Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

Kiểm sát điều tra các vụ án về ma túy từ thực tiễn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng (tt)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (480.39 KB, 26 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

NGUYỄN HỒNG SƠN

KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY
TỪ THỰC TIỄN QUẬN LÊ CHÂN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Chuyên ngành : Luật Hình sự và Tố tụng Hình sự
Mã số

: 60.38.01.04

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2017


Công trình được hoàn thành tại:
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Văn Hiển

Phản biện 1:

PGS. TS. Trần Đình Nhã

Phản biện 2:


PGS. TS. Trần Hữu Tráng

Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại:
Học viện Khoa học Xã hội. 15 giờ, ngày 18 tháng 10 năm 2017.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
Thư viện Học viện Khoa học xã hội.


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Cuộc chiến phòng, chống tội phạm ma túy được xác định ngày
càng quyết liệt, phức tạp, đòi hỏi sự vào cuộc của cả cộng đồng, xã
hội không chỉ đối với nước ta mà còn đối với tất cả các quốc gia trên
thế giới. Tội phạm về ma túy ở Việt Nam thời gian qua tiếp tục diễn
biến phức tạp với tính chất và mức độ ngày càng nguy hiểm. Vì vậy,
nhu cầu nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động KSĐT các tội phạm
về ma túy là rất cần thiết.
Hoạt động phòng, chống tội phạm nói chung và tội phạm ma túy
nói riêng trên địa bàn quận Lê Chân đã đạt được những thành tích
đáng khích lệ. Tuy nhiên, trước diễn biến ngày càng phức tạp và khó
kiểm soát của tình hình tội phạm và trước nhu cầu đổi mới hoạt động
tư pháp hình sự, công tác thực hành quyền công tố (THQCT) và
KSĐT các vụ án hình sự nói chung và điều tra các vụ án về ma túy
nói riêng đang đứng trước nhiều khó khăn, thách thức. Hoạt động
kiểm sát của Viện kiểm sát nhân dân (VKSND) khi thực hiện chức
năng nhiệm vụ được giao vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế, tồn tại, chưa
đáp ứng yêu cầu của đấu tranh phòng, chống tội phạm và cải cách tư
pháp.
Vì những lý do như trên, tác giả đã chọn đề tài: “Kiểm sát điều

tra các vụ án về ma túy từ thực tiễn quận Lê Chân, thành phố Hải
Phòng” làm luận văn Thạc sĩ Luật học của mình.
2. Tình hình nghiên cứu của đề tài
Tại Học viện Khoa học xã hội cũng có một vài luận văn cao học
nghiên cứu công tác đấu tranh phòng chống tội phạm về ma túy như

1


Luận văn cao học “Phòng, chống tội phạm ma túy trên địa bàn thị xã
Lai Châu, tình Lai Châu” của Thạc sĩ Vũ Hoài Thanh năm 2013;
Luận văn cao học “Đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy trên
địa bàn quận Thanh Xuân, thành phố Hà Nội” của Thạc sĩ Nguyễn
Minh Tuân năm 2013; Luận văn cao học “Đấu tranh phòng, chống
tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma
túy trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên” của Thạc sĩ Nguyễn Thị Thanh
Hương năm 2013. Tuy nhiên đều dừng lại ở mức độ khái quát chung
và chỉ tập trung nghiên cứu sâu vào công tác phòng, chống đối với tội
phạm ma túy mà chưa có sự đánh giá nghiên cứu về hoạt động KSĐT
đối với loại tội phạm này. Mặt khác các đề tài nghiên cứu tình hình
tội phạm ma túy tại các địa phương khác chứ không phải tại quận Lê
Chân, thành phố Hải Phòng với những đặc thù riêng biệt. Đề tài:
“Kiểm sát điều tra các vụ án về ma túy từ thực tiễn quận Lê Chân,
thành phố Hải Phòng” là một nghiên cứu chuyên sâu ở bậc cao học
về một công tác kiểm sát cụ thể trong điều kiện địa lý, điều kiện kinh
tế xã hội của quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở làm rõ những vẫn đề lý luận và pháp luật về kiểm sát
điều tra các vụ án về ma túy, thực tiễn kiểm sát điều tra các tội phạm

đó trên địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, luận văn đề xuất
các giải pháp nâng cao hiệu quả kiểm sát điều tra các vụ án về ma
túy.
- Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục đích nêu trên, luận văn có nhiệm vụ:

2


- Nghiên cứu những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động KSĐT
của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án về ma túy nói riêng.
- Khái quát, phân tích thực trạng, từ đó đưa ra những nhận xét,
đánh giá về những kết quả đạt được, những hạn chế và nguyên nhân
trong hoạt động KSĐT của VKSND quận Lê Chân, thành phố Hải
Phòng trong điều tra các vụ án về ma túy ở giai đoạn từ năm 2012
đến năm 2016.
- Dự báo tình hình tội phạm ma túy trên địa bàn quận Lê Chân
trong thời gian tới và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng
hoạt động kiểm sát của VKSND trong giai đoạn điều tra các vụ án về
ma túy.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận văn tập trung nghiên cứu vào những vấn đề sau:
+ Những vấn đề lý luận về thi hành pháp luật và thì hành pháp
luật trong hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án về ma túy.
+ Thực tiễn thi hành pháp luật trong kiểm sát điều tra đối với hoạt
động của cơ quan điều tra.
+ Nguyễn nhân phát sinh những tồn tại, hạn chế trong thi hành
pháp luật của quá trình kiểm sát điều tra của của cơ quan điều tra.
- Phạm vi nghiên cứu của đề tài là kiểm sát hoạt động điều tra các

vụ án về ma túy theo quy định tại BLHS, xảy ra trên địa bàn quận Lê
Chân, thành phố Hải Phòng từ năm 2012 đến năm 2016.
5. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu
Phương pháp luận của việc nghiên cứu đề tài là dựa trên cơ sở lý
luận khoa học của chủ nghĩa Mác – Lê Nin, tư tưởng Hồ Chí Minh và
3


các quan điểm của Đảng, Nhà nước ta trong đấu tranh phòng chống
tội phạm nói chung và kiểm sát hoạt động điều tra tội phạm nói riêng.
Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, tác giả còn sử dụng các
phương pháp nghiên cứu khoa học như: Phương pháp thống kê, tổng
hợp, phân tích, so sánh hệ thống hóa; trực tiếp khảo sát trao đổi nghiệp
vụ với đội ngũ KSV tại đơn vị VKSND quận Lê Chân và một số đơn vị
VKSND quận, huyện khác trên địa bàn thành phố Hải Phòng.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận văn
Trên cơ sở khảo sát thực tế đề tài đã đánh giá, phân tích thực trạng
kiểm sát hoạt động điều tra các vụ án về ma túy trên địa bàn quận Lê
Chân trong thời gian từ năm 2012 đến năm 2016, những ưu, khuyết
điểm và nguyên nhân của tình hình, kiến nghị, đề xuất những giải
pháp nhằm nâng cao hoạt động kiểm sát trong giai đoạn điều tra nói
chung và điều tra các vụ án về ma túy nói riêng. Với hy vọng rằng
đây sẽ là tài liệu tương đối đầy đủ và hữu ích cho sinh viên tham
khảo và phục vụ cho cán bộ, KSV ngành Kiểm sát nghiên cứu, học
tập, vận dụng trong hoạt động thực tiễn của mình.
7. Cơ cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội
dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Các vấn đề lý luận và pháp luật về kiểm sát điều tra
các vụ án về ma túy.

Chương 2: Thực trạng hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án về
ma túy trên địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.
Chương 3: Giải pháp tăng cường kiểm sát điều tra các vụ án về
ma túy từ thực tiễn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.

4


Chương 1
CÁC VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT VỀ KIỂM SÁT
ĐIỀU TRA CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY
1.1. Những vấn đề lý luận về kiểm sát điều tra các vụ án về ma
túy
1.1.1. Khái niệm về ma túy và các tội phạm về ma túy
Theo từ điển tiếng Việt của NXB Đà Nẵng Trung tâm từ điển tin
học năm 1996 thì “Ma tuý là tên gọi chung các chất có tác dụng gây
trạng thái ngây ngất, đờ đẫn, dùng quen thành nghiện
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phát triển định nghĩa sau: “Ma
tuý theo nghĩa rộng nhất là mọi thực thể hoá học hoặc là những thực
thể hỗn hợp, khác với tất cả những cái được đòi hỏi để duy trì một
sức khoẻ bình thường, việc sử dụng những cái đó sẽ làm biến đổi
chức năng sinh học và có thể cả cấu trúc của vật”.
Theo BLHS năm 1999 sửa đổi, bổ sung một số điều năm 2009 thì
ma túy bao gồm nhựa thuốc phiện, nhựa cần sa, cao côca, côcain, các
chất ma túy khác ở thể lỏng, thể rắn.
Khoản 1 Điều 2 Luật phòng, chống ma túy quy định:“1. Chất ma
tuý là các chất gây nghiện, chất hướng thần được quy định trong các
danh mục do Chính phủ ban hành…”.
Từ những quy định của Liên Hợp Quốc và pháp luật Việt Nam, có
thể đưa ra khái niệm: “Ma túy là các chất có nguồn gốc tự nhiên

