Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng vận dụng mối quan hệ vào việc xây dưng, phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở nước ta hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.52 KB, 11 trang )

CHỦ ĐỀ 4: “Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng. Vận dụng mối quan hệ vào việc xây dưng, phát
triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng ở nước ta hiện nay”


I.
1)

Khái niệm:
Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh
tế của một xã hội nhất định
Kết cấu của cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể bao gồm: Quan hệ sản
xuất thống trị, quan hệ sản xuất tàn dư của xã hội cũ và quan hệ sản xuất
mầm mống của xã hội tương lai. Trong đó, quan hệ sản xuất thống trị
bao giờ cũng giữ vai trò chủ đạo, chi phối các quan hệ sản xuất hội khác,
nó theo quy định xu hướng chung của đời sống kinh tế- xã hội. Bởi vậy,
cơ sở hạ tầng của một xã hội cụ thể được đặc trưng bởi quan hệ xã hội
sản xuất thống trị trong xã hội đó. Tuy nhiên, quan hệ sản tàn dư và quan
hệ sản xuất mầm mống cũng có vai trò nhất định.
Như vậy, xét trong nội bộ phương thức sản xuất thì quan hệ sản xuất là
hình thức phát triển của lực lượng sản xuất, nhưng xét trong tổng thể các
mối quan hệ xã hội thì các quan hệ sản xuất “hợp thành” cơ sở kinh tế
của xã hội, tức là cơ sở hiện thực, trên đó hình thành nên kiến trúc
thượng tầng tương ứng.
2)

Kiến trúc thượng tầng

Khái niệm : kiến trúc thượng tầng là toàn bộ những quan điểm chính trị ,


pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo , nghệ thuật ,... cùng với những
thiết chế xã hội tương ứng như nhà nước , đảng phái, giáo hội, các đoàn
thể xã hội.. được hình thành trên cơ sở hạ tầng nhất định.
+ kết cấu của kiến trúc thượng tầng rất phức tạp, bao gồm các hình thái
ý thức xã hội và các thiết chế chính trị - xã hội tương ứng của chúng.


+ mỗi yếu tố của kiến trúc thượng tầng có đặc điểm riêng , có quy luật
vận động phát triển riêng, nhưng chúng liên hệ với nhau , tác động qua
lại lẫn nhau và đều hình thành trên cơ sở hạ tầng.
+ trong xã hội giai cấp, kiến trúc thượng tầng mang tính giai cấp , nhà
nước là có vai trò đặc biệt quan trọng .Nó tiêu biểu cho chế độ chính trị
của một xã hội nhất định và nhờ có nó,mà giai cấp thống trị mới thực
hiện được sự thống trị của mình về tất cả các mặt của đời sống xã hội.
II.
1)

Mối quan hệ biện chứng giữa CSHT VÀ KTTT
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng

Mỗi hình thái kinh tế xã hội có cơ sở hạ tầng, và kiến trúc thượng tầng
của nó. Do đó, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng mang tính lịch sử
cụ thể, giữa chúng có mối quan hệ biện chứng với nhau, và cơ sở hạ tầng
giữ vai trò quyết định đối với kiến trúc thượng tầng.
Mỗi cơ sở hạ tầng sẽ hình thành nên một kiến trúc thượng tầng
tương ứng với nó. Tính chất của kiến trúc thượng tầng là do tính chất
của cơ sở hạ tầng quyết định. Cơ sở hạ tầng nào sinh ra kiến trúc thượng
tầng ấy, nói cách khác cơ sở hạ tầng đã sinh ra kiến trúc thượng tầng, và
kiến trúc thượng tầng bao giờ cũng phản ánh một cơ sở hạ tầng nhất
định, không có kiến trúc thượng tầng chung cho mọi xã hội.

Cơ sở hạ tầng thay đổi thì sớm hay muộn, kiến trúc thượng tầng
cũng thay đổi theo. C.Mác viết: “ Cơ sở kinh tế thay đổi thì toàn bộ cái
kiến trúc thượng tầng đồ sộ cũng bị đảo lộn ít nhiều nhanh chóng.”
Cơ sở hạ tầng quyết định kiến trúc thượng tầng, nhưng tính quyết định
đó diễn ra không chỉ trong giai đoạn thay đổi từ hình thái kinh tế- xã hội
này sang hình thái kinh tế xã hội khác, mà còn diễn ra ngay trong mỗi
hình thái kinh tế - xã hội.


