Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

PHÂN TÍCH về NGUYÊN vật LIỆU NHỰA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (222.35 KB, 10 trang )

PHÂN TÍCH VỀ NGUYÊN VẬT LIỆU NHỰA
I. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU ĐỀ TÀI
Để có thể thực hiện các được các mục tiêu trên Công ty cần phát huy tất cả các thuận lợi
đang có của mình nhằm vượt qua các khó khăn. Tuy nhiên, trong một nền kinh tế thị trường
đầy tính cạnh tranh và nhiều sự thay đổi biến động như hiện nay, khả năng xảy ra các yếu tố
rủi ro làm công ty không đạt mục tiêu trên sản xuất kinh doanh, đặc biệt trong khâu quản lý
nguyên vật liệu (nguyên liệu đầu vào) của công ty là hoàn toàn có thể xảy ra.
Qua việc tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty sẽ cho phép nhận dạng
các rủi ro làm ảnh hưởng đến việc thực hiện mục tiêu cuả công ty. Xem xét các biện pháp
phòng ngừa và nếu có thể sẽ đưa ra một số kiến nghị phòng ngừa rủi ro cho công ty trong thời
gian sắp tới.
Mục đích, ý nghĩa của đề tài:
• Tìm hiểu hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty, đặc biệt là khâu quản lý
nguyên vật liệu, đồng thời xem xét các phương pháp phòng ngừa rủi ro hiện có của
công ty.
• Phát hiện các rủi ro và kiến nghị biện pháp phòng ngừa rủi ro cho công ty.
II. NHẬN DẠNG RỦI RO CÔNG TY
Trong hơn 10 năm qua, công ty cổ phần nhựa Bình Minh phát triển khá nhanh với tốc
độ tăng trưởng hàng năm đạt 25-30%. Tuy nhiên từ đầu năm 2008 đến nay công ty này đang
phải gồng mình hứng chịu nhiều đợt tăng giá nguyên liệu khiến cho các doanh nghiệp sản
xuất nhựa nói chung, công ty Cổ phần nhựa Bình Minh nói riêng chịu rất nhiều ảnh hưởng,
sản xuất cầm chừng thậm chí phải chấp nhận lỗ vì không dám tăng giá sản phẩm.
Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do nguồn cung cấp nguyên vật liệu nhựa
chủ yếu được nhập khẩu từ nước ngoài. Thách thức lớn nhất mà Công ty đang phải đối đầu là
nguồn cung cấp nguyên liệu phụ thuộc rất lớn vào nguồn nhập khẩu và sự biến động không
ngừng về giá nguyên vật liệu.
+ Nguyên vật liệu mua trong nước: công ty mua nguyên vật liệu từ hai nhà máy là
công ty TNHH Nhựa và hoá chất TPC Vina(TPC Vina) công suất 250.000 tấn
PVC/năm; công ty Liên doanh Hoá chất LG(LG vina) công suất 150.000 tấn nguyên
liệu DOP/năm. Quá thấp so với nhu cầu rất lớn của ngành nhựa Việt Nam.



+ Nguyên vật liệu mua từ nước ngoài: do nguyên liệu sản xuất trong nước chỉ mới
đáp ứng được khoảng 7% -8% nhu cầu cùa công ty nên mỗi năm công ty phải nhập
khẩu gần 100% các loại nguyên liệu như PE, PP, ABS, PC, PS…từ Trung Quốc,
Thái Lan và các nước Trung Đông. Bên cạnh đó nguồn cung cấp nguyên vật liệu ở
các nước Trung Đông ngày càng khan hiếm do biến động chính trị và giá ngoại tệ
lên xuống thất thường.
+ Hầu hết các các loại nguyên liệu nhựa được sản xuất từ dầu mỏ và khí đốt nên giá
nguyên liệu nhựa chịu tác động trực tiếp từ giá các mặt hàng này chẳng hạn như
những biến động về tình hình kinh tế, chính trị tại các nước sản xuất dầu mỏ hàng
đầu thế giới như: Iran, Iraq, Kuwait, Ảrập Saudi,... có ảnh hưởng rất lớn đến giá cả
nguyên vật liệu nhựa.
Trong điều kiện hiện nay, việc sử dụng hợp lý và tiết kiệm nguyên vật liệu có hiệu quả
ngày càng được coi trọng. Công ty cần hoạch định làm sao để cùng một khối lượng nguyên
vật liệu, có thể sản xuất ra nhiều sản phẩm nhất không những có giá thành thấp nhất mà vẫn
đảm bảo chất lượng. Do vậy công tác quản lý nguyên vật liệu là vấn đề tất yếu, khách quan
và cần thiết cho mọi phương thức sản xuất kinh doanh. Việc quản lý có tốt hay không phụ
thuộc vào khả năng và trình độ của cán bộ quản lý.
III.

