Tải bản đầy đủ (.pdf) (112 trang)

Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần VICEM vật liệu xây dựng Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (999.74 KB, 112 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN MINH NHẬT

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM
VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng- Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN MINH NHẬT

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM
VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.30

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. NGUYỄN MẠNH TOÀN


Đà Nẵng- Năm 2015


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phan Minh Nhật


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU............................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu...............................................................................2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu..........................................................2
4. Phương pháp nghiên cứu........................................................................2
5. Bố cục luận văn ......................................................................................3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................3
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP.............................................................................7
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM .........................................7
1.1.1. Khái niệm về kế toán trách nhiệm ...................................................7
1.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm .......................................................8
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ – SỰ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP.............................................................. 12
1.2.1. Phân cấp quản lý là cơ sở của kế toán trách nhiệm ...................... 12
1.2.2. Sự hình thành các trung tâm trách nhiệm ..................................... 13

1.3. ĐÁNH GIÁ THÀNH QUẢ CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM VÀ
TỔ CHỨC HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TRONG
DOANH NGHIỆP ........................................................................................... 16
1.3.1. Đánh giá thành quả của các trung tâm trách nhiệm ...................... 16
1.3.2. Tổ chức hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm............................. 21
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1................................................................................ 23


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG .... 24
2.1. TỔNG QUAN VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN VICEM VẬT LIỆU XÂY
DỰNG ĐÀ NẴNG.......................................................................................... 24
2.1.1. Quá trình hình thành, phát triển của công ty Vicem vật liệu xây
dựng Đà Nẵng ......................................................................................... 24
2.1.2. Chức năng của Công ty Cổ phần Vicem vật liệu xây dựng Đà
Nẵng ........................................................................................................ 27
2.1.3. Mục tiêu hoạt động của Công ty Cổ phần Vicem Vật liệu xây dựng
Đà Nẵng................................................................................................... 28
2.1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của công ty cổ phần Vicem vật liệu xây
dựng Đà Nẵng ......................................................................................... 30
2.1.5. Tổ chức bộ máy kế toán tại công ty cổ phần Vicem VLXD Đà
Nẵng ........................................................................................................ 33
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN
VICEM VLXD ĐÀ NẴNG............................................................................. 36
2.2.1. Phân cấp quản lý tại công ty cổ phần Vicem VLXD Đà Nẵng .... 36
2.2.2. Thực trạng công tác kế toán phục vụ đánh giá trách nhiệm theo
yêu cầu phân cấp quản lý tại công ty ...................................................... 41
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG
TY.


............................................................................................................... 63

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2................................................................................ 65
CHƯƠNG 3: HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN VICEM VẬT LIỆU XÂY DỰNG ĐÀ NẴNG ................. 66
3.1. TỐ CHỨC XÂY DỰNG MÔ HÌNH CÁC TRƯNG TÂM TRÁCH
NHIỆM TẠI CÔNG TY CP XI MĂNG VÀ VLXD ĐÀ NẴNG................... 66
3.1.1. Xác định các trung tâm trách nhiệm ở Công ty ............................ 66


3.1.2. Xác định mục tiêu, nhiệm vụ của các trung tâm trách nhiệm....... 68
3.2. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN VICEM VLXD ĐÀ NẮNG.................................................... 70
3.2.1. Hoàn thiện công tác lập dự toán của các trung tâm trách nhiệm tại
công ty ..................................................................................................... 70
3.3. TỔ CHỨC PHÂN TÍCH, ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG CÁC
TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY. .........................................87
3.3.1. Đối với các trung tâm chi phí........................................................ 87
3.3.2. Đối với các trung tâm doanh thu................................................... 90
3.3.3. Đối với trung tâm lợi nhuận......................................................... 93
3.3.4. Đối với trung tâm đầu tư ............................................................... 97
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3................................................................................ 99
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................... 100
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN


Công nghiệp

DN

Doanh nghiệp

HĐQT

Hội đồng quản trị

ROI

Return on investment ( Tỷ suất sinh lời trên vốn đầu tư)

RI

Residual income (Thu nhập thặng dư)

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TNTT

Thu nhập trước thuế

TNST

Thu nhập sau thuế


TSCĐ

Tài sản cố định

VLXD

Vật liệu xây dựng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu bảng
2.1
2.2
2.3
2.4
2.5
2.6
2.7
2.8
2.9
2.10
2.11
2.12
2.13

