Tải bản đầy đủ (.docx) (27 trang)

TRUYỀN THỐNG HIẾU học của NGƯỜI VIỆT NAM QUA CHÙM THƠ tự THÁN của tác GIA NGUYỄN TRÃI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (191.97 KB, 27 trang )

1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Nguyễn Trãi là nhà văn hóa xuất sắc của Việt Nam trên các tư cách
anh hùng dân tộc, nhà tư tưởng, nhà chính trị, nhà ngoại giao, nhà sử học và
địa lí học. Ngồi ra, ơng cịn là một nhà văn, nhà thơ kiệt xuất đã đóng góp
cho kho tàng văn học Việt Nam một số lượng lớn tác phẩm có giá trị.
Nguyễn Trãi là kết tinh truyền thống yêu nước của dân tộc, ơng ln tự hào
về dân tộc mình. Vì vậy trong văn thơ của ơng ln tràn ngập tình u thiên
nhiên và tình u đất nước. Ơng ln biết giữ gìn và quý trọng những truyền
thống quý báu của dân tộc ta. Truyền thống là những sáng tạo tinh thần của
nhân dân mà ngơn ngữ là tiêu biểu. Ơng đã sử dụng ngơn ngữ dân tộc để
sáng tác đó là chữ Nơm. Có thể nói ơng là người đã “ khai sơn phá thạch”
cho nền thơ Nôm Việt Nam. Trước ông cũng có rất nhiều tác gia sáng tác văn
chương bằng tiếng Nôm nhưng ông là người viết nhiều nhất và thành cơng
nhất. Cho dù ở bất cứ khía cạnh nào: văn chính luận, thơ chữ Hán hay thơ
chữ Nơm thì ơng cũng thể hiện được ngịi bút tài hoa của mình. Văn thơ
Nguyễn Trãi đối với độc giả Việt Nam ngày nay trước hết là có sức mạnh
quyến rũ của một nghệ thuật độc đáo, của một tâm hồn đã thể hiện được
những tình cảm sâu sắc nhất của dân tộc.
1.2. Việt Nam là một quốc gia mang đậm truyền thống dân tộc: truyền
thống yêu nước chống giặc ngoại xâm, truyền thống tôn sư trọng đạo và
truyền thống hiếu học…Trong cuộc sống cũng như trong văn chương truyền
thống hiếu học luôn được người Việt chú trọng “ ngọc bất trắc, bất thành
khí. Nhân bất học, bất tri lý”( Tam tự kinh). Trong thơ văn Nguyễn Trãi cũng
vậy ông cũng đề cao tinh thần hiếu học của người Việt qua tập thơ Quốc âm
thi tập ở chùm thơ “ Tự thán”.
1.3. Trong chương trình Ngữ Văn của trường THPT hiện nay, Nguyễn
Trãi là một tác gia quan trọng, số tiết và tác phẩm được dạy học khá nhiều.
Ông đã để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó có rất nhiều tác phẩm


có giá trị như Quốc âm thi tập. Ở chương trình phổ thơng tơi đã được học
qua một số tác phẩm của ông và rất muốn hiểu thêm về cuộc đời, quan điềm
nghệ thuật cũng như tài năng của Ức Trai kết hợp cùng với sự định hướng
của giảng viên hướng dẫn để chọn đề tài này làm đề tài nghiên cứu. Việc
nghiên cứu này giúp tơi hồn thiện kiến thức cho mình, phục vụ cho việc học
tâp, nghiên cứu và giảng dạy sau này.


2

2. Lịch sử vấn đề
Nguyễn Trãi là một tác giả tiêu biểu của lịch sử văn học Việt Nam, một
trong những tên tuổi luôn là niềm tự hào cho nền văn hóa và văn học dân
tộc. Trong sự nghiệp của mình ơng đã để lại cho đời khối lượng tác phẩm
văn học lớn và giá trị. Thơ văn của ông rất đa dạng nên được nhiều nhà
nghiên cứu, phê bình quan tâm. Số lượng cơng trình nghiên cứu về văn
chương và cuộc đời của Nguyễn Trãi là rất đồ sộ. Nghiên cứu văn chương
của Nguyễn Trãi, về phần thơ Nôm, Phạm Văn Đồng nhận xét: “ Về thơ của
Nguyễn Trãi, chúng ta nên qúy trọng hơn thơ chữ Nôm, tiếng ta của Nguyễn
Trãi, đó là vốn rất quý của văn học dân tộc…tiếng nói của chúng ta có cái
giàu và cái đẹp của nó, phải biết yêu nó, trau dồi nó, vì sao phải đi mượn
đâu đâu?”. Về đóng góp của ông trong lịch sử cũng như trong kho tàng văn
học,Viện sử học, Nguyễn Trãi toàn tập (1976), NXB khoa học xã hội nhận
định rằng: “Duy có Nguyễn Trãi là vị anh hùng cứu quốc không những đã để
lại sự nghiệp cịn ghi trong chính sử, mà cịn để lại rất nhiều tác phẩm nói
lên tư tưởng của ơng về các mặt triết học, quân sự, chính trị và nhiều thơ
văn hết sức quý báu”, Lê Quý Đôn khen ngợi “ viết thư, thảo hịch, tài giỏi
hơn hết mọi thời”, Ngô Thế Vinh cho rằng văn chương Nguyễn Trãi là “đỉnh
cao của thứ văn chương có đủ sức để sửa sang việc đời”. Không chỉ những
thế hệ sau này mà có những tác giả cùng thời của Nguyễn Trãi cũng phải

công nhận tài năng kiệt xuất của ông như Nguyễn Mộng Tuân đã ca ngợi
Nguyễn Trãi như sau: “Gió thanh hây hẩy gác vàng, người như một ông tiên
ở trong tòa ngọc, cái tài làm hay, làm đẹp cho nước từ xưa chưa có bao
giờ…”
Ngồi ra cịn có các cơng trình nghiên cứu về thơ văn của Nguyễn Trãi
với các tên tuổi lớn như: Đặng Thai Mai, Xuân Diệu, Nguyễn Văn Hoàn…
Truyền thống hiếu học là truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xa xưa,
ông cha ta đã nhận thấy giá trị của việc học nên đã đặt việc học của con trẻ
lên là nhất. Dù nhà giàu hay nhà nghèo thì cũng vẫn được đi học, nhà khó
khăn đến mấy thì cũng để con tới trường tìm lấy con chữ vì người xưa có
câu: “nhân bất học bất tri lí”. Khơng chỉ có nhân dân mà triều đình cũng đã
biết quý trọng, bồi dưỡng nhân tài và khơng thể khơng nói tới các nhà thơ,
nhà văn, họ cũng đã cố gắng hết sức để có thể lưu giữ được truyền thống quý
giá này bằng những trang văn, dịng thơ mang đầy tâm huyết của mình.
Truyền thống hiếu học đã góp phần vào cơng cuộc phát triển mạnh mẽ của


3

đất nước nhưng những đề tài nghiên cứu về truyền thống hiếu học chưa được
chú ý và khai thác triệt để đặc biệt là trong văn chương.
3. Đối tượng nghiên cứu và phạm vi tư liệu khảo sát
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là “Truyền thống hiếu học của người Việt
qua chùm thơ Tự thán (trích Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi)”.
3.2. Phạm vi tư liệu khảo sát
Chùm thơ “Tự thán” trong “Quốc âm thi tập” của tác giả Nguyễn Trãi.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Đề tài tập trung vào những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu chung về tác giả Nguyễn Trãi.

