Tải bản đầy đủ (.pdf) (104 trang)

Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần đầu tư xây dựng Trung Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (692.2 KB, 104 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ HƯƠNG QUẾ

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRUNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng- Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN THỊ HƯƠNG QUẾ

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRUNG NAM

Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS HOÀNG TÙNG

Đà Nẵng- Năm 2013




LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
đươc công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Hương Quế


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU.................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: ....................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Kết cấu đề tài......................................................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 3

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP ................................................................ 10
1.1. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM MỘT TRONG NHỮNG CÔNG CỤ
CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TRONG QUẢN LÝ........................... 10
1.1.1. Hệ thống kiểm soát trong quản lý ................................................. 10
1.1.2. Khái niệm kế toán trách nhiệm ..................................................... 11
1.1.3. Bản chất của kế toán trách nhiệm ................................................. 13

1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH- CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ
TOÁN TRÁCH NHIỆM ........................................................................ 18

1.2.1. Khái niệm về phân cấp quản lý...................................................... 18
1.2.2. Quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm................. 19

1.3. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG
DOANH NGHIỆP.................................................................................. 21
1.3.1. Tổ chức các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp ................ 21
1.3.2. Hệ thống báo cáo thực hiện trong kế toán trách nhiệm ................ 25
1.3.3. Đánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm ............................ 27

1.4. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA NGÀNH XÂY DỰNG LIÊN QUAN
ĐẾN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM.......................................................... 33


1.4.1. Đặc điểm chung của ngành xây dựng ........................................... 33
1.4.2 Giải pháp tổ chức kế toán trách nhiệm tại các công ty xây dựng.. 34

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ...................................................................... 35
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÊN CƠ
SỞ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRUNG NAM................................................ 36
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG TRUNG NAM ........................................................................... 36
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển................................................... 36
2.1.2. Chức năng nhiệm vụ Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Trung
Nam......................................................................................................... 37
2.1.3. Mục tiêu hoạt động Công ty Cổ Phần Đầu Tư Xây Dựng Trung
Nam......................................................................................................... 37
2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý.................................................................. 38
2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ của các phòng ban và các công ty con ...... 39
2.1.6 Tổ chức bộ máy kế toán................................................................. 40


2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRUNG NAM ............... 43
2.2.1. Tình hình phân cấp quản lý hiện nay tại Công ty cổ phần Đầu Tư
Xây Dựng Trung Nam ............................................................................ 43
2.2.2. Công tác lập dự toán Công ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Trung
Nam......................................................................................................... 49
2.2.3. Quy chế giao khoán tại Công ty cổ phần Đầu Tư Xây Dựng Trung
Nam ......................................................................................................... 52
2.2.4. Tình hình tổ chức hệ thống báo cáo kế toán tại Công ty cổ phần
Đầu Tư Xây Dựng Trung Nam ............................................................... 61


2.3 ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÊN CƠ SỞ
PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU
TƯ XÂY DỰNG TRUNG NAM........................................................... 68
2.3.1. Về phân cấp quản lý và đánh giá trách nhiệm .............................. 68
2.3.2. Về công tác lập dự toán................................................................. 69
2.3.3. Về hệ thống báo cáo kế toán ......................................................... 70

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ...................................................................... 71
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRUNG
NAM...................................................................................................... 72
3.1. TỔ CHỨC CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG TRUNG NAM............................... 72
3.1.1. Xác định các trung tâm trách nhiệm ............................................. 73
3.1.2. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ các trung tâm trách nhiệm ............. 75
3.1.3. Xây dựng bộ máy kế toán để hoàn thiện việc xử lý thông tin
trong các trung tâm trách nhiệm. ........................................................... 76


3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP DỰ TOÁN GẮN VỚI CÁC
TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM............................................................ 78
3.2.1. Đối với trung tâm chi phí .............................................................. 78
3.2.2. Đối với trung tâm lợi nhuận.......................................................... 81
3.2.3 Đối với trung tâm đầu tư............................................................... 84

3.3. ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM ..86
3.3.1 Đối với trung tâm chi phí............................................................... 86
3.3.2 Đối với trung tâm lợi nhuận ......................................................... 87
3.3.3 Đối với trung tâm đầu tư ............................................................... 89


3.4. VẬN DỤNG CÔNG CỤ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ĐÁNH GIÁ
CÔNG TÁC GIAO THẦU VÀ GIAO KHOÁN .................................... 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ...................................................................... 91
KẾT LUẬN........................................................................................... 92
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................... 93
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Diễn giải

CP SXC

Chi phí sản xuất chung




Giám đốc

HĐQT

Hội đồng quản trị

DT

Dự toán

TT

Thực tế

CL

Chênh lệch

TL

Tỷ lệ

KTTC

Kế toán tài chính

KTTN


Kế toán trách nhiệm

KTQT

Kế toán quản trị

LN

Lợi nhuận

TSCD

Tài sản cố định

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

CP

Cổ phần

XD

Xây dựng


ROI

Return on Investment (Tỷ lệ hoàn vốn đầu tư)

RI

Residual Income(Thu nhập còn lại)


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
2.1.
2.2.
2.3.

