Tải bản đầy đủ (.docx) (10 trang)

Đề tài mâm ngũ quả ngày tết

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (603.11 KB, 10 trang )

Đại Học Sư Phạm Kỹ Thuật TP.HCM
Khoa Lý Luận Chính Trị



Bài Tiểu Luận
Đề Tài:
Mâm Ngũ Quả Ngày Tết
(miền Nam)


I.

NGUỒN GỐC VÀ Ý NGHĨA CHUNG
1. Quan niệm ngày xưa
Trong những dịp Tết thì mâm ngủ quả là thứ không thể
thiếu trên bàn thờ tổ tiên trong các gia đình của mỗi
người Việt Nam. Gọi là Ngũ Quả, nhưng thật ra lại
không có một quy định là những loại quả gì mà tùy
từng địa phương, với những đặc trưng về khí hậu, sản
vật và quan niệm riêng của từng người mà người ta
chọn ra những loại quả khác nhau để có thể bày lên
mâm ngũ quả ngày Tết.
Tuy nhiên, tại sao phải có mâm ngũ quả trong ngày
Tết và có can hệ gì đến phong thủy hay không lại là câu
hỏi được khá nhiều người quan tâm.
Ngày Tết cho dù ở bất kỳ nơi đâu, bất cứ gia đình
nào cũng chuẩn bị một mâm ngũ quả đủ màu sắc đủ
chủng loại được bày biện đẹp mắt trên bàn thờ tổ tiên
với hàm ý những điều ước nguyện của gia chủ. Có thể
nói hiện nay chưa có tư liệu nào cho biết chính xác


mâm ngũ quả có từ bao giờ nhưng chúng tôi cũng
muốn sơ qua vài điểm cơ bản về phong tục lâu đời này.
Cứ vào khoảng 28, 29 tháng Chạp âm lịch thì nhà nhà
đều cho bày biện một mâm ngũ quả kèm với nhiều sản
vật khác lên bàn thờ. Mâm ngũ quả thường bày trên
một cái mâm bằng gỗ tiện khá đẹp mắt, có chân, gọi là
mâm bồng. Nhiều nhà không có mâm bồng, thì bày hoa
quả trên một cái đĩa to, đặt bên dưới là chồng bánh
chưng giúp tạo dáng cao cho đẹp mắt. Theo lý giải


2.

thông thường thì đây là một tục lệ đẹp, hoa quả là lộc
của thiên nhiên, do đất trời nuôi dưỡng tạo thành. Nên
việc dâng lộc trời lên cúng ông bà, tổ tiên trong những
ngày đầu xuân thể hiện sự tôn kính vừa ngụ ý rằng:
Những sản vật này là thành quả được kết tinh từ công
sức, mồ hôi và nước mắt của những con người chăm
chỉ lao động .
Ý nghĩa của “ngũ”
Xuất phát từ văn hóa phương Đông trong quan
niệm về chuộng số lẻ thì con số 5 nằm trong bộ ngũ
hoàn hảo (ngũ hành, ngũ vị, ngũ sắc…) và về sự đầy đủ
(như 5 ngón tay trên một bàn tay). Nên mâm trái cây
dâng cúng tổ tiên và chưng ngày tết của người Việt
được gọi là mâm ngũ quả.
Theo thuyết duy vật cổ đại, tất cả mọi vật chất đều
được tạo nên bởi 5 yếu tố ban đầu gồm: kim loại (kim),
gỗ (mộc), nước (thủy), lửa (hỏa) và đất (thổ) - gọi là

ngũ hành. Và người ta cho rằng tục lệ chưng mâm ngũ
quả trên bàn thờ ngày Tết của người Việt Nam là một
trong những biểu hiện của tư tưởng này.

3.

Biểu
Quả

tượng

“quả”,

màu

sắc,

hương

vị

Quả biểu tượng cho sự sung túc qua cấu tạo của nó:
bên trong chứa hạt tượng trưng cho sao, quả bao lấy là
Vũ trụ, ý nghĩa là sự sinh sôi trường tồn tái sinh bất tận
của sự sống. Mỗi loại quả có ý nghĩa riêng qua hình


dáng, cấu tạo, hương vị, màu sắc và cách đọc tên.
Màu sắc
Màu sắc của mâm thường hay tuân theo ngũ hành.

