Tải bản đầy đủ (.pdf) (86 trang)

Giáo trình lịch sử triết học mác lênin

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 86 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC QUẢNG BÌNH
KHOA LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ

GIÁO TRÌNH
(Lưu hành nội bộ)

“LỊCH SỬ TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN”
(Dành cho ĐH GDCT)

Tác giả: Nguyễn Văn Duy
Nguyễn Thị Thanh Hà


MỤC LỤC

Lời nói đầu
Chương 1. Sự xuất hiện và hình thành triết học Mác
1.1. Những tiền đề xuất hiện triết học Mác
1.2. Quá trình hình thành các quan điểm và thế giới quan
triết học của C.Mác và Ăngghen (1842 - 1848)
Chương 2. Thời kỳ bổ sung và phát triển lý luận
2.1. Thời kỳ từ 1848 đến 1871
2.2. Thời kỳ từ 1871 đến 1895
Chương 3. Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác
3.1. Hoàn cảnh lịch sử ra đời của chủ nghĩa Lênin
3.2. Những giai đoạn phát triển triết học Mác của Lênin

Trang
3
4
4


8
32
32
41
62
62
66

2


LỜI NÓI ĐẦU
Để phục vụ cho việc giảng dạy, học tập và nghiên cứu các môn khoa học
Mác – Lênin trong trường Đại học Quảng Bình, chúng tơi đã biên soạn cuốn giáo
trình mơn “Lịch sử triết học Mác - Lênin”. Nội dung cuốn giáo trình gồm ba
chương: Sự xuất hiện và hình thành triết học Mác; Thời kỳ bổ sung và phát triển lý
luận; Lênin bảo vệ và phát triển triết học Mác.
Xin trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Tác giả: NGUYỄN VĂN DUY
NGUYỄN THỊ THANH HÀ

3


CHƯƠNG I

SỰ XUẤT HIỆN VÀ HÌNH THÀNH TRIẾT HỌC MÁC
(10 tiết)
1.1. Những tiền đề xuất hiện triết học Mác

1.1.1. Tiền đề kinh tế - xã hội
Thời kỳ Mác sống và hoạt động là thời kỳ chủ nghĩa tư bản phát triển hết sức
mạnh mẽ. Vào những năm 40 của thế kỷ XIX, chủ nghĩa tư bản đã bước sang giai
đoạn mới của sự phát triển nhờ sự trợ giúp của cuộc cách mạng công nghiệp. Nền
kinh tế của một số nước châu Âu đã phát triển mạnh mẽ chưa từng có trong lịch sử.
Trong tư liệu sản xuất, máy móc ngày càng chiếm tỷ trọng lớn, lao động
chân tay dần được thay thế bằng lao động máy móc. Ở nước Anh, từ năm 1820 đến
1844 số thợ dệt thủ công đã giảm từ 240.000 xuống còn 60.000. Nước Anh trở
thành cường quốc công nghiệp lớn nhất thế giới. Ở nước Pháp, cuộc cách mạng
cơng nghiệp cũng đã được hồn thành, đưa nước Pháp lên chiếm giữ vị trí thứ hai ở
châu Âu về công nghiệp. Ở nước Đức và một số nước khác, cuộc cách mạng công
nghiệp cũng trở thành trợ thủ đắc lực cho sức vươn lên khẳng định vị thế của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa trong lòng xã hội phong kiến. Thành quả do
cuộc cách mạng cơng nghiệp mang lại đã chứng minh tính chất tiến bộ hơn hẳn của
phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa so với các phương thức sản xuất trước đây.
Nói cách khác, chế độ tư bản đã thể hiện tính ưu việt của nó so với các chế độ đã
có trong lịch sử. Như Mác đã đánh giá: “giai cấp tư sản trong quá trình thống trị
giai cấp chưa đầy một thế kỷ, đã tạo ra một lực lượng sản xuất nhiều hơn và đồ sộ
hơn lực lượng sản xuất của tất cả các thế hệ trước kia gộp lại”.
Nhưng mặt khác, sự phát triển của chủ nghĩa tư bản đã tạo ra một hệ quả
khách quan ngược chiều là làm cho những mâu thuẫn xã hội vốn có của chế độ tư
bản ngày càng bộc lộ gay gắt. Của cải xã hội tăng nhưng lý tưởng xã hội mà giai
cấp tư sản đưa ra không những không thực hiện được mà bất cơng xã hội cịn tăng
thêm, mâu thuẫn giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản ngày càng gay gắt. Đối
chọi với cảnh nghèo đói cùng cực của người lao động khơng có tư liệu sản xuất là
sự giàu sang thừa thải của giai cấp tư sản. Máy móc có thể giải phóng con người
khỏi những thao tác cơ bắp nặng nhọc nhưng nó lại trở thành cái hữu hình cột chặt
thân phận của những người lao động vào vịng quay của mơ-tơ, máy móc trở thành
công cụ tuyệt vời để tăng cường độ lao động. “Những con ngỗng vàng ngày càng
đẻ ra nhiều trứng vàng”, trong khi đó người lao động ngày càng oằn người xuống

dưới sức nặng của cường độ lao động và thời gian làm việc.
Thực tiễn đã chứng minh và khẳng định: giai cấp tư sản khơng cịn đóng vai
trị là giai cấp cách mạng. giai cấp vô sản đã trở thành đối tượng của sự bóc lột.
4


Nhiều cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản chống lại giai cấp tư sản mang tính chất
của cuộc đấu tranh giai cấp đã nổ ra ngày càng có quy mô và tổ chức, trở thành
một phong trào lan rộng khắp thế giới đặc biệt ở châu Âu. Như cuộc khởi nghĩa
của những người thợ dệt ở Liông Pháp (1831-1834), phong trào Hiến chương ở
Anh (1830-1840), phong trào của những người thợ dệt ở Xilêdi Đức,… những
phong trào đó đã chứng tỏ rằng vai trò lịch sử của giai cấp tư sản cùng những lý
thuyết của họ đã mất dần. Thực tiễn không chỉ đặt ra nhu cầu cấp bách là phải xây
dựng một hệ thống lý luận mới đáp ứng đòi hỏi của cuộc đấu tranh lúc bấy giờ mà
cịn là để khẳng định sự lớn mạnh khơng ngừng của giai cấp vơ sản trên vũ đài
chính trị.
Học thuyết của các nhà xã hội không tưởng như Xanhximông, Phurie, Ôoen
mặc dù chan chứa tinh thần nhân đạo, có giá trị trong việc phê phán chế độ tư bản
nhưng lại khơng nhìn thấy những lợi ích sống cịn của giai cấp vơ sản trong cuộc
đấu tranh để giải phóng mình và giải phóng tồn thể những người lao động bị áp
bức và bóc lột.
Thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn cách mạng của giai cấp vơ sản chính là
u cầu khách quan của việc hình thành nên một lý luận khoa học soi đường cho
cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản trong việc thực hiện sứ mệnh lịch sử của mình.
Chính Mác & Ăngghen đã sống và chiến đấu cùng với phong trào cách mạng của
giai cấp vô sản, hai ông đã nghiên cứu những lý luận trước đó và đã khái quát kinh
nghiệm đấu tranh của phong trào cơng nhân, sáng tạo ra học thuyết của mình.
Trong đó, triết học là cơ sở lý luận chung – cơ sở thế giới quan và phương pháp
luận. Có thể nói, sự ra đời của triết học Mác nói riêng và cơng nghiệp Mác nói
chung là nhằm để đáp ứng nhu cầu của sự phát triển của phong trào công nhân từ

tự phát đến tự giác.
Với sự xuất hiện của triết học Mác, giai cấp vơ sản đã có trrong tay sức
mạnh và vũ khí tinh thần của mình, cịn triết học Mác lại tìm thấy ở giai cấp vơ sản
vũ khí vật chất của nó. Triết học Mác là công cụ và cẩm nang của giai cấp vô sản
cách mạng trong việc lý giải các vấn đề lý luận mà thực tiễn và thời đại đặt ra.
1.1.2. Tiền đề lý luận
Theo Lênin, sự ra đời của triết học Mác nói riêng và cơng nghiệp Mác nói
chung là “sự kế thừa thẳng và trực tiếp những học thuyết của các đại biểu xuất sắc
nhất trong triết học, trong kinh tế chính trị học và trong cơng nghiệp xã hội”. Cụ
thể ở đây là triết học cổ điển Đức, kinh tếchớnh trị cổ điển Anh và cụng nghiệpxó
hội khơng tưởng ở Pháp. Đó là những giá trị tiêu biểu nhất về mặt lý luận mà nhân
loại đã gặt hái được cho đến giữa thế kỷ XIX.
+ Triết học cổ điển Đức
(Cantơ, Phíchiện tượngơ, Sêlinh, Hêghen và Phơ bách).
5


Triết học cổ điển Đức được xem như là nguồn gốc lý luận trực tiếp của triết
học Mác. Đặc biệt là với hai nhà triết học tiêu biểu là Hêghen và Phơbach.
• Phép biện chứng duy tâm khách quan của Hêghen
Triết học duy tâm của Hegel là đỉnh cao của triết học cổ điển Đức. Hegel là
người đầu tiên đã tổng kết tồn bộ lịch sử nhận thức, tìm ra nguyên lý cơ bản của
tư duy biện chứng, xây dựng một cách có hệ thống các quy luật, phạm trù của phép
biện chứng trên cơ sở của chủ nghĩa duy tâm.
Mác & Ăngghen đánh giá cao công lao lịch sử của Hegel trong việc xây
dựng một cách có hệ thống phép biện chứng. Đồng thời, hai ông cũng triệt để phê
phán tính chất thần bí, duy tâm của hệ thống đó. Mác, Ăngghen đã chỉ ra rằng: “Ở
Hegel, phép biện chứng bị lộn ngược đầu xuống đất. Chỉ cần dựng nó lại là sẽ phát
hiện được cái hạt nhân hợp lý của nó đằng sau lớp vỏ thần bí”. Mác, Ăngghen đã
cải tạo phép biện chứng duy tâm thành phép biện chứng duy vật triệt để nhất.