Sự thay đổi cơ sở hạ tầng dẫn đến làm thay đổi kiến trúc thượng
tầng diễn ra rất phức tạp. Nghĩa là, khi cách mạng xã hội đưa đến sự
thủ tiêu cơ sở hạ tầng cũ bị xoá bỏ và thay thế cơ sở hạ tầng mới thì sự
thống trị cũ bị xoá bỏ và thay thế bằng sự thống trị của giai cấp mới.
Qua đó mà chính trị của giai cấp thay đổi, bộ máy nhà nước mới thành
lập thay thế nhà nước cũ, ý thức xã hội cũng biến đổi.
(Một số khái niệm:
Cơ sở hạ tầng : là toàn bộ những quan hệ sản xuất hợp thành cơ cấu kinh
tế của một hình thái kinh tế – xã hội nhất định.
Cơ sở hạ tầng: là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ những quan hệ sản
xuất đang tồn tại trong một giai đoạn lịch sử nhất định của xã hội tạo
thành cơ cấu nền tảng kinh tế của xã hội đó.
Kiến trúc thượng tầng: là khái niệm dùng để chỉ toàn bộ đời sống tinh
thần của xã hội và các thiết chế tương ứng phản ánh cơ sở hạ tầng của xã
hội đó.
Lực lượng sản xuất là toàn bộ những năng lực sản xuất của xã hội ở
các thời kỳ nhất định. Về mặt cấu trúc, lực lượng sản xuất xã hội bao
gồm hệ thống những tư liệu sản xuấtmà người ta dùng cho sản xuất,
trong đó quan trọng nhất là công cụ lao động.

Tư liệu sản xuất bao gồm tư liệu lao động và các đối tượng lao động. Ba

yếu tố vật chất quan trọng nhất của quá trình sản xuất là: lao động, tư
liệu lao động và đối tượng lao động. Ba yếu tố đó trong bất cứ thời đại
nào, ở bất cứ xứ sở nào cũng không thể thiếu để tiến hành quá trình sản
xuất.)
2)

Kiến trúc thượng tầng tác động trở lại cơ sở hạ tầng:


Toàn bộ kiến trúc thượng tầng, cũng như các yếu tố cấu thành nó đều có
tính độc lập tương đối; trong quá trình vận động phát triển của mình,
chúng tác động mạnh mẽ đến cơ sở hạ tầng.
+ Mỗi yếu tố khác nhau của kiến trúc thượng tầng có vai trò khác
nhau, có cách thức tác động khác nhau. Điều đó phụ thuộc vào bản
chất của mỗi nhân tố trong kiến trúc thượng tầng, phụ thuộc vị trí,
vai trò của nó và trong những điều kiện cụ thể.
+ Trong xã hội có giai cấp, nhà nước là yếu tố có tác động trực tiếp
và mạnh nhất đối với cơ sở hạ tầng vì đó là bộ máy bạo lực tập
trung của giai cấp thống trị về kinh tế. Các yếu tố khác như triết
học, đạo đức, tôn giáo, nghệ thuật, … cũng đều tác động đến cơ sở
hạ tầng nhưng chúng đều bị nhà nước và pháp luật chi phối.
− Trong mỗi chế độ xã hội, sự tác động của các bộ phận của kiến trúc
thượng tầng không phải bao giờ cũng theo 1 xu hướng. Chức năng cơ
bản kiến trúc thượng tầng thống trị là xây dựng bảo vệ và phát triển cơ
sở hạ tầng đã sinh ra nó, chống lại mọi nguy cơ làm suy yếu hoặc phá
hoại chế độ kinh tế đó.
− Sự tác động của kiến trúc thượng tầng đối với cơ sở hạ tâng chủ yếu
diễn ra theo 2 chiều:
+ Kiến trúc thượng tầng phù hợp với các quy luật kinh tế khách quan
thì nó là động lực thúc đẩy kinh tế phát triển

+ Kiến trúc thượng tầng không phù hợp thì nó kìm hãm sự phát triển
kinh tế, xã hội