- Tìm hiểu về “truyền thống hiếu học của người Việt qua chùm thơ
Tự thán trích Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi”.
5. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp chính như:
- Phương pháp phân tích.
6. Cấu trúc
Ngồi phần mở đầu và kết luận đề tài gồm có 3 chương:
Chương 1: Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi.
Chương 2: Giới thuyết chung về truyền thống hiếu học của người Việt.
Chương 3: Giá trị nội dung và nghệ thuật truyền thống hiếu học của người
Việt Nam trong chùm thơ “Tự thán”.


4

Chương 1:
Giới thiệu về tác giả Nguyễn Trãi
1.1.
1.1.1.

Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi
Cuộc đời của Nguyễn Trãi
Nguyễn Trãi (1380-19/9/1442), hiệu Ức Trai, quê ở xã Chi Ngại, lộ
Lạng Giang (nay thuộc huyện Chí Linh, tỉnh Hải Dương), sau dời đến
làng Ngọc Ổi, huyện Thượng Phúc, xã Sơn Nam Thượng ( nay thuộc xã
Nhị Khê, huyện Thường Tín, tỉnh Hà Tây).
Ơng xuất thân trong một gia đình Nho học, cả bên nơi cũng như bên
ngoại đều có truyền thống yêu nước và truyền thống văn hóa, văn học.
Cha là Nguyễn Ứng Long tức Nguyễn Phi Khanh vì nổi tiếng hay chữ
nên được quan Tư đồ gả con gái cho là Trần Thị Thái sau đó ơng thi đỗ

thái học sinh nhưng vì là con thứ dân mà dám lấy con gái nhà hồng tộc
cho nên khơng được làm quan mà phải trở về quê dạy học. Ông ngoại
Nguyễn Trãi chính là Trần Nguyên Đán tiến sĩ, nhà thơ và là quan Tư đồ
quyền ngang Tể tướng cuối triều Trần.
Lúc nhỏ Nguyễn Trãi sống cùng ông ngoại, sau khi ơng ngoại từ
quan về trí sĩ ở Cơn Sơn cũng đưa Nguyễn Trãi theo. Đây cũng là lí do
sau này khi ông bị bọn nịnh thần vu oan và bị vua Lê Thái Tổ nghi ngờ
ông cũng đã xin lui về Côn Sơn.
Tuổi thơ của ông cũng trải qua nhiều mất mát đau thương, năm năm
tuổi thì mẹ qua đời sau đó vài năm khi ơng mười tuổi thì ông ngoại cũng
mất. Từ năm 1390, sau khi ông ngoại mất Nguyễn Trãi đã về Nhị Khê ở
với cha.
Năm 1400 ông đi thi và đỗ thái học sinh sau đó ra làm quan dưới
triều nhà Hồ giữ chức Ngự sử đài chính chưởng. Với cái nhìn tiến bộ bắt
kịp thời cuộc Nguễn Trãi khao khát được dốc hết tài năng ra giúp đời,
giúp nước.
Năm 1407 giặc Minh cướp nước ta, cha con Hồ Quý Ly bị bắt sang
Trung Quốc cùng với một số triều thần trong đó có Nguyễn Phi Khanh.
Vì muốn giữ trọn đạo hiếu với cha nên Nguyễn Trãi đã xin được đi theo
nhưng nghe lời khuyên của cha “ con nên trở về tìm cách rửa nhục cho
nước, trả thù cho cha thì mới là đạo hiếu”. Ông trở về và bị giam lỏng ở
Đông Quan ( Hà Nội) sau một thời gian ơng đã trốn thốt ra khỏi đó và
từ đây ơng đã đem trái tim rực cháy tình u nước góp thêm một ngọn
lửa vào cuộc khởi nghĩa Lam Sơn của Lê Lợi. Từ đây cuộc đời của ông


5

đã bước sang một trang sử mới, ông đã sống những ngày đẹp nhất của
cuộc đời khi tài năng của ông được thể hiện cùng gánh vác cuộc khởi

nghĩa với Lê Lợi.
Mười năm chiến tranh gian khổ “nếm mật nằm gai” nhưng đối với
Nguyễn Trãi đấy lại là khoảng thời gian hạnh phúc nhất. Vào lúc khởi
nghĩa mới bắt đầu ông đã dâng Lê Lợi “ Bình Ngô sách”. Theo Ngơ Thế
Vinh thì phương châm cơ bản là “khơng nói đánh thành mà giỏi bàn về
cách đánh vào lòng người”( tựa sách Ức trai thi văn tập) với đường lối
chiến lược là “ tâm cơng” ( đánh vào lịng người, đánh bằng nhân nghĩa).
Sau đó, ơng cịn giúp Lê Lợi soạn các văn kiện chính trị, ngoại giao và
trù hoạch quân mưu… ông đã dốc hết mọi khả năng của mình để rồi cuối
cùng quân ta cũng giành được thắng lợi.
Cuối năm 1427 đầu năm 1428 cuộc khởi nghĩa Lam Sơn thành công
Nguyễn Trãi đã thay Lê Lợi viết “ Bình Ngơ đại cáo” để tun bố cho
nhân dân cả nước biết rằng quân Lam Sơn đã đánh bại quân Minh dành
được độc lập cho tổ quốc. Vua Lê Thái Tổ lên ngôi, Nguyễn Trãi được
phong làm Triều liệt đại phu, Nhập nội hành khiển, Lại bộ thượng thư,
tước Quan phục hầu. Ông tiếp tục ở bên cạnh và giúp đỡ cho vua , phục
vụ cho đất nước. Dư âm cuộc chiến vẫn chưa phai nhịa thì Lê Thái Tổ vì
nghe những lời sàm tấu của bọn nịnh thần đã nghi ngờ và giết hại nhiều
cơng thần trong đó có Phạm Văn Xảo và Trần Nguyên Hãn . Nguyễn
Trãi có uy vọng như Phạm Văn Xảo cịn là thân thích với Trần Nguyên
Hãn nên cũng bị nghi kỵ và bị bắt giam tuy sau đó ơng được thả nhưng
khơng bao giờ lí tưởng và tài năng của ơng được tỏa sáng nữa.
Đến thời Lê Thái Tông, Nguyễn Trãi cùng với Nguyễn Liễu và Đào
Công Soạn chống lại những nghi thức lễ nhạc lố lăng và phiền phức của
hoạn quan Lương Đăng nhưng thất bại, ơng nhận thấy ở triều đình giờ
đây khơng cịn là nơi cho ơng có thể thực hiện hồi bão của mình nữa
nên đã từ quan xin về ở ẩn tại Côn Sơn.Thời gian này ông đã sáng tác bài
“Côn Sơn ca” nổi tiếng. Tuy đã xa rời chuyện triều chính nhưng trong
lịng ơng vẫn ln “ âu việc nước”.
Năm 1440, khi Lê Thái Tông lớn lên đã hiểu việc nước, việc đời và

nhận ra được tài đức của Nguyễn Trãi nên đã mời ông ra cùng gánh vác
việc triều chính. Ơng vơ cùng vui mừng và tin rằng đây chính là thời
điểm để ơng thực hiện hồi bão của mình.
Trong lúc ơng đang hăng hái dâng hiến tài năng cho đất nước thì oan
án Lệ Chi Viên đổ ập xuống.Năm 1442 vua Lê Thái Tông đi Đông Triều,