• Chủ nghĩa duy vật của Phơbach
Phơbách là đại biểu cuối cùng của triết học cổ điển Đức. Công lao của ông là
ở chỗ chống lại chủ nghĩa duy tâm của Hegel và của các nhà triết học khác; chống
tôn giáo khi ông khẳng định giới tự nhiên là tính thứ nhất, tồn tại vĩnh viễn, không
phụ thuộc vào ý thức của con người; khôi phục và phát triển chủ nghĩa duy vật thế
kỷ XVII – XVIII. Coi con người với tư cách là thực thể của giới tự nhiên – là đối
tượng nghiên cứu của triết học. Chính chủ nghĩa duy vật vơ thần của Phơbách đã
tạo tiền đề quan trọng cho bước chuyển của Mác-Ăngghen từ thế giới quan duy
tâm sang thế giới quan duy vật; từ lập trường dân chủ cách mạng sang lập trường
chủ nghĩa cộng sản.
Mác và Ăngghen đánh giá cao công lao của Phơbách đồng thời chỉ ra những
hạn chế trong triết học của ơng: đó là phương pháp siêu hình, ơng khơng nhận thấy
tính uyển chuyển biện chứng từ cảm tính đến lý tính trong nhận thức; khơng hiểu
được vai trị của thực tiễn trong hoạt động nhận thức. Mặc dù là nhà triết học duy
vật trong lĩnh vực tự nhiên, nhưng lại duy tâm trong lĩnh vực xã hội. Ơng khơng
thấy được vai trị quyết định của tồn tại xã hội đối với ý thức xã hội mà lại cho rằng
tình yêu là sinh lực vạn năng để giải quyết mọi mâu thuẫn bế tắc của xã hội.
+ Kinh tế chính trị học cổ điển Anh
Với các đại biểu xuất sắc là A. Xmith và Ricacdo. Là cơ sở xã hội lý giải các
vấn đề lý luận về lao động, giá trị và những nguyên lý cơ bản của thế giới quan duy
vật lịch sử.
Hai ông cho rằng, giá trị của hàng hóa khơng phải do tính chất vật lý, hóa
học, cũng khơng phải do cơng dụng của hàng hóa quy định mà là do lượng lao
động xã hội cần thiết làm ra nó quy định. Chứng minh rằng lợi nhuận là từ sản xuất
chứ không phải từ lưu thông,…
6


Hạn chế của A. Xmít và Ricacđơ là chưa đi đến lý giải nguồn gốc của giá trị
thặng dư, nguồn gốc lợi nhuận, xem xã hội tư bản là trạng thái vĩnh viễn. Mặt khác,

hai ông đã không thấy được tính lịch sử của giá trị; khơng thấy được mâu thuẫn của
hàng hóa và sản xuất hàng hóa; khơng thấy được tính hai mặt của lao động sản xuất
hàng hóa cũng như khơng phân biệt được sản xuất hàng hóa giản đơn và sản xuất
hàng hóa tư bản chủ nghĩa.
Trên cơ sở kế thừa các yếu tố khoa học và những tư tưởng tiến bộ của các
nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh, Mác đã giải quyết những bế tắc mà các nhà kinh
tế chính trị cổ điển Anh không thể vượt qua được để xây dựng nên lý luận về giá trị
thặng dư, luận chứng khoa học về bản chất bóc lột của chủ nghĩa tư bản và nguồn
gốc kinh tế dẫn đến sự diệt vong tất yếu của chủ nghĩa tư bản cũng như sự ra đời
tất yếu của chủ nghĩa xã hội.
+ Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp (đầu thế kỷ XIX)
Với các đại biểu nổi tiếng như Xanhximơng, Phuriê và Ơoen cũng đóng vai
trị quan trọng trong việc hình thành triết học Mác, nhất là việc hình thành các quan
điểm duy vật lịch sử và dự báo sự xuất hiện của xã hội cộng sản chủ nghĩa.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng thể hiện đậm nét tinh thần nhân đạo, phê phán
mạnh mẽ chủ nghĩa tư bản trên cơ sở vạch trần những mâu thuẫn của xã hội tư bản
như: sự giàu sang và thừa thải của thiểu số bọn sở hữu và sự nghèo nàn của đông
đảo quần chúng nhân dân, sự đối lập giữa lao động trí óc và lao động chân tay,
giữa thành thị và nơng thơn,... xã hội đó sớm muộn sẽ được thay thế bằng xã hội
mới tốt đẹp hơn đó là xã hội xã hội chủ nghĩa (đã dự đoán về những đặc trưng cơ
bản của xã hội tương lai). Xã hội mà trong đó con người được phát triển, đặc biệt là
phụ nữ và trẻ em không cịn bị bóc lột về sức lao động.
Hạn chế của các ơng là ở tính khơng tưởng vì: khơng luận chứng được một
cách khoa học về bản chất của chủ nghĩa tư bản, không hiểu được những quy luật
phát triển của xã hội tư bản và không thấy được vai trị lịch sử của giai cấp vơ sản
với tư cách là lực lượng xã hội có khả năng xóa bỏ chủ nghĩa tư bản để xây dựng
một xã hội mới, tốt đẹp hơn. Các giải pháp mà họ đưa ra mang tính chủ quan,
nhấn mạnh vai trị của giáo dục, hợp tác, họ chỉ dừng lại ở ước mơ, nguyện vọng
mà không đề ra được những biện pháp khoa học để thực hiện nó, phủ nhận đấu
tranh giai cấp.

1.1.3. Tiền đề khoa học tự nhiên
Triết học Mác ra đời không chỉ dựa trên cơ sở thực tiễn của cuộc đấu tranh
giữa giai cấp tư sản và vô sản ở nữa đầu thế kỷ thứ XIX, không chỉ dựa vào sự kế
thừa những tinh hoa văn hóa nhân loại, mà cịn dựa trên những thành tựu của các
khoa học như cơ học, hóa học, tốn học, địa chất,... đặc biệt là ba phát minh khoa

7


học lớn ở thế kỷ XIX, đó là học thuyết tế bào, học thuyết tiến hóa, định luật bảo
tồn và chuyển hóa năng lượng.
Như vậy, triết học Mác cũng như toàn bộ cụng nghiệp Mác ra đời như một
tất yếu lịch sử khơng những vì đời sống và thực tiễn, nhất là thực tiễn cách mạng
của giai cấp công nhân, địi hỏi phải có lý luận mới soi đường mà cịn vì những tiền
đề cho sự ra đời lý luận mới đã được nhân loại tạo ra.
1.2. Quá trình hình thành các quan điểm và thế giới quan triết học của
C.Mác và Ăngghen (1842 - 1848)
1.2.1. Sơ lược tiểu sử
1.2.1.1. Sơ lược tiểu sử Các Mác (1818 - 1883)
Các Mác (5/5/1818) ở Tơria thuộc tỉnh Ranh nước Đức, trong một gia đình
trí thức (cha ơng là luật sư Henrich Mác). Từ nhỏ ông đã được giáo dục và hun
đúc trong tinh thần khai sáng của chủ nghĩa tự do, nhân đạo và lý tính.
Thời kỳ học trung học, Mác là một tín đồ Kitơ ngoan đạo, xem Chúa Kitơ là
biểu tượng của cái thánh thiện, vì vậy để vượt qua những hạn chế của bản thân
mình, để vươn tới cuộc sống thực sự thánh thiện thì phải lấy Thiên Chúa làm đích
đến. Và trong trái tim của chàng trai trẻ thánh thiện ấy tràn đầy tính nhân đạo và sự
yêu chuộng tự do, muốn được sống vì người khác.
Ơng nổi tiếng với bài luận văn tốt nghiệp trung học: “Những suy nghĩ của
một thanh niên khi chọn nghề”. Mác đã thổ lộ, một sự báo trước về ý nghĩa cuộc
sống mà Mác sẽ chọn sau này: “Nếu một người chỉ lao động về mình thơi thì người

