Tải bản đầy đủ (.doc) (30 trang)

Báo cáo tốt nghiệp ngành Cao đẳng điều Dưỡng Đại hoc Sài Gòn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.16 MB, 30 trang )

Báo cáo tốt nghiệp

Ngành Điều dưỡng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM
TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH KHOA SÀI GÒN
KHOA ĐIỀU DƯỠNG

----------

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
NGÀNH: ĐIỀU DƯỠNG

Học sinh thực hiện: TRẦN THỊ LỆ TUYẾT
Lớp: 02ĐD08B1 MSHS: 215180132

Tp.HCM, tháng 07 năm 2017
HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

1


Báo cáo tốt nghiệp

Ngành Điều dưỡng

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TP.HCM
TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH KHOA SÀI GÒN
KHOA ĐIỀU DƯỠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM


Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Tp.HCM, ngày 17 tháng 07 năm 2017

PHIẾU CHẤM BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
Cán bộ chấm điểm

Điểm đạt
tổng /100

STT

Điểm thống nhất (quy về thang điểm 10)
Điểm bằng số
Điểm bằng chữ

NỘI DUNG YÊU CẦU

Chữ ký cán bộ chấm
điểm

ĐIỂM

ĐIỂM

CHUẨN

ĐẠT

PHẦN MỞ ĐẦU: (Lời mở đầu, lời cảm ơn)


4

PHẦN 1: MÔ TẢ KHÁI QUÁT

10

1

Giới thiệu tổng quan về bệnh viện mà học sinh được đến thực tập

2

2

Giới thiệu tổng quan về Khoa phòng mà học sinh được đến thực tập

2

Miêu tả về các phương pháp trong chăm sóc người bệnh mà học sinh
3

được học và cảm thấy tâm đắc nhất ở chính đơn vị thực tập đó, các

6

can thiệp – thủ thuật có liên quan…
PHẦN 2: LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC HOÀN CHỈNH
I. Thu thập dữ kiện để đưa ra nhận định tình trạng người bệnh.

70

26

1

Hành chính

1

2

Thời điểm nhập viện

1

3

Lý do nhập viện

2

4

Bệnh sử

2

5

Tiền căn


2

HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

2


Báo cáo tốt nghiệp

Ngành Điều dưỡng

6

Chẩn đoán xác định

1

7

Hướng điều trị

1

8

Các y lệnh điều trị, cận lâm sàng

1

9


Tình trạng hiện tại

4

10

Phân cấp chăm sóc

1

11

Các vấn đề của người bệnh (được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên)

10

II. Lập kế hoạch chăm sóc

44

1

Vấn đề trước mắt

30

2

Vấn đề lâu dài


14

Phần 3: Cảm nhận cá nhân – kiến nghị.

16

Nêu cảm nhận cá nhân (những điều đã đạt được, chưa được; các sai
1

sót mà chính học sinh đã phạm trong giai đoạn thực tập này, lời hứa

12

khắc phục và rút ra bài học kinh nghiệm cho tương lai)
2

Các kiến nghị - đề xuất

4

Phần 4: Điểm trừ
Sai chính tả:
1

< 10 lỗi.

-10

> 11 lỗi


-20

2

Sai định dạng, sai trình tự trang

-10

3

Sai quy định về tổng số trang/ số trang của các phần

-5

4

Thiếu hình ảnh minh họa

-5

5

Sao chép bất kỳ đoạn, phần nào của báo cáo (Có thể làm lại toàn báo
cáo theo yêu cầu giáo viên chấm điểm)

-20

TỔNG ĐIỂM:


HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

3


Báo cáo tốt nghiệp

Ngành Điều dưỡng

LỜI MỞ ĐẦU
Có nhà triết học đã từng nói:
“Khi có sức khỏe ta có ngàn ước mơ
Khi không có sức khỏe ta chỉ có một ước mơ là sức khỏe.”
Đã bao đời nay người ta thường nói sức khỏe là quan trọng nhất vì “Có sức khỏe là có tất
cả”. Cuộc đời như một dòng sông, nếu muốn đi trên dòng sông đó để thực hiện được ước
mơ, khát vọng đó thì chúng ta đều phải mang theo bên mình những hành trang cho riêng
mình như: Nghị lực, tài năng, trí thức. Nhưng có một hành trang luôn là động lực làm nên
tất cả những hành trang ấy mà không ai có thể thiếu được đó là “Sức khỏe”.
Đúng vậy sức khỏe là tài sản vô giá mà tạo hóa đã ban tặng cho mỗi con người. Đầu tư
cho sức khỏe là đầu tư cho sự phát triển về Kinh tế-Văn hóa-Xã hội, nâng cao cuộc sống
cho mỗi cá nhân và gia đình. Khi không có sức khỏe thì thành công gì đó cũng chỉ thành
hư vô, để biến những hư vô đó thành hiện thực, là phần trọng trách không thể thiếu của
ngành y tế.
Xã hội càng ngày càng phát triển thì yêu cầu với những người chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân cũng càng cao hơn và đòi hỏi nhiều hơn. Trong suy nghĩ chung với nhiều người
thì y tá, bác sĩ là nghề “hái ra tiền”. Nhưng mấy ai biết rằng, hy sinh thầm lặng của họ
trong suốt quãng đời “đã mang lấy nghiệp vào thân”. Thầy thuốc là phải “yêu thương
người bệnh như chính bản thân mình”, điều dưỡng cũng vậy họ cũng là thầy thuốc.
Chắc các bạn đã từng nghe câu “làm dâu trăm họ” ngành điều dưỡng là như vậy đấy đối
tượng họ tiếp xúc thường xuyên là bệnh nhân, mà người bệnh thì không ai giống ai từ thái

