Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

đề cương môn tư tưởng hồ chí minh ngắn gọn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (504.07 KB, 66 trang )

NHẬP MÔN
I. Đối tượng, phương pháp nghiên cứu và ý nghĩa học tập môn học
1. Khái niệm tư tưởng và tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Khái niệm tư tưởng
- Tư tưởng là sự phản ánh hiện thực trong ý thức, là biểu hiện quan hệ của
con người với thế giới xung quanh.
- Khái niệm tư tưởng của Hồ Chí Minh được hiểu là hệ thống quan điểm,
quan niệm được xây dựng trên một nền tảng triết học nhất quán, đại biểu cho
ý chí, nguyện vọng của một giai cấp, một dân tộc, được hình thành trên cơ sở
thực tiễn nhất định và chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cải tạo hiện thực.
b. Khái niệm tư tưởng Hồ Chí Minh
- Định nghĩa tư tưởng Hồ Chí Minh của Đảng Cộng sản Việt Nam: “Tư
tưởng Hồ Chí Minh là một hệ thống quan điểm toàn diện và sâu sắc về những
vấn đề cơ bản của cách mạng Việt Nam, từ cách mạng dân tộc dân chủ nhân
dân đến cách mạng xã hội chủ nghĩa; là kết quả của sự vận dụng sáng tạo và
phát triển chủ nghĩa Mác _ Leennin vào điều kiện cụ thể nước ta, đồng thời là
sự kết tinh tinh hoa dân tộc và trí tuệ thời đại nhằm giải phóng dân tộc, giải
phóng giai cấp và giải phóng con người”.
- Hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh bao gồm:
• TTHCM về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng dân tộc
• TTHCM về CNXH và con đường quá độ lên CNXH ở nước ta hiện
nay.
• TTHCM về Đại đoàn kết dân tộc và đoàn kết quốc tế
• TTHCM về Đảng Cộng sản Việt Nam.
• TTHCM về Dân chủ và Nhà nước
• TTHCM về văn hóa, đạo đức, con người
- Cốt lõi của tư tưởng Hồ Chí Minh: ĐLDT gắn liền CNXH
2. Đối tượng của môn học tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Hệ thống các quan điểm lý luận của Hồ Chí Minh

1




b. Sự vận động của tư tưởng Hồ Chí Minh trong thực tiễn cách mạng Việt
Nam
3. Vị trí của môn học
a. Trong quan hệ của môn học Những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa MácLênin
- Tư tưởng Hồ Chí Minh là sự vận dụng sang tạo và phát triển CN Mác –
Leenin vào điều kiện thực tiễn Việt Nam. Vì vậy, kiến thức các môn Những
nguyên lý là cơ sở lý luận để thấy tính sang tạo và đóng góp của Hồ Chí Minh
đối với CNMac – Leenin và đối với cách mạng Việt Nam.
b. Trong quan hệ với môn học Đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt
Nam
- TTHCM là bộ phận nền tảng tư tưởng, kim chỉ nam hành động của đảng, là
cơ sở khoa học cùng với chủ nghĩa Mác – Leenin để xây dựng đường lối,
chiến lược, sách lược cách mạng đúng đắn. Kiến thức môn học sẽ trang bị cơ
sở thế giới quan, phương pháp luận khoa học để nắm vững kiến thức về
đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam.
II. Phương pháp nghiên cứu
1. Cở sở phương pháp luận
2. Các phương pháp cụ thể
III. Ý nghĩa của việc học tập môn học đối với sinh viên
1. Nâng cao năng lực tư duy lý luận và phương pháp công tác
2. Bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng và rèn luyện bản lĩnh chính trị

2


CHƯƠNG I
CƠ SỞ, QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN TƯ TƯỞNG
HỒ CHÍ MINH

I. Cơ sở hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
1. Bối cảnh lịch sử hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh
a. Bối cảnh lịch sử Việt Nam cuối thế kỷ XIX đầu thế kỷ XX
- Năm 1858, thực dân Pháp xâm lược Việt Nam và thực hiện chế độ khai thác
thuộc địa hà khắc làm xã hội VN có những chuyển biến sâu sắc:
 Về tính chất xã hội: Từ nước phong kiến trở thành nước thuộc địa nửa
phong kiến.
Về giai cấp: bên cạnh hai giai cấp cơ bản là nông dân và



địa chủ phong kiến, xuất hiện thêm nhiều giai cấp, tầng lớp mới như: công
nhân, tư sản, tiểu tư sản…
Về mâu thuẫn xã hội: Trong xã hội tồn tại hai mâu thuẫn chủ yếu là: ĐCPK
>< ND; TD và tay sai >- Trước hoàn cảnh đó, nhân dân ta, với truyền thống yêu nước nồng nàn đã
đứng lên chống giặc, chủ yếu theo hai khuynh hướng:
+) Hệ tư tưởng Phong kiến:
• PT của Trương Công Định,
• Nguyễn Trung Trực ở Nam bộ
• PT Cần Vương
• PT của nghĩa quân Yên Thế
+) Hệ tư tưởng Tư sản:


PT Duy Tân của Phan Chu Trinh



PT Đông Du của Phan Bội Châu…


- Các phong trào đó đều thất bại do thiếu một đường lối và phương pháp
cách mạng đúng đắn. Phong trào cách mạng VN rơi vào tình trạng bế tắc,
không có lối ra. Một yêu cầu bức thiết là cần tìm ra một lối đi mới, đáp
ứng yêu cầu thực tiễn VN, đưa nước ta ra với ánh sáng của độc lập, tự do.