đó có thể trở nên một nhà bác học nổi tiếng, một nhà thông thái lớn, một nhà thơ
tuyệt vời, nhưng người đó khơng bao giờ có thể trở thành một con người thực sự
hoàn thiện và vĩ đại” và “Nếu một người chọn nghề trong đó người ấy có thể làm
được nhiều nhất cho nhân loại, thì lúc đó người ấy cảm thấy khơng phải một sự vui
sướng ích kỷ hạn chế và đáng thương mà hạnh phúc của người đó sẽ thuộc về hàng
triệu người”. Đó được xem là bài luận văn hay nhất của một học sinh 17 tuổi.
Trong bài luận văn này Mác đã lên án việc chọn nghề chỉ dựa trên lợi ích vị kỷ
hoặc hồn tồn mang tính vật chất.
Sau khi tốt nghiệp trung học, năm 1835 Mác đến học đại học Luật tại trường
ĐH Bon theo ý của cha, tại đây Mác tiếp tục duy trì mối tình với Gienny từ những
ngày cịn học trung học. Gienny hơn Mác 4 tuổi, xinh đẹp, thơng minh, có học thức
so với những người con gái thời bấy giờ.
Giữa tháng 10/1836, Mác đi Berlin. Có thể nói, tại đây Mác đã phát hiện ra
Hêghen và khát khao muốn nghiên cứu triết học. Từ 1837 Mác bắt đầu làm quen
với triết học của Heghen và tham gia phái Heghen trẻ. Càng nghiên cứu triết học,
Mác càng thấy rõ tính phi khoa học của công nghiệpduy tâm. Mác thấy Hegel đã
vạch rõ các trạng thái của lịch sử chỉ là những bước phát triển nhất thời, chỉ là
8


những giai đoạn trong tiến trình phát triển vơ tận từ thấp đến cao của xã hội loài
người. Cái mà ngày hơm qua vẫn cịn tồn tại hợp lý, thì ngày hơm nay lại đang tiêu
vong, thay vào đó là một hiện thực mới cao hơn. Nhưng Hegel là nhà duy tâm vì
ơng đã xem cơ sở của mọi tồn tại là ý niệm tuyệt đối. Mác nhận thấy mặc dù triết
học Hegel cịn nhiều mâu thuẫn nhưng nó là bước tiến trong lịch sử của tư duy con
người. Chính vì thế Mác đã chuyển sang nghiên cứu Hegel. Mác tham gia các cuộc
tranh luận và đứng về phe dân chủtư sản.
Để rời xa triết học tư biện của Hegel từ năm 1839, Mác tập trung vào nghiên
cứu triết học Hi Lạp cổ đại. Trong kho tàng đồ sộ của nền văn minh Hi-La, Mác
đặc biệt chú ý triết học Eepiquya, chủ nghĩa khắc kỷ và phái hoài nghi. Những ghi

chép và nhận xét về ba trào lưu triết học này làm thành Tập bút ký.
Năm 1842 Mác bảo vệ luận án tiến sĩ với đề tài: Sự khác biệt giữa triết học
tự nhiên của Đêmôcrit và triết học tự nhiên của Êpiquya. Trong luận án này, mặc
dù còn đứng trên lập trường duy tâm, cường điệu vai trò ý thức của con người, gán
cho ý thức là động lực phát triển của xã hội nhưng cũng đã toát lên những tư tưởng
vô thần và dấu hiệu khác biệt với triết học của Hegel.
Mác đánh giá cao Êpiquya. Theo Mác, Êpiquya là người đã làm phong phú,
phát triển học thuyết ngun tử của Đêmơcrít chứ khơng phải là triết gia đóng vai
trị phổ biến học thuyết ngun tử như các triết gia duy tâm nhìn nhận. Mác đặc
biệt đánh giá cao những tư tưởng vô thần của Êpiquya, và khẳng định bản chất của
triết học Êpiquya là phủ nhận tôn giáo, xem triết học như là vũ khí để giải phóng
con người.
Như vậy ngay từ những buổi khởi đầu Mác đã khai sinh ra luận đề triết học
bắt đầu ở chỗ tôn giáo kết thúc, chủ nghĩa vô thần là trung tâm của triết học, nhưng
chưa hiểu được nguồn gốc vật chất của sự áp bức xã hội nên Mác đã truy tìm nó
trong tơn giáo và xem triết học là cơng cụ duy nhất có trách nhiệm giải phóng con
người khỏi áp bức do tôn giáo tạo ra. Tư tưởng này của Mác có sự song trùng với
quan niệm của phái Hegel trẻ. Những người thuộc phái Hegel trẻ cho rằng sự tự ý
thức là lực lượng cao nhất. Tuy nhiên vẫn có điểm khác vì triết học của Mác gắn
với khuynh hướng cách mạng dân chủ, gắn với mục tiêu phục vụ đấu tranh chính
trị chống chế độ chun chế Phổ. Và nếu khơng có sự khởi đầu khác biệt này thì
khơng thể có Mác, cha đẻ của Tư bản sau này. Có thể nói, sự vượt trước về mặt tư
tưởng là dấu hiệu của một thiên tài.
Đầu những năm 1840 của thế kỷ XIX, chính phủ Phổ tìm mọi cách đàn áp
phong trào cách mạng, báo chí tiến bộ cách mạng bị cấm. Các nhà khoa học bị đuổi
khỏi trường đại học và các tòa soạn. Trong hồn cảnh ấy, Mác khơng thể tiếp tục
hoạt động ở trường đại học, vì ơng khơng thể che dấu những quan điểm dân chủ

9



của mình. Và cũng trong hồn cảnh ấy ơng đã đọc được bản chất đạo Cơđốc của
Phơbach.
Năm 1843 Mác về lại nơi Gienny sống để cầu hôn và cưới Gienny. Từ đó
hai vợ chồng bắt đầu cuộc đời hoạt động cách mạng.
1.2.1.2. Sơ lược tiểu sử Ph.Ăngghen(1820 - 1895)
Ph.Ăngghen (28/11/1820) tại Barmen tỉnh Ranh, vương quốc Phổ, trong một
gia đình chủ xưởng dệt. Từ nhỏ Ăngghen đã bộc lộ tính cách độc lập. Những lời
dạy bảo nghiêm khắc của cha và những sự đe doạ trừng phạt không thể làm cho
ông đi đến chỗ phải phục tùng mù quáng. Cho đến năm 14 tuổi, Ăngghen học ở
trường tại thành phố Barmen và sớm bộc lộ năng khiếu về ngoại ngữ.
Tháng 10/1834, Ăngghen chuyển sang học ở trường trung học Elberfelder,
một trường tốt nhất ở Phổ thời bấy giờ. Mặc dù là học sinh giỏi tồn diện và có
những năng lực phi thường (năm 17 tuổi ông đã học thông viết thạo 15 ngoại ngữ),
nhưng năm 1837, theo yêu cầu của bố, ông buộc phải bỏ dở chừng trung học để đi
làm thư ký nhà buôn ở Barmen - công việc mà ơng khơng hề thích thú. Trong thời
gian này ơng tự học các ngành sử học, triết học, văn học, ngôn ngữ và thơ ca.
Cuối năm 1839 Ăngghen bắt đầu nghiên cứu triết học Đức và đặc biệt quan
tâm đến các tác phẩm của Hêghen. Mặc dù còn chưa hiểu được giai cấp vô sản là
giai cấp đặc biệt trong quần chúng lao động bị áp bức nhưng trong những bài báo
đầu tiên của mình Những bức thư từ Vesphali ông đã công khai đả kích sự sùng
đạo giả dối của những chủ xưởng ở Vesphali và cảm thông với những người cơng
nhân bị bóc lột tàn tệ.
Nếu như 1939, Ăngghen cịn ngập ngừng giữ trạng thái nước đơi trong quan
niệm về tơn giáo thì đến 1840 ơng đã là một người vô thần, ngang nhiên kêu gọi
tiến hành cách mạng ở Đức và nguyền rủa kẻ đứng đầu nhà nước Phổ lúc bấy giờ.
Sự phê phán biểu hiện quyết liệt ở mặt ngôn từ, nhưng lúc này giống như các nhà
dân chủ cách mạng khác ông chủ yếu chỉ dừng lại ở mức bày tỏ cảm thông cho
thân phận của quần chúng cần lao mà chưa cảm nhận được giai cấp vô sản là giai
cấp đứng mũi chịu sào, giai cấp cách mạng nhất trong hoạt động cải biến xã hội

hiện tồn.
Tháng 9/1841, ông đến Berlin để làm nghĩa vụ quân sự. Ở đây ông đã làm
quen với những người thuộc phái Hegel trẻ và trở thành thành viên của phái này.
Mùa xuân 1842, Ăngghen bắt đầu cộng tác với tờ Nhật báo tỉnh Ranh. Trong
những bài báo in năm 1842, Ăngghen đã lên tiếng phản kháng chế độ kiểm duyệt
của Chính phủ Vương quốc Phổ và trật tự phong kiến ở Đức. Ngày 8 tháng 10 năm
1842, Ăngghen mãn hạn phục vụ trong quân đội. Từ Berlin ông trở về Barmen.
Một tháng sau, Ăngghen sang Anh thực tập buôn bán.