Các loại quả dùng thường mang các sắc màu theo quan
niệm là có tính may mắn: Đỏ (may mắn phú quý), Vàng
(sung
túc),...
Hình dáng, cấu tạo, hương vị
Thường là cách hình dáng/cấu tạo có tính chất gợi tả
điều tốt lành. Ví dụ: Lựu: có nhiều hạt, tượng trưng cho
con cháu đầy đàn, Bưởi và dưa hấu: căng tròn, mát lạnh
trong ruột, hứa hẹn sự ngọt ngào, may mắn trong cuộc
sống...
II.

SƠ LƯỢC CÁC LOẠI QUẢ MIỀN BẮC VÀ MIỀN TRUNG
1.
Miền Bắc

Ở miền Bắc mâm ngũ quả bao giờ cũng có nải chuối
thể hiện sự che chở của đất trời cho con người. Ngược
lại một số người miền Nam cho rằng vỏ chuối dễ trơn
trượt nên không cúng chuối vào dịp Tết. Một số người


miền Nam cũng không bày quả cam, bởi “cam chịu” hàm
ý sẽ luôn phải chịu đựng gò bó cả năm. Ngược lại mâm
ngũ quả của người Bắc không thể thiếu quả cam với
màu vỏ vàng tươi rói. Mâm ngũ quả người Bắc thường
có: chuối xanh, bưởi vàng, hồng đỏ, lê trắng, quýt da
cam tượng trưng cho mong ước: phú (giàu có) - quý
(sang trọng) - thọ (sống lâu) - khang (khỏe mạnh) - ninh
(bình

yên).
2. Miền Trung

Ở miền Trung nghèo khó, đất đai vốn cằn cỗi, ít hoa
trái, lại thêm thời gian Tết thường rơi vào mùa đông
khắc nghiệt, và cả hậu quả thiên tai để lại từ trước đó
chưa dứt cây trái đặc sản địa phương rất hiếm. Người
dân quê không quá câu nệ hình thức ý nghĩa của mâm
ngũ quả, mà chủ yếu có gì cúng nấy, thành tâm dâng
kính tổ tiên.
Mặt khác, miền Trung do chịu sự giao thoa văn hóa 2
miền Bắc-Nam nên mâm ngũ quả vẫn bày biện đủ: chuối
, mảng cầu, sung, dừa , đu dủ, xoài,… rất phong phú!


III.

MÂM

NGŨ

QUẢ

MIỀN

NAM

1. Quan niệm, phong tục miền Nam ảnh hưởng gì đến
mâm ngũ quả
Mâm ngũ quả người miền Nam gồm mãng cầu Xiêm,

dừa (hay dưa), đu đủ, xoài, sung, với ngụ ý "cầu sung
(túc) vừa đủ xài" . Đôi khi thêm trái dứa (người Nam gọi
là "thơm") và thường là phải có một cặp dưa hấu để
riêng bên cạnh. Theo nhiều người chia sẻ, khác với
người Bắc là gia đình người miền Nam thường kiêng kỵ
thờ quả có tên mang ý nghĩa xấu nên mâm trái cây của
họ không có chuối (vì âm chuối đọc như "chui nhủi", ngụ
ý thất bại), cam ("quýt làm cam chịu"), lê ("lê lết"), táo
(người Nam gọi là "bom"), lựu ("lựu đạn") và không có
cả sầu riêng, dù người Nam bình thường rất thích ăn sầu
riêng, và không chọn trái có vị đắng, cay. Do trái cây
ngày càng nhiều, loại nào cũng ngon, bổ nên để thể hiện
sự thành kính với tổ tiên, đồng thời cũng nhằm thể hiển