3


Nguyễn Sinh Cung sinh ra, lớn lên trong bối cảnh đó. Sau này, chính
Người trở thành người tìm đường và dẫn đường cho cách mạng VN giành
thắng lợi cuối cùng.
b. Bối cảnh thời đại (quốc tế):
- Cuối TK XIX, đầu TK XX, CNTB chuyển từ TDCT sang CNĐQ. Các nước
đẩy mạnh xâm lược thuộc đia. Mâu thuẫn giữa các dân tộc thuộc địa với các
nước đế quốc trở nên gay gắt.
- PTGPDT phát triển mạnh mẽ nhưng tất cả đều thất bại. Điều đó đặt ra yêu
cầu phải có con đường đấu tranh mới cho các DT thuộc địa.
- Năm 1917, CMT10 Nga thành công, mở ra một thời đại mới – TKQĐ từ
CNTB lên CNXH trên phạm vi toàn thế giới. Cuộc CM đã ảnh hưởng lớn đến
PTGPDT trên thế giới, lối cuốn các nước đi theo con đường CMVS.
- 3-1919, QTCS ra đời, lãnh đạo phong trào cách mạng thế giới đi theo một
đường lối chung. Nó ảnh hưởng lớn đến phong trào thuộc địa, Đây là nơi
cung cấp lý luận, nguồn tài chính, đào tạo cán bộ.. Cho các nước thuộc địa.
Tóm lại, Trong những điều kiện lịch sử trên HCM đã xuất hiện.
Người đi từ CNYN đến với CN Mác – Lênin, tìm thấy con đường giải phóng
dân tộc đi theo con đường CMVS. Người đã dẫn dắt nhân dân Việt Nam ra
với ánh sáng của độc lập, tự do và đi lên CNXH. Cùng đó là toàn bộ hệ thống
tư tưởng mà Người để lại cho nhân dân VN.
2. Các tiền đề cơ sở- lý luận

a. Giá trị truyền thống dân tộc Việt Nam
- Chủ nghĩa yêu nước và ý chí đấu tranh chống giặc ngoại xâm
- Tinh thần nhân nghĩa, đoàn kết, tương thân, tương ái, lá lành đùm
lá rách trong hoạn nạn khó khăn.
- Truyền thống lạc quan, yêu đời, tin vào chính nghĩa của nhân dân
ta.

4


- Cần cù, dũng cảm, thông minh, sáng tạo trong lao động, sản xuất
và cũng là một dân tộc ham học hỏi luôn đón nhận tinh hoa văn
hoá nhân loại.
b. Tinh hoa văn hóa nhân loại
Văn hóa phương Đông
- Ảnh hường của Nho giáo:
+) HCM tiếp thu mặt tích cực của Nho giáo như: tinh thần nhân nghĩa,
đạo tu thân, sự ham học hỏi, đức tính khiêm tốn, cách xử thế có tình có
lý…
+) Người phê phán những hạn chế của Nho giáo như: sự đề cao trung,
hiếu, nhân, nghĩa nhằm phục vụ giai cấp thống trị; những giáo điều tam
cương ngũ thường,sự phân chia quân tử, tiểu nhân, đặc biệt là sự coi khinh
phụ nữ.
- Ảnh hưởng của Phật giáo:
+) HCM tiếp thu những yếu tố hợp lý của Phật giáo như: tinh thần từ bi, bác
ái, cứu khổ, cứu nạn, nếp sống giản dị, thanh bạch, tinh thần bình đẳng, dân
chủ sơ khai.
+) Ngoài ra Người cũng tiếp thu những yếu tố tiến bộ của các nhà tư tưởng
phương Đông như: Lão Tử, Mạnh Tử, Tôn Trung Sơn…
Văn hoá phương Tây

+) Nguồn tư tưởng và văn hoá phương Tây đầu tiên ảnh hưởng đến HCM là
tư tưởng tự do – bình đẳng – bác ái.
+) Người còn tiếp thu tư tưởng dân chủ, phong cách làm việc dân chủ, tinh
thân dám nghĩ, dám làm, tư tưởng nhân quyền của văn minh phương Tây…
Như vây, tư tưởng và văn hoá nhân loại là nguồn gốc quan trọng góp
phần hình thành TTHCM.
c. Chủ nghĩa Mác – Lê Nin.
- Đây là nguồn gốc lý luận quyết định bước phát triển về chất của
TTHCM:

5


+) Chỉ khi đến với chủ nghĩa Mác – lênin, Người mới tìm thấy con đường
cứu nước đúng đắn cho dân tộc đi theo con đường cách mạng vô sản, chấm
dứt cuộc khủng hoảng về đường lối cứu nước từ đầu thế kỷ XX.
+) Trên cơ sở TGQ và PPL của CN Mác – Lênin, Người đã xây dựng hệ
thống quan điểm về những vấn đề cơ bản của CMVN, tìm thấy qui luật phát
triển tất yếu của nhân loại là con đường quá độ lên CNXH trên toàn thế
giới.
+) CN Mác – Lênin là nền tảng triết học hình thành TTHCM
+) HCM đã nắm bắt được linh hồn sống của CN Mác là PBC, từ đó Người
tiếp nhận có phê phán các học thuyết đông tây, kim cổ của loài người, vượt
hẳn các thế hệ trước và giải đáp được những yêu cầu thực tiễn của dân tộc
và thời đại đang đặt ra.
- TTHCM thuộc hệ tư tưởng Mác – Lênin, là sự vận dụng sáng tạo CN Mác
– Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam.
3. Nhân tố chủ quan
• Phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh:



Người có năng lực đặc biệt là: có tư chất thông minh hơn

người khả năng tư duy độc lập, tự chủ, sáng tạo với, óc phê phán tinh tường
sáng suốt.


Nhân cách, phẩm chất đạo đức:

+ Người có tâm hồn của một nhà yêu nước lớn, một chiến sỹ cộng sản nhiệt
thành cách mạng, sẵn sàng chịu đựng hy sinh vì ĐL của Tổ quốc, tự do cho
đồng bào.
+ Có lòng tin mãnh liệt ở nhân dân.
+ Có tác phong bình dị, chân thành, khiêm tốn, hoà mình với quần chúng và
có sức cảm hoá lớn đối với mọi người.


