Tải bản đầy đủ (.docx) (12 trang)

nội dung và phương pháp lập báo cáo tài chính

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (481.46 KB, 12 trang )

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP BÁO CÁO TÀI CHÍNH
BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH (Mẫu số B02- DN)
1. Khái niệm:
- Báo cáo kết quả kinh doanh là báo cáo tài chính tổng hợp, phản ánh tổng
quát tình hình và kết quả hoạt động kinh doanh cũng như tình hình thực
hiện trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán.
Báo cáo kết quả kinh doanh có những tác động:
- Thông qua các chỉ tiêu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để
kiểm tra, phân tích và đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch, dự toán chi
phí sản xuất, giá vốn, doanh thu sản phẩm vật tư hàng hóa tiêu thụ, tình
hình chi phí, thu nhập của các hoạt động khác và kết quả của donah
nghiệp sau một kỳ kế toán.
- Thông qua số liệu trên báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mà kiểm
tra tình hình trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước
về các khoản thuế và các khoản phải nộp khác.
- Thông qua các kết quả hoạt động kinh doanh mà đánh giá xu hướng phát
triển của doanh nghiệp qua các kỳ khác nhau.
2. Nội dung và kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
2.1. Nội dung báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
- Theo nghị quyết số 167/2000/BTC ngày 25 tháng 10 năm 2000 và sửa
đổi bổ sung theo thông tư số 89/2002/TT-BTC ngày 9 tháng 10 năm
2002 của Bộ Tài Chính, nội dung cơ bản của báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh gồm 3 phần:
• Phản ánh chi phí, doanh thu, thu nhập, kết quả hoạt động kinh
doanh sau mỗi kỳ hoạt động của doanh nghiệp. Nội dung chủ yếu
của phần này được thể hiện chi tiết qua 3 hoạt động:
 Hoạt động kinh doanh, bán hàng và cung cấp dịch vụ
 Hoạt động tài chính
 Hoạt động khác
• Phản ánh trách nhiệm, nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với nhà nước
gồm các chỉ tiêu liên quan đến từng loại thuế và các khoản phải


nộp khác (nếu có)
• Phản ánh chi tiết tình hình thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế
giá trị gia tăng được hoàn lại, thuế giá trị gia tăng được giảm và
thuế giá trị gia tăng của hàng bán nội địa.
2.2. Kết cấu báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
- Được xây dựng tương ứng với 3 nội dung:
• Phần I: Lãi lỗ
• Phần II: Tình hình thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước
• Phần III: Thuế giá trị gia tăng được khấu trừ, thuế giá trị gia tăng
được hoàn lại
3. Cơ sở số liệu và phương pháp lập báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
3.1. Cơ sở dữ liệu:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của kỳ kế toán ngay trước đó
- Sổ kế toán các tài khoản loại 3, 5, 6, 7, 8, 9 có liên quan
Nhóm 3

Page 1


-

Các tài liệu liên quan khác (Sổ chi tiết thuế, Sổ chi tiết tài khoản 636…)
3.2. Phương pháp lập:
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 01
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có TK 511 "Doanh
thu bán hàng và cung cấp dịch vụ" và TK 512 "Doanh thu bán hàng nội
bộ" trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
2. Các khoản giảm trừ doanh thu - Mẫu số 02
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ TK 511 và TK
512 đối ứng với bên Có các TK 521, TK 531, TK 532, TK 333 (TK 3331,

3332, 3333) trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 10
Mã số 10 = Mã số 01 - Mã số 02
4. Giá vốn hàng bán - Mã số 11
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 632
"Giá vốn hàng bán" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên
sổ cái.
5. Lợi tức gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ - Mã số 20
Mã số 20 = Mã số 10 - Mã số 11
6. Doanh thu hoạt động tài chính - Mã số 21
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 515
"Doanh hoạt động tài chính" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo
cáo trên sổ cái.
7. Chi phí tài chính - Mã số 22
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 635
"Chi phí tài chính" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên
sổ cái.
Chi phí lãi vay - Mã số 23
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào Sổ kế toán chi tiết tài
khoản 635 "Chi phí tài chính".
8. Chi phí bán hàng - Mã số 24
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 641
"Chi phí bán hàng", đối ứng với bên Nợ tài khoản 911 "Xác định kết quả
kinh doanh" trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp - Mã số 25
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là tổng cộng số phát sinh Có tài khoản 642
"Chi phí quản lý doanh nghiệp" đối ứng với Nợ tài khoản 911 "Xác định
kết quả kinh doanh" trong kỳ báo cáo trên sổ cái.
10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh - Mã số 30
Mã số 30 = Mã số 20 + (Mã số 21 - Mã số 22) - Mã số 24 - Mã số 25