ĐO LƯỜNG RỦI RO
Bất cứ một công ty nào cũng có một nguồn lực giới hạn và các rủi ro trong hoạt động

sản xuất kinh doanh thì rất đa dạng, rất nhiều. Vì vậy, việc đo lường rủi ro là một công việc
hết sức quan trọng trong công tác quản trị rủi ro vì nó sẽ liên quan đến việc đánh giá mức độ
nghiêm trọng của rủi ro cũng như việc tìm ra các rủi ro nào quan trọng nhất và ưu tiên các
biện pháp hạn chế chúng trong nguồn lực cho phép của công ty.
1. Thang đo định tính
 Các giả định cần thiết:
Lợi nhuận gộp của công ty: Doanh thu thay đổi chỉ chịu tác động của giá vốn hàng

bán, giả định các nhân tố khác không đổi.
Giá vốn hàng bán nguyên vật liệu: chịu tác động của 3 nhân tố: chi phí nguyên vật
liệu trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp, chi phí quản lý phân xưởng. Trong đó giả định rằng
giá vốn hàng bán chỉ chịu tác động của chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, các chi phí khác
không đổi.


Chi phí nguyên vật liệu: giả định chi phí nguyên vật liệu chỉ chịu tác động của 4 nhân
tố: quan hệ cung cầu trên thị trường, tỷ giá hối đoái, lãi suất và lạm phát
STT

1.

Tiêu chí
-

Phân tích ảnh hường
Ảnh hưởng đến lợi nhuận

-

Giá vốn hàng bán của sản

Giá nguyên vật liệu tăng

phẩm tăng => nhu cầu sẽ

Đánh giá

Cao


giảm dần
=> Khó khắc phục
- Chất lượng sản phẩm không
2.

Nguyên vật liệu không đủ
chất lượng

đạt yêu cầu
- Ảnh hưởng đến doanh thu,

Cao

mức lãi
=> Khó khắc phục được
- Chi phí cao

4.

Nguyên vật liệu hoàn toàn
ngoại nhập

-

Ảnh hưởng mạnh bởi tỷ giá

-

Nguồn nguyên vật liệu không

ổn định

-

Cao

Việc nhận hàng nhập khẩu tại
cảng còn nhiều bất cập

5.

6.

Nguyên vật liệu bị cấm/đang

=> Khó khắc phục
- Sản xuất bị trì trệ

trong thời gian được yêu cầu

-

Ảnh hưởng đến doanh thu

kiểm tra toàn bộ loại nguyên

-

Nhân công không có việc làm


vật liệu này

=> Khó khắc phục
- Dễ hư hỏng, ảnh hưởng chất

Nguyên vật liệu tồn kho nhiều

lượng sản phẩm
-

Chi phí bảo quản tăng

=>Dễ khắc phục

Cao

Thấp


2. Thang đo định lượng về sự biến động của giá
nguyên vật liệu:
ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ ĐẾN
GIÁ VỐN HÀNG BÁN VÀ DOANH THU
TỶ GIÁ
2006
2007
2008

