Tải bản đầy đủ (.docx) (37 trang)

Báo cáo “Hành trình di sản miền trung”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (226.85 KB, 37 trang )

PHẦN I: LỊCH TRÌNH THỰC TẾ
Thời gian: Từ ngày 27/05/2017 đến ngày 01/06/2017
Địa điểm: Đà Nẵng – Quảng Nam – Hội An – Huế
LỊCH TRÌNH CỤ THỂ
Thời gian
Ngày 27/5
(chiều tối)

Nội dung chi tiết
- Xe đón khách tại Trường Đại học Nội vụ Hà Nội và chạy
thẳng đến Đà Nẵng
(thời gian: từ 18h00p đến 19h00)

Ngày 28/05

Sáng:
- ăn sáng tại Huế
- Ăn trưa tại nhà hàng
- Nhận phòng tại Đà Nẵng

Ngày 29/5

Ngày 30/5

Chiều, tối:
- Đi Bảo tàng Chăm
- Tự do vui chơi, tắm biển, ăn uống, tham quan những cảnh
đẹp tại Đà Nẵng( sông Hàn, cầu Quay...)
- Tự túc ăn tối theo nhóm, lớp
- Ngủ tại khách sạn Á Đông
Sáng:


- Ăn sáng buffet tại khách sạn
- Giao lưu với Trường Đại học Nội vụ Hà Nội cơ sở Miền
Trung
- Ăn trưa nhà hàng cùng với các bạn sinh viên cơ sở miền
Trung
Chiều:
- Thăm làng Đá Non Nước
Tối:
- Ăn tối tự túc
- Đi Hội An
- Ngủ tại Khách sạn Á Đông
Sáng:
- Đi chùa Linh Ứng
- Đi Huế
- Thăm quan Lăng Khải Định
- Nhận phòng
1


Ngày 31/5

Ngày 01/6

- Ăn trưa
Chiều:
- Đi Kinh Thành Huế
Tối:
- Ăn tối
- Tự do đi tham quan tại Huế
- Ngủ tại khách sạn ở Huế

Sáng:
- Ăn sáng tự túc
- Ăn trưa
Chiều:
- Đi chùa Thiên Mụ
Tối:
- Ăn tối
- Tự do tham quan tại Huế
- Ngủ tại khách sạn ở Huế
- Trên đường về vào viếng mộ Đại tướng Võ Nguyên Giáp
-Đi Thành cổ Quảng Trị
- Về Hà Nội.

2


PHẦN II: KHẢO SÁT, MÔ TẢ, ĐÁNH GIÁ CÁC DI TÍCH, DI
SẢN VĂN HÓA TRONG CHUYẾN KHẢO SÁT THỰC TẾ
2.1 Phố Cổ Hội An.
2.1.1 Tổng quan về Phố Cổ Hội An.
Phố cổ Hội An là một đô thị cổ nằm ở hạ lưu sông Thu Bồn, cách thành
phố Đà Nẵng khoảng 30 km về phía Nam. Nhờ những yếu tố địa lý và khí hậu
thuận lợi, Hội An từng là một thương cảng quốc tế sầm uất, nơi gặp gỡ của
những thuyền buôn Nhật Bản, Trung Quốc và phương Tây trong suốt thế kỷ
17 và 18. Trước thời kỳ này, nơi đây cũng từng có những dấu tích của thương
cảng Chăm Pa hay được nhắc đến cùng con đường tơ lụa trên biển. Hội An
may mắn không bị tàn phá trong hai cuộc chiến tranh và tránh được quá trình
đô thị hóa ồ ạt cuối thế kỷ 20. Bắt đầu từ thập niên 1980, những giá trị kiến
trúc và văn hóa của phố cổ Hội An dần được giới học giả và cả du khách chú


3


ý, khiến nơi đây trở thành một trong những điểm du lịch hấp dẫn của Việt
Nam.
Nằm xen kẽ giữa các ngôi nhà phố, những công trình kiến trúc tôn
giáo, tín ngưỡng minh chứng cho quá trình hình thành, phát triển và cả suy
tàn của đô thị. Hội An cũng là vùng đất ghi nhiều dấu ấn của sự pha trộn, giao
thoa văn hóa. Các hội quán, đền miếu mang dấu tích của người Hoa nằm bên
những ngôi nhà phố truyền thống của người Việt và những ngôi nhà mang
phong cách kiến trúc Pháp. Bên cạnh những giá trị văn hóa qua các công trình
kiến trúc, Hội An còn lưu giữ một nền văn hóa phi vật thể đa dạng và phong
phú. Cuộc sống thường nhật của cư dân phố cổ với những phong tục tập quán,
sinh hoạt tín ngưỡng, nghệ thuật dân gian, lễ hội văn hóa vẫn đang được bảo
tồn và phát triển. Hội An được xem như một bảo tàng sống về kiến trúc và lối
sống đô thị.
Với những giá trị nổi bật, tại kỳ họp lần thứ 23 cuối năm 1999 (ngày 4
tháng 12), Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hiệp
Quốc (UNESCO) đã công nhận đô thị cổ Hội An là một di sản văn hóa thế
giới, dựa trên hai tiêu chí:


Hội An là biểu hiện vật thể nổi bật của sự kết hợp các nền văn hóa qua
các thời kỳ trong một thương cảng quốc tế.



Hội An là điển hình tiêu biểu về một cảng thị châu Á truyền thống được
bảo tồn một cách hoàn hảo.
Chỉ riêng trong khu vực thành phố Hội An đã phát hiện được hơn 50


địa điểm là di tích của nền văn hóa này, phần lớn tập trung ở những cồn cát
ven sông Thu Bồn cũ. Đặc biệt, sự phát hiện hai loại tiền đồng Trung
Quốc thời Hán, những hiện vật sắt kiểu Tây Hán... đã minh chứng ngay từ
đầu Công nguyên, nơi đây đã bắt đầu có những giao dịch ngoại thương. Một
đặc điểm khác có thể nhận thấy là khu vực Hội An không có những dấu tích
4


của thời kỳ đầu và giữa, nhưng mảnh đất nơi đây đã từng tồn tại và có sự phát
triển rực rỡ nền văn hóa Sa Huỳnh muộn.
Kiến trúc đô thị: Khu phố cổ, Kiến trúc truyền thống
Khu phố cổ nằm trọn trong phường Minh An, diện tích khoảng 2 km²,
với những con đường ngắn và hẹp, có đoạn uốn lượn, chạy dọc ngang theo
kiểu bàn cờ. Đường Trần Phú là con đường chính, nơi tập trung nhiều nhất
những công trình kiến trúc quan trọng, cũng như những ngôi nhà cổ điển hình
cho kiến trúc Hội An. Nổi bật nhất trong số này là các hội quán do người Hoa
xây dựng để tưởng nhớ đến quê hương của họ như Hội quán Quảng Đông,
Hội quán Trung Hoa, Hội quán Phúc Kiến, Hội quán Quỳnh Phủ và Hội quán
Triều Châu, miếu Quan Công, di tích đặc trưng cho kiến trúc đền miếu của
người Minh Hương ở Việt Nam,sát miếu về phía Bắc, có thể thấy Bảo tàng
Lịch sử - Văn hóa Hội An, Bảo tàng văn hóa Sa Huỳnh và Bảo tàng Gốm sứ
Mậu dịch cũng nằm trên con đường này. Ngoài ra còn có đình Cẩm Phô Phía
Tây hình thành bởi những ngôi nhà có kiến trúc mặt tiền kiểu Pháp, còn phần
phía Đông là khu phố mua bán nhộn nhịp với những ngôi nhà kiểu hai tầng,
diện tích lớn. Bảo tàng Văn hóa Dân gian Hội An, Khu phố phía Đông phố cổ
từng là khu phố của người Pháp.
Kiến trúc truyền thống : Kiểu nhà ở phổ biến nhất ở Hội An chính là
những ngôi nhà phố một hoặc hai tầng với đặc trưng chiều ngang hẹp, chiều
sâu rất dài tạo nên kiểu nhà hình ống. Những vật liệu chính dùng để xây dựng