hoặc tổng hợp đã được xác định và có tên gọi khoa học riêng được
quy định trong các văn bản pháp luật, khi được đưa vào cơ thể con
người, nó có tác dụng làm thay đổi trạng thái ý thức và sinh lý của
người đó. Nếu con người lạm dụng ma túy sẽ lệ thuộc vào nó cả về
thể chất và tinh thần”.
5


Nhà nước độc quyền và thống nhất quản lý chất ma túy là loại
chất gây nghiện nguy hiểm với những quy định rất nghiêm ngặt, mọi
hành vi vi phạm, ở bất kì khâu nào của quá trình quản lý chất ma túy
đều bị quy định là tội phạm.
BLHS năm 1999 quy các tội phạm về ma túy tại Chương XVIII
bao gồm 10 điều luật quy định về 10 tội danh khác nhau. Sau khi
được sửa đổi, bổ sung năm 2009 đã bãi bỏ Điều 199 về “Tội sử dụng
trái phép chất ma túy”, còn lại 9 điều luật quy định 9 tội danh khác
nhau được quy định tại Chương XVIII.
Về khái niệm tội phạm theo quy định tại Điều 8 BLHS năm 1999
khẳng định: “Tội phạm là hành vi nguy hiểm cho xã hội được quy
định trong BLHS, do người có năng lực TNHS thực hiện một cách cố
ý hoặc vô ý, xâm phạm độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh
thổ Tổ quốc, xâm phạm chế độ chính trị, chế độ kinh tế, nên văn hóa,
quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, quyền, lợi ích hợp pháp
vủa tổ chức, xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự nhân phẩm, tự
do, tài sản, các quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, xâm phạm
những lĩnh vực khác của trật tự pháp luật xã hội chủ nghĩa”.
Trên cơ sở khái niệm tội phạm được quy định trong BLHS và khái
niệm về ma túy như đã phân tích ở trên, có thể định nghĩa các tội
phạm về ma túy như sau: “Các tội phạm về ma túy là những hành vi
nguy hiểm cho xã hội, được quy định tại chương “các tội phạm về ma

túy” trong Bộ luật hình sự, do người có đủ năng lực trách nhiệm
hình sự (TNHS) thực hiện một cách cố ý, xâm phạm chế độ quản lý
độc quyền các chất ma túy của Nhà nước, gây hậu quả nghiêm trọng
đến nhiều mặt của đời sống kinh tế, trật tự xã hội, đạo đức, sức khỏe
của con người”.

6


1.1.2. Khái niệm kiểm sát điều tra các vụ án về ma túy
Hiến pháp năm 2013 quy định: “Viện kiểm sát nhân dân thực
hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp”. Như vậy, kiểm sát
các hoạt động tư pháp là một trong hai chức năng hiến định của VKS.
Điều 2 Luật tổ chức VKSND năm 2014 quy định: “VKSND là cơ
quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Hoạt động tư pháp hình sự là hoạt động của các cơ quan tư pháp
trong việc thực thi quyền lực Nhà nước trong TTHS. VKSND thực
hiện chức năng kiểm sát các hoạt động tư pháp trong việc điều tra các
vụ án hình sự của Cơ quan điều tra và các cơ quan được giao nhiệm
vụ tiến hành một số hoạt động điều tra – Kiểm sát điều tra.
Kiểm sát điều tra bắt đầu từ giai đoạn phát hiện tội phạm đến khi
VKS quyết định việc truy tố bị can; quyết định đình chỉ hoặc tạm
đình chỉ vụ án. Mục đích của kiểm sát hoạt động điều tra là bảo đảm
cho các hoạt động điều tra phải chấp hành đúng các trình tự, thủ tục,
thẩm quyền, thời hạn đã được pháp luật quy định.
Hoạt động THQCT và hoạt động KSĐT các vụ án hình sự nói
chung và vụ án ma túy nói riêng có chung một mục đích là nhằm bảo
đảm cho mọi hành vi phạm tội đều được phát hiện, làm rõ và được xử
lý kịp thời, đúng pháp luật đảm bảo cho việc khởi tố, điều tra, truy tố