QUÝ 1


QUÝ 2

QUÝ 3

QUÝ 4

15930
16023
16120

15997
16136
16844

16009
16100
16620

16051
16027
17486

Xác suất
Tăng
Giảm
K.tb
Độ biến thiên
Độ lệch chuẩn

64%

36%

2006

2007

2008

100%
0%
64%
23.14%
48.10%

33%
67%
45%
2.68%
16.36%

67%
33%
55%
2.68%
16.36%

Nhìn vào sồ liệu bên ta có thể thấy được
biến động tỷ giá đã có tác động đáng kể đến
GVHB và Doanh thu của công ty qua các
quý từ năm 2006 đến 2008.

Cụ thể như sau:
+ Dựa vào bảng phân phối xác suất và biểu đồ
biến động tỷ giá ta có thể thấy được rằng vào:
vào năm 2006 tỷ giá biến động theo chiếu
hướng tăng điều này báo động trước rủi ro tăng
giá nhập khẩu của công ty và cụ thể hóa qua độ
lệch chuẩn vào năm 2006 ở mức: 48.1%. Điều
này đã tác động rất nhiều đến GVHB trong
năm 2006 (tăng 15% so với năm 2005). Và vào
thời điểm 2007 và 2008 tỷ giá tồn tại những
biến động trái chiều nhau giữa các quý , điều
này phần nào giúp cho mức rủi ro do tỷ giá
mang lại thấp hơn so với năm 2006.
+ Điều này lại được khẳng định vào những
diễn biến năm 2007, từ việc tỷ giá tăng từ
16.023 lên 16.136 đã làm cho GVHB của công
ty tăng lên đáng kể (44% so với quý 1/2007)
và điều ngược lại chúng ta có thể thấy đó là từ
quý 4/2006 đến quý 1/2007 tỷ giá đã giảm 28
điểm kéo theo đó là sự đảo chiều của GVHB từ
96.291 xuống còn 87.716 tr.
+ Tuy nhiên mối quan hệ giữa tỷ giá và GVHB
không phải lúc nào cũng phản ánh đúng thực
100% mà bên cạnh đó GVHB của công ty còn
chịu tác động bởi các yếu tố khác: cung cầu ,
lãi suất, … Dựa vào diễn biến năm 2008, ta có
thể thấy được rằng tuy tỷ giá đã tăng đột biến
tại quý 4 (do NHNN quyết định điều chỉnh
biên độ dao động tỷ giá từ +/- 3% lên +/- 5%)
thế nhưng GVHB tại thời điểm này lại giảm


bởi vào giai đoạn này NHNN đã có chính
sách thay đổi LSCB làm giảm áp lực đầu
vào của NVL và phần nào tác động kịp thời
giúp cho GVHB không tăng đột biến.


ĐO LƯỜNG TÁC ĐỘNG CỦA LÃI SUẤT ĐẾN
GIÁ VỐN HÀNG BÁN VÀ DOANH THU

Lãi suất
2006
2007
2008

QUÝ 1
8.25%
8.25%
8.75%

Tăng
Giảm
Ko đổi
K.tb
Độ biến thiên
Độ lệch chuẩn

QUÝ 2
8.25%
8.25%

12.00%

Xác suất
18%
18%
64%

QUÝ 3
8.25%
8.25%
14%

2006
2007
0
0
0
0
100% 100%
64%
64%
23.1% 23.1%
48.1
48.1%
%

QUÝ 4
8.25%
8.25%
8.50%

2008
33%
67%
0
15%
4.8%

Bên cạnh yếu tố tỷ giá thì lãi suất cũng được xem
như một yếu tố ảnh hưởng đến giá nguyên vật
liệu của công ty:
Cụ thể như sau:

+ Dựa vào bảng phân phối xác suất và biểu đồ
biến động tỷ giá ta có thể thấy được rằng vào:
vào năm 2006 và 2007 lãi suất cơ bản được
NHNN giữa nguyên ở mức 8.25% trong suốt 2
năm. Chính nhờ sự ổn định này đã giúp cho
kiểm soát được chi phí sử dụng vốn vay và điều
này một phần nào giúp cho GVHB trong 2 năm
này không có những biến động đáng kể.