11. Thu nhập khác - Mã số 31
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Nợ tài khoản 711
"Thu nhập khác" đối ứng với bên Có của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ
cái.
12. Chi phí khác - Mã số 32

Nhóm 3

Page 2


Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này là lũy kế số phát sinh Có tài khoản 811
"Chi phí khác" đối ứng với bên Nợ của TK 911 trong kỳ báo cáo trên sổ
cái.
13. Lợi nhuận khác - Mã số 40
Mã số 40 = Mã số 31 - Mã số 32
14. Tổng lợi tức trước thuế - Mã số 50
Mã số 50 = Mã số 30 + Mã số 40
15. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành - Mã số 51
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK
8211 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8211, hoặc
căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8211 đối ứng với bên Có TK 911 trong
kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng số âm
dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK 8211.
16. Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại - Mã số 52
Số liệu để ghi vào chỉ tiêu này được căn cứ vào tổng phát sinh bên Có TK
8212 đối ứng với bên Nợ TK 911 trên sổ kế toán chi tiết TK 8212, hoặc
căn cứ vào số phát sinh bên Nợ TK 8212 đối ứng với bên Có TK 911
trong kỳ báo cáo, (trường hợp này số liệu được ghi vào chỉ tiêu này bằng
số âm dưới hình thức ghi trong ngoặc đơn (…) trên sổ kế toán chi tiết TK

8212.
17. Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp - Mã số 60
Mã số 60 = Mã số 50 – (Mã số 51 + Mã số 52)
18. Lãi trên cổ phiếu – Mã số 70
Chỉ tiêu được hướng dẫn tính toán theo thông tư hướng dẫn chuẩn mực số
30 “Lãi trên cổ phiếu”
4. Một số lưu ý khi hạch toán doanh thu và lập báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh: (theo quyết định số 15/2006QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ
trưởng BTC; trích Chuẩn mực kế toán số 14)
4.1. Doanh Thu:
Loại Tài khoản này dùng để phản ánh toàn bộ doanh thu bán sản
phẩm, hàng hoá bất động sản đầu tư, dịch vụ, tiền lãi, tiền bản quyền, cổ
tức và lợi nhuận được chia, các khoản chiết khấu thương mại, giảm giá
hàng bán, hàng bán bị trả lại.
Doanh thu là tổng giá trị của các lợi ích kinh tế doanh nghiệp đã
thu được hoặc sẽ thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ hoạt động
SXKD thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm tăng vốn chủ sở
hữu. Các khoản thu hộ bên thứ ba không phải là nguồn lợi ích kinh tế,
không làm tăng vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp sẽ không được coi là
doanh thu.
HẠCH TOÁN LOẠI TÀI KHOẢN NÀY CẦN TÔN TRỌNG
MỘT SỐ QUY ĐỊNH SAU
1. Việc xác định và ghi nhận doanh thu phải tuân thủ các quy định
trong Chuẩn mực kế toán số 14 “Doanh thu và thu nhập khác” và các
Chuẩn mực kế toán khác có liên quan.