Năng lực hoạt động thực tiễn:

Những phẩm chất và năng lực đó được rèn luyện và phát huy trong suốt
cuộc đời cách mạng của Người. Nhờ đó giữa bao thực tiễn sinh động,

6


Ngi cú th phõn tớch mt cỏch ỳng n, x lý v chuyn hoỏ thnh t
tng ca mỡnh, gii ỏp yờu cu thc tin ca dõn tc v thi i.
II. Quỏ trỡnh hỡnh thnh v phỏt trin t tng H Chớ Minh
1. Thi k hỡnh thnh t tng yờu nc v chớ hng cu nc trc
nm 1911

- Truyn thng ca quờ hng, t nc ó chun b cho Ngi hnh trang
khi ri T quc chớnh l tinh thn yờu nc, thng dõn, truyn thng hiu
hc v khỏt vng, ý chớ i tỡm c lp cho dõn tc, t do cho ng bo.
- Gia ỡnh vi c tớnh nhõn hu, m ang, s hy sinh cao c ca ngi m
v chớ ham hc, ngh lc vt khú, c bit l nhng t tng ln ca ngi
cha ó tr thnh chớnh con ngi H Chớ Minh. Cựng ú l nhng nh hng
ca lũng yờu nc thng nũi ca anh, ch Ngi
-

Nhng bi hc thnh bi rỳt ra t cỏc cuc u tranh chng thc
- dõn Phỏp cui th k XIX u th k XX ca cỏc bc tin bi ó gi cho
Ngi suy ngh, mun cu nc phi tỡm mt con ng mi. õy cng l
mt ng lc Ngi hng con ng cu nc sang phng Tõy ch
khụng phi sang phng ụng nh cỏc bc tin bi tng i.

-

í chớ yờu nc v quyt tõm ra i tỡm ng cu nc c th
hin t õy.
2. Thi k tỡm kim v xỏc nh con ng cu nc, gii phúng dõn tc
(1911- 1920)
- Ngày 5/6/1911, tại bến cảng Nhà Rồng, ngời thanh niên yêu nớc Nguyễn
Tất Thành đã lên chiếc tàu buôn của Pháp (Latutsơ Tơrêvin)
Sang phơngTây tỡm đờng cứu nớc.
Ti Phỏp v cỏc nc chõu u, ni sn sinh nhng t tng t do. n
õu Ngi cng nhn thy mt cuc sng i lp nhau gia mt bờn l
tng lp trờn sng xa hoa, tha thi, cũn a s nhõn dõn lao ng phi
sng cuc i nheo nhúc, bn hn. Ngi kt lun: trờn th gii dự cú
nhiu mu da khỏc nhau nhng cng ch cú ging ngi: ngi i ỏp


7


bức và người bị áp bức. Từ đây, Ý thức giai cấp và tư tưởng đoàn kết
quốc tế ở Hồ Chí Minh đã hình thành. Kết luận đó cũng cho thấy ở
HCM đã có sự phân biệt rõ đâu là bạn, đâu là thù của cách mạng. Đây
chính là tiền đề cho tư tưởng HCM về đối tượng cách mạng, lực lượng
cho cách mạng VN.
 Năm 1919, tại Hội nghị Véc xây, Người đã gửi lên bản yêu sách 8 điểm
đòi quyền tự do, bình đẳng cho nhân dân VN, nhưng không được chấp
nhận. Điều này cho Người nhận thấy, các dân tộc muốn giành độc lập,
tự do phải tự đứng lên mà giải phóng cho mình. Tư tưởng tự lực cánh
sinh, dựa vào sức mình là chính ở Người đã hình thành.
 Người Kiên trì chịu đựng gian khổ, ra sức học tập và khảo sát thực tiễn.
 Người Tham gia vào các tổ chức chính trị, xã hội tiến bộ.
 Tìm hiểu các cuộc các mạng thế giới (Cách mạng Pháp, Cách mạng
Mỹ, Cách mạng tháng Mười Nga). Đây là những cơ sở thực tiễn để
Người rút ra những kết luận của riêng mình.
 3- 1919, QTCS được thành lập do Lênin là người khởi xướng, Hồ Chí
Minh đã bỏ phiếu tán thành sự ra đời QTế. Điều này đã đánh dấu những
bước chuyển trong nhận thức của HCM trên hành trình tìm đường cứu
nước.
 Tháng 7 – 1920, HCM đọc “Sơ thảo Luận cương về vấn đề dân tộc và
thuộc địa” của Lênin. Luận cương đã tác động mạnh mẽ đến tư tưởng
của Người. Đến đây, Người đã tìm thấy câu trả lời cho những câu hỏi
còn đang nung nấu. Con đường cứu nước giải phóng dân tộc đã được
tìm thấy ở chính sự kiện này. Người khẳng định: Muốn giải phóng dân
tộc, không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản
 Tháng 12 -1920, với việc biểu quyết tán thành QTIII và tham gia sáng
lập Đảng Cộng sản Pháp, Nguyễn Ái Quốc đã trở thành người cộng sản

Việt Nam đầu tiên, đánh dấu bước chuyển biến về chất trong tư tưởng

8


Người: từ CNYN đến với CN Mác – Lênin, từ giác ngộ dân tộc đến
giác ngộ giai cấp, từ người yêu nước trở thành người cộng sản.
3. Thời kỳ từ 1921-1930: Hình thành cơ bản tư tưởng HCM về cách
mạng Việt Nam
- Người tiếp tục hoạt động và tìm hiểu chủ nghĩa Mác – Lênin. Người viết
nhiều bài báo tố cáo tội ác của CNTD và kêu gọi nhân dân các thuộc địa
đứng lên làm cách mạng.
- Người thành lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa và ra tờ báo “Người
cùng khổ” là cơ quan ngôn luận. Những hoạt động này đã thể hiện sự
trưởng thành của Người trong quá trình hình thành hệ tư tưởng
vềcáchmạngVN.
- Từ 1923 – 1924, Người sang Liên Xô. Tại đây, Người dự các Đại hội 5
QTCS, Hội nghị quốc tế Nông dân… và có các bài tham luận tại các Đại
hội này.
- Được tận mắt chứng kiến những thành tựu của nhân dân Liên Xô sau
CMT10 đã gợi cho Người những suy tư về tính ưu việt của CNXH.
TTHCM về CNXH được Người viết trong tác phẩm “Nhật ký chìm tàu”.
- Từ cuối 1924, NAQ trở về Trung Quốc. Tại đây, Người có những hoạt
động trực tiếp đưa tới sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam:
+) Người lập Hội “VN thanh niên cách mạng đồng chí hội” ra tờ báo
“Thanh niên” nhằm thức tỉnh, tập hợp, vận động thanh niên VN đứng lên
làm cách mạng.
+) Người mở các lớp huấn luyện chính trị, đào tạo cán bộ, đưa họ về nước
hoạt động.
+) Tập hợp các bài viết và bài giảng tại lớp huấn luyện, Người xuất bản tác

phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp” và “Đường kách mệnh” thể hiện
những tư tưởng cơ bản về CMVN. Cụ thể:
*) Bản chất của CNTD là “ăn cướp”, là “giết người”. Vì vậy, CNTD là kẻ
thù chung của các dân tộc thuộc địa, của GCCN và nhân dân lao động.

9


*. CMGPDT trong thời đại mới phải đi theo con đường cách mạng vô sản
và là một bộ phận của CMVS thế giới.
*. CMGPDT ở thuộc địa và CMVS ở chính quốc có mối quan hệ khăng
khít nhau, nhưng không phụ thuộc vào nhau. Người khẳng định:
 CM thuộc địa trước hết là một cuộc cách mạng dân tộc, giành độc lập,
tự do.
 CMGPDT thuộc địa muốn giành thắng lợi phải xây dựng khối đoàn kết
toàn dân trong đó, liên minh công – nông là gốc của cách mạng.
 Cách mạng muốn thành công trước hết phải có Đảng lãnh đạo, Đảng
phải theo chủ nghĩa Mác – Lênin làm nền tảng….
 Từ những năm 1928 -1929, phong trào CMVN phát triển mạnh mẽ, đưa
tới sự ra đời của 3 tổ chức Cộng sản. Các tổ chức này hoạt động riêng
rẽ, gây mất đoàn kết dân tộc. Một yêu cầu bức thiết là cần hợp nhất các
tổ chức cộng sản thành một tổ chức duy nhất.
 Đầu năm 1930, được sự uỷ nhiệm của QTCS, Nguyễn Ái Quốc trở về
Hồng Kông triệu tập Hội nghị thống nhất các tổ chức cộng sản lấy tên
Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội nghị đã thông qua “Chính cương vắn
tắt”, “sách lược vắn tắt” và “Lời kêu gọi do NAQ soạn thảo. Cùng với
“Bản án chế độ thực dân Pháp”, “Đường kách mệnh”, “Chính cương,
sách lược vắn tắt” là những văn kiện lý luận quan trọng thể hiện những
tư tưởng cơ bản của Hồ Chí Minh về cách mạng VN đã hình thành.
4. Thời kỳ từ 1930- 1945: Vượt qua thử thách, kiên trì con đường đã xác

định, tiến tới giành thắng lợi đầu tiên cho cách mạng Việt Nam
- Đầu những năm 30, QTCS bị chi phối bởi khuynh hướng ‘tả”, cô độc, biệt
phái, lại không hiểu tình hình thực tế ở Đông Dương nên chỉ trích và phê phán
đường lối của Nguyên Ái Quốc đưa ra trong Chính cương vắt tắt, Sách lược
vắn tắt, đổi tên Đảng thành Đảng Cộng sản Đông Dương và không giao cho
công việc, cử đi học tại Liên Xô.

10


- Người vẫn kiên trì giữ vững quan điểm về vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp,
về cách mạng giải phóng dân tộc thuộc địa và cách mạng vô sản trước khuynh
hướng “tả” của quốc tế cộng sản
- Năm 1935, Đại hội VII QTCS đã phê phán khuynh hướng “tả” trong phong
trào công nhân, mở rộng mặt trận dân tộc chống phát xít. Trên quan điểm đó,
năm 1936, Đảng ta đề ra chính sách mới, phê phán những biểu hiện “tả”
khuynh trước đây.
- Năm 1938, được sự chấp thuận của QTCS, Nguyễn Ái Quốc trở về Trung
Quốc và có những chỉ đạo cho cách mạng Việt Nam.
- 28-1-1941, Nguyễn Ái Quốc trở về nước chủ trì Hội nghị Trung ương lần 8
và hoàn chỉnh việc chuyển hướng chiến lược cho cách mạng Việt Nam.
Đường lối đó có ý nghĩa quyết định, đưa tới sự thắng lợi của cách mạng
Tháng Tám 1945.
- Sự thắng lợi của CMT8 mở ra kỷ nguyên mới cho dân tộc: kỷ nguyên
DDLDT gắn liền với CNXH, đưa nhân dân ta từ nô lệ cần lao trở thành người
chủ của đất nước. Đây cũng là thắng lợi của TTHCM về con đường cách
mạng Việt Nam được Người nêu ra trong Cương lĩnh của Đảng năm 1930.
5. Thời kỳ từ 1945- 1969: Tư tưởng Hồ Chí Minh tiếp tục phát triển,
hoàn thiện
- Sau khi giành được chính quyền , Đảng và nhân dân ta phải tiến hành hai

cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, vừa xây dựng CNXH ở miền
Bắc, vừa đấu tranh giải phóng miền Nam. Đây là thời kỳ, tư tưởng HCM
được bổ sung và hoàn thiện trên một loạt vấn đề cơ bản như:
-+) Về đường lối chiến tranh nhân dân
+) Về xây dựng CNXH ở một nước vốn là thuộc địa nửa phong kiến đi lên
CNXH không qua TBCN, lại bị chiến tranh chia cắt và tàn phá.
+) Xây dựng nhà nước của dân, do dân, vì dân
+) Tư tưởng và chiến lược về con người của Hồ Chí Minh
+) Xây dựng Đảng Cộng sản với tư cách là một đảng cầm quyền

