Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

bài tập làm văn mẫu lớp 9 (kể về chú bộ đội ngày thành lập quân đội NDVN)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (373.35 KB, 7 trang )

Bài viết số 4 lớp 9
KỂ VỀ MỘT CUỘC GẶP GỠ VỚI CÁC CHÚ BỘ ĐỘI NHÂN NGÀY THÀNH
LẬP QUÂN ĐỘI NHÂN DÂN VIỆT NAM (22-12)
Để chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12, nhà trường tổ chức
cuộc gặp gỡ, nói chuyện giữa các chú cựu chiến binh tham gia kháng chiến chống Mỹ với học
sinh chúng tôi. Đó là một buổi nói chuyện đầy xúc động. Với tôi, cuộc gặp gỡ này càng đặc biệt
hơn, bởi vì tôi được vinh dự đại diện cho các bạn học sinh phát biểu những suy nghĩ về tình cảm
và trách nhiệm của thế hệ sau với thế hệ cha anh đi trước.
Tôi đã có mặt tại trường từ sáng sớm. Sao tôi thấy hồi hộp quá! Sân trường hôm nay
được trang hoàng thật rực rỡ. Phía khán đài, tấm phông xanh nổi bật lên hàng chữ trắng: “Chào
mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12/1944 – 22/12/2009”. Bên dưới là dòng
chữ in nghiêng: “Gặp gỡ với những chứng nhân lịch sử”. Dường như một bầu không khí thiêng
liêng và vô cùng trang trọng đang bao trùm cả sân trường.
Đúng 7 giờ 30 phút, buổi lễ chính thức được bắt đầu. Tất cả các học sinh đều mặc đồng
phục, xếp hàng ngay ngắn. Trên khán đài, thầy hiệu trưởng cùng các thầy cô giáo đã có mặt đông
đủ. Cả trường bỗng vang lên tiếng vỗ tay giòn giã. Toàn thể học sinh đứng dậy để chào đón một
đoàn khách đặc biệt. Đó là các chú bộ đội, những người trực tiếp tham gia chiến đấu bảo vệ Tổ
Quốc trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước.
Sau nghi thức lễ chào cờ, thấy hiệu trưởng đọc bài diễn văn chào mừng ngày 22/12. Cả
sân trường im lặng lắng nghe. Thỉnh thoảng, từng tràng vỗ tay nồng nhiệt vang lên, góp phần
làm cho buổi lễ thêm phần sôi nổi. Giây phút chờ đợi rồi cũng tới. Một sĩ quan quân đội trong bộ
quân phục màu xanh lá cây bước lên trò chuyện với toàn trường. Gương mặt chú kiên nghị và
đôn hậu. Giọng nói của chú ấm áp và thân tình. Chú ôn lại những kí ức hào hùng của thế hệ các
chú trong cuộc kháng chiến của dân tộc. Có lẽ phần thú vị nhất mà chúng tôi được nghe là những
kỉ niệm có thật và xúc động vô cùng giữa thời chiến.
_ Với chú, kỉ niệm sâu sắc nhất là trong lúc tham gia chiến dịch ở Nam Lào. Đó là một
đêm mưa tầm tã. Đơn vị chú trên đường hành quân qua cánh đồng thì bị địch phát hiện và bắn
phá dữ dội. Chú bị thương và lạc đơn vị. Do mất máu quá nhiều nên chú ngất đi. Tỉnh dậy, chú
thấy mình nằm trên chiếc chõng tre. Bên cạnh là một bà má với nét mặt lo lắng, đang ngồi
chườm khăn lên trán chú. Má đã tận tình chăm sóc chú cho đến khi chú hồi phục trở lại.



