Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

tác động hai mặt của rượu bia đến kinh tế xã hội việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (108.44 KB, 12 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGÂN HÀNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Môn: Kinh tế học phát triển

ĐỀ TÀI TIỂU LUẬN:

TÁC ĐỘNG HAI MẶT CỦA RƯỢU BIA ĐẾN
KINH TẾ - XÃ HỘI VIỆT NAM

Giảng viên: Th.s Nguyễn Thanh Minh

Trang 1 / 9


KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN- NHÓM 1- D03

Nhóm 1:
Hoàng Phương Anh
Nguyễn Thị Mỹ Ân
Nguyễn Thị Hồng Nhung
Trần Thị Thơm

Trang 2 / 12


KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN- NHÓM 1- D03

MỤC LỤC:
I.
II.

Thực trạng sử dụng rượu bia ở Việt Nam………..……………….4


Ảnh hưởng của rượu bia…………………………………………………..5
1. Tích cực………………………………………………………………………..
5
2. Tiêu cực………………………………………………………………………..6
Những nhận xét chung……………………………………………………….8
Tài liệu tham khảo………………………………………………………………9

Trang 3 / 12


KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN- NHÓM 1- D03

Đề tài: TÁC ĐỘNG HAI MẶT CỦA RƯỢU BIA ĐẾN KINH TẾ-

XÃ HỘI VIỆT NAM
Rượu bia là những thứ đồ uống rất quen thuộc với người Việt Nam từ xưa đến
nay và cũng một phần nào đó thể hiện nét văn hóa của người Việt Nam. Trong
những năm gần đây, cụm từ “văn hóa ăn nhậu” ở Việt Nam được nhắc đến rất
nhiều cho thấy rượu bia ngày càng có sự tác động lớn đến nền kinh tế - xã hội
của nước ta.

Trang 4 / 12


KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN- NHÓM 1- D03
I.

Thực trạng về việc tiêu thụ bia rượu ở Việt Nam trong vòng 5 năm trở lại đây
Những năm gầm đây, khi đề cập đến vấn đề tiêu thụ rượu bia ở nước ta, người ta
thường dùng cụm từ “tăng phi mã”, hay “lượng tăng theo chiều thẳng đứng”. Đây

là những số liệu đã được nghiên cứu về thực trạng tiêu thụ rượu bia ở nước ta:
Mỗi năm người Việt Nam chi khoảng 3 tỉ USD cho rượu bia. Với mức thu nhập
trung bình của người Việt Nam thì con số này đáng phải suy nghĩ. Đại diện Bộ Y tế
nước ta cho biết hàng năm (2013-nay) nước ta tiêu thụ hơn 3 tỉ lít bia và 80 triệu
lít rượu(ở một số tài liệu khác là 68 triệu lít), dẫn đầu các nước ASEAN và đứng
thứ 3 ở châu Á. Năm 2012 Việt Nam tiêu thụ 2,8 tỉ lít bia, năm 2013 là 3 tỉ lít,
lượng bia trung bình là 32l/người/năm. Nếu như như gia đoạn 2003-2005, lượng
cồn trung bình là 3,7 lít/người/năm thì năm 2010, con số này là 6,6
lít/người/năm, tăng gần 2 lần trong vòng 7 năm. Theo ước tính của các chyên gia
kinh tế, con số này sẽ tăng lên 7 lít/người/năm vào năm 2025. Nam giới Việt Nam
tiêu thụ lượng bia rượu trung bình là 27,4 lít/người/năm. Con số này gấp 4 lần
của thế giới (Theo Th.s Vũ Minh Hạnh-Phó Viện trưởng Viện Chiến lược và Chính
sách Y tế). Dự báo đến năm 2016, lượng bia rượu sẽ tăng 10% so với năm
2015( theo Tổ chức nghiên cứu thị trường Châu Âu).
Người uống rượu bia ở mọi lứa tuổi nhưng những năm gần đây, tỷ lệ người ở
tuổi vị thành niên và thanh niên uống rượu bia ngày càng tăng. Cụ thể như sau:
Khoảng 79,9% nam và 36,5% nữ thanh thiếu niên độ tuổi từ 14-25 có sử dụng đồ
uống có cồn (năm 2008), tăng 10% với nam và 8% với nữ sau 5 năm. Trong đó,
60,5% nam và 22% nữ đã từng uống say. Tỷ lệ sử dụng rượu bia ở nhóm 14-17
tuổi tăng từ 34,9% lên 47,5% và ở nhóm tuổi 18-21 tăng từ 55,9% lên 67
Lượng tiêu thụ là vậy, đối tượng uống rượu bia là vậy, vậy còn tần suất uống
rượu bia thì sao? Đây là kết quả theo nghiên cứu của PGS. TS Huỳnh Văn Sơn( Phó
Chủ tịch Hội Tâm lý học):