Tên bảng
Bảng dự toán doanh thu Cty Cổ phần Đầu tư
Xây dựng Trung Nam
Bảng dự toán giá vốn Cty Cổ phần Đầu tư Xây
dựng Trung Nam
Bảng dự toán lợi nhuân Cty Cổ phần Đầu tư
Xây dựng Trung Nam

Trang
50
51
52

2.4.


Bảng chi tiết đơn giá giao khoán

54

2.5.

Bảng đối chiếu vật tư

57

2.6.

Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành

58

2.7.
2.8.
2.9.
2.10.
3.1.
3.2.
3.3.
3.4.
3.5

Báo cáo kết quả HĐSXKD Cty Cổ phần Đầu tư
XD Trung Nam
Báo cáo kết quả HĐSXKD Cty CP Xây dựng
Hạ tầng Trung Nam

Báo cáo giá thành xây lắp Cty CP Xây dựng
Hạ tầng Trung Nam
Báo cáo CP QLDN Cty CP Xây dựng Hạ tầng
Trung Nam
Trích kế hoạch chi phí công trình Hòa liên 4
giai đoạn 4- phần trong khoán
Trích báo cáo khối lượng nghiệm thu - thanh
toán công trình
Trích kế hoạch chi phí công trình Hòa liên 4
giai đoạn 4- phần ngoài khoán
Dự toán báo cáo KQKD tại Cty CP Xây dựng
Hạ tầng Trung Nam
Báo cáo dự toán trung tâm đầu tư cho từng
công trình

62
63
65
67
80
82
83
84
85


DANH MỤC SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ đồ
1.1.
2.1.


Tên sơ đồ
Tiến trình của một trung tâm trách nhiệm
Bộ máy quản lý tại Công ty CP Đầu Tư XD Trung
Nam

Trang
16
38

2.2.

Tổ chức bộ máy kế toán tại cơ quan Tổng công ty

41

2.3.

Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty con

42

2.4.

Các trung tâm trách nhiệm trong Tổng công ty

43

2.5.


Phân công chức năng - nhiệm vụ phục vụ công tác
đấu thầu

45

2.6.

Quy trình tổ chức thực hiện công tác giao khoán

48

2.7.

Các loại báo cáo phục vụ cho công tác giao khoán

53

3.1.

Mô hình các trung tâm trách nhiệm

74


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Theo báo cáo của Bộ Xây dựng công bố , tổng hợp số liệu các đơn vị
xây dựng cho thấy, kết quả sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển năm 2012

đều ở mức thấp, rất nhiều chỉ tiêu về giá trị sản xuất kinh doanh, giá trị đầu
tư, doanh thu, lợi nhuận và nộp ngân sách nhà nước đều thấp so với kế hoạch
cũng như so cùng kỳ năm 2011.
Bộ Xây dựng định hướng chỉ đạo bên cạnh việc tiết giảm tối đa chi phí
đầu vào, các doanh nghiệp phải tính toán hạ giá thành sản phẩm, giải quyết
hàng tồn kho, xử lý các khoản nợ đọng, nợ khó đòi, thu hồi công nợ ở các
công ty con, công ty cháu trong Tập đoàn, Tổng công ty. Song song với đó,
xây dựng quy trình, xây dựng chiến lược phát triển, nâng cao hiệu quả quản
trị doanh nghiệp, quản trị thương hiệu. Tái cơ cấu lại ngành nghề kinh doanh
chính, tập trung nguồn lực cho các lĩnh vực thuộc ngành nghề kinh doanh
chính, chuyển đổi cơ cấu kinh doanh theo hướng chuyên môn hóa, hiện đại
hóa. Hình thành một số công ty con có quy mô lớn, làm nòng cốt và giữ vai
trò dẫn dắt, giảm bớt các doanh nghiệp nhỏ với vốn điều lệ thấp, tránh cạnh
tranh nội bộ giữa các doanh nghiệp trong cùng Tập đoàn, Tổng công ty. Sử
dụng kế toán quản trị như là một công cụ trong doanh nghiệp.
Kế toán quản trị doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng của
hệ công cụ quản lý kinh tế, tài chính và có vai trò quản lý, điều hành và kiểm
soát các hoạt động kinh tế, tài chính trong DN, đồng thời cung cấp thông tin
để thực hiện mục tiêu quản trị DN nhằm đạt được hiệu quả cao nhất, KTQT
sử dụng hệ thống kế toán trách nhiệm để phân loại cấu trúc tổ chức thành các
trung tâm trách nhiệm, trên cơ sở đó đánh giá kết quả của từng bộ phận dựa
trên trách nhiệm được giao cho bộ phận đó.
Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị. Càng