11


- Cuối đời, Người để lại bản Di chúc trong đó tổng kết những bài học đấu
tranh giành thắng lợi của nhân dân Việt Nam. Bản Di chúc cũng chỉ ra những
việc cần làm sau khi nước nhà thống nhất. Đó là bản thiết kế thu nhỏ cho
nước VN sau này.
III. Tư tưởng Hồ Chí Minh- giá trị dân tộc và tầm vóc nhân loại
1. Tư tưởng Hồ Chí Minh soi sáng con đường giải phóng và phát triển
dân tộc
a) Tài sản tinh thần vô giá của dân tộc Việt Nam
b) Nền tảng tư tưởng và kim chỉ nan cho hành động cách mạng Việt Nam
2. Tầm vóc nhân loại của tư tưởng Hồ Chí Minh
a) Phát triển tư duy lý luận
b) Phản ánh chân lý thời đại
c) Cổ vũ các dân tộc đấu tranh vì những mục tiêu cao cả

12



CHƯƠNG

II

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC VÀ CÁCH MẠNG
GiẢI PHÓNG DÂN TỘC
I. TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ VẤN ĐỀ DÂN TỘC
1. Vấn đề dân tộc thuộc địa
a. Thực chất của vấn đề dân tộc thuộc địa
- Đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, giải phóng dân tộc
- Lựa chọn con đường phát triển của dân tộc
b) Độc lập dân tộc - nội dung cốt lõi của vấn đề dân tộc thuộc địa
- Phương thức tiếp cận – từ quyền con người
 Hồ Chí Minh đã tìm hiểu và tiếp cận những nhân tố về quyền con
người được nêu trong “Tuyên ngôn độc lập 1776” của Mỹ, “Tuyên
ngôn nhân quyền và dân quyền 1791” của Pháp và khẳng định, đó là
những lẽ phải không ai chối cãi được.
 Từ quyền con người, Hồ Chí Minh đã khái quát và nâng cao thành
quyền dân tộc: “Tất cả các dân tộc trên thế giới đều sinh ra bình đẳng,
dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và quyền tự do”.
- Nội dung của độc lập dân tộc
+) Độc lập, tự do là khát vọng lớn nhất của các dân tộc thuộc địa. Người nói:
“Tự do cho đồng bào tôi, độc lập cho Tổ quốc tôi, đấy là tất cả những điều tôi
muốn; đấy là tất cả những điều tôi hiểu”. Đây là tư tưởng cốt lõi chi phối mọi
suy nghĩ và hành động của Hồ Chí Minh cho cách mạng Việt Nam.
+) Theo Người, độc lập cho dân tộc, tự do cho đồng bào phải là một nền độc
lập hoàn toàn, thực sự. ĐLDT và bình đẳng có quan hệ qua lại với nhau. Một
dân tộc độc lập mà chưa được bình đẳng thì chưa độc lập hoàn toàn, thực sự.
+) Độc lập tự do hoàn toàn, thực sự phải được thể hiện ở những điểm sau:
*) Dân tộc đó phải có đầy đủ về chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, quyền

tự quyết dân tộc được thể hiện trên mọi lĩnh vực: kinh tế, chính trị, văn hoá,
xã hội.

13


*) Nền độc lập ấy phải là một nền độc lập chân chính, do bản thân dân tộc đó
giành được, xây dựng và bảo vệ chứ không phải do kẻ khác ban phát cho.
*) Giá trị thực sự của nền độc lập phải gắn liền với đời sống ấm no, tự do,
hạnh phúc của nhân dân.
+) Độc lập - tự do là quyền thiêng liêng, vô giá của các dân tộc đòi hỏi các
dân tộc phải bằng mọi giá để giành lại quyền ấy.
c. Chủ nghĩa dân tộc
- Chủ nghĩa dân tộc, theo quan điểm của Hồ Chí Minh chính là chủ nghĩa yêu
nước, là tinh thần dân tộc chân chính đã được đúc kết trong hàng ngàn năm
dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
- Vai trò của chủ nghĩa dân tộc:
+) Từ sự phân tích quan hệ giai cấp trong xã hội thuộc địa, từ truyền thống
dân tộc Việt Nam, Người khẳng định, trong cách mạng giải phóng dân tộc,
“người ta sẽ không thể làm gì được cho người An Nam nếu không dựa trên
các động lực vĩ đại và duy nhất của đời sống xã hội của họ”. Chủ nghĩa dân
tộc là một động lực lớn của các dân tộc thuộc địa ở phương Đông.
2. Mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp
a. Vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp có quan hệ chặt chẽ với nhau
- Trước Hồ Chí Minh, các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác – Leenin đã nêu
ra những quan điểm cơ bản về mối quan hệ biện chứng giữa vấn đề dân
tộc và vấn đề giai cấp. Tuy nhiên, xuất phát từ yêu cầu và mục tiêu của
cách mạng vô sản ở châu Âu, các ông vẫn tập trung vào vấn đề giai
cấp, xem việc giải quyết vấn đề dân tộc phải phụ thuộc và vấn đề giai
cấp. Điều đó hoàn toàn đúng với đòi hỏi của thực tiễn châu Âu đang đặt

ra lúc bấy giờ.
Dân tộc

CNTB

Giai cấp

Dân tộc thuộc địa

ĐCPK >< ND

14


TD &tay sai>< Dân tộc

chủ yếu

- Vận dụng quan điểm của CN Mác – Leenin về mối quan hệ giữa vấn đề dân
tộc và vấn đề giai cấp vào các nước thuộc địa, HCM cho rằng, phải có sự kết
hợp hài hòa giữa hai vấn đề này. Tuy nhiên, do ở các dân tộc thuộc địa, mâu
thuẫn dân tộc là mâu thuẫn cơ bản, chủ yếu, vì vậy, vấn đề dân tộc phải đươc
ưu tiên giải quyết trước vấn đề giai cấp. Có giải phóng dân tộc mới giải phóng
giai cấp, có ĐLDT mới có địa bàn đi lên CNXH.
- HCM giải quyết vấn đề dân tộc theo quan điểm giai cấp, nhưng đồng thời lại
đặt vấn đề giai cấp trong vấn đề dân tộc. Giải phóng dân tộc là điều kiện để
giải phóng giai cấp. Vì thế, lợi ích giai cấp phải phục tùng lợi ích dân tộc.
b. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội
- Năm 1920, ngay từ khi tìm thấy con đường giải phóng dân tộc, ở Hồ Chí
Minh đã có sự gắn bó thống nhất giữa dân tộc và giai cấp, dân tộc và quốc tế,