Trang 5 / 12


KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN- NHÓM 1- D03

Điều đáng chú ý ở đây là việc uống bia rượu >3 lần/1 tuần chiếm tỉ lệ khá cao(

26%) và nó cũng phần nào lý giải tại sao lượng bia rượu lại tăng nhanh vậy. Và
Việt Nam được xem là thị trường rượu bia đầy tiềm năng. Biểu hiện của điều
đó là sự xuất hiện của nhiều nhãn hiệu bia rượu trên thị trường, quán nhậu
mọc lên khắp nơi và dường như không bao giờ vắng khách.

Trang 6 / 12


KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN- NHÓM 1- D03
II.

Ảnh hưởng của bia rượu đến nền kinh tế-xã hội Việt Nam
1. Tích cực
Ít ai biết được bia rượu lại có những lợi ích rất lớn khi chúng ta biết uống một
cách điều độ. Lượng bia chuẩn 1 ngày có lợi cho sức khỏe là 2 ly (330l/ly) với nữ
và 3 ly đối với nam.
Theo Prevention, nếu uống ½ lít bia mỗi ngày sẽ cải thiện được sức khỏe tim
mạch. Và những người uống bia có chừng mực giảm được 30% nguy cơ bị đau
tim và đột quỵ. Những nghiên cứu tương tự với rượu nho cũng chỉ ra được tác
dụng to lớn của rượu đến tim mạch.
Trong bia có vitamin B,B1, Selen, đặc biệt là Xanthahomon có khả năng ức chế
những enzim và giúp ngăn ngừa ung thư đặc biệt là ung thư ruột và ung thư
tuyến tiền liệt. Hàm lượng cồn trong bia rượu giúp kiểm soát lượng đường
Glucozo trong cơ thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và đột quỵ. Ngoài
ra, Một ly rượu trong bữa ăn sẽ giúp ăn ngon, ngủ sâu, cơ thể thoải mái, tăng
cường miễn dịch cho cơ thể. Uống bia rượu một cách có chừng mực còn giúp
giảm tỉ lệ bị bệnh sỏi thận, ung thư, giảm quá trình lão hóa, tăng cường giữ nước
cho cơ thể, giúp chắc xương,... và giúp tăng tuổi thọ của con người
Không những vậy, bia rượu còn là “chất xúc tác” trong mối quan hệ giữa mọi
người hay trong công việc làm ăn. Người ta nói “trà tam rượu tứ”, “rượu ngon

phải

Trang 7 / 12


KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN- NHÓM 1- D03

có bạn hiền” hay “nam vô tửu như kỳ vô phong”, khi chúng ta ngồi lại với nhau,
bia rượu tạo cảm giác hưng phấn và sảng khoái. Trong những ngày lễ tết, bia rượu
là thứ không thể thiếu, giúp chúng ta vui vẻ hơn, gần nhau hơn, thân thiện hơn,
dễ bỏ qua những việc nhỏ nhặt,… Rượu còn mang chất truyền thống trong văn
hóa Việt Nam. Trong đám cưới hỏi thì không thể thiếu rượu.
Với lượng tiêu thụ khổng lồ như trên thì bia rượu còn là nguồn thu lớn, đóng góp
một phần không nhỏ vào nền kinh tế:
Sản xuất bia là ngành sản xuất mang lại lợi nhuận cao. Theo số liệu trong
một báo cáo điều tra mới được công bố gần đây của Viện Chiến lược và Chính
sách công nghiệp (Bộ Công Thương), thì sản lượng bia cả nước năm 2010 là 2.420
triệu lít, năm 2012 là 2.978 triệu lít. Nếu năm 2008 lợi nhuận trước thuế của
ngành bia mới đạt 2.318 tỷ đồng thì năm 2010 là 7.176 tỷ đồng, năm 2012 là
8.601 tỷ đồng và năm 2013 là 10,150 tỷ đồng. Nếu tính theo thuế suất 22% thì
mức thuế lợi tức phải nộp năm 2012 là 1.892 tỷ đồng. Cũng theo báo cáo này,
năm 2012 tính riêng khu vực sản xuất bia thì nộp ngân sách của các doanh nghiệp
bia chiếm gần 4,5% số thu ngân sách nhà nước lĩnh vực sản xuất kinh doanh
(không kể thu từ dầu thô, hải quan và viện trợ không hoàn lại) và đạt 19.134, 9 tỷ
đồng, trong đó riêng thuế tiêu thụ đặc biệt là 12.987,4 tỷ đồng, thuế VAT là 3.014
tỷ đồng, còn lại là thuế xuất nhập khẩu và các khoản thu khác. Như vậy thì riêng 3
khoản thuế VAT, lợi tức và thuế tiêu thụ đặc biệt đã chiếm khoảng 93,5% tổng thu
ngân sách của sản xuất bia, còn lại là các khoản thu khác. Tuy nhiên, một loạt các
hoạt động khác ở khu vực dịch vụ, thương mại, vận tải, bán buôn, bán lẻ...hỗ trợ
cho sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, cũng phát sinh những khoản thu đáng