6

duyệt vũ ở thành Chí Linh nhân tiện ghé vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi
lúc trở về vua đột nhiên qua đời ở Vườn Vải, Nguyễn Trãi và Nguyễn
Thị Lộ ( vợ thứ của ông) bị vu oan tội đầu độc nhà vua sau đó bị chu di
tam tộc.
Hơn hai mươi năm sau khi trái tim rực cháy tình yêu nước của
Nguyễn Trãi đã ngừng đập thì vua Lê Thánh Tông một vị vua vô cùng
anh minh đã xuống chiếu minh oan và cho sưu tầm lại các tác phầm thất
lạc của Nguyễn Trãi.
Năm 1980 xem xét cuộc đời, tư tưởng và sự nghiệp thơ văn của ông,
Nguyễn Trãi đã được UNESCO cơng nhận là danh nhân văn hóa thế
giới.
Nguyễn Trãi mất đi là một tổn thất rất lớn cho đất nước cũng như
cho nền văn học trung đại.Việt Nam Xuân Diệu đã bộc bạch: “Các bạn
ơi! Hơn năm thế kỷ rồi thơ Nguyễn Trãi không bao giờ ngủ…trong thơ
Việt Nam, vời vợi cái lo âu điển hình của Nguyễn Trãi…Tóc bạc trên
đầu hịa lẫn với đêm khuya khơng ngủ, thơ Nguyễn Trãi thao thức một
nỗi niềm gì… Người thi sĩ trước năm trăm năm đốt tâm hồn cháy vòi vọi
ở giữa trời đất…Khắc khoải như con cuốc suốt đời, cho dẫu chết rồi,
lịng ưu ái của ơng vẫn cứ còn cháy ran trên trang thơ, trong lịch sử”.
Mặc dù ông đã ra đi nhưng những tác phẩm và những giá trị ông để lại
cho chúng ta sẽ trường tồn mãi mãi.

1.1.2.
Sự nghiệp sáng tác
Nguyễn Trãi là một tác giả xuất sắc trong nhiều loại hình văn học,
xuất sắc cả trong sáng tác chữ Hán lẫn chữ Nơm. Ơng đã để lại khối
lượng tác phẩm lớn trong đó có rất nhiều tác phẩm có giá trị như: Quân
trung từ mệnh tập, Bình Ngơ đại cáo, Ức Trai thi tập, Dư địa chí, Quốc
âm thi tập…
Văn chương chữ Hán của Nguyễn Trãi chủ yếu là văn chính luận.
Trước hết phải kể đến Quân trung từ mệnh tập là tập văn chiến đấu “có
sức mạnh của mười vạn qn” (Bùi Huy Bích). Sức mạnh ấy có được
bởi sự kết hợp tuyệt diệu giữa lập luận nhân nghĩa, chính nghĩa sáng
ngời của dân tộc với nghệ thuật viết văn luận chiến bậc thầy của Nguyễn
Trãi. Quân trung từ mệnh tập gồm khoảng trên dưới 70 bài văn từ lệnh
viết cho Tướng tá nhà Minh trong thời kì kháng chiến. Ngồi ra cịn có
một số bài dùng để kêu gọi hào kiệt ra giúp nước, cổ lệ tướng hiệu quân
nhân nỗ lực giết giặc lập công. Mỗi một bài là một lời lẽ khác nhau khi
thì cứng rắn, khi mềm dẻo, khi vừa mềm dẻo vừa cứng rắn. Ngay cả
cách xưng hơ cũng có sự biến đổi linh hoạt theo từng đối tượng nhưng


7

mục đích cuối cùng vẫn là dàn xếp cuộc hịa bình lâu dài giữa hai nước
để giảm bớt hậu quả tang thương của chiến tranh. Đây cũng là một trong
những tác phẩm phát biểu lên chủ nghĩa ái quốc và tư tưởng nhân nghĩa
của Nguyễn Trãi.
Cũng thuộc trong hệ thống văn chính luận của Nguyễn Trãi nhưng
Bình Ngơ đại cáo lại có một vị trí hết sức đặc biệt. Đây là một áng “
Thiên cổ hùng văn” của muôn đời, là bản tuyên ngôn độc lập thứ hai của
dân tộc và còn là một trong những tác phẩm lớn nhất của văn học Việt

Nam trung đại. Bình Ngơ đại cáo là áng văn yêu nước lớn của dân tộc, là
tác phẩm có sự kết hợp tuyệt diệu giữa mục đích chính trị và nghệ thuật
văn chương trong loại hình văn chính luận. Nguyễn Trãi đã sáng tác
Bình Ngơ đại cáo dưới hai nguồn cảm hứng: cảm hứng chính trị đem
đến cho lịch sử nước Việt một bản Tuyên ngôn độc lập đầy ý nghĩa, cảm
hứng sáng tác đưa tới cho lịch sử văn học nước nhà một kiệt tác văn
chương. Bình Ngơ đại cáo được viết ra nhằm tun bố cho nhân dân cả
nước biết rằng Lam Sơn đã đánh bại quân Minh đem lại độc lập cho dân
tộc. Bài đại cáo tổng kết đầy đủ quá trình đánh đuổi giặc Minh của quân
Lam Sơn ta, bằng ngòi bút sắc bén của mình Nguyễn Trãi đã nhấn mạnh
ngun lí “nhân nghĩa”, nhờ có nó mà qn ta mới tồn thắng. Đọc Bình
Ngơ đại cáo ở đó ta thấy tốt lên một niềm vui sướng, khoan khoái của
một dân tộc vừa mới thoát khỏi nanh vuốt của bọn xâm lược đồng thời
nó cũng phát biểu một cách có hệ thống chủ nghĩa u nước của Nguyễn
Trãi.
Ngồi văn chính ln Nguyễn Trãi cịn có Ức Trai thi tập một bài
thơ chữ Hán cũng nổi tiếng không kém. Tập thơ gồm 105 bài, giàu chất
trữ tình. Cả tập thơ như lời tâm sự của nhà thơ, chất nặng cảm xúc suy tư
về lí tưởng, về thiên nhiên đất nước và về cuộc sống con người. Nguyễn
Trãi cũng giống như các nhà thơ cùng thời khác đã dùng khái niệm “ ái
ưu” để nói lên lịng lo nước, thương dân của mình. Tuy nhiên “ái ưu” của
Nguyễn Trãi khơng chỉ cịn là vấn đề nhận thức mà đã trở thành tâm
trạng “Tiên thiên hạ chi ưu, hậu thiên hạ chi lạc nhi lạc”, Ông lo trước
cái lo của thiên hạ nhưng vui thì lại là người đón nhận nó cuối cùng. Một
con người ln đặt sự nghiệp quốc gia lên làm trọng, một tình yêu thiên
nhiên, yêu đất nước sâu sắc với tâm hồn rộng lớn, khí phách hào hùng đã
tạo nên một Ức Trai thi tập nơi mà ở đó ta có thể cảm nhận được chiều
cao và độ sâu thẩm của hồn thơ Nguyễn Trãi. Cịn để cảm nhận sự bình
dị, chất mộc mạc mà ào ạt như nước triều đơng thì ta phải nói đến thơ
Nơm của ơng.



8

1.2.

Trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Trãi, thơ Nôm giữ một vị trí
rất quan trọng. Nổi bật nhất là tập thơ Quốc âm thi tập tác phẩm đầu tiên
được viết bằng ngơn ngữ dân tộc hiện cịn được lưu giữ tới nay. Quốc
âm thi tập gồm 254 bài thơ Nôm, được chia làm bốn môn loại: Vô đề,
Thời lệnh môn, Hoa mộc môn, Cầm thú môn.Về nội dung Quốc âm thi
tập đem đến cho người đọc cảm xúc thẩm mỹ trước vẻ đẹp bức chân
dung một anh hùng yêu nước vĩ đại, một con người “trần thế nhất trần
gian”. Với Quốc âm thi tập ông là người đã “khai sơn phá thạch” đặt nền
móng xây dựng một thể thơ mới cho văn học dân tộc Việt Nam. Ông đã
giữ nguyên vẻ đẹp thô sơ, mộc mạc của từ Việt, hoặc bằng cách kết hợp
từ, cấp cho từ Việt những nghĩa bóng, những nét nghĩa “tinh thần” thốt
khỏi tính cụ thể, đơn nghĩa, ơng cịn cố gắng xây dựng một lối thơ Việt
Nam khi tinh tế sử dụng nhiều câu lục ngôn trong các bài thơ bát cú của
Quốc âm thi tập. Vì thế, tập thơ đã khẳng định vai trị và khả năng to lớn
của ngơn ngữ tiếng Việt trong chức năng thẩm mĩ, trong việc phản ánh
đời sống xã hội và tâm trạng của con người.
Nguyễn Trãi là một nhà văn, nhà thơ vĩ đại và độc đáo. Thi sĩ đã thử
thách ngòi bút đầy tài năng của mình theo hai hướng: tiếng Hán và tiếng
Việt. Và ơng đã rất thành công khi sáng tác ra những tác phẩm đầy giá trị
lưu truyền đến tận đời nay. Nguyễn Trãi là một “tâm hồn lộng gió của
thời đại,… là khí phách của dân tộc, là tinh hoa của dân tộc”
Vị trí thơ Nơm của Nguyễn Trãi trong văn học Việt Nam trung đại
Văn học Nôm nửa thứ hai của Thế kỷ XV phát triển trên cơ sở kế
thừa những thành tựu của nửa đầu thế kỷ mà tiêu biểu là Quốc âm thi

tập của Nguyễn Trãi. Với tập thơ quốc âm gồm 254 bài thơ Nôm,
Nguyễn Trãi được đánh giá là một trong những tác giả làm thơ Nôm hay
nhất trong lịch sử văn học chữ Nôm.
Quốc âm thi tập giữ vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt
Nam. Đây là tác phẩm đầu tiên viết bằng ngơn ngữ dân tộc hiện cịn tồn
tại cho đến tận nay. Đồng thời đây cũng là tập đại thành của thơ ca tiếng
Việt. Nhờ Quốc âm thi tập mà Nguyễn Trãi là nhà “khai sơn phá thạch”,
người đặt nền móng xây dựng một thể thơ mới cho văn học dân tộc trên
cơ sở tiếp thu có sáng tạo thơ luật Đường Trung Quốc.
Quốc âm thi tập đã khẳng định sự tồn tại của dòng văn học tiếng
Việt, khả năng to lớn của ngôn ngữ tiếng Việt trong chức năng thẩm mĩ,
trong việc phản ánh đời sống xã hội và tâm trạng con người.
Xuân Diệu gọi Quốc âm thi tập là “tác phẩm mở đầu nền văn học
cổ điển Việt Nam”. Vậy nên Nguyễn Trãi được xem như ông tổ của nền


9

văn học cổ điển. Tất cả những dòng tư tưởng lớn, làm nòng cốt cho nền
văn học cổ điển, đều thai nghén và hình thành ở Quốc âm thi tập.
Trong Quốc âm thi tập, Nguyễn Trãi đã cố gắng xây dựng một lối
thơ Việt Nam khi tinh tế sử dụng câu lục ngôn trong bài bát cú và rất
thành công khi dùng những từ Việt thơ sơ, mộc mạc. Vì vậy, ông đã đưa
thơ Nôm lên một bước phát triển mới.
Dù khơng được coi là chính thống nhưng thơ Nơm vẫn chiếm một
vị trí văn học khá quan trọng. Có rất nhiều sáng tác nhưng nổi bật nhất
vẫn là Quốc âm thi tập của Nguyễn Trãi. Quốc âm thi tập là một tập thơ
rất quý. Chúng ta có thể coi đó là cái mốc để hình dung ra diện mạo của
một thể thơ Việt Nam xưa.




Chương 2:
Giới thuyết chung về truyền thống hiếu học
của người Việt Nam.
2.1. Giới thuyết về khái niệm truyền thống hiếu học:
Nếu yêu nước là truyền thống ra đời và phát triển mạnh mẽ chủ
yếu khi tổ quốc lâm nguy thì truyền thống hiếu học gắn với sự phát
triển của đất nước trong những năm tháng hịa bình.
Truyền thống hiếu học là một trong những truyền thống lâu đời
của người Việt Nam, được giữ gìn và phát huy ở mọi thế hệ dựa
trên sự ham học hỏi, tinh thần hiếu học và đề cao việc học của dân
tộc ta từ xưa đến nay.
"Hiếu học" là một khái niệm có thể coi như làm thành một bộ
phận, một chi tiết, một biểu hiện của khát khao tri thức rất tự nhiên
của con người. Hiếu học xem sự học là trách nhiệm, là thiêng
liêng, là tự nguyện, đó là đạo lý làm người "nhân bất học, bất tri
lý".
Truyền thống hiếu học thể hiện ở tinh thần ham học hỏi. Luôn
luôn cố gắng phấn đấu trong học tập, coi sự học là mãi mãi. Dù có
khó khăn, gian khổ nhưng vẫn tìm mọi cách để có thể học, để có thể
tiếp thu nguồn tri thức vơ tận của nhân lồi. Như xưa kia có Mạc
Đĩnh Chi vì nhà nghèo khơng được đi học nhưng hằng ngày ông
vẫn đến ngồi học lén bên cửa sổ lớp học, tối về bắt đom đóm làm
đèn đọc sách. Xứng đáng với sự ham học đó sau này ơng đã đỗ đạt
cao và được mời ra làm quan giúp nước.
Ngồi ra truyền thống hiếu học cịn được người Việt ta biểu
hiện bằng việc đề cao giá trị của trí tuệ, thái độ trân trọng việc học.
Người xưa có câu “ kho vàng không bằng một nang chữ”
Nguyễn Trãi cũng đã chỉ ra rằng, sự học là nguồn cội của tất

thẩy những thành cơng dù đó là nghề gì, dù người ấy là ai “nên thợ
nên thầy vì có học. Có ăn có mặc bởi hay làm”.
Truyền thống hiếu học còn được khắc họa sâu sắc trong nếp
nghĩ và nếp sống của nhân dân ta. Thời phong kiến, người dân rất
coi trọng kẻ sĩ. Việc chia thành bốn hạng người đã thể hiện rất rõ
ràng: sĩ, nông, công, thương.Truyền thống hiếu học cịn liên quan
đến văn hóa làng, hệ thống ngôi thứ của làng được thiết kế theo


ngun lí trọng học: người có học, người đạt được những bằng cấp,
chức tước…thì sẽ dành được chỗ ngồi ở đình, khẩu phần chia
ruộng đất cơng, vị trí cao trong các lễ tế…đã tạo ra một tiền đề xã
hội rất cơ bản để từ đó nảy sinh, thơi thúc tinh thần hiếu học của
người dân, làm cơ sở cho sự hình thành và bồi đắp truyền thống
hiếu học. Khơng chỉ nhân dân mà nhà nước cũng coi trọng kẻ sĩ
với quan niệm “hiền tài là nguyên khí quốc gia” nên mới thường
xuyên tổ chức các kì thi để chọn nhân tài.
Truyền thống hiếu học có một ý nghĩa hết sức lớn lao, bởi nó
ln gắn với sự phát triển bền vững của một quốc gia, một dân tộc.
Thật đúng như người xưa đã nói “phi trí bất hưng” (Khơng có trí
tuệ thì khơng hưng thịnh - khơng phát triển bền vững).
2.2. Một số biểu hiện của truyền thống hiếu học trong lịch sử
nước nhà
Nhìn lại lịch sử nước nhà qua các thời kì ta thấy, các kì thi đầu
tiên ở Việt Nam bắt đầu từ năm Ất Mão 1075 dưới triều Lý Nhân
Tông và chấm dứt vào năm Kỷ Mùi 1919 đời vua Khải Định.
Các khoa thi tiếp theo ở đời Lý, Trần, Hồ đều do triều đình
đứng ra tổ chức. Thời Lý-Trần tổ chức thi Tam giáo để tuyển người
thông hiểu cả 3 tôn giáo: Nho, Phật, Lão. Khoa đầu tiên tổ chức
năm 1195 đời Lý Cao Tông. Cuối thời nhà Trần, Hồ Quý Ly nắm

