường có khoảng 10 - 100 tế bào vi tảo/ml,
nhưng trong trường hợp “nở hoa” mật độ có thể lên trên 10.000 tế bào/ml)
làm biến đổi màu của nước biển từ xanh lục đậm, đỏ cho đến vàng xám
(người dân ven biển thường gọi là nước cám, nước mùn cưa).
Nguyên nhân của hiện tượng trên có liên quan đến các yếu tố môi
trường như: nhiệt độ, độ mặn và hàm lượng muối dinh dưỡng cũng như các
trường khí - thủy văn. Ngoài ra, các chất thải từ hoạt động của con người
như nuôi trồng thủy sản thiếu quy hoạch, sự phát triển của các nhà máy chế
biến thủy sản, hóa chất… cũng là một trong các nguyên nhân dẫn đến sự
hình thành Thủy triều đỏ.
- Hầu hết các loài vi tảo biển nở hoa thường đưa đến hậu quả làm cho môi
trường xấu đi, hàm lượng oxy hòa tan suy giảm nhanh chóng, gây ảnh hưởng
nghiêm trọng đến đời sống thủy sinh vật. Đến nay, các nhà khoa học đã xác
nhận có khoảng 300 loài vi tảo biển đã hình thành sự nở hoa làm thay đổi màu
nước biển. Trong đó có khoảng 1/4 loài (70 - 80 loài) gây hiện tượng nở hoa
có khả năng sản sinh độc tố đang là mối đe dọa đến khu hệ động vật và thực
vật tự nhiên ở nước, nghề nuôi trồng thủy sản và sức khỏe của con người

(nguyên nhân do độc tố tảo có thể được tích lũy trong vài loài động vật thân
mềm sò, ốc hay cá… và không bị phá hủy trong quá trình đun nấu, không ảnh
hưởng đến mùi vị của thực phẩm.
8. Ô nhiễm đất do phân bón và hóa chất bảo vệ thực vật?
1.ô nhiễm đất do phân bón.
Phân bón là những bổ sung cho đất được dùng để thúc đẩy cây cối phát
triển; các loại chất dinh dưỡng có trong phân bón là nitơ (N), phốt pho (P),
và kali (K) (đó là các “chất dinh dưỡng”) và các chất dinh dưỡng khác (“vi
chất dinh dưỡng”) được thêm vào với những số lượng nhỏ. Phân bón thường
được dùng rải trực tiếp trên đất, và cũng được phun trên lá (“dinh dưỡng qua
lá”).
Do phân bón vô cơ:


-

Để tăng năng suốt cây trồng, người dân thường sử dụng các lạo phân
bón như: phân đạm, kali,phân lân…Nhưng:
Khi bón nhiều phân lân sẽ làm tăng hàm lượng Flo trong đất và
sẽ làm ô nhiễm đất khi hàm lượng của nó đạt tới 10 mg/1kg đất.
Trong các chất thải của nhà máy sản xuất phân lân có chứa 96,9%
các chất gây ô nhiễm mà chủ yếu là Flo. Flo trong đất sẽ được tích lũy
bởi thực vật, Flo gây độc cho người và gia súc, kìm hãm hoạt động của
một số enzyme, ngăn quá trình quang hợp và tổng hợp protein ở thực
vật.
Việc bón thúc đạm sẽ làm cho hàm lượng nitrat tích lũy trên mặt
đất và làm giảm chất lượng nước. Khi bón đạm cho cây trồng từ phân
khoáng và phân hữu cơ thì sẽ có một lượng khí thải đưa vào không khí.
Trước hết là khí NH3 làm ô nhiễm môi trường không khí, ngoài ra còn
khí NO2 làm ảnh hưởng đến tầng ôzôn, thường số lượng khí N2O sản

sinh ra từ phân bón là 15%.
Ngoài ra, hiện tượng thừa đạm sẽ làm cho bộ phận của cây, nhất
là các cơ quan sinh trưởng sẽ phát triển mạnh, tạo thêm nguồn thức ăn
cho nhiều loài vi sinh vật gây hại. Đạm thừa làm cho vỏ tế bào cây trở
nên mỏng, tạo điều kiện dễ dàng cho một số loài vi sinh vật gây bệnh
xâm nhập, kích thích một số loài vi sinh vật trong đất xâm nhập vào rễ
và gây hại cho cây. Sâu bệnh xuất hiện nhiều làm số lần phun thuốc
tăng theo cũng làm ô nhiễm môi trường.
Do phân bón hữu cơ:


×