Chú im lặng một lúc rồi xúc động nói tiếp:
_ Sau này chú mới biết má cũng có con tham gia quân giải phóng và đã hi sinh. Má xem
các chú bộ đội như con của mình, luôn chăm sóc các chú rất tận tình. Mấy năm sau, trở lại ngôi
làng xưa, chú không còn được gặp má nữa. Má đã mất cách đó không lâu do tuổi già sức yếu.
Mắt chú như nhòa đi. Giọng chú nghẹn ngào, xúc động. Cả trường cũng im lặng hồi lâu.
Sau đó, chúng tôi đã hỏi các chú rất nhiều điều chúng tôi băn khoăn về thời chiến. Các
bạn trong lớp tôi rất sôi nổi và hào hứng khi được đối thoại với các chú. Qua đó, chúng tôi đã
hiểu hơn rất nhiều về những con người của thế hệ trước, về cuộc kháng chiến gian khổ nhưng
hào hùng của dân tộc, về những mất mát đau thương mà cả dân tộc ta đã phải trải qua.
Cuối cùng, tôi thay mặt cho các bạn học sinh đứng lên phát biểu suy nghĩ của mình. Dù
rất xúc động và hồi hộp, tôi vẫn nhận thấy ánh mắt khích lệ mà các thầy cô giáo và các bạn cùng
lớp dành cho tôi. Điều đó đã giúp tôi thêm tự tin để bước lên, phát biểu bằng chính cảm xúc đang
dâng trào trong tôi.
_ Thưa các bác, các chú!
Chúng cháu là thế hệ may mắn được sinh ra khi đất nước đã hòa bình, thống nhất. Tuy
nhiên, qua buổi gặp gỡ và trò chuyện hôm nay, chúng cháu đã phần nào biết được sự gian khổ và
mất mát hi sinh của những người đi trước. Hiểu được điều ấy, chúng cháu càng khâm phục,
ngưỡng mộ và tự hào về thế hệ cha anh. Chúng cháu càng trân trọng những giá trị của cuộc sống
tự do mà chúng cháu đang được hưởng. Chúng cháu xin hứa sẽ chăm chỉ học tập để góp phần
xây dựng đất nước ngày càng giàu đẹp. Cuối cùng, cháu xin thay mặt các bạn học sinh, kính
chúc các bác, các chú và gia quyến luôn khỏe mạnh và hạnh phúc. Chúc các bác, các chú có một
ngày 22/12 thật vui vẻ và ý nghĩa.
Tôi kết thúc bài phát biểu của mình trong tiếng vỗ tay ủng hộ của các bạn trong trường.
Trong tôi dâng lên một niềm tự hào về dân tộc mình, về thế hệ cha anh đi trước của mình. Tôi tự
hứa với lòng mình phải sống sao cho thật xứng đáng là con cháu của đất nước Việt Nam anh
hùng.

Bài viết số 4 lớp 9 Đề 1: Vai trò của cây cối
Con người sống, tồn tại, làm việc, giải trí hàng ngày trong một môi trường sống trong sạch. Một

trong những yếu tố tạo nên sự trong sạch đó chính là "rừng".