nhà ở đây đều có sức chịu lực và độ bền cao do đặc điểm khí hậu khắc nghiệt
và bão lụt hàng năm của vùng này. Thông thường, các ngôi nhà có kết cấu
kiểu nhà khung gỗ, hai bên có tường gạch ngăn cách. không gian kiến trúc
gồm 3 phần: không gian buôn bán, không gian sinh hoạt và không gian thờ
cúng. Có thể nhận thấy đây là một sản phẩm kiến trúc mang tính văn hóa khu
vực. Những ngôi nhà ở Hội An hầu hết được làm theo dạng hai mái, đa số nhà
chính và nhà phụ không chung một mái mà là hai nếp mái kế tiếp nhau. Hình
5


thức và cách trang trí của tường hồi luôn gây một ấn tượng mạnh và là yếu tố
tạo ra giá trị rất riêng của phố cổ Hội An.
Di sản thế giới Hội An có 1360 di tích gồm 1068 nhà cổ, 11 giếng nước
cổ, 38 nhà thờ tộc, 19 ngôi chùa, 43 miếu thờ thần, 23 đình, 44 mộ cổ loại đặc
biệt và 1 cây cầu. Khoảng hơn 1100 di tích trong số này nằm trong khu vực
đô thị cổ.
Chùa, đền miếu: Miếu Quan Công
Hội An từng là một trung tâm của Phật giáo sớm của Đàng Trong với
đa số các ngôi chùa theo dòng Tiểu thừa. Nhiều ngôi chùa ở đây có niên đại
khởi dựng khá sớm, nhưng hầu hết kiến trúc gốc đã bị thay đổi, thậm chí mai
một qua những biến thiên của lịch sử và những lần trùng tu. Ngôi chùa sớm
nhất được biết đến là chùa Chúc Thánh. Nơi đây vẫn lưu giữ nhiều di vật,
tượng thờ, bia ký liên quan đến quá trình du nhập và phát triển của Phật giáo
ở Đàng Trong. Ngoại ô khu phố cổ còn nhiều ngôi chùa khác như Phước Lâm,
Vạn Đức, Kim Bửu, Viên Giác....
Bên cạnh những ngôi chùa tách khỏi làng xóm, nằm ven những dòng
chảy cổ, ở Hội An còn có các ngôi chùa làng gắn với những quần cư như một
thành phần hữu cơ của tổng thể làng xóm. Các công trình đền miếu ở Hội An
mang chức năng chính là nơi thờ cúng các vị tiên hiền có công sáng lập phố,
hội và Minh Hương Xã. Tiêu biểu nhất cho loại hình kiến trúc này chính là

miếu Quan Công, còn được gọi là Chùa Ông, nằm trong trung tâm khu phố
cổ, số 24 đường Trần Phú. Công trình được người Minh Hương và người Việt
khởi dựng vào năm 1653, thờ Quan Công, vị tướng thời Tam Quốc, biểu
tượng của trung hiếu, tiết nghĩa. Tuy đã qua nhiều lần trùng tu, miếu Quan
Công vẫn không mất đi dáng vẻ ban đầu. Trước đây, miếu Quan Công là trung
tâm tín ngưỡng của các thương gia Hội An, nơi chứng giám, tạo niềm tin cho
các thương gia trong những cuộc giao kèo thương mại. Ngày nay, vào ngày

6


13 tháng 1 và 24 tháng 6 âm lịch hàng năm, lễ hội Chùa Ông được tổ chức thu
hút rất đông tín đồ và dân chúng tới dự.
Nhà thờ tộc: Tại Hội An, cũng như nhiều địa phương khác của Việt
Nam, các dòng họ đều có nơi thờ cúng tổ tiên, được gọi là miếu tộc hay nhà
thờ họ. Đây là một dạng kiến trúc nhà ở đặc biệt, của những dòng họ lớn có
công lập làng dựng phố từ thời kỳ sơ khai của Hội An và truyền lại cho con
cháu làm nơi thờ tự tổ tiên. Những dòng họ nhỏ, nhà thờ họ kết hợp với nhà ở
của vị trưởng họ có nguồn gốc từ Trung Hoa. Nhiều nhà thờ họ ở đây có quy
mô và kiến trúc rất đẹp, như nhà thờ tộc Trần, nhà thờ tộc Trương, nhà thờ tộc
Nguyễn hay nhà thờ Tiền hiền Minh Hương.
Nhà thờ tộc Trần được xây dựng vào đầu thế kỷ 19. Ngôi nhà có kiến
trúc chịu ảnh hưởng từ Trung Quốc, Nhật Bản và Việt Nam, dựng từ gỗ quý, 3
gian 2 nếp, mái dốc lợp ngói âm dương. Không gian trong nhà được chia làm
hai phần, phần chính để thờ cúng, phần phụ là nơi ở của vị trưởng tộc và tiếp
khách.
Hội quán: Với người Hoa bất cứ nơi cư trú nào của họ ở ngoại quốc
đều có các hội quán, sản phẩm sinh hoạt cộng đồng dựa trên cơ sở những
người đồng hương. Tại Hội An ngày nay vẫn tồn tại 5 hội quán tương ứng với
5 bộ phận dân cư Hoa kiều lớn ở đây: Phúc Kiến, Trung Hoa, Triều Châu,

Quỳnh Phủ và Quảng Đông. Các hội quán này có quy mô khá lớn, đều nằm
trên trục phố Trần Phú và thống nhất hướng chính ra sông Thu Bồn. Về hình
thức, các hội quán ở Hội An được xây dựng theo một nguyên mẫu các hội
quán vẫn thường gặp ở những đô thị cổ khác. Các hội quán đều được trang trí
cầu kỳ, tỷ mỷ với bộ khung gỗ được chạm trổ, sơn son thếp vàng, phần mái tô
điểm các con thú bằng sành tráng men nhiều màu. Ngày nay, các hội quán tuy
đã bị thay đổi sửa chữa nhiều, nhưng bộ khung gỗ vẫn bảo lưu được nhiều
yếu tố gốc. Ngoài chức năng duy trì sinh hoạt cộng đồng, hội quán còn một

7


chức năng quan trọng khác, đó là tín ngưỡng. Tùy theo tục quán tín ngưỡng
của từng cộng đồng mà hội quán lấy cơ sở để thờ phụng.
Chùa Cầu Chiếc cầu cổ duy nhất còn lại ở Hội An ngày nay là Chùa
Cầu, còn có tên gọi khác là Cầu Nhật Bản. Cây cầu này dài khoảng 18 mét,
bắc qua một lạch nước nhỏ chảy ra sông Thu Bồn, nối liền đường Trần Phú
với đường Nguyễn Thị Minh Khai. Trải qua rất nhiều lần trùng tu, hình dáng
cây cầu đã bị thay đổi nhiều, dáng vẻ ngày nay được hình thành trong những
lần sửa chữa vào thế kỷ 18 và 19. Những trang trí bằng mảnh sứ tráng men
hay đĩa sứ là biểu hiện đặc trưng của kiến trúc thời Nguyễn.
Cầu Nhật Bản có một kiến trúc khá độc đáo, kiểu thượng gia hạ kiều,
tức trên là nhà dưới là cầu, một loại hình kiến trúc khá phổ biến ở những quốc
gia châu Á nhiệt đới.

