Tải bản đầy đủ (.doc) (13 trang)

Đề cương triển khai hệ thống mạng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (83.64 KB, 13 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH CNTT GIA ĐỊNH
NGÀNH: CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

Đề tài:
TRIỂN KHAI HỆ THỐNG MẠNG DOANH NGHIỆP

ĐỀ CƯƠNG
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

1


Lời mở đầu
Ngày nay, với các nhu cầu ngày càng cao của con người, khoa học và công
nghệ ngày càng phát triển để đáp ứng các nhu cầu đó. Trong mỗi tổ chức, mỗi
doanh nghiệp đều có cơ sở hạ tầng riêng của mình, chỉ khác nhau ở quy mô và
cách tổ chức. Mọi tổ chức, các doanh nghiệp ngày càng muốn phát triển để
tăng lợi nhuận, chính vì vậy cơ sở hạ tầng ngày càng được nâng cấp mở rộng
để đáp ứng cho các hoạt động đó. Đi kèm với việc công nghệ phát triển là sự
mở rộng không ngừng về quy mô và chất lượng của cơ sở vật chất, của hạ tầng
mạng. Tất cả các tổ chức, các doanh nghiệp đều khác nhau sẽ có yêu cầu và
cần một hệ thống mạng khác nhau phù hợp cho doanh nghiệp mình
o Mục tiêu đề tài:
Nghiên cứu, triển khai các giải pháp thích hợp để hệ thống mạng hoạt động,
dịch vụ trong môi trường mạng và tài nguyên của hệ thống. Thông qua đó biết
được ưu và nhược điểm của một hệ thống mạng nhằm triển khai hoàn chỉnh
một hệ thống mạng cho doanh nghiệp, công ty. giúp doanh nghiệp, công ty
triển khai hệ thông máy tính của mình một cách tối ưu, và an toàn. Hơn nữa
hiện nay đất nước hội nhập ngày càng nhiều công ty và doanh nghiệp ra đời vì
vậy một hệ thống máy tính hoàn chỉnh, an toàn là điều mà bất cứ công ty ,


doanh nghiệp nào khi thành lập đều cần có
o Ý nghĩa khoa học thực tiễn:
-

Ý nghĩa khoa học: Cung cấp lý thuyết về triển khai hệ thống mạng. Chỉ ra tầm
quan trọng của việc triển khai hệ thống mạng. Cung cấp ly thuyết về các giao

-

thức mạng.
Ý nghĩa thực tiễn: Chỉ ra các ưu nhược điểm của các hệ thống mạng khác
nhau.Đưa ra giải pháp triển khai tối ưu cho một hệ thống thích hợp.

o Phương pháp nghiên cứu:
Tìm kiếm tài liệu, tham khảo hệ thống mạng của một số công ty. Dùng phần
mềm visio để vẽ sơ đồ hệ thống mạng, dùng kiến thức đã học để chia địa chỉ
ip cho hệ thống mạng.

2


o NỘI DUNG ĐỀ TÀI

Phần 1: Sơ đồ logic có biểu diễn cách bố trí địa chỉ IP
Sơ đồ hệ thống mạng cần triển khai, bố trí địa chỉ ip cho hệ thống mạng( Dùng
phần mềm visio )

Phần2 : Các thiết bị và phần mềm phục vụ cho triển khai
Liệt kê danh sách cá thiết bị và phần mềm sử dụng trong báo cáo để triển
khai cho hệ thống mạng.


Phần 3: Tổng quan về mạng
Chương 1: Tổng quan mạng máy tính
Vào những năm 50 , những hệ thống máy tính đầu tiên ra đời sử dụng các
bóng đèn điện tử nên kích thức rất cồng kềnh tiêu tốn nhiều năng lượng. Việc nhập
dữ liệu máy tính được thực hiện thông qua các bìa đục lỗ và kết quả được đưa ra
máy in, điều này làm mất rất nhiều thời gian và bất tiện cho người sử dụng.
Đến những năm 60 cùng với sự phát triển của máy tính và nhu cầu trao đổi dữ liệu
với nhau, một số nhà sản xuất máy tính đã nghiên cứu chế tạo thành công các thiết
bị truy cập từ xa tới các máy tính của họ, và đây chình là những dạng sơ khai của
hệ thống máy tính .
Và cho đến những năm 70, hệ thống thiết bị đầu cuối 3270 của IBM ra đời cho
phép mở rộng khả năng tính toán của Trung tâm máy tính đến các vùng xa. Vào
năm 1977 công ty Datapoint Corporation đã tung ra thị trường mạng của mình cho
phép liên kết các máy tính và các thiết bị đầu cuối bằng dây cáp mạng, và đó chính
là hệ điều hành đầu tiên.
1.1.Khái niệm mạng máy tính
3