độ, bệnh tình đến suy nghĩ…hiểu được điều người bệnh muốn không phải chuyện đơn
giản. Nếu không có lòng yêu nghề, yêu người thực sự thì họ đã không chọn ngành này.
Bác Hồ luôn nhấn mạnh “Lương y như từ mẫu” nghĩa là người thầy thuốc đồng thời phải
như một người mẹ hiền.
Chính vì vậy từ ước mơ em đã và đang thực hiện để trở thành một người điều dưỡng, góp
phần nhỏ bé nào đó phục vụ cuộc sống sức khỏe cho nhân dân. Bước chân vào cuộc sống
mới sẽ có rất nhiều khó khăn, thử thách đòi hỏi bản thân em nói riêng và học sinh ngành
HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

4


Báo cáo tốt nghiệp

Ngành Điều dưỡng

điều dưỡng nói chung phải tự trang bị cho mình kiến thức, kỹ năng vững vàng và lòng say
mê nghề nghiệp, đặc biệt phải có lòng yêu thương để vượt qua mọi thử thách nhằm giúp
chúng em chuẩn bị tốt hành trang đó và có cơ hội gần gũi với cộng đồng.
Trải qua 8 năm hình thành và phát triển Trường Trung cấp Bách Khoa Sài Gòn đã và đang
đào tạo nhiều thế hệ y tế, điều dưỡng viên có kỹ năng và tay nghề cao làm việc tại nhiều
cơ sở y tế.
Là học sinh của trường em cảm thấy rất vui và tự hào. Trong suốt 2 năm học, dưới sự
giảng dạy và dìu dắt của thầy cô giáo trong trường em đã có nhiều kiến thức cho riêng
mình, kỳ thi tốt nghiệp sắp tới là vượt qua thử thách để kiểm chứng kết quả học tập của
bản thân em trong 2 năm qua. Ban giám hiệu nhà trường và phòng đào tạo đã tạo điều
kiện tốt để cho lớp 02ĐD08B1 chúng em đi thực tế tại bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Năm tháng trôi qua, nay em viết báo cáo này để tóm tắt lại quá trình đi thưc tập của em tại
địa điểm trên.
Tp.HCM, ngày 17 tháng 07 năm 2017

HỌC SINH THỰC HIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)

HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

5


Báo cáo tốt nghiệp

Ngành Điều dưỡng

LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, em xin gửi đến quý thầy cô Trường Trung cấp Bách Khoa
Sài Gòn, quý thầy cô khoa điều dưỡng đã dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho
em trong suốt hai năm học tập và rèn luyện tại trường. Em xin cảm ơn các thầy cô những
người đã nhiệt tình hướng dẫn chúng em làm báo cáo tốt nghiệp này.
Em xin cảm ơn ban lãnh đạo và các anh chị điều dưỡng trong bệnh viên Nhân Dân Gia
Định đã tạo điều kiện thuận lợi cho em được thực tập tại bệnh viện, được tiếp xúc thực tế
và truyền đạt những kinh nghiệm, giúp em có thêm hiểu biết về công việc ngành điều
dưỡng.
Trong quá trình thực tập, cũng như là trong quá trình làm bài cáo thực tập, khó tránh khỏi
sai sót , rất mong các thầy, cô bỏ qua. Đồng thời do trình độ lý luận cũng như kinh
nghiệm thực tiễn còn hạn chế nên bài báo cáo không thể tránh khỏi những thiếu sót, em
rất mong nhận được ý kiến đóng góp thầy, cô để em học hành tốt hơn bài tốt nghiệp sắp
tới.
Em xin chân thành cảm ơn!
Tp.HCM, ngày 17 tháng 07 năm 2017
HỌC SINH THỰC HIỆN
(Ký, ghi rõ họ tên)


HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

6


Báo cáo tốt nghiệp

Ngành Điều dưỡng

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO TP.HCM

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

TRƯỜNG TRUNG CẤP BÁCH KHOA SÀI GÒN

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

BÁO CÁO KẾT QUẢ THỰC TẬP TẠI BỆNH VIỆN
LỚP 02ĐD08A1

KHÓA 2015 - 2017

Đơn vị thực tập: Khoa Nội Thần Kinh Huyết Học
Thời gian thực tập: từ ngày: 12/06/2017 đến ngày: 08/07/2017 (04 tuần khoa cuối)
Họ và tên học sinh: Trần Thị Lệ Tuyết
Mã số học sinh: 215180132

TÓM TẮT VÀI NÉT SƠ LƯỢC VỀ BỆNH VIỆN THỰC TẬP
+ Tên bệnh viện: Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định

+ Địa chỉ: số 01 Nơ Trang Long, phường 12, Quận Bình Thạnh, Tp. Hồ Chí Minh
+ Điện thoại: +08 8 38412692 Fax: +84 8 38412700 Email: www.bvndgiadinh.org.vn

PHẦN 1: MÔ TẢ KHÁI QUÁT
1.