Tên bảng
Tình hình sản xuất kinh doanh của Công ty trong
những năm qua
Kế hoạchsản lượng sản xuất năm 2014 tại Xí

nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng Đà Nẵng
Kế hoạch giá thành sản xuất năm 2014 tại Xí
nghiệp sản xuất vỏ baoXi măng Đà Nẵng
Kế hoạch doanh thu năm 2014 tại Xí nghiệp sản
xuất vỏ baoXi măng Đà Nẵng
Kế hoạch doanh thu năm 2014 của Chi nhánh
Quảng Ngãi
Kế hoạch sản lượng sản xuất năm 2014 của Công
ty
Kế hoạch doanh thu toàn Công ty năm 2014
Bảng kế hoạch kết quả sản xuất kinh doanh toàn
Công ty năm 2014
Báo cáo sản lượng sản xuất quý IV Xí nghiệp sản
xuất vỏ bao xi măng Đà Nẵng
Báo cáo tình hình sử dụng vật tư quý IVnăm 2014
Quy trình kiểm soát chi phí lao động tại các xí
nghiệp sản xuất
Bảng tính giá thành công xưởng vỏ bao Hoàng Mai tại
Xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng Đà Nẵng
Báo cáo sản lượng tiêu thụ quý IV và luỹ kế năm
2014 của Xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng ĐN

Trang
26
42
42
46
46
47
49

50
52
54
55
56
57


Số hiệu bảng
2.14
2.15
2.16
3.1
3.2
3.3
3.4
3.5
3.6
3.7
3.8

Tên bảng
Báo cáo sản lượng tiêu thụ thành phẩm của Công
ty CPXi măng VLXD Đà Nẵng năm 2014
Bảng tổng hợp doanh thu Xi măng tháng 12 chi
nhánh Quảng Ngãi
Bảng tổng hợp thanh toán phí Chi nhánh kinh
doanh Quảng Ngãi
Nhiệm vụ cụ thể của từng trung tâm chi phí tại
công ty

Bảng dự toán chi phí sản xuất sợi tại Tổ sợi thuộc Xí
nghiệp sản xuất vỏ bao xi măng Đà Nẵng
Dự toán chi phí các phòng Công ty năm 2014
Dự toán tiêu thụ xi măng Hoàng Mai P40 (Chi
nhánh Quảng Ngãi)
Bảng tổng hợp dự toán doanh thu Xi măng năm
2014 (Chi nhánh Quảng Ngãi)
Báo cáo dự toán trung tâm lợi nhuận
Dự toán trung tâm đầu tư năm 2014 Công ty cổ
phần Xi măng VLXD Đà Nẵng
Dự toán kết quả đầu tư năm 2014 Công ty cổ phần
Xi măng VLXD Đà Nằng

Trang
58
59
60
68
71
72
75
75
76
77
78

3.9

Báo cáo tình hình sản xuất của Tổ sợi vào cuối ca


80

3.10

Báo cáo tình hình sản xuất cuối ngày tại Tồ sợi

81

3.11

Báo cáo tình hình sử dụng vật tư tại Xí nghiệp sản
xuất vỏ bao xi măng trong ngày 28 tháng 12 năm
2014

82


Số hiệu bảng

Tên bảng

3.12

Báo cáo chi phí sản xuất sợi

3.13

Báo cáo doanh thu tiêu thụ xi măng của trung tâm
doanh thu – Chi nhánh Quảng Ngãi tháng 12 năm


Trang
83
84

2014
3.14

Báo cáo doanh thu tiêu thụ xi măng chung cho
toàn Côngty tháng 12 năm 2014

85

3.15

Bảo cáo tình hình thực hiện lợi nhuận

86

3.16

Báo cáo hiệu quả đầu tư

87

3.17

Bảng đánh giá Trung tâm chi phí – Tổ sợi tháng
12 năm 2014

3.18


Bảng đánh gỉá các chỉ tiêu trung tâm chi phí Phòng
Tài chính kế toán Công ty quý 4 - 2014

3.19

Bảng đánh giả các chỉ tiêu trung tâm doanh thu
toàn Công ty tháng 12 năm 2014

3.20

88
89
92

Bảng phân tích tình hình thực hiện lợi nhuận
Trung tâm lợi nhuận Xí nghiệp sản xuất vỏ bao xi

94

măng Đà Nẵng
3.21

Bảng đánh giá trung tâm lợi nhuận – Xí nghiệp sản
xuất vỏ bao xi măng Đà Nẵng – tháng 12/2014