10


Cuộc gặp gỡ giữa Mác và Ăngghen lần đầu tiên diễn ra vào tháng 11.1842
khi trên đường sang Anh, Ăngghen đã thăm trụ sở tờ Nhật báo tỉnh ranh và ông đã
gặp Mác, Tổng biên tập tờ báo. Tháng 8.1844, trên đường từ Anh về Đức tại Paris
diễn ra cuộc gặp gỡ lần thứ hai. Từ đó hai ơng đã trở thành đơi bạn chí thân vĩ đại
và cảm động để cùng nhau sáng tạo ra chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, sáng tạo ra kinh tế chính trị mácxít và lý luận chủ nghĩa xã hội
khoa học.
Ông mất ngày 5/8/1895 lúc 10h30p ở nước Anh, theo di chúc di hài của ông
được hỏa táng và bình đựng di hài được thả xuống biển.
Tình bạn giữa Mác và Ăngghen:
Hai con người xa lạ, từ những hồn cảnh xuất thân, mơi trường giáo
dục và q trình đào tạo rất khác nhau đã trở thành hai người đồng chí rồi
sau trở thành hai người bạn, một tình bạn vĩ đại và cảm động, gắn quyện
tình đồng chí sắt son chung thuỷ tới mức mà sau khi Mác qua đời Ăngghen
đã đề xuất rằng những cơng trình sáng tạo riêng cũng như những cơng
trình hợp tác chung của hai người nên lấy tên là học thuyết Marx.
Lần đầu tiên, Mác gặp Ăngghen vào cuối tháng 11/1842, khi
Ăngghen trên đường sang Anh và ghé thăm ban biên tập tờ Nhật báo tỉnh

Ranh. Mùa hè năm 1844, Ăngghen đến thăm Mác ở Pa-ri. Hai ông đã trở
thành những người bạn cùng chung lý tưởng và quan điểm trong tất cả mọi
vấn đề lý luận và thực tiễn và đây được xem như là “ cuộc gặp mặt lịch
sử” của hai vĩ nhân. Hai ông trở thành đôi bạn hiếm có trong lịch sử.
Bằng cả cuộc đời, hai ơng đã chứng minh rằng: từ mục đích lý tưởng
và học thuyết, họ đã sống vì nhau, cho nhau trọn c ả cuộc đời. Họ đã dành
cho nhau những gì tốt đẹp nhất, tơn trọng và q mến nhau hơn cả chính
bản thân mình. Mác kể rằng: Ăngghen ln đi trước Mác trên nhiều lĩnh
vực, mọi điều tiên đoán của Mác bao giờ xảy ra cũng muộn hơn ở
Ăngghen và Mác bao giờ cũng theo gót Ăngghen. Chính những nghiên cứu
phác thảo trong lĩnh vực kinh tế của Ăngghen đã làm cho Mác nảy ra ý
tưởng phải đi vào nghiên cứu môn kinh tế chính trị.
Khơng ai có thể phủ nhận thiên tài của Mác khi nghiên cứu kinh tế
chính trị học thể hiện ở bộ Tư bản vĩ đại nhưng cũng khơng ai có thể phủ
nhận ảnh hưởng to lớn và sự cộng tác của Ăngghen đối với Mác khi hoàn
thành tác phẩm đó. Hơn thế nữa, Vì lý do vật chất, trong lúc gia đình Mác
phải bơn ba từ nơi này đến nơi khác do sự truy lùng của chính quyền
đương thời, chính Ăngghen là người đứng ra lo chu tồn thu xếp gia đình
để Mác phần nào n tâm nghiên cứu, Ăngghen đã phải làm nghề thư ký

11


hãng bn trong gần 20 năm. Và cũng vì thế, có lần Mác chỉ vào bộ Tư
bản và nói rằng: Chính đây là của Ăngghen.
Mác cũng cho biết rằng Ăngghen chắc cịn có thể sáng tạo thêm bao
cơng trình đồ sộ, nếu gần hai mươi năm ấy ông được tự do, không bị cái
nghề thư ký hãng buôn cầm tù khổ sai. Bởi lẽ, Ăng ghen là người có khối
óc bách khoa, sắc sảo, với sự hiểu biết phong phú lạ thường và khả năng
làm việc kỳ diệu. Mác ngưỡng mộ, tự hào và lấy làm thõa mãn về đạo đức,

tài trí của Ăng. Mác yêu mến Ăngghen hơn cả bản thân mình và ln ln
lo cho sức khoẻ của Ăngghen, sẵn sàng quên cả bản thân mình để bảo vệ
Ăngghen.
Còn Ăngghen, suốt cả cuộc đời đã hy sinh, giúp đỡ cho cả gia
đình Mác về vật chất lẫn tinh thần. Nếu khơng có sự giúp đỡ hết lịng của
Ăngghen thì Mác khó có điều kiện vật chất để hồn thành những tác phẩm
đồ sộ của mình. Ăngghen ln chăm lo cho Mác về mọi mặt, không những
về công việc, mà cả sức khoẻ và cuộc sống gia đình. Do điều kiện tài
chính khó khăn và do làm việc q sức, Mác khó tránh khỏi bị ốm đau.
Mỗi lần Mác ốm, Ăngghen sốt sắng sưu tầm các loại sách báo nói về bệnh
tật và phương thức điều trị và tự mình trở thành bác sĩ điều trị cho Mác.
Ăngghen đã trở thành linh hồn của gia đình Mác và ln đóng vai trị trung
tâm hịa giải những mâu thuẫn, là trọng tài trong các cuộc vui gia đình.
Ăngghen ni hầu hết các con của Mác và được họ xem như người cha thứ
hai của mình.
Nhưng khơng chỉ có thế, trên bình diện lý luận, ngồi những tác
phẩm riêng của mình, Ăngghen còn giúp đỡ Mác rất nhiều về mặt khoa
học. Mác dành cho bộ Tư bản bao nhiêu năm tháng của cuộc đời, bao
nhiêu sức lực và tâm huyết của mình. “Tư bản” là một t ác phẩm biểu hiện
trí tuệ tuyệt vời với trình độ hiểu biết phi thường. Chính Mác trước khi
xuất bản bộ Tư bản tập I đã đề nghị Ăngghen cùng đứng tên với tư cách
đồng tác giả nhưng Ăngghen đã khiêm nhường từ chối.
Sau khi Mác mất, chính sự uyên bác và sự mẫn cảm khoa học cùng
với đồng điệu về tư tưởng và tâm hồn, đã cho phép Ăng ghen soạn thảo hai
tập còn lại của bộ Tư bản đồ sộ, tác phẩm đó vẫn mang tên Mác và liền
mạch tư tưởng. Ngay khi Tư bản tập II và III được xuất bản, có người băn
khoăn hỏi Ăngghen sao khơng lấy tên mình, ơng tun bố: “Phần ơng
đóng góp như thế nào thì tuỳ độc giả nhận xét nhưng tư tưởng chủ đạo của
các tác phẩm ấy hồn tồn là của bạn ơng K.Marx”.


12


Khi Mác qua đời, có người từng hỏi Ăngghen, ơng có thể nói tư
tưởng chủ đạo của học thuyết Mác là gì? Ăngghen đã khơng ngần ngại trả
lời “sự tự do của mỗi người là là điều kiện tạo nên sự tự do của xã hội”.
Sau khi Mác qua đời, Ăngghen là người duy nhất có quyền cơng bố
những tác phẩm của Mác nhưng cho đến trước khi trút hơi thở cuối cùng
ông vẫn nhắc đi nhắc lại nhiều lần rằng công lao sáng lập ra triết học và
khoa kinh tế chính trị học mácxit chủ yếu thuộc về Mác. Ăngghen đã đề
xuất rằng những cơng trình sáng tạo riêng cũng như cơng trình hợp tác
chung của hai người nên lấy tên là học thuyết Mác. Đối với Mác Ăngghen ln tự cho mình chỉ là vai phụ. Cịn bất cứ ở đâu và bất kỳ
trong vở diễn nào, Mác bao giờ cũng là kép chính. Tên tuổi của Ăngghen
vang lừng khắp thế giới vì nó ln gắn liền với tên tuổi của Mác. Để đánh
giá về công lao của Ăngghen, Lênin viết: “Sau bạn ông là C.Mác,
Ăngghen là nhà bác học và người thầy lỗi lạc nhất của giai cấp ấp vơ sản
hiện đại trong tồn thế giới văn minh. Từ ngày mà vận mệnh đã gắn liền
Mác với Ăngghen thì sự nghiệp suốt đời của hai người bạn ấy trở thành sự
nghiệp chung của họ. Cho nên muốn hiểu Ăngghen đã làm gì cho giai cấp
vơ sản thì phải nhận rõ ý nghĩa của học thuyết và hoạt động của Mác đối
với sự phát triển của phong trào công nhân hiện đại ”.
Mác và Ăngghen không những để lại cho nhân loại một khố i lượng
tri thức khoa học khổng lồ mà các ơng cịn để lại một tấm gương sáng chói
về nhân cách, một tình bạn - tình đồng chí vĩ đại đáng để chúng ta học hỏi.
1.2.2. Những luận điểm khởi đầu
(Sự chuyển biến tư tưởng của Mác và Ăngghen từ chủ nghĩa duy
tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa xã hội khoa học)
Việc chính phủ Phổ đuổi Phơbách và cách chức giáo sư đại học của
Bau-e lãnh tụ của phái Hegel trẻ đã giúp cho Mác nhận ra một sự thật là

giảng đường đại học không phải là mãnh đất thuận lợi để công khai bày tỏ
quan điểm của mình. Việc Mác trở thành biên tập viên Báo Sông Ranh
(1842-1843) là một mốc quan trọng đánh dấu bước chuyển đầu tiên của
Mác từ chủ nghĩa duy tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng, từ lập
trường dân chủ sang lập trường cộng sản. Với Mác rời bỏ nghề dạy học để
sang làm báo chí, sang hoạt động chính trị cơng khai là bước đi hợp quy
luật để “thay đổi bộ đồ khổ hạnh của thầy tu thành bộ đồ nhẹ nhàng hợp
thời trang” trên con đường đi tới “triết học bình thường ”.
Sự xuất hiện của Mác ở Báo Sơng Ranh đã thổi một luồng khí mới
vào tờ báo này. Trái với những quy định truyền thống, Mác đã phơi bày
13