Văn hóa So với các đô thị khác của Việt Nam, Hội An có những đặc
điểm lịch sử và địa lý nhân văn rất riêng biệt. Mảnh đất nơi đây có một lịch sử
lâu đời và là nơi gặp gỡ, giao thoa của nhiều nền văn hóa. Đặc điểm đầu tiên
có thể nhận thấy ở văn hóa Hội An chính là tính đa dạng. Những người Việt
vào cư trú ở Hội An từ cuối thế kỷ 15 chung sống hòa bình với bộ phận dân

cư người Chăm vẫn định cư rất lâu từ trước đó. Khi Hội An trở thành thương
cảng quốc tế sầm uất, nơi đây đã tiếp nhận nhiều cư dân mới đến từ nhiều nền
văn hóa khác nhau giúp cho Hội An có được một nền văn hóa nhiều tầng,
nhiều lớp và đa dạng, thể hiện ở tất cả các hình thái văn hóa phi vật thể như
phong tục tập quán, văn học dân gian, ẩm thực, lễ hội... Một đặc điểm nổi bật
khác của văn hóa Hội An là tính bình dân.
Tín ngưỡng tại Hội An, bên cạnh tục thờ cúng gia tiên, những người
dân còn có tục thờ Ngũ tự gia đường. Theo quan niệm ở đây, nước có vua nhà
có chủ, thần chủ nhà chính là Ngũ tự gia đường. Phần đông ý kiến cho rằng
Ngũ tự gia đường là năm vị thần trong coi cai quản và sắp đặt vận mệnh cho
8


một gia đình, gồm thần Bếp, thần Giếng, thần Cổng, Tiên sư bổn mạng và
Cửu thiên huyền. Với một số ít người Hoa, Ngũ tự gia đường gồm năm vị
thần Táo quân, Môn thần, Hộ thần, Tỉnh thần và Trung Lưu thần.
Về tôn giáo, có thể thấy ở Hội An tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau
như Phật giáo, Công giáo Rôma, Tin Lành, Cao Đài... nhưng Phật giáo vẫn
chiếm đa số nhất. Những vị phật được thờ chủ yếu là Phật Bà Quan
Âm và Thích Ca Mâu Ni, một số gia đình còn thờ Tam thế phật, gồm Thích
Ca Mâu Ni và hai vị Quân Âm Bồ Tát, Thế Chí Bồ Tát. Trong mỗi nhà, khám
thờ Phật được đặt nơi trang nghiêm, thanh tịnh, thường cao hơn ban thờ gia
tiên một bậc. Thậm chí có những gia đình dành riêng một gian rộng để thờ
Phật và làm nơi tụng niệm.
Một điểm khác biệt nữa trong tín ngưỡng ở Hội An là tục thờ Quan
Công, tuy ít gặp ở nông thôn nhưng đặc biệt phổ biến ở thành thị. Tuy hệ
thống thần thánh được tôn thờ ở Hội An rất đa dạng và phong phú, nhưng
Quan Công lại được xem như vị thánh linh thiêng nhất. Miếu thờ Quan Công
được xây dựng ngay trong trung tâm khu phố cổ, trở thành một trung tâm tín
ngưỡng thiêng liêng, quanh năm hương khói nghi ngút.

Lễ hội truyền thốngỞ Hội An hiện nay vẫn gìn giữ được nhiều loại
hình lễ hội truyền thống, như lễ hội kính ngưỡng thành hoàng làng, lễ hội
tưởng niệm những vị tổ sư ngành nghề, lễ hội kỷ niệm các bậc thánh nhân, lễ
hội tín ngưỡng tôn giáo. Quan trọng nhất chính là những lễ hội đình ở
các làng ven đô thị. Thông thường, mỗi làng đều có một ngôi đình để thờ
thành hoàng và các vị tiền hiên. Mỗi năm, thường vào đầu mùa xuân, các làng
lại mở lễ hội để kính ngưỡng vị thánh của làng mình và tưởng nhớ công lao
các vị tiên hiền. Tại các làng chài ven sông, biển của Hội An, đua ghe là một
sinh hoạt văn hóa không thể thiếu, thường diễn ra trong dịp mừng xuân từ
mùng 2 đến mùng 7 tháng giêng, cầu ngư vào rằm tháng hai và cầu an vào
khoảng trung tuần tháng ba âm lịch.
9


Từ năm 1998, chính quyền Hội An bắt đầu tổ chức Lễ hội đêm rằm phố
cổ vào mỗi đêm 14 âm lịch hàng tháng. Ý tưởng độc đáo này xuất phát từ
mong ước của kiến trúc sư Ba Lan Kazimier Kwiatkowski, người đã dành
nhiều công sức trong việc bảo tồn hai di sản Hội An và Mỹ Sơn. Trong dịp lễ
hội, thời gian từ 17 đến 22 giờ, tất cả các ngôi nhà, hàng quán, tiệm ăn đều
tắt điện, toàn bộ khu phố chìm trong ánh sáng của trăng rằm và những ngọn
đèn lồng. Trên các con phố, những phương tiện giao thông tạm thời bị cấm,
chỉ dành cho người đi bộ. Tại các điểm di tích, nhiều hoạt động ca nhạc, trò
chơi dân gian, thi đấu cờ tướng, đành bài chòi, thả hoa đăng... được tổ chức.
Khi các ngày lễ lớn khác trùng vào đêm rằm, các hoạt động văn hóa sẽ phong
phú hơn với những vũ hội hóa trang, vịnh thơ Đường, múa lân... Khách du
lịch đến Hội An vào dịp đêm rằm sẽ được sống trong một không gian đô thị từ
những thế kỷ trước.
Âm nhạc, diễn xướng và trò chơi dân gian
Hát bài chòi ở Hội An những hình thức diễn xướng, trò chơi dân gian ở
Hội An kết tinh từ quá trình lao động của cư dân địa phương, ngày nay vẫn

được gìn giữ và là một phần quan trọng trong đời sống tinh thần nơi đây. Có
thể kể đến những điệu hát hò khoan, các điệu hò giựt chì, hò kéo neo, những
điệu lý, vè, các hình thức hát tuồng, bả trạo, hô thai, hô bài chòi... Hội An còn
có truyền thống về diễn tấu cổ nhạc trong các dịp hội hè, tang ma hiếu hỉ, và
truyền thống ca nhạc tài tử với những nghệ nhân khá nổi tiếng. Những người
dân ở đây cũng có rất nhiều thú chơi, tiêu biểu có thể kể đến trò bài tới, trò đỗ
xăm hường, trò thai đề xổ cử nhân, trò thả thơ, trò chơi thư pháp.
Một hình thức diễn xướng dân gian có vai trò rất lớn trong đời sống
tinh thần, tâm linh của cư dân vùng biển Hội An là hát bả trạo. Trình tự một
buổi biểu diễn bả trạo có kết cấu như một hoạt cảnh thể hiện những diễn biến
từ khi con thuyền ra khơi cho đến khi cập bến an toàn. Bả trạo thuộc thể loại
dân ca lễ nghi, có sự kết hợp với hình thức diễn tuồng, một loại hình sân
10


khấu rất được người dân Quảng Nam yêu thích. Ngoài lối múa hát chèo
thuyền đã được nghệ thuật hóa, lối hát trong bả trạo còn có lối xướng, hô và
trình diễn các điệu dân ca như hò, lý, ngâm, hát... được thể hiện qua tài năng
của các nghệ nhân tạo nên sự hấp dẫn với người xem. Những cư dân Hội An
còn dùng diễn xướng bả trạo làm nghi thức trong tang lễ những người dân ven
biển, than khóc số phận người xấu số, ca ngợi công đức người đã khuất.
Ẩm thực dân gian Với vị trí vùng cửa sông ven biển, nơi gặp nhau của
các tuyến giao thông đường thủy và cũng là nơi hội tụ về kinh tế, văn hóa liên
tục trong nhiều thế kỷ, Hội An có được một nền ẩm thực đa dạng và mang
những sắc thái riêng biệt. Ngày nay tại Hội An vẫn lưu truyền một số thói
quen, tập quán ẩm thực của một số gia đình người Hoa. Vào những dịp lễ tết,
các dịp hôn hỉ, họ thường nấu một số món ăn riêng như bún xào Phước Kiến,
cơm Dương Châu, kim tiền kê, phạch xồi... để cùng nhau thưởng thức, cũng
là dịp nhớ lại nguồn gốc dân tộc
Một trong những món ăn tiêu biểu của ẩm thực Hội An là món cao lầu.