3.22

Bảng đánh giá trung tâm đâu tư quý 4 năm 2014


96
98


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu đồ

Tên biểu đồ

Trang

2.1

Tình hình lợi nhuận trước thuế của Công ty

27

trong 4 năm qua
2.2

Tình hình doanh thu của Công ty trong 4

27

năm qua

DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ đồ

Tên sơ đồ


Trang

1.1

Mối quan hệ giữa chức năng quản trị và quá

9

trình kế toán
1.2

Tiến trình của một trung tâm trách nhiệm

11

2.1

Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý

30

2.2

Sơ đồ bộ máy kế toán tại công ty

34

2.3


Sơ đồ tổ chức bộ máy kế toán tại các Xí

34

nghiệp, Nhà mảy sản xuất thuộc Công ty
2.4

Sơ đồ bộ máy kế toán tại các Chi nhánh kinh

35

doanh thuộc Công ty
3.1

Sơ đồ trách nhiệm lập báo cáo trách nhiệm

79


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong nền kinh tế hiện nay, các doanh nghiệp phải thường xuyên dựa
vào nhiều nguồn thông tin khác nhau để ra quyết định quản trị nhằm đạt được
kết quả tốt nhất trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình. Đối mặt với sự
phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật cũng như sự cạnh tranh ngày một
gay gắt hơn trong cuộc chiến thị phần buộc các doanh nghiệp Việt Nam phải
tìm cho mình một hướng đi mới, một phương pháp quản lý mới để có thể tồn
tại và phát triển. Và câu trả lời thích hợp cho các doanh nghiệp đó là “mô hình

kế toán trách nhiệm”. Kế toán trách nhiệm là một trong những công cụ quản
lý, giúp nhà quản trị đạt được mục tiêu trên thông qua việc đánh giá trách
nhiệm quản lý của từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn
Công ty. Nhận thức được đầy đủ vai trò, bản chất và nội dung của kế toán
quản trị, đặc biệt là kế toán trách nhiệm và vận dụng vào thực tiễn sản xuất
kinh doanh là một vấn đề cấp thiết giúp cho các nhà quản trị có thể quản lý và
điều hành có hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệ mình
trong nền kinh tế thị trường hiện nay.
Công ty cổ phần Vicem vật liệu xây dựng Đà Nẵng là doanh nghiệp có
phạm vi hoạt động trải dài trên khu vực Miền Trung và Tây Nguyên, hoạt
động kinh doanh xi măng và các loại vật liệu xây dựng với qui mô lớn và lĩnh
vực kinh doanh đa dạng. Trong những năm qua, công ty không ngừng nỗ lực
để đáp ứng nhu cầu sản xuất ngày càng tăng với những tiêu chuẩn yêu cầu sản
phẩm và công nghệ ngày càng khắt khe hơn, vì vậy cần có sư đầu tư mạnh về
vốn. Là đơn vị kinh doanh, công ty phải chủ động sáng tạo mở rộng thị
trường, tăng doanh thu, tiết kiệm chi phí, tăng lợi nhuận nhằm phát huy sức
mạnh để cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Với mục tiêu đưa
Coxiva ngày càng lớn mạnh và vững chắc hơn, không ngừng nâng cao hiệu


2

quả sử dụng vốn đầu tư, khi quy mô của công ty ngày càng mở rộng và sự
phân cấp quản lý là cần thiết cho các đơn vị nhằm hướng các bộ phận đến
mục tiêu chung.
Vì vậy tôi chọn đề tài "Kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Vicem
vật liệu xây dựng Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp là thực sự cần thiết cho
công tác quản lý tài chính và điều hành doanh nghiệp trong giai đoạn
hiện nay.
2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận chung về kế toán trách nhiệm, luận văn
xem xét thực trạng công tác kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Vicem
vật liệu xây dựng Đà Nẵng. Từ trực trạng đó đưa ra những kiến nghị tổ chức
hệ thống kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Vicem vật liệu xây dựng Đà
Nẵng nhằm giúp cho nhà quản trị có cơ sở để đánh giá một cách đúng đắn
thành quả của các đơn vị, bộ phận để hoàn thành mục tiêu chung của toàn
công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Luận văn tập trung vào nghiên cứu lý luận kế toán trách nhiệm và vận
dụng kế toán trách nhiệm tại công ty CP Vicem vật liệu xây dựng Đà Nẵng.
Phạm vi nghiên cứu là văn phòng trụ sở chính công ty CP Vicem vật liệu
xây dựng Đà Nẵng, các xí nghiệp, nhà máy và các chi nhánh kinh doanh của
công ty.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Luận văn sử dụng phương pháp phỏng vấn trực tiếp.
- Đồng thời, luận văn đã sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương
pháp quan sát, thu thập thông tin, phân tích số liệu thực tế, phương pháp phân
tích thống kê và các phương pháp khoa học khác để làm sáng tỏ nội dung


3

nghiên cứu về lý luận, tình hình thực trạng cũng như xác lập các giải pháp cụ
thể.
5. Bố cục luận văn
Ngoài các phần “Mở đầu”, “Tổng quan”, “Kết luận”, luận văn gồm có 3
chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng về kế toán trách nhiệm tại công ty CP Vicem vật
liệu xây dựng Đà Nẵng

Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại
công ty Cổ phần Vicem vật liệu xây dựng Đà Nẵng.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Kế toán trách nhiệm là lĩnh vực được nghiên cứu từ những thập kỷ cuối
của thế kỷ 20 và vận dụng thành công ở các doanh nghiệp trong nhiều ngành
kinh tế như hoá chất, dầu khí, dệt may,…. Dần dần kế toán trách nhiệm đạt
được vị trí nhất định trong bối cảnh chung của kinh tế thế giới. Các nhà
nghiên cứu tuỳ theo quan điểm của mình đưa ra những khái niệm riêng về kế
toán trách nhiệm như sau:
- Theo Henry R.Anderson, Belverd E.Needles, kế toán trách nhiệm là
một hệ thống thông tin báo cáo gồm:
+ Phân loại và sắp xếp các dữ liệu tài chính thành những phạm vi trách
nhiệm trong một tổ chức.
+ Báo cáo những hoạt động của mỗi phạm vi chỉ nên bao gồm những
doanh thu và chi phí được phân loại mà nhà quản lý đó có thể kiểm soát [8].
- Kế toán trách nhiệm là nhận dạng các yếu tố tài chính trong một lĩnh
vực hoạt động nhất định tạo thành một chuỗi có thể kiểm soát được và đề cử
người chịu trách nhiệm quản lý chuỗi các yếu tố tài chính này. (Richard M.S
Wilson và Wai Fong Chua, 1993) [11].


4

Gắn với kế toán trách nhiệm là các trung tâm trách nhiệm, trung tâm
trách nhiệm là một bộ phận hay một phòng ban chức năng mà kết quả của nó
được gắn trách nhiệm trực tiếp của một nhà quản lý cụ thể, bao gồm các trung
tâm trách nhiệm: đầu tư, lợi nhuận, doanh thu, chi phí. Mỗi trung tâm dựa vào
sự phân công trách nhiệm tại bộ phận mình để xác định mục tiêu cần đạt
được, sau đó đo lường kết quả thực hiện qua việc so sánh kế hoạch và thực
hiện và lập báo cáo cho nhà quản trị phân tích đánh giá để từ đó đưa ra hướng

cải thiện trong tương lai.
Vậy hệ thống kế toán trách nhiệm được xây dựng trên cơ cấu tổ chức các
bộ phận trong doanh nghiệp có liên quan đến việc sử dụng chi phí, thực hiện
doanh thu, lợi nhuận, đầu tư và nhằm mục đích thông tin về thành quả hoạt
động của các bộ phận đó.
Khi thực hiện đề tài “Kế toán trách nhiệm tại công ty cổ phần Vicem vật
liệu xây dựng Đà Nẵng”, tác giả đã tham khảo các tài liệu có liên quan đến Kế
toán quản trị, kế toán trách nhiệm, bên cạnh đó cũng kế thừa các kết quả
nghiên cứu của các đề tài tương tự, điển hình như:
- Luận văn của tác giả Dương Thị Hồng Vân qua nghiên cứu đề tài” Kế
toán trách nhiệm tại Tổng công ty Điện lực 3” tập trung vào xây dựng hệ
thống kế toán trách nhiệm trong mối quan hệ giữa công ty và các đơn vị điện
lực tỉnh, thành phố. Để đảm bảo chi phí thực tế từng Điện lực và cụ thể hóa
trách nhiệm người trưởng bộ phận trong việc giám sát và kiểm soát chi phí
ngay tại nơi phát sinh, công ty cần xây dựng các trung tâm trách nhiệm và xác
định nhân sự cho mô hình kế toán trách nhiệm, xác định mục tiêu và nhiệm
vụ các trung tâm trách nhiệm, xây dựng kênh thông tin báo cáo cho nhà quản
trị, từ nhà quản lý cấp thấp đến nhà quản lý cấp cao nhất theo cơ chế uỷ quyền
ra quyết định, thiết kế hệ thống báo cáo và xây dựng tiến trình đánh giá các
trung tâm trách nhiệm tại công ty Điện lực 3, tuy nhiên luận văn chưa đề cập


5

sâu vào vấn đề thiết lập các chỉ tiêu đo lường thành quả hoạt động kinh
doanh.
- Luận văn của tác giả Nguyễn Thanh Tùng qua nghiên cứu đề tài “Tổ
chức kế toán trách nhiệm về chi phí tại Tổng công ty CP dệt may Hoà Thọ Đà
Nẵng” (2010) đã xác định được mặt hạn chế của công tác kế toán quản trị tại
bộ phận quản lý:

+ Việc theo dõi chi phí chỉ nhằm mục tiêu chính là xác định giá thành
sản phẩm và lãi lỗ, không phải vì mục đích là thực hiện kế toán trách nhiệm
về quản lý chi phí.
+ Mặt khác việc phân quyền tại công ty Hoà Thọ đã được thực hiện
nhưng chưa hình thành nên các trung tâm trách nhiệm riêng biệt cho từng nhà
máy, bộ phận phân xưởng,…
Vì vậy, Nguyễn Thanh Tùng đã đưa ra những giải pháp hoàn thiện như:
Xây dựng mô hình phân quyền về quản lý tài chính, dự toán chi phí, phân loại
các khoản chi phí phát sinh gắn liền kiểm soát của các bộ phận tại công ty
Hoà Thọ, xây dựng các báo cáo thực hiện dự toán và đánh giá thành quả các
bộ phận. Tuy nhiên, đề tài lại chưa tính toán đến các chỉ tiêu đánh giá kết quả
và hiệu quả của các trung tâm trách nhiệm.
Luận văn của tác giả Huỳnh Thị Kim Hồng qua nghiên cứu đề tài “Kế
toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần Thuỷ sản Hoài Nhơn”(2013) tác giả hệ
thống hoá những vấn đề lý luận cơ bản về kế toán trách nhiệm, đưa ra một
cách toàn diện về lĩnh vực kế toán trách nhiệm, làm cơ sở đánh giá thực trạng
công tác kế toán trách nhiệm, đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán
trách nhiệm và tập trung nghiên cứu những giải pháp chính như thiết lập hệ
thống các trung tâm trách nhiệm và xây dựng hệ thống báo cáo cho nhà quản
trị, tổ chức các trung tâm trách nhiệm theo phân cấp quản lý, xây dựng hệ
thống chỉ tiêu đánh giá hoạt động của từng trung tâm nhằm đáp ứng yêu cầu


6

quản lý và xác định trách nhiệm của từng đơn vị, cá nhân liên quan, uy nhiên
luận văn chưa cho người đọc thấy rõ sự phân cấp quản lý của công ty
Nhìn chung để kế toán trách nhiệm thực sự là một công cụ đắc lực trong
hệ thống kiểm soát quản lý thì phải thống nhất giữa các bộ phận, cá nhân
trong cùng công ty và tầm quan trọng của kế toán trách nhiệm là cung cấp

thông tin cho kế toán quản trị để đưa ra quyết định tối ưu nhất.


7

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI QUÁT VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
1.1.1. Khái niệm về kế toán trách nhiệm
Theo James R. Martin,“Kế toán trách nhiệm là một khái niệm cơ bản
của hệ thống kế toán đo lường hiệu quả hoạt động của các trung tâm trách
nhiệm. Ý nghĩa cơ bản của nó là trong những tổ chức phân tán rộng lớn thì
rất khó hoặc không thể quản lý như một bộ phận đơn lẻ, vì vậy họ phải tách
hoặc chia thành nhiều bộ phận chịu trách nhiệm. Những bộ phận này là các
trung tâm trách nhiệm về chi phí, doanh thu, lợi nhuận và đầu tư”.
Kế toán trách nhiệm liên quan đến các khái niệm và công cụ mà các kế
toán viên sử dụng để đo lường sự thực hiện của các cá nhân và các bộ phận
nhằm thúc đẩy những nỗ lực hướng về mục tiêu chung của tổ chức
(Hilton,1991) [10].
Kế toán trách nhiệm là nhận dạng các yếu tố tài chính trong một lĩnh vực
hoạt động nhất định tạo thành chuỗi cá thể kiểm soát được thông qua người
chịu trách nhiệm quản lý chuỗi các yếu tố tài chính này (Richard M.S Wilon
và Wai Fong Chua, 1993) [11].
Kế toán trách nhiệm là một phương pháp kế toán thu thập các báo cáo
các thông tin từ dự toán và thực tế về các “đầu vào” và “ đầu ra” của các
trungtâm trách nhiệm.(PGS.TS Đào Văn Tài) [5].
Qua các khái niệm trên có thể nhận thấy các ý kiến đều tập trung làm
sáng tỏ những nội dung của kế toán trách nhiệm và có thể bổ sung cho nhau,

có thể được đúc kết lại như sau:
Kế toán trách nhiệm được hiểu là hệ thống thu thập, báo cáo các thông
tin có thể kiểm soát về doanh thu và chi phí theo nhóm trách nhiệm, đo lường


