Tải bản đầy đủ (.ppt) (20 trang)

bệnh tụ huyết trùng trâu bò

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (125.63 KB, 20 trang )

BỆNH TỤ HUYẾT TRÙNG
(Pasteurellosis)


ĐẶC ĐIỂM CĂN BỆNH
• Bệnh Tụ huyết trùng là một bệnh truyền nhiễm, gây ra
do cầu trực khuẩn Pasteurella Multocida thể hiện triệu
chứng tụ huyết, xuất huyết ở những vùng đặc biệt trên
cơ thể, sau cùng xâm nhập vào máu, gây bại huyết toàn
thân
• Vi khuẩn Pasteurella multocida là trực khuẩn hình gậy,
ngắn (kích thước 0.3-0.4x 0.6-2,5µm ), tròn hai đầu bắt
màu gram dương, sẫm ở hai đầu nên gọi là "vi khuẩn
lưỡng tính". Vi khuẩn có nhiều type khác nhau ( 05type
kháng nguyên K là A,B,D,E,F và 12 type kháng nguyên
O là từ 1- 12 ) , gây bệnh trên trâu bò thường là Type
A,B ( Với type A gây viêm phổi và type B thường gây
thể bại huyết )


ĐẶC ĐIỂM CĂN BỆNH
• Dễ bị tiêu diệt bởi sức nóng, ánh sáng và chất sát
trùng, ở 58oC trong 20 phút, trong xác thối: 1-3
tháng, dễ bị diệt bằng nước nóng, ánh sáng mặt
trời diệt vi khuẩn trong canh khuẩn, dịch thể sau 1
ngày, nước vôi 10%, formol 1%, axit fenic 5%
đều diệt được trong thời gian 3-5 phút.
• Vi khuẩn tự bảo tồn khá lâu và sinh sản trong đất
ẩm có nhiều Nitrat và thiếu ánh sáng. Trong
giếng, ao bẩn có nhiều chất hữu cơ, trong chuồng,
đồng cỏ, đất ... Có thể sống hàng tháng, năm.




DỊCH TỄ HỌC
• Ở trên thế giới, bệnh có từ lâu, khắp nơi. Riêng ở
nước ta, bệnh thường phát ra lẻ tẻ, hoặc thành địch
địa phương, phát sinh có mùa rõ rệt. Bắt đầu từ
mùa mưa đến hết tháng 7, 8, 9. Đặc biệt ở những
vùng ẩm thấp, nước đọng lầy lội hay bị ngập lụt,
dễ gây thành dịch địa phương. Trâu, bò thường
mắc, đặc biệt là bò. Bệnh lây sang lợn, ngựa, chó.
Súc vật non đang bú hoặc khi cai sữa ít mắc bệnh,
nếu có thì cũng ở thể nhẹ. Tuổi hay bị nhất là từ 6
tháng đến 2 , 3 năm. Trâu mắc nặng hơn bò.


DỊCH TỄ HỌC
• Đường xâm nhập: Mầm bệnh xâm nhập vào
đường tiêu hoá là chính, qua thức ăn nước uống.
Vi khuẩn vào cơ thể. Sự xâm nhập của Vi khuẩn
càng dễ dàng hơn, nếu niêm mạc tiêu hoá có vết
thương, viêm ruột có mụn loét của bệnh dịch tả,
vết cắn của ký sinh trùng hay thức ăn cứng làm
xây xát niêm mạc. Cũng có thể Vi khuẩn qua
đường hô hấp.


DỊCH TỄ HỌC
• Cách sinh bệnh: Vi khuẩn thông thường sống
cộng sinh trên niêm mạc đường hô hấp của động
vật, nhưng không gây nên bệnh. Khi sức đề kháng

yếu, do cơ thể giảm sút, ăn uống không vệ sinh,
vận chuyển, lao động quá sức... Hay tiếp xúc trực
tiếp với mầm bệnh ngoài môi trường. Vi trùng vào
lâm ba, rồi từ lâm ba vào máu gây xuất huyết, bại
huyết.


