Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

những đặc trưng trong giao tiếp của người mĩ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (87.34 KB, 10 trang )

NHỮNG ĐẶC TRƯNG TRONG GIAO TIẾP CỦA NGƯỜI MĨ
Là một nước lớn thứ 3 trên thế giới với khoảng 350 triệu dân, mỗi năm
Mỹ có tới trên 1 triệu người di cư đến sinh sống và làm việc. Các cộng đồng sinh
sống tại Mỹ đều có những bản sắc, ngôn ngữ, tôn giáo, tín ngưỡng và phong tục
riêng. Tuy nhiên ở mỹ cũng có những đặc trưng riêng đặc biệt là về văn hóa
giao tiếp.
1/ Cách giao tiếp của người Mỹ trong cuộc sống hằng ngày
*/ Khi gặp gỡ
- Khi gặp gỡ ai đó lần đầu, người Mỹ thường có phong tục là bắt tay kể cả
đàn ông hay đàn bà. Người Mỹ có thói quen bắt tay chặt, dùng cả bàn tay
chứ không phải chỉ ngón tay để thể hiện sự thân thiện và nhiệt tình. Bắt
tay lỏng có thể coi là không chắc chắn thiếu tự tin thậm chí là hờ hững
-

trong quan hệ.
Người Mỹ rất ít đụng chạm vào nhau.Họ thường chỉ ôm nhau thắm thiết
đối với bạn thân hoặc những người bạn lâu ngày mới gặp lại. Hôn không

-

phải là phổ biến và đàn ông thường không những người đàn ông khác.
Người Mỹ thường giới thiệu về mình bằng tên và họ ( hello, I am sarah
Smith) hoặc nếu như không cần trang trọng và ở mức độ thân thiện, họ chỉ
giới thiệu tên. Câu trả lời thông thường của bạn khi ai đó đã giới thiệu với

-

bạn là “ pleased to meet you!”
Trừ khi người đó giới thiệu bằng danh và họ (Mr or Mrs Smith) thì nên
gọi bằng họ. Thông thường trong các công việc và xã hội người Mỹ
thường gọi nhau bằng tên. Một số nguyên tắc phổ biến trong việc xưng hô


như:
 Đối với lần tiếp trực tiếp thì gọi là Mr, Mrs hoặc Miss tiếp theo là họ.
 Đối với các giáo sư trong các trường đại học thì luôn luôn gọi bằng


chức danh và họ (vd: professor Smith)
Có thể gọi tên riêng sau khi được mời hoặc đã có mối quan hệ thân
mật.




Không gọi tên riêng trừ khi được mời đối với những người hơn nhiều
tuổi hoặc có địa vị, cấp bậc cao hơn mình nhiều, hoặc đối với những





người bạn muốn thể hiện sự tôn trọng.
Đối với người mới gặp lần đầu hoặc không biết tên như nhân viên bán




hàng, thư kí, lái xe…có thể gọi là Sir, Mr, Mrs,Miss…
Đối với trẻ em thì luôn luôn có thể gọi tên riêng
Đối với quân nhân hoặc cảnh sát nên gọi bằng cấp bậc nếu biết hoặc

gọi chung là officer và tiếp theo là họ.

một số chú ý
- Không nên hỏi tuổi hoặc thu nhập của người Mỹ.Tôn giáo, chính trị, tình
-

dục cũng là những lĩnh vực nhạy cảm ở Mỹ không nên hỏi.
Câu chào hỏi cửa miệng là “ How are you?” và câu trả lời là “ I’m fine,

-

thank you” là đủ, KHÔNG kể lể thêm về tình trạng sức khỏe của mình
Khi chào hỏi KHÔNG NÊN phàn nàn về bất cứ cái gì. Thể hiện tâm trạng

-

vui vẻ, cái nhìn tích cực dễ được người Mỹ chấp nhận hơn.
KHÔNG chủ động bắt tay khi bạn là nam giới và đối tác là nữ giới vì nếu

-

vậy có thể bị coi là không lịch sự.
Giữ im lặng: Tránh gây ồn ào, nói chuyện quá to ở nơi công cộng như nhà
hàng, khách sạn, tiệm cà phê, cửa hàng, siêu thị… nhất là ở những nơi
tham quan mang tính trang nghiêm như bảo tàng, nhà lưu niệm, đài tưởng

-

niệm…
Khi nói chuyện người Mỹ thường nhìn thẳng vào người đối diện và đứng
không quá gần.