Mặc dù Kiến trúc thượng tầng tác động đến sự phát triển kinh tế xã hội
nhưng nó không thể thay đổi được tiến trình phát triển khách quan của
xã hội, xét đến cùng thì yếu tố kinh tế đóng vai trò quyết định đối với
kiến trúc thượng tầng. Nếu Kiến trúc thượng tầng kìm hãm sự phát
triển kinh tế thì sớm hay muộn cũng sẽ bị Kiến trúc thượng tầng khác
thay thế; sự kìm hãm đó chỉ là tạm thời và nó sẽ được khắc phục bằng các
cuộc cách mạng xã hội. Quá trình này có thể phải diễn ra thông qua sự


đấu tranh phức tạp, khó khăn và lâu dài giữa Kiến trúc thượng tầng mới
và cũ.
Mối quan hệ biện chứng giữa cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng tầng.
Vận dụng mối quan hệ này vào việc xây dựng, phát triển cơ sở hạ tầng
và kiến trúc thượng tầng ở nước ta hiện nay:
III.

Vận dụng mqh cơ sở hạ tầng và kiến trúc hạ tầng vào thực tế
Việt Nam:
1. Về CSHT ở nước ta:

Cơ sở hạ tầng kinh tế của nước ta hiện nay là một kết cấu kinh tế
nhiều thành phần với nhiều hình thức sở hữu đan xen lẫn nhau. Thừa
nhận sự tồn tại của một kết cấu kinh tế với nhiều hình thức sở hữu và
nhiều thành phần kinh tế cùng tồn như vậy là một tất yếu khách quan.
Bởi lẽ, trình độ lực lượng sản xuất của chúng còn thấp và chưa đồng
đều. Song, đây lại là một nền kinh tế năng động, phong phú.

Nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần, vận động theo cơ chế thị
trường dưới sự quản lý của nhà nước: Cơ sở hạ tầng ở nước ta bao gồm
các thành phần kinh tế như: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư
bản nhà nước, kinh tế cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, cùng các kiểu quan
hệ sản xuất gắn liền với hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí đối lập
nhau cùng tồn tại trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất.
2. Về KTTT ở nước ta:
Đảng ta khẳng định: Lấy chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí
Minh làm kim chỉ nam cho mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân ta.
Nội dung cốt lõi của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là
tư tưởng về sự giải phóng con người khỏi chế độ bóc lột, thoát khỏi nỗi
nhục của mình là đi làm thuê bị đánh đập, lương ít.
Đảng Cộng Sản lãnh đạo, Nhà nước quản lý xã hội là nhà nước
pháp quyền XHCN. Xây dựng đất nước thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã
hội, xây dựng nhà nước xã hội chủ nghĩa, nhà nước của dân, do dân và


vì dân, liên minh giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và tầng lớp
trí thức làm nền tảng.
Tập trung nguồn vốn đầu tư cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh
tế xã hội và một số công trình công nghiệp then chốt đã được chuẩn bị
vốn và công nghệ. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống giao thông, sân
bay, bến cảng, thông tin liên lạc, giáo dục và đào tạo, y tế.
Từ nay tới cuối thập kỷ, phải quan tâm tới công nghiệp hoá, hiện
đại hoá nông nghiệp và kinh tế nông thôn, phát triển toàn diện nông,
lâm, ngư nghiệp gắn với công nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, công
nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu.
Đổi mới kiến trúc thượng tầng theo hướng: đổi mới tổ chức, đổi
mới bộ máy hành chính nhà nước, đổi mới con người, đổi mới phong
cách lãnh đạo, đa dạng hoá các tổ chức, đoàn thể, hiệp hội, mở rộng dân

chủ (đặc biệt là dân chủ cơ sở), tăng cường khối đại đoàn kết dân tộc…
tập trung sức mạnh của quần chúng nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam.
Đảng ta đã ra sức xây dựng CNXH trong đó phát triển lực lượng
sản xuất hiện đại gắn liền với xây dựng quan hệ sản xuất mới phù hợp
trên cả 3 mặt: sở hữu, quản lý và phân phối.
Đổi mới kinh tế là cơ sở, tiền đề cho đổi mới chính trị. Song, muốn
đổi mới kinh tế phải đổi mới chính trị để tạo điều kiện thuận lợi cho đổi
mới kinh tế. Đổi mới kinh tế và đổi mới chính trị là hai quá trình gắn bó
hữu cơ với nhau trên tinh thần ổn định chính trị để đổi kinh tế một cách
toàn diện và có hiệu quả trong sự nghiệp đổi mới.
Như vậy, Quá trình xây dựng này, Đảng ta đã xây dựng được các quan
điểm về chính trị, pháp quyền, triết học, đạo đức, tôn giáo..., các thể chế
xã hội tương ứng như Nhà nước, đảng phái, giáo hội cho phù hợp với sự
phát triển của phương thức sản xuất mà Đảng đã đề ra để góp phần xây
dựng một nước Việt Nam dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân
chủ, văn minh.