được đúng người, đúng tội, đúng pháp luật, không để lọt tội phạm và
không làm oan người không có tội.
Như vậy, kiểm sát hoạt động điều tra các vụ về ma túy là: “Hoạt
động do VKSND thực hiện nhằm kiểm sát hoạt động điều tra của
CQĐT xuyên suốt quá trình điều tra các vụ án về ma túy để bảo đảm
cho các hoạt động điều tra được tuân thủ theo đúng trình tự, thủ tục,
thẩm quyền, thời hạn theo quy định của phát luật TTHS”.
7


1.1.3. Đặc điểm hoạt động KSĐT của VKS đối với các vụ án về
ma túy
- KSĐT các vụ án về ma túy luôn gắn liền với quan điểm, đường
lối chỉ đạo của Đảng về phòng, chống tội phạm về ma túy.
- Chủ thể của công tác KSĐT các vụ án về ma túy phải tuân thủ
nghiêm ngặt quy định của pháp luật, phải đảm bảo bí mật.
- Chủ thể thực hiện công tác KSĐT các vụ án về ma túy phải hiểu
biết rõ những quy định của pháp luật về tội phạm ma túy.
- KSĐT các vụ án về ma túy phải chuẩn bị phương án xử lý khi gặp
điều kiện, hoàn cảnh không thuận lợi cho việc thu thập chứng cứ.
- Chủ thể khi thực hiện hoạt động KSĐT các vụ án về ma túy
ngoài việc cần nắm rõ những quy định của pháp luật liên quan đến
loại tội phạm này còn phải thường xuyên chủ động nghiên cứu, tìm
hiểu về những chất ma túy mới.
- KSĐT các vụ án về ma túy đòi hỏi cán bộ, KSV phải nhanh
chóng, khẩn trương thu thập chứng cứ, lấy lời khai đối tượng phạm
tội, người liên quan,…
- Khi thực hiện KSĐT các vụ án về ma túy cán bộ, KSV phải
kiểm sát chặt chẽ hoạt động giám định các chất ma túy.
1.1.4. Đối tượng, phạm vi và ý nghĩa của hoạt động kiểm sát

điều tra các vụ án về ma túy
1.1.4.1. Đối tượng của hoạt động KSDDT các vụ án về ma túy
Đối tượng của công tác KSĐT là việc tuân theo pháp luật của
CQĐT, cơ quan được giao một số nhiệm vụ điều tra, những người có
thẩm quyền trong điều tra và những người tham gia tố tụng khác.
1.1.4.2. Phạm vi của hoạt động KSĐT các vụ án về ma túy
Hoạt động KSĐT được bắt đầu từ khi có tội phạm xảy ra hoặc
phát hiện có dấu hiệu của tội phạm cho tới khi kết thúc điều tra bằng
8


các quyết định xử lý vụ án, xử lý bị can của cơ quan có thẩm quyền.
1.1.4.3. Ý nghĩa của hoạt động KSĐT các vụ án về ma túy
Hoạt động KSĐT là tiền đề quan trọng để đảm bảo tính hợp pháp
cho toàn bộ quá trình điều tra để từ đó có thể truy tố, xét xử đúng
người đúng tội, không bỏ lọt tội phạm và hành vi phạm tội.
1.1.5. Nội dung của hoạt động KSĐT các vụ án về ma túy
1.1.5.1. Kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm
1.1.5.2. Kiểm sát việc khởi tố vụ án
1.1.5.3. Kiểm sát việc khởi tố bị can
1.1.5.4. Kiểm sát việc áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn
chặn
1.1.5.5. Kiểm sát hoạt động điều tra của Cơ quan điều tra
Thứ nhất, kiểm sát việc thu thập, đánh giá chứng cứ
Thứ hai, kiểm sát việc hỏi cung bị can
Thứ ba, kiểm sát việc lấy lời khai người làm chứng, người bị hại,
nguyên đơn dân sự, bị đơn dân sự, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên
quan đến vụ án
Thứ tư, kiểm sát việc đối chất, nhận dạng
Thứ năm, kiểm sát việc khám xét, thu giữ, tạm giữ vật chứng, kê

biên tài sản
Thứ sáu, kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong trưng cầu giám
định
Thứ bảy, kiểm sát việc dùng tiếng nói và chữ viết trong TTHS
1.1.6. Nội dung kiểm sát điều tra theo quy định của BLTTHS
2015
Bộ luật Tố tụng hình sự số 101/2015/QH13 sẽ có hiệu lực thi hành
từ ngày 01/01/2018. Nội dung của hoạt động KSĐT theo quy định tại