Nói một cách cơ bản, mạng máy tính là hai hay nhiều máy tính được kết nối
với nhau theo một cách nào đó. Khác với các trạm truyền hình gửi thông tin đi, các
mạng máy tính luôn hai chiều, sao cho khi máy tính A gửi thông tin tới máy tính B
thì B có thể trả lời lại A.
Nói một cách khác, một số máy tính được kết nối với nhau và có thể trao
đổi thông tin cho nhau gọi là mạng máy tính.

1.2.Phân loại mạng máy tính
1.2.1. Phân loại theo phạm vi địa lý
Mạng máy tính có thể phân bổ trên một vùng lãnh thổ nhất định và có thể

phân bổ trong phạm vi một quốc gia hay quốc tế.
Dựa vào phạm vi phân bổ của mạng người ta có thể phân ra các loại mạng
như sau:
• Mạng cục bộ LAN ( Local Area Network )
• Mạng đô thị MAN ( Metropolitan Area Network)
• Mạng diện rộng WAN ( Wide Area Network )
• Mạng toàn cầu GAN (Global Area Network )
Trong các khái niệm trên, WAN và LAN là hai khái niệm được sử dụng nhiều
nhất.

1.2.2. Phân loại theo kỹ thuật chuyển mạch
1.2.2.1. Mạng chuyển mạch kênh( circuit - switched network )
Trong trong trường hợp này khi có hai trạm cần trao đổi thông tin với nhau thì
giữa chúng sẽ được thiết lập một kênh (circuit) cố định và duy trì cho đến khi một
trong hai bên ngắt liên lạc. Các dữ liệu chỉ được truyền theo con đường cố định.
1.2.2.2. Mạng chuyển mạch bản tin( Message switched network)
Thông tin cần truyền được cấu trúc theo một phân dạng đặc biệt gọi là bản tin.
Trên bản tin có ghi địa chỉ nơi nhận, các nút mạng căn cứ vào địa chỉ nơi nhận để
chuyển bản tin tới đích . Tuỳ thuộc vào điều khiện về mạng, các thông tin khác
nhau có thể được gửi đi theo các con đường khác nhau
1.2.2.3. Mạng chuyển mạch gói
4


Phương pháp này mỗi thông báo được chia thành nhiều phần nhỏ hơn gọi là
các gói tin (pachet) có khuôn dạng quy định trước. Mối gói tin cũng chứa các
thông tin điều khiển, trong đó có địa chỉ nguồn (người gửi) và đích ( người nhận)
của gói tin. Các gói tin về một thông báo nào đó có thể được gửi đi qua mạng để
đến đích bằng nhiều con đường khác nhau. Căn cứ vào số thứ tự các gói tin được
tái tạo thành thông tin ban đầu.

1.2.3. Phân loại theo TOPO
Topology của mạng là cấu trúc hình học không gian mà thực chất là cách bố
trí phần tử của mạng cũng như cách nối giữa chúng với nhau. Thông thường mạng
có ba dạng cấu trúc là: Mạng dạng hình sao (Star topology ), mạng dạng vòng
(Ring Topology ) và mạng dạng tuyến (Linear Bus Topology ). Ngoài ba dạng cấu
hình kể trên còn có một số dạng khác biến tướng từ ba dạng này như mạng dạng
cây, mạng dạng hình sao - vòng, mạng hình hỗn hợp,…
1.2.3.1.Mạng hình sao
Mạng sao bao gồm một bộ kết nối trung tâm và các nút. Các nút này là các trạm
đầu cuối, các máy tính và các thiết bị khác của mạng. Bộ kết nối trung tâm của
mạng điều phối mọi hoạt động trong mạng
1.2.3.2.Mạng dạng vòng
Mạng dạng này bố trí theo dạng xoay vòng, đường dây cáp được thiết kế làm
thành một vòng tròn khép kín, tín hiệu chạy quanh theo một vòng nào đó. Các nút
truyền tín hiệu cho nhau mỗi thời điểm chỉ được một nút mà thôi. Dữ liệu truyền
đi phải có kèm theo địa chỉ cụ thể của mỗi trạm tiếp nhận
1.2.3.3.Mạng dạng tuyến(Bus topolory)
Thực hiện theo cách bố trí ngang hàng, các máy tính và các thiết bị khác. Các
nút đều được nối về với nhau trên một trục đường dây cáp chính để chuyển tải tín
hiệu. Tất cả các nút đều sử dụng chung đường dây cáp chính này.
Ở hai đầu dây cáp được bịt bởi một thiết bị gọi là terminator. Các tín hiệu và
dữ liệu khi truyền đi đều mang theo địa chỉ nơi đến.
.

