Tải bản đầy đủ (.pdf) (150 trang)

Hoàn thiện công tác kế toán quản trị chi phí tại tổng công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.56 MB, 150 trang )



i

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Ka Ly


ii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHTN

Bảo hiểm thất nghiệp

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT

Bảo hiểm y tế

CB



Chế biến

CP

Cổ phần

CTY

Công ty

DN

Doanh nghiệp

KPCĐ

Kinh phí công đoàn

LN

Lâm nghiệp

NCTT

Nhân công trực tiếp

NVLTT

Nguyên vật liệu trực tiếp


QLDN

Quản lý doanh nghiệp

QLPX

Quản lý phân xưởng

SP

Sản phẩm

SXC

Sản xuất chung

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TK

Tài khoản

TSCĐ

Tài sản cố định

XK


Xuất khẩu


iii

MỤC LỤC
Trang
LỜI CAM ĐOAN ................................................................................................... i

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................... ii
MỤC LỤC ................................................................................................... iii
DANH MỤC CÁC BẢNG........................................................................... iv
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ .......................................................................... ix

MỞ ĐẦU ............................................................................................. 11
1. Tính cấp thiết của đề tài.................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................. 3
5. Bố cục đề tài ..................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .......................................................... 4
CHƯƠNG 1 - CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP ......................................................................... 7
1.1. BẢN CHẤT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ .................................. 7
1.1.1. Sơ lược về sự ra đời và quá trình phát triển của kế toán quản trị
chi phí .................................................................................................. 7
1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị chi phí .......................................... 9
1.2. VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ ................................. 10
1.2.1. Các chức năng quản trị doanh nghiệp ....................................... 11

1.2.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí ........................................... 13
1.3. NỘI DUNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ ....................................... 15
1.3.1. Phân loại chi phí ....................................................................... 15
1.3.2. Tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm ................ 22


iv

1.3.3. Lập dự toán chi phí sản xuất ..................................................... 25
1.3.4. Phân tích và kiểm soát chi phí .................................................. 31
1.3.5. Tổ chức bộ máy kế toán quản trị chi phí ................................... 37
CHƯƠNG 2 - THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TỔNG
CÔNG TY SẢN XUẤT ĐẦU TƯ DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU BÌNH
ĐỊNH ........................................................................................................... 40
2.1. TỔNG QUAN VỀ TỔNG CÔNG TY SẢN XUẤT ĐẦU TƯ DỊCH VỤ
XUẤT NHẬP KHẨU BÌNH ĐỊNH................................................................. 40
2.1.1. Tổ chức quản lý và hoạt động sản xuất kinh doanh ................... 40
2.1.2. Tổ chức kế toán tại Tổng Công ty ............................................. 46
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TỔNG
CÔNG TY SẢN XUẤT ĐẦU TƯ DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU BÌNH ĐỊNH
..................................................................................................................... 49
2.2.1. Phân loại chi phí sản xuất kinh doanh ....................................... 49
2.2.2. Kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành tại Tổng Công ty ..... 51
2.2.3. Công tác lập kế hoạch, dự toán và kiểm soát chi phí ................. 59
2.2.4. Phân tích chi phí sản xuất kinh doanh ....................................... 72
2.2.5. Tổ chức hệ thống báo cáo chi phí ............................................. 74
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI
TỔNG CÔNG TY SẢN XUẤT ĐẦU TƯ DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU
BÌNH ĐỊNH ................................................................................................. 75
2.3.1. Những kết quả đạt được............................................................ 75

2.3.2. Một số tồn tại và những nguyên nhân chủ yếu .......................... 77
CHƯƠNG 3 - PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN TỔ
CHỨC KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY SẢN XUẤT
ĐẦU TƯ DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU BÌNH ĐỊNH ............................... 82


v

3.1. SỰ CẦN THIẾT VÀ YÊU CẦU HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
CHI PHÍ TẠI TỔNG CÔNG TY .................................................................. 82
3.1.1. Định hướng, mục tiêu kế hoạch phát triển đến năm 2015 ......... 82
3.1.2. Sự cần thiết phải hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Tổng
Công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định ............... 82
3.1.3. Yêu cầu của việc hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Tổng
Công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định ............... 84
3.2. NỘI DUNG HOÀN THIỆN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI
TỔNG CÔNG TY SẢN XUẤT ĐẦU TƯ DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU
BÌNH ĐỊNH ................................................................................................. 84
3.2.1. Phân loại chi phí phục vụ cho kế toán quản trị .......................... 84
3.2.2. Tổ chức tài khoản kế toán và sổ kế toán để tập hợp chi phí ...... 88
3.2.3. Hoàn thiện phương pháp tính giá thành .................................... 90
3.2.4. Hoàn thiện công tác lập dự toán chi phí .................................... 91
3.2.5. Hoàn thiện hệ thống báo cáo kế toán quản trị chi phí .............. 108
3.2.6. Hoàn thiện mô hình kế toán quản trị chi phí ........................... 109
KẾT LUẬN ............................................................................................... 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................. 115
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN
PHỤ LỤC



vi

DANH MỤC CÁC BẢNG
Số
hiệu

Tên bảng

Trang

bảng
2.1.