quyền điều hành nhà nước đã đặt ra lệ thi Hương đầu tiên ở các địa
phương năm 1396 đời Trần Thuận Tông. Năm 1397 tổ chức thi Hội
ở kinh đô. Đây là khoa thi Hội đầu tiên.
Văn miếu Quốc Tử Giám được xây dựng từ năm 1070, để thờ
các bậc Tiên thánh, Tiên sư của đạo Nho và đồng thời cũng là
trường học hoàng gia chỉ dành cho các hoàng tử, con vương quan,
quý tộc. Năm 1076, Lý Nhân Tông cho lập trường Quốc tử giám ở
bên cạnh Văn miếu và đây chính là trường đại học đầu tiên của
Việt Nam. Sau này vào năm 1484 vua Lê Thánh Tông cho xây
dựng bia Tiến sĩ nhằm để ghi danh các Trạng Nguyên, các hiền tài
của quốc gia cho đời sau học tập được đặt tại sân Quốc Tử Giám.
Việc chú ý đến giáo dục và thi cử nhất trong các triều đại
phong kiến Việt Nam thì phải nhắc đến các vị vua đầu thời Lê. Nổi
bật nhất đó là vua Lê Thánh Tơng (1442- 1497) là vị vua học rộng
tài cao, vị vua duy nhất dưới thời phong kiến đã viết chiếu khuyến
học. Để khuyến khích việc học nhà vua cịn lập ra nhà Thái học,


tạo nơi ăn ở cho các sĩ tử từ các nơi tới Thăng Long thi cử. Ngài
còn cấp học bổng Quốc Tử Giám cho học trò nghèo, học giỏi,
siêng năng, đặt các giáo thư (quan coi việc học) tại các châu, lộ,
phân phát sách cho các địa phương. Tổ chức lễ xướng danh giữa
triều đình, lập lễ vinh quy bái tổ cho các tân khoa, dựng bia Tiến sĩ.
Để đỗ được Trạng Nguyên nói riêng và đỗ Tiến sĩ nói chung cần
phải trải qua ba kì thi: Hương, Hội, Đình. Mặc dù cuộc sống khổ
cực mà con đường học vấn lại rất khó khăn, thiếu thốn nhưng trong
lịch sử nước nhà có khơng ít nhân tài xuất chúng đã khắc ghi vào
lịch sử những cống hiến và sự nghiệp của chính họ, đã để lại tiếng
thơm đến tận đời nay. Sau đây là một số tấm gương tiêu biểu về sự
hiếu học trong xã hội phong kiến xưa.

Lê Văn Hưu (1230-1322) là nhà sử học đời nhà Trần, Tác giả
bộ Đại Việt sử kí bộ quốc sử đầu tiên của Việt Nam. Ông đỗ bảng
nhãn khi mới 17 tuổi và được giữ chức Kiểm pháp quan, rồi Binh
bộ thượng thư, sau đó là Hàn Lâm viện học sĩ kiêm Quốc sử viện
giám tri. Ông là thầy của thượng tướng Trần Quang Khải.
Nguyễn Hiền (1234-1255) đỗ trạng nguyên khi ông mới 13
tuổi, trở thành trạng nguyên trẻ nhất trong lịch sử khoa cử Việt
Nam vào thời vua Trần Thái Tơng. Vì cịn thiếu niên nên vua cho
ơng 3 năm về q tu dưỡng sau ra làm quan đến chức Thượng thư
bộ cơng.
Trần Quang Khải (1241-1294) ơng cịn được gọi là Chiêu Minh
đại vương, là một thân vương quý tộc nhà Trần, làm đến chức Tể
tướng đời Trần Thánh Tông, coi cả mọi việc trong nước. Ơng cũng
có viết văn, làm thơ. Tác phẩm nổi tiếng nhất của ông là “ Lạc
Đạo tập”. Ơng là người học rộng tài cao có thể đảm đương được
nhiều việc trong đất nước. Trong Khâm định Việt sử Thông giám
cương mục đã viết: “ Quang Khải lúc làm tướng võ, lúc làm tướng
văn, giúp vương nghiệp nhà Trần, uy danh ngang với Quốc Tuấn”.
Mạc Đĩnh Chi (1280-1346) tên tự là Tiết Phu, làm quan dưới triều
vua Trần Anh Tông. Tương truyền ông vừa là trạng nguyên của Đại
Việt và cũng được phong làm “ lưỡng quốc Trạng Nguyên” khi
sang xứ Trung Hoa thời nhà Nguyên. Năm 1304 Mạc Đĩnh Chi thi
Thái học sinh và đỗ đầu bảng chiếm học vị Trạng Nguyên. Ông
được cử giữ việc coi sóc thư khố của nhà vua rồi chức Thượng thư.
Ơng có biệt tài ứng đối khi hai lần sang xứ Trung, ông đã dùng tài


năng và phẩm chất thơng minh của mình kiến người Trung phải
khâm phục. Thời niên thiếu cuộc sống của ông rất khó khăn nhưng
trong ơng ln bùng cháy tinh thần ham học, ông không được đến

lớp hằng ngày ông ngồi học lén bên cửa sổ và tối về thì bắt đom
đóm làm đèn đọc sách. Chính sự kiên trì, siêng năng đó đã giúp
ơng có được những thành cơng vang dội như ngày hôm nay.
Chu Văn An (1292- 1370) tên thật là Chu An là một nhà giáo,
thầy thuốc, đại quan nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông được
triều đình phong tước Văn Trinh Cơng nên đời sau gọi là Chu Văn
An, là người chính trực từng đỗ Thái học sinh nhưng không ra làm
quan mà mở trường dạy học ở làng Huỳnh Cung bên kia sơng Tơ
Lịch. Ơng có cơng lớn trong việc truyền bá giáo dục, tư tưởng đạo
đức Khổng giáo vào Việt Nam. Vua Trần Minh Tông mời ông ra
làm quan Tư nghiệp Quốc Tử Giám. Đến đời Dụ Tông ông thấy
quyền thần làm nhiều điều vô đạo, ông dâng “Thất trảm sớ” xin
chém bảy tên gian nịnh nhưng vua khơng nghe. Ơng chán nản từ
quan về ở ẩn tại núi Phượng Hoàng, lấy hiệu là Tiều Ẩn dạy học,
viết sách cho tới khi mất.
Nguyễn Trãi (1380- 1442) hiệu Ức Trai, ông thi đỗ Thái học
sinh vào năm 1400 và ra làm qua dưới triều nhà Hồ, cho đến khi
giặc Minh xâm lược nước ta ông gắn bó cùng khởi ngĩa Lam Sơn
góp sức cho Lê Lợi cứu nước. Sau khi đất nước được độc lập Lê
Lợi lên làm vua lấy hiệu Lê Thái Tổ ban cho Nguyễn Trãi họ vua
và chức quan Phục hầu, Nhập nội Hành Khiển, được khắc tên trên
bảng Khai quốc công thần. Ơng là một nhà chính trị, nhà ngoại
giao, nhà văn hóa lớn, ngồi ra ơng cịn làm thơ, viết văn. Ơng có
rất nhiều tác phẩm văn chương nổi tiếng và giàu giá trị luôn sống
mãi cùng thời gian như: Bình Ngơ đại cáo, Qn trung từ mệnh
tập, Quốc âm thi tập. Năm 1442 cả họ ông mắc oan án Lệ Chi
Viên và bị chu di tam tộc.
Truyền thống hiếu học của dân tộc ta được biểu hiện chung
qua các kì thi cử để tuyển chọn nhân tài phục vụ cho nước nhà.
Nhưng riêng trong một số cá nhân ta thấy rõ nét hơn truyền thống

hiếu học ấy, dù có khó khăn đến đâu cũng cố gắng học tập, cực
nhọc đi thi để có thể đỗ đạt, được đem dâng hiến sức nình cho
quốc gia. Người Việt ta rất trọng việc học vì quan niệm “ nhân bất
học, bất tri lí”. Đây là một truyền thống quý giá mà thế hệ chúng


ta cần kế thừa, giữ gìn và phát huy thì mới có thể giúp cho đất
nước ngày càng giàu mạnh.