2
ngày, kế toán trách nhiệm càng có vai trò và vị trí quan trọng trong quản lý ở
các doanh nghiệp trên thế giới. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, kế toán
quản trị nói chung và kế toán trách nhiệm nói riêng là một lĩnh vực vẫn còn
khá mới mẽ. Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng kế toán trách nhiệm

là một yêu cầu cấp thiết, đặc biệt là các tổng công ty xây dựng với quy mô
lớn, phạm vi hoạt động rộng, cơ cấu tổ chức gắn với trách nhiệm của nhiều
đơn vị, cá nhân.
Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam – Trungnam Group được
thành lập ngày 12 tháng 11 năm 2004. TRUNGNAM GROUP hiện có 10
công ty con và công ty liên kết hoạt động rộng khắp ở các tỉnh thành lớn trên
cả nước, cơ chế quản lý tài chính của các công ty thành viên cũng rất đa dạng,
điều này đặt ra yêu cầu cấp bách về xây dựng giải pháp quản lý toàn diện.
Trungnam Group vẫn chưa có sự rỗ ràng về trách nhiệm và quyền hạn được
giao cho các cấp, vì vậy nâng cao năng lực quản lý và đánh giá được thành
quả của các đơn vị, bộ phận là một trong những vấn đề cấp thiết của công ty.
Việc tổ chức hệ thống kế toán trách nhiệm tại công ty là rất cần thiết, xuất
phát từ yêu cầu trên tác giả đã quyết định chọn đề tài “Kế toán trách nhiệm
tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam” làm đề tài nghiên cứu.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Tìm ra những ưu điểm và những tồn tại trong công tác kế toán phục vụ
đánh giá trách nhiệm tại các đơn vị, bộ phận trong cơ cấu tổ chức của Công ty
Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam.
Đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán trách nhiệm theo đặc thù
của Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam, giúp nhà quản lý có cơ sở
để đánh giá một cách đúng đắn thành quả của các đơn vị, bộ phận trong việc
hướng tới mục tiêu chung của công ty.


3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
Về đối tượng: Luận văn tập trung vào nghiên cứu lý luận kế toán trách
nhiệm và vận dụng tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Đầu tư
Xây dựng Trung Nam .
Về phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu trong phạm vi Công ty Cổ

phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam, bao gồm tất cả các bộ phận tham gia vào
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu cụ thể của đề tài là vận dụng cơ sơ lý luận về
kế toán trách nhiệm từ đó nghiên cứu thực trạng về kế toán trách nhiệm tại
Trung Nam Group. Luận văn này sử dụng các phương pháp điều tra điển
hình; phương pháp phân tích tổng hợp, phóng vấn, phân tích thực chứng,
nghiên cứu trường hợp….
5. Kết cấu đề tài
Ngoài các phần “ Mở đầu”, “ Kết luận”, Luận văn gồm có 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán trên cơ sở phân cấp quản lý tài
chính Công ty Cổ phần Đầu tư Xây dựng Trung Nam
Chương 3: Tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Đầu tư Xây
dựng Trung Nam
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
6.1. Tổng quan các công trình nghiên cứu nước ngoài
Higgins (1952) định nghĩa: KTTN là sự phát triển của hệ thống kế toán
được thiết kế để kiểm soát chi phí phát sinh liên quan trực tiếp cho các cá
nhân trong tổ chức và người chịu trách nhiệm kiểm soát. Hệ thống kiểm soát
này được thiết kế cho tất cả các cấp quản lý. KTTN như một công cụ để kiểm
soát hoạt động và chi phí.


4
Kiểm soát chi phí luôn là vấn đề hàng đầu của các nhà quản trị, để kiểm
soát được chi phí đòi hỏi nhà quản trị phải có các công cụ quản lý tài chính
phù hợp, KTTN chính là một công cụ hữu ích để quản lý. Hơn nữa, một nhà
quản trị không thể thâu tóm và phát huy được năng lực ở tất cả các lĩnh vực,
bộ phận trong doanh nghiệp, mà cần có sự phân quyền để quản lý có hiệu quả.

Tác giả Martin N.Kellogg (1962) đã nghiên cứu sự phát triển của KTTN
trong mối quan hệ giữa KTTN với cơ cấu tổ chức, KTTN với kế toán chi phí,
KTTN với ngân sách, KTTN với kiểm soát chi phí. KTTN có mối quan hệ
chắt chẽ với phân cấp quản lý và với kế toán chi phí. Trước hết một tổ chức
luôn có sự phân cấp, phân quyến quản lý, do vậy cơ cấu tổ chức luôn có sự
thay đổi. Chính vì vậy, để thiết lập hệ thống KTTN cần đảm bảo một số
nguyên tắc sau: (1) Phân tách tổ chức thành các bộ phận, đơn vị theo từng
chức năng cụ thể. (2) Phân công trách nhiệm cụ thể cho mỗi bộ phận và đơn
vị. (3) Mỗi bộ phận, đơn vị phải thực hiện báo cáo. (4) Thành lập các vị trí
giám sát đối với từng cấp quản lý.
KTTN không chỉ được nghiên cứu ở mặt lý thuyết mà còn được nghiên
cứu ứng dụng vào một số ngành cụ thể như: bệnh viện, ngân hàng. Các tác giả
Brian P. Bloomfield Rod Coombs, David J. Cooper, David Rea (1992) đã
nghiên cứu, phân tích hệ thống thông tin quản lý trong bệnh viện tại Anh với
3 bệnh viện và trong thời gian 3 năm. KTTN được xây dựng nhằm quản lý chi
phí và các nguồn tài nguyên. Từ quan điểm chính thống kế toán quản lý,
quản lý tài nguyên RM (Resource Management) có thể được coi như một hệ
thống KTTN phân cấp một số quyết định phân bổ nguồn lực, trong khi duy trì
thông tin tập trung và kiểm soát về đánh giá hiệu suất và trách nhiệm. Do đó,
ý định rõ ràng của các sáng kiến quản lý tài nguyên RMI (Resource
Management Initiative) để phân cấp trách nhiệm ngân sách đến mức độ
chuyên môn y tế trong bệnh viện, và thậm chí các bác sĩ cá nhân trong phạm