Bảng chi tiết định mức chi phí NVLTT Bàn bát giác

52

2.2.

Tổng hợp chi phí NVLTT quý 4/2011

53

2.3.

Tính khối lượng sản phẩm tháng 6/2011

55

2.4.


Tập hợp chi phí sản xuất chung quý 4/2011- CB gỗ

56

2.5.

Tập hợp chi phí sản xuất chung quý 3/2011- LN

56

2.6.

Tập hợp chi phí sản xuất chung năm 2011- CB gỗ

57

2.7.

Tập hợp chi phí sản xuất chung năm 2011- LN

57

2.8.

Tổng hợp tính giá thành sản phẩm quý 4/2011 - CB gỗ

58

2.9.


Tổng hợp tính giá thành sản phẩm quý 3/2011 - LN

58

2.10.

Tổng hợp chi phí sản xuất năm 2011 - CB gỗ

58

2.11.

Tổng hợp chi phí sản xuất năm 2011 - LN

58

2.12.

Tiến độ sản xuất và tiêu thụ sản phẩm XK năm 2011

60

2.13.

Kế hoạch sản lượng năm 2011

61

2.14.


Kế hoạch tiêu hao nguyên vật liệu trực tiếp năm 2011

62

2.15.

Định mức chi phí nguyên vật liệu chính

62

2.16.

Kế hoạch chi phí bình quân nguyên vật liệu chính năm

62

2011
2.17.

Kế hoạch phân bổ chi phí vật tư năm 2011

63

2.18.

Định mức NVLTT Bàn bát giác 130/180

64


2.19.

Định mức lao động tổng hợp

65

2.20.

Kế hoạch lao động tiền lương năm 2011

66


vii

2.21.

Kế hoạch tiền lương năm 2011

67

2.22.

Tổng hợp kế hoạch chi phí NCTT năm 2011 - CB gỗ

67

2.23.

Kế hoạch chi phí nhân viên quản lý PX năm 2011 - CB gỗ


67

2.24.

Kế hoạch chi phí quản lý doanh nghiệp năm 2011 - CB gỗ

67

2.25.

Kế hoạch chi phí sản xuất chung năm 2011 - CB gỗ

68

2.26.

Kế hoạch chi phí bán hàng năm 2011 - CB gỗ

69

2.27.

Kế hoạch chi phí QLDN năm 2011 - CB gỗ

69

2.28.

Kế hoạch giá thành sản phẩm năm 2011 - CB gỗ


70

2.29.

Kế hoạch sản lượng và chi phí năm 2011

70

2.30.

Bảng kê chi tiết doanh thu giao khoán nội bộ năm 2011

71

2.31.

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý

73

4/2011
2.32.

Phân tích báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý

74

3/2011
3.1.


Khái quát phân loại theo cách ứng xử của chi phí

86

3.2.

Bảng xác định lại đối tượng tập hợp chi phí

90

3.3.

Tổng hợp báo cáo giá thành cho SP quý 4/2011 - CB gỗ

93

3.4.

Tổng hợp báo cáo giá thành cho SP quý 4/2011 - LN

93

3.5.

Hoàn thiện dự toán sản xuất năm 2011 - CB gỗ

94

3.6.


Hoàn thiện kế hoạch chi phí SXC năm 2011 - CB gỗ

95

3.7.

Tổng hợp kế hoạch chi phí NCTT năm 2011 - LN

96

3.8.

Kế hoạch chi phí nhân viên quản lý PX năm 2011 - LN

97

3.9.

Kế hoạch chi phí QLDN năm 2011 - LN

97

3.10.

Kế hoạch chi phí SXC năm 2011 - LN

97

3.11.


Kế hoạch chi phí QLDN năm 2011 - LN

98

3.12.

Dự toán biến phí

100


viii

3.13.

Dự toán chi phí linh hoạt

101

3.14.

Báo cáo quyết toán vật tư sử dụng thực tế so với định mức

104

quý 4/2011
3.15.

Phân tích biến động NVLTT quý 4/2011


105

3.16.

Phân tích biến động chi phí NCTT năm 2011

106

3.17.

Phân tích biến động chi phí SXC năm 2011

107


ix

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu
sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

1.1.

Các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp


11

1.2.

Phương pháp tính giá thành theo công việc

24

1.3.

Phương pháp tính giá thành theo quy trình sản xuất

24

2.1.

Cơ cấu tổ chức của Tổng Công ty

45

2.2.

Tổ chức bộ máy kế toán tại PISICO

47

3.1.

Quy trình lập dự toán chi phí sản xuất kinh doanh


93

3.2.

Trình tự lập dự toán sản xuất kinh doanh

93

3.3.