trên mặt báo không chỉ những vấn đề thường nhật của đời sống hàng ngày
mà cả những luận đề cốt lõi của triết học. Bởi theo Mác, “các nhà triết học
không mọc như nấm từ dưới đất lên, họ là sản phẩm của thời đại họ, là
những nhựa sống tinh tế nhất, quý giá nhất và chưa từng có của nhân dân
được chung đúc lại trong những tư tưởng triết học…”.
Điều đó cho thấy, Mác đã cảm nhận được vai trò của triết học trong
việc cải biến xã hội. Tuy vậy cũng mới chỉ dừng lại ở quan niệm đồng nhất
triết học với hoạt động sáng tạo của tư duy, xem hoạt động vật chất của
con người là năng lực của tư duy, vì vậy các luận điểm triết học khơng
nằm trong mối liên hệ với thực tiễn, cịn ở trong cánh cửa của chủ nghĩa
duy tâm.
Chủ đề cơ bản và cuối cùng của những bài báo của Mác trên Báo
Sơng Ranh là bảo vệ lợi ích và bênh vực quần chúng lao động. Mác lên án
dự luật xem người nông dân nhặt củi khô là phạm tội ăn cắp. Mác đứng về
phía những người nơng dân trồng nho ở xứ Mô -den trước những phán
quyết hàm hồ của thế lực cường quyền.
Điều mà Mác gặt hái được trong những luận chiến để bảo vệ nhân

dân là nhà nước không phải là hiện thân của lý tính và tự do đạo đức như
quan niệm của Hegel.
Song song với việc bảo vệ lợi ích của những người nghèo, Mác cịn
viết nhiều bài báo chống lại chế độ kiểm duyệt báo chí của nhà nước Phổ
và đấu tranh cho dân chủ và tự do. Theo Mác “Tinh thần của con người
phải được phát triển tự do phù hợp với những quy luật vốn có của nó và có
quyền truyền đạt cho những tinh thần khác cái mà nó đã đạt được, nếu
khơng thế thì dịng suối trong trẻo đầy sức sống sẽ trở thành ao nước tù
hôi thối”.
Sự phê phán và đấu tranh trên lĩnh vực báo chí c ủa Mác đã làm cho
nhà cầm quyền đương thời lo ngại bởi vì nó khơi dậy tinh thần cách mạng
của giới cần lao. Vì thế ngày 1/4/1843 chính phủ Phổ đã ra lệnh đình chỉ
hoạt động của tờ Báo Sơng Ranh.
Thời gian làm việc ở Báo Sông Ranh tuy ngắn nhưng cũng giúp Mác
dần hiểu ra rằng không thể tiến hành đấu tranh chính trị, giải phóng quần
chúng lao động trong giới hạn pháp luật. Thực tiễn đấu tranh và bằng sự
suy nghĩ tìm tịi của mình đã đưa Mác đến ý thức rằng thắng lợi của cuộc
đấu tranh chỉ có thể có được khi tấn công vào mối quan hệ kinh tế-xã hội,
vào cơ sở hạ tầng mà nhà nước pháp quyền dựng lên trên đó. Khơng chỉ
vậy, thực tiễn Báo Sơng Ranh còn giúp Mác khắc phục những ảnh hưởng

14


tiêu cực của chủ nghĩa duy tâm khách quan Hegel và đoạn tuyệt với phái
Hegel trẻ.
Năm 1841, Phơbách cho ra mắt cuốn Bản chất của đạo Cơ đốc, tác
phẩm này đã tác động mạnh mẽ đến ý thức triết học của Mác. Ơng khẳng
định: “Đối với anh khơng có con đường nào khác để đi tới chân lý và tự do
ngồi con đường thơng qua suối lửa”. “Phơbách là người chuộc tội của

thời đại chúng ta”. Sức hút của những luận điểm triết học của Phơbách đã
làm cho Mác, Ăngghen trở thành môn đồ của ông. Tuy nhiên, ngay từ đầu
Mác đã khơng đồng tình với đạo đức triết học của Phơbách vì ơng đã tìm
kiếm ý nghĩa của đạo đức trong tôn giáo.
Mác cũng đã nhận thấy triết học của Phơbách thắm đượm màu sắc tự
nhiên chủ nghĩa và thốt ly chính trị. Trái với quan điểm này, Mác cho
rằng “triết học phải liên kết với chính trị, phải là cơ sở lý luận để cải tạo
thế giới bằng thực tiễn cách mạng”.
Từ tháng 5 đến tháng 10/1843 Mác bắt tay vào viết cuốn Góp phần
phê phán triết học pháp quyền của Hêgel.
Để viết cuốn này, Mác đã tập trung nghiên cứu về lịch sử hiện đại,
mổ xẻ, phân tích cách mạng tư sản Pháp (1789-1794) từ nhiều phương
diện khác nhau; tìm đọc các tác phẩm của các nhà duy vật danh tiếng như
Rút-xô, Mông-te-xkiơ và đặc biệt là rà soát lại triết học pháp quyền của
Hêgel.
Điều quan trọng của tác phẩm này là Mác đã đặt lên bàn cân của
thực tiễn để giải quyết quan niệm về nhà nướ c của Hegel. Mác chứng minh
rằng tư tưởng về nhà nước của Hegel chỉ là sự miêu tả và lý tưởng hóa nhà
nước đương thời chứ khơng phải là những lý luận logic được rút ra từ việc
phân tích bản chất nhà nước trong lịch sử. Hegel đã cố tình đánh lận con
đen, biến nhà nước đương thời thành bản chất của nhà nước nói chung.
Nếu như Hegel cho rằng nhà nước là một cơ cấu tối cao và xem “ xã
hội cơng dân” là sự tha hóa của nhà nước thì Mác khẳng định nhà nước là
con đẻ của xã hội công dân. Nếu như Hegel say sưa tuyên truyền chức
năng của nhà nước là điều hòa, giải quyết các mâu thuẫn thì Mác chỉ rõ đó
là luận điểm khơng hợp lý vì các mặt đối lập thực sự đấu tranh với nhau
thì khơng thể điều hịa được.
Những luận đề phản bác của Mác ở trong Góp phần phê phán triết
học pháp quyền của Hêgel đã xác định độ chín và sự trưởng thành lập
trường triết học của Mác. Mác đã tiến gần đến quan niệm duy vật về đời

sống xã hội và đã có những dấu hiệu vượt lên trên mọi tư tưởng triết học
và xã hội học tiền bối.
15


Năm 1844, Mác viết Bản thảo kinh tế triết học.
Tác phẩm này là kết quả đầu tiên của việc nghiên cứu kinh tế chính
trị học tư sản Anh trên nền tảng duy vật biện chứng. Mác đã chỉ rõ tính
chất hạn hẹp của các nhà kinh tế chính trị cổ điển Anh. Họ là những học
giả hết sức giáo điều, mâu thuẫn và mơ hồ khi khẳng định tính chất vĩnh
hằng của chế độ tư hữu. Một mặt họ cho rằng tư hữu là thuộc tính của con
người nhưng mặt khác họ lại phủ nhận quyền tư hữu ở những người vô
sản. Đối chọi với quan niệm đề cao quyền tư hữu, Mác khẳng định: “X óa
bỏ tư hữu có nghĩa là giải phóng hồn tồn mọi cảm giác và thuộc tính con
người”.
Tuy vậy, Mác cũng hết sức khách quan khi đánh giá những giá trị
tích cực mà kinh tế chính trị cổ điển Anh mang lại. Kế thừa trên tinh thần
phê phán, Mác nhận định lao động đã sáng tạo ra con người, và xã hội
loài người. Lao động làm cho “những lực lượng bản chất của loài người”
được phát triển và hoàn thiện.
Sự khác biệt giữa Mác và Phơbách trong việc lý giải cảm giác của
con người là ở chỗ: Phơbách cho rằng sự khác biệt về chất (ông gọi là ưu
việt) của con người so với cảm giác của lồi vật là do đặc tính tự nhiên
của ý thức con người quy định, còn theo Mác nhờ có hoạt động vật chất
mà cảm giác và tư duy con người phát triển.
Bên cạnh chủ đề chủ yếu của tác phẩm là khẳng đị nh vai trò to lớn
của lao động sản xuất trong sự phát triển của con người và xã hội lồi
người. Mác cịn làm sáng tỏ mặt tiêu cực của lao động là chiếm giữ mất tất
cả sức lực và thời gian của con người, nô dịch con người và là nguồn gốc
của sở hữu tư nhân, của giai cấp và bóc lột. Mác gọi khía cạnh này của lao

động là lao động bị tha hóa.
Lao động bị tha hóa là thứ lao động mà sản phẩm do con người làm
ra lại trở thành lực lượng thống trị chính bản thân họ. Lao động bị tha hóa
làm cho người sản xuất đánh mất tính người, đánh mất cuộc sống đồng
loại, phá vỡ quan hệ giữa người và người. Nhưng lao động bị tha hóa
khơng thể có đời sống trường tồn, một khi chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu
sản xuất bị thủ tiêu, thì điều kiện sinh tồn của lao động bị tha hóa đã bị
loại bỏ. Việc thủ tiêu lao động bị tha hóa sẽ tạo ra cơ sở để thủ tiêu sự tha
hóa trong đời sống chính trị và tinh thần của xã hội. Bản chất của hoạt
động này khơng gì khác hơn là cải tạo xã hộicông nghiệp đối với các quan
hệ xã hội.