Giới thiệu tổng quan về bệnh viện mà học viên đến thực tập:

HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

7


Báo cáo tốt nghiệp

Ngành Điều dưỡng

Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
 LỊCH SỬ HÌNH THÀNH VÀ PHẤT TRIỂN
Vào những năm đầu của thế kỷ XX, tại khu vực tỉnh Gia Định lúc bấy giờ, người Pháp
cho xây dựng Hopital de Gia Dinh – tiền thân của bệnh viện Nhân dân Gia Định ngày
nay.

HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

8


Báo cáo tốt nghiệp


Ngành Điều dưỡng

Năm1945, Hopital de Gia Dinh được đổi tên thành bệnh viện Nguyễn Văn Học. Mãi đến
năm 1968, nhằm đáp ứng số lượng bệnh nhân tăng cao, bệnh viện được mở rộng thành
mô hình 4 tầng, sức điều trị lên đến 500 bệnh nhân nội trú, với tên gọi mới Trung tâm
thực tập Y khoa.

HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

9


Báo cáo tốt nghiệp

Ngành Điều dưỡng

Từ năm 1975 đến nay, bệnh viện chính thức đổi tên thành bệnh viện Nhân dân Gia Định.
Đến năm 1996, bệnh viện được phân hạng là bệnh viện loại I (theo quyết định số 4630/
QĐ-UB-NC), cùng với nhiệm vụ khám chữa bệnh, song song là cơ sở thực hành của
trường Đại học Y – Dược Tp. Hồ Chí Minh.
Ban đầu, bệnh viện được xây dựng với sức chứa từ 450-500 bệnh nhân nội trú và khoảng
1000 lượt khám chữa trị ngoại trú, số lượng người đến khám chữa bệnh ngày càng tăng.
Trước tình hình quá tải trầm trọng, nhằm đảm bảo chất lượng khám chữa bệnh nội ngoại
trú, vào tháng 7/2007, bệnh viện mở rộng thêm khu khám bệnh - cấp cứu 4 tầng với tổng
diện tích sử dụng lên đến 10.100 m2.
Hiện tại, bệnh viện Nhân dân Gia Định là một trong những bệnh viện đa khoa loại I trực
thuộc Sở Y tế Tp. Hồ Chí Minh. Với đội ngũ Y, Bác sĩ chuyên môn cao, dày dạn kinh
nghiệm, bệnh viện có đủ các chuyên khoa lớn, nhiều phân khoa sâu, trang bị đầy đủ trang
thiết bị y tế nhằm nâng cao chất lượng chẩn đoán, điều trị và chăm sóc bệnh nhân, đáp
ứng nhu cầu khám chữa bệnh ngày càng cao của nhân dân. Với quy mô lớn 1.500 giường,

hàng ngày Bệnh viện phục vụ khoảng 1.500 bệnh nhân nội trú, hơn 4.000 lượt bệnh nhân
đến khám bệnh và hơn 300 lượt bệnh nhân cấp cứu. Bên cạnh việc khám chữa bệnh cho
nhân dân sinh sống trên địa bàn thành phố (các quận trong tuyến: Bình Thạnh, Gò
HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

10


Báo cáo tốt nghiệp

Ngành Điều dưỡng

Vấp,Phú Nhuận, một phần của Quận I và các quận ngoài tuyến: Thủ Đức, Quận 2,
9,12...), bệnh viện còn tiếp nhận bệnh nhân từ các tỉnh lân cận như Đồng Nai,Bình
Dương, Vũng Tàu và một số tỉnh miền Trung.
Bên cạnh công tác khám chữa bệnh, bệnh viện còn mang trọng trách đào tạo. Hiện tại, nơi
đây là cơ sở thực hành của trường Đại học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh và Đại học Y khoa
Phạm Ngọc Thạch. Trung bình mỗi năm, bệnh viện tiếp nhận khoảng 1500 học viên đến
thực tập thuộc hệ trung học, hệ đại học và sau đại học.