kể cho ngân sách. Theo báo cáo nghiên cứu này thì tổng các nguồn thu khác liên
quan tới bia năm 2012 là 11.705 tỷ đồng, trong đó thuế VAT từ dịch vụ là 4924,6
tỷ đồng, thuế VAT từ bán lẻ là 2.457 tỷ đồng, thuế thu nhập cá nhân là 2724 tỷ
đồng, thuế xuất nhập khẩu là 244 tỷ đồng (theo báo Vn Media.vn), đây là 1 con số
không hề nhỏ.
Với doanh thu không hề nhỏ và ngày càng tăng lên, ngành không ngừng mở
rộng và phát triển, tạo cơ hội cho hàng triệu việc làm. Lao động của ngành chiếm
3-4% nhưng tạo ta khoảng 7% giá trị gia tăng trong ngành sản xuất, chế biến thực
phẩm (theo PGS. TS Nguyễn Văn Việt- Chủ tịch VBA)

Trang 8 / 12


KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN- NHÓM 1- D03
2.

Tiêu cực

Không thể phủ nhận những lợi ích và đóng góp to lớn của bia rượu trong đời sống,
nhưng ở một mặt khác nó cũng gây ra những ảnh hưởng tiêu cực to lớn.
Ông bà ta có câu: “ Tửu, sắc, tài, khí tứ đổ tường”. Rượu được xếp đầu tiên
trong 4 tật xấu nhất thời xưa. Và câu nói đó cũng một phần nào đó đúng với thời
nay. Vì nếu uống quá nhiều trong thời gian dài sẽ gây nên những hệ lụy to lớn đối
với sức khỏe con người. Nó là nguyên nhân gây ra hơn 30 loại bệnh, trong đó có 8
loại nguy hiểm nhất đặc biệt là ung thư gan, ngoài ra còn có bệnh tim mạch, đột
quỵ, thần kinh,…ngoài ra nó còn ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, làm
tăng dị tật của em bé khi chào đời. Theo thông tin từ Bộ Y tế, rượu bia đứng thứ 5
về nguyên nhân gây tử vong cao nhất trên thế giới, 12.000 người tử vong mỗi
năm do rượu bia. Không thể phủ nhận số tiền mà ngành bia rượu đã đóng góp
trong nền kinh tế nhưng ước tính phí tốn bao gồm cả dung nạp và giải quyết hậu

quả do rượu bia gây ra chiếm từ 2-8% GDP của nhiều quốc gia. Đây cũng là 1 con
số không hề nhỏ.
Vấn đề nổi cộm nhất là “tai nạn giao thông”. Khoảng 15% số vụ tai nạn giao
thông là do người điều khiển tai nạn giao thông đã uống bia rượu. Con số này
trong tết 2015 là 60%. Hàng năm gần 5.000 người tử vong trong TNGT liên quan
đến rượu bia. Theo WHO, khoảng 36,2% nam giới tử vong trong TNGT do rượu
bia. Rõ ràng khi đến những dịp lễ tết thì con số này tăng vọt lên cho thấy số vụ tai
nạn giao thông tỉ lệ thuận với lượng tiêu thụ rượu bia. Thường ngày chúng ta
không khó để nghe những bản tin về tai nạn giao thông liên quan đế rượu bia
trên những phương tiện thông tin đại chúng.
Vấn đề nhức nhối thứ 2 là tệ nạn xã hội. Khi uống bia rượu vào, người ta
không thể làm chủ được hành vi và lời nói của mình. Và hậu quả sau những vụ ăn
nhậu quá chén không phải là sự vui vẻ, sảng khoái hơn mà là mâu thuẫn, xung
đột, những hành động bộc phát nhất thời, những vụ đánh nhau, chém nhau,
những vụ bạo hành gia đình, những vụ cướp-hiếp-giết người gây chấn động dư
luận,…sau đó khi tỉnh lại là những giọt nước mắt hối hận muộn màng, gia đình đổ
vỡ, mối quan hệ bị sứt mẻ, gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
Người ta uống rượu mọi lúc, vui cũng uống, buồn cũng uống, sang uống
cho ấm bụng, tối uống cho ngủ ngon, dần dần biến thành thói quen và họ trở
nên nghiện rượu. Rượu bia là những chất gây nghiện. Nếu bị nghiện, người
uống sẽ dồn hết tiền của mình vào việc uống rượu. Khi không có tiền sẽ sinh ra
trộm cắp.Chưa kể sau khi uống rượu, người ta còn còn đủ tỉnh táo và sức khỏe
tốt để làm việc, gây ảnh hưởng xấu đến công việc. Chưa kể cha mẹ “ăn nhậu”
Trang 9 / 12


KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN- NHÓM 1- D03

làm gương xấu cho con cái. Điều đó lý giải tại sao những người nghiện rượu
thường nghèo vì rượu bia làm cho họ chai lười, không muốn làm việc và gia

đình của họ sao có thể hạnh phúc được. Và số tiền mà rượu bia đóng góp cho
nền kinh tế cũng bằng số tiền mà nền kinh tế phải chi trả cho những hậu quả
của nó.
Những năm gần đây, thanh thiếu niên sử dụng rượu bia và sử dụng thường
xuyên ngày càng gia tăng. Đây là vấn đề đang được quan tâm. Giới trẻ dung rượu
bia để khẳng định mình, là một cách nào đó để “giải sầu”, để cho khuây khỏa, để
giải thoát mình khỏi sự cô đơn buồn chán,… Có hàng ngàn lý do được đưa ra. Vì
vậy nó tạo ra một thói quen về cách giải quyết những khó khăn trong cuộc sống
của giới trẻ, gay lãng phí thời gian học tập và làm những việc có ích, dẫn đến sự
tha hóa về đạo đức và lối sống của một lớp trẻ trong xã hội. Thử hỏi một đất
nước có những lớp trẻ chìm ngập trong rượu bia thì có thể phát triển được
không!

Trang 10 / 12


KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN- NHÓM 1- D03

Những nhận xét chung
Nói một cách chung nhất, việc lạm dụng rượu bia gây ra cái NGHÈO toàn
diện, không những nghèo về kinh tế mà còn nghèo về đạo đức và văn hóa. Nó
không chỉ gây hại cho bản thân người uống mà còn cho toàn xã hội. Những doanh
nghiệp sản xuất rượu bia vui mừng như thế nào thì Nhà nước, xã hội lo lắng như
thế ấy.
Hiện nay Nhà nước đã, đang và sẽ có nhiều chính sách nhằm hạn chế những
hậu quả của rượu bia. Nhưng những chính sách của Chính phủ sẽ không có tác
dụng nhiều nếu mỗi người không tự có ý thức. Việc giảm lượng rượu bia và
những hậu quả của nó sẽ là một chặng đường rất dài và khó khăn.
Rượu bia là một loại hàng hóa đặc biệt vì những đối với những loại hàng hóa
khác, khi ta sử dụng đến một số lượng nào đó ta sẽ ngừng lại. Còn rượu bia, càng

uống vào càng muốn uống thêm không có giới hạn. Bản thân rượu bia không có
hại, thậm chí nó còn có lợi. Lợi hay hại là tùy vào người uống. Mỗi người hãy tự có
ý thức, uống rượu bia có chừng mực để rượu bia đem lại hết lợi ích của nó cho
chúng ta, và để sau những cuộc vui gặp mặt, mối quan hệ giữa mọi người càng
thêm tốt đẹp nhờ rượu bia.

Trang 11 / 12


KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN- NHÓM 1- D03

Nguồn tham khảo




Các nghiên cứu của: PGS. TS Huỳnh Văn Sơn, PGS. TS Vũ Thị
Hạnh, Bộ Y tế, Bộ Công thương, Hiệp hội bia rượu và nước giải
khát Việt Nam (VBA), Tạp chí đồ uống Việt Nam, WHO, Tổ chức
nghiên cứu thị trường Châu Âu, Cục cảnh sát giao thông
Báo: VnExpress, CafeF, Tuoitre online, Thanh Niên, Zingnews,
Dân trí, Vn Media.vn, vietnamnet.vn
HẾT

Trang 12 / 12



×