Bên cạnh những món đặc sản mang tính phố thị như cao lầu, hoành
thánh, bánh bao, bánh vạc... Hội An còn có nhiều món ăn dân dã hấp dẫn
như bánh bèo, hến trộn, bánh xèo, bánh tráng... và đặc biệt là mì Quảng. Đúng
như tên gọi, món mỳ này có nguồn gốc xuất phát từ Quảng Nam. Mỳ Quảng
cũng như phở, bún đều được chế biến từ gạo nhưng lại có sắc thái và hương
vị rất riêng biệt. Ở Hội An, mỳ Quảng được bán khắp nơi, từ các quán ăn
thành thị đến những hàng quán ở thôn quê, đặc biệt là những quán mỳ trên hè
phố.Bánh bao, bánh vạc là một trong những món ăn sang trọng, ngon và lạ
của phố cổ Hội An. Bánh bao, bánh vạc thường đi đôi với nhau, cả hai đều
được làm bằng nguyên liệu chính là bột gạo.
2.1.2 Công tác quản lý.
Để đảm bảo khu phố cổ được sạch đẹp, không mất mĩ quan đô thị,
UBND đã có quyết định mở cuộc kiểm tra và lập trật tự đô thị.Sau thời gian
11


kiểm tra, nhắc nhở, bắt đầu từ tối 15.2, các tổ công tác liên ngành của TP.Hội
An đã đồng loạt tiến hành xử lý kiên quyết đối với các hành vi vi phạm về trật
tự kinh doanh, buôn bán và bảo vệ cảnh quan trong khu vực phố cổ, theo chủ
trương của thành phố, vì thời gian qua tình trạng vi phạm trật tự kinh doanh,
buôn bán, vệ sinh môi trường trong khu vực phố cổ diễn ra rất phức tạp.
Chính quyền đã huy động sức mạnh của cộng đồng trong công tác quản
lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản tại Hội An.Việc huy động sức mạnh
cộng đồng trong công tác quản lý, bảo tồn và phát huy các giá trị di sản tại
Hội An, tỉnh Quảng Nam luôn là vấn đề quan trọng, cấp thiết. Nỗ lực của
cộng đồng dân cư chính là yếu tố cơ bản, quyết định sự sống còn của Di sản
Văn hóa Thế giới Hội An.
Ngày 31.10, Chủ tịch UBND tỉnh quyết định thành lập Ban Chỉ đạo
thực hiện quy hoạch đầu tư tổng thể bảo tồn, tôn tạo và phát huy giá trị Di sản
văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An gắn với phát triển TP.Hội An và du lịch giai

đoạn 2012 - 2025, do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Trần Minh Cả làm Trưởng
ban.
Ban Chỉ đạo có trách nhiệm xây dựng kế hoạch và chỉ đạo các ngành,
địa phương phối hợp triển khai thực hiện quy hoạch đầu tư tổng thể bảo tồn,
tôn tạo và phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới đô thị cổ Hội An gắn với
phát triển TP.Hội An và du lịch giai đoạn 2012 - 2025 đã được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt (tại Quyết định số 78/QĐ-TTg ngày 12.1.2012). Ngoài
ra, chủ động xúc tiến các nguồn vốn Trung ương, ODA, tranh thủ các nguồn
vốn tài trợ trong và ngoài nước để thực hiện quy hoạch; thường xuyên kiểm
tra đánh giá kết quả thực hiện, giải quyết kịp thời các vướng mắc, phát sinh...
nhằm triển khai thực hiện quy hoạch đạt mục tiêu đề ra.
UBND phường Minh An (TP.Hội An) cho biết, trong khu phố cổ Hội
An hiện có 77 ngôi nhà cổ đang xuống cấp, cần trùng tu bảo vệ. Để đảm bảo
12


an toàn, nhất là trong mùa mưa bão năm nay, chính quyền địa phương đã khảo
sát và thông báo đến từng gia đình có trách nhiệm trùng tu, tôn tạo nhằm
tránh nguy cơ sập đổ. UBND thành phố cũng có kế hoạch ứng kinh phí để hỗ
trợ theo cơ chế ưu đãi cho các chủ sở hữu sửa chữa, tôn tạo; đồng thời lập kế
hoạch quản lý tạm thời các ngôi nhà đã được trùng tu, đưa vào sử dụng.
Ngày 04/12/1999 là chính thức Hội An được vinh danh trên danh mục
di sản văn hóa thế giới. Từ đó đến nay đã trải qua chặng đường 12 năm bảo
tồn và phát huy giá trị, mặc dù còn có những điểm chưa thật sự hoàn hảo,
chưa thật sự hài lòng nhưng những thành quả, những nỗ lực trong chặng
đường 12 năm qua là rất đáng phấn khởi và tự hào.
Cơ sở hạ tầng Khu phố cổ cũng đã được tập trung đầu tư với dự án từ
nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia về văn hóa của Chính phủ gần 21
tỷ đồng bao gồm các hạng mục công trình như: Ngầm hóa hệ thống điện, điện
thoại, cáp truyền hình, cấp thoát nước, chữa cháy, nâng cấp vỉa hè và lòng

đường.
Trên lĩnh vực nghiên cứu khoa học, tuyên truyền, phát huy giá trị di
sản, ngành Văn hóa Hội An đã triển khai 8 cuộc khai quật khảo cổ học; Thực
hiện 3 đề tài nghiên cứu cấp quốc tế, 6 đề tài cấp ngành, 3 đề tà cấp tỉnh, 15
đề tài cấp cơ sở tạo thêm nguồn tư liệu dồi dào để phát huy, quảng bá di sản
văn hóa Hội An; Công tác Lập hồ sơ khoa học xếp hạng di tích cấp quốc gia,
cấp tỉnh cho 30 di tích, dựng phát huy giá trị di tích cho 30 di tích cách mạng,
lập hồ sơ lưu trữ cho 49 di tích cách mạng và hàng ngàn hiện vật bảo tàng,
đây là cơ sở khoa học, pháp lý góp phần cho công tác quản lý di sản vật thể,
phi vật thể của Hội An.
Trong công tác quản lý nhà nước về văn hóa, các ban ngành đã tích cực
tham mưu cho UBND thành phố ban hành nhiều văn bản phát huy tạo ra cơ
sở pháp lý để quản lý tốt hơn Di sản văn hóa Hội An như “Quy chế quản lý,
13