 LOGO

HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

11


Báo cáo tốt nghiệp

Ngành Điều dưỡng


Trung tâm của logo bệnh viện Nhân dân Gia Định là dấu thập đỏ lồng ghép vào hai chữ
GĐ (viết tắt Gia Định) màu xanh dương và dòng chữ Bệnh viện Nhân Dân Gia Định
thành phố Hồ Chí Minh.
Biểu tượng chữ thập đỏ quen thuộc tượng trưng cho ngành Y tế, hiện thân cho bệnh nhân,
được đặt ở vị trí trung tâm hai chữ GĐ. Điều này nói lên rằng bệnh viện Nhân dân Gia
Định luôn lấy người bệnh làm trung tâm cho mọi hoạt động. Hai chữ GĐ được thiết kế
cách điệu tựa vào nhau trong tư thế vươn lên mạnh mẽ thể hiện tinh thần đoàn kết, hợp
tác của tập thể nhân viên bệnh viện, hướng tới sự phát triển toàn diện, bền vững.
Màu xanh dương của bầu trời, đại dương được chọn làm màu sắc chủ đạo với thông điệp
mang lại niềm tin và hy vọng cho người bệnh. Bệnh viện Nhân dân Gia Định cam kết
luôn đồng hành cùng người bệnh vượt qua mọi khó khăn trong bệnh tật.
 TẦM NHÌN
Là bệnh viện đa khoa hạng đặc biệt, giữ vị trí số 1 trong các dịch vụ chăm sóc sức khỏe
và đào tạo y khoa.
 SỨ MỆNH

HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

12


Báo cáo tốt nghiệp

Ngành Điều dưỡng

Mang lại các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và đào tạo chất lượng cao hướng tới sự hài lòng
của người bệnh và nhân viên y tế.
 GÍA TRỊ CỐT LÕI
“An toàn – hiệu quả – trách nhiệm” (Safety – Efficiency – Responsibility)

“An toàn”: Đảm bảo an toàn cho người bệnh, lấy người bệnh làm trung tâm là vấn đề ưu
tiên hàng đầu và là nền tảng của chất lượng trong chăm sóc sức khỏe.
“Hiệu quả”: Đem lại hiệu quả tối ưu cho người bệnh khi tham gia mọi hoạt động khám,
chữa bệnh tại bệnh viện.
“Trách nhiệm”: Nhân viên bệnh viện phải là những con người có tinh thần trách nhiệm
cao với người bệnh không chỉ trong chuyên môn mà còn trong giao tiếp ứng xử. Bệnh
viện quyết tâm: “Đổi mới phong cách, thái độ phục vụ nhằm hướng tới sự hài lòng của
người bệnh”.
 CHÍNH SÁCH CHẤTLƯỢNG
Lấy người bệnh làm trung tâm, đáp ứng sự mong đợi của người bệnh bằng cách đa dạng
hóa dịch vụ y tế đảm bảo chất lượng, an toàn người bệnh với giá cả hợp lý, tôn trọng y
đức và tuân thủ pháp luật.
2.

Giới thiệu tổng quan về Khoa mà học sinh đến thực tập:

- Khoa Nội Thần Kinh bệnh viện Nhân Dân Gia Định là một khoa điều trị chuyên sâu về
bệnh lý tai biến mạch máu não và bệnh lý thần kinh chung. Song song với việc phát triển
đội ngũ y bác sĩ nhiệt tình, chuyên môn nghiệp vụ cao, hiện nay khoa Nội Thần kinh đã
triển khai nhiều quy trình chẩn đoán và điều trị chuẩn các bệnh lý biến mạch máu não,
bệnh lý thần kinh chung nhằm đem đến cho bệnh nhân những phương án và kết quả điều
trị tốt nhất.
- Nhân sự: 42 nhân viên
HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