8

và đánh giá thành quả các bộ phận trong doanh nghiệp thông qua sự phân chia
trách nhiệm và quyền hạn để hướng các bộ phận đến mục tiêu chung của
doanh nghiệp. Các cấp quản lý sẽ phải chịu trách nhiệm về lĩnh vực hoạt động
của mình, của thuộc cấp và tất cả các hoạt động khác thuộc trách nhiệm của
họ.
1.1.2. Vai trò của kế toán trách nhiệm
a. Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị
Ngày nay, kế toán quản trị là bộ phận không thể tách rời của hệ thống kế
toán doanh nghiệp. Ngoài thông tin kế toán tài chính cung cấp, các nhà quản
lý vẫn đòi hỏi có thêm thông tin mang tính kiểm soát và dự báo, chẳng hạn
như doanh thu và chi phí phân chia theo bộ phận. Như vậy, kế toán quản trị
biểu hiện kế toán trách nhiệm của các nhà quản lý các cấp bên trong doanh
nghiệp thông qua kế toán trách nhiệm, trong khi kế toán tài chính biểu hiện
trách nhiệm của nhà quản trị cấp cao.
Kế toán theo các trung tâm trách nhiệm là một công cụ để đánh giá và
kiểm soát trong các công ty phân quyền, thông qua việc xác định các trung
tâm trách nhiệm và nhiệm vụ báo cáo của công ty được phân quyền. Đây là hệ
thống thừa nhận mỗi bộ phận (nhà quản trị bộ phận) trong một tổ chức có
quyền chỉ đạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ riêng biệt thuộc phạm
vi quản lý của mình, họ phải xác định, đánh giá và báo cáo lên cấp trên trong
tổ chức; thông qua đó các cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này để
đánh giá thành qủa các bộ phận trong tổ chức.
Tóm lại, kế toán trách nhiệm là một trong những nội dung quan trọng

của kế toán quản trị. Kế toán trách nhiệm không chỉ đảm bảo cung cấp thông
tin đầy đủ, rõ ràng về hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mà
còn xác định đối tượng nào (ai) là người chịu trách nhiệm, bộ phận nào có


9

quyền kiểm soát đối với hoạt động xảy ra, trách nhiệm đó được thể hiện qua
sơ đồ sau:
Chức năng quản trị

Quá trình kế toán

Xác định mục tiêu

Hình thành các chỉ tiêu kinh tế

Xây dựng kế hoạch

Xây dựng các bảng dự toán

Tổ chức thực hiện

Thu thập kết quả thực hiện

Kiểm tra, đánh giá

Lập các báo cáo thực hiện

Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa chức năng quản trị

và quá trình kế toán
Kế toán trách nhiệm bao gồm 2 mặt: thông tin và trách nhiệm. Tùy thuộc
vào việc sử dụng 2 mặt này mà ảnh hưởng đến thái độ của người quản lý và
hiệu quả của việc phân cấp trách nhiệm trong đơn vị (Huỳnh Lợi, Nguyễn
Khắc Tâm, 2001)[3].
Khi hệ thống kế toán trách nhiệm nhấn mạnh đến mặt đánh giá trách
nhiệm của người quản lý sẽ ảnh hưởng đến thái độ của người quản lý theo
chiều hướng tiêu cực. Họ tìm cách che đậy sai phạm, cố đùn đẩy trách
nhiệm chứ không chịu tìm ra nguyên nhân và giải pháp khắc phục những


10

tồn tại và như vậy, hệ thống kế toán trách nhiệm không hoàn thành mục
tiêu đặt ra.
Khi hệ thống kế toán trách nhiệm chú trọng đến mặt thông tin thì sẽ ảnh
hưởng tích cực lên hành vi của nhà quản lý. Việc nhấn mạnh đến việc cung
cấp thông tin cho nhà quản lý để giúp họ nắm bắt được tình hình hoạt động
của tổ chức, cũng như hiểu được nguyên nhân của việc hoạt động kém hiệu
qủa sẽ tạo điều kiện nâng cao hiệu qủa hoạt động trong tương lai. Khi sử dụng
đúng, hệ thống kế toán ít chú trọng đến trách nhiệm. Nếu các nhà quản lý cảm
thấy rằng họ bị phê bình và khiển trách vì hiệu quả thực hiện công vệc của họ
không tốt, họ thường có xu hướng đối phó theo cách không tích cực và có khi
hoài nghi về hệ thống (Hilton, 1991)[10].
Do vậy, cần phải nhận thấy rằng hệ thống kế toán trách nhiệm đặt trọng
tâm vào thông tin. Việc sử dụng hệ thống kế toán trách nhiệm không quá nhấn
mạnh đến việc quy trách nhiệm mà xem việc quy trách nhiệm là một yếu tố
góp phần vào hiệu qủa thông tin của hệ thống.
b. Kế toán trách nhiệm – một công cụ quan trọng và đắc lực nhất của
hệ thống kiểm soát quản lý