Không phải dĩ nhiên mà trái đất được gọi là hành tinh xanh. Với diện tích lớn là biển, rừng và
tầng ôzôn bao quanh, trái đất với điều kiện lý tưởng ấy là nơi bắt nguồn cho sự sống - một điều
mà chưa hành tinh nào có. Đặc biệt là rừng - một yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời
sống con người.
Rừng là gì? Đó là một quần lạc sinh địa, trong đó sinh vật rừng, đất và khí hậu tạo thành một thể
thống nhất, có quan hệ tương hỗ chặt chẽ với nhau. Nó được tạo nên bởi nhiều thành phần mà
cây là thành phần chính. Vậy thì tại sao rừng lại có một ảnh hưởng lớn như vậy đến cuộc sống
con người?
Như chúng ta đã biết, thành phần chính của rừng là cây xanh. Mà cây xanh lại có tác dụng rất lớn
đối với môi trường sống. Không đơn thuần là tạo bóng mát, làm đẹp phố phường mà hơn hết cây
xanh điều hòa khí hậu giúp cho không khí trong lành, làm sạch bầu khí quyển. Hãy thử tưởng
tượng xem nếu như trái đất này không có cây xanh thì chắc chắn xung quanh ta sẽ chỉ là một bầu
không khí bụi bặm, ô nhiễm nắng, nóng hoặc mưa lạnh giá, hạn hán ngập lụt sẽ giày xéo lên
cuộc sống của người dân. Nói cách khác không có cây xanh sự sống của con người sẽ chấm dứt.
Cuộc sống con người không chỉ được quyết định ở yếu tố vật chất mà nó còn bị ảnh hưởng bởi
điều kiện tự nhiên khách quan. Trong đó xói mòn đất là một hiện tượng tự nhiên thường xảy ra
nơi những vùng dồi dào, đất trọc ít cây bao phủ. Xói mòn làm cho lớp đất mặt bị rửa trôi, tạo
thành khe rãnh gây lũ lụt, đất trôi lở... ảnh hưởng nghiêm trọng tới sản xuất và đời sống con
người. Rồi hiện tượng gió, gió mạnh ảnh hưởng lớn đến cây rừng làm giảm 30 - 90% sự đồng
hóa thực vật, gió nóng làm giảm khả năng thụ phấn của cây, dèm cát vùi lấp đồng ruộng, nhà
cửa... Tất cả những thiên tai khủng khiếp đó đều có thể được ngăn chặn hoặc giảm bớt bằng cách
trồng cây xanh. Rừng điều hòa khí hậu, điều tiết dòng chảy trên mặt đất, bảo vệ, cải tạo làm tơi
xốp đất, giữ nước cho sản xuất, hạn chế sức phá hoại của gió ngăn sự di chuyển của cát vào sâu
đất liền, ngăn chặn gió, bão, mùa màng, làng xóm. Không chỉ thế rừng còn là nguồn cung cấp
cho con người gỗ, củi, hoa quả và làm phân xanh. Có thể nói rừng đóng một vai trò rất quan
trọng trong đời sống của mỗi con người.
Không chỉ là yếu tố, thành phần chính trong hoàn cảnh sống của con người mà rừng còn là môi

trường sống của rất nhiều động vật quý hiếm. Rừng có các loại cây từ thấp lên cao. ở mỗi tầng là
một môi trường hoàn cảnh thích nghi riêng biệt với từng loài vật. Nào thỏ, hươu, nai, hổ đến khỉ,
vượn, sóc, chim... đó là những loài động vật rất quý hiếm mà môi trường sống duy nhất của
chúng chính là rừng - thiên nhiên hoang dã.


Trong rừng có rất nhiều loài gỗ quý hiếm như đinh, lim, sến, táu,... rồi các loại thuốc quý. Có
những khu rừng được con người trồng lên để phục vụ cho chế biến công nghiệp như rừng cao su,
rừng tre, nứa, keo tai tượng,....
Bên cạnh đó rừng còn là môi trường sinh thái trong lành - một địa điểm du lịch lý thú, một danh
lam thắng cảnh tuyệt vời đầy bí ẩn, hoang dã và tràn đầy hấp dẫn, lôi cuốn.
ảnh hưởng lớn và có tính chất quyết định đến sự sống con người rừng còn rất có ích với các lĩnh
vực khác như nông nghiệp, công nghiệp, du lịch, dịch vụ... hiểu rõ được những lợi ích và ảnh
hưởng của rừng ta mới thấy rõ vị trí và tầm quan trọng của nó như thế nào?
Đất nước ta với ba phần tư diện tích là rừng, đồi núi - một điều kiện thiên nhiên tuyệt vời. Vậy
mà giờ đây diện tích rừng đó còn lại bao nhiêu? Không hiểu rõ tầm quan trọng của rừng rất nhiều
người đã chặt phá cây bừa bãi nhất là những người dân thiếu hiểu biết "đốt nương làm rẫy" khai
phá rừng một cách vô ý thức. Nhưng cũng có những người biết được lợi ích của rừng hiểu được
sự sai trái trong hành động của mình nhưng vẫn chặt trộm, khai khác rừng trái phép để kiệm lợi
về mình. Hậu quả của những việc chặt phá, khai thác thiếu quy củ, đốt rừng, phá rừng ấy thật
không thể tưởng tượng được. Từng tự hào với cánh rừng U Minh rộng lớn, phong phú thì nhưng
chỉ vì thiếu ý thức, công tác quản lý kém mà hàng trăm, hàng nghìn hecta rừng bị phá hủy, thiêu
rụi trong ngọn lửa làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường người dân và thiệt hại hàng trăm
tỷ đồng của nhà nước. Những vùng đồi xanh đẹp đẽ xưa kia những cánh rừng nguyên sinh xưa
kia giờ đây chỉ còn là những quả đồi trọc, những khu rừng thứ sinh. Tiếp theo đó là những thảm
họa thiên nhiên liên tục xảy ra nào hạn hán, nào lũ lụt, nào sụt lở đất... làm thiệt hại bao tiền của
và đau đớn hơn là tính mạng của những người dân vô tội. Không có rừng thì lấy cái gì để ngăn
chặn lũ lụt, điều hòa không khí, để chống xói mòn, để bảo vệ làng mạc. Những tai hại to lớn và
khủng khiếp ấy đều chỉ vì một sự vô ý thức, sự thiếu hiểu biết và hám lợi của một số cá nhân gây
ra.