13


Báo cáo tốt nghiệp


Ngành Điều dưỡng

- Hiện tại khoa đã phát triển các đơn vị chuyên khoa sâu về thần kinh như: Tai biến mạch
máu não, bệnh lý thần kinh chung, bệnh lý nhiễm khuẩn hệ thần kinh. Với những nỗ lực
không ngừng nâng cao chuyên môn và kiến thức, Khoa Nội thần kinh bệnh viện Nhân
Dân Gia Định đã điều trị thành công các bệnh lý Tai biến mạch máu não trong giai đoạn
sớm và các bệnh lý tự miễn phức tạp như Bệnh Nhược cơ, Hội chứng Guillain-Barré,
giúp người bệnh hồi phục sức khỏe hoàn toàn, trở lại cuộc sống bình thường trước đó.
Bên cạnh đó, nhằm phục vụ tốt nhất và mang đến những chẩn đoán nhanh chóng, chính
xác cho bệnh nhân ngoại trú, khoa còn có một Phòng khám Bệnh lý Thần kinh đặt tại
Khoa Khám bệnh và hai Phòng Thăm dò chức năng thần kinh: phòng đo điện não đồ,
phòng đo điện cơ.
- Ngoài chức năng khám chữa bệnh, chẩn đoán và điều trị các bệnh lý chuyên khoa Nội
thần kinh, khoa còn thường xuyên sử dụng các phương tiện hiện đại trong chẩn đoán và
điều trị kết hợp với các chuyên khoa chẩn đoán hình ảnh, và phẫu thuật thần kinh như CT
Scan, MRI, MRA, DSA, để phục vụ cho phẫu thuật hoặc can thiệp nội mạch …
- Khoa Nội thần kinh cũng hợp tác với các Trường Đại học Y khoa trong thành phố tham
gia công tác đào tạo cho hàng trăm sinh viên, bác sỹ chuyên khoa I, hướng dẫn thạc sỹ
nghiên cứu và làm luận văn, luận án. Khoa có nhiều đề tài nghiên cứu cấp cơ sở và cấp
bộ, hợp tác quốc tế với nhiều nước trong khối ASEAN, Châu Âu… hàng năm khoa đón
tiếp nhiều bác sỹ trong nước cũng như quốc tế tham quan, học tập và trao đổi kinh
nghiệm về chuyên khoa thần kinh.
- Nhằm tiêu chuẩn hoá cán bộ, tất cả các bác sĩ trong khoa sẽ có trình độ tối thiểu là cao
học hoặc chuyên khoa I thần kinh trở lên được đào tạo chính quy và luôn luôn nâng cao
trình độ chuyên môn và ngoại ngữ hàng năm. Các điều dưỡng viên cũng được tiêu chuẩn
hoá đào tạo và đào tạo lại thường xuyên. Đào tạo cử nhân điều dưỡng cho các điều dưỡng
viên trẻ có nhiều triển vọng. Khoa cũng đẩy mạnh và phát triển các kỹ thuật cao về
chuyên khoa, phối hợp chặt chẽ với các chuyên khoa phẫu thuật thần kinh, can thiệp nội
mạch, khoa cấp cứu, …xây dựng, củng cố và phát triển khu vực cấp cứu về thần kinh…
nhằm phục vụ cho bệnh nhân tốt nhất, giúp người bệnh an tâm và hài lòng.


HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

14


Báo cáo tốt nghiệp
3.

Ngành Điều dưỡng

Miêu tả các phương pháp trong chăm sóc cho người bệnh mà học sinh cảm
thấy tâm đắc ở chính đơn vị thực tập đó, các can thiệp – thủ thuật có liên
quan:

Phương pháp đặt sonde tiểu:
 Chuẩn bị bệnh nhân


Giải thích cho bệnh nhân lý do đặt xông tiểu.



Báo cho bệnh nhân biết rằng sẽ có cảm giác khó chịu trong suốt quá trình đặt xông

tiểu, tuy nhiên suốt quá trình này không gây đau.


Báo cho bệnh nhân biết rằng họ sẽ cảm thấy muốn đi tiểu trong suốt quá trình đặt


xông tiểu và sau đó một thời gian ngắn.


Hướng dẫn bệnh nhân cách tham gia vào quá trình đặt xông và chăm sóc.
 Chuẩn bị dụng cụ

Hộp dụng cụ thông tiểu đã tiệt khuẩn gồm có


1 săng lỗ.



Gạc, bông.



1 kelly.



1 kẹp phẫu tích.



Xông foley hoặc xông nelaton (với loại hoặc cỡ thích hợp tuỳ thuộc vào mục đích và

người bệnh).



2 cốc nhỏ đựng dung dịch sát khuẩn.



3 ống nghiệm.



1 khay quả đậu.

HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

15


Báo cáo tốt nghiệp

ống nelaton


1 khay chữ nhật sạch.



Dung dịch sát khuẩn: betadin hoặc povidin.



Nước muối sinh lý.




2 đôi găng tay vô khuẩn.



1 túi dẫn lưu nước tiểu vô khuẩn.



1 bơm tiêm vô khuẩn.



1 gói dầu nhờn vaselin vô khuẩn.



1 ống đựng dụng cụ kim loại.



1 giá đựng ống nghiệm.



1 cuộn băng dính.




1 cái kéo.



Vải che phủ bệnh nhân, tấm nylon.



Bô đựng nước tiểu.



Đèn chiếu, đèn cổ ngỗng.

Ngành Điều dưỡng

ống foley

 Cách tiến hành


Thông thường khi tiến hành thủ thuật đặt xông tiểu cần phải có hai người thực hiện.



Thực hiện ở phòng thủ thuật thoáng mát, sạch sẽ.



Người điều dưỡng phải đứng bên phải bệnh nhân nếu thuận tay phải và đứng bên trái


nếu thuận tay trái.


Cởi bỏ quần của bệnh nhân ra. Che phủ cho bệnh nhân bằng một tấm ga.



Trải một tấm nylon dưới mông bệnh nhân.

HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

16


Báo cáo tốt nghiệp


Ngành Điều dưỡng

Cho bệnh nhân nằm ngửa, quấn tấm ga quanh hai chân của bệnh nhân, sau đó cho hai

chân co, chống hai bàn chân lên giường, đùi hơi dạng.


Đặt đèn cổ ngỗng hoặc dùng thêm đèn chiếu.

*Thông tiểu nữ



Người điều dưỡng sau khi đã rửa tay theo quy trình rửa tay ngoại khoa, lau khô rồi đi

găng.


Mở bộ dụng cụ vô khuẩn (do người thứ hai mở).