Dưới chủ nghĩa xã hội hoàn chỉnh, cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng thuần nhất và thống nhất. Vì cơ sở hạ tầng xã hội chủ nghĩa không
có tính chất đối kháng, không bao hàm những lợi ích kinh tế đối lập
nhau. Hình thức sở hữu bao trùm là sở hữu toàn dân và tập thể, hợp tác
tương trợ nhau trong quá trình sản xuất, phân phối sản phẩm theo lao
động, không còn chế độ bóc lột . Kiến trúc thượng tầng xã hội chủ nghĩa
phản ánh cơ sở hạ tầng của xã hội chủ nghĩa, vì vậy mà có sự thống trị
về chính trị và tinh thần. Nhà nước xã hội chủ nghĩa là nhà nước kiểu
mới: của dân do dân và vì dân. Pháp luật xã hội chủ nghĩa là công cụ để
cải tạo xã hội cũ và xây dựng xã hội chủ nghĩa tiến bộ, khoa học trở
thành động lực cho sự phát triển xã hội. Thời kỳ quá độ từ chủ nghĩa tư

bản lên chủ nghĩa xã hội là thời kỳ cải biến cách mạng sâu sắc và triệt
để, là một giai đoạn lịch sử chuyền tiếp. Cho nên cơ sở hạ tầng và kiến
trúc thượng tầng với đầy đủ những đặc trưng của nó. Bởi vì, cơ sở hạ
tầng mang tính chất quá độ với một kết cấu kinh tế nhiều thành phần đan
xen của nhiều loại hình kinh tế xã hội khác nhau. Còn kiến trúc thượng
tầng có sự đối kháng về tư tưởng và có sự đấu tranh giữa giai cấp vô sản
và giai cấp tư sản trên lĩnh vực tư tuởng văn hoá.
Bởi vậy công cuộc cải cách kinh tế và đổi mới thể chế chính trị là một
quá trình mang tính cách mạng lâu dài, phức tạp mà thực chất là cuộc
đấu tranh gay go, quyết liệt giữa hai con đường tư bản chủ nghĩa và xã
hội chủ nghĩa. Chính vì những lý do đó mà nước ta từ một nước thuộc
địa nửa phong kiến với nền kinh tế lạc hậu sản xuất nhỏ là chủ yếu, đi
lên chủ nghĩa xã hội (bỏ qua chế độ phát triển tư bản chủ nghĩa ) chúng
ta đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Cơ sở hạ tầng thời kỳ quá độ ở nước ta bao gồm các thành phần kinh tế
như: kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác, kinh tế tư bản nhà nước, kinh tế
cá thể, kinh tế tư bản tư nhân, cùng các kiểu quan hệ sản xuất gắn liền
với hình thức sở hữu khác nhau, thậm chí đối lập nhau cùng tồn tại trong
một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất. Đó là nền kinh tế hàng hoá
nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
Các thành phần đó vừa khác nhau về vai trò, chức năng, tính chất, lại
vừa thống nhất với nhau trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất ,


chúng vừa cạnh tranh nhau, vừa liên kết với nhau, bổ xung với nhau. Để
định hướng xã hội chủ nghĩa đối với các thành phần kinh tế này, nhà
nước phải sử dụng tổng thể các biện pháp kinh tế hành chính và giáo
dục. Trong đó biện pháp kinh tế có vai trò quan trọng nhất nhằm từng
bước xã hội hoá nền sản xuất với hình thức và bước đi thích hợp theo
hướng: kinh tế quốc doanh được củng cố và phát triển vươn lên giữ vai

trò chủ đạo, kinh tế tập thể dưới hình thức thu hút phần lớn những người
sản xuất nhỏ trong các ngành nghề, các hình thức xí nghiệp , công ty cổ
phần phát triển mạnh, kinh tế tư nhân và gia đình phát huy được mọi
tiềm năng để phát triển lực lượng sản xuất, xây dựng cơ sở kinh tế hợp