*/ Khi nói chuyện qua điện thoại
-

Người Mỹ thường trả lời điện thoại bằng cách nói “Hello”. Nếu bạn gọi
về vấn đề công việc, người trả lời điện thoại thường bắt đầu bằng tên công
ty và tên của họ sau đó. Nếu gặp ngay người mình cần gặp thì nói Hello
và tên của mình. Nếu không, bạn nên trả lời lịch sự “ May I speak with

-

George Brown please?”
Đa số người Mỹ thường có máy trả lời điện thoại tự động ở nhà. Đa số các
công ty thường có các tin nhắn bằng giọng nói cho nhân viên của mình,
do đó bạn có thể để lại tin nhắn ( nói rõ họ tên và để lại số điện thoại của
mình, tin nhắn ngắn gọn và đi thẳng vào vấn đề)


2/ Người Mỹ trong giao tiếp kinh doanh
-

Họ thường ước lượng thời gian cho các cuộc gặp gỡ ( khoảng 30-45 phút)

-

và cần biết trước nội dung cuộc gặp, vị trí và quyền hạn của khách.
Người Mỹ rất đúng giờ. Nếu phía khách không may bị muộn 10-15 phút
thì phải gọi điện báo trước và xin lỗi, thậm chí cho biết lí do. Vì vậy khi
sắp xếp các cuộc gặp phải tính trước thời gian đi lại và trừ hao thời gian
tắc đường để đến nơi hẹn đúng giờ. Sự chậm trễ được hiểu là thiếu quan

tâm, coi thường đối tác hoặc kém cỏi trong sắp xếp thời gian nhưng cũng

-

không được đến quá sớm vì sẽ bị coi là bất lịch sự
Cuộc hẹn với người Mỹ thường ngắn, tập trung và đi thẳng vào vấn đề.

-

Họ thích nói thẳng, ngắn gọn và dễ hiểu.
Họ nói được là được mà không được là không được.
Họ thường không ngại ngùng khi trả lời “ tôi không biết” nếu như họ
không biết về vấn đề bạn quan tâm, nói “ tôi không phụ trách việc này”
nếu như vấn đề không thuộc phạm vi phụ trách của họ nhưng họ sẵn sàng

-

chỉ cho bạn biết phải hỏi ai hoặc tìm ở đâu những thông tin bạn cần.
- Người Mỹ có thể cắt ngang lời nhau để hỏi hoặc nêu ý kiến của mình.
Người Mỹ thích phong thái thoải mái, thích hỏi và không quen với sự im
lặng. Họ thà nói về thời tiết còn hơn chấp nhận sự im lặng trong một cuộc
hội thoại.Người Mỹ luôn rộng mở và nhiệt tình giải đáp các thắc mắc.
- Người Mỹ không ngại ngùng chủ động kết thúc khi hết giờ và nhất là khi
họ có việc bận hoặc thấy cuộc gặp không mang lại lợi ích gì (kể cả khi
phía khách chưa đề cập hết vấn đề muốn nói). Nếu cuộc gặp đã đủ dài và
bạn thấy có người vào phòng thì thầm với người tiếp chính bên chủ hoặc
đưa cho người đó một mảnh giấy thì bạn cũng nên hiểu đó là tín hiệu bên
-

chủ muốn kết thúc cuộc gặp.

Chúng ta không nên là người đầu tiên trao danh thiếp.Trước tiên, phải
hỏi xin danh thiếp người đó. Nếu người này nói rằng vừa mới hết danh
thiếp thì có nghĩa là họ không muốn tiếp xúc với mình nữa, cuộc gặp chỉ
là phép lịch sự.