9


Điều 166 BLTTHS năm 2015 đã tăng 4 khoản và bổ sung thêm nhiều
nội dung mới so với BLTTHS năm 2003, cụ thể:
– Đối tượng của công tác KSĐT không chỉ là CQĐT như
BLTTHS năm 2003 mà cả cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra.
– Khi KSĐT, VKS có quyền yêu cầu CQĐT và cơ quan được giao
nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu liên
quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều tra
khi cần thiết (điểm mới).
– Khi phát hiện việc điều tra không đầy đủ, vi phạm thì VKS có
quyền yêu cầu CQĐT và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra thực hiện một số hoạt động: Tiến hành điều
tra đúng pháp luật; kiểm tra việc điều tra và thông báo kết quả cho
VKS; cung cấp tài liệu liên quan đến hành vi, quyết định tố tụng có
vi phạm pháp luật trong việc điều tra. Đây là các quy định hoàn toàn
mới, rõ và cụ thể hơn so với BLTTHS năm 2003.
1.2. Mối quan hệ giữa Viện kiểm sát nhân dân và Cơ quan
điều tra trong hoạt động kiểm sát điều tra các tội phạm về ma

túy
Khi tiến hành TTHS, CQĐT và VKS vừa tiến hành các hoạt động
tố tụng độc lập, vừa có mối quan hệ trong từng chế định tố tụng.
Trong giai đoạn điều tra vụ án hình sự, CQĐT có chức năng, nhiệm
vụ phát hiện tội phạm, khởi tố, điều tra vụ án hình sự, còn VKS có
chức năng, nhiệm vụ THQCT và kiểm sát việc tuân theo pháp luật
trong hoạt động điều tra vụ án hình sự, bảo đảm hoạt động điều tra vụ
án hình sự đúng người, đúng tội và đúng pháp luật. Do vậy, CQĐT
và VKS không chỉ có mối quan hệ trong từng chế định TTHS cụ thể
mà sự phối hợp xuyên suốt toàn bộ quá trình tố tụng từ khi phát hiện
10


tội phạm đến khi kết thúc điều tra vụ án hình sự. Mối quan hệ này
được thể hiện trong Luật tổ chức VKSND năm 2014, Chỉ thị của
Đảng, Nghị quyết của Chính Phủ, Thông tư liên tịch số 05/TTLTVKSTC-BCA-BQP ngày 07/9/2005, các Quy chế phối hợp liên
ngành và các văn bản pháp luật TTHS có liên quan.
Mối quan hệ giữa VKS và CQĐT trong quá trình KSĐT vụ án
hình sự nói chung và các vụ án về ma túy nói riêng là mối quan hệ
mang tính “chế ước” và phối hợp, VKS chế ước hoạt động điều tra
của CQĐT. Quan hệ phối hợp là sự hỗ trợ cùng thực hiện các hoạt
động tố tụng để giải quyết vụ án được kịp thời theo chức năng, nhiệm
vụ được giao, cùng nhau hướng đến mục đích chung là chứng minh
và xử lý tội phạm; quan hệ chế ước là sự tác động khống chế, kiềm
chế lẫn nhau, bảo đảm cho hoạt động tố tụng được khách quan, có
căn cứ và đúng pháp luật.