tính thẩm mỹ độc đáo, mâm ngũ quả ngày càng phong
phú hơn. Người ta cũng không câu kệ cứng nhắc “ngũ
quả” nữa mà có thể là bát, cửu, thập quả. Nhiều hơn,
nhưng người ta vẫn gọi là “mâm ngũ quả” và dù đựng
trong đĩa cũng vẫn gọi theo xưa là “mâm." Bởi đó đã trở
thành một tập tục văn hóa có lịch sử bao đời.
2.
Ý nghĩa các loại quả phổ biến trong mâm ngũ
quả miền Nam
Mỗi quả lại mang 1 ý nghĩa khác nhau gồm có mãng
cầu, sung, dừa xiêm, đu đủ, xoài mà các bà,các mẹ
thường quan niệm sơ đẳng là “cầu - sung - vừa - đủ xài”.
- Mãng cầu là thể hiện sự cầu mong
- Sung gắn với biểu tượng sung mãn về sức khỏe hay
tiền

bạc
- Dừa có âm tương tự như là “vừa," có nghĩa là không
thiếu
thốn
cái

cả
- Đu đủ mang đến sự đầy đủ thịnh vượng
- Xoài có âm na ná như là “xài”, để cầu mong cho tiêu xài
không
thiếu
thốn.
Xung quanh là các loại quả được liền kề nhau, tượng
trưng cho các dân tộc anh em xum vầy, hạnh phúc,đoàn
kết trên mảnh đất quê hương. Mỗi loại quả có một
hương thơm, mầu sắc riêng biệt. Cũng như các bạn


trong trường; mỗi bạn có thể thuộc một dân tộc, văn
hóa, có bản sắc khác nhau. Nhưng đã hội tụ về đây thì
không có sự phân biệt; ai cũng được bình đẳng, ai cũng
được tôn trọng và vui chơi, học hành…
3.

Cách trình bày mâm ngũ quả
Người ta thường chọn ba loại quả có hình dáng to và
trọng lượng nặng là đu đủ, dừa,xoài đặt lên mâm trước
để lấy thế. Sau đó bày những quả khác chèn lên, để tạo
thành một ngọn tháp.



IV.

HIỆN TRẠNG NGÀY NAY
Mấy năm gần đây, quy mô của mâm ngũ quả thường
được bày “hoành tráng” hơn với nhiều loại quả tươi và
to hơn, tuy nhiên các loại quả không còn được trồng, hái
ngay từ vườn như xưa, mà trong mâm ngũ quả đã xuất
hiện những loại quả mới như: ổi lai, táo, quýt không hạt,
khế ngọt… Trong mâm ngũ quả của một số gia đình
thành phố đã xuất hiện những loại quả được nhập từ
những vùng miền khác nhau trong nước như: dưa hấu,
chôm chôm Nam bộ, thậm chí từ nước ngoài, như: nho
Mỹ, táo hoặc cam Trung Quốc…
Trên thực tế, ngày nay do chủng loại trái cây khá
phong phú nên việc lựa chọn cho mâm ngũ quả ngày Tết
cũng trở nên đa dạng và “mở” hơn, không còn “ngũ” mà
có thể thành “lục, thất, bát, cửu…” quả. Tuy số lượng
trái cây trên mâm ngũ quả có thay đổi và được chưng
trên những đĩa sứ, thủy tinh bắt mắt nhưng người dân
vẫn gọi là “mâm ngũ quả” như truyền thống từ xưa đến
nay. Và không chỉ có thế, những năm gần đây còn rộ lên
dịch vụ làm mâm ngũ quả Tết do các nghệ nhân thực
hiện. Đó là những tháp trái cây được “xây” khá đẹp mắt
và cả cách tạo dáng bằng cách khắc, chạm trổ lên vỏ trái
cây rất công phu và mỹ thuật mang nhiều ý nghĩa như:
“Long phụng hòa minh”, “Sắc cầm hoà hiệp”, “Tùng lộc”,
“Tứ linh”, “Phước Lộc Thọ”, “Long lân”, “Long hổ”…



Nói một cách khách quan rằng ngoài mục đích thể
hiện sinh động ý tưởng triết lý - tín ngưỡng - thẩm mỹ
ngày Tết, mâm ngũ quả đã giúp cho quang cảnh ngày Tết
và không gian cúng thêm phần ấm áp, rực rỡ. Vì vậy, cho
dù tin hay không về ý nghĩa của từng loại quả theo
những quan niệm của người dân ở từng địa phương, thì
mâm ngũ quả mãi là nét đẹp trong văn hóa Tết của
người Việt.



×