bảo tồn, sử dụng Khu phố cổ Hội An”, các quy chế về quản lý quảng cáo,
quản lý hoạt động kinh doanh trong Khu phố cổ, khai thác du lịch tại các
điểm tham quan, về vệ sinh môi trường…
Cùng với bảo tồn di sản văn hóa là bảo vệ môi trường di sản cũng được
triển khai với các chương trình “Một giờ không sử dụng đèn điện”, “Một ngày
không sử dụng túi ni lông”, tổ chức thường xuyên “Một giờ vì Hội An Xanh –
Sạch – Đẹp”, hoạt động ra quân trồng cây xanh để giữ gìn môi trường sinh
thái,… Tất cả nhằm đến mục đích xây dựng thành phố Hội An theo định
hướng xây dựng thành phố Hội An theo định hướng Sinh thái – Văn hóa – Du
lịch.
Các hoạt động phục vụ tham quan du lịch cũng được đầu tư xây dựng
với những hình thức ngày càng phong phú, phù hợp hơn, tạo nên hấp lực mới
di sản. Lượng khách tham quan ngày càng tăng, nhất là từ sau khi Khu phố cổ
Hội An được công nhận là Di sản Thế giới. Hội An cũng trở thành điểm đến

tham quan học tập kinh nghiệm quản lý di sản của nhiều đoàn khách chuyên
môn ở trong và ngoài nước.
Qua những nỗ lực đó, từ năm 1999 đến nay Hội An đã liên tục đạt được
những phần thưởng, danh hiệu cao quý của Đảng và nhà nước ta và từ các tổ
chức chuyên ngành có uy tín của quốc tế. Ghi nhận những nỗ lực của Đảng
bộ, nhân dân Hội An trong thời kỳ Đổi mới, Đảng và Nhà nước ta đã phong
tặng danh hiệu Anh hùng Lao động vào năm 1999 cho Hội An. Trong thời
gian ngắn hàng chục dự án khách sạn, resort cao cấp, hàng loạt khách sạn tư
nhân, nhà hàng, cửa hàng dịch vụ, các khu dân cư, biệt thự, các khu đô thị
mới…mọc lên khiến không gian đô thị phình to nhanh chóng kể cả về quy mô
sử dụng đất và quy mô dân số.

2.2.3. Giả pháp bảo tồn và phát huy các giá trị di sản.
14


- Đảm bảo việc bảo tồn các đô thị lịch sử và di sản đô thị của phố cổ
một cách có hiệu quả và công bằng, hướng tới cách tiếp cận toàn diện và xem
xét bối cảnh nhận thức rộng lớn. Bối cảnh này bao hàm cả địa hình, địa mạo,
thủy văn và các đặc điểm tự nhiên, môi trường được xây dựng, cả trong lịch
sử và hiện tại, cơ sở hạ tầng trên và dưới lòng đất, các không gian mở và vườn
tược, mô hình sử dụng đất và tổ chức không gian, nhận thức và các mối tương
quan thị giác, cũng như các yếu tố khác thuộc về cấu trúc đô thị của một khu
di sản.
- Cần có các chính sách và cơ chế rõ ràng, áp dụng cách tiếp cận dựa
trên quyền con người nhằm đảm bảo sự tham gia tích cực của cộng đồng
trong việc thiết kế, quản lý và chia sẻ công bằng lợi ích. Điều này sẽ hỗ trợ
việc gắn kết các mục tiêu bảo tồn với công bằng xã hội và mức cuộc sống của
người địa phương cũng như các chủ nhân và những người quản lý truyền
thống của các yếu tố tạo nên di sản đô thị.

- Quản lý du lịch là một phần không thể tách rời trong mọi kế hoạch
bảo tồn và quản lý các đô thị lịch sử. Khi được quản lý một cách phù hợp, các
chức năng mới như dịch vụ và du lịch sẽ trở thành những sáng kiến kinh tế
quan trọng có thể đóng góp vào sự thịnh vượng của cộng đồng cũng như công
tác bảo tồn tại các khu đô thị lịch sử và di sản văn hóa liên quan, đồng thời
đảm bảo sự đa dạng về kinh tế, xã hội và chức năng cư trú. Việc đảo đảm các
dịch vụ và nhằm bảo vệ các di sản vật thể và phi vật thể có vai trò quan trọng
đối với cả cộng đồng địa phương và khách du lịch.
- Hợp tác công - tư nên được thúc đẩy thông qua quan hệ đối tác nhằm
đảm bảo áp dụng thành công các sáng kiến mang lại cách thức và phương tiện
giảm nghèo đô thị và thúc đẩy phát triển xã hội và con người. Tuy nhiên, việc
gắn kết khu vực tư nhân trong công tác bảo tồn và phát huy giá trị di sản
không làm ảnh hưởng đến các mục tiêu quản lý, thay thế các sáng kiến địa

15


phương, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước cũng như tính thống
nhất toàn diện giữa các yếu tố di sản.
- Đối với các công trình di sản gỗ dễ bị hư hại, cần có sự quan tâm và
đầu tư đặc biệt đối với các đô thị lịch sử Châu Á nhằm phòng tránh và giảm
thiểu rủi ro, đặt biệt trong bối cảnh tác động của biến đổi khí hậu ngày càng
gia tăng. Ngoài ra, các chính sách và thực hành nhạy cảm sinh thái cần được
xây dựng và đầu tư hướng tới tăng cường tính bền vững và chất lượng cuộc
sống đô thị, đặc biệt liên quan đến tiêu thụ nước và năng lượng.
- Tăng cường tính liên kết giữa các quy định của địa phương và quốc
gia với các cam kết quốc tế, hợp tác khu vực và chia sẻ kinh nghiệm thông
qua việc giám sát và đánh giá thường xuyên của các cơ quan chính quyền
Trung ương và địa phương với sự hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi của các tổ
chức quốc tế.


2.2 Kinh Thành Huế.
2.2.1 Tổng quan về Kinh Thành Huế.
Trong gần 400 năm (1558-1945), Huế đã từng là Thủ phủ của 9 đời
chúa Nguyễn ở Đàng Trong, là Kinh đô của triều đại Tây Sơn, rồi đến Kinh
đô của quốc gia thống nhất dưới 13 triều vua Nguyễn. Cố đô Huế ngày nay
vẫn còn lưu giữ trong lòng những di sản văn hóa vật thể và phi vật thể chứa
đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.
Suốt mấy thế kỷ, bao nhiêu tinh hoa của cả nước được chắt lọc hội tụ về đây
hun đúc cho một nền văn hóa đậm đà bản sắc để hoàn chỉnh cho một bức
cảnh thiên nhiên tuyệt vời sẵn bày sông núi hữu tình thơ mộng. Bởi vậy, nói
đến Huế, người ta nghĩ ngay đến những thành quách, cung điện vàng son,

16


những đền đài miếu vũ lộng lẫy, những lăng tẩm uy nghiêm, những danh lam
cổ tự trầm tư u tịch, những thắng tích thiên nhiên thợ trời khéo tạc...
Trên nền tảng vật chất và tinh thần đã được hình thành ở Huế từ đầu thế
kỷ XIV (khi vua Chăm là Chế Mân dâng hai Châu Ô, Rí cho nhà Trần để làm
sính lễ cưới công chúa Huyền Trân), các chúa Nguyễn (thế kỷ XVI-XVIII),
triều đại Tây Sơn (cuối thế kỷ XVIII) và 13 đời vua Nguyễn (1802-1945) đã
tiếp tục phát huy và gây dựng ở vùng Huế một tài sản văn hóa vô giá. Tiêu
biểu nhất là Quần thể di tích của Cố đô đã được sánh ngang hàng với các kỳ
quan hằng ngàn năm tuổi của nhân loại trong danh mục Di sản Văn hóa thế
giới của UNESCO.
Nằm giữa lòng Huế, bên bờ Bắc của con sông Hương dùng dằng chảy
xuyên qua từ Tây sang Đông, hệ thống kiến trúc biểu thị cho quyền uy của
chế độ trung ương tập quyền Nguyễn vẫn đang sừng sững trước bao biến
động của thời gian. Đó là Kinh thành Huế, Hoàng thành Huế, Tử cấm thành