Bộ máy kế toán quản trị chi phí

110


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Kế toán quản trị đã hình thành và phát triển ở các nước tiên tiến nhưng
nó mới xuất hiện ở Việt Nam kể từ khi nước ta chuyển sang cơ chế thị trường,
và thực sự trở thành một công cụ khoa học giúp nhà quản trị trong công tác
quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của đơn vị nhằm đưa ra các quyết
định đúng đắn và hiệu quả nhất.
Chi phí là một trong những yếu tố trung tâm của công tác quản lý hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Chi phí ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi nhuận, tài sản, sự tồn tại và phát triển doanh nghiệp. Nhận thức, tiên liệu
một cách đúng đắn, khoa học về chi phí là tiền đề để nhà quản trị đưa ra các
quyết định hợp lý. Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của kế toán quản
trị, việc kiểm soát và quản lý tốt chi phí là cơ sở để nhà quản trị đưa ra quyết

định kinh doanh hợp lý, hiệu quả nhằm mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận, tăng
cường khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Tuy nhiên, tại Việt Nam hệ thống kế toán chi phí mới chỉ tập trung vào
kế toán tài chính, việc cung cấp thông tin phục vụ cho việc lập kế hoạch, kiểm
soát và đánh giá việc lập kế hoạch trong nội bộ doanh nghiệp còn rất hạn chế.
Vì vậy, với hệ thống kế toán chi phí này các doanh nghiệp Việt Nam sẽ khó
có thể đứng vững trong môi trường cạnh tranh khu vực và thế giới khi chúng
ta phải thực thi các cam kết gia nhập AFTA và WTO.
Tổng Công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định là một
công ty TNHH một thành viên 100% vốn Nhà nước, là một trong những công
ty lớn của tỉnh Bình Định, hoạt động trong nhiều lĩnh vực sản xuất kinh
doanh, trong đó lĩnh vực chế biến lâm sản và trồng chăm sóc, quản lý bảo vệ
rừng, khai thác rừng thương mại, rừng kinh tế và kinh doanh nguyên liệu giấy
là những ngành nghề kinh doanh truyền thống và là thế mạnh của doanh


2

nghiệp. Việc triển khai và ứng dụng kế toán quản trị chi phí vào quản lý
doanh nghiệp chưa được quan tâm đúng mức, chưa thực sự là công cụ cung
cấp thông tin giúp nhà quản trị xem xét, phân tích và làm cơ sở ra các quyết
định. Điều này đã ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng và hiệu quả của các
quyết định quản trị và là một trong các nguyên nhân làm cho sức cạnh tranh
của doanh nghiệp còn hạn chế.
Qua quá trình nghiên cứu thực tế tổ chức công tác kế toán quản trị tại
Tổng Công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định, đặc biệt hai
đơn vị trực thuộc là những đơn vị có ngành nghề mũi nhọn và có thế mạnh tại
Tổng Công ty về lĩnh vực trồng rừng, khai thác rừng và chế biến gỗ. Kế toán
quản trị chi phí tại Tổng Công ty cũng như các đơn vị trực thuộc còn bộc lộ
những mặt hạn chế nhất định cần phải hoàn thiện là điều cần thiết. Để nâng

cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành đồng thời đảm bảo
tính thống nhất và chặt chẽ trong mọi hoạt động kinh tế, tài chính, cung cấp
thông tin đầy đủ, trung thực nhằm đưa hoạt động sản xuất kinh doanh của
Tổng công ty ngày càng ổn định và phát triển; hoàn thành nghĩa vụ đối với
Nhà nước; không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người
lao động. Xuất phát từ vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của công tác kế toán
quản trị nói chung, kế toán quản trị chi phí nói riêng cả trên phương diện lý
luận và thực tiễn, luận văn nghiên cứu đề tài “Hoàn thiện công tác kế toán
quản trị chi phí tại Tổng Công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu
Bình Định” nhằm đáp ứng nhu cầu nâng cao năng lực, cung cấp thông tin có
chất lượng cao, chính xác, kịp thời, dễ hiểu, dễ sử dụng cho các nhà quản trị
tại Tổng Công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những lý luận về kế toán quản trị chi phí tại doanh
nghiệp.


3

- Đánh giá thực trạng công tác kế toán quản trị chi phí tại Tổng Công ty
sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định trong thời gian qua.
- Trên cơ sở lý luận và thực trạng đã nghiên cứu, đề xuất giải pháp
hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí tại Tổng Công ty sản xuất đầu tư
dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản trị,
tăng cường năng lực cạnh tranh của Tổng Công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là tất cả những vấn đề lý luận và thực tiễn liên
quan đến công kế toán quản trị chi phí tại Tổng Công ty sản xuất đầu tư dịch
vụ xuất nhập khẩu Bình Định.
- Phạm vi nghiên cứu: Tổng Công ty là doanh nghiệp nhà nước có hoạt