5
vi đặc biệt . đồng thời, một hệ thống đo lường hiệu suất được tạo ra cung cấp
một khả năng nâng cao để theo dõi và kiểm soát tập trung được thực hiện giúp
các bác sĩ chống lại khối lượng công việc và mục tiêu tài chính.
Ngoài ra, tác giả cũng đề cập đến hệ thống kế toán chi phí được sử dụng
như là công cụ quản lý, trước hết phải gán trách nhiệm cho từng khoản chi phí.

Điều này đặc biệt đúng trong các hệ thống chi phí tiêu chuẩn. KTTN là cần
thiết để kiểm soát ngân sách, và đảm bảo nguyên tắc: (1) Ngân sách phải được
lập và báo cáo gắn liền với KTTC, không được điều chỉnh hay bổ sung. (2)
Ngân sách được xác định phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm. (3) Ngân sách
phải được xây dựng đơn giản, trong giới hạn phạm vi sử dụng chính. KTTN
kiểm soát chi phí với chức năng chính là giám sát ở các cấp từ phân xưởng đến
ban quản trị. để kiểm soát được chi phí theo tác giả cần tìm hiểu và xác định
được nguồn gốc phát sinh chi phí, từ đó kiểm soát chi phí trên cơ sở đó.
Kiểm soát tài chính là công cụ quản lý cực kỳ quan trọng đối với bất kỳ
doanh nghiệp nào. Theo tác giả Freeman, L Neal (2004), cơ chế kiểm soát tài
chính đảm bảo rằng các tổ chức vẫn tiếp tục để tiến tới đạt được các mục tiêu
tài chính của mình. Kiểm soát tài chính hiệu quả cho phép các tổ chức để phát
hiện các vấn đề ở giai đoạn sớm nhất có thể. Sử dụng các trung tâm trách
nhiệm là một trong những kỹ thuật được thành lập và sử dụng rộng rãi trong
kiểm soát tài chính. KTTN chia tách một tổ chức lớn thành những đơn vị, bộ
phận nhỏ hơn, tạo điều kiện cho việc quản lý được dễ dàng, các bộ phận đơn
vị nhỏ đó đượ gọi là các trung tâm trách nhiệm. Mỗi đơn vị được coi như một
doanh nghiệp nhỏ, có người quản lý đứng đầu phải chịu trách nhiệm về kết
quản hoạt động tại các trung tâm tương ứng của họ. Các nguyên tắc của chức
năng kiểm soát áp dụng cho KTTN, chức năng kiểm soát giả định cơ bản là
mỗi đô la thu được hoặc đồng đô la chi tiêu đều đặt dưới sự kiểm soát của
một nhà quản lý trực tiếp. Kế toán trách nhiệm đại diện cho sự phân cấp của


6
một doanh nghiệp kinh doanh. Các trung tâm trách nhiệm được xây dựng hợp
lý sẽ mang lại hiệu quả cao, có lợi cho tất cả các thành viên trong công ty.
Trong một nghiên cứu khác (Fowzia, 2010), tác giả đã thực hiện điều tra
trên cơ sở thuận tiện tổng số 68 tổ chức sản xuất được liệt kê theo năm. Một
bản câu hỏi khảo sát theo cấu cấu trúc đã được sử dụng cho mục đích thu thập

dữ liệu chính. Dữ liệu đã được phân tích bằng cách sử dụng các công cụ thống
kê mô tả như tỷ lệ phần trăm và trung bình. Những phát hiện cho thấy rằng
không có tổ chức sản xuất nào tách biệt giữa hệ thống KTTN và hệ thống kế
toán dựa trên chức năng, hoạt động dựa trên chiến lược và trách nhiệm. Và
mức độ hài lòng tổng thể của các loại hình tổ chức sản xuất là ở giữa mức độ
trung lập và hài lòng. Tiếp theo tác giả cũng nghiên cứu tổng cộng 93 tổ chức
niêm yết đã được điều tra trên cơ sở thuận tiện. Trong đó, 43 tổ chức dịch vụ
sản xuất đã được xem xét. Những phát hiện từ các số liệu thống kê mô tả cho
thấy các tổ chức sản xuất và dịch vụ chủ yếu thực hiện theo các tiêu chí
truyền thống trong hệ thống KTTN, họ cũng thích tiêu chí hiện đại nhưng tỷ
lệ phần trăm của nó là không đáng kể.
6.2. Một số các công trình nghiên cứu trong nước
KTTN nói riêng và KTQT nói chung mới được đề cập và nghiên cứu tại
Việt Nam 25 năm gần đây, khi nền kinh tế thị trường ngày một phát triển
đòi hỏi hệ thống kế toán cần được hoàn thiện, trong khi đó KTQT ở một số
nước phát triển đã được sử dụng như một công cụ quản lý từ rất lâu. Trước
sự phát triển của nền kinh tế thị trường và sự ra nhập nhiều tổ chức quốc tế
hệ thống kế toán Việt Nam nói chung và KTQT nói riêng đã được nhiều tác
giả nghiên cứu đưa ra các giải pháp và hướng hoàn thiện thông qua luận án,
tạp chí và các đề tài nghiên cứu khoa học.
Một trong những nghiên cứu đầu tiên đề cập đến đồng thời KTQT và Kế
toán tài chính, khi đó chưa có doanh nghiệp nào sử dụng KTQT làm công cụ