TRIỆU CHỨNG
• 1. Thể quá cấp tính
• Vật có triệu chứng thần kinh, con vật trở nên dữ
tợn, điên cuồng, đập đầu vào tường (có thể chết
trong 24 giờ) hoặc co giật, run rẩy của triệu chứng
thần kinh, ngã chết, hoặc đang ăn uống bình
thường chạy điên cuồng, rồi dừng lại chết.


TRIỆU CHỨNG
• 2. Thể cấp tính
Thời kỳ mang bệnh ngắn từ 1-3 ngày, vật không ăn,
mệt lã, không cử động, không đi lại. Thân nhiệt 40-42OC,
niêm mạc mắt đỏ, chảy nước mắt, nước mũi.
• Bệnh cư trú ở vùng ngực: phổi tụ máu, viêm màng phổi.
Viêm ngoại tâm, máu có nước vàng, vật ho khan, ho nhỏ,
ho từng cơn, nước mũi chảy ra đặc có khi lẫn mũ.
• Bệnh cư trú ở vùng bụng: Thường viêm ruột cấp tính, lúc
đầu đi táo, sau đi tháo, có máu. Viêm phúc mạc có nước
vàng, bụng chướng to. Bệnh cư trú ở hạch lâm ba. Viêm
hạch thuỷ thũng, hạch bị sưng to, chổ sưng nóng đau, ấn
tay có vết lõm.



TRIỆU CHỨNG
• 2. Thể cấp tính (tt)
• Bệnh cư trú ở hạch lâm ba: có triệu chứng viêm
hạch có thủy thũng, hạch sưng to, chổ sưng nóng,
đau, ấn tay vào có vết lõm, giữ nguyên dấu ngón
tay nhưng không có tiếng kêu lạo xạo. Thường
sưng hạch sau hầu, những hạch khác như hach
trước vai, hạch bẹn, hạch khoeo chân có khi cũng
sưng.


TRIỆU CHỨNG
2. Thể cấp tính (tt)
• Ngoài ra, con vật bị sưng hầu, sưng hàm, nuốt
khó. Viêm phổi, dẫn đến ngạt thở. Đặc biệt vùng
hầu sưng, cuống lưỡi sưng to, lưỡi thè ra ngoài
miệng (trâu 2 lưỡi). Khi vật gần chết, tim ngừng
đập, ngạt thở, niêm mạc có chấm xuất huyết. Con
vật đi kiết lỵ hoặc đái ra máu. Bệnh tiến triển vài
giờ đến 3-5 ngày, nếu chuyển sang bại huyết thì
chết trong 24 giờ, bò 5-10% trâu 90-95%.


TRIỆU CHỨNG
• Thể mãn tính
• Bệnh kéo dài, xuất hiện những biểu hiện mãn
tính, ở ruột, phổi và cuống phổi, có khi cả ngoại
tâm mạc. Thường tiếp theo thể cấp hoặc ghép
bệnh dịch tả. Bệnh tiến triễn vài tuần và kết thúc

bằng cách con vật khỏi, các triệu chứng nhẹ dần,
con vật có thể tự ăn uống bình thường hoặc chết.


BỆNH TÍCH
• 1/ Bệnh tích chung
• Bệnh Tụ huyết trùng nói chung có hiện tượng tụ
huyết, xuất huyết ở tổ chức liên kết dưới da lấm
tấm xuất huyết.
• Bắp thịt và thịt ướt thấm nước. Hạch viêm, lâm ba
quản và hạch tiết ra nhiều nước, làm cho thịt ướt
và có thủy thũng, thận, gan viêm.


BỆNH TÍCH
• 2/ Bệnh tích đặc biệt
• Có thuỷ thũng xung quanh vùng hạch lâm ba rất
rõ, có khi 1/2 cơ thể, cắt ra có nhiều nước màu
vàng hay xanh nhạt.
• Thuỷ thũng vùng ngực có nước màu vàng, có khi
đông lại ở màng phổi. Phổi lấm tấm xuất huyết có
thể dính với sườn hoặc cơ hoàn cách. Phổi viêm
nhất là phần trước. Viêm ngoại tâm mạc có nước,
viêm tim có xuất huyết ở phủ tạng, hạch ruột.