động đa dạng, nhiều ngành nghề nhưng lĩnh vực thế mạnh tại đơn vị là chế
biến gỗ và trồng rừng, khai thác rừng. Vì vậy, phạm vi nghiên cứu của đề tài
tại Xí nghiệp chế biến lâm sản XK PISICO và Xí nghiệp lâm nghiệp PISICO
- những doanh nghiệp gắn với những hoạt động có thế mạnh của Tổng Công
ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài sử dụng phương pháp phân tích, tổng hợp, hệ thống hóa khái
quát những vấn đề lý luận về kế toán quản trị chi phí. Bên cạnh đó, đề tài
cũng sử dụng phương pháp so sánh, qui nạp để làm rõ mức độ đáp ứng nhu
cầu thông tin chi tiết cho quản trị chi phí tại đơn vị.
5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục các bảng biểu, hình vẽ, các chữ
viết tắt, danh mục tài liệu tham khảo và kết luận, bố cục đề tài gồm ba
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán quản trị chi phí trong doanh
nghiệp


4

Chương 2: Thực trạng kế toán quản trị chi phí tại Tổng Công ty sản
xuất đầu tư dịch vụ XNK Bình Định
Chương 3: Hoàn thiện kế toán quản trị chi phí tại Tổng Công ty sản
xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình Định
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Các vấn đề về kế toán quản trị, trong đó kế toán quản trị chi phí được
bắt đầu nghiên cứu tại Việt Nam từ đầu những năm 1990. Tác giả Nguyễn
Việt (năm 1995), trong luận án “Vấn đề hoàn thiện kế toán Việt Nam” đã
trình bày phương hướng và giải pháp xây dựng hệ thống kế toán tài chính và
kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên những đề xuất

về kế toán quản trị trong công trình này là những đề xuất mang tính cơ bản
nhất của hệ thống kế toán quản trị, trong bối cảnh kế toán quản trị bắt đầu
được nghiên cứu tại Việt Nam. Tác giả Phạm Văn Dược (năm 1997), đã
nghiên cứu về “Phương hướng xây dựng nội dung và tổ chức vận dụng kế
toán quản trị vào các doanh nghiệp Việt Nam”. Trong công trình này, tác giả
đã có những nghiên cứu cụ thể và đề xuất các biện pháp ứng dụng kế toán
quản trị vào thực tiễn trong các doanh nghiệp tại Việt Nam. Tuy nhiên, những
nghiên cứu này còn mang tính chất chung cho tất cả các loại hình doanh
nghiệp, trong khi tính linh hoạt của kế toán quản trị lại rất cao và phụ thuộc
vào đặc điểm hoạt động kinh doanh của từng ngành. Từ đầu những năm 2000,
nhiều tác giả đã có nhiều nghiên cứu về một số vấn đề cụ thể của kế toán quản
trị hoặc nghiên cứu kế toán quản trị áp dụng riêng cho các doanh nghiệp kinh
doanh dịch vụ và doanh nghiệp sản xuất. Tác giả Đặng Kim Cương (năm
2000), nghiên cứu về “Vận dụng kế toán quản trị và phân tích kinh doanh
trong doanh nghiệp nông nghiệp”. Tác giả Phạm Quang (năm 2002), nghiên
cứu về “Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo kế toán quản trị và tổ chức
vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam”; tác giả Trần Văn Dung (năm


5

2002), nghiên cứu về “Tổ chức kế toán quản trị và giá thành trong doanh
nghiệp sản xuất ở Việt Nam”; tác giả Lê Đức Toàn (năm 2002), nghiên cứu
về “kế toán quản trị và phân tích chi phí sản xuất trong ngành sản xuất công
nghiệp ở Việt Nam”; tác giả Giang Thị Xuyến (năm 2002), nghiên cứu về “Tổ
chức kế toán quản trị và phân tích kinh doanh trong doanh nghiệp nhà nước”.
Có một số công trình nghiên cứu ứng dụng kế toán quản trị trong các ngành
cụ thể, như tác giả Phạm Thị Kim Vân (năm 2002), nghiên cứu về “Tổ chức
kế toán quản trị chi phí và kết quả kinh doanh ở các doanh nghiệp kinh doanh
du lịch”; tác giả Nguyễn Văn Bảo (năm 2002), với luận án “Nghiên cứu hoàn

thiện cơ chế quản lý tài chính và kế toán quản trị trong doanh nghiệp nhà
nước về xây dựng”; tác giả Nguyễn Thị Hằng Nga (năm 2004), nghiên cứu
“hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị trong các doanh nghiệp dầu khí Việt
Nam”; tác giả Dương Thị Mai Hà Trâm (năm 2004), nghiên cứu “Xây dựng
hệ thống kế toán quản trị trong các doanh nghiệp Dệt Việt Nam”; tác giả
Nguyễn Thanh Quí (năm 2004), nghiên cứu “Xây dựng hệ thống thông tin
kinh tế phục vụ quản trị doanh nghiệp kinh doanh bưu chính viễn thông”; tác
giả Phạm Thị Thủy (năm 2007), với luận án “Xây dựng mô hình kế toán quản
trị chi phí trong các doanh nghiệp sản xuất dược phẩm Việt Nam”; tác giả
Nguyễn Thanh Trúc (năm 2008), nghiên cứu về “Kế toán quản trị chi phí ở
các Công ty cà phê Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk lắk”; tác giả Đào Thị
Minh Tâm (năm 2009), nghiên cứu về “Kế toán quản trị chi phí và ứng dụng
nó trong các doanh nghiệp chế biến thủy sản Việt Nam”.
Các công trình trên, các tác giả đã hệ thống những nội dung cơ bản của
hệ thống kế toán quản trị và đề xuất phương hướng ứng dụng nó vào các
ngành cụ thể theo phạm vi nghiên cứu của các đề tài. Tuy nhiên, tất cả các
công trình nghiên cứu về kế toán quản trị đã công bố đều chưa nghiên cứu
chuyên sâu về hệ thống kế toán quản trị chi phí áp dụng cho các doanh nghiệp