1.2.3.4 Mạng kết hợp

5


Là mạng kết hợp dạng sao và tuyến ( star/bus topology) : Cấu hình mạng dạng này

có bộ phận tách tín hiệu (spitter) giữ vai trò thiết bị trung tâm, hệ thống dây cáp
mạng có thể chọn hoặc Ring Topology hoặc Linear Bus Topology
1.2.4.Phân loại theo chức năng
1.2.4.1.Mạng theo mô hình Client- Server
Một hay một số máy tính được thiết lập để cung cấp các dịch vụ như file
server, mail server, web server, printer server….Các máy tính được thiết lập để
cung cấp các dịch vụ được gọi là server, còn các máy tính truy cập và sử dụng dịch
vụ thì được gọi là Client.
1.2.4.2.Mạng ngang hang
Các máy tính trong mạng có thể hoạt động vừa như một Client vừa như một
Server.

Chương 2: Mô hình tham chiếu hệ thống mở
OSI và bộ giao thức TCP/IP
2.1. Mô hình OSI
Ở thời kỳ đầu của công nghệ nối mạng, việc gửi và nhận dữ liệu ngang qua mạng
thường gây nhầm lẫn do các công ty lớn như IBM, HoneyWell và Digital
Equipment Corporation tự đề ra tiêu chuẩn riêng cho hoạt động kết nối máy tính .
Năm 1984 tổ chức tiêu chuẩn hoá Quốc tế – ISO(International Standard
Oranization) chính thức đưa ra mô hình OSI(Open Systems Interconnect) là tập
hợp các đặc điểm kỹ thuật mô tả kiến trúc mạng dành cho việc kết nối các thiết bị
không cùng chủng loại.
2.1.1. Mục đích, ý nghĩa của OSI
Mô hình OSI (Open System Interconnection ): là mô hình tương kết những
hệ thống mở, là mô hình được tổ chức ISO được đề xuất năm 1977 và công bố
năm 1984. Để các máy tính và các thiết bịi mạng có thể truyền thông với nhau
phải có những quy tắc giao tiếp được các bên chấp nhận. Mô hình OSI là mộ
khuôn mẫu giúp chúng ta hiểu được các chức năng mạng diễn ra tại mỗi lớp.
2.1.2. Các giao thức trong OSI
Trong mô hình OSI có hai loại giao thức chính được áp dụng : Giao thức liên kết

( Connection- Oriented )và giao thức không liên kết (Connection Less).
6


2.1.3. Chức năng chủ yếu của các tầng của mô hình OSI
 Tầng ứng dụng (Application Layer):
Là tầng cao nhất của mô hình OSI, nó xác định giao diện giữa các chương trình
ứng dụng của người dùng và mạng. Giải quyết các kỹ thuật mà các chương trình
ứng dụng dùng để giao tiếp với mạng.
 Tầng trình bầy (Presentation Layer):
Lớp này chịu trách nhiệm thương lượng và xác lập dạng thức dữ liệu được trao
đổi nó đảm bảo thông tin mà lớp ứng dụng của hệ thống đầu cuối gửi đi, lớp ứng
dụng của một hệ thống khác có thể đọc được. Lớp
 Tầng phiên(Session Layer)
Lớp này có tác dụng thiết lập quản lý và kết thúc các phiên thông tin giữa hai
thiết bị truyền nhận. Nó đặt tên nhất quán cho mọi thành phần muốn đối thoại với
nhau và lập ánh xạ giữa các tên với địa chỉ của chúng.
 Tầng vận chuyển(Transport Layer):
Tầng vận chuyển cung cấp các chức năng cần thiết giữa tầng mạng và các tầng
trên, nó phân đoạn dữ liệu từ hệ thống máy truyền và tái thiết dữ liệu vào một
luồng dữ liệu tại hệ thống máy nhận đảm bảo rằng việc bàn giao các thông điệp
giữa các thiết bị đáng tin cậy.