CHẨN ĐOÁN
1. Chẩn đoán lâm sàng: Dựa vào triệu chứng, bệnh
tích để chẩn đoán, dựa vào tình hình dịch tể.
2. Chẩn đoán phân biệt:

• Nhiệt thán: Bệnh chuyển biến nhanh, sưng cổ, ít
thuỷ thũng hơn Tụ huyết trùng, sưng hàm, không
sưng cuống lưỡi, thịt đen, xuất huyết các lỗ tự
nhiên, máu đen không đông. Lách sưng, nát, nhũn
như bùn, bụng chướng to.
• Bệnh Ung khí thán: Sưng trong bắp thịt, chỗ sưng
bị hoại tử màu đen nát, ấn vào có tiếng lạo xạo.
Tụ huyết trùng không có tiếng kêu lạo



CHẨN ĐOÁN
3. Chẩn đoán Vi khuẩn học
• Kiểm tra trên kính hiển vi: Lấy phổi, lá lách, gan,
phết lên phiến kính, nhuộm Gram, Wright thấy Vi
khuẩn hình trứng, bắt màu lưỡng cực. Chất ngoại
xuất ở hạch lâm ba, máu ít có Vi khuẩn.
• Bồi dưỡng phân lập trong các môi trường: Lấy máu
tim, hay phủ tạng cấy trên môi trường thạch đĩa và
các môi trường khác để kiểm tra đặc tính sinh hoá
(đường Gluco, Saccaro, Manit, Lacto, manto, Indol,
H2S âm hoặc dương tính, MR-VP...).


CHẨN ĐOÁN
3. Chẩn đoán Vi khuẩn học (tt)
• Tiêm động vật thí nghiệm: Tiêm bệnh phẩm dưới
da, hay phúc mạc cho thỏ, hoặc chuột bạch trong
vòng 12-36 giờ thì thỏ, chuột chết. Kiểm tra bệnh
phẩm, nếu bệnh phẩm nhiễm tạp khuẩn thì khía

dưới da bôi vào. Sau một thời gian mổ kiểm tra,
thấy xuất hiện bệnh tích viêm phổi, xuất huyết dài
theo khí quản.


PHÒNG BỆNH
• Thực hiện tốt công tác vệ sinh phòng bệnh.
• Tiêm phòng bằng Vaccine khi chưa có dịch sau 715 ngày có miễn dịch, miễn dịch kéo dài 6-7
tháng. Các loại vác xin.
• Chăm sóc nuôi dưỡng tốt, tắm rửa sạch sẽ. Không
thay đổi thức ăn đột ngột, thức ăn thừa đã lên men
không nên cho ăn. Không nhốt quá chặt, sử dụng
gia súc phải điều độ, áp dụng tốt các biện pháp
chống dịch.


ĐIỀU TRỊ
• Pasteurella mẫn cảm đối với một số kháng
sinh như Streptomycine 40-60mg/1kg trọng
lượng (và phối hợp với Penecilline );
Gentamycine; Ampicilline ; Tetracycline;
Enrofloxacine
;Thiamfenicol…
Tuy nhiên do bệnh diễn biến nhanh nên chỉ
điều trị có hiệu quả cao khi sử dụng kháng
sinh sớm, đủ liều ,đủ liệu trình và kết hợp với
thuốc hạ sốt,trợ sức. Đồng thời phải tăng
cường quản lý ,chăm sóc và bồi dưỡng tốt
cho thú bệnh .



ĐIỀU TRỊ
• Có thể dùng huyết thanh đơn giá hay đa giá: Đối
với bê, nghé liều tiêm 20-40ml. Trâu, bò 60100ml, liều lượng không quá 100-120ml
• Trường hợp nặng có thể kết hợp Sulfamethazine +
Penicilline (100.000UI/1kg trọng lượng, cứ 3 giờ
tiêm 1 lần).
• Suldadimethoicine 30-50mg/I kg trọng lượng.
Sulfamethocipirydazol 30-40mg/1kg trọng lượng
cho uống 2 ngày liền.
• Kynamycine 30-50mg/1kg trọng lượng



×