Trong văn kiện Hội nghị đại biểu Đảng giữa nhiệm kỳ khoá VII, Đảng
ghi rõ “phải tập chung nguồn vốn đầu tư nhà nước cho việc xây dựng cơ
sở hạ tầng kinh tế xã hội và một số công trình công nghiệp then chốt đã
được chuẩn bị vốn và công nghệ. Nâng cấp và xây dựng mới hệ thống
giao thông, sân bay, bến cảng, thông tin liên lạc, giáo dục và đào tạo, y
tế ”. Đồng thời văn kiện Đảng cũng ghi rõ:”Tư nay tới cuối thập kỷ,
phải quan tâm tới công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp và kinh tế
nông thôn, phát triển toàn diện nông, lâm, ngư nghiệp gắn với công
nghiệp chế biến nông lâm thuỷ sản, công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng
và hàng xuất khẩu”. Về kiến trúc thượng tầng, Đảng ta khẳng định: Lấy
chủ nghĩa Mác-Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm kim chỉ nam cho
mọi hành động của toàn Đảng, toàn dân ta. Nội dung cốt lõi của chủ
nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là tư tưởng về sự giải phóng
con người khỏi chế độ bóc lột thoát khỏi nỗi nhục của mình là đi làm
thuê bị đánh đập, lương ít. Bởi vậy, trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa
xã hội của nhân dân ta, việc giáo dục truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin tư
tưởng Hồ Chí Minh trở thành tư tưởnh chủ đạo trong đời sống tinh thần
của xã hội là việc làm thường xuyên, liên tục của cuộc cách mạng xã hội
chủ nghĩa trên lĩnh vực kiến trúc thượng tầng. Xây dựng hệ thống chính
trị, xã hội chủ nghĩa mang bản chất giai cấp công nhân, do Đảng cộng
sản lãnh đạo đảm bảo cho nhân dân là người chủ thực sự của xã hội.
Toàn bộ quyền lực của xã hội thuộc về nhân dân thực hiện dân chủ xã
hội chủ nghĩa đảm bảo phát huy mọi khả năng sáng tạo, tích cực chủ



động của mọi cá nhân. rong cương lĩnh xây dựng đất nước thời kỳ quá
độ lên chủ nghĩa xã hội, Đảng ghi rõ : ”xây dựng nhà nước xã hội chủ
nghĩa , nhà nước của dân, do dân và vì dân, liên minh giai cấp công nhân
với giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức làm nền tảng, do Đảng cộng
sản lãnh đạo ”. Như vậy, tất cả các tổ chức, bộ máy tạo thành hệ thống
chính trị - xã hội kkhông tồn tại như một mục đích tư nhân mà vì phục
vụ con người, thực hiện cho được lợi ích và quyền lợi thuộc về nhân
dân lao động. Mỗi bước phát triển của cơ sở hạ tầng và kiến trúc thượng
tầng là một bước giải quyết mâu thuẫn giữa chúng. Việc phát triển và
củng cố cơ sở hạ tầng điều chỉnh và củng cố các bộ phận của kiến trúc
thượng tầng là một quá trình diễn ra trong suốt thời kỳ quá độ


Ý nghĩa phương pháp luận:

IV.


Mối quan hệ biện chứng, vừa thống nhất chặt chẽ với nhau, vừa tác
động ảnh hưởng lẫn nhau => ảnh hưởng to lớn đến sự phát triển
của xã hội.Vận dụng tốt mối quan hệ này giúp giải thích được
đúng đắn, sâu sắc những biến đổi KT-CT trong đời sống xã hội.



Để giải quyết tốt những vấn đề kinh tế của xã hội cần có các giải
pháp từ thượng tầng kiến trúc ( đặc biệt là những tác động chính
xác & kịp thời từ nhà nước)




Những vấn đề nảy sinh trên phương diện thượng tầng kiến trúc
luôn cần những giải pháp có tính then chốt, quyết định từ cơ sở
kinh tế.



×