16


Phạm trù tha hóa khơng phải đến Mác là người sử dụng đầu tiên, vì
trước khi xuất hiện trong Bản thảo kinh tế triết học thì Hegel và Phơbách
đã dùng trong các tác phẩm của mình.
Hegel xem hiện tượng của tự nhiên và xã hội là sự tồn tại tha hóa
của ý niệm tuyệt đối và quy tồn bộ vấn đề phát triển vào việc khắc phục
sự tha hóa ấy. Tính hợp lý trong quan niệm của Hegel là ơng đã nhìn thấy
tính khách quan và tính mâu thuẫn trong hoạt động của con người, trong
sự vận động và phát triển của xã hội ở quan niệm thần bí duy tâm này.
Tha hóa ở Phơbách là tiền đề để phê phán tơn giáo. Ơng coi tơn giáo
khơng phải đơn thuần là một sự bịa đặt, mà là sản phẩm độc đáo, là sự tha
hóa bản chất của con người. Sự tha hóa này lại trở thành cái quy định tất
cả những hình thức tha hóa khác của con người trong đời sống hiện thực
của nó và là gốc rễ của áp bức giữa con người với con người. Để giải
quyết tình trạng đó, Phơbách cho rằng cần phải thủ tiêu tôn giáo hiện hành
để xây dựng một tôn giáo mới, ở tơn giáo này con người đóng vai thay

Thượng đế.
Đứng trên lập trường duy vật, Mác đã phê phán quan niệm của Hegel
và Phơbách về tha hóa và phương thức khắc phục sự tha hóa. Từ sự phê
phán đã tốt lên tinh thần xác lập giá trị chân thực của lao động, cách nêu
vấn đề một cách biện chứng đối với sự phát sinh, phát triển cũng như sự
khắc phục những mâu thuẫn đối kháng vốn có của q trình sản xuất vật
chất mà con người, xã hội đang tiến hành không ngừng nghỉ để xã hội tồn
tại và phát triển.
Tuy nhiên, ở thời điểm này Mác vẫn chưa hoàn tồn loại bỏ được
ảnh hưởng của cơng nghiệpduy vật nhân bản Phơbách, do vậy khái niệm
tha hóa trong Bản thảo kinh tế triêt học khơng hồn tồn đồng nhất về mặt
ý nghĩa với nội dung mà khái niệm này biểu thị những quá trình khách
quan của sự phát triển lịch sử xã hội. Cũng như vậy, các luận điểm về cơng
nghiệpduy vật lịch sử, cơng nghiệpxã hội khoa học có những dị biệt nhất
định so với nội dung được biểu đạt trong các khái niệm ở thời kỳ Mác
trưởng thành.
Bản thảo kinh tế triết học là một tác phẩm còn để lại một khoảng
trống về phần phê phán triết học Hegel viết chưa xong. Nhưng từ những
nội dung đã có cũng đã đủ dữ kiện để phác thảo nên những đánh giá của
Mác về Hegel.
Bằng những vấn đề được nêu lên trong Bản thảo kinh tế triết học
năm 1844 đã khẳng định đây là một mốc quan trọng tro ng quá trình hình

17


thành các quan niệm triết học của Mác nói riêng và khởi thảo các nguyên
lý nền tảng của chủ nghĩa Mác nói chung.
Năm 1845, Ăngghen xuất bản Tình cảnh giai cấp cơng nhân Anh.
Trong đó, Ăngghen đặc biệt quan tâm nghiên cứu sự phát sinh, ph át

triển và thực trạng của giai cấp vơ sản Anh. Ơng đi đến kết luận: sự đấu
tranh chống chế độ hiện hành của những người vơ sản là một tất yếu khách
quan vì hiện thực kinh tế-xã hội và đời sống của họ đã buộc họ phải đấu
tranh. Chính vì thế giai cấp vơ sản khơng chỉ là giai cấp khổ đau mà cịn là
giai cấp đang tranh đấu. Ăngghen đã phát hiện ra vai trị lịch sử của giai
cấp vơ sản trong việc xóa bỏ chủ nghĩa tư bản, đồng thời ơng cũng chỉ rõ
sự cần thiết phải hợp nhất giai cấp vô sản thành 1 giai cấp độc lập; với
những lợi ích riêng và các nguyên tắc độc lập với hệ tư tưởng của giai cấp
đang thống trị xã hội.
Như vậy, đến cuối năm 1844, mặc dù hoạt động độc lập nhau nhưng
Mác và Ăngghen đã đi đến những quan điểm giống nhau về các nguyên lý
cơ bản của triết học, về đời sống xã hội và về nhiệm vụ của giai cấp vô
sản.
Những thành quả về mặt tư tưởng mà hai ông gặt hái được đã đánh
dấu sự chuyển hướng hoàn toàn của Mác & Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm
sang chủ nghĩa duy vật biện chứng & từ lập trường dân chủ cách mạng
sang lập trường chủ nghĩa xã hội khoa học.
Nếu như trong phần trước, khi bàn về sự chuyển biến tư tưởng của
Mác và Ăngghen từ chủ nghĩa duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ
nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa xã hội khoa học. Mác và Ăngghen
viết riêng các tác phẩm của mình.
- Góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen - Mác 1843
- Bản thảo kinh tế triết học - Mác 1844
- Tình cảnh giai cấp cơng nhân Anh - Ănghen 1845
Như vậy, đến cuối năm 1844, mặc dù hoạt động độc lập nhau nhưng
Mác và Ăngghen đã đi đến những quan điểm giống nhau về các nguyên
lý cơ bản của triết học, về đời sống xã hội và về nhiệm vụ của giai cấp vô
sản.
Những thành quả về mặt tư tưởng mà hai ông gặt hái được đã đánh
dấu sự chuyển hướng hoàn toàn của Mác & Ăngghen từ chủ nghĩa duy

tâm sang chủ nghĩa duy vật biện chứng & từ lập trường dân chủ cách mạng
sang lập trường chủ nghĩa xã hội khoa học.

18


Từ chỗ chuyển hướng lập trường và tư tưởng đó, Mác và Ănghen đã
đi đến khẳng định những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật biện
chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
1.2.3. Khẳng định những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật
biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử
Từ tháng 9/1844 đến 2/1848 là thời gian Mác và Ăngghen cộng tác
cùng nhau để từng bước xây dựng những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa
duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử.
(- tháng 9/1844 Mác và Ăngghen bắt đầu viết chung tác phẩm Gia
đình thần thánh hay là phê phán sự phê phán có tính phê phán chống
Brunơ Baue và đồng bọn.
- Tháng 2/1848 lần đầu tiên Tuyên ngôn của Đảng cộng sản ra mắt
bạn đọc).
Q trình đó được thể hiện qua các tác phẩm tiêu biểu sau:
1. Gia đình thần thánh
Đây là tác phẩm đầu tiên do Marx và Engels cộng tác viết ra. Tác phẩm này
được viết vào khoảng tháng 9 đến tháng 11/1844 và xuất bản vào tháng 2/1845.
(C. Mác - Ph. Ăng-ghen Tồn tập, NXB Chính trị quốc gia, 1995, t.2, tr.13-316)

Nguyên nhân:
Có thể nói, một trong những ngun nhân thúc đẩy Mác và Ăngghen
nhanh chóng hồn thành tác phẩm viết chung đầu tiên Gia đình thần
thánh….là do Baue và những đồng phái của ông ta đã sùng bái công cụ
phê phán đến mức vượt khỏi những biểu hiện của tư duy bình thường.