Huế, ba tòa thành lồng vào nhau được bố trí đăng đối trên một trục dọc xuyên
suốt từ mặt Nam ra mặt Bắc. Hệ thống thành quách ở đây là một mẫu mực
của sự kết hợp hài hòa nhuần nhuyễn giữa tinh hoa kiến trúc Đông và Tây,
được đặt trong một khung cảnh thiên nhiên kỳ tú với nhiều yếu tố biểu tượng
sẵn có tự nhiên đến mức người ta mặc nhiên xem đó là những bộ phận của
Kinh thành Huế - đó là núi Ngự Bình, dòng Hương Giang, cồn Giã Viên, cồn
Bộc Thanh... Nhìn từ phía ngược lại, những công trình kiến trúc ở đây như
hòa lẫn vào thiên nhiên tạo nên những tiết tấu diệu kỳ khiến người ta quên
mất bàn tay con người đã tác động lên nó.
Hoàng thành giới hạn bởi một vòng tường thành gần vuông với mỗi
chiều xấp xỉ 600m với 4 cổng ra vào mà độc đáo nhất thường được lấy làm
biểu tượng của Cố đô: Ngọ Môn, chính là khu vực hành chính tối cao của
triều đình Nguyễn. Bên trong Hoàng thành, hơi dịch về phía sau, là Tử cấm
thành - nơi ăn ở sinh hoạt của Hoàng gia.
17


Xuyên suốt cả ba tòa thành, khi thì lát đá cụ thể khi thì mang tính ước
lệ, con đường Thần đạo chạy từ bờ sông Hương mang trên mình những công
trình kiến trúc quan yếu nhất của Kinh thành Huế: Nghinh Lương Đình, Phu
Văn Lâu, Kỳ Đài, Ngọ Môn, điện Thái Hòa, điện Cần Chánh, điện Càn
Thành, cung Khôn Thái, lầu Kiến Trung... Hai bên đường Thần đạo này là
hàng trăm công trình kiến trúc lớn nhỏ bố trí cân đối đều đặn, đan xen cây cỏ,
chập chờn khi ẩn khi hiện giữa những sắc màu thiên nhiên, luôn tạo cho con
người một cảm giác nhẹ nhàng thanh thản.
Xa xa về phía Tây của Kinh thành, nằm hai bên bờ sông Hương, lăng
tẩm của các vua Nguyễn được xem là những thành tựu của nền kiến trúc cảnh
vật hóa. Lăng vua đôi khi lại là một cõi thiên đường tạo ra cho chủ nhân
hưởng thú tiêu dao lúc còn sống, rồi sau đó mới trở thành cõi vĩnh hằng khi
bước vào thế giới bên kia. Hàm nghĩa như vậy nên kiến trúc lăng tẩm ở đây

mang một phong thái hoàn toàn riêng biệt của Việt Nam.
Mỗi lăng vua Nguyễn đều phản ánh cuộc đời và tính cách của vị chủ
nhân đang yên nghỉ: lăng Gia Long mộc mạc nhưng hoành tráng giữa núi
rừng trùng điệp khiến người xem cảm nhận được hùng khí của một chiến
tướng từng trải trăm trận; lăng Minh Mạng uy nghi bình chỉnh đăng đối giữa
rừng núi hồ ao được tôn tạo khéo léo, hẳn có thể thấy được hùng tâm đại chí
của một chính trị gia có tài và tính cách trang nghiêm của một nhà thơ quy củ;
lăng Thiệu Trị thâm nghiêm, vừa thâm trầm u uẩn giữ chốn đồng không
quạnh quẽ, cũng thể hiện phần nào tâm sự của một nhà thơ siêu việt trên văn
đàn song không nối được chí tiền nhân trong chính sự; lăng Tự Đức thơ mộng
trữ tình được tạo nên chủ yếu bằng sự tinh tế của con người, phong cảnh nơi
đây gợi cho du khách hình ảnh của một tao nhân mang nặng nỗi niềm trắc ẩn
bởi tâm huyết của một nhà vua không thực hiện được qua tính cách yếu ớt của
một nhà thơ...

18


Bên cạnh thành quách cung điện lăng tẩm nguy nga tráng lệ, Huế còn
lưu giữ trong lòng bao nhiêu công trình kiến trúc độc đáo gắn liền với thể chế
của hoàng quyền mà cách phối trí của các khoảng không gian đã tiến đến đỉnh
cao của sự hài hòa trong bố cục. Song song với Kinh thành vững chãi bảo vệ
bốn mặt, Trấn Bình Đài án ngữ đường sông, Trấn Hải Thành trấn giữ mặt
biển, Hải Vân Quan phòng ngự đường bộ phía Nam, cả một hệ thống thành
lũy của Kinh đô song không mấy ai để ý đến tính quân sự của nó vì nghệ
thuật kiến trúc đã đạt đến đỉnh cao. Đan xen giữa các khu vực kiến trúc cảnh
vật hóa độc đáo ấy, chúng ta còn có thể tham quan đàn Nam Giao - nơi vua tế
trời; đàn Xã Tắc - nơi thờ thần đất, thần lúa; Hổ Quyền - đấu trường duy nhất
dành cho voi và hổ; Văn Miếu - nơi thờ Khổng Tử và dựng bia khắc tên Tiến
sĩ văn thời Nguyễn; Võ Miếu - nơi thờ các danh tướng cổ đại và dựng bia

khắc tên Tiến sĩ võ; điện Hòn Chén - nơi thờ Thánh mẫu Thiên Y A Na... còn
quá nhiều những thắng tích liên quan đến triều Nguyễn hòa điệu trong những
thắng cảnh thiên nhiên nổi tiếng như sông Hương, núi Ngự, Vọng Cảnh,
Thiên Thai, Thiên An, Cửa Thuận... thực sự là những bức tranh non nước
tuyệt mỹ.
Huế từng hiện hữu những khu vườn ngự danh tiếng như Ngự Viên, Thư
Quang, Thường Mậu, Trường Ninh, Thiệu Phương... Chính phong cách kiến
trúc vườn ở đây cũng lan tỏa khắp nơi trong dân gian, phối hợp với những
nhân tố sẵn có, dần dần định hình một kiểu thức nhà vườn đặc thù của xứ
Huế. Đây là thành phố của những khu nhà vườn với những ngôi nhà cổ thâm
nghiêm ẩn hiện giữa xóm phường bình yên trong lòng cố đô. Mỗi một khu
nhà vườn lại mang bóng dáng của Kinh Thành Huế thu nhỏ, cũng có bình
phong thay núi Ngự, bể nước thế dòng Hương, đôi tảng đá cụm hoa thay cho
cồn Dã Viên, Bộc Thanh... đủ các yếu tố tiền án, hậu chẩm, tả long, hữu hổ...
lại bốn mùa hoa trái, ríu rít chim ca, không gian ấy còn là thế giới của những