Hệ thống kiểm soát quản trị có 2 yếu tố hạt nhân:
Thứ nhất là quá trình lập kế hoạch gồm ngân sách và các kế hoạch dài
hạn. Quá trình này sử dụng để thiết lập các chỉ tiêu kế hoạch nhằm đánh giá
quá trình thực hiện.
Thứ hai là kế toán trách nhiệm mà chủ yếu là tạo ra các trung tâm trách
nhiệm. Trung tâm trách nhiệm chịu trách nhiệm tài chính và tác động hiệu
quả của từng cá nhân trong tổ chức. Mục tiêu của kế toán trách nhiệm là ghi
nhận chi phí và doanh thu trong từng trung tâm trách nhiệm để tính ra chênh
lệch so với mục tiêu thực hiện (điển hình là dự toán) mà có thể quy trách


11

nhiệm cho từng cá nhân đứng đầu trung tâm trách nhiệm. Mỗi trung tâm trách
nhiệm đều có tiến trình sau:
Thiết lập mục tiêu
Đo lường kết quả thực hiện
So sánh kết quả thực hiện với mục tiêu và báo cáo
Phân tích sự sai biệt (độ lệch)
Đưa ra ảnh hưởng khi có sự sai biệt đáng kể giữa thực tế và kế hoạch
Sơ đồ 1.2. Tiến trình của một trung tâm trách nhiệm
Mục tiêu tài chính thực hiện của trung tâm lợi nhuận và đầu tư là những
chỉ tiêu đặc trưng về lợi nhuận, tỉ lệ hoàn vốn đầu tư hoặc giá trị kinh tế tăng
thêm trong khi mục tiêu của trung tâm chi phí được xác định là các chỉ tiêu về
chi phí.
Kế toán trách nhiệm phải thực hiện đầy đủ các báo cáo thực hiện trong
khoảng thời gian nào đó thường xuyên, trong báo cáo đó nhà quản trị phải tìm
thấy sự sai lệch so với dự toán mà họ quản lý và đưa ra được những ảnh
hưởng.
Để xây dựng một hệ thống kiểm soát quản lý nhằm đạt được mục tiêu

của tổ chức cần phải xác định các trung tâm trách nhiệm, cân nhắc giữa chi
phí và lợi ích và đưa ra động lực để đạt được mục tiêu và những nỗ lực quản
lý.
Một trung tâm trách nhiệm là một hệ thống các hoạt động được phân cho
một nhà quản lý, một nhóm quản lý và những nhân viên khác. Ví dụ, một hệ


12

thống máy móc và các công đoạn gia công có thể là một trung tâm trách
nhiệm cho một tổ trưởng. Toàn bộ phân xưởng có thể là một trung tâm trách
nhiệm của quản đốc. Cuối cùng, toàn bộ doanh nghiệp là trung tâm trách
nhiệm của giám đốc.
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ – SỰ HÌNH THÀNH KẾ TOÁN TRÁCH
NHIỆM TRONG DOANH NGHIỆP
1.2.1. Phân cấp quản lý là cơ sở của kế toán trách nhiệm
a. Khái niệm về phân cấp quản lý
Phân cấp quản lý hay còn gọi là phân quyền được hiểu là sự phân chia
quyền lực xuống cấp dưới, quyền ra quyết định không còn của một người hay
một nhóm nhỏ mà trải rộng trên toàn tổ chức. Do vậy, các cấp quản lý khác
nhau được quyền ra quyết định liên quan đến phạm vi trách nhiệm của họ.
Các nhà quản lý cho rằng kế toán trách nhiệm gắn liền với sự phân cấp
quản lý, hệ thống kế toán trách nhiệm hoạt động thực sự hiệuquảa trong các tổ
chức mà sự phân quyền được thực hiện đúng mức và phù hợp với cơ cấu tổ
chức. Phân cấp quản lý cao hay thấp sẽ quyết định hệ thống kế toán được tổ
chức như thế nào: tập trung, phân tán hay vừa tập trung vừa phân tán.
b. Ý nghĩa của phân cấp quản lý trong doanh nghiệp
Phân cấp quản lý phù hợp sẽ có ý nghĩa rất lớn trong quản lý của doanh
nghiệp và được thể hiện như sau:
- Sự phân cấp quản lý trải rộng quyền lực và trách nhiệm trên toàn tổ

chức thì nhà quản lý cấp cao không phải giải quyết các vấn đề, sự việc chi tiết
xảy ra hàng ngày mang tính tác nghiệp, họ tập trung vào hoạch định những
chiến lược trung và dài hạn, điều phối các hoạt động của các bộ phận trong tổ
chức, đảm bảo việc thực hiện các mục tiêu chung.
- Sự phân cấp quản lý còn giúp cho các nhà quản lý ở các cấp có sự
tương đối trong điều hành công việc của mình, nâng cao kiến thức chuyên