Tầng mạng (Network Layer):
Chịu trách nhiệm lập địa chỉ các thông điệp, diễn dịch địa chỉ và tên logic thành
địa chỉ vật lý đồng thời nó cũng chịu trách nhiệm gửi packet từ mạng nguồn đến
mạng đích. Tầng này quyết định hướng đi từ máy nguồn đến máy đích… Nó cũng
quản lý lưu lượng trên mạng chẳng hạn như chuyển đổi gói, định tuyến va kiểm
soát tắc nghẽn dữ liệu.


Tầng liên kết dữ liệu (Data Link):
Là tầng mà ở đó ý nghĩa được gán cho các bit được truyền trên mạng. Tầng liên
kết dữ liệu phải quy định được các dạng thức, kích thước , địa chỉ máy gửi và nhận
của mỗi gói tin được gửi đi. Nó phải xác định được cơ chế truy cập thông tin trên
mạng và phương tiện gửi mỗi gói tin sao cho nó được đưa đến cho người nhận đã
định.
 Tầng vật lý (Physical):
Là tầng cuối cùng của mô hinh OSI, nó mô tả các đặc trưng vật lý của mạng:
Các loại cáp để nối các thiết bị, các loại đầu nối được dùng, các dây cáp có thể dài
bao nhiêu….Mặt khác các tầng vật lý cung cấp các đặc trưng điện của các tín hiệu
được dùng để khi chuyển dữ liệu trên cáp từ một máy này đến một máy khác của
mạng, kỹ thuật nối mạch điện tốc độ cáp truyền dẫn.
7


2.2. Bộ giao thức TCP/IP
2.2.1. Tổng quan về TCP/IP
TCP/IP là bộ giao thức cho phép kết nối các hệ thống mạng không đồng
nhất với nhau. Ngày nay,TCP/IP được sử dụng rộng rãi trong các mạng cục bộ
cũng như trên mạng Internet toàn cầu.
TCP/IP được xem là giản lược của mô hình tham chiếu OSI với bốn tầng
như sau:
- Tầng liên kết mạng (Network Access Layer).
- Tầng Internet (Internet Layer).
- Tầng giao vận (Host- to Host Transport Layer).
- Tầng ứng dụng (Application Layer).
2.2.2. So sánh OSI và TCP/IP
TCP/IP với OSI: mỗi tầng trong TCP/IP có thể là một hay nhiều tầng của OSI.
Sự khác nhau giữa TCP/IP với OSI chỉ là:
- Tầng ứng dụng trong mô hình TCP/IP bao gồm luôn cả 3tầng trên

của mô hình OSI.
- Tầng giao vận trong mô hình TCP/IP không phải luôn đảm bảo độ
tin cậy của việc truyền tin như ở trong tầng giao vận của mô hình
OSI mà cho phép thêm một lựa chọn khác là UDP.
2.2.3. Các giao thức cơ bản trong bộ giao thức TCP/IP
2.2.3.1. Giao thức hiệu năng IP
 Giới thiệu chung:
Giao thức liên mạng IP là một trong những giao thức quan trọng nhất của
bộ giao thức TCP/IP . Mục đích của giao thức liên mạng IP là cung cấp khả năng
kết nối của mạng con thành liên mạng để truyền dữ liệu . IP là giao thức cung cấp
dịch vụ phân phát datagram theo kiểu không liên kết và không tin cậy nghĩa là
không cần có giai đoạn thiết lập liên kết trước khi truyền dữ liệu , không đảm bảo
rằng datagram sẽ tới đích và không duy trì thông tin nào về những datagram đã gửi
đi.
 Kiến trúc địa chỉ IP (IPv4):
 Địa chỉ IP (IPv4):
Có độ dài 32 bits và được tách thành 4 vùng , mỗi vùng 1 byte thường được
biểu diễn dưới dạng thập phân và cách nhau bởi dấu chấm (.).
8


