Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Đề kiểm tra định kỳ môn GDCD 12 HKII năm học 2016-2017

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.34 KB, 5 trang )

SỞ GD & ĐT NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT DTNT NINH THUẬN.

ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT. Bài viết số 3.
LỚP 12. NĂM HỌC: 2016 – 2017.
Môn: GDCD. Chương trình: Chuẩn.
Thời gian làm bài: 45 phút.
Đề: 101

PHẦN I. TRẮC NGHIỆM: 9điểm
Câu 1. Không ai bị bắt nếu không có quyết định của tòa án, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát, trừ
trường hợp phạm tội quả tang, thuộc nội dung quyền tự do cơ bản nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự nhân phẩm. C. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.

D. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.

Câu 2. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội. B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã.
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.

D. Bị nghi ngờ phạm tội.

Câu 3. Người đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử gọi là
A. bị hại.

B. bị cáo.

C. bị can.

D. bị kết án.



Câu 4. Hành vi tự ý vào nhà của người khác là xâm phạm
A. quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân.
B. quyền tự do về nơi ở, nơi cư trú của công dân.
C. quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
Câu 5. Việc làm nào dưới đây là xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của người khác?
A. Tự vệ chính đáng khi bị người khác hành hung.

B. Khống chế và bắt giữ tên trộm khi hắn lẻn vào nhà.

C. Hai võ sĩ đánh nhau trên võ đài.

D. Đánh người gây thương tích.

Câu 6. Việc làm nào dưới đây đúng khi thể hiện quyền tự do ngôn luận?
A. Gửi tin cho chuyên mục bạn xem truyền hình trên đài VTC14.
B. Viết bài thể hiện nghi ngờ của bản thân về nhân cách của một người nào đó.
C. Tập trung đông người nói tất cả những gì mình muốn nói.
D. Cản trở không cho người khác phát biểu khi ý kiến đó trái với mình.
Câu 7. Hành vi nào dưới đây xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về chổ ở của công dân?
A. Tự ý đuổi người khác khỏi chỗ ở của họ.
B. Chủ nhà trọ phá khóa vào phòng chữa cháy khi người thuê không có mặt.
C. Hàng xóm sang chữa cháy khi chủ nhân không có nhà.
D. Công an vào khám nhà khi có lệnh của tòa án.


Câu 8. Anh Nguyễn Văn B và Lê Văn N cùng sống trong khu phố, vì ghen ghét anh Lê Văn N nên anh B tung
tin là anh N hay trộm vặt đồ hàng xóm. Hành vi của B đã xâm phạm đến quyền tự do cơ bản nào dưới đây
của anh N?

A. lòng tự ái và uy tín của N.

B. mối quan hệ xã hội và công việc của N.

C. nhân phẩm và danh dự của N.

D. hạnh phúc gia đình của N.

Câu 9. Hai bạn A và B cùng yêu một bạn nam tên C. Tuy nhiên C chỉ có tình cảm với A mà không có tình cảm
với B. Vì ghen ghét nên B đã trả thù A bằng cách thuê một đám học sinh đánh A và quay video tung lên
mạng xã hội. Vậy B đã vi phạm quyền nào dưới đây với A?
A. Quyền bất khả xâm phạm thân thể.
B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe.
C. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở của công dân.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm.
Câu 10. Đang truy đuổi trộm, bỗng không thấy hắn đâu. Ông A định vào ngôi nhà vắng chủ để khám xét. Nếu
em là ông A em chọn cách ứng xử nào dưới đây để đúng quy định của pháp luật?
A. Dừng lại vì mình không có quyền bắt trộm.
C. Chờ chủ nhà về cho phép vào tìm người.

B. Vào nhà đó để kịp thời tìm bắt tên trộm.
D. Đến trình báo với cơ quan công an.

Câu 11. Quyền bầu cử của công dân được thực hiện theo nguyên tắc
A. tôn trọng, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