19


thi nhân mặc khách đối ẩm ngâm vịnh, là nơi diễn xướng những điệu ca Huế
não nùng như Nam Bình, Nam Ai... trong những đêm gió mát trăng thanh.
Gần một thế kỷ rưỡi là Kinh đô của một triều đại phong kiến với thiết
chế chính trị dựa trên nền tảng Nho giáo, lại từng là thủ phủ của Phật giáo
một thời, bên cạnh những kiến trúc cung đình lộng lẫy vàng son, Huế còn lưu
giữ hàng trăm ngôi chùa thâm nghiêm cổ kính, an lạc giữa những núi rừng
hoang vu u tịch. Ông Amadou MahtarM’bow - Nguyên Tổng giám đốc
UNESCO, đã thật tinh tế khi đưa ra một nhận xét trong lời kêu gọi cho cuộc
vận động bảo vệ, giữ gìn, tu sửa và tôn tạo di sản văn hóa Huế: “Nhưng Huế
không phải chỉ là một mẫu mực về kiến trúc mà còn là một cao điểm về tinh
thần và một trung tâm văn hóa sôi động - ở đó đạo Phật và đạo Khổng đã

thấm sâu, hòa nhuyễn vào truyền thống địa phương, nuôi dưỡng một tư tưởng
tôn giáo, triết học và đạo lý hết sức độc đáo”.
Gắn với một triều đại phong kiến tuân thủ những nguyên tắc rạch ròi
của triết lý Khổng Mạnh, lễ hội và âm nhạc ở vùng kinh sư này đã phát triển
vô cùng phong phú và mang đậm phong cách dân tộc. Triều đình thì có lễ Tế
Giao, Tế Xã Tắc, lễ Nguyên Đán, lễ Đoan Dương, lễ Vạn Thọ, lễ Đại triều, lễ
Thường triều, lễ Ban Sóc, lễ Truyền Lô, lễ Duyệt Binh... mỗi một lễ hội đều
có những bước nghi thức mà phần hồn của nó chính là âm nhạc lễ nghi cung.
Dân gian cũng đa dạng các loại hình lễ hội: lễ hội điện Hòn Chén, lễ hội Cầu
Ngư, lễ hội vật Sình, lễ hội đua ghe, lễ hội tế đình, tế chùa, tế miếu... gắn kết
với các loại hình lễ hội lại là những hình thức âm nhạc lễ nghi dân gian muôn
màu muôn vẻ. Cùng tồn tại với dòng âm nhạc mang tính lễ nghi, loại hình âm
nhạc mang tính giải trí tiêu khiển của xứ Huế cũng được thế giới biết đến như
một điển hình mang đậm bản sắc riêng của một vùng văn hóa, mộc mạc thuần
khiết, đặc thù không pha trộn. Đó là những điệu múa Huế, những vở tuồng
Huế, những bài ca Huế mà ngày nay đã trở thành những món ăn tinh thần
không thể thiếu trong một chuyến tham quan Cố đô của du khách mọi miền.
20


Huế ngày nay vẫn đang gạn đục khơi trong, cố giữ gìn những tinh hoa văn
hóa cổ truyền của dân tộc, cố bảo tồn những hình thái nghệ thuật được tạo nên
bằng trí tuệ tâm huyết của tiền nhân nay đang ở bên bờ lãng quên, cố phục hồi
những giá trị tinh thần quí báu của cha ông khi còn có thể.
Các loại hình âm nhạc truyền thống mang tính giải trí tiêu khiển vẫn
đang được bảo tồn gần như nguyên vẹn trong lòng thành phố Huế. Vừa qua,
điều khiến cho người dân Huế vui mừng nhất là Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố
đô Huế phối hợp với Hội Văn nghệ Dân gian Việt Nam dưới sự cố vấn của
nhiều nhà khoa học trong nước và nước ngoài, đã thiết lập hồ sơ đệ trình
UNESCO xin công nhận Âm nhạc cung đình Huế: Nhã nhạc (triều Nguyễn)

là Kiệt tác di sản văn hóa Phi vật thể và Truyền khẩu của nhân loại. Tuy mọi
việc vẫn còn ở phía trước, song động thái đó cũng đủ nói lên giá trị vô vàn
của âm nhạc truyền thống Huế.
Ngày nay, Huế trở thành một thành phố Festival đặc trưng của Việt
Nam. Cứ mỗi hai năm, nhân dân thành phố Huế lại đón chào ngày lễ hội trọng
đại này trong niềm háo hức, mừng vui khôn cùng. Trong ý nghĩ của nhiều
người, Huế trở thành thành phố Festival gần như là một điều tất yếu vì ở Huế
còn bảo lưu khá điển hình diện mạo một kinh đô của triều đại phong kiến mà
các công trình kiến trúc lại hòa điệu với thiên nhiên tạo nên những tiết tấu độc
đáo với những lễ hội, âm nhạc, ẩm thực truyền thống được bảo tồn phong phú
đa dạng.
Cách cấu tạo giữa kiến trúc và cảnh quan làm cho Huế trở thành một
thành phố của sự hài hòa giữa kiến trúc - thiên nhiên và con người “Huế thực
hiện được sự tổng hợp giữa đạo và đời trong kiến trúc, tổng hợp được cổ xưa
và hiện đại, qua đó cố đô cổ kính chung sống hài hòa với thành phố trẻ mới
ngày nay”.
Với một di sản văn hóa vật thể và tinh thần mang ý nghĩa quốc hồn
quốc túy của dân tộc, Huế là một hiện tượng văn hóa độc đáo của Việt Nam
21


và thế giới. Di sản Huế đang được bảo tồn rất tốt bởi những nỗ lực không mệt
mỏi của Đảng bộ và nhân dân Thừa Thiên Huế, của Bộ Văn hóa Thông tin,
mà trực tiếp là Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế. Ngày 11 tháng 12 năm
1993, cả nước hân hoan đón mừng Quần thể di tích Cố đô được UNESCO
công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới; ngày 7 tháng 11 năm 2003 vừa qua,
văn hóa Huế một lần nữa được đăng quang khi Âm nhạc cung đình Huế: Nhã
nhạc (triều Nguyễn) đã được UNESCO ghi tên vào danh mục Các Kiệt tác Di
sản phi vật thể của nhân loại. Hẳn không chỉ như vậy, với một công cuộc bảo
tồn lớn lao theo những tiêu chuẩn cao nhất của Di sản Thế giới, kho tàng văn

hóa Huế sẽ còn nở rộ những đóa hoa nghệ thuật khác nữa. “Huế sẽ mãi mãi
được giữ gìn” cho Việt Nam và cho thế giới, mãi mãi là niềm tự hào của
chúng ta.
2.2.2. Công tác quản lý, phát giá trị của huy di sản.
Có một thời kỳ dài, nhiều công trình kiến trúc cung đình triều Nguyễn
(1802 - 1945) ở Huế bị lãng quên, trở thành những phế tích hoang tàn, đổ nát
vì thiên tai, bom đạn. Cho đến năm 1993, khi Quần thể Di tích Cố đô Huế
được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới thì công tác bảo tồn,
trùng tu, tôn tạo mới thực sự được quan tâm và đẩy mạnh. Từ đó đến nay,
bằng nguồn lực trong nước và quốc tế, nhiều công trình đã được hồi sinh, trở
lại với hình bóng vàng son, lộng lẫy như xưa.
Quần thể Di tích Cố đô Huế có quy mô lớn nhất trong số các di sản văn
hóa thế giới ở Việt Nam, với hơn 1400 công trình kiến trúc thuộc 32 cụm di
tích, nằm trải rộng trên một diện tích hàng chục triệu m2, bao trùm lên toàn
bộ diện tích của Tp. Huế cùng với 2 thị xã và 2 huyện lân cận.
Trước sự xuống cấp của các công trình kiến trúc cung đình Huế, ngay
sau khi được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới, chính quyền
tỉnh Thừa Thừa Huế lập tức giao cho Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
22


lên phương án bảo tồn, tôn tạo và trùng tu nhằm bảo vệ cho bằng được quần
thể di sản khổng lồ này.
Theo quy định của UNESCO, sau khi được công nhận là di sản thế
giới, cứ 2 năm một lần Tổ chức này lại tiến hành một đợt thanh tra công tác
bảo tồn, trùng tu di sản của Huế. Đặc biệt, liên tục từ năm 2006 đến 2012,
hàng năm Huế phải có báo cáo giải trình trước UNESCO về công tác trùng tu,
bào tồn di sản của mình và đều được UNESCO đánh giá cao. Vì thế, đến năm
2013 Huế đã được UNESCO đưa ra khỏi danh sách các di sản cần được theo
dõi và khuyến cáo. Với những thành công xuất sắc ấy, UNESCO đã nhiều lần