 Địa chỉ mạng con:
Đối với các địa chỉ lớp A, B số trạm trong một mạng là quá lớn và trong thực
tế thường không có một số lượng trạm lớn như vậy kết nối vào một mạng đơn
lẻ. địa chỉ mạng con cho phép chia một mạng lớn thành các mạng con nhỏ hơn.
Ta có thể dùng một số bit đầu tiên của trường hostid trong địa chỉ IP để đặt địa
chỉ mạng con.
 Mặt nạ địa chỉ mạng con:
Bên cạnh địa chỉ IP, một trạm cũng cần được biết việc định dạng địa chỉ mạng
con: bao nhiêu bit trong trường hostid được dùng cho phần địa chỉ mạng

con(subnetid)..
2.2.3.2. Giao thức hiệu năng UDP
UDP là giao thức không liên kết , cung cấp dịch vụ giao vận không
tin cậy được, sử dụng thay thế cho TCP trong tầng giao vận. Khác
với TCP, UDP không có chức năng thiết lập và giải phóng liên kết,
không có cơ chế báo nhận (ACK), không sắp xếp tuần tự các đơn
vị dữ liệu (datagram) đến và có thể dẫn đến tình trạng mất hoặc
trùng dữ liệu mà không hề có thông báo cho người gửi.
2.2.3.3. Giao thức TCP(Tranmission Control Protocol):
TCP và UDP là hai giao thức ở tầng giao vận và cùng sử dụng giao thức IP
trong tầng mạng. Nhưng không giống như UDP, TCP cung cấp dịch vụ liên kết tin
cậy và có liên kết .

Chương 3 :Cơ sở lý thuyết
Để xây dựng một mạng máy tính sử dụng Mcrosoft Windows Server 2003,
ta cần nắm rõ về các dịch vụ mà nó cung cấp, việc này sẽ giúp cho việc cấu
hình hệ thống mạng sẽ dễ dàng, khoa học và chuyên nghiệp hơn. Khi đó
công việc sử dụng cũng như nâng cấp sẽ nhanh và hiệu quả hơn.
-

Dịch vụ dhcp.

-

Dịch vụ DNS.

-

Dịch vụ domain controller.


-

Dịch vụ mail
9


Phần 3: triển khai và kết quả
1.yêu cầu thiết kế
Thực hiện xây dựng một hệ thống mạng nội bộ trong phạm vi một toà nhà
- Hệ thống máy chủ phục vụ được đặt tại trung tâm mạng gồm có 1
máy chủ mail phục vụ việc gửi / nhận thư điện tử, máy phục vụ
( Gateway,Proxy, DHCP), máy chủ phục vụ như một trung tâm dữ
liệu và cung cấp các công cụ cho việc quản trị hệ thống.
- Hệ thống cáp truyền dẫn cần đựoc đảm bảo về yêu cầu kết nối tốc độ
cao, khả năng dự phòng để hạn chế thấp nhất những sự cố xảy ra
trong quá trình vận hành ngoài ra đáp ứng được khả năng mở rộng
mạng trong tương lai.
2Phân tích thiết kế hệ thống
Theo sơ đồ thiết kế. Đây là mô hình sao mở rộng hai mức:
Mức 1: Hệ thống cáp xoắn UTP CAT 5 được nối đến Phòng mạng trung
tâm gồm có các Switch 100/1000 Mbps , các máy chủ.
Mức 2: Hệ thống cáp xoắn UTP CAT5 được nối từ các đầu cuối backbond
đến các máy tính của người dung.
2.1 Hệ thống chuyển mạch
Theo sơ đồ thiết kế (tham khảo bản vẽ phần phụ lục).
Hệ thống mạng gồm có 1 Switch 100/1000Mbps 24 port được dặt tại phòng
mạng trung tâm, các Switch truy cập được đặt tại các phân khu làm việc và
các tầng. Các Switch truy cập được kết nối với Switch trung tâm qua cổng
Uplink
2.2 Hệ thống cáp

Toàn bộ hệ thống mạng đượ7c bố trí trong một tòa nhà nên hệ thống cáp truyền
dẫn nên chỉ sử dụng cáp đồng xoắn loại UTP CAT5 được bố trí đi nổi cách chân
tường 30 cm từ các Switch truy cập đến các vị trí đặt máy tính
3.cài đặt cấu hinh hệ thống
3.1 cài đặt dịch vụ cho server
10