Chương 3:
Giá trị nội dung và nghệ thuật về truyền thống
hiếu học của người Việt Nam trong chùm thơ
“Tự thán”
3.1. Khảo sát, thống kê
Chùm thơ“Tự thán”có 23/41 bài thơ thể hiện truyền thống hiếu
học. Chiếm 56%
Có 48 câu thơ thể hiện truyền thống hiếu học. Trong đó:
Các câu thể hiện trực tiếp chiếm 32/48. Chiếm 66%
Các câu thể hiện gián tiếp chiếm 16/48. Chiếm 34%
3.2. Phân loại
3.2.1. Trực tiếp thể hiện truyền thống hiếu học
Thiếu niên trường ốc tiếng hư bay.
Nhàn một ngày nên quyển một ngày.
( Tự thán, 5)

Rượu đối cầm đâm thơ một thủ,
Ta cùng bóng lẫn nguyệt ba người.
( Tự thán, 6)


Cây im thư thất rắng bằng the.
Tỏ tường phiến sách con Chu Dịch.
( Tự thán, 9)

Sách một hai phiên làm bầu bạn.
( Tự thán, 10)

Song có hoa mai trì có nguyệt
Áng cịn phiến sách triện cịn hương.
( Tự thán, 12)

Chữ học ngày xưa quên hết dạng
Chẳng quên có một chữ cương thường.
( Tự thán, 12)

Quyển thi thư những màn quên mặt.
( Tự thán, 14)

Có thơ đầy túi rượu đầy bình.
( Tự thán, 16)

Đạo thánh bằng tơ mối hãy dài.
( Tự thán, 21)


Có đức thì hơn nữa có tài.
( Tự thán,22 )

Mấy kẻ tư văn sinh đất Việt.
Đạo này nối nắm để cho dài.

( Tự thán, 22)

Đây xóc xóc nẻo tam cương.
Đạo này để trong trời đất
Nghĩa ấy bền chưng đá vàng.
( Tự thán, 23)

Thiêu hương đọc sách quét con am.
( Tự thán, 27)

Đọc sách thì xem thấy thánh hiền.
( Tự thán, 33)

Song mai hoa điểm quyển Hy kinh.
Tiếc ấy vì hay một chữ đinh.
( Tự thán, 37)

Lòng hãy cho bền đạo Khổng môn.
Hai quyển thi thư ấy báu chôn.
( Tự thán, 41)

Tài tuy chẳng ngõ trí chăng cao
Quyền đến trong tay chí mới hào.
Mình làm thi tướng đánh đàn tao.
( Tự thán, 19)

Tuyết đượm chè mai câu dễ động.
( Tự thán, 14)

Ở thế làm chi câu thúc nữa.

Túi thơ chứa hết mọi giang san.
( Tự thán, 41)

3.2.2. Gián tiếp thể hiện truyền thống hiếu học:
Tai thường phỏng dạng câu ai đọc
Rất thân sinh bảy tám mươi.
( Tự thán, 6)

Ngoài cửa mận đào là khách đỗ.
( Tự thán, 13)

Lừa tìm ngàn Bá nhờ mai bảo.
( Tự thán, 20)

Tơi ngươi thì một lịng trung hiếu.
( Tự thán, 30)

Ơn thầy ơn chúa liễn ơn cha.


( Tự thán, 24)

Ca khúc Thương Lang biết trọc thanh.
( Tự thán, 26)

Dòng nước Liêm Khê lục nữa chàm.
( Tự thán, 27)

Trên đầu luống đội đức triều đình.
( Tự thán, 29)


Ơn vua luống nhiều phần đội.
Tơi ngươi hết tấc lịng trung hiếu.
( Tự thán, 30)

Uổng có thân hèn cực thửa nuôi
Ghê đường dại dột mỗ nên xuôi.
Một sự quân thân chẳng khứng ngi.
( Tự thán, 36)

Những vì thánh chúa âu đời trị,
Há kể thân nhàn tiếc tuổi tàn.
( Tự thán, 2)

3.3. Giá trị nội dung và nghệ thuật của các bài, các câu thơ
thể hiện truyền thống hiếu học
3.3.1. Ở các bài thơ thể hiện trực tiếp truyền thống hiếu học
Truyền thống hiếu học được thể hiện qua những bài thơ, câu
thơ nói tới vai trị, tác dụng của việc học đối với con người nói
chung, nhằm tị rõ thái độ “tôn sư trọng đạo”.
Tinh thần hiếu học của nhà thơ nói riêng và của dân tộc Việt Nam
nói chung đó chính là sự tu thân, dưỡng tính và sự trau dồi, ôn
luyện văn thơ . Những câu thơ dưới đây là sự ôn luyện văn thơ của
ông khi ông đã lui về ở ẩn tại Côn Sơn.
Thiếu niên trường ốc tiếng hư bay.
( Tự thán, 5)
Khi còn trẻ phải để danh tiếng được biết đến ở nơi trường thi,
nơi tuyển chọn nhân tài. Tạo cơ hội mang tài năng của mình cống
hiến cho đất nước. Nhưng khơng đồng nhất nó với danh lợi rồi
lãng quên danh dự của bản thân. Đây có thể coi như một lời

khuyên cũng như lời răn đe các hậu bối sau này.

Qua đòi cảnh chép câu đòi cảnh,


Nhàn một ngày nên quyển một ngày.
( Tự thán, 5)
Nguyễn Trãi cho rằng cảnh nào trên đời cũng có thể là đề tài
của thơ ca có khi cịn kích thích tình u sách của nhà thơ. Cứ có
thời gian rảnh là ơng lại sáng tác, nhìn cảnh vật hữu tình thì tứ
thơ trong ơng lại dâng trào. Ngày ngày làm thơ để không quên đi
những thú vui tao nhã, không quên đi những gì đã học.
Rượu đối cầm đâm thơ một thủ,
Ta cùng bóng lẫn nguyệt ba người.
( Tự thán, 6)
Tuyết đượm chè mai câu dễ động.
Song có hoa mai, trì có nguyệt
( Tự thán, 14)
Để gợi nên được tứ thơ hay thì cần phải có sự tác động của
ngoại cảnh. Ở đây ngoại cảnh hữu tình: có rượu cùng đàn, có chè
pha nước tuyết thơm lừng, ngồi cửa có hoa mai, trên mặt ao thì
ánh nguyệt ghé chơi. Những thứ này làm cho nhà thơ dễ động
thành thơ và đã thành thơ thật. Qua những câu thơ này ta thấy ẩn
hiện đâu đây có một chút cơ đơn, nhưng ông vẫn luôn có những
người bạn tri kỉ luôn bên ông đó là những “ phiến sách”.
Sách một hai phiên làm bầu bạn
( Tự thán, 10)
Sách đã tác động đến tâm hồn cũng như tư tưởng của ông
nhưng ông cũng là người viết ra sách. Sự tác dộng qua lại ấy
giống như một buổi đàm thoại về văn thơ giữa hai người bạn tri