độc lập dân tộc và CNXH.
-

TTHCM về sự thống nhất giữa ĐLDT với CNXH vừa phản ánh quy
luật khách quan của sự nghiệp giải phóng dân tộc trong thời đại CNĐQ,
vừa phản ánh mối quan hệ khăng khít giữa mục tiêu giải phóng dân tộc
với mục tiêu giai cấp, giải phóng con người.
ĐLDT

CNXH

GPDT, GPGC. GP con người
-

Theo Người, ĐLDT là cơ sở, là nền tảng để xây dựng CNXH. Còn đi
lên CNXH là điều kiện để đảm bảo một nền độc lập thực sự, hoàn toàn,
một nền độc lập bền vững.

d. Giữ vững độc lập của dân tộc mình đồng thời tôn trọng độc lập của các
dân tộc khác
- Là một chiến sỹ quốc tế chân chính, HCM không chỉ đấu tranh cho độc lập
của dân tộc mình mà còn đấu tranh cho độc lập của các dân tộc bị áp bức. Ở

15


Người, chủ nghĩa dân tộc chân chính luôn thống nhất với chủ nghĩa quốc tế
trong sáng.
II.TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CÁCH MẠNG GIẢI PHÓNG DÂN
TỘC

1. Tính chất, nhiệm vụ, mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
a. Tính chất và nhiệm vụ cách mạng ở thuộc địa
- Sự phân hóa xã hội thuộc địa không giống như ở các nước phương Tây.
Các giai cấp ở thuộc địa có sự khác nhau ít nhiều, nhưng đều chung một số
phận mất nước, giữa họ vẫn có sự tương đồng lớn:dù là địa chủ hay nông dân,
họ đều chịu chung số phận là người nô lệ mất nước.
- Mâu thuẫn của xã hội thuộc địa là mâu thuẫn giữa dân tộc bị áp bức với
chủ nghĩa thực dân.
- Đối tượng của cách mạng ở thuộc địa là chủ nghĩa thực dân và tay sai.
- Yêu cầu bức thiết của cách mạng thuộc địa là độc lập dân tộc.
- Nhiệm vụ hàng đầu của cách mạng ở thuộc địa là giải phóng dân tộc
- Tính chất của cách mạng thuộc địa là dân tộc dân chủ nhân dân.
b. Mục tiêu của cách mạng giải phóng dân tộc
- Lật đổ ách thống trị của chủ nghĩa đế quốc
- Giành độc lập dân tộc
- Giành chính quyền về tay nhân dân
2. Cách mạng giải phóng dân tộc muốn thắng lợi phải đi theo con đường
cách mạng vô sản
- Từ sự tổng kết thực tiễn các PTYNVN cuối thế kỷ IXX, đầu TK XX không
thành công như: Con đường bạo động của Phan Bội Châu; Con đường cải
cách của Phan Châu Trinh; Con đường khởi nghĩa của Hoàng Hoa Thám, Hồ
Chí Minh rất khâm phục tinh thần cứu nước của ông cha, nhưng không tán
thành các con đường đó, Người quyết tâm ra đi tìm con đường mới.
- Trên hành trình tìm đường cứu nước, Người đã tìm hiểu các cuộc cách
mạng tư sản Anh, Pháp, Mỹ và nhận thấy: CMTS là cách mạng “chưa đến

16


ni, cha trit vỡ cha mang li bỡnh ng thc s cho nhõn dõn. Trong

th gii bõy gi, ch cú cỏch mng T10 Nga l ó thnh cụng v thnh cụng
n ni, ngha l dõn chỳng c hng quyn bỡnh ng t do thc s. Do
vy, CMGPDT ca nhõn dõn thuc a phi theo cỏch mng T10 Nga.
- Trờn c s kho sỏt cỏc cuc cỏch mng trong nc v th gii, H Chớ
Minh ó n vi hc thuyt cỏch mng ca Ch ngha Mỏc Leenin v
la chn khuynh hng chớnh tr vụ sn cho cỏch mng Vit Nam. Ngi
khng nh: mun cu nc v gii phúng dõn tc khụng cú con ng no
khỏc con ng cỏch mng vụ sn. Ch cú CNXH, CNCS mi gii phúng cỏc
dõn tc b ỏp bc v nhng ngi lao ng trờn th gii khi ỏch nụ l.
3. Cỏch mng gii phúng dõn tc trong thi i mi phi do ng Cng
sn lónh o
a. Cỏch mng trc ht phi cú ng
- Ngi phõn tớch, vic gii phúng gong cựm nụ l cho ng bo cho nhõn
loi l vic to tỏt nờn phi gng sc. Nu bit cỏch lm, bit ng tõm, hip
lc thỡ chc lm c. Mun vy, trc ht phiging gii lý lun cho dõn,
phi by sỏch lc cho dõn, vy nờn phi tp trung, mun tp trung phi cú
ng cỏch mnh
- Ngi khng inh, cỏch mng trớc hết ''phải có Đảng cách mạng,
để trong thì tập hợp và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên
lạc với các dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng
có vững cách mạng mới thành công cũng nh ngời cầm lái có
vững thuyền mới chạy''.
b. ng Cng sn Vit Nam l ngi lónh o duy nht
- Khi khng nh CSVN l ng ca giai cp cụng nhõn, ca nhõn dõn lao
ng v ca dõn tc, HCM mun ch rừ tớnh thng nht gia cỏc giai cp, tng
lp u chung mc tiờu l GPDT CNXH. Vỡ vy, ng bao gm nhng ai
cú tinh thn cỏch mng, hng hỏi nht, trong sch nht, tn tõm tn lc phng
s T quc v nhõn dõn.