B. phổ thông, công khai, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

C. tôn trọng, bình đẳng, gián tiếp và bỏ phiếu kín.


D. phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

Câu 12. Đối tượng nào dưới đây được quyền tham gia quản lý Nhà nước và xã hội?
A. Mọi công dân. B. Cán bộ, công chức. C. Người từ đủ 18 tuổi trở lên. D. Đại biểu Quốc hội.
Câu 13. Nguyên tắc bầu cử phổ thông được hiểu là
A. mọi học sinh phổ thông trung học đủ 18 tuổi đều được quyền tham gia bầu cử.
B. mỗi cử tri đều có một lá phiếu và giá trị của mỗi phiếu bầu là ngang nhau.
C. mọi công dân từ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm.
D. mọi công dân từ đủ 18 tuổi trở lên đều được tham gia bầu cử, trừ trường hợp đặc biệt bị pháp luật cấm.
Câu 14. Mục đích của quyền khiếu nại nhằm
A. chia sẻ thiệt hại và phát huy quyền lợi của người khiếu nại.
B. khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại.
C. phát hiện và hạn chế những hành vi vi phạm pháp luật
D. ngăn chặn và tố cáo những hành vi vi phạm pháp luật.
Câu 15. Biểu hiện nào dưới đây là vi phạm quyền quản lý Nhà nước và xã hội của công dân?
A. Chính quyền xã giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân nhưng thiếu công khai.
B. Chính quyền xã quyết định đề án định canh, định cư mặt dù có một số ý kiến của nhân dân không nhất trí.
C. Chính quyền xã công khai các khoản chi tiêu của địa phương.


D. Chính quyền xã triển khai các chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho dân biết.
Câu 16. Nhân dân tham gia thảo luận, góp ý kiến các đề án định canh, định cư, giải phóng mặt bằng thuộc
quyền dân chủ nào dưới đây?
A. Quyền tham gia quản lí Nhà nước và xã hội.
C. Quyền khiếu nại và tố cáo.

B. Quyền bầu cử và ứng cử.

D. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật về thư tín, điện thoại và điện


tín.
Câu 17. Theo quy định người già yếu, tàn tật thì tổ bầu cử mang thùng phiếu và phiếu bầu đến nơi ở của cử
tri. Việc này thể hiện nguyên tắc
A. phổ thông, trực tiếp.

B. phổ thông, bỏ phiếu kín.

C. bình đẳng, phổ thông.

D. trực tiếp, bỏ phiếu kín.

Câu 18. Anh A sử dụng quyền nào dưới đây để đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi
việc của mình khi có căn cứ quyết định đó là trái luật?
A. Quyền tố cáo.

B. Quyền ứng cử.

C. Quyền bầu cử.

D. Quyền khiếu nại.

Câu 19. Để chuẩn bị việc mở rộng và làm đường bê tông tại thôn A. Cán bộ thôn đã mời gia đình em họp bàn
nhưng ba mẹ em nói không cần phải họp mất thời gian. Em sẽ có thái độ như thế nào dưới đây về việc làm
trên?
A. Không quan tâm lắm.
C. Khuyên ba mẹ phải đi họp.

B. Không đồng ý với việc làm trên.
D. Đi cũng được không đi cũng được


Câu 20. Một tổ bầu cử khi tiến hành bầu cử đã để hòm phiếu không có nắp để cử tri bỏ phiếu cho thuận
tiện. Một số cử tri thấy vậy đã phản đối, vì cho rằng việc làm trên là vi phạm nguyên tắc bầu cử về bỏ
phiếu kín. Nếu em cũng là cử tri đi bầu lúc đó em sẽ chọn cách ứng xử nào dưới đây?
A. Bầu xong phiếu của mình rồi về, không nói gì với một số người lúc đó.
B. Cùng với cán bộ tổ bầu cử giải thích cho một số người hiểu về nguyên tắc bỏ phiếu kín.
C. Phê bình một số người đã phản đối là thiếu hiểu biết về luật bầu cử, ứng cử.
D. Cùng với một số người cho rằng việc làm trên là vi phạm nguyên tắc bầu cử về bỏ phiếu kín.
Câu 21. Quyền học tập của công dân còn có có nghĩa là mọi công dân đều được đối xử
A. như nhau về cơ hội học tập.

B. giống nhau về cơ hội học tập.

C. ngang nhau về cơ hội học tập.

D. bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 22. Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học - công nghệ, sáng tạo văn học nghệ thuật. Đó là quyền A.
học tập.

B. sáng tạo.

C. phát triển.

Câu 23. Nội dung nào dưới đây không đúng với quyền học tập của công dân?
A. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
B. Công dân được đối xử bình đẳng về cơ hội phát triển bản thân.
C. Công dân được đối xử bình đẳng về phát triển khả năng.