6

chế biến gỗ và kinh doanh trồng rừng, trong khi đó, lĩnh vực chế biến gỗ và
trồng rừng đang cần những thông tin kế toán quản trị chi phí và việc vận dụng
lý thuyết kế toán quản trị chi phí cơ bản vào thực tiễn hoạt động kinh doanh
của từng ngành trong những hoàn cảnh kinh tế - pháp lý cụ thể không phải là
đơn giản.
Chính vì vậy, các vấn đề mà luận văn cần tập trung nghiên cứu là hoàn
thiện công tác kế toán quản trị chi phí áp dụng đặc thù cho ngành chế biến gỗ
và trồng rừng tại Tổng Công ty sản xuất đầu tư dịch vụ xuất nhập khẩu Bình

Định (PISICO).


7

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. BẢN CHẤT VỀ KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
1.1.1. Sơ lược về sự ra đời và quá trình phát triển của kế toán quản
trị chi phí
Cuộc cách mạng công nghiệp (cuối thế kỷ XVIII) làm thay đổi diện
mạo kinh tế thế giới. Hình thức của các tổ chức kinh tế có sự đổi mới căn bản:
chủ sở hữu tách biệt với nhà quản lý. Đặc điểm của quá trình sản xuất cũng
phát triển từ sản xuất theo kiểu thủ công, hộ gia đình sang sản xuất tại các nhà
máy điện khí hoá và cơ khí hoá, với các sản phẩm được tiêu chuẩn hoá. Môi
trường sản xuất kinh doanh mới đã tạo ra cơ sở cho việc phân loại chi phí sản
xuất một cách hợp lý. Kế toán quản trị chi phí có những bước phát triển mới
và bắt đầu được chuẩn hóa [7, tr. 18].
Sự phát triển đặc biệt của kế toán quản trị chi phí hiện đại diễn ra vào
đầu thế kỷ XIX, đặc biệt là vào cuối thế kỷ XIX. Thời kỳ này, kế toán quản trị
chi phí được sử dụng rộng rãi trong các cơ sở sản xuất. Chủ các xưởng dệt ở
Mỹ lưu giữ những bản ghi chi phí chi tiết, xác định chi phí cho từng công
đoạn kéo sợi, dệt vải, nhuộm vải. Các nhà quản lý các hãng xe lửa đã áp dụng
những hệ thống kế toán chi phí khá lớn và phức tạp có thể tính toán chi phí
cho các mức hàng chuyên chở khác nhau. Các xưởng thép cũng có các bản
ghi chi tiết về chi phí nguyên vật liệu và nhân công, những thông tin này trợ
giúp việc nâng cao hiệu quả và định giá sản phẩm cho các nhà quản lý. Hầu
hết các cách thức của kế toán chi phí và kế toán nội bộ thực hiện trong thế kỷ
XX đều được phát triển trong giai đoạn 1880 - 1925 [7, tr. 19].

Sau những năm cuối của thập niên 20, kế toán quản trị chi phí hầu như
không có những bước phát triển mới. Các nhà nghiên cứu cũng chưa tìm ra