11



Chương 2
THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA
CÁC VỤ ÁN VỀ MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN QUẬN LÊ CHÂN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Khái quát tình hình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về
ma túy trên địa bàn quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng trong 5
năm từ năm 2012 đến năm 2016
2.1.1. Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội
2.1.1.1. Đặc điểm về địa lý, dân cư, kinh tế, xã hội
Quận Lê Chân là một quận nội thành được thành lập năm 1961,
nằm ở vị trí phía Tây Nam của thành phố Hải phòng với diện tích
12,4km2 gồm 15 phường với nhiều hộ dân sinh sống theo hình thức
tạm trú và lấn chiếm xây dựng nhà, lều quán trái phép, đa số có trình
độ dân trí thấp.
2.1.1.2. Tình hình và đặc điểm hình sự các tội phạm về ma túy
- Tình hình tội phạm về ma túy:
Trong 5 năm từ năm 2012 – 2016 lực lượng Cảnh sát điều tra tội
phạm về ma túy Công an quận Lê Chân đã tiếp nhận, thụ lý và giải
quyết 665 tin báo, tố giác về tội phạm ma túy. Kết quả xác minh xử
lý 650 tin báo, tố giác (chiếm 97,71%): trong đó đã ra quyết định
khởi tố 589 vụ; chuyển địa phương khác 11 vụ; xử lý hành chính 50
trường hợp; 15 tin báo, tố giác quá hạn giải quyết (chiếm 2,29%).
Ttrong 5 năm từ năm 2012 đến năm 2016, các cơ quan chức năng
đã phát hiện và tiến hành khởi tố 589 vụ/ 666 bị can, trung bình 118
vụ/ 133 bị can một năm. Số vụ án CQĐT khởi tố và phải xử lý trong
năm 2013 giảm 3 vụ/ 4 bị can (tỷ lệ giảm 3,12% số vụ); năm 2014
tăng 21 vụ/ 24 bị can (tỷ lệ tăng 21,88%); năm 2015 tăng 23 vụ/ 30 bị
12



can (tỷ lệ tăng 23, 96% số vụ); năm 2016 tăng 68 vụ/ 91 bị can (tỷ lệ
tăng 70,83% số vụ).
- Cơ cấu tội phạm về ma túy:
Trên địa bàn quận Lê Chân trong 5 năm từ năm 2012 đến năm
2016 chỉ có hai loại tội phạm về ma túy theo tội danh được quy định
trong BLHS, cụ thể: tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy
quy định tại Điều 198 BLHS chiếm 0,5% tổng số vụ án về ma túy; tội
tàng trữ, vận chuyển, mua bán trái phép hoặc chiếm đoạt chất ma túy
quy định tại Điều 194 BLHS chiếm 99,5% tổng số vụ án về ma túy.
- Đặc điểm nhân thân người phạm tội:
Đối tượng phạm tội là nam giới chiếm 87,69%, nữ giới chiếm
12,31%; về độ tuổi: đối tượng phạm tội dưới 18 tuổi chiếm 0,45%, từ
18 đến 30 tuổi chiếm 36,19%, trên 30 tuổi chiếm 63,36%; về dân tộc:
100% đối tượng phạm tội là người dân tộc Kinh.
- Địa bàn hoạt động của tội phạm:
Khu vực Tổ 22 có 91 hộ dân, với 283 nhân khẩu, từ lâu, đây đã là
tụ điểm phức tạp của xã hội về tệ nạn và ma túy.
- Phương thức và thủ đoạn phạm tội:
Phương thức và thủ đoạn thực hiện tội phạm của các đối tượng
ngày càng tinh vi, xảo quyệt, được tổ chức chặt chẽ để che mắt người
dân và cơ quan chức năng.
- Thủ đoạn khai báo của các đối tượng phạm tội:
Các đối tượng phạm tội thường có thái độ chống đối, ngoan cố
không khai báo, nếu có khai báo thì cũng khai báo nhỏ giọt, lan man
nhằm gây khó khăn.
2.1.2. Khái quát tình hình điều tra, truy tố, xét xử các vụ án về
ma túy

13



Thành phố Hải Phòng có 7 quận nội thành, 6 huyện ngoại thành
và 2 huyện đảo, tổng số vụ án ma túy xảy ra trên địa bàn quận Lê
Chân trong 5 năm (2012 – 2016) chiếm 27,68%, tổng số bị can phạm
tội về ma túy chiếm 25,43% so với toàn thành phố.