đề nghị Huế cử chuyên gia tham gia vào ICOMOS thuộc Ủy ban Di sản Thế
giới của UNESCO, nhưng vì nhiều lí do khác nhau mà cho đến nay Huế vẫn
chưa cử được người tham gia vào Tổ chức uy tín này.
Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đã làm được một khối lượng
công việc thực sự đồ sộ. Đó là đã tiến hành tu bổ, trùng tu, tôn tạo được hàng
trăm hạng mục kiến trúc quan trọng. Trong đó có những công trình tiêu biểu
thuộc khu vực Hoàng Thành như: Ngọ Môn, Điện Thái Hòa, Hiển Lâm Các,
Thế Miếu, cung Diên Thọ, Duyệt Thị Đường, cung Trường Sanh, lầu Tứ
Phương Vô Sự, hệ thống Trường Lang (hành lang dài trong Tử Cấm Thành)

Cố đô Huế là nơi may mắn còn lưu giữ nhiều di sản văn hóa quý báu
của Việt Nam, trong đó quần thể kiến trúc cố đô, với nhiều cung điện, lầu gác,
đình tạ, hệ thống thành lũy, pháo đài phòng thủ... mang đặc trưng kiến trúc
cung đình Nguyễn đầu thế kỷ 19.
Đặc biệt, Ngọ Môn, cổng chính của Hoàng Thành, một cụm công trình
bề thế, đồ sộ, được xem như biểu tượng của Huế, sau hơn 90 năm, kể từ đợt
trùng tu lớn vào năm 1923 nhân dịp mừng thọ vua Khải Định (1916 - 1925)
40 tuổi, đến nay lại được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế tiến hành một
23


đợt đại trùng tu mới không chỉ có ý nghĩa sửa chữa, bảo vệ mà còn kéo dài
tuổi thọ của công trình quan trọng này.
Các quy trình trùng tu đều được Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế
giám sát chặt chẽ nhằm đảm bảo mọi chi tiết, dù là nhỏ nhất, cũng phải đúng
với nguyên bản. Năm 2014, triển khai thực hiện “Quy hoạch bảo tồn và phát
huy giá trị di tích Cố đô Huế giai đoạn 2010-2020” theo Quyết định
1880/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô
Huế đã đầu tư trùng tu 17 công trình di tích, với tổng nguồn vốn thực hiện là
90 tỷ đồng.

Theo kế hoạch, năm 2015 này, Trung tâm sẽ triển khai trùng tu tiếp 22
công trình di tích, với tổng nguồn vốn đầu tư khoảng 150 tỷ đồng cho các
công trình lăng tẩm của các vị vua triều Nguyễn như: lăng Gia Long, lăng
Minh Mạng, lăng Thiệu Trị, lăng Tự Đức… Đây là những công trình kiến trúc
lớn, có giá trị đặc biệt về mặt lịch sử, kiến trúc, mỹ thuật và mang dấu ấn cá
tính riêng biệt của từng vị vua nhà Nguyễn.
Từ sau khi được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới đến
nay, nhiều chính phủ và 26 tổ chức quốc tế đã tài trợ cho Trung tâm Bảo tồn
Di tích Cố đô Huế gần 10 triệu USD để phục vụ công tác trùng tu, bảo tồn.
Đến nay, Trung tâm bảo tồn Di tích cố đô Huế đã trùng tu, phục hồi
được 132 công trình, hạng mục di tích tiêu biểu thuộc Quần thể Di tích Cố đô
Huế đã được UNESCO công nhận là Di sản Văn hóa Thế giới. Hầu hết các di
tích đều được bảo quản cấp thiết bằng các biện pháp chống dột, chống sập,
chống mối mọt, chống cây cỏ xâm thực, gia cố và thay thế các bộ phận bị hư
hỏng.
Để công tác bảo tồn, trùng tu các di tích một cách bài bản, chuyên
nghiệp và lâu dài, Trung tâm Bảo tồn Di tích Cố đô Huế đang lên kế hoạch
xúc tiến mời các chuyên gia quốc tế giúp Huế xây dựng một chương trình
24


quản lý mang tính chiến lược có tầm nhìn đến năm 2030.Sự tiến bộ rõ nét
trong công tác bảo tồn trùng tu di tích có thể được xác định từ năm 1990 đến
nay mà các thành tựu nổi bật có thể nêu lên là: Phục chế thành công vật liệu
gốm tráng men thanh lưu ly, hoàng lưu ly; Lập hồ sơ khoanh vùng bảo vệ
theo đúng pháp lệnh của Nhà nước; Xây dựng hồ sơ khoa học để đưa di tích
Huế vào danh mục "Di sản Thế giới" và nhạc Cung đình Huế vào danh mục
"Kiệt tác Di sản Phi vật thể và Truyền khẩu của Nhân loại";...
Bên cạnh trùng tu, khôi phục các di tích, Di tích Huế còn chủ động tạo
ra những sản phẩm du lịch mới đặc sắc, hấp dẫn. Đơn vị đã nỗ lực trong việc

nghiên cứu khôi phục lại ngự trà, ngự tửu, tạo ra sản phẩm lưu niệm ý nghĩa
cho du khách, khôi phục các món ăn cung đình, các trò chơi cung đình xưa.
Đơn vị còn thường xuyên tổ chức nhiều chương trình ưu đãi hấp dẫn vào các
dịp lễ lớn, tổ chức các cuộc trưng bày, triển lãm độc đáo, hay mở ra các dịch
vụ khác như xe điện tham quan các điểm di tích, trãi nghiệm đêm Hoàng
Cung với những món ăn cung đình hấp dẫn...
Theo số liệu thống kê, từ năm 2012 đến nay, lượng du khách đến với Di
sản Huế liên tục tăng mạnh. Tính trên lượt vé phát hành, năm 2012 có
1.792.523 lượt khách đến thăm khu di sản Huế, năm 2013 là 1.872.039 lượt,
năm 2014 là 1.932.813 lượt, năm 2015 là 2.046.955 lượt. Đặc biệt năm 2016
vừa qua có hơn 2,5 triệu lượt khách đến tham quan Di sản Huế, góp phần thu
về hơn 260 tỷ đồng tiền vé.
2.2.3. Đễ xuất giải pháp nâng cao chất lượng và phát huy các giá trị văn
hóa của di sản.
Tăng cường và nâng cao hiệu quả của các cấp uỷ đảng, chính quyền và
các cơ quan liên quan trong việc bảo tồn và phát huy giá trị các di tích lịch sử
- văn hóa, nhằm giáo dục truyền thống và phục vụ phát triển kinh tế, nâng cao
đời sống văn hóa tinh thần của nhân dân.
25


×