8

những lý do chính xác cho sự chững lại của kế toán quản trị chi phí. Trong
giai đoạn này, những thông tin về chi phí trên các báo cáo của kế toán tài
chính được yêu cầu cao hơn, có thể là một trong những nguyên nhân để hệ
thống kế toán chi phí hầu như chỉ tập trung vào việc đáp ứng các yêu cầu đó
và sao nhãng việc cung cấp các thông tin chi phí một cách chi tiết hơn và
chuẩn xác hơn về từng sản phẩm riêng lẻ. Đặc biệt là sau chiến tranh thế giới
thứ hai, trong khi các nền kinh tế khác đều kiệt quệ thì nền kinh tế Mỹ phát
triển nhanh chóng, chiếm một nửa tổng giá trị sản phẩm của cả thế giới. Với
bối cảnh như vậy, các công ty Mỹ không thấy có sức ép về nhu cầu thông tin
đối với lợi nhuận của từng loại sản phẩm đơn lẻ. Những năm 1950 - 1960
cũng có một số nỗ lực nhằm nâng cao tính hữu ích về mặt quản lý của hệ
thống kế toán chi phí truyền thống, tuy nhiên những nỗ lực này chủ yếu tập
trung vào việc làm cho các thông tin kế toán tài chính có ích hơn đối với nội
bộ [7, tr. 20].
Đến tận thập niên 60, 70 nền kinh tế thế giới không chỉ còn sự thống trị
của một mình kinh tế Mỹ, mà với sự phát triển của các nền kinh tế Âu - Á,
đặc biệt là nền kinh tế Nhật Bản, cạnh tranh giữa các nền kinh tế này ngày
càng gay gắt, dẫn đến nhu cầu cần có một hệ thống kế toán quản trị chi phí
hiệu quả hơn, hiện đại hơn. Chính vì vậy, trong những năm cuối của thế kỷ
XX có rất nhiều đổi mới trong hệ thống kế toán quản trị chi phí được thực
hiện ở các nước Mỹ, Âu, Á. Hệ thống kế toán quản trị chi phí được thiết kế lại
để đáp ứng các nhu cầu thông tin thay đổi do sự thay đổi của cách thức sản
xuất và phân phối các sản phẩm (như sản xuất kịp thời, quản lý chất lượng
toàn bộ,…). Hệ thống kế toán quản trị chi phí không chỉ cần thiết trong các

đơn vị sản xuất mà còn cần thiết trong cả các đơn vị kinh doanh dịch vụ. Các
phương pháp kế toán quản trị chi phí mới được ra đời và áp dụng ở nhiều
nước trên thế giới, như phương pháp ABC,... [7, tr20].


9

Ở Việt Nam, trước năm 1990, khái niệm kế toán quản trị chi phí không
tồn tại trong ý niệm của các nhà quản lý, mặc dù các chế độ kế toán cũng có
những dáng dấp của hệ thống kế toán quản trị chi phí. Cùng với sự đổi mới
nền kinh tế sang cơ chế thị trường, khái niệm về kế toán quản trị và kế toán
quản trị chi phí xuất hiện tại Việt Nam từ đầu những năm 1990. Phương
hướng ứng dụng kế toán quản trị vào thực tiễn các doanh nghiệp Việt Nam
được bàn luận ngày càng nhiều, tuy nhiên thực tế áp dụng kế toán quản trị tại
các doanh nghiệp Việt Nam còn rất hạn chế.
1.1.2. Bản chất của kế toán quản trị chi phí
Kế toán là ngành khoa học xã hội, sự hình thành phát triển của xã hội
dẫn đến sự hình thành, phát triển và nâng cao tính chuyên môn hóa của kế
toán theo những mục đích khác nhau, chuyên môn hóa phản ánh và cung cấp
thông tin theo những mục đích khác nhau [5, tr. 18].
Theo Luật kế toán Việt Nam năm 2003: “Kế toán là việc thu thập, xử
lý, kiểm tra, phân tích và cung cấp thông tin kinh tế, tài chính dưới hình thực
giá trị, hiện vật và thời gian lao động”. Và theo định nghĩa được trình bày
trong Báo cáo về lý thuyết kế toán căn bản được ban hành bởi Hiệp hội kế
toán Hoa Kỳ “Kế toán là một tiến trình ghi nhận, đo lường và cung cấp các
thông tin kinh tế nhằm hỗ trợ cho các đánh giá và các quyết định của người sử
dụng thông tin”.
Mục đích kế toán không chỉ cung cấp thông tin chủ yếu cho bản thân
doanh nghiệp, cho Nhà nước mà còn cung cấp thông tin cho các đối tượng
như: ngân hàng, các nhà đầu tư tương lai, nhà cung cấp và khách hàng,... Vì

vậy, hệ thống kế toán trong doanh nghiệp được chia thành kế toán tài chính và
kế toán quản trị.


10

Kế toán quản trị là bộ phận kế toán, là việc thu thập, xử lý và cung cấp
thông tin kinh tế, tài chính theo yêu cầu quản trị và quyết định kinh tế, tài
chính trong nội bộ đơn vị kế toán.
Chi phí là giá trị của một nguồn lực bị tiêu dùng trong hoạt động sản
xuất kinh doanh của tổ chức để đạt được một mục đích nào đó. Bản chất của
chi phí là phải mất đi để đổi lấy một kết quả. Kết quả có thể dưới dạng vật
chất như sản phẩm, tiền, nhà xưởng,... hoặc không có dạng vật chất như: kiến
trúc, dịch vụ,... [10, tr. 38].
Kế toán chi phí không phải là một bộ phận độc lập mà kế toán chi phí
vừa là một bộ phận của kế toán tài chính và là một bộ phận kế toán quản trị.
Với kế toán quản trị, bộ phận kế toán chi phí có chức năng đo lường, phân
tích về tình hình chi phí và khả năng sinh lời của các sản phẩm, dịch vụ, các
hoạt động và các bộ phận của tổ chức nhằm nâng cao hiệu quả và hiệu năng
của quá trình hoạt động kinh doanh.
Như vậy, bộ phận kế toán chi phí trong hệ thống kế toán quản trị được
gọi là kế toán quản trị chi phí. Bản chất của kế toán quản trị chi phí là một bộ
phận của kế toán quản trị chuyên thực hiện việc xử lý, phân tích và cung cấp
các thông tin về chi phí nhằm phục vụ cho việc thực hiện các chức năng của
nhà quản trị.
1.2. VAI TRÒ CỦA KẾ TOÁN QUẢN TRỊ CHI PHÍ
Kế toán quản trị chi phí là một bộ phận của hệ thống kế toán nhằm
cung cấp thông tin về chi phí cho các nhà quản lý và giúp họ thực hiện các
chức năng quản trị doanh nghiệp, bao gồm các chức năng cơ bản là lập kế
hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch, kiểm tra đánh giá việc thực hiện kế hoạch