kỉ.
Áng còn phiến sách, triện còn hương.
( Tự thán, 12)
Trên bàn vẫn cịn có sách, vẫn có hương trầm tỏa mùi thơm
thoang thoảng. Là một thi sĩ ở ẩn chỉ cần vậy là đủ gợi nên
những tứ thơ đẹp. Ngày ngày ngồi đọc sách để ôn luyện lại văn
chương để kiến thức không bị mai mọt.
Trong thơ Nguyễn Trãi những quan niệm về Tam Kinh, Ngũ
Thường luôn kết hợp với nhau. Tam cương có nghĩa là: quân
thần, phụ tử, phu thê. Ngũ Thường là những đức tính quan trọng
mà con người cần phải có để con người và cuộc đời trở nên hòa


hợp hơn đó là: nhân,lễ, nghĩa, trí, tín.Tất cả đều thể hiện tư tưởng,
tâm hồn của một Nho sĩ.
Chữ học ngày xưa quên hết dạng,
Chẳng quên có một chữ cương thường.
( Tự thán, 12)
Thời gian thắm thoắt thoi đưa, mới đó mà đã già những thứ
học được từ xưa giờ đã qn dần nhưng có hai chữ khơng bao giờ
qn được đó chính là “cương thường”. Đây có nghĩa là Tam
Kinh, Ngũ Thường hai quyển sách được giảng dạy chủ yếu ở thời
của ơng.
Đây xóc xóc nẻo tam cương.
Đạo này để trong trời đất
Nghĩa ấy bền chưng đá vàng.
( Tự thán, 23)
Ơng ln quan tâm đến “Tam Cương” một đạo lí bất di bất
dịch của Nho giáo. Đạo này phải ghi dấu trong trời đất, nó cịn bền
hơn cả đá. Là người có học nhất là theo đạo Nho thì không ai được

phép lãng quên. Ở câu thơ này Nguyễn Trãi đã sử dụng hoàn toàn
thể thơ sáu mang đậm tính dân gian.
Cương thường khơn biến tấc son.
La đá hay mịn nghĩa chẳng mịn.
( Tự thán, 17)
Cương Thường có thể tác động, làm thay đổi tính cách của con
người, giúp con người sống có quy tắc, sống trung thực, làm cho
tấm lịng son càng thêm đậm nét. Vì trong Tam Cương có nhắc tới
qn thần, một người qn tử thì cần phải trung thành với vua,
giúp sức cho vua cai quản giang sơn. Sách đá có thể mịn dần theo
thời gian nhưng ý nghĩa thì vẫn cịn lưu truyền mãi. Đến câu thơ
này thì ơng lại sử dụng thể thơ quen thuộc đậm chất riêng của thơ
Nơm Nguyễn Trãi đó là thể thơ áu chữ xen kẽ bảy chữ.
Nguyễn Trãi có quan niệm văn thơ thì phải thường xun ơn
luyện để tránh lãng quên đi những kiến thức đã học.
Quyển thi thư những màng quên mặt.
( Tự thán,14 )
Tưởng chừng đã quên đi nội dung của những quyển thi thư đã
học, đã mơ màng qn dần đi. Vì vậy, ơng cần phải ôn luyện hằng
ngày để không quên đi những thứ quý giá.


Tỏ tường phiến sách con Chu Dịch.
( Tự Thán, 19)
Song mai hoa điểm quyển Hy kinh.
( Tự Thán, 37)
Ngày ngày đọc kinh dịch của Chu Văn Vương để bồi đắp
thêm sự hiểu biết của mình. Ngồi cửa thì có hoa mai nở rộ trong
thì có người thi sĩ đang chăm chú đọc sách kinh dịch để tu luyện
khả năng văn thơ của mình ngày càng sắc bén hơn.

Đọc sách, ngâm thơ là công việc thường ngày của một ẩn sĩ
dù điều kiện vật chất có khó khăn thế nào cũng không tác động
được đến tâm hồn của người thi sĩ.
Thiêu hương đọc sách quét con am.
( Tự thán, 27)
Tuyết đượm chè mai câu dễ động.
( Tự thán, 14)
Có thơ đầy túi rượu đầy bình.
( Tự thán, 16)
Túi thơ chứa hết mọi giang san
( Tự thán, 2).
Ở trong căn nhà nhỏ giữa rừng, hịa mình vào thiên nhiên,
mọi thứ đều là của tự nhiên ban cho ngay cả nước pha chè cũng là
nước tuyết. Nhưng chính những sự bình dị ấy đã tạo nên những
câu thơ hay. Nếu ở chốn triều chính thì làm sao có thể gợi nên
những câu thơ ý nghĩa ấy.
Đạo thánh bằng tơ mối hãy dài.
( Tự thán, 21)
Mấy kẻ tư văn sinh đất Việt.
Đạo này nối nắm để cho dài
( Tự thán, 22)
Những nhà Nho học theo đạo Khổng Tử, những người truyền
giữ văn minh ấy ở đất Việt ta, hãy nắm chắc lấy cái đạo này mà
nối tiếp cho dài, giúp cho nó khơng bị mai mọt bởi thời gian.
Đọc sách thì xem thấy thánh hiền
( Tự thán,33)
Lịng hãy cho bền đạo Khổng mơn.
( Tự thán, 41)



Hai quyển thi thư ấy báu chôn.
( Tự thán,41)
Đọc sách của Khổng Tử thì phải bền lịng, bền chí thì mới hiểu
được những tư tưởng của các bậc thánh hiền. Hai quyển thi thư
của đạo Nho chính là Tam Kinh và Ngũ Thường. Những Nho sĩ
theo đạo Khổng Tử luôn ln phải khắc ghi trong lịng và coi nó
như là những nguyên tắc quý báu để áp dụng cho cuộc sống.
Những đạo lí trong đó cịn q hơn cả vàng bạc. Đó là những cách
cư xử,những mối quan hệ trong cuộc sống, những đức tính quan
trọng mà con người cần có.
Tài tuy chăng ngõ trí chăng cao
Quyền đến trong tay chí mới hào.
( Tự thán 19)
Tài tuy chẳng giỏi, tri cũng khơng thơng minh nhưng khi có
việc cần dùng đến thì lại thể hiện là một ngời tài cí hơn người.
Mình làm thi tướng đánh đàn tao.
( Tự Thán, 19)
“Đàn tao” có nghĩa là hội Tao đàn nơi quy tụ các văn nhân để
thi tài thơ với nhau. Nguyễn Trãi coi mình cũng là một trong
những người trong hội vì tứ thơ của ông đã quá xuất sắc để được
trưng bày nơi cao quý ấy, để đươc sánh cùng với các thi sĩ nổi
tiếng của hội.
Nguyễn Trãi quan niệm người qn tử là người tài đức vẹn
tồn. Có đức mà khơng có tài thì kém cỏi khơng làm được việc gì,
nhưng có tài mà khơng có đức là như cn hổ dữ, cái tài đó thực sự
đáng sợ.
Có đức thì hơn nữa có tài.
( Tự thán,22)
3.2. 2. Gián tiếp thể hiện truyền thống hiếu học
Nguyễn Trãi đã thể hiện lòng yêu mến, thán phục tài thơ của

những tiền bối trước thời của ơng bằng những vần thơ đầy thành
kính. Ơng đã tiếp thu và học hỏi được những bài học rất giá trị và
phong thái của thế hệ trước biến nó thành cái riêng của mình.
Lừa tìm ngàn Bá nhờ mai bảo.
Thuyền nổi dịng thu có nguyệt đưa
( Tự thán, 20)