Nhóm 3

Page 3



2. Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải theo nguyên tắc phù
hợp. Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi
phí tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó.
3. Chỉ ghi nhận doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá khi thoả mãn
đồng thời 5 điều kiện sau:
- Doanh nghiệp đã trao phần lớn rủi ro và lợi ích gắn liền với
quyền sở hữu sản phẩm hoặc hàng hoá cho người mua;
- Doanh nghiệp không còn nắm giữ quyền quản lý hàng hoá như
người sở hữu hàng hoá hoặc quyền kiểm soát hàng hoá;
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Doanh nghiệp đã thu được hoặc sẽ thu được lợi ích kinh tế từ
giao dịch bán hàng;
- Xác định được chi phí liên quan đến giao dịch bán hàng.
4. Doanh thu của giao dịch về cung cấp dịch vụ được ghi nhận khi
kết quả của giao dịch đó được xác định một cách đáng tin cậy. Trường
hợp giao dịch về cung cấp dịch vụ liên quan đến nhiều kỳ thì doanh thu
được ghi nhận trong kỳ theo kết quả phần công việc đã hoàn thành vào
ngày lập Bảng cân đối kế toán của kỳ đó. Kết quả của giao dịch cung cấp
dịch vụ được xác định khi thoả mãn đồng thời bốn (4) điều kiện sau:
- Doanh thu được xác định tương đối chắc chắn;
- Có khả năng thu được lợi ích kinh tế từ giao dịch cung cấp dịch
vụ đó;
- Xác định được phần công việc đã hoàn thành vào ngày lập Bảng
cân đối kế toán;
- Xác định được chi phí phát sinh cho giao dịch và chi phí để hoàn
thành giao dịch cung cấp dịch vụ đó.
5. Khi hàng hoá hoặc dịch vụ được trao đổi để lấy hàng hoá hoặc
dịch vụ tương tự về bản chất và giá trị thì việc trao đổi đó không được
coi là một giao dịch tạo ra doanh thu và không được ghi nhận là doanh

thu.
6. Doanh thu phải được theo dõi riêng biệt theo từng loại doanh
thu: Doanh thu bán hàng, doanh thu cung cấp dịch vụ, doanh thu tiền lãi,
tiền bản quyền, cổ tức và lợi nhuận được chia. Trong từng loại doanh thu
lại được chi tiết theo từng khoản doanh thu, như doanh thu bán hàng có
thể được chi tiết thành doanh thu bán sản phẩm, hàng hoá,... nhằm phục
vụ cho việc xác định đầy đủ, chính xác kết quả kinh doanh theo yêu cầu
quản lý hoạt động sản xuất, kinh doanh và lập báo cáo kết quả kinh
doanh của doanh nghiệp.
7. Nếu trong kỳ kế toán phát sinh các khoản giảm trừ doanh thu
bán hàng và cung cấp dịch vụ, như chiết khấu thương mại, giảm giá hàng
bán, hàng bán bị trả lại thì phải được hạch toán riêng biệt. Các khoản
giảm trừ doanh thu được tính trừ vào doanh thu ghi nhận ban đầu để xác
định doanh thu thuần làm căn cứ xác định kết quả kinh doanh của kỳ kế
toán.
8. Về nguyên tắc, cuối kỳ kế toán, doanh nghiệp phải xác định kết
quả hoạt động SXKD. Toàn bộ doanh thu thuần thực hiện trong kỳ kế
Nhóm 3

Page 4


toán được kết chuyển vào Tài khoản 911 - Xác định kết quả kinh doanh.
Các tài khoản thuộc loại tài khoản doanh thu không có số dư cuối kỳ.
4.2. Trích Chuẩn Mực Kế Toán Sô 14 về việc lập báo cáo kết quả hoạt
động kinh doanh:
- Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh phải bao gồm các khoản mục chủ
yếu sau đây:
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ;
2. Các khoản giảm trừ;

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ;
4. Giá vốn hàng bán;
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ;
6. Doanh thu hoạt động tài chính;
7. Chi phí tài chính;
8. Chi phí bán hàng;
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp;
10. Thu nhập khác;
11. Chi phí khác;
12. Phần sở hữu trong lãi hoặc lỗ của công ty liên kết và liên
doanh được kế toán theo phương pháp vốn chủ sở hữu (Trong
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất);
13. Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh;
14. Thuế thu nhập doanh nghiệp;
15. Lợi nhuận sau thuế;
16. Phần sở hữu của cổ đông thiểu số trong lãi hoặc lỗ sau thuế
(Trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hợp nhất);
17. Lợi nhuận thuần trong kỳ.
-