7
quản lý, mới đang được ban chỉ đạo trung ương triển khai nghiên cứu soạn
thảo. Tác giả Phạm Văn Dược (năm 1997) trong luận án phó tiến sỹ đã so
sánh về mặt lý luận sự giống và khác nhau của KTQT và kế toán tài chính.
KTQT cung cấp thông tin cho các đối tượng bên trong nội bộ doanh nghiệp
đó là những nhà quản trị còn kế toán tài chính cung cấp thông tin cho đối

tượng bên ngoài là chủ yếu thông qua hệ thống báo cáo tài chính. Xuất phát từ
vai trò ý nghĩa cung cấp thông tin của KTQT tác giả trình bày rõ vai trò, nội
dung và các kỹ thuật nghiệp vụ của KTQT
Trong luận văn năm 2011 tác giả Nguyễn Linh Giang đã đưa ra các đánh
giá về thực trạng tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Đầu tư và
Sản xuất Việt – Hàn. Việc tổ chức kế toán trách nhiệm trong Công ty chưa
được rõ ràng, cụ thể và còn bộc lộ những hạn chế sau:
- Phân cấp quản lý tài chính tại ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Việt –
Hàn: hiện nay, Công ty chỉ tồn tại trung tâm lợi nhuận là các nhà máy sản
xuất, trong khi đó vai trò của các trung tâm trách nhiệm khác vẫn chưa được
thể hiện rõ nét. Công tác lập dự toán tại Công ty chưa gắn với trách nhiệm
trong một tổ chức được phân quyền. Cụ thể là trong các bảng kế hoạch của
Công ty chưa xây dựng được các chỉ tiêu đánh giá từng cá nhân, bộ phận, nhà
máy sản xuất trực thuộc và toàn Công ty. Hệ thống báo cáo thành quả ở Công
ty chưa được thiết lập đầy đủ. Thực tế cho thấy các báo cáo này còn thể hiện ít
nội dung của kế toán quản trị, đồng thời chưa cung cấp được thông tin cụ thể
và chi tiết mức đóng góp của từng bộ phận vào mục tiêu chung toàn Công ty.
- Công ty Cổ phần Đầu tư và Sản xuất Việt – Hàn chưa xây dựng được
một hệ thống các chỉ tiêu đánh giá kết quả từng trung tâm một cách chính xác.
Căn cứ vào kết quả trung tâm đó hoàn thành nhiệm vụ, góp phần thực hiện
mục tiêu chung như thế nào. Công tác phân tích chi phí, doanh thu chưa được
quan tâm, chú trọng đúng mức. Công ty chỉ dừng lại ở việc so sánh chi phí,


8
doanh thu để đánh giá mức độ biến động của chúng với kế hoạch và so với
cùng kỳ năm trước, chưa chú trọng đến việc đánh giá thành quả của các đơn
vị, bộ phận trong việc kiểm soát chi phí, doanh thu và lợi nhuận. Trên cơ sở
khảo sát, nghiên cứu và đánh giá thực trạng tại Công ty Cổ phần Đầu tư và
Sản xuất Việt – Hàn, tác giả nhận thấy hiện nay Công ty vẫn chưa thực hiện

tốt công tác tổ chức kế toán trách nhiệm.
Tác giả Lê Thị Thu Hiền năm 2010 đã thực hiện luân văn nghiên cứu về
tổ chức kế toán trách nhiệm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên
Cảng Đà Nẵng. Trong nghiên cứu này tác giả đã cho thấy thực trạng kế toán
trách nhiệm tại Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Cảng Đà Nẵng
như sau:
- Thứ nhất, phân cấp quản lý tài chính : trên cơ sở quyền hạn và trách
nhiệm được nhận, Ban Giám đốc Xí nghiệp Cẳng Đà Nẵng vẫn chưa có sự
phân chia trách nhiệm và quyền hạn cụ thể cho các bộ phận tại Xí nghiệp để
lập kế hoạch chi phí và chịu trách nhiệm với kế hoạch trên
- Thứ hai, tỷ lệ giao khoán cho các xí nghiệp: Thực hiện chủ trương tiết
kiệm chi phí, Cảng đã ban hành quy chế khoán cho phép xí nghiệp được quyền
tự quyết trong việc trang trải một số khoản chi phí. Tỷ lệ giao khoán cho các xí
nghiệp lại khác nhau do đặc thù khai thác ở các Xí nghiệp là khác nhau.
- Thứ ba, công tác lập kế hoạch: Qua quá trình nghiên cứu ta thấy công
tác lập kế hoạch rất sơ sài chỉ quan tâm và dừng lại ở dự báo về sản lượng
thông qua Cảng trên cơ sở thu thập thông tin cho khách hàng. Trong khi đó, kế
hoạch doanh thu, chi phí, lợi nhuận vẫn chưa được quan tâm nên chưa có sự
phối hợp nhịp nhàng trong quá trình lập kế hoạch tại các bộ phận và xí nghiệp
để làm cơ sở tổng hợp lên kế hoạch tổng thể. Chỉ tiêu kế hoạch giao cho các
đơn vị thành viên chưa đúng và phù hợp với quyền hạn và trách nhiệm.
- Thứ tư, hệ thống báo cáo kế toán : Do hạn chế về thông tin, các báo cáo