Mác viết: “Baue mất trí về bệnh phê phán đến nỗi cách đây khơng
lâu đã viết cho tôi như sau: Không phải là chỉ cần phê phán xã hội những
bọn sở hữu có đặc quyền đặc lợi… mà (trước đó chưa ai nghĩ tới) cần phê
phán cả giai cấp vô sản nữa”.
Baue đã chứng minh rằng sự phê phán của những triết gia xuất sắc là
động lực duy nhất thúc đẩy lịch sử phát triển. Cịn giai cấp vơ sản chỉ là
đám người ơ hợp, khơng có tinh thần phê phán - và họ cũng là đối tượng
của sự phê phán.
Sự ra đời của Gia đình thần thánh trước hết là nhằm phản bác lại
quan niệm đó của Baue. Như Lênin đã chỉ rõ: “Gia đình thần thánh là một
cái tên gọi chế giễu những nhà triết học như anh em Baue cùng những môn
đồ của họ. Trong cuốn sách này, Marx và Engels đã bác bỏ anh em Bauer và

19


những người khác thuộc phái Hegel trẻ, đồng thời cũng phê phán cả triết học duy
tâm của chính Hegel.
ND1- Ngọn lửa đầu tiên của sự phê phán của Gia đình thần thánh là
tập trung vào cơ sở lý luận của phái Hegel trẻ, những người theo chủ nghĩa
duy tâm của Hegel. Nhưng việc phê phán này chỉ như là mạch dẫn để
chuyển thành sự phê phán triết học duy tâm nói chung. Theo Mác và
Ăngghen:
+ chủ nghĩa duy tâm vì muốn đi tìm bản chất tự nhiên ở bên ngồi
tự nhiên, bản chất con người ở bên ngoài con người,
+ Tìm đối tượng triết học ở bên ngồi thế giới hiện thực nên đã quy
thế giới thành những phạm trù logic trừu tượng. Đó là lý do vì sao chủ
nghĩa duy tâm lại khẳng định thế giới hiện thực chỉ là biểu hiện bên ngoài
của một ý thức (ý niệm)- Heghen - tồn tại độc lập nào đó.
Mác và Ănghgen khẳng định: toàn bộ chủ nghĩa duy tâm được xây

dựng trên tính chất vơ căn cứ về mặt lý luận, trở thành vô dụng trong cuộc
đấu tranh giai cấp giữa các giai cấp và không thể đem lại bất cứ ý nghĩa
nào khác cho đời sống xã hội.
+ Đối với phái Hegel trẻ, mặc dù họ đã loại bỏ ý niệm tuyệt đối của
Hegel, nhưng họ vẫn là những người tơn sùng và tuyệt đối hóa vai trị của
ý thức. Họ đã biến ý thức thành thần thánh duy nhất. Mác và Ăngghen đã
bác bỏ kiểu suy luận tư biện thuần túy này.
+ Tiếp theo, Mác đã phản đối quan niệm của Baue xem lịch sử chỉ là
hoạt động tinh thần của những triết gia phê phán và tôn trọng phê phán.
Mác vạch rõ: khác với “những nhà phê phán có tính chất phê phán”,
những người cơng nhân hiểu rằng khơng thể thốt khỏi ách thống trị của
bọn chủ bằng “tư duy thuần túy”. Họ cảm thấy đau khổ bởi sự khác nhau
giữa tồn tại và tư duy, giữa ý thức và cuộc sống. Họ biết rằng sở hữu, tư
bản, tiền bạc, lao động làm th,… hồn tồn khơng phải là ảo ảnh của trí
tưởng tượng mà là sản phẩm rất thực tế, rất cụ thể của sự tha hóa của cơng
nhân và vì thế chúng cũng phải được xóa bỏ bằng phương thức thực tế và
cụ thể”.
Trái với thái độ khinh mạn, phủ nhận vai trò của quần chúng đối với
sự phát triển của lịch sử, Mác & Ăng khẳng định: quần chúng lao động,
nhất là giai cấp vô sản, đó là những lực lượng cách mạng, là động lực
tạo nên sự biến đổi và phát triển của lịch sử. “Hoạt động lịch sử càng đi
sâu thì khối quần chúng lấy hoạt động đó làm sự nghiệp của mình cũng sẽ
do đó mà lớn lên”. Đây chính là một trong những nguyên lý quan trọng
của chủ nghĩa duy vật lịch sử được xác lập trong tác phẩm này.
20


ND2- Cũng chính ở trong tác phẩm này, hai ơng đ ã đặt cơ sở cho
phép biện chứngduy vật với những quan niệm về đấu tranh của các mặt đối
lập, bản chất của mâu thuẫn đối kháng và con đường khắc phục chúng.

“giai cấp vơ sản và sự giàu có là hai mặt đối lập. Với tính cách như
vậy, chúng hợp thành một thể hoàn chỉnh thống nhất. Cả hai đều là sản
phẩm của chế độ tư hữu. Vấn đề là ở chỗ, tìm hiểu xem mỗi cái chiếm một
vị trí xác định nào trong sự đối lập ấy. Chỉ tuyên bố rằng chúng là hai mặt
của một chỉnh thể là chưa đủ”.
Chế độ tư hữu với tư cách là sự giàu c ó, buộc phải duy trì vĩnh viễn
sự tồn tại của bản thân nó, do đó cũng buộc phải duy trì vĩnh viễn ngay cả
sự tồn tại của các mặt đối lập của nó là giai cấp vơ sản. Chế độ tư hữu đã
tìm được sự thỏa mãn trong bản thân mình là mặt khẳng định của sự đối
lập.
Trái lại với tư cách là giai cấp vô sản, họ buộc phải thủ tiêu bản thân
mình, và do đó tiêu diệt cả các mặt đối lập của nó – tức chế độ tư hữu
đang chi phối nó và làm cho nó trở thành giai cấp vơ sản. Đây là mặt phủ
định của sự đối lập, là sự không yên ổn ở bên trong sự đối lập, là chế độ tư
hữu đã bị tiêu diệt và đang tự tiêu diệt.
giai cấp hữu sản và giai cấp vô sản đều là sự tha hóa của con người.
Nhưng giai cấp hữu sản cảm thấy dể chịu trong sự tha hóa đó, và họ thấy
sự tha hóa là sự xác nhận cho sự hù ng mạnh của bản thân họ. Cịn giai cấp
vơ sản thì cảm thấy mình bị hủy diệt trong sự tha hóa đó, cảm thấy mình bị
đau đớn trong sự tha hóa đó, cảm thấy mình bị bất lực trong sự tha hóa đó.
Nhưng xét đến cùng thì bản thân họ vẫn phải chấp nhận, vẫn phải tồn tại một sự tồn tại phi nhân tính.
Như vậy trong lịng sự đối lập, kẻ tư hữu là phía bảo thủ, người vơ
sản là phía phá hoại. Từ người thứ nhất (kẻ tư hữu) nảy sinh ra hành động
duy trì sự đối lập. Từ người thứ hai (người vô sản) nảy sinh hành động xóa
bỏ sự đối lập.
Như vậy trong tất cả các mâu thuẫn của chế độ tư bản, Mác -Ăngghen
đã vạch rõ mâu thuẫn giữa giai cấp vô sản và tư sản khi được giải quyết
sẽ là động lực phát triển của xã hội. Điều này cho thấy, động lực thúc
đẩy lịch sử tiến lên trong con mắt của những người sáng lập ra cơng
nghiệp Mác chính là giai cấp vơ sản. Theo Lênin đó chính là quan niệm

“về vai trị cách mạng của giai cấp vơ sản”. - Đây chính là một trong những
nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa duy vật lịch sử.
2. Luận cương về Phơbách được Mác viết vào mùa xuân năm 1845.
21


(C.Mác và Ph.Ăng-ghen. Toàn tập. Tập 3)

Mặc dù là một tác phẩm rất ngắn và “được viết rất vội vàng và hồn
tồn khơng phải để đưa in, nhưng là một tài liệu hết sức quý giá, trong đó
ấp ủ mầm mống thiên tài của một thế giới quan mới”.
Trong luận cương, Mác đã tập trung phê phán những thiếu sót của
chủ nghĩa duy vật Phơbách để từ đó phê phán những thiếu sót của chủ
nghĩa duy vật trước Mác nói chung.
ND1:- Mác đã khẳng định, chủ nghĩa duy vật trước Mác (kể cả
Phơbách) có những yếu điểm cơ bản là khơng thấy được vai trị sáng tạo,
tính năng động của ý thức như một hình thức phản ánh đặc biệt của con
người và cũng khơng thấy được vai trị của thực tiễn đối với sự biến đổi
của xã hội và phát triển của nhận thức.
(nhắc lại - ý thức và vai trò của ý thức
- TT và vai trò của TT
Ý thức là sự phản ánh năng động, sáng tạo thế giới khách quan vào
bộ não người thông qua lao động và ngơn ngữ.
Ý thức là tồn bộ hoạt động tinh thần của con người bao gồm từ cảm
giác cho tới tư duy, lý luận trong đó tri thức là phương thức tồn tại của ý
thức.
Kết cấu: tri thức, tình cảm, ý chí. tri thức là quan trọng nhất.
Vai trị của ý thức là ở chỗ nó chỉ đạo hoạt động của con người, có
thể quyết định con người hành động đúng hay sai, thành công hay thất bại
trên cơ sở những điều kiện khách quan nhất định...

TT là toàn bộ hoạt động vật chất có mục đích, mang tính lịch sử - xã
hội của con người nhằm cải biến tự nhiên và xã hội.
Vai trò: TT là cơ sở, nguồn gốc, động lực, mục đích của nhận thức
và là tiêu chuẩn của chân lý.
Chủ nghĩa duy vật cũ kể cả chủ nghĩa duy vật của Phơ bách đã không
thấy được điều đó.
ND2:- Trong Luận cương về Phơbách, Mác đã vạch rõ hạn chế của
Phơbách trong quan niệm về con người là đã tách rời con người ra khỏi xã
hội, khỏi tiến trình lịch sử, quy bản chất con người về những thuộc tính
sinh vật, làm cho con người của ông trở nên trừu tượng.
Theo Mác, “Bản chất con người không phải là một cái trừu tượng cố
hữu của cá nhân riêng biệt. Trong tính hiện thực của nó, bản chất con
người là tổng hòa những quan hệ xã hội”.

