Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

luật hô nhân vài gai đình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (136.84 KB, 20 trang )

Chủ đề số 9
LUẬT HÔN NHÂN VÀ GIA ĐÌNH

1


I.Khái niệm
1) Định nghĩa
2)Nguyên tắc của Luật HNGĐ

2


II. MỘT SỐ NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA LUẬT HÔN
NHÂN VÀ GIA ĐÌNH
1) Kết hôn:
• Điều kiện kết hôn:
1) Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên.
2) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định,
không bên nào được ép buộc, lừa dối bên nào, không ai
được cưỡng ép hoặc cản trở.
3) Việc kết hôn không thuộc một trong những trường
hợp cấm kết hôn
3


* Những trường hợp cấm kết hôn:
1) Người đang có vợ hoặc có chồng.
2) Người mất năng lực hành vi dân sự.
3) Giữa những người cùng dòng máu về trực hệ, giữa những người
có họ trong phạm vi ba đời.


? Như thế nào là những người có cùng dòng máu về trực hệ ?
Có họ trong phạm vi 3 đời ?
4) Giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ
nuôi với con nuôi, bố chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, bố
dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng.
5) Giữa những người cùng giới tính.
4


Thủ tục kết hôn.
•Việc kết hôn phải được đăng ký tại Uỷ ban nhân dân
cấp xã nơi cư trú của một trong hai bên kết hôn.
UBND cấp tỉnh thực hiện việc đăng ký kết hôn có yếu
tố nước ngoài.
Việc kết hôn giữa công dân Việt nam với nhau ở nước
ngoài được đăng ký tại cơ quan đại diện ngoại giao, cơ
quan lãnh sự Việt Nam ở nước ngoài.
5


? Như thế nào là kết hôn trái pháp luật?
Việc kết hôn vi phạm một trong những điều kiện kết
hôn kết hôn theo qui định của pháp luật là kết hôn trái
pháp luật.
•? - Những cuộc hôn nhân trái pháp luật mà có yêu cầu
xin ly hôn thì toà án có thụ lý không?
Trong trường hợp không đăng ký kết hôn mà có yêu
cầu ly hôn thì Toà án thụ lý và tuyên bố không công nhận
quan hệ vợ chồng. Nếu có yêu cầu về con cái và tài sản thì
giải quyết như Hậu quả pháp lý của việc huỷ hôn nhân trái

6
pháp luật.


* Hậu quả pháp lý của việc huỷ hôn nhân trái pháp luật
- Khi việc kết hôn trái pháp luật bị huỷ thì hai bên nam,
nữ phải chấm dứt quan hệ như vợ chồng.
- Quyền lợi của con cái được giải quyết như trường hợp
cha mẹ ly hôn.
•- Tài sản được giải quyết theo nguyên tắc tài sản riêng của
ai thì vẫn thuộc quyền sở hữu của người đó; tài sản chung
được chia theo thoả thuận của các bên; nếu không thoả
thuận được thì yêu cầu toà án giải quyết, có tính đến công
sức đóng góp của mỗi bên; ưu tiên bảo vệ quyền lợi chính
đáng của phụ nữ và con.

7


2) Chấm dứt hôn nhân:

? Khi nào thì hôn nhân chấm dứt:

Khi một trong hai bên vợ hoặc chồng chết.
- Về mặt pháp lý hôn nhân được coi là chấm dứt kể từ ngày
người vợ hoặc chồng chết.
Tài sản chung của vợ, chồng được chia đôi, phần tài sản của
người chết đựơc chia cho những người thừa kế. Nếu không có yêu
cầu chia thừa kế thì người còn sống có quyền quản lý tài sản chung
của hai người.

+ Trong trường hợp có phán quyết của Toà án tuyên bố người vợ
(chồng) chết, quan hệ hôn nhân chấm dứt kể từ ngày phán quyết
cuả Toà án có hiệu lực pháp luật.
? Khi một bên bị tuyên bố chết quay trở về thì giải quyết
như thế nào?
8


- Căn cứ phổ biến làm chấm dứt quan hệ hôn
nhân là sự kiện ly hôn.


Sự kiện ly hôn phải được toà án công nhận bằng một bản án

xử cho ly hôn hoặc bằng quyết định công nhận thuận tình ly hôn.
Nói cách khác, ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng trước
pháp luật.

9


+ Quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn:
Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu toà án giải
quyết việc ly hôn.
? Có trường hợp nào hạn chế quyền xin ly hôn không ?

• Trong trường hợp vợ có thai hoặc đang nuôi con dưới
mười hai tháng tuổi thì chồng không có quyền yêu cầu xin
ly hôn.
+ Sau khi thụ lý yêu cầu ly hôn, toà án tiến hành hoà giải

theo qui định của tố tụng dân sự.

10


+ Căn cứ cho ly hôn:


Toà án xem xét yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy

tình trạng trầm trọng, đời sống chung không
thể kéo dài, mục đích hôn nhân không đạt
được thì toà án quyết định cho ly hôn.