17



- Đảng Cộng sản VN là biểu tượng của sự gắn kết chặt chẽ giữa giai cấp công
nhân với nhân dân lao động và cả dân tộc. Mọi người Việt Nam yêu nước đều
coi Đảng đó là đảng ta, đảng của mình, trong đó giai cấp công nhân là đôi tiên
phong, giữ vai trò lãnh đạo.
4. Lực lượng của cách mạng giải phóng dân tộc bao gồm toàn dân tộc
a. Cách mệnh là sự nghiệp của dân chúng bị áp bức
- Phê phán các việc làm ám sát cá nhân và bạo động non trong lịch sử, HCM
khẳng định, “cách mạng là việc chung của dân chúng chứ không phải là việc
của một hai người”.
- Đánh giá vai trò của quần chúng nhân dân trong khởi nghĩa vũ trang, Người
coi sức mạnh vĩ đại và năng lực vô tận của quần chúng là then chốt bảo đảm
thắng lợi. Người khẳng đinh, Dân khí mạnh thì quân lính nào, sung ống nào
cũng không chống lại nổi. Chúng ta tin chắc vào tinh thần và lực lượng của
quần chúng, của dân tộc”.
b. Chiến lược tập hợp lực lượng cách mạng
- Trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng, Người xác đinh, lực lượng
các mạng bao gồm toàn dân tộc.
Người viết, “Đảng phải tập hợp đại bộ phận giai cấp công nhân, nông
dân, dân cày nghèo; lôi kéo tiểu tư sản, trí thức, trung nông đi vào phe vô
sản; đối với phú nông, trung, tiểu địa chủ và tư bản An Nam mà chưa rõ mặt
phản cách mạng thì phải lợi dụng, ít lâu mới làm họ trung lập. Bộ phận nào
đã ra mặt phản cách mạng thì phải đánh đổ.
- Trong lực lượng cách mạng, Người nhấn mạnh vai trò động lực cách mạng
là công nhân và nông dân.
Người phân tích: các giai cấp công nhân và nông dân có số lượng
đông nhất, nên có sức mạnh lớn nhất. Họ lại bị áp bức bóc lột nặng nề nhất,
nên long cách mệnh càng bền, chí cách mệnh càng quyết… Công nông là tay
không chân rồi, nếu thua thì chỉ mất một cái kiếp khổ, nếu được thì được cả


18


thế giới, cho nên họ gan góc. Đây là một nhận thức mới so với các nhà yêu
nước trước đó.
- Ngoài ra Người cũng chỉ rõ phải coi tiểu tư sản, tư sản dân tộc và một bộ
phận giai cấp địa chủ là bạn đồng minh của cách mạng.
Người viết, học trò, nhà buôn nhỏ, điền chủ nhỏ cũng bị tư bản áp bức,
song không khổ bằng công nông; ba hạng ấy chỉ là bầu bạn cách mạng của
công nông thôi.
5. Cách mạng giải phóng dân tộc cần được tiến hành chủ động, sáng tạo
và có khả năng giành thắng lợi trước cách mạng vô sản ở chính quốc
- Tại ĐH 5 (1924), QTCS khẳng định: Chỉ có thể thực hiện hoàn toàn công
cuộc giải phóng các thuộc địa khi giai cấp vô sản giành được thắng lợi ở các
nước tư bản tiên tiến.
- NAQ phê phán quan điểm trên và khẳng định: “Vận mệnh của giai cấp vô
sản thế giới, đặc biệt là vận mệnh của giai cấp vô sản đi xâm lược thuộc địa
gắn chặt với vận mệnh của giai cấp bị áp bức ở các thuộc địa. Nọc độc và sức
sống của con rắn độc TBCN đang tập trung ở các nước thuộc địa. Nếu khinh
thường cách mạng ở thuộc địa tức là muốn đánh chết rắn đằng đuôi. Vì thế,
vận dụng công thức của các Mác, chúng tôi có thể nói với anh em rằng, công
cuộc giải phóng của anh em chỉ có thể thực hiện được bằng sự nỗ lực của bản
thân anh em mà thôi.
- Trên cơ sở nắm và phân tích rõ tình hình thời đại, HCM đã vận dụng sang
tạo quan điểm của CNMac – Leenin để đưa ra cách đi riêng cho cách mạng ở
thuộc địa. Người khẳng định, CMGPDT ở các nước thuộc địa và CMVS ở
chính quốc phải lien hệ chặt chẽ với nhau cùng chống kẻ thù chung là CNĐQ.
Tuy nhiên, CM ở thuộc địa có thể chủ động nổ ra và giành thắng lợi trước
CMVS chính quốc, mở đường cho CMVS chính quốc phát triển.

- Đây là một luận điểm sang tạo, có giá trị lý luận và thực tiễn rất to lớn, một
cống hiến quan trọng vào kho tang lý luận Mác – Leenin đã được thắng lợi
của CMGP dân tộc VN chứng minh là hoàn toàn đúng đắn. Tư tưởng đó cũng

19


đồng thời góp phần thúc đẩy sự thắng lợi của nhiều nước thuộc địa trên thế
giới trong sự nghiệp đấu tranh chung của loài người nhằm giải phóng dân
tộc, GPGC, GPCN.

20


- Sức sống của chủ nghĩa tư bản tập trung ở các thuộc

21


- Tính tất yếu của con đường cách mạng bạo lực được Hồ Chí Minh chỉ rõ:
“Trong cuộc đấu tranh gian khổ chống kẻ thù của giai cấp và của dân tộc, cần
dung bạo lực cách mạng chống lại bạo lực phản cách mạng, giành lấy chính
quyền và bảo vệ chính quyền”.
- Bạo lực cách mạng là bạo lực của quần chúng
- Hình thức của bạo lực cách mạng bao gồm đấu tranh chính trị và đấu tranh
vũ trang, tuỳ tình hình cụ thể mà quyết định những hình thức đấu tranh cho
thích hợp, sử dụng đúng và khéo, kết hợp các hình thức đó để giành thắng lợi
cho cách mạng.
b. Tư tưởng bạo lực cách mạng gắn bó hữu cơ với tư tưởng nhân đạo và hoà
bình.