Dùng kelly (hoặc forceps) gắp gạc hoặc bông thấm nước muối sinh lý rửa sạch âm hộ

từ trên xuống dưới, từ trong ra ngoài. Mỗi lần rửa xong một bộ phận phải thay gạc rồi mới
rửa bộ phận khác. Rửa xong thấm khô và sát khuẩn lại bằng betadin hoặc povidin.


Thay găng.



Trải săng có lỗ để che kín hai bên đùi bộc lộ bộ phận sinh dục.



Đặt một khay quả đậu trên săng vào giữa hai đùi của bệnh nhân để hứng nước tiểu.



Bôi dầu nhờn vào đầu ống xông.




Xác định lỗ niệu đạo.



Dùng ngón trỏ và ngón cái của tay kia vạch môi lớn và môi nhỏ ra để lộ vùng lỗ niệu

đạo. Giữ tay này ở vị trí đó trong suốt quá trình tiến hành thông tiểu.


Một tay cầm xông tiểu nhẹ nhàng đưa ống xông từ từ vào lỗ niệu đạo, đưa vào sâu

khoảng 4 -5cm sẽ có nước tiểu chảy ra. Điều này chứng tỏ rằng ống xông đã được đưa
vào đến bàng quang.


Nếu khi đưa ống xông vào mà bệnh nhân có sự đề kháng thì yêu cầu bệnh nhân thở

sâu và nhẹ nhàng đưa ống xông vào. Nếu sự đề kháng của bệnh nhân vẫn còn thì không
đưa ống xông vào nữa.


Khi đưa ống xông vào sâu hơn 4 – 5cm mà không có nước tiểu chảy ra thì có lẽ đưa

nhầm ống xông vào trong âm đạo. Lúc này ta lấy ống xông ra để một nơi, dùng một ống
xông khác làm sạch lại vùng bộ phận sinh dục của bệnh nhân và đặt lại ống xông đúng
vào lỗ niệu đạo cho đến khi có nước tiểu chảy ra.

HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết


17


Báo cáo tốt nghiệp

Ngành Điều dưỡng

Thông tiểu nữ bằng ống xông foley
Lưu ý: Ở trẻ em thường đưa ống xông vào khoảng 2,5cm.


Khi nước tiểu chảy hết bẻ gập ống, rút ra cho vào khay quả đậu.



Sát khuẩn lại vùng sinh dục, cho bệnh nhân mặc quần và nằm lại tư thế thoải mái.



Trong trường hợp đặt xông tiểu nhưng muốn lưu xông, người ta thường dùng loại

xông foley hai ngành để đặt (hình 5.3).
*Thông tiểu nam


Tư thế bệnh nhân nằm giống trường hợp thông tiểu nữ.



Người điều dưỡng sau khi đã rửa tay theo quy trình rửa tay ngoại khoa, lau khô rồi đi


găng.


Mở bộ dụng cụ vô khuẩn (người thứ hai mở).



Dùng gạc lót quanh dương vật, cầm dương vật dựng đứng lên, tay còn lại gắp gạc

thấm nước muối sinh lý rửa từ lỗ niệu đạo, bao quy đầu, dương vật, có thể rửa rộng ra
ngoài. Rửa xong lau khô, sát khuẩn lại một lần nữa bằng betadin hoặc povidin.


Thay găng.



Trải săng có lỗ trên hai đùi bộc lộ bộ phận sinh dục.



Đặt một khay quả đậu trên săng lỗ vào giữa hai đùi của bệnh nhân để hứng nước tiểu.

HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

18


Báo cáo tốt nghiệp


Ngành Điều dưỡng

Thông tiểu nam bằng ống xông foley


Bôi dầu nhờn vào đầu ống xông.



Một tay cầm dương vật thẳng góc với cơ thể và kéo nhẹ lên trên.



Yêu cầu bệnh nhân há miệng thở đều.



Tay còn lại cầm ống xông đưa từ từ vào niệu đạo, đưa vào khoảng 10cm thì hạ dương

vật xuống, tiếp tục đẩy ống xông vào cho đến khi thấy nước tiểu chảy ra.


Khi nước tiểu chảy ra hết thì kéo ống xông ra một ít rồi bẻ gập ống lại rút ra cho vào

khay quả
đậu.
*Lưu ống xông
Trong trường hợp đặt xông tiểu nhưng muốn lưu xông, người ta thường dùng loại xông
foley hai nhánh để đặt.



Cách đặt cũng giống như đặt xông nelaton.



Khi đặt xong người ta bơm vào ngành phụ khoảng 5 – 10ml nước cất để phần bóng

của xông phình to giữ cho xông khỏi bị tuột.


Sau đó gắn xông vào dây nối với bịch nylon đựng nước tiểu.



Tháo bỏ săng lỗ.



Cố định xông vào mặt trước trong đùi.



Cố định ống dẫn lưu vào thành giường và treo túi hứng nước tiểu ở mức thấp hơn so

với bàng quang.