và ra quyết định. Theo quan điểm của R.N Anthony, tác giả hàng đầu của
kiểm soát tổ chức thì các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch,


11

đến việc kiểm tra và đánh giá thực hiện kế hoạch là một quá trình khép kín,
không tách rời. Các chức năng này được khái quát trong Sơ đồ 1.1.
Lập kế hoạch

Hành động
hiệu chỉnh

Ra quyết định

Tổ chức và
điều hành

Kiểm tra và
đánh giá

Sơ đồ 1.1: Các chức năng cơ bản của quản trị doanh nghiệp
1.2.1. Các chức năng quản trị doanh nghiệp
a. Lập kế hoạch
Là việc xây dựng các mục tiêu chiến lược cho doanh nghiệp và vạch ra
các bước cụ thể để thực hiện các mục tiêu đó. Trong đó, dự toán là một bộ
phận của kế hoạch, kế toán quản trị chi phí sẽ tiến hành cụ thể hóa các kế
hoạch hoạt động của doanh nghiệp thành các dự toán sản xuất kinh doanh.
Nếu một doanh nghiệp không lập kế hoạch đầy đủ, kỹ lưỡng mà vẫn đạt kế
hoạch thì đó chỉ là một điều ngẫu nhiên, không vững chắc. Do đó, để chức

năng lập kế hoạch và dự toán của quản lý được thực hiện tốt, các kế hoạch
cùng dự toán có tính hiệu lực và có tính khả thi cao thì phải dựa trên những
thông tin hợp lý và có cơ sở do bộ phận kế toán quản trị cung cấp. Kế toán
quản trị chi phí cung cấp thông tin về chi phí, ước tính cho các sản phẩm, dịch
vụ hoặc các đối tượng khác theo yêu cầu của nhà quản lý, nhằm giúp họ ra
các quyết định quan trọng về đặc điểm của sản phẩm, cơ cấu sản phẩm, phân
bổ hợp lý các nguồn lực có hạn cho các hoạt động của doanh nghiệp.


12

b. Tổ chức thực hiện
Với chức năng tổ chức thực hiện, các nhà quản trị phải biết cách liên
kết tốt giữa tổ chức, con người và các nguồn lực lại với nhau, sao cho kế
hoạch được thực hiện có hiệu quả nhất. Vì thế, nhà quản trị cần các thông tin
khác nhau do nhiều bộ phận cung cấp, trong đó có bộ phận kế toán quản trị
chi phí. Trên cơ sở các thông tin đó, nhà quản trị cần quyết định cách sử dụng
hợp lý nhất các nguồn lực của doanh nghiệp để đạt được các kế hoạch đã đề
ra, cũng như điều hành các hoạt động sản xuất kinh doanh theo các mục tiêu
chung.
c. Kiểm tra và đánh giá
Nhà quản trị sau khi đã lập kế hoạch đầy đủ, hợp lý, tổ chức thực hiện
kế hoạch, đòi hỏi phải kiểm tra, đánh giá việc thực hiện nó. Thường trong quá
trình này, người ta sử dụng phương pháp chi tiết và phương pháp so sánh giữa
kết quả thực hiện với các số liệu kế hoạch, dự toán, qua đó, xem xét sai lệch
giữa kết quả đạt được do kế toán cung cấp theo các báo cáo với dự toán đã lập
nhằm đánh giá tình hình thực hiện dự toán.
Kế toán quản trị chi phí cung cấp các thông tin để nhà quản lý kiểm
soát quá trình thực hiện kế hoạch thông qua các báo cáo đánh giá. Đặc biệt là
giúp ích cho các nhà quản lý trong việc kiểm soát chi phí và nâng cao hiệu

quả, hiệu năng của quá trình hoạt động. Việc cung cấp thông tin về chi phí
của các hoạt động một cách chi tiết, thường xuyên sẽ giúp ích cho các nhà quả
lý rất nhiều trong kiểm soát và hoàn thiện quá trình sản xuất sản phẩm hoặc
thực hiện các dịch vụ bởi những thông tin này sẽ giúp các nhà quản lý phát
hiện các hoạt động tốn kém quá nhiều chi phí để thiết kế lại quá trình sản xuất
và loại bỏ hoạt động tốn kém chi phí đó hoặc có những cải tiến làm cho hoạt
động đó có hiệu quả hơn, tốn kém hơn.