+ Nhờ quyết định giữa nguyên LSCB là 8.25%
trong năm 2007, điều này đã tạo ra đòn bẩy tài
chính giúp công ty tận dụng được nguồn vốn
vay giá rẻ nhằm phục vụ cho SX-KD. Do vậy
mà doanh thu của công ty tăng nhanh qua các
21.9%
quý: doanh thu từ quý 1/2007 đến quý 4/2007
đã tăng 110% đây là một con số đáng kể. Có thể
thấy rằng LSCB năm 2007 là không đổi tuy

nhiên GVHB vẫn tăng điều này chứng tỏ bên
cạnh LSCB GVHB còn chịu tác động bởi một
vài yếu khác và LSCB chỉ phản ánh ở một phần
nào đó mà thôi.
+ Bước vào năm 2008, LSCB tăng lên đột biến
từ 8.75% lên 14% điều này là dấu hiệu cảnh báo
công ty phải gánh chịu những khoản chi phí vay
khá cao từ trước đến nay điều này được phản
ánh ngay đó là GVHB vào quý 2/2008 đã tăng
12% so với quý 1/2008. Tuy nhiên trong đồ thị
ta lại thấy khoản mục GVHB lại giảm trong
năm 2008, là do công ty đã đi trước một bước,
đã chuẩn bị một lượng hàng tồn kho khá lớn
tăng 36.5% so với năm 2007. Thế nhưng chính
sự gia tăng liên hoàn của LSCB đã dẫn đến chi
phí đầu vào tăng cao đồng thời nhu cầu vào
cuối năm 2008 giảm mạnh đã làm cho doanh
thu giảm liên tục trong các quý cuối năm 2008.


Sắp xếp các ưu tiên rủi ro
Theo kết quả đo lường trên ta có thể sắp xếp thứ tự ưu tiên các rủi ro:
1.

Nguồn cung cấp nguyên vật liệu

2.

Biến động giá thành nguyên vật liệu


3.

Quản lý tồn kho nguyên vật liệu
2.1 Kết luận

Theo thứ tự sắp xếp ưu tiên về mức độ ảnh hường của rủi ro về nguyên vật liệu đối với
tình hình sản xuất của công ty như trên ta thấy rằng giá nguyên vật liệu ảnh hưởng mạnh mẽ
đến hoạt động của Công ty (đặc bi ệt là khoản mục giá vốn hàng bán ). Rủi ro về sự tăng giá
nguyên vật liệu là rủi ro mà công ty cần quan tâm nhất. Bên cạnh đó, rủi ro về nguyên vật liệu
hoàn toàn ngoại nhập, không đủ chất lượng, nguyên vật liệu bị thất thoát trong quá trình sản
xuất… đều góp phần gây ra các rủi ro làm giảm doanh thu và lợi nhuận của công ty
IV. KIỂM SOÁT RỦI RO
1. Phân tích các rủi ro mà công ty sẽ phải đối mặt
Sau đây là bảng thống kê phân tích theo 5 mắc xích quan trọng của các rủi ro có thể
phát sinh trong quá trình hoạt động đặc biệt khâu quản lý nguyên vật liệu đầu vào nhằm
đưa ra những giải pháp kiểm soát hợp lý cho doanh nghiệp.
Mắc xích

Mối hiểm
hoạ

Nguồn cung cấp

Biến động giá nguyên

Quản lý tồn kho

nguyên vật liệu
vật liệu
+ Nguyên vật liệu chủ + Quan hệ cung cầu trên


nguyên vật liệu
+ Địa bàn quản lý nguyên vật

yếu nhập khẩu từ nước thị trường

liệu: trực tự an ninh, đường

ngoài.

xá cầu cống, hệ thống báo

+ Tỷ giá hối đoái

+ Đối với ngành nhựa + Lãi suất

cháy…

trong nước, các doanh + Lạm phát.