Sau mỗi cuộc gặp quan trọng, phía khách nên gửi thư cảm ơn và tranh thủ

-

-

nhắc lại những vấn đề mà 2 bên đã bàn hoặc thỏa thuận.
Sau cuộc gặp bạn có thể mời họ đi ăn, nhậu.Họ không có thói quen nói hoặc
cười to trong khi ăn uống hoặc ở nơi công cộng. Nếu họ là chủ mời bạn đi
ăn, hãy cứ để họ trả tiền như những người đàn ông khác .Một số các chú ý
khác như là: nên đợi chủ tiệc hay khách danh dự nói nhập tiệc trước Khi bắt
đầu ăn, để một tay hay chống khủy tay lên bàn ăn là không phù hợp trong
môi trườn ăn sang trọng, giơ tay lên và cong một hay vài ngón tay là cử chỉ
tục tĩu, mất lịch sự,…

* / chú ý Trong quá trình giao tiếp:
-

KHÔNG được chỉ thẳng ngón tay trỏ vào mặt người khác
KHÔNG được giơ ngón tay lên trước mặt người khác
KHÔNG được đúng quá gần đối tác khi nói chuyện
TRÁNH những hành động hoặc ngôn ngữ thể hiện sự phân biệt chủng
tộc( vd: thay cho từ “Black American- người Mỹ da đen người ta dùng “


-

African American”- người Mỹ gốc Phi)
Nên sử dụng câu cảm ơn một cách rộng rãi, không nên để sót ai có đóng

-

góp, có tham gia vào kết quả của hoạt động hay hội nghị.
Khách đến làm việc cần hết sức tránh hút thuốc trong phòng làm việc ,
không hút thuốc của bên chủ.


-

KHÔNG nên hẹn gặp làm việc vào buổi tối bởi họ thích và thường nhanh
chóng về nhà cùng gia đình; cuộc hẹn này thường mang tính chất không

-

chính thức.
KHÔNG nên phê phán thẳng thừng và trực diện, kể cả khi thành tích của họ
dưới mức trung bình.Khéo léo che đậy những nhận xét mang tính phê phán,

-

chẳng hạn “Thật tuyệt, nhưng lần sau chắc chắn chúng ta còn tuyệt hơn”.
Có lời khen ngợi chung chung. NÊN khen về thành tích chuyên môn, tinh

-


thần hợp tác của đối tác
KHÔNG nên bình luận về diện mạo bề ngoài của một người, cả với ý khen

-

lẫn chê.
Trong các cuộc trao đổi kinh doanh: thường chỉ đờ-mi là đủ, thậm chí không
cần đến cả cravat. Nguyên tắc bất thành văn là: đối với nam giới không nhất
thiết phải có cravat, nhưng đối với phụ nữ nhất thiết không nên để hở hang
quá. Người Mỹ không những không tán thưởng mà thậm chí còn lấy làm
khó chịu


3/ giao tiếp ở những ngữ cảnh khác nhau

-

“Ăn xin cũng có văn hóa ứng xử của người ăn xin. Họ không bao giờ đeo bám,
kể lể hay chìa tay trước mặt người đi đường, mà thường đứng ở ngã tư đông người
giơ tấm biển "cần giúp đỡ”.Đó chính là Văn hóa ứng xử nơi công cộng của người
Mỹ: Tiếng xin lỗi và lời cám ơn luôn được sử dụng nơi công cộng như siêu thị, nhà
hàng, xe buýt...
*/ Đi Xe buýt: Khi lên xuống xe buýt, hành khách chào tài xế và ngược lại
*/ Khi đi qua cửa
-

Khi vào cửa bất cứ nơi nào, người đi trước đứng lại giữ cửa cho những
người đi sau bước vào xong mới đến phiên mình và người đi sau luôn nói

-


tiếng cám ơn người đã giữ cánh cửa cho mình đi vào
Khi có sự cố va chạm xảy ra thì lời xin lỗi luôn được vui vẻ chấp nhận.
mọi người luôn nhường nhịn nhau trong giao tiếp, nhất là xếp hàng theo
thứ tự không bao giờ chen lấn giành chỗ cho dù bạn là ai

*/ ở nơi công sở, bệnh viện
Khi đến công sở, điều đầu tiên bạn nhận được là lời chào hỏi của nhân
viên làm việc và hỏi bạn có cần được giúp không, sau đó rất vui vẻ giải
quyết công việc cho bạn đến khi xong và không quên chúc bạn có một ngày
tốt đẹp


*/ Trong Nhà hàng:
-

Trong nhà hàng, chỉ cần ra hiệu nhẹ cho người phục vụ, thí dụ bằng cách
gật đầu là họ đã chú ý. Trong nhà hàng đông đúc hay khi người phục vụ
không chú ý thì nói “xin thứ lỗi,…”. Bạn có thể dùng ngón tay trỏ với
lòng bàn tay hướng về phía người phục vụ, cằm nâng lên hay chỉ cần

-

nhướng mày.
Trừ trường hợp thức ăn rất tệ, tiền thưởng nên cho người phục vụ trong
những nhà hàng mà người phục vụ mang thức ăn đến tận bàn.