13

d. Ra quyết định
Là việc thực hiện những lựa chọn hợp lý trong số các phương án khác
nhau. Ra quyết định không phải là một chức năng riêng biệt mà nó là một
chức năng quan trọng, xuyên suốt các khâu trong quá trình quản lý một tổ
chức; từ khâu lập kế hoạch, tổ chức thực hiện cho đến kiểm tra đánh giá, chức
năng ra quyết định được vận dụng liên tục trong suốt quá trình hoạt động của
doanh nghiệp.
Các quyết định đều có nền tảng từ thông tin, do vậy một yêu cầu đặt ra
cho công tác kế toán, đặc biệt là kế toán quản trị là phải đáp ứng nhu cầu
thông tin nhanh chóng, chính xác cho nhà quản lý nhằm hoàn thành tốt việc ra
quyết định.
Để có thông tin thích hợp, đáp ứng nhu cầu ra quyết định của các nhà
quản trị, kế toán quản trị chi phí sẽ chọn lọc những thông tin cần thiết, thích
hợp rồi tổng hợp trình bày chúng theo một trình tự dễ hiểu, giải trình cho các
nhà quản trị. Kế toán quản trị chi phí giúp cho các nhà quản trị trong quá trình
ra quyết định không chỉ bằng cách cung cấp thông tin thích hợp mà còn bằng
cách vận dụng các kỹ thuật phân tích vào những tình huống khác nhau, để từ
đó nhà quản trị lựa chọn và ra quyết định thích hợp nhất.
1.2.2. Vai trò của kế toán quản trị chi phí

Để thực hiện tốt các chức năng quản trị doanh nghiệp, nhà quản trị cần
phải đưa ra các quyết định đúng đắn nhất cho hoạt động của doanh nghiệp và
vai trò của kế toán quản trị chi phí chính là nguồn cung cấp thông tin quan
trọng về chi phí cho các nhà quản lý trong quá trình ra quyết định.
Cung cấp thông tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp trong việc thực
hiện các chức năng quản lý. Để thực hiện vai trò của mình, kế toán quản trị
chi phí tiến hành lập dự toán chi phí để trợ giúp các nhà quản trị doanh
nghiệp thực hiện chức năng lập kế hoạch; phản ánh thông tin thực hiện để trợ


14

giúp các nhà quản trị doanh nghiệp thực hiện chức năng tổ chức thực hiện kế
hoạch và xử lý thông tin thực hiện để từ đó các nhà quản trị doanh nghiệp
thực hiện chức năng kiểm tra, đánh giá việc thực hiện kế hoạch. Như vậy, kế
toán quản trị chi phí đã đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin
cho quản lý cả trước, trong và sau quá trình kinh doanh.
Cụ thể hóa các kế hoạch hoạt động của doanh nghiệp thành các dự toán
sản xuất kinh doanh. Kế toán quản trị chi phí cung cấp thông tin về chi phí
ước tính cho các sản phẩm, dịch vụ hoặc các đối tượng khác theo yêu cầu của
nhà quản lý nhằm giúp họ ra các quyết định quan trọng về đặc điểm của sản
phẩm, cơ cấu sản phẩm sản xuất và phân bổ hợp lý các nguồn lực có hạn cho
các hoạt động của doanh nghiệp.
Cung cấp các thông tin để nhà quản lý kiểm soát quá trình thực hiện kế
hoạch thông qua các báo cáo đánh giá, đặc biệt là giúp ích cho các nhà quản
lý trong việc kiểm soát chi phí và nâng cao hiệu quả và hiệu năng của quá
trình hoạt động. Việc cung cấp thông tin về chi phí của các hoạt động một
cách chi tiết và thường xuyên sẽ giúp ích cho các nhà quản lý rất nhiều trong
kiểm soát và hoàn thiện quá trình sản xuất sản phẩm hoặc thực hiện các dịch
vụ vì những thông tin này giúp các nhà quản lý phát hiện các hoạt động tốn

kém quá nhiều chi phí để thiết kế lại quá trình sản xuất, loại bỏ hoạt động tốn
kém chi phí đó hoặc có những cải tiến làm cho hoạt động đó có hiệu quả hơn,
tốn kém chi phí ít hơn.
Các báo cáo hoạt động định kỳ so sánh kết quả thực tế với mục tiêu dự
kiến về chi phí, doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ được sử dụng để
làm cơ sở cho việc đánh giá hoạt động quản lý và do đó cung cấp động lực để
các nhà quản lý cố gắng thực hiện tốt công việc của mình
Cung cấp các thông tin thích hợp cho các nhà quản lý nhằm xây dựng
các chiến lược cạnh tranh bằng cách thiết lập các báo cáo định kỳ và báo cáo


×