-

Các khoản mục bổ sung, các tiêu đề và số cộng chi tiết cần phải được
trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh khi một chuẩn
mực kế toán khác yêu cầu hoặc khi việc trình bày đó là cần thiết để đáp
ứng yêu cầu phản ánh trung thực và hợp lý tình hình và kết quả hoạt
động kinh doanh của doanh nghiệp.
Cách thức được sử dụng để mô tả và sắp xếp các khoản mục hàng dọc có
thể được sửa đổi phù hợp để diễn giải rõ hơn các yếu tố về tình hình và
kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Các nhân tố cần được

xem xét bao gồm tính trọng yếu, tính chất và chức năng của các yếu tố
khác nhau cấu thành các khoản thu nhập và chi phí. Ví dụ đối với ngân
hàng và các tổ chức tài chính tương tự việc trình bày Báo cáo kết quả
hoạt động kinh doanh được quy định cụ thể hơn trong Chuẩn mực “Trình

Nhóm 3

Page 5


-

5.

bày bổ sung báo cáo tài chính của ngân hàng và các tổ chức tài chính
tương tự”.
Trường hợp do tính chất ngành nghề kinh doanh mà doanh nghiệp không
thể trình bày các yếu tố thông tin trên Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh theo chức năng của chi phí thì được trình bày theo tính chất của
chi phí.
Các thông tin phải được trình bày hoặc trong Báo cáo kết quả kinh doanh
hoặc trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính
Doanh nghiệp phân loại các khoản chi phí theo chức năng cần phải cung
cấp những thông tin bổ sung về tính chất của các khoản chi phí, ví dụ
như chi phí khấu hao và chi phí lương công nhân viên.
Doanh nghiệp phải trình bày trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính giá
trị của cổ tức trên mỗi cổ phần đã được đề nghị hoặc đã được công bố
trong niên độ của báo cáo tài chính.
Bài tập minh họa:
DN tính thuế theo phương pháp khấu trừ, tính giá xuất kho theo

phương pháp Nhập trước – xuất trước
Tồn kho thành phẩm 180.000.000đ ( 1.200 sản phẩm )
Các nghiệp vụ phát sinh :
NV1 : Mua NVL nhập kho của công ty B , giá mua chưa thuế
150.000.000đ, thuế GTGT 10% trừ vào số đã ứng trước, còn lại chưa
trả, NVL nhập kho đủ. Chi phí vận chuyển NVL về kho theo giá đã
bao gồm thuế GTGT 10% là 3.894.000đ, chi bằng tiền mặt. Do mua
với số lượng nhiều nên doanh nghiệp được hưởng chiết khấu thương
mại 5% trên giá mua chưa thuế, trừ vào nợ phải trả
a ) Nợ TK 152: 150.000.000
Nợ TK 133:
15.000.000
Có TK 331 ( công ty B ) : 165.000.000
b ) Nợ TK 152 : 3.540.000
Nợ TK 133 : 354.000
Có TK 111 :
3.894.000
c ) Nợ TK 331 ( công ty B ) : 8.250.000
Có TK 152 : 7.500.000
Có TK 133 : 750.000
NV2 : Mua 1 TSCĐ của công ty A , giá mua chưa thuế 80.000.000đ,
thuế GTGT 10%, thanh toán bằng tiền gửi ngân hàng. Chi phí vận
chuyển chưa thuế là 2.300.000đ, thuế GTGT 10% thanh toán bằng tiền
mặt
a ) Nợ TK 211 : 80.000.000đ
Nợ TK 133 : 8.000.000
Có TK 112 :
88.000.000
b ) Nợ TK 211 : 2.300.000
Nợ TK 133 : 230.000

Có TK 111 :
2.530.000
NV3 : Xuất quỹ tiền mặt trả nợ công ty C : 50.000.000đ, nộp thuế
GTGT cho nhà nước 12.000.000đ