+ Tiến độ sản xuất, vận

nghiệp chế biến nguyên

chuyển…

vật liệu nhựa phải nhập

+ Số lượng nguyên vật liệu,


nguyên liệu nhựa thô,

chủng loại nguyên vật liệu và

công nghệ sản xuất còn

đặt tính lý hoá.

lạc hậu, trình độ quản lý
Yếu tố

thấp.
+ Uy tín của công ty đối + Chính sách kiểm soát

+ Chính sách mua hàng của


môi
trường

với nhà cung cấp nước

lãi suất, tỷ giá ngoại hối

doanh nghiệp

ngoài

của chính phủ.


+ Chinh sách định mức hàng

+ Khả năng dự báo và

+ Hàng rào thuế quan

tồn kho nguyên vật liệu

sự am hiểu về thị

+ Ngân hàng

+ Khả năng quản lý, sắp xếp,

trường nguyên liệu

+Biến động giá dầu mỏ

phân loại nguyên vật liệu.

nhựa của công ty.
+ Vốn lưu động của

trên thế giới
+Tỷ giá biến động

+ Có thể bị mất mát, cháy nổ.

doanh nghiệp tăng, do


+ Khả năng tài trợ xuất

+ Hư hỏng và biến chất đối

nhập khẩu từ phía ngân

với nguyên vật liệu

hàng đối với công ty.

+ Tồn kho quá nhiều hoặc

Sự tương phải tăng các khoản chi
tác

phí ứng trước tiền cho
nhà cung cấp nguyên

Kết quả

Hậu quả

thiếu hụt.

vật liệu.
+ Bị động trong nguyên

+ Chi phí nguyên vật liệu + Quá trình sản xuất kinh

vật liệu nhựa phải nhập


biến động mạnh (thường

doanh bị gián đoạn (thiếu

khẩu.

có xu hướng tăng).

nguyên vật liệu).

+ Khó khăn trong việc

+ Khả năng sử dụng vốn lưu

quay vòng vốn lưu

động kém do dự trữ thừa

động.
+ Tốc độ tăng của giá

+ Tốc độ tăng của giá

nguyên vật liệu.
+ Không sử dụng được nguồn

vốn hàng bán nhanh

vốn hàng bán nhanh


nguyên vật liệu chất lượng

nhưng tốc độ tăng

nhưng tốc độ tăng doanh

kém.

doanh thu chậm dẫn đến thu chậm dẫn đến tốc độ

+ Sản xuất ra thành phẩm

tốc độ lợi nhuận gộp

không đáp ứng tiêu chuẩn 

giảm.

lợi nhuận gộp giảm.

tốn thêm chi phí giảm giá
hàng bán hay hàng bán bị trả
lại  DT thuần giảm.


2. Kiểm soát rủi ro
Kiểm soát rủi ro là một trong các bước quản trị rủi ro, nó giúp nhà quản trị kiểm soát và
đưa ra các biện pháp nhằm tránh, hạn chế hoặc từ bỏ chúng. Kiểm soát rủi ro tốt, giúp công ty
đạt những mục tiêu đề ra.