Mất rừng đồng nghĩa với việc môi trường sống của con người đang dần dần bị tàn phá, hủy hoại.
Những loại động vật hoang dã cũng mất đi môi trường sống của mình. Đã bao loài động vật bị
tuyệt chủng, bị đem vào danh sách đỏ. Nguy cơ tuyệt chủng tất cả cũng vì chặt phá rừng.
Hiểu rõ tầm quan trọng, thấy rõ những hậu quả của việc tàn phá rừng, chúng ta thêm phần yêu
quý và biết bảo vệ rừng hơn.
Hiện nay Đảng và chính quyền nhà nước ta đã có những biện pháp thích hợp và quản lý chặt chẽ
trong việc khai thác rừng. Bằng cách khai thác hợp lý kết hợp với việc tái tạo rừng, nhiều khu


rừng đã được phục hồi "phủ xanh đồi trọc".
Tác động của con người tới tái sinh tự nhiên là rất lớn bởi trong tái sinh tự nhiên thường gặp
hoàn cảnh bất lợi, ảnh hưởng đến sự nảy mầm của hạt, sự sinh trưởng của cây con. Để khắc phục
người sản xuất phải chủ động tạo hoàn cảnh sống thích hợp bằng cách chặt phá những cây, cành
mọc quá rậm, phát bớt bụi để hạt tiếp xúc nảy mầm dễ và xới đất tơi xung quanh gốc. Là học
sinh, sinh viên chúng ta có thể góp sức nhỏ của mình trong công cuộc cải tạo rừng bằng cách
tuyên truyền tầm quan trọng của rừng, hậu quả của việc khai thác trái phép và có thể trồng cây
quanh nhà để góp phần làm trong sạch không khí, môi trường sống trong xóm làng.
Hãy yêu quý và bảo vệ rừng để trái đất của chúng ta mãi là "hành tinh xanh" "Tổ quốc Việt Nam
yêu dấu, có sạch đẹp mãi được không. Điều đó tuỳ thuộc hành động của bạn, chỉ thuộc vào bạn
mà thôi".
Bài viết số 4 lớp 9 Đề 2: Tác hại của ma túy.
Chúng ta đang sống trong một đất nước không ngừng phát triển trên con đường công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, xây dựng một xã hội văn minh, tiến bộ. Để làm được điều đó, chúng ta phải vượt
qua các trở ngại,khó khăn. Một trong số đó là các tệ nạn xã hội như: ma túy, cờ bạc, văn hóa
phẩm đồi trụy. Nhưng đáng sợ nhất chính là ma tuý. Chúng ta hãy cùng tìm hiểu về tác hại to lớn
của ma túy để phòng tránh cho bản thân, gia đình và xã hội.
Để phòng chống một tệ nạn thì chúng ta cần biết rõ về tệ nạn đó. Ma túy là một loại chất kích
thích, gây nghiện có nguồn gốc từ cây túc anh hoặc nhựa cây thuốc phiện được trồng ở 12 tỉnh
miền núi phía Bắc Việt nam hay từ lá, hoa, quả cây cần sa được trồng ở các tỉnh giáp ranh biên
giới Việt Nam – Campuchia. Đặc biệt là ma túy có một ma lực dẫn dụ ghê gớm, khiến người bị