Tỷ lệ án ma túy

hàng năm trên địa bàn quận Lê Chân trung bình chiếm hơn 50% số
vụ và hơn 47% số bị can. Trung bình mỗi năm VKS truy tố 110 vụ/
124 bị can, Tòa án trung bình mỗi năm xét xử 106 vụ/ 119 bị can, đạt
tỷ lệ giải quyết là 96,36%, không vụ án nào quá hạn luật định.
2.1.3. Khái quát về cơ cấu tổ chức, bộ máy VKSND quận Lê
Chân
Tính đến thời điểm 31/12/2016 biên chế của VKSND quận Lê
Chân là 25 người. Trong đó có 22 người làm nghiệp vụ Kiểm sát.
Với số lượng vụ án hình sự nói chung và các vụ án về ma túy nói
riêng được khỏi tố như hiện nay thì cơ cấu tổ chức và biên chế như
hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn đấu tranh phòng,
chống tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói riêng trên địa
bàn quận Lê Chân.
2.2. Kết quả đạt được trong hoạt động kiểm sát điều tra các
vụ án về ma túy của Viện kiểm sát nhân dân quận Lê Chân,
thành phố Hải Phòng
2.2.1. Kết quả đạt được trong hoạt động kiểm sát việc khởi tố vụ
án hình sự, khởi tố bị can
Trong 5 năm (2012 – 2016), VKSND quận Lê Chân đã kiểm sát
tất cả 589 vụ án về ma túy do cơ quan có thẩm quyền khởi tố chuyển
VKS để kiểm sát (đạt tỷ lệ 100%).
2.2.2. Kết quả đạt được trong hoạt động kiểm sát việc áp dụng,

thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn của Cơ quan điều tra

14


Trong tổng số 666 bị can phạm tội về ma túy trên địa bàn quận Lê
Chân trong 5 năm (2012 – 2016) có 637 bị can bị tạm giam (chiếm
95,65% tổng số bị can); hủy bỏ BPNC đối với 4 bị can (chiếm 0,6%);
thay đổi BPNC đối với 25 bị can (chiếm 3,75%).
2.2.3. Kết quả đạt được trong hoạt động kiểm sát các hoạt động
điều tra của Cơ quan điều tra
2.2.3.1. Kết quả đạt được trong hoạt động kiểm sát việc khám xét,
thu giữ, tạm giữ vật chứng, kê biên tài sản
Do thực hiện tốt khâu công tác này, VKSND quận Lê Chân đảm
bảo hiệu quả của hoạt động thu thập chứng cứ, xác định tính chất,
mức độ của hành vi phạm tội, đảm bảo cho việc thi hành án sau này.
2.2.3.2. Kết quả đạt được trong hoạt động kiểm sát việc thu thập,
đánh giá chứng cứ
Do thực hiện tốt công tác phối hợp trong việc thu thập chứng cứ,
đánh giá chứng cứ nên hoạt động điều tra các vụ án về ma túy trên
đại bàn quận Lê Chân trong những năm vừa qua đã đạt được những
kết quả đáng khích lệ.
2.2.3.3. Kết quả đạt trong hoạt động kiểm sát việc trưng cầu giám
định
Trong 5 năm (2012 – 2016), VKSND quận Lê Chân đã kiểm sát,
đảm bảo quyết định trưng cầu giám định, kết luận giám định tuân thủ
quy định của pháp luật cả về nội dung và hình thức.
2.3. Đánh giá kết quả đạt được trong hoạt động kiểm sát điều
tra các vụ án về ma túy của Viện kiểm sát nhân dân quận Lê
Chân, thành phố Hải Phòng

VKSND quận Lê Chân đã tiến hành kiểm sát hoạt động điều tra
100% các vụ án về ma túy

15


Trong 5 năm từ năm 2012 đến năm 2016, không có trường hợp
nào VKSND truy tố nhưng TAND xét xử không có tội.
2.4. Những hạn chế, bất cập và nguyên nhân trong hoạt động
kiểm sát điều tra các vụ án về ma túy của Viện kiểm sát nhân
dân quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng
2.4.1. Những Hạn chế, bất cập
2.4.1.1. Những hạn chế, bất cập trong các quy định của pháp luật
- Về hoạt động kiểm sát việc giải quyết tin báo, tố giác tội phạm:
Điều 103 BLTTHS năm 2003 quy định VKS kiểm sát tin báo, tố
giác tội phạm, nhưng chưa có thông tư hướng dẫn làm như thế nào,
các ngành cung cấp tin báo cho VKS ra sao, nên vẫn còn khó khăn,
lúng túng trong hoạt động kiểm sát tin báo, tố giác tội phạm.
- Về hoạt động kiểm sát việc trưng cầu giám định:
Hiện nay vẫn chưa có văn bản pháp luật quy định cụ thể trường
hợp nào cần giám định “hàm lượng” để tính “trọng lượng” chất ma
túy làm căn cứ điều tra, truy tố, xét xử nên vẫn còn khó khăn trong
hoạt động giải quyết vụ án.
2.4.1.2. Những hạn chế, bất cập từ thực tiễn kiểm sát điều tra
- Vẫn còn tồn tại vi phạm về thời hạn giải quyết, cụ thể vẫn còn
15 tin báo, tố giác quá hạn giải quyết (chiếm 2,29%).
- Công tác giám định còn tồn tại nhiều hạn chế, chưa có sự thống
nhất giữa VKS và CQĐT.
- Việc ban hành những kiến nghị, kháng nghị và yêu cầu của VKS
đối với CQĐT để khắc phục những thiếu sót, vi phạm pháp luật trong

quá trình điều tra còn nhiều hạn chế, vẫn còn nể nang, thiếu kiên
quyết.
- Còn có những cán bộ, KSV được phân công thụ lý KSĐT các vụ
án hình sự đã chủ quan, không nắm được diễn biến liên quan vụ án.
16