2.1 Nguồn cung cấp nguyên vật liệu
Công ty có thể giảm thiểu rủi ro bằng cách tạo uy tính với các nhà cung cấp nguyên vật
liệu nhựa trong và ngoài nước bằng việc thanh toán tiền đúng hạn, cam kết hợp tác lâu dài,
tăng cường hỗ trợ, đầu tư phát triển các nhà máy sản xuất nguyên vật liệu nhựa ở Việt Nam.
Hoặc là liên kết với ngành dầu khí và hoá chất phục vụ cho mục tiêu phát triển nguồn
nguyên liệu ổn định về số lượng và giá thành. Hiện nay dự án phân xưởng Polypropylence
nằm trong tổ hợp lọc dầu Dung Quất sẽ đi vào hoạt động vào tháng 6/2010 là một thuận lợi
rất lớn cho công ty trong việc tận dụng nguồn khí propylene từ quá trình lọc hóa dầu của Nhà
máy Lọc dầu Dung Quất để làm ra các loại nguyên liệu phục vụ sản xuất sản phẩm nhựa, bao
bì..
2.2 Biến động giá thành nguyên vật liệu
Ngăn ngừa tổn thất:
Công ty cần đưa kế hoạch dự trữ hàng một cách hợp lý nhắm đáp ứng nhu cầu sản xuất
kinh doanh trước những biến động của thị trường giá nguyên vật liệu. Việc lưu trữ sẽ giúp
công ty tránh được khủng hoảng nguyên vật liệu đồng thời có thể tạo lợi thế cạnh tranh cho
công ty trước những thời điểm khó khăn của thị trường.
Giảm thiểu tổn thất :
Công ty có thể áp dụng phương pháp giảm thiểu rủi ro bằng cách thực hiện thanh toán
hàng hoá cần quan tâm đến tỷ giá hối đoái cũng như thời điểm thanh toán và hình thức thanh
toán hợp đồng một cách xác địng rõ ràng, tránh tình trạng tỷ giá thay đổi làm bất lợi cho công
ty sau này để giảm thiểu rủi ro.
Để giảm thiểu được những mức tăng giảm bất thường của mức giá thị trường công ty
có thể sử dụng các hợp đồng phụ như: Futures, Forwards, Options,… trong việc mua bán
nguồn nguyên liệu của mình đồng thời giảm thiểu được phần nào rủi ro biến động giá.
Đa dạng hóa:
Trước một danh mục nhu cầu nguyên liệu dày đặc, công ty có thể chọn phương thức
đa dạng hóa đầu mối nhập khẩu để có thể giảm thiểu rủi ro về giá. Nghĩa là với những loại


nguyên liệu giống nhau công ty có thể nhập khẩu từ nhiều công ty, từ nhiều nước khác nhau

để tránh được sự đảo giá của thị trường. Điều nay về lâu dài sẽ giúp cho công ty tạo được mối
quan hệ với nhiều nhà xuất khẩu khác nhau đây có thể xem là một lợi thế cạnh tranh của công
ty trước các đối thủ.
Trung hòa rủi ro
+ Hình thức Hedging là phương pháp thường được sử dụng để ngăn chặn các rủi ro xuất
hiện khi giá nguyên vật liệu hay tỷ giá hối đoái thay đổi. Do nguyên liệu nhập khẩu chủ yếu
từ nước ngoài nên khi tỷ giá thay đổi, các hợp đồng tương lai cho phép ngăn chặn những rủi
ro này. Một hợp đồng tương lai là một hợp đồng mua hoặc bán một khoản ngoại tệ cố định tại
một thời điểm trong tương lai, ví dụ như 6 tháng. Hợp đồng được mua bán trên thị trường
tương lai tại mức giá phụ thuộc vào sự đánh giá của bên đối tác và doanh nghiệp về tỷ giá hối
đoái trong tương lai giữa đồng bản tệ và những đồng tiền khác.
2.3 Quản lý tồn kho nguyên vật liệu
Nguyên vật liệu là một vấn đề cần phải đề cập và kiểm soát rủi ro trước tiên vì nó liên
quan đền sự sống còn của công ty. Hiện nay giá nguyên vật liệu chiếm 75% giá thành công
xường của sản phẩm, trong đó giá nhựa(nguyên vật liệu chính) chiếm 65% giá thành công
xưởng của sản phẩm, hơn 95% các nguyên vật liệu để sản xuất đều phải nhập từ nườc ngoài.
Để việc nguyên vật liệu được nhập về đúng hạn, công ty cần phải có biện pháp cụ thể
xác định nhu cầu vật tư cần thiết cho từng đợt sản xuất. Với việc xác định đúng lượng đầu tư
và công việc quản trị tồn kho tốt sẽ giúp cho công ty có đủ nguồn vật tư liên tục cho tiến trình
sản xuất. Tuy nhiên công tác dự báo nhu cầu của khách hàng là rất quan trọng vì việc xác
định nhu cầu nguyên vật liệu còn phụ thuộc rất lớn vào nhu cầu đặt hàng của khách hàng, do
vậy các nhà chiến lược cần xác định được nhu cầu cũng như sự gia tăng của ngành nhựa
trong thời gian cụ thể.
V. TÀI TRỢ RỦI RO
Nguồn cung cấp nguyên vật liệu
Doanh nghiệp sẽ phải dự trữ nguồn nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất, duy trì
hoạt động thường xuyên của nhà máy. Chính vì lý do đó, công ty có thể tự bảo hiểm cho rủi
ro về nguồn cung cấp nguyên vật liệu bằng cách ký hợp đồng mua nguyên vật liệu dài hạn
với nhà cung cấp, đảm bảo thanh toán tiền đúng hạn, tạo uy tính tốt đối với nhà cung cấp
nguyên vật liệu.