Nhóm 3

Page 6


Nợ TK 331 ( công ty C ) : 50.000.000
Nợ TK 333 ( 1 )
: 12.000.000
Có TK 111 :
62.000.000
NV4 : Xuất NVL để sản xuất sản phẩm 175.000.000đ, phục vụ phân
xưởng sản xuất 12.000.000đ
Nợ TK 621 : 175.000.000
Nợ TK 627 : 12.000.000
Có TK 152 :
187.000.000
NV5 : Tính lương phải trả :
- Công nhân trực tiếp sản xuất : 130.000.000đ
- Nhân viên phân xưởng : 35.000.000đ
- Nhân viên bán hàng : 53.000.000đ
- Nhân viên quản lý : 60.000.000đ
a ) Nợ TK 622 : 130.000.000
Nợ TK 627 : 35.000.000
Nợ TK 641 : 53.000.000
Nợ TK 642 : 60.000.000

Có TK 334 :
278.000.000
b ) Nợ TK 622 : 29.900.000
Nợ TK 627 : 8.050.000
Nợ TK 641 : 12.190.000
Nợ TK 642 : 13.800.000
Nợ TK 334: 26.410.000
Có TK 338 :
90.350.000
NV6 : Tính khấu hao TSCĐ :
- Bộ phận sản xuất : 40.000.000đ
- Bộ phận bán hàng : 20.000.000đ
- Bộ phận quản lý : 23.000.000đ
Nợ TK 627 : 40.000.000
Nợ TK 641 : 20.000.000
Nợ TK 642 : 23.000.000
Có TK 214 :
83.000.000
NV7: Chi phí thanh toán bằng tiền mặt chưa thuế , thuế GTGT 10%
- Bộ phận sản xuất : 2.000.000đ
- Bộ phận bán hàng : 5.000.000đ
- Bộ phận quản lý : 6.000.000đ
Nợ TK 627 : 2.000.000
Nợ TK 641 : 5.000.000
Nợ TK 642 : 6.000.000
Nợ TK 133 : 1.300.000
Có TK 111 :
14.300.000
NV8 : Xuất công cụ dụng cụ để sản xuất ở :
- Phân xưởng sản xuất : 4.350.000đ

- Bộ phận bán hàng : 430.000đ
- Bộ phận quản lý : 500.000đ
Nợ TK 627 : 4.350.000
Nhóm 3

Page 7


Nợ TK 641 : 430.000
Nợ TK 642 : 500.000
Có TK 153 :
5.280.000
NV9 : Công ty X trả nợ cho DN bằng tiền mặt 60.000.000đ
Nợ TK 111 : 60.000.000
Có TK 131 ( công ty X ) : 60.000.000
NV10 : Trong kỳ hoàn thành 3.000sp A nhập kho, biết chi phí dở dang
đầu kỳ là 0đ. Chi phí dở dang cuối kỳ đánh giá theo NVL TT là 4.300.000đ
Nợ TK 154 :
436.300.000
Có TK 621 : 175.000.000
Có TK 622: 159.900.000
Có TK 627 : 101.400.000
Tổng Z = 0 + 436.300.000 – 4.300.000 = 432.000.000
Z đơn vị = 144.000đ/sp
Nhập kho thành phẩm Nợ TK 155/ Có TK 154 : 432.000.000
NV11 : Xuất kho thành phẩm 1.800sp A bán cho công ty Z, giá bán
250.000đ/sp, thuế VAT 10% trừ vào số đã ứng trước số còn lại thu bằng TGNH.
Do mua với số lượng lớn, DN cho công ty Z hưởng CKTM 2% trên giá chưa
thuế, giảm thuế GTGT và chi tiền mặt cho công ty Z
a ) Nợ TK 131( công ty Z ) :