Xưa kia tướng quốc Trịnh Khải thời Đường nổi tiếng hay thơ,
thường cỡi lừa đến cầu Bá Kiều tìm cảnh thơ, ngắm mai nở để gợi
nên tứ thơ. Cũng không khác gì Tơ Đơng Pha đi thuyền trên sơng
Xích Bích các thi sĩ đều muốn được hịa mình cùng thiên nhiên từ
đó gợi nên những bài thơ để lại mn đời.
Ca khúc Thương Lang biết trọc thanh.
( Tự thán, 26)
Trong sách của Mạnh Tử cũng có nhắc tới “khúc Thương
Lang”, một con sơng nổi tiếng, khó đốn biết được nước của nó
đục hay trong cũng như cuộc đời khơng biết đâu là may, đâu là rủi.
Đầu non Thiếu Thất đen bằng mực,
Dòng nước Liêm Khê lục nữa chàm.
( Tự thán,27 )
Trên đỉnh ngọn núi Thiếu Thất nét rêu in thành chữ đen như
nét mực viết làm cho ta cảm nhận đó chính là biểu tượng của tinh
thần hiếu học. Nguyễn Trãi đã sử dụng biện pháp ẩn dụ để nói về
Chu Đôn Di một nhà lý học đời Tống là học trị của Thọ Nham
Thiền sư nhưng lại có phát minh về vật lý học cao hơn thầy khác
nào màu lục tuy gốc là màu xanh nhưng lại đậm hơn màu xanh đó.
Người thầy giỏi đã đào tạo ra những thế hệ có tư duy, sự nhạy bén
cao hơn, thể hiện vai trò của việc dạy và việc học.
Tai thường phỏng dạng câu ai đọc,

Rất thân sinh bẩy tám mươi
( Tự thán, 6)
Ở câu này ta thấy rõ hơn sự tiếp thu và kế thừa của tác giả với
thế hệ đi trước. Câu thơ này giống câu thơ của Đỗ Phủ đời Đường:
“nhân sinh thấp thập cổ lai hy” ý là người thọ bảy mươi tuổi xưa
nay hiếm. Nguyễn Trãi đã dựa theo câu này mà gợi nên tứ thơ của
riêng mình. Ơng đã cố gắng tạo ra một thể thơ riêng của dân tộc
bằng cách kết hợp linh hoạt câu bảy chữ và câu sáu chữ. Nhờ đó
thơ Nơm của Nguyễn Trãi có những âm điệu riêng.
Những câu thơ tiếp theo là lòng biết ơn của Nguyễn Trãi đối
với vua cha. Ơng ln khắc ghi trong lịng ơn chúa, ơn cha chưa
thể báo đáp được. Ông là một Nho sĩ nên việc coi trọng Vua cha
cũng là phải đạo.


Những vì thánh chúa âu đời trị,
Há kể thân nhàn tiếc tuổi tàn.
( Tự thán,2 )
Lo sao cho vua trở nên hiền lành, thương dân, đời sống nhân
dân được ấm no, bình n thì có tiếc gì cái thân nhàn này quyết
tâm cống hiến hết mình để phụng sự cho vua cho đất nước.
Ơn vua luống nhiều phần đội,
Việc nước nào ích mỗ bề.
( Tự thán, 30)
Ơn thầy, ơn chúa liễn ơn cha.
( Tự thán, 24)
Một sự quân thân chẳng khứng nguôi.
( Tự thán, 36)
Ơn vua, ơn cha, ơn thầy, ơn mẹ vẫn chưa báo đáp hết. Xin được
dốc hết sức mình cho việc nước nhà mong giúp được phần nào cho

nhân dân no ấm. Vì Nguyễn Trãi là người mà vua tin tưởng nhất
thay vua viết tất cả các thư từ, bậc trung thần. Cịn với cha vì nghe
lời cha dặn: “con nên trở về tìm cách rửa nhục cho nước, trả thù
cho cha thì mới là đạo hiếu” nên ông phải dồn hết sức để giúp
nước, làm cho đất nước bình n, hưng thịnh.
Tơi ngươi một lịng trung hiếu.
( Tự thán, 23)
Tơi ngươi hết tấc lịng trung hiếu.
( Tự thán, 30)
Trong mặt những mừng ơn bậu bạn,
Trên đầu luống đội đức triều đình.
( Tự thán,29)
Nguyễn Trãi ln quan niệm là bề tơi thì phải hết lịng trung
với nước, hiếu với dân, giúp vua cai quản việc nước, dù làm việc gì
cũng phải lấy dân làm gốc lấy triều đình làm chuẩn để có thể mang
lại nhiều lợi ích cho đất nước.
Trong Tam Cương một quyển sách của Nho giáo thường được
dạy cho học trị thời bấy giờ thì ln quan tâm đến mối tương quan
giữa gia đình và xã hội, đặc biệt là ba giềng mối quan trọng chi
phối mọi tình cảm và bổn phận của con người: quân thần, phụ tử,
phu thê. Nguyễn Trãi là một nhà Nho nên ông rất am hiểu về Tam
cương, ông luôn lấy đó làm quy tắc nên những câu thơ trên là tấm


lịng trung hiếu của ơng với vua, với cha. Tu thân cũng là một phần
của truyền thống hiếu học, Nguyễn Trãi ln cố tu thân, dưỡng tính
để ngày càng hồn thiện bản thân hơn mặc dù bản thân ông đã là
một người tài đức vẹn toàn. Để nhấn đậm phong cách Đường thi
Nguyễn Trãi đã sử dụng một số từ Hán Việt quen thuộc để giúp cho
các câu thơ mang đậm sắc thái biểu cảm hơn.

Những quan niệm của Nguyễn Trãi về việc tu thân không quan
tâm đến công việc triều chính nữa, xin lui về quê để tâm hồn được
thanh tịnh, để ơng được hịa mình vào thiên nhiên núi non, sông
nước mà hằng đêm ông đều nằm mơ thấy.
Uồng có thân hèn cực thửa ni
Ghê đường dại dột mỗ nên xuôi.
( Tự thán, 36)
Uổng công cha mẹ đã ni nấng, cho ăn học thành tài. Nhưng
vì một số quan điểm bất đồng với bọn nịnh thần nên từ quan xin về
ở ẩn. Nguyễn Trãi không chịu được sự nịnh nọt của bọn tham quan
nên đã từ quan rời khỏi chốn triều đình.
Ngồi cửa mận đào là khách đỗ.
( Tự thán, 13)
“Mận đào” ờ đây có nghĩa là hiền tài. Thời xưa, Địch Nhân
Kiệt đời Đường thường lo tiến cử nhân tài trong thiên hạ ra giúp
nước và sau đó có rất nhiều thành danh thần nên người xưa thường
nói mọi nhân tài đều từ cửa nhà ơng mà ra. Ở đây Nguyễn Trãi
cũng muốn nói đến việc tuyển chọn nhân tài chi đất nước, ơng là
người có thể nhìn thấu đâu mới thật là nhân tài chứ khơng phải là
những kẻ nịnh bợ đáng khinh.
Truyền thống hiếu học được thể hiện qua nhiều khía cạnh
nhưng ở những câu thơ này ta thấy được tác giả Nguyễn Trãi đã
bộc lộ tinh thần hiếu học của ông thông qua việc kính trọng, kế
thừa và phát huy những kinh nghiệm mà các bậc tiền bối để lại.
Ngồi ra, ơng cịn am hiểu Tam Cương thơng qua việc ơng đề cao
lịng trung hiếu với vua cha, nắm rõ bổn phận của mình với đất
nước.
Vẫn chịu khơng ít ảnh hưởng của Đường thi khi thể thơ chủ
yếu vẫn là thất ngôn bát cú đường luật nhưng với tài năng của ơng
và lịng khát khao muốn tạo cho dân tộc một thể thơ riêng nên ông

đã xen lẫn những câu sáu chữ vào câu bảy chữ để làm cho điệu tiết


×