- Thực tiễn thời gian qua cho thấy mặc dù CQĐT, KTV đã rất
thận trọng, cố gắng nhưng trong một số trường hợp vẫn còn để xảy ra
vi phạm khi lập biên bản phạm tội quả tang và biên bản khám xét khu
thực hiện khám xét khẩn cấp.
- Việc áp dụng biện pháp ngăn chặn của CQĐT tuy đã có nhiều cố
gắng, đạt hiệu quả song trong một số trường hợp vẫn còn cứng nhắc,
bộc lộ một số hạn chế.
2.4.2. Nguyên nhân của những hạn chế, bất cập
Thứ nhất: Phương tiện đấu tranh phòng, chống ma túy còn hạn
chế ảnh hưởng đến kết quả đấu tranh, phòng, chống tội phạm về ma
túy.
Thứ hai: Hệ thống các quy phạm pháp luật còn thiếu đồng bộ,
thiếu chặt chẽ, các văn bản hướng dẫn dưới luật chưa đầy đủ, kịp
thời.
Thứ ba: Công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành và công tác tổ chức
– cán bộ chưa thực sự khoa học và đi vào nề nếp.
Thứ tư: Điều kiện làm việc, cơ sở vật chất và đời sống của cán bộ,
KSV ngành Kiểm sát nói chung và VKSND quận Lê Chân nói riêng
còn nhiều khó khăn thiếu thốn.
Thứ năm: Trình độ chuyên môn, năng lực công tác của đội ngũ
cán bộ, KSV còn chưa đồng đều, vẫn còn tồn tại một bộ phận cán bộ,
KSV chưa nhận thức đúng đắn về tác hại của ma túy và mối nguy
hiểm của ma túy đến mọi mặt của đời sống xã hội, chưa nắm rõ

những kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ KSĐT các vụ án về ma túy,
ý thực trách nhiệm chưa cao dẫn đến khi thực hiện KSĐT loại tội
phạm này còn để xảy ra sai sót, gây hậu quả đến chất lượng công
việc.

17


Chương 3
GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG KIỂM SÁT ĐIỀU TRA CÁC VỤ
ÁN VỀ MA TÚY TỪ THỰC TIỄN QUẬN LÊ CHÂN,
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
3.1. Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm sát điều
tra các vụ án về ma túy từ thực tiễn quận Lê Chân, thành phố
Hải Phòng
3.1.1. Cơ sở dự báo
Mặt trái của sự phát triền kinh tế - xã hội, hội nhập quốc tế là sự
gia tăng, phát sinh tội phạm nói chung và tội phạm về ma túy nói
riêng. Toàn cầu hóa là con dao hai lưỡi, bên cạnh những tác động tích
cực thì nó cũng ảnh hưởng tiêu cực khiến giới trẻ trở nên thích hưởng
thủ những cái mới, dễ bị lôi kéo, sa ngã vào ma túy.
3.1.2. Nội dung dự báo
Dự báo tình hình tội phạm về ma túy trên địa bàn quận Lê Chân
trong những năm tới vẫn có chiều hướng phức tạp với những thủ
đoạn phạm tội tinh vi. Bên cạnh đó, số người nghiện không giảm
cùng với việc xuất hiện nhiều loại ma túy mới nên hậu quả do tội
phạm về ma túy gây ra cho xã hội sẽ vẫn đặc biệt nghiêm trọng.
3.1.3. Dự báo các yếu tố tác động đến hoạt động kiểm sát
điều tra các vụ án về ma túy
Thứ nhất, đó là tình hình tội phạm về ma túy. Hiện nay tình

hình tội phạm về ma túy diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi và liều
lĩnh, tệ nạn ma túy ở địa bàn thành phố Hải Phòng nói chung và quận
Lê Chân nói riêng chưa được giải quyết triệt để dẫn đến tội phạm ma