9
được lập ra chủ yếu phục vụ cho kế toán tài chính làm cho các nhà quản trị
cấp cao trong công ty rất khó đưa ra quyết định và đánh giá hiệu quả hoạt
động của các bộ phận. Các báo cáo vẫn chưa thể hiện rõ luồng di chuyển
thông tin và trách nhiệm của nhà quản lý tương ứng với luồng thông tin đó để
nhà quản lý có chính sách khen thưởng kịp thời cho những bộ phận đã hoàn

thành kế hoạch trong phạm vi trách nhiệm và quyền hạn của mình.
Tóm lại, thông qua nghiên cứu tổng quan các công trình nghiên cứu liên
quan đến KTTN trong nước và trên thế giới, tác giả đã nhìn nhận tầm quan
trọng cũng như giá trị của KTTN đối với các doanh nghiệp Việt Nam nói
chung và các doanh nghiệp sản xuất sữa nói riêng. KTTN ngày một phát triển
và được quan tâm, việc nghiên cứu KTTN sẽ ngày càng chuyên sâu và cụ thể
cho từng ngành, từng lĩnh vực hoạt động.


10
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM MỘT TRONG NHỮNG CÔNG CỤ
CỦA HỆ THỐNG KIỂM SOÁT TRONG QUẢN LÝ
1.1.1. Hệ thống kiểm soát trong quản lý
Hệ thống kiểm soát quản lý là sự hợp thành một cách logic các phương
pháp nhằm thu thập và sử dụng thông tin để hoạch định, kiểm soát và ra các
quyết định thúc đẩy hành vi của người lao động và đánh giá việc thực hiện.
Mục tiêu hệ thống kiểm soát quản lý:
- Thông đạt rõ ràng các mục tiêu của tổ chức;
- Đảm bảo chắc chắng rằng nhà quản lý và nhân viên hiểu rõ các công
việc cần thiết mà họ phải thực hiện để đạt được các mục tiêu đó;
- Thông báo kết quả công việc đến từng bộ phận trong tổ chức;
- Đảm bảo rằng hệ thống kiểm soát quản lý thích nghi nhanh chóng với
những thay đổi môi trường hoạt động.
Hệ thống kiểm soát quản lý chú trọng vào việc ra quyết định quản trị nội
bộ và xúc tiến việc thực hiện theo sát với mục tiêu của tổ chức
Sự phối hợp

hoạt động
trong đơn vị

Lập kế
hoạch và
thực hiện

Mục tiêu,
đánh giá
kết quả
Phản hồi

cải tiến

Giám sát
và báo cáo

1. Mục tiêu cần đạt được
2. Định hướng thực hiện

Đánh giá,
khen thưởng
Kết quả thực
hiện như thế
nào?
Thực hiện như thế nào?


11
Đầu tiên, nhà quản lý xác định mục tiêu lớn của tổ chức, đo lường việc

thực hiện và chỉ tiêu phấn đấu. Định kỳ, họ thường xem xét lại mục tiêu
nhưng thường là không thay đổi chúng. Mục tiêu của tổ chức là trả lời câu hỏi
“Chúng ta muốn đạt được cái gì?”. Tuy nhiên, chỉ có mục tiêu thôi thì không
đủ để thúc đẩy nhà quản lý. Các nhà quản lý cần phải có một hệ thống đo
lường để đánh giá việc thực hiện được với mục tiêu đặt ra.
Đo lường việc thực hiện là đưa ra định hướng và thúc đẩy nhà quản lý.
Chỉ tiêu và mục tiêu là các mức độ lượng hóa một cánh cụ thể của việc đo
lường.
Chúng ta có thể thấy rằng mục tiêu và các tiêu chí đo lường việc thực
hiện là rất rộng. Trong thực tế, chúng rất không dễ để định hướng cho nhà
quản lý và nhân viên. Vì vậy, ban lãnh đạo thường xác định các bước then
chốt và các nhân tố quyết định thành công. Các bước then chốt là một hệ
thống các hoạt động có liên quan ảnh hưởng trực tiếp đến việc đạt được mục
tiêu của tổ chức. Các nhân tố thành công là các hành động phải được thực
hiện thật tốt nhằm hướng bộ phận theo mục tiêu chung đã định của tổ chức.
1.1.2. Khái niệm kế toán trách nhiệm
Trong quá trình quản lý, các cá nhân, các bộ phận được giao quyền ra
quyết định và trách nhiệm để thực hiện một phần hay toàn bộ công việc nào
đó. Việc phân quyền trong tổ chức tạo nên cơ cấu phức tạp và đòi hỏi cấp trên
phải nắm được kết quả thực hiện của cấp dưới. Vì thế, kế toán trách nhiệm
được xây dựng để theo dõi kết quả, hiệu quả sử dụng các nguồn lực trong
doanh nghiệp.
Kế toán trách nhiệm được hiểu là hệ thống thu thập và báo cáo các thông
tin về họat động của từng nhóm trách nhiệm. Các cấp quản lý sẽ phải chịu
trách nhiệm về lĩnh vực hoạt động của mình, của thuộc cấp và tất cả các hoạt
động khác thuộc trách nhiệm của họ. Theo đó:


12
+ Hệ thống kế toán trách nhiệm sẽ thiết lập mạng lưới thông tin trong doanh

nghiệp mà ý tưởng là tập hợp thông tin về các hoạt động bộ phận từ cấp thấp lên
cấp cao.
+ Các dữ liệu tài chính của hoạt động hằng ngày được nhận dạng, phân
loại và tổ chức báo cáo theo phạm vi trách nhiệm của nhà quản trị. Nghĩa là,
thông tin kế toán trách nhiệm được phân loại và báo cáo bởi bộ phận có trách
nhiệm.
+ Kế toán trách nhiệm sẽ cung cấp các công cụ về phân tích và đo lường
nhằm đánh giá trách nhiệm quản lý và kiểm soát sự hoàn thành của từng bộ phận
Kế toán trách nhiệm trong một tổ chức chính là việc thiết lập quyền hạn,
trách nhiệm của mỗi bộ phận, thành viên và một hệ thống chỉ tiêu, báo cáo
thành quả của mỗi bộ phận thành viên.
Qua khái niệm trên, kế toán trách nhiệm là một bộ phận kế toán quản trị,
nó cung cấp thông tin liên quan đến các chức năng của quản lý. Kế toán
trách nhiệm thể hiện các vai trò sau:
- Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng
tổ chức và điều hành của doanh nghiệp. Kế toán trách nhiệm xác định các
trung tâm trách nhiệm, qua đó nhà quản lý có thể hệ thống hóa các công việc
của từng trung tâm mà thiết lập các chỉ tiêu đánh giá. Kế toán trách nhiệm
giúp nhà quản trị đánh giá và điều chỉnh các bộ phận cho thích hợp.
- Kế toán trách nhiệm cung cấp thông tin cho việc thực hiện chức năng
kiểm soát tài chính và kiểm soát quản lý. Thông qua kế toán trách nhiệm, nhà
quản lý có thể phân tích đánh giá chi phí đã chi, doanh thu và lợi nhuận thực
hiện của bộ phận. Báo cáo trách nhiệm phản hồi cho người quản lý biết kế
hoạch thực hiện ra sao, nhận diện các vấn đề han chế để có sự điều chỉnh các
chiến lược mục tiêu sao cho kết quả kinh doanh là tốt nhất. Đây là nguồn
thông tin để nhà quản lý nâng cao hiệu suất sử dụng vốn, tăng doanh thu,


13
giảm chi phí một cách hợp lý, tối đa hóa lợi nhuận.

-

Kế toán trách nhiệm khuyến khích nhà quản lý hướng đến mục tiêu

chung của tổ chức. Mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp được gắn với các
trung tâm trách nhiệm. Khi kế toan trách nhiệm có thể kiểm soát được tài
chính và quản lý thì nhà quản lý sẽ điều chỉnh hoạt động hướng đến các
mục tiêu chung. Đồng thời, bản thân các giám đốc trung tâm trách nhiệm
được khích lệ hoạt động sao cho phù hợp với các mục tiêu cơ bản của toàn
doanh nghiệp.
1.1.3. Bản chất của kế toán trách nhiệm
a. Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị
Ngày nay, kế toán quản trị là bộ phận không thể tách rời của hệ thống kế
toán doanh nghiệp. Ngoài thông tin kế toán tài chính cung cấp, các nhà quản
lý vẫn đòi hỏi có thêm thông tin mang tính kiểm soát và dự báo, chẳng hạn
như thu nhập và chi phí phân chia theo bộ phận. Như vậy, kế toán quản trị
biểu hiện trách nhiệm của các nhà quản lý các cấp bên trong doanh nghiệp
thông qua kế toán trách nhiệm.
Kế toán theo các trung tâm trách nhiệm là một công cụ để đánh giá và
kiểm soát trong các công ty phân quyền, thông qua việc xác định các trung
tâm trách nhiệm và nhiệm vụ báo cáo của chúng. Đây là hệ thống thừa nhận
mỗi bộ phận (nhà quản trị bộ phận) trong một tổ chức có quyền chỉ đạo và
chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm vị quản lý của
mình. Họ phải xác định, đánh giá và báo cáo lên trong tổ chức, thông qua đó
các cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này để đánh giá thành quả các
bộ phận trong tổ chức.
Kế toán trách nhiệm là một trong những nội dung quan trọng của kế toán
quản trị. Kế toán trách nhiệm không chỉ bảo đảm cung cấp thông tin đầy đủ,
rõ ràng về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà còn xác định