- Tận dụng mọi khả năng giải quyết xung đột bằng biện pháp hoà bình,
thương lượng, nhượng bộ trên nguyên tắc.
- tiến hành chiến tranh chỉ là giải pháp cuối cùng.
- Khi tiến hành chiến tranh phải tìm mọi cách vãn hồi hoà bình
c. Hình thái bạo lực cách mạng
- Khởi nghĩa toàn dân
= Chiến tranh nhân dân, tự lực cánh sinh
Kết luận
Sáng tạo lý luận của Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc và cách mạng giải phóng
dân tộc
1. Làm phong phú học thuyết Mác – Lênin về cách mạng thuộc địa:
- Về lý luận cách mạng giải phóng dân tộc: đặt vấn đề dân tộc lên trên
vấn đề giai cấp.
- Tính chủ động, sang tạo của cách mạng giải phóng dân tộc
- Về phương pháp tiến hành cách mạng giải phóng dân tộc.
2. Soi đường thắng lợi cho cách mạng giải phóng dân tộc ở Việt Nam.

22


CHƯƠNG III: TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI VÀ
CON ĐƯỜNG QUÁ ĐỘ LÊN CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT NAM.
I.

TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI Ở VIỆT
NAM.
1. Tính tất yếu của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- CN Mác – Lênin, trên cơ sở phân tích những kiến giải kinh tế, chính trị,
xã hội, triết học ở châu Âu đã khẳng định tính tất yếu của sự thay thế
CNTB bằng một chế độ xã hội cao hơn, CNCS. Các ông cũng khẳng định

vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân là người đào mồ chon
CNTB. Học thuyết về CNXH được coi là vũ khí lý luận để giai cấp vô sản

23


thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình và nhân dân tiến bộ hướng tới một xã
hội vì con người.
- Xuất phát từ thực tiễn VN cuối thế kỷ IX, đầu TKXX, các PTYN diễn
ra chủ yếu theo hai khuynh hướng: TS và PK nhưng đều thất bại. Điều
này cho thấy, cả hai mô hình xã hội đó không còn phù hợp với yêu cầu
và nguyện vọng của nhân dân Vn. Một yêu cầu bức thiết lúc này là cần
tìm một con đường đi khác đáp ứng yêu cầu xã hội VN và phù hợp quy
luật của thế giới.
- Trên hành trình tìm đường cứu nước, HCM đã tìm hiểu các cuộc CMTS
và khẳng định đó là các cuộc cách mạng không đến nơi, không triệt để.
Chỉ có CMT10 Nga là đã thành công và thành công đến nơi. Vì vậy,
nhân dân An Nam nên đi theo con đường này. Chủ nghĩa xã hội là bước
phát triển tất yếu sau khi giành được độc lập .
- Mục tiêu của con đường cách mạng vô sản là nước được độc lập, dân
được tự do, đồng bào được ấm no, hạnh phúc. Đó cũng là mục tiêu của
Chủ nghĩa xã hội.
- Độc lập dân tộc là nền tảng để đi lên CNXH, xây dựng CNXH là điều
kiện đảm bảo một nền độc lập hoàn toàn, thực sự, bền vững.
2. Đặc trưng của Chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
a. Cách tiếp cận của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội
- Hồ Chí Minh tiếp thu lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học của chủ nghĩa
Mác – Lênin từ khát vọng giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Hồ Chí Minh tiếp cận chủ nghĩa xã hội từ phương diện đạo đức,, nhân văn,
văn hoá của dân tộc Việt Nam.

b. Bản chất và đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội
- Quan niệm của Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội với tư cách là một chế độ
xã hội bao gồm mọi mặt của đời sống, trong đó con người phát triển toàn
diện.

24


- Người quan niệm CNXH ở Việt Nam là nhằm nâng cao đời sống vật chất và
văn hoá của nhân dân, là ai cũng được ăn no, mặc ấm, được sung sướng, tự
do.
- Người quan niệm xây dựng CNXH ở Việt Nam là trách nhiệm, nghĩa vụ,
quyền lợi và động lực của toàn dân dưới sự lãnh đạo của Đảng.
*) Đặc trưng cụ thể:
- Là chế độ chính trị do nhân dân làm chủ
- CNXH là một chế độ xã hội có nền kinh tế phát triển cao, gắn liền sự phát
triển của khoa học - kỹ thuật.
- Là chế độ không còn người bóc lột người.
- Là xã hội phát triển cao về văn hoá, đạo đức.
- Có mối quan hệ hữu nghị, bình đẳng với các quốc gia trên thế giới.
3. Quan điểm của Hồ Chí Minh về mục tiêu, động lực của chủ nghĩa xã
hội ở Việt Nam
a. Mục tiêu
- Mục tiêu tổng quát: Xây dựng một nước Việt Nam hoà bình, thống nhất, độc
lập, dân chủ và giàu mạnh, góp phần xứng đáng vào sự nghiệp cách mạng thế
giới.
- Mục tiêu cụ thể:
+) Về chính trị: phải do nhân dân lao động làm chủ. Nhà nước có hai chức
năng: dân chủ với nhân dân, chuyên chính với kẻ thù của nhân dân.
+) Về kinh tế: xây dựng nền kinh tế với công – nông nghiệp hiện đại, khoa

học – kỹ thụât tiên tiến, đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện.
+) Về văn hoá: xây dựng nền văn hoá tiến tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, khắc
phục những phong tục tập quán lạc hậu.
b. Động lực
- Động lực nội sinh bao gồm: điều kiện địa lý, tài nguyên thiên nhiên, khoáng
sản, cơ sở vật chất, truyền thống văn hoá dân tộc, sự lãnh đạo của Đảng.v.v..

25


×