dính vào không thể cưỡng lại được, chẵng khác gì “ma đưa lối, quỷ đưa đường”. Ma túy tồn tại ở
nhiều dạng như tép, nước, bột, hồng phiến, bạch phiến, thuốc…và được sử dụng bằng nhiều hình
thức hút, chích, hít…Nó được coi là tệ nạn đáng sợ nhất vì sức dẫn dụ con người không kể tuổi
tác và khả năng gây nghiện nhanh chóng. Hơn thế nữa, ma túy còn là ngọn nguồn của những tệ
nạn xã hội khác.
Chúng ta thường nghe nói ma túy rất có hại nhưng mấy ai hiểu được tác hại thật sự của nó!
Trước tiên, nó gây hại trực tiếp đến người nghiện. Về sức khỏe, ma túy gây ra các bệnh khôn
lường cho cơ thể. Người nghiện sẽ bị hư hại niêm mạc mũi nếu dùng ma túy theo dạng hít, có
khả năng ngưng thở đột ngột, gây nguy hiểm tính mạng. Còn dùng theo dạng hút thì cơ quan


chịu ảnh hưởng là phổi. Phổi sẽ bị tổn thương nghiêm trọng, gây ung thư phổi, viêm đường hô
hấp, nhiễm trùng phổi…Và nguy hiểm nhất là dùng ma túy dạng chích, đây là con đường ngắn
nhất dẫn đến AIDS. Người tiêm đâu có biết rằng trên mũi kim là hàng vạn quả cầu gai gây căn
bệnh thế kỉ hiểm nghèo, cứ thế họ truyền tay nhau tiêm chúng, đưa virus vào máu của mình. Ở
những tụ điểm tiêm chích, họ còn pha thêm các chất bẩn gây áp-phê, hậu quả là các con nghiện
phải cưa cụt tay chân hay nhiễm trùng máu. Ấy là chưa kể đến tình trạng bị chết do sốc thuốc.
Câu chuyện “cái chết trắng” của nhà tỉ phú trẻ Raphael, chết ngay bên đường do dùng bạch phiến
quá liều. Những người nghiện lâu ngày rất dễ nhận ra, người gầy gò, da xám, tóc xơ xác. Hệ thần
kinh bị tổn thương nặng do ảnh hưởng của thuốc, kém tập trung, suy nghĩ, chán nản và thiếu ý
chí vươn lên nên việc cai nghiện cũng khó khăn. Đáng ghê sợ hơn, người mới nghiện heroin, khi
“phê” thường gia tăng kích thích tình dục, dẫn đến hành vi tình dục không an toàn, có thể bị lây
nhiễm HIV, nhưng nếu sử dụng lâu ngày sẽ làm suy yếu khả năng tình dục. Không chỉ dừng ở
đó, tiêm chích ma túy còn hủy hoại con đường công danh, sự nghiệp của người nghiện. Đã có
bao bài học, biết bao câu chuyện kể về những công nhân, kĩ sư… đã gục ngã trước ma túy, để rồi
bị bạn bè, đồng nghiệp xa lánh, con đường tương lai tươi sáng bỗng vụt tắt, tối tăm. Và nhất là
những bạn học sinh, tuổi đời còn quá dài mà chỉ vì một phút nông nỗi, bị bạn bè rủ rê đã đánh
mất tương lai. Thật đáng thương!
Ma túy không những gây hại cho người dùng nó mà còn cho cả gia đình của họ, khiến họ trở mất
dần khả năng lao động, trở thành gánh nặng cho gia đình. Những gia đình có người nghiện ma