Cấu hình của máy Server: máy tính cấu hình tương đối cao, tối thiểu phải là
cấu hình tối thiểu 1GHz Pentium III, 512MB RAM, 80GB Hard Drive
Cài đặt một trong các hệ điều hành Windows , Macintosh, Linux, Unix.
Cài đặt tối thiểu một Web Server, gồm: IIS, Apache, JRun...
Một hoặc nhiều kết nối ADSL và quan trọng modem / router ADSL
phải có chức năng tạo máy chủ ảo Virtual Server
3.2 thiết lập cấu hình TC/IP
Theo sơ đồ thiết kế ở trên, hệ thống mạng có 100 nốt mạng nên ta sẽ sử
dụng lớp C để đặt địa chỉ IP cho các máy trạm.
3.3 thực hiện kiểm tra cỏc hoạt động của mang
Tổ chức IEEE và TIA/EIA đã xây dựng các chuẩn cho phép bạn kiểm tra
thử xem mạng có hoạt động ở mức có thể chấp nhận được hay không.Nếu mạng
qua được các kiểm tra thử này và được chấp nhận thỏa mãn các tiêu chuẩn thiết
lập. Giá trị cơ sở này là một ghi nhận điểm bắt đầu của mạng hay năng lực hoạt
động được lắp đặt mới.
3.3.1 quá trì nh kiểm tra dựng mô hình OSI
Các sự cố thường xảy ra trên các mạng IP là kết quả của các lỗi trong lược đồ
định địa chỉ. Điều quan trọng là kiểm tra cấu hình địa chỉ của bạn trước khi tiếp
tục các bước cấu hình tiếp theo. Việc kiểm tra cơ bản một mạng nên thực hiện
theo thứ tự từng lớp của mô hình tham chiếu OSI đến lớp kế tiếp.
3.3.2 kiểm tra lớp mạng với lệnh ping
Như một công cụ trợ giúp chuẩn đoán cầu nối mạng căn bản, nhiều giao thức

mạng hỗ trợ một giao thức phản hồi (echo). Các giao thức phản hồi được dùng
kiểm tra các gói giao thức có đang được định tuyến không. Lệnh ping gởi một
gói đến host đích và đợi gói phúc đáp từ host đích này. Kết quả từ giao thức
phản hồi giúp đánh giá về độ tin cậy của đường dẫn tới host (path – to host),
thời gian trễ trên đường dẫn, host có được tiếp cận hay không hoặc đang thực
hiện chức năng
3.3.3 kiểm tra thông số cấu hình mạng
Cách vào để kiểm tra hệ thống mạng: Start-> Run -> CMD ->OK

11


TÀI LIỆU THAM KHảO
[1]. Internetworking Design Basics, Copyright Cisco Press 2003.
[2]. Internetwork Design Guide, Copyright Cisco Press 2003.
[3]. ISP Network Design. IBM.
[4]. LAN Design Manual. BICSI.
[5]. Mạng căn bản - NXB thống kê.
[6]. Mạng máy tính và các hệ thống mở - Nguyễn Thúc Hải
[7]. Mạng máy tính . Nguyễn Gia Hiểu.
[8]. Mạng máy tính . Nguyễn Kim Quốc.

o PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
Đề tài lần này là “ Triển Khai Hệ Thống Mạng Doanh Nghiệp” nên chỉ tập
trung về phần triển khai hoàn chỉnh hệ thống mạng cho doanh nghiệp, các dịch
vụ của Mcrosoft Windows Server 2003 cung cấp để cấu hình cho hệ thống
mạng. Cho nên về phần quản trị, nâng cấp, duy trì hệ thống mạng đề tài sẽ
không đề cập tới, hoặc chỉ nói lướt qua.
Đề tài sẽ tập trung vào cài đặt, cấu hình Mcrosoft Windows Server 2003, cài
đặt Mcrosoft Windows XP cho các máy client trong hệ thống mạng, cung cấp

các dịch vụ cho các máy trong hệ thống mạng.

o KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
-

Ngày 28/3/1013 nhận đề tài.

-

Ngày 1/3/2013 đến 10/3/2013 nghiên cứu về nội dung của đề tài.

-

Ngày 11/3/2013 đến 14/3/2013 tìm tài liệu tham khảo.

-

Ngày 15/3/2013 đến 16/3/2013 làm khung sườn báo cáo.

-

Ngày 17/3/2013 đến 7/4/2013 viết báo cáo.
12


-

Ngày 8/4/2013 đến 13/4/2013 chỉnh sửa và hoàn thành báo cáo.

-


Ngày 14/4/2013 nộp báo cáo.

o DỰ KIẾN KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Dựa trên kết quả nghiên cứu đưa ra thiết kế và triển khai một mô hình hệ
thống mạng tối ưu.

Ngày nhận đề tài: 28/1/1013:
Ngày nộp báo cáo khóa luận: 14/4/1013:
Ý kiến phê duyệt của người hướng dẫn về nội dung đề cương:
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Cán bộ hướng dẫn
Sinh viên thực hiện
(Ký tên và ghi họ tên)
(Ký tên và ghi họ tên)

13



×