11


Tại điểm a khoản 8 của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP ngày 23-12-2000 hướng
dẫn áp dụng một số quy định của Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2000 hướng dẫn
như sau:
a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

- Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau
như người nào chỉ biết bổn phận của người đó, bỏ mặc người vợ hoặc
người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích
của họ hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.
- Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như
thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân
phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ
quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hòa giải nhiều lần.

- Vợ chồng không chung thủy với nhau, như có quan hệ ngoại tình,
đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ
hoặc cơ quan, tổ chức nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có
12
quan hệ ngoại tình.


a.2. Để có cơ sở  nhận định đời sống chung của vợ chồng không
thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ
chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này.
Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hòa giải nhiều lần nhưng
vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ
mặc nhau, hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi, hành hạ, xúc
phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ
chồng không thể kéo dài được.
a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa
vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng;
không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn
trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ,
tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.

13


* Hậu quả của việc ly hôn:
- Nuôi con: Do các bên thoả thuận. Nếu không thoả thuận được thì toà
án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôn căn cứ vào quyền
lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ chín tuổi trở lên thì phải xem
xét nguyện vọng của con.
Về nguyên tắc con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi,

nếu các bên không có thoả thuận khác.
Người không trực tiếp nuôi con có nghĩa vụ cấp dưỡng nuôi con
- Chia tài sản: Việc chia tài sản sau khi ly hôn do các bên thoả thuận;
nếu không thoả thuận đựơc thì yêu cầu toà án giải quyết. Tài sản
riêng của bên nào thì thuộc quyền sở hữu của bên đó.
+ Tài sản chung của vợ chồng về nguyên tắc được chia đôi, nhưng có
xem xét hoàn cảnh của mỗi bên, tình trạng tài sản, công sức đóng góp
của mỗi bên vào việc tạo lập, duy trì, phát triển tài sản này. Lao động
của vợ chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập. 14


* ? Tài sản nào là tài sản riêng? Tài sản nào là tài sản chung?

- Tài sản riêng của vợ, chồng gồm: Tài sản mà mỗi
người có trước khi kết hôn; tài sản được thừa kế riêng,
được tặng cho riêng trong thời kỳ hôn nhân; Tài sản được
chia riêng trong thời kỳ hôn nhân; đồ dùng, tư trang cá
nhân.
•- Tài sản chung của vợ chồng gồm: tài sản do vợ, chồng
tạo ra; thu nhập do lao động sản xuất, kinh doanh và những
thu nhập hợp pháp khác của vợ chồng trong thời kỳ hôn
nhân; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được
tặng cho chung và những tài sản khác mà vợ chồng thoả
15
thuận là tài sản chung.


3) Nuôi con nuôi
a) Con nuôi:
? Một sinh viên có thể làm con nuôi của người khác

được không?
Điều 8-Luật nuôi con nuôi 2010: Người được nhận
làm con nuôi
• 1. Trẻ em dưới 16 tuổi.
• 2. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi nếu thuộc
một trong các trường hợp sau đây:
• a) Được cha dượng, mẹ kế nhận làm con nuôi;
• b) Được cô, cậu, dì, chú, bác ruột nhận làm con nuôi.
• 3. Một người chỉ được làm con nuôi của một người
độc thân hoặc của cả hai người là vợ chồng.
16


b) Bố mẹ nuôi
? Một buổi sáng trên đường đến trường, một sinh viên
thấy một em bé sơ sinh bị bỏ rơi. Bạn sinh viên này
muốn nhận đứa bé làm con nuôi có được không?

17


Điều 14 Luật nuôi con nuôi: Điều kiện đối với
người nhận con nuôi
1. Người nhận con nuôi phải có đủ các điều kiện sau
đây:
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Hơn con nuôi từ 20 tuổi trở lên;
c) Có điều kiện về sức khỏe, kinh tế, chỗ ở bảo đảm
việc chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con nuôi;
d) Có tư cách đạo đức tốt.


18


2. Những người sau đây không được nhận con nuôi:
a) Đang bị hạn chế một số quyền của cha, mẹ đối với con
chưa thành niên;
b) Đang chấp hành quyết định xử lý hành chính tại cơ sở
giáo dục, cơ sở chữa bệnh;
c) Đang chấp hành hình phạt tù;
d) Chưa được xóa án tích về một trong các tội cố ý xâm
phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của người
khác; ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ chồng,
con, cháu, người có công nuôi dưỡng mình; dụ dỗ, ép buộc
hoặc chứa chấp người chưa thành niên vi phạm pháp luật;
mua bán, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em.
3. Trường hợp cha dượng nhận con riêng của vợ, mẹ kế
nhận con riêng của chồng làm con nuôi hoặc cô, cậu, dì,
chú, bác ruột nhận cháu làm con nuôi thì không áp dụng quy
định tại điểm b và điểm c khoản 1 Điều này.


c) Thủ tục nhận con nuôi
• Việc nhận con nuôi phải được cha, mẹ hoặc người
giám hộ của người đó đồng ý bằng văn bản.
• Nhận trẻ em từ 9 tuổi trở lên làm con nuôi phải
được sự đồng ý của trẻ em đó.
• Việc nhận con nuôi được đăng ký theo quy định của
Luật hộ tịch.


20



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×