túy bầu không khí lúc nào cũng lãnh đạm, buồn khổ. Công việc làm ăn bị giảm sút do không
được tín nhiệm. Nền kinh tế cũng theo đó mà suy sụp. Bởi những người một khi đã nghiện thì
luôn có nhu cầu hơn nữa về ma túy, đồng nghĩa với việc họ phải có tiền, mà tiền thì lấy từ đâu?
Từ chính gia đình của họ chứ không đâu xa. Rồi những người vợ, người mẹ sẽ ra sao khi thấy
chồng, con mình vật vã khi thiếu thuốc, khi lìa bỏ cõi đời vì mặc cảm, vì bệnh tình đã tới giai
đoạn cuối? Thật đau xót cho những gia đình bất hạnh có người nghiện ma túy.
Không dừng lại ở đó, ma túy còn như một con sâu đục khoét xã hội. Khiến cho an ninh, trật tử,
quốc phòng bất ổn. Khi muốn thõa mãn cơn ghiền, con nghiện không từ một thủ đoạn, hành vi
trộm cắp, giết người nào để có tiền mua heroin, hoặc nổi máu anh hùng xa lộ, đua xe, lạng lách.
Những con nghiện mà không được gia đình chấp nhận sẽ đi lang thang làm mất vẻ mỹ quan,văn
minh lịch sự của xã hội,vật vờ trên những con đường. Không chỉ thế, nhà nước, xã hội còn phải
tốn tiền để tổ chức lực lượng phòng chống và giải quyết những thiệt hại do con nghiện gây ra.


Mất tiền xây dựng các trại cải tạo, giáo dục, điều trị cho người nghiện. Một thiệt hại lớn mà ma
túy gây ra cho nền kinh tế quốc gia là ngành du lịch bị giảm sút. Các bạn thử nghĩ xem, có ai
dám đi du lịch sang một đất nước, một thành phố mà toàn người bị HIV/AIDS. Rồi họ sẽ nghĩ gì
về nước ta, họ sẽ nhìn nước ta với ánh mắt khinh thường, chẳng ai dám đầu tư vào đây nữa. Quả
là một mất mát, thiệt hại cho nước nhà!
Nhưng các bạn đừng lo, nếu chúng ta biết cách phòng chống thì những mối nguy ngại trên sẽ
được giải quyết, sẽ không còn tệ nạn ma túy nữa. Mỗi người phải có trách nhiệm, tích cực tuyên
truyền, giáo dục cho người thân mình sự nguy hiểm của ma túy để không ai bị chết vì thiếu hiểu
biết. Luôn tránh xa với ma tuý bằng mọi cách, mọi người nên có ý thức sống lối sống lành mạnh,
trong sạch, không xa hoa, luôn tỉnh táo, đủ bản lĩnh để chống lại mọi thử thách, cám dỗ của xã
hội. Đồng thời cũng lên án, dẹp bỏ tệ nạn bằng cách không tiếp tay cho chúng. Nếu lỡ vướng vào
thì phải dùng nghị lực, quyết tâm, vượt lên chính mình để từ bỏ con đường sai trái. Bên cạnh đó
nhà nước cũng phải đưa những người nghiện vào trường cai nghiện, tạo công ăn việc làm cho họ,
tránh những cảnh " nhàn cư vi bất thiện", giúp họ nhanh chóng hoà nhập với cuộc sống cộng
đồng, không xa lánh, kì thị họ.
Ma túy quả là một con quỷ khủng khiếp nhất của gia đình và xã hội, còn hơn cả bệnh tật và đói

khát. Chúng ta vẫn có thể phòng trừ nanh vuốt của con quỷ dữ này. Mỗi chúng ta phải nêu cao
cảnh giác, chung tay ngăn chặn nó, mở rộng vòng tay đỡ lấy những người nghiện, đừng để họ
lún quá sâu vào bóng tối. Đặc biệt là học sinh chúng ta phải kiên quyết nói không với ma túy,
xây dựng một mái trường, một xã hội không có ma túy.



×