D. tự do.



D. Công dân được khuyến khích bồi dưỡng tài năng.
Câu 24. Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng của công dân thuộc nhóm quyền nào
dưới đây?
A. Quyền được sáng tạo.

B. Quyền được học tập.

C. Quyền được phát triển.

D. Quyền tác giả.

Câu 25. Cần tạo điều kiện như thế nào dưới đây để học sinh giỏi và có tài phát triển toàn diện?
A. Cung cấp nhiều tài liệu cho việc học và nghiên cứu. B. Có cuộc sống vật chất và tinh thần đầy đủ.
C. Tuyên dương, khen thưởng kịp thời. D. Chăm sóc sức khỏe đặc biệt và cung cấp thông tin mới kịp thời.
Câu 26. Pháp luật thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục nhằm mục đích chính nào dưới đây?
A. tạo điều kiện để ai cũng được học hành.

B. tạo điều kiện để ai cũng được phát triển.

C. tạo điều kiện để ai cũng được sáng tạo. D. tạo điều kiện để ai cũng được nghiên cứu khoa học.
Câu 27. Công dân học từ tiểu học đến trung học đến đại học và sau đại học. Điều này thể hiện nội dung nào
dưới đây về quyền học tập của công dân?
A. Học không hạn chế.
C. Học bất cứ ngành nghề nào.

B. Học thường xuyên.
D. Học bằng nhiều hình thức.

Câu 28. Em Linh là học sinh lớp 11 đã chế tạo ra được máy diệt muỗi thân thiện với môi trường trong kỳ thi

cấp Tỉnh và đạt giải III. Vậy em Linh đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền học tập.

B. Quyền sáng tạo.

C. Quyền phát triển.

D. Quyền tự do.

Câu 29. Trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm học 2015 – 2016, M đã trúng tuyển vào đại học công an đúng
nguyện vọng, năng lực và hoàn cảnh kinh tế của gia đinh. M đã thực hiện tốt quyền nào dưới đây?
A. Quyền học không hạn chế.

B. Quyền hoc bất cứ ngành nghề nào.

C. Quyền học tập thường xuyên, học suốt đời.

D. Quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.

Câu 30. Trong kì thi tuyển sinh năm nay, A không trúng tuyển vào đại học nên đã cho rằng mình không còn
được thực hiện quyền học tập. Bố thì nói con vẫn có quyền học tập. Em đồng ý với ý kiến nào nào dưới đây?
A. Quyền học tập của A đã chấm dứt vì A không còn khả năng học.
B. Quyền học tập của A đã chấm dứt vì A không còn cơ hội học tập.
C. A vẫn còn cơ hội học tập vì A có thể học thường xuyên, học suốt đời.
D. A vẫn có quyền học tập vì không ai tước quyền của A.
PHẦN II. TỰ LUẬN: 1điểm
Em hãy trình bày những trường hợp không được thực hện quyền bầu cử?

SỞ GD & ĐT NINH THUẬN
TRƯỜNG THPT DTNT NINH THUẬN.


ĐỀ KIỂM TRA 1 TIẾT. Bài viết số 3.


LỚP 12.NĂM HỌC: 2016 - 2017
Môn: GDCD. Chương trình: Chuẩn
Thời gian làm bài: 45 phút
ĐẾ: 101

ĐÁP ÁN, CHẤM TRẮC NGHIỆM
Câu
Đ/A
Điểm
Câu
Đ/A
Điểm
Câu
Đ/A
Điểm

1
C
0.3
11
D
0.3
21
D
0.3


2
B
0.3
12
A
0.3
22
B
0.3

3
B
0.3
13
D
0.3
23
D
0.3

4
C
0.3
14
B
0.3
24
C
0.3


5
D
0.3
15
A
0.3
25
B
0.3

6
A
0.3
16
A
0.3
26
A
0.3

7
A
0.3
17
D
0.3
27
A
0.3


8
C
0.3
18
D
0.3
28
B
0.3

9
B
0.3
19
C
0.3
29
B
0.3

ĐÁP ÁN, HƯỚNG DẪN CHẤM TỰ LUẬN
Đáp án

10
D
0.3
20
B
0.3
30

C
0.3

Điểm

Bị tước quyền bầu cử theo bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.

0.25

Bị xử tử hình trong tgian chờ thi hành án.

0.25

Bị tạm giam mà không được hưởng án treo.

0.25

Người mất năng lực hành vi dân sự.

0.25



×