22


Do không hiểu đúng bản chất con người, nên sự phê phán tôn giáo
của Phơbách trở nên thiếu triệt để. Mác cho rằng toàn bộ sự phê phán của
Phơbách đối với tôn giáo chỉ dừng lại ở mức độ đưa tơn giáo trở về với
nền tảng trần tục của nó. Mặc dù đã nhận thấy tôn giáo là do con người tạo
ra nhưng Phơ lại không cảm nhận được nguyên nhân xã hội của hình thái ý
thức xã hội này.
Luận cương về Phơbách được kết thúc bằng luận điểm nổi tiếng làm
sáng tỏ ý nghĩa của triết học Mác và sự khác nhau về nguyên tắc giữa triết
học của ông với các hệ thống triết học khác. “Các nhà triết học đã chỉ giải
thích thế giới bằng nhiều cách khác nhau, vấn đề là cải tạo thế giới”.
Những tư tưởng cơ bản của Luận cương về Phơbách được MácĂngghen tiếp tục phát triển trong Hệ tư tưởng Đức.
Hệ tư tưởng Đức là tác phẩm được Mác-Ăng khởi thảo những dòng
đầu tiên vào tháng 11/1845. Tác phẩm này không được công bố trọn vẹn

khi hai ơng cịn sống. Nhưng điều quan trọng mà Mác -Ăng đã đạt được khi
hai ông chung sức viết tác phẩm này là các ông đã tạo ra được vạch mốc
quan trọng, đánh dấu những bước tiến dài trong việc hình thành chủ nghĩa
Mác ở chính mình.
Khi đánh giá về Phơbách, Mác-Ăngghen đã khẳng định: Phơbách
không xem xét con người trong mối quan hệ xã hội nhất định của họ, trong
những điều kiện nhất định của họ, những điều kiện làm cho họ trở thành
con người đúng như họ đang tồn tại; ông chỉ dừng lại ở sự trừu tượng về
con người và chỉ nhận ra con người “hiện thực, cụ thể, bằng xương, bằng
thịt” chỉ trong tình cảm thơi, nghĩa là ơng khơng biết đến những “quan hệ
con người”, giữa người với người nào khác ngoài tình yêu và tình bạn, hơn
nữa là tình yêu, tình bạn được lý tưởng hóa.
Khi Phơbách là nhà duy vật, thì ơng khơng bao giờ vận dụng đến lịch
sử, cịn khi ơng có tính lịch sử thì ơng khơng phải là nhà duy vật. Ở
Phơbách, lịch sử và chủ nghĩa duy vật hoàn toàn tách rời nhau.
Như vậy, Mác-Ăng đã làm sáng tỏ những hạn chế của triết học
Phơbách bằng cách cụ thể hóa và phân tích chi tiết những đánh giá về ơng
và đã được trình bày một cách cô đọng, khái quát trong Luận cương về
Phơbách.
Bản chất của vấn đề khơng có gì thay đổi. Khuyết điểm lớn nhất
trong quan niệm của Phơbách về con người vẫn là ông chỉ nói đến con
người trừu tượng. Cho dù ông đã dựa vào khái niệm “Con ngườ i cộng
đồng” để tự tun xưng mình là người cộng sản thì đó cũng vẫn chỉ là
23


những tuyên bố trên trang viết. Quan niệm của Phơbách về chủ nghĩa cộng
snar chẳng khác gì quan niệm về con người của ông: trừu tượng và phi
hiện thực. Do vậy, cịn lâu Phơbách mới có thể trở thành người cộng sản
theo đúng nghĩa của từ này.

Tuy nhiên, Mác-Ăng cũng thừa nhận ở Phơbách có những ưu điểm
hơn so với những nhà triết học đương thời mà hai ông gọi là “các nhà duy
vật thuần túy” vì đơi khi ơng đã cảm nhận được vai trò của hoạ t động thực
tiễn nhưng tiếc rằng những cảm nhận này chỉ dừng lại ở trong khuôn khổ
trực giác rời rạc.
Ý nghĩa bao trùm của Hệ tư tưởng Đức là Mác-Ăngghen đã trình bày
những cơ sở lý luận của một thế giới quan mới, thế giới quan vô sản, xây
dựng những cơ sở triết học của chủ nghĩa duy vật biện chứng, chủ nghĩa
duy vật lịch sử và lý luận chủ nghĩa cộng sản.
Nền tảng của quan niệm duy vật lịch sử là ở chỗ khẳng định vai trị
quyết định, khơng thể thay thế của sản xuất vật chất đối với đời sống xã
hội và sự tồn tại của con người.
Như vậy, lịch sử đã thốt khỏi cái mặt nạ huyền bí của chủ nghĩa duy
tâm. Để làm nên lịch sử, trước tiên con người cần phải có cái ăn, nhà ở,
quần áo,… để tồn tại. Vì thế việc con người sản xuất ra những tư liệu sinh
hoạt cần thiết để duy trì sự sống cịn của mình, cũng chính là những biểu
hiện đầu tiên của trang sử hào hùng của nhân loại.
Từ luận đề này có thể rút ra kết luận: nếu khơng gian và thời gian là
những phạm trù khơng có giới hạn khởi đầu thì lịch sử, xã hội của con
người chỉ được thiết định khi con người biết sử dụng công cụ lao động. Do
vậy sản xuất vật chất khơng chỉ tạo ra mà cịn quyết định sự tồn tại và phát
triển của xã hội loài người. Một nguyên lý của chủ nghĩa duy vật lịch sử
đã được định vị.
Trong tác phẩm này, lần đầu tiên Mác-Ăngghen đã xác định mối
quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất. Theo hai
ông, lực lượng sản xuất quyết định hình thức giao tiếp (quan hệ sản xuất)
nhưng trong quá trình phát triển của chúng, đến một giai đoạn nhất định
nào đó, tất yếu sẽ dẫn đến sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan
hệ sản xuất. Mâu thuẫn này chỉ có thể giải quyết được bằng cuộc cách
mạng xã hội để thay thế quan hệ sản xuất hiện tồn bằng quan hệ sản xuất

mới cho phù hợp với sự phát triển của lực lượng sản xuất. Đây là một quá
trình diễn ra liên tục, làm nên con đường phát triển của sản xuất loài
người.

24


Tư tưởng này chính là cơ sở lý luận để Mác -Ăngghen vận dụng giải
thích những vấn đề mà trước đây các ơng cịn bỏ ngỏ hoặc mới ở mức độ
phác họa. Chẳng hạn trong các tác phẩm đầu tay, Mác đã từng khẳng định
quan hệ kinh tế quyết định các quan hệ chính trị, pháp quyền,…thì trong
Hệ tư tưởng Đức các ông đã xác lập được cái cơ cấu quyết định chính là
bản thân của các quan hệ kinh tế, cái gốc rễ của lịch sử là ở lực lượng sản
xuất. Một khi đã thừa nhận như vậy tức là đã cơng nhận tính quy luật của
sự phát triển xã hội là do hoạt động vật chất của con người tạo thành.
Song song với việc phát triển tư tưởng duy vật lịch sử, 2 ông đã xây
dựng bộ máy cơng cụ để biể u đạt đó là hệ thống phạm trù và cho ra đời
những khái niệm mới như phương thức sản xuất, quan hệ sản xuất, lịch sử
nhân loại,… mà nếu thiếu chúng hoặc nội dung của chúng khơng tương
ứng thì khơng thể phản ánh được và đúng về thực tế tồn tại của đời sống
xã hội.
Trước Hệ tư tưởng Đức 2 ơng cịn lúng túng trong sự phân định giữa
hình thức sở hữu tư sản với các loại hình thức sở hữu tư nhân khác thì ở
trong Hệ tư tưởng Đức 2 ơng khơng những phân tích kỹ lưỡng từng loại
hình sở hữu mà cịn làm rõ tính biện chứng của q trình thay thế các hình
thức sở hữu tương ứng với trình độ phát triển của phân cơng lao động.
Nghiên cứu về các loại hình sở hữu, đặc biệt là từ việc chỉ ra những
đặc điểm của loại hình sở hữu tư sản, 2 ơng đã đi đến khẳng định sự thủ
tiêu chế độ tư hữu là một tất yếu. Khẳng định này là tiền đề trực tiếp của
luận điểm nổi tiếng về cùng một vấn đề được các ông khai triển và đúc kết

trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản 1848.
Nghiên cứu về xã hội không thể không bàn đến ý thức xã hội, vượt
lên trên tư tưởng đương thời, 2 ông chỉ rõ” “Ngay từ đầu, ý thức đã là một
sản phẩm xã hội, và cho rằng chừng nào con người còn tồn tại”. MácĂngghen cho rằng, khởi đầu ý thức chỉ là ý thức về hồn cảnh gần gũi với
con người, có thể cảm giác được. Từ hoạt động vật chất và sự giao tiếp vật
chất của con người đã sản sinh ra những ý niệm, những quan niệm nên “ý
thức không bao giờ là cái gì khác hơn là sự tồn tại được ý thức và tồn tại
của con người là quá trình đời sống hiện thực của con người”. Chính vì thế
“khơng phải ý thức quyết định đời sống mà chính đời sống vật chất quyết
định ý thức”.
Có thể nói điểm quan trọng nhất mà 2 ông khẳng định ở trong tác
phẩm này từ việc giải thích và phân tích đúng đắn về ý thứcxã hội trên lập
trường duy vật lịch sử là tư tưởng thống trị trong xã hội bao giờ cũng là tư
tưởng của giai cấp thống trị về mặt kinh tế và chính trị. “Giai cấp nào là
25


×