13

môn, tăng khả năng ứng xử các tình huống để tăng tốc độ hoạt động của mỗi
bộ phận, toàn tổ chức. Nhà quản trị ở các cấp đều có quyền ra quyết định ở
các mức độ khác nhau và chịu trách nhiệm về công việc của mình nên thúc
đẩy họ phát huy khả năng quản lý. Điều này thúc đẩy kết qủa của cả tổ chức
đẩy đem lại cơ hội phát triển cho các nhà quản trị bộ phận.
- Việc ra quyết định được giao cho nhà quản trị tại nơi xảy ra công việc
nên tính đúng đắn và khả thi của các quyết định là rất cao. Phân cấp quản lý
gắn liền với việc xác định quyền hạn và trách nhiệm ở từng cấp một cách rõ
ràng nên có cơ sở khi đánh giá kết quả hoạt động của từng bộ phận, dễ tìm ra
nguyên nhân và biện pháp khắc phục.
c. Hạn chế của sự phân cấp quản lý
- Hạn chế lớn nhất của sự phân cấp quản lý là đạt được sự thống nhất và
hướng tới mục tiêu chung. Bởi lẽ sự phân cấp tạo nên một sự độc lập tương
đối ở các bộ phận, chính sự độc lập này có thể gây không đồng nhất trong
quyết định giữa các nhà quản lý bộ phận. Họ không quan tâm đến quyết định
của họ có ảnh hưởng như thế nào đến bộ phận khác. Khi các nhà quản trị các
trung tâm trách nhiệm không thống nhất trong các quyết định hoạt động sẽ
dẫn đến xung đột về tính hiệu quả các trung tâm trách nhiệm với nhau và
trong toàn tổ chức.
- Mặt khác, do sự tách biệt về quyền lợi và trách nhiệm giữa các bộ phận

dẫn đến sự cạnh tranh thành tích giữa các bộ phận, ảnh hưởng đến hiệu quả
hoạt động của toàn tổ chức.
1.2.2. Sự hình thành các trung tâm trách nhiệm
a. Khái niệm trung tâm trách nhiệm
Theo thông tư 53/2006/TT-BTC ngày 12/6/2006 của Bộ Tài chính
“Trung tâm trách nhiệm là một bộ phận (phân xưởng, dây chuyền sản xuất,
phòng ban, đội sản xuất) trong một tổ chức mà người quản lý của bộ phận đó


14

có quyền điều hành và có trách nhiệm đối với số chi phí, thu nhập phát sinh
hoặc số vốn đầu tư sử dụng vào hoạt động kinh doanh”.
b. Các loại trung tâm trách nhiệm
Một trung tâm trách nhiệm có bản chất giống như hệ thống, mỗi hệ
thống được phân định để xử lý một công việc cụ thể. Hệ thống này sử dụng
các đầu vào là các giá trị vật chất như nguyên vật liệu, số giờ công của các
loại lao động và các dịch vụ khác. Hệ thống sẽ làm việc với những nguồn này
kèm theo các trang thiết bị, vốn và các tài sản khác. Kết quả là các trung tâm
trách nhiệm sẽ cho ra các đầu ra là các loại sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được
tạo ra bởi trung tâm trách nhiệm này có thể là đầu vào của một trung tâm khác
có thể bán ra bên ngoài.
Đầu vào
Các nguồn lực sử dụng

Công việc

Đầu ra
Hàng hoá, dịch vụ,…


Sự khác nhau trong việc lượng hoá giữa “đầu vào” và đầu ra của các
trung tâm trách nhiệm cũng như các mức độ trách nhiệm của người quản trị
trung tâm, có thể chia thành bốn loại trung tâm trách nhiệm như sau: Trung
tâm chi phí, trung tâm doanh thu, trung tâm lợi nhuận và trung tâm đầu tư.
* Trung tâm chi phí.
Là một đơn vị bộ phận của tổ chức trong đó nhà quản lý chỉ có quyền
điều khiển, kiểm soát sự phát sinh của chi phí thuộc bộ phận mình quản lý.
Trung tâm chi phí có thể bộ phận (phân xưởng sản xuất trong một công ty là
một trung tâm chi phí, một đội xây lắp là một trung tâm chi phí )
-Trung tâm chi phí định mức: Ở trung tâm chi phí định mức có thể đo
lường sản lượng “đầu ra” và phí tổn “đầu vào”, tức là việc sản xuất một sản
phẩm đòi hỏi phải định rõ loại hao phí. Kiểm soát được thực hiện thông qua


×