Biến động giá thành nguyên vật liệu
Ví dụ: Đầu năm 2008 Công ty đã ký hợp đồng mua nhựa theo giá tại thị trường thế giới
là 1.850USD/tấn/năm. Tại thời điểm giao hàng và thanh toán tháng 3/2008 giá nhựa trên thị
trường là 2.000USD/tấn/năm, độ chênh lệch là 150USD/tấn. Theo thoả thậun công ty sẽ
thanh toán cho nhà cung cấp thêm 75USD/tấn. Ngược lại tại thời điểm giao hàng và thanh
toán tháng 6/2008 giá nhựa trên thị trường là 1.700USD/tấn, độ lệch là (150)USD/tấn. Theo
thoả thuận công ty sẽ được bớt 75USD/tấn, giá thanh toán của công ty chỉ còn là
1.775USD/tấn.
Như vậy công ty có thể mua bảo hiểm cho các hợp đồng mua bán nguyên vật liệu để
hạn chế rủi ro biến động giá có thể xảy ra trong tình hình thị trường giá nguyên vật liệu nhựa
biến động không ngừng.
Ngoài ra doanh nghiệp cần chủ động lập các khoản dự phòng tăng giá nguyên vật liệu
để bù đắp cho doanh nghiệp khi giá nguyên vật liệu nhựa tăng.
Quản lý tồn kho nguyên vật liệu
Trường hợp cháy nổ.
Nguyên vật liệu nhựa và các phụ gia là một chất liệu dể phản ứng và gây ra cháy nổ.
Chính vì vậy để bảo hiểm cho rủi ro này cần trích một khoản chi phí từ doanh thu hoặc từ các
nguồn quỹ của công ty để trang bị một hệ thống phòng chống cháy nổ an toàn và hiệu quả,
đào tạo huấn luyện nhân viên trong việc phòng và chóng cháy nổ doanh nghiệp, đầu tư nguồn
kinh phí cho việc xây dựng kho bãi thoáng mát, đảm bảo các yếu tố về nhiệt độ, ánh sáng,
môi trường…
Mua bảo hiểm cho người lao động nhằm hạn chế chi phí nằm viện, dưỡng bệnh… khi
xày ra cháy nổ, mua bảo hiểm đói với hàng hoá, nguyên vậ liệu, tài sản trong kho của công ty
nhằm hạn chế tổn thất đến mức thấp nhất.
Các trường hợp khác.
Các trường hợp khác như những thất thoát nguyên vật liệu trong quá trình vận chuyển, nhập
xuất kho hay nguyên vật liệu bị hư, không đảm bảo chất lượng,…Trong những trường hợp
này ta có thể dùng chi phí khác, phải thu người lao động(trong trường hợp người lao động

gây ra thất thoát do không làm đúng quy định hoặc sử dụng nguyên vật liệu cho mục đích cá
nhân) để hạch toán cho những rủi ro đó.



×