Khi cần rút xông phải hút phần nước đã bơm vào ngành phụ ra rồi rút xông như


trường hợp rút xông nelaton.
HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

19


Báo cáo tốt nghiệp

Ngành Điều dưỡng

3.4. Thu dọn dụng cụ


Dụng cụ đã dùng đem đi đánh rửa sạch và gửi hấp để tiệt khuẩn. Dụng cụ khác sắp

xếp vào nơi quy định.


Ghi nhận xét vào hồ sơ bệnh án:

+ Ngày giờ thông tiểu.
+ Số lượng, màu sắc, các xét nghiệm.
+ Tình trạng bệnh nhân trước, trong và sau khi xông tiểu.
+ Tên người làm thủ thuật.
PHẦN 2: LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC HOÀN CHỈNH
KẾ HOẠCH CHĂM SÓC NỘI KHOA
A. THU THẬP DỮ KIỆN (Nhận định người bệnh)
1. Hành chính:
− Họ và tên người bệnh: NGUYỄN VĂN NĂM Tuổi:68 Giới tính: Nam
− Nghề nghiệp: Buôn bán

− Địa chỉ: 111/31 Đường số 8, Phường 11, Quận Gò Vấp, Tp,Hồ Chí Minh
− Tình trạng kinh tế: Ổn định
2. Thời điểm nhập viện:
− Thời điểm vào khoa cấp cứu: 07 Giờ 17 Ngày 15 tháng 06 năm 2017
− Thời điểm vào khoa điều trị: 09 Giờ 15 Ngày 15 tháng 06 năm 2017
3. Lý do nhập viện:
_ Bệnh nhân mê man
4. Bệnh sử: (quá trình bệnh lý trước khi nhập viện) thu thập phần này bằng cách xem
tóm tắt bệnh án chuyển viện của tuyến trước nếu có, xem bệnh án của khoa, hỏi
thân nhân:
Sáng nay khoảng một giờ, người nhà phát hiện bệnh nhân lơ mơ, ú ớ, không nói
chuyện được, không đi lại được, khó thở, mê dần.
5. Tiền căn:
– Cá nhân:
HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

20


Báo cáo tốt nghiệp

Ngành Điều dưỡng

Bệnh nhân bị nhức đầu, ho nhiều ngày.
– Thói quen:
Hút thuốc lá 1 gói/ngày, thức khuya.
– Gia đình:
Khỏe.
6. Chẩn đoán xác định của khoa:
Suy hô hấp viêm phổi, nhồi máu não diện rộng, tăng huyết áp

7. Hướng điều trị:
Điều trị nội khoa
* Tường trình phẫu thuật (nếu có):
Không có.
8. Các chỉ định trong điều trị, cận lâm sàng và chăm sóc:
– Thuốc (liệt kê theo nhóm – đủ các thông tin)
Sodium chlorid 0,9% 500ml x 02 chai tiêm tĩnh mạnh 30 giọt/phút.
Somazin 1g 01ống x 2 tiêm tĩnh mạch chậm
Medocef 1g 02 lọ x 2 tiêm tĩnh mạch chậm
Dulce 40mg x 01 ống tiêm tĩnh mạch chậm
Aspirin 81mg x 02 viên (u)
Lipitor 40mg x 01 viên (u)
Paracetamol 0,5g x 01 viên x 3(u)
– Đưa ra và nhận xét: các kết quả cận lâm sàng (xét nghiệm, siêu âm, X- quang)
+ Kết quả X-Quang: Mờ phổi (T) và thùy phổi (P).
+ Kết quả CT-SCANNER: Nhồi máu não ở một phần thùy thái dương (P).
+ Kết quả MRI: Nhồi máu cấp tính nhu mô não thái dương trong, chẩm, đồi thị thuộc
vùng chi phối của động mạch não.
Nhồi máu cấp tính cuống não (P), cầu não 2 bên
Nhồi máu cấp tính dạng khuyết ở chất trắng trán (P)
Theo dõi xuất huyết khoang dưới nhện trong các rãnh vỏ não thái dương chẩm (P).
HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

21


Báo cáo tốt nghiệp

Ngành Điều dưỡng


– Các chỉ định chăm sóc:
Theo dõi dấu hiệu sinh tồn, thực hiện y lệnh.
9. Tình trạng hiện tại:
− Tổng trạng:
Nặng: 56kg
Cao: 165cm
BMI: 20.5 , trung bình.
− Da, niêm mạc:
Da niêm hồng
− Tri giác:
Lơ mơ
− Dấu hiệu sinh tồn:
+ Mạch: 99 lần/phút
+ Huyết áp: 130/80 mm/Hg
+ Nhiệt độ: 39oC
+ nhịp thở: 20 lần/phút.
+ SpO2: 98

* Tình trạng bệnh lý liên quan tới các cơ quan:
− Tuần hoàn:
Tim đều
− Hô hấp:
Phổi không rales
− Tiêu hóa:
Bụng mềm
− Tiết niệu:
Cầu bàng quang (-)
− Cách cơ quan khác:
+ Thần kinh: Kích thích đau cử động nhẹ bàn tay,chân.
HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết


22


Báo cáo tốt nghiệp

Ngành Điều dưỡng

+ Cơ xương_khớp: Babinshi (+) hai bên.
+ Mắt: Đồng tử hai bên 2 mm, phản xạ ánh sáng (+).
− Các kỹ thuật hiện có trên người bệnh:
+ Đặt nội khí quản
+ Đặt sonde dạ dày
+ Đặt sonde tiểu liên tục

* Nhận định các khó khăn (vấn đề) của người bệnh về:
− Tinh thần:
Lơ mơ
− Vận động:
Tập vật lý trị liệu
− Sinh hoạt:
Xoay trở cho bệnh nhân.
− Vệ sinh cá nhân:
Không tự vệ sinh được
− Dinh dưỡng:
Ăn qua sonde dạ dày, ngày 5 bữa theo chế độ dinh dưỡng của bác sỹ.
10. Phân cấp chăm sóc:
Chăm sóc cấp I
11. Các vấn đề của người bệnh (Phải được sắp xếp theo thứ tự ưu tiên):
Vấn đề trước mắt:

- Theo dõi dấu hiệu sinh tồn.
- Giảm sốt.
Vấn đề lâu dài:
- Giảm nguy cơ tắc nghẽn đường hô hấp do thở máy.
- Giảm nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiết niệu do đặt sonde tiểu.
- Giảm nguy cơ hít sặc thức ăn nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do ăn qua qua sonde dạ dày.
- Giảm nguy cơ loét tỳ đè do nằm lâu.
HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

23


Báo cáo tốt nghiệp

Ngành Điều dưỡng

- Giảm nguy cơ toe cơ cứng khớp tắc mạch do nằm lâu.
- Giáo dục sức khỏe.

B. LẬP KẾ HOẠCH CHĂM SÓC:
VẤN ĐỀ CỦA

YÊU CÂU

HÀNH ĐỘNG ĐIỀU

BIỆN

ĐÁNH


DƯỠNG

MINH

GIÁ

NGƯỜI BỆNH
CHĂM SÓC
I.
VẤN ĐỀ TRƯỚC MẮT:

Các dấu
Đếm mạch đo nhiệt
Theo dõi dấu hiệu
sinh tồn

Theo dõi sát mạch,
nhiệt độ, huyết áp,
nhịp thở,spo2.

độ,spo2, huyết áp, nhịp
thở 30 phút/lần hoặc 1,
3 giờ/lần tùy theo tình
trạng người bệnh. Thực
hiện theo y lệnh.

Đánh giá
được tình
trạng bệnh,
theo dõi

chức năng
sống của
bệnh nhân

hiệu sinh
tồn được
theo dõi
dầy đủ,
phát hiện
sớm các
biến
chứng, xử
trí kịp thời

Cho nằm giường
thoáng mát
Nới rộng quần áo, lau
Giảm sốt

Giúp người bệnh

mát.

hạ sốt

Thực hiện y lệnh thuốc,
uống nước ấm.
Theo dõi nhiệt độ

Giúp cơ thể


Bệnh nhân

thải nhiệt độ được giảm
tốt, làm

đau ở mức

giảm nhiệt

tối đa và

độ cơ thể.

kịp thời.

thường xuyên
VẤN ĐỀ LÂU DÀI:
Nguy cơ tắc nghẽn Lưu thông đường

Theo dõi máy thở

Tránh nhiễm Bệnh nhân

hô hấp do thở máy

Kiểm tra nguồn điện,

trùng ngược


hô hấp

nguồn khí xem có hoạt

Vì đây là

hiệu quả

II.

thở

HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

24


Báo cáo tốt nghiệp

Ngành Điều dưỡng
động không.
Hút đàm qua nội khí
quản, đảm bảo vô
khuẩn.
Thay màng lọc mỗi
ngày hoặc khi ướt hay
dính đàm dãi, không
nên để lâu.
Vệ sinh răng miệng
bằng nước muối sinh lý

tối thiểu 2 ngày lần.
Theo dõi mạch, huyết

môi trường
thuận lợi để
vi khuẩn
phát triển.
Phát hiện
kịp thời
bệnh nhân
khó thở

áp, tần số thở, tính chất
thở, kiểu thở, theo dõi
SpO2, màu sắc da niêm
Sonde tiểu đảm bảo
nguyên tắc vô khuẩn.
Theo dõi màu sắc và
tính chất, số lượng
nước tiểu 24h.
Nguy cơ nhiễm

Chăm sóc bộ phận sinh

khuẩn đường tiết

dục hằng ngày ,quan

niệu do đặt sonde


Thông đường tiểu

tiểu

sát thường xuyên để
tránh ống bị nghẹt.

Tránh nhiễm Bệnh nhân
trùng đường

đi tiểu hiệu

tiết niệu.

quả

Sau 5-7 ngày thay ống
để tránh nhiễm trùng.
Bơm rửa bàng quang 35 ngày/lần.

HSTT : Trần Thị Lệ Tuyết

25


×