*/ Chỗ ngồi:
-


Trong hầu hết các trường hợp, hành vi được đánh giá cao là nhường ghế

-

cho người khuyết tật, người già và phụ nữ mang thai.
Việc người nam nhường ghế cho người nữ cũng đã thay đổi. Người nam
có thể nhường ghế cho vợ mình hay người quen phái nữ lớn tuổi, bạn của
vợ, hay đồng nghiệp nữ. Tuy nhiên, có lúc việc nhường ghế cho một phụ
nữ không quen bị xem là nịnh đầm.

*/ Tại các hội nghị, gặp gỡ, tiệc tùng
Tại những buổi tiệc đứng, bạn nên đi một vòng để làm quen. Việc tự giới
thiệu mình với người hoàn toàn xa lạ là chuyện hoàn toàn bình thường, sau
đó nhập vào một nhóm và tìm cách hướng nhóm đó vào chủ đề của mình.
Những câu hỏi thường được sử dụng: ông/bà từ đâu đến, làm gì, làm cho
ai… Người Mỹ không coi những câu hỏi và cách ứng xử như vậy là thô
thiển mà coi là để làm quen và tiếp xúc. Xin bạn đừng ngạc nhiên khi thấy
đối tác người Mỹ của mình chỉ sau vài phút đã bỏ bạn ở lại và đi mất: người
này cũng đi một vòng làm quen như bạn thôi.


*/ ở đám cưới:
-

Trang phục màu trắng là dành cho cô dâu. Đặc biệt phụ nữ nên tránh mặc
đồ trắng hay những màu sắc có thể bị lẫn với màu trắng trong khán phòng
ánh sáng mờ. Nếu màu trắng đi với những màu khác, lấy thí dụ như áo
trong cùng với khoác ngoài có màu khác thì được. Tránh mặc những bộ áo

-


duyên dáng hơn hay cầu kỳ hơn bộ đồ của cô dâu.
Màu đen không phù hợp với đám cưới. Màu xanh sậm hay nâu sậm thì
được. Nam giới mặc đồ đen nên kèm với những phụ trang khác thí dụ như
cà vạt màu sáng…


4/ Các cử chỉ điệu bộ trong giao tiếp của người Mỹ
Người Mỹ thường sử dụng những cử chỉ điệu bộ ở những mức độ khác nhau trong
giao tiếp để nhấn mạnh điều mình muốn nói hoặc có thể theo thói quen tự nhiên:
-

Lắc đầu từ bên nọ sang bên kia có nghĩa là không đồng ý, gật đầu có

-

nghĩa là đồng ý
Rướn lông mày để thể hiện sự ngạc nhiên, nhún vai thể hiện sự hoài nghi,

-

không chắc chắn.
Trong nhà hàng khi muốn gọi người phục vụ , họ giơ tay lên cao và chĩa
ngón tay trỏ để thu hút sự chú ý, nhưng nếu bạn vẫy hoặc chỉ thẳng ngón

-

tay trỏ vào người khác có nghĩa là buộc tội hoặc thách thức người đó
Giơ tay ra với lòng bàn tay hướng về phía trước có nghĩa là dừng lại. Nếu


-

giơ ngón tay giữa lên bị coi là tục tiễu và thách đố
Nói năng nhỏ nhẹ, thái độ bẽn lẽn có thể bị coi là người không có quyền

-

hành hoặc yếu đuối.
Có thể nhìn thấy người Mỹ gác chân nọ lên chân kia và ngã người về phía
sau khi nói chuyện với khách.
Những nét văn hóa này thường mâu thuẫn với truyền thống tôn trọng lễ
phép và khiêm tốn của người Châu Á. Nói như vậy không có nghĩa là
người Mỹ kiêu ngạo và thô lỗ. Người mỹ thường coi trọng tính hiệu quả
công việc hơn là sự lịch thiệp.



×