14
ai, ở đâu là người chịu trách nhiệm, bộ phận nào có quyền kiểm soát đối với
hoạt động xảy ra, qua sơ đồ sau:
Thông tin
Kế toán trách nhiệm

Nhà quản trị các cấp

Trách nhiệm
Qua sơ đồ trên ta thấy kế toán trách nhiệm bao gồm hai mặt: thông tin và
trách nhiệm. Trong đó, mặt thông tin có nghĩa là kế toán trách nhiệm là sự tập
hợp, báo cáo, đánh giá các thông tin mang tính nội bộ về hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp từ nhà quản trị cấp dưới lên nhà quản trị cấp cao
hơn. Khi đó mặt trách nhiệm nghĩa là quy trách nhiệm về những sự kiện tài
chính xảy ra. Nhà quản trị bộ phận phải có nhiệm vụ báo cáo lên nhà quản trị
cấp cao hơn về những chi phí, lợi nhuận mà mình đảm nhận và giải trình từng
sự kiện và kết quả tài chính mà mình có quyền kiểm soát.
Do hệ thống kế toán trách nhiệm có hai mặt thông tin và trách nhiệm nên
nó ảnh hưởng rất lớn đến hành vi và thái độ của nhà quản lý. Ảnh hưởng có
thể tích cực hoặc tiêu cực tuỳ thuộc vào cách sử dụng hệ thống kế toán trách
nhiệm. Ảnh hưởng tuỳ thuộc vào khía cạnh nào được nhấn mạnh (Huỳnh Lợi,
Nguyễn Khắc Tâm, 2001). Khi hệ thống kế toán trách nhiệm nhấn mạnh đến
khía cạnh thông tin, thì sẽ ảnh hưởng tích cực lên hành vi của nhà quản lý.
Việc nhấn mạnh đến việc cung cấp thông tin cho các nhà quản lý giúp họ nắm
bắt được tình hình hoạt động của tổ chức, cũng như hiểu được nguyên nhân
của việc hoạt động kém hiệu quả sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu quả hoạt
động trong tương lai. Nhưng khi hệ thống kế toán trách nhiệm quá nhấn mạnh
đến mặt đánh giá trách nhiệm của nhà quản lý, sẽ ảnh hưởng đến thái độ của
họ theo chiều hướng tiêu cực. Thay vì tìm ra nguyên nhân và khắc phục sai

phạm, họ sẽ tìm cách che đậy sai phạm, đối phó và hoài nghi về hệ thống
kiểm soát, đánh giá của tổ chức và tìm cách phá vỡ hệ thống này. Do đó, khi
vận dụng hệ thống kế toán trách nhiệm, cần tập trung vào vai trò thông tin của


15
hệ thống. Điều này sẽ ảnh hưởng tích cực đến hành vi và thái độ của nhà quản
lý, khuyến khích họ cố gắng cải thiện hiệu quả hoạt động.
b. Kế toán trách nhiệm một công cụ đắc lực và quan trọng nhất trong hệ
thống kiểm soát quản lý
Theo quan điểm của R.N Anthony, một tác giả hàng đầu về kiểm soát tổ
chức cho rằng các hoạt động lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định không
được tách rời bởi vì tất cả các nhà quản trị đều phải lập kế hoạch và ra quyết
định kiểm soát. Ông đã nhận diện ba loại hoạt động quản trị:
- Lập kế hoạch chiến lược: “Quá trình quyết định về các mục tiêu của tổ
chức, về những thay đổi mục tiêu này, về nguồn lực sử dụng để đạt mục tiêu đó,
về các chính sách huy động vốn, sử dụng và thanh lý nguồn lực đó”.
- Kiểm soát quản lý: “Quá trình mà qua đó các nhà quản trị đảm bảo rằng
các nguồn lực đã được huy động và sử dụng một cách hữu hiệu và hiệu quả
trong quá trình thực thi các mục tiêu của tổ chức”.
- Kiểm soát tổ chức: “Quá trình đảm bảo các nhiệm vụ sản xuất kinh doanh
được tiến hành hữu hiệu và hiệu quả”.
Trong khi kế hoạch chiến lược quan tâm đến việc xây dựng các mục tiêu và
chỉ tiêu chiến lược thì kiểm soát quản lý chỉ quan tâm đến các quyết định về việc
sử dụng hữu hiệu và hiệu quả các nguồn lực của tổ chức nhằm đạt được các mục
tiêu hay chỉ tiêu đó. Trong đó, mục tiêu được hiểu là đích của tổ chức, chiến
lược là phương hướng hành động khả thi và nó có thể giúp đạt được mục tiêu
chung của tổ chức.
Tính hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực thể hiện bằng kết quả tối
ưu đạt được từ các nguồn lực đầu vào đã sử dụng.

Sự hữu hiệu trong việc sử dụng các nguồn lực thể hiện bằng các kết quả đạt
được phù hợp với mục tiêu hay chỉ tiêu đã đề ra.
Để đánh giá tính hiệu quả và sự hữu hiệu trong việc sử dụng các nguồn


×