495.000.000
Có TK 511 : 450.000.000
Có TK 333 ( 1 ) : 45.000.000
b ) Nợ TK 112 : 345.000.000
Có TK 131 ( công ty Z ) : 345.000.000
c ) Nợ TK 521 : 9.000.000
Nợ TK 333 ( 1 ) : 900.000
Có TK 111 :
9.900.000
d ) Nợ TK 632 : 266.400.000
Có TK 155 : 266.400.000
NV12 : Xuất khẩu cho đối tác nước ngoài công ty Philip, chưa thu
tiền, số lượng 1.000, giá bán ( CIF ) 18.000đ/sp thuế GTGT 10%, thuế xuất khẩu
2%, chi phí vận chuyển và bảo hiểm là 4 USD/sp .Tỷ giá thực tế là
20.500đ/USD. DN đã chuyển khoản ( ngoại tệ ) trả phí vận chuyển và bảo hiểm
cho hàng xuất khẩu tỷ giá ngoại tệ 20.300đ/USD
a ) Nợ TK 131 ( công ty Philip ) : 369.000.000
Có TK 511 : 369.000.000
b ) Nợ TK 511 : 5.740.000
Có TK 333 ( 3 ) : 5.740.000
c ) Nợ TK 632 : 144.000.000
Có TK 155 : 144.000.000
d ) Nợ TK 641 :
82.000.000
Có TK 515 : 80.000
Có TK 112 ( 2 ) : 81.200.000
NV13 : Thanh toán lương cho công nhân bằng tiền gửi ngân hàng số
tiền 265.000.000đ
Nợ TK 334 : 265.000.000
Nhóm 3


Page 8


Có TK 112 : 265.000.000
NV14 : DN mua TSCĐ A giá mua là 12.000.000, thời gian sử dụng
hữu ích theo kế toán là 3 năm, theo thuế là 6 năm. Thuế TNDN là
25%. Giả sử DN chỉ có tài sản thuế thu nhập hoãn lại chỉ liên quan đến
TSCĐ A
- Tính chênh lệch :
Kế toán : 12.000.000/3 = 4.000.000
Thuế :
12.000.000/6 = 2.000.000
Chênh lệch : 2.000.000
- Ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại mỗi năm
2.000.000 25% = 500.000
- Kế toán hạch toán :
Nợ TK 243 : tài sản thuế thu nhập hoãn lại 500.000
Có TK 8212 : chi phí thuế thu nhập hoãn lại 500.000
NV15 : Thanh lý 1 máy móc thiết bị trong phân xưởng sản xuất
nguyên giá 100.000.000đ đã khấu hao hết. Chi phí thanh lý gồm vật
liệu phụ 200.000đ, chi phí bằng tiền mặt 120.000đ. Phế liệu thu hồi từ
tài sản này nhập kho 1.000.000đ
a )Nợ TK 214 : 100.000.000
Có TK 211 : 100.000.000
b ) Nợ TK 811 : 320.000
Có TK 152 : 200.000
Có TK 111 : 120.000
c ) Nợ TK 152 : 1.000.000
Có TK 711 : 1.000.000

NV16. Bán 1000 cổ phiếu cho công ty Z, đơn giá bán 20.000 đ/cổ
phiếu. Gía mua vào ban đầu là 22.000đ/cổ phiếu
Nợ TK 112:
20.000.000
Nợ TK 635:
2.000.000
Có TK 121:
22.000.000
NV17 : Kết chuyển doanh thu thuần, giá vốn hàng bán, chi phí bán
hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và xác định kết quả kinh doanh.
Thuế TNDN phải nộp là 25%. Khấu trừ thuế GTGT cuối kỳ

Nhóm 3

Page 9


Mẫu số B02-DN

Đơn vị báo cáo: .....................
Địa chỉ: ...............................

(Ban hành theo QĐ số 15/2006/QĐ-BTC

BÁO CÁO KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Năm:.......

Chỉ tiêu



số

Thuyết
minh

1

2

3

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

01

VI.25

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

02

VI.26

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(10 = 01 - 02)

10

VI.27


4. Giá vốn hàng bán

11

VI.28

5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ
(20 = 10 - 11)

20

6. Doanh thu hoạt động tài chính

21

VI.29

7. Chi phí hoạt động tài chính

22

VI.30

Trong đó: Chi phí lãi vay

23

8. Chi phí bán hàng

24


9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

25

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh
{30 = 20 + (21 - 22) - (24 + 25)}

30

11. Thu nhập khác

31

12. Chi phí khác

32

13. Lợi nhuận khác (40 = 31 - 32)

40

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (50 = 30 + 40)

50

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

51


VI.31

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

52

VI.32

17. Lợi nhuận sau thuế TNDN (60 = 50 - 51 - 52)

60

18. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (*)

70

Năm n
4

Người lập

Kế toán trưởng

Ngày .......... tháng ......... năm ...............

(Ký, họ tên)

(Ký, họ tên)

Giám đốc


Nhóm 3

Page 10


Giải thích số liệu trên bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh:
1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 01)
Tổng số phát sinh bên Có TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung
cấp dịch vụ”
450.000.000 + 369.000.000 = 819.000.000 (NV11+NV12)
2. Các khoản giảm trừ doanh thu (Mã số 02)
Số phát sinh bên Nợ TK 511 “Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch
vụ” đối ứng với bên Có TK 521 “Chiết khấu thương mại”, TK 333
“Thuế và các khoản phải nộp nhà nước”
9.000.000 + 5.740.000 = 14.740.000 (CKTM NV 11+ Thuế NV12)
3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 10)
Mã số 10 = Mã số 01 – Mã số 02
804.260.000 = 819.000.000 - 14.740.000
4. Gía vốn hàng bán (Mã số 11)
Số phát sinh bên Có TK 632 “Gía vốn hàng bán” đối ứng với bên
nợ của tài khoản 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
266.400.000 + 144.000.000 = 410.400.000 (NV 11 + NV12)
5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ (Mã số 20)
Mã số 20 = Mã số 10 – Mã số 11
804.260.000 – 410.400.000 = 393.860.000
6. Doanh thu hoạt động tài chính (Mã số 21)
Số phát sinh bên Nợ của TK 515 “Doanh thu hoạt động tài chính”
đối ứng với bên có TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
800.000 (NV12)

7. Chi phí tài chính (Mã số 22)
Số phát sinh bên Có TK 635 “Chi phí tài chính” đối ứng bên Nợ
TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
2.000.000 (NV13)
8. Chi phí bán hàng (Mã số 24)
Số phát sinh bên Có của TK 641 “Chi phí bán hàng” đối ứng với
bên Nợ TK 911 “Xác định kết quả kinh doanh”
53.000.000 + 12.190.000 + 20.000.000 + 5.000.000 + 430.000+
82.000.000 = 172.620.000 (NV5 + NV6 + NV7 + NV8 + NV12)
9. Chi phí quản lý doanh nghiệp (Mã số 25)
Số phát sinh bên Có của TK 642 “Chi phí quản lý doanh nghiệp”
đối ứng với Nợ TK 911“Xác định kết quả kinh doanh”
60.000.000 + 13.800.000 + 23.000.000 + 6.000.000 + 500.000 =
103.300.000 (NV5 + NV6 + NV7 + NV8)
10 : Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh : ( mã số 30 )
393.860.000 + ( 800.000 – 2.000.000 ) – ( 172.620.000 + 103.300.000 ) =
118.740.000
11 : Thu nhập khác : ( mã số 31 )
Có phát sinh bên Có TK 711 “ thu nhập khác” đối ứng với bên Nợ TK 152
“ phế liệu thu hồi” 1.000.000 ( NV 15 )
Nhóm 3

Page 11


12 : Chi phí khác : ( mã số 32 )
Có phát sinh bên Nợ TK 811 “ chi phí khác” 320.000 đối ứng với bên Có
TK 152 “ nguyên vật liệu” 200.000, TK 111 “ tiền mặt” 120.000 ( NV 15)
13 : Lợi nhuận khác : ( mã số 40 ) 40 = 31 – 32
1.000.000 – 320.000 = 680.000

14 : Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế ( mã số 50 ) 50= 30 + 40
118.740.000 + 680.000 = 119.420.000
15 : Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành ( mã số 51 )
Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế thuế suất thuế TNDN ( 25% )
119.420.000 25% = 29.855.000
16 : Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại ( mã số 52 )
Có phát sinh bên Có TK 243 “ tài sản thuế thu nhập hoãn lại” đối ứng với
Nợ TK 8212 “ chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại” 500.000 ( NV
14)
17 : Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp ( mã số 60 ) 60 = 50 – 51 –
52
119.420.000 – 29.855.000 – 500.000 = 89.065.000
18 : Lãi cơ bản trên cổ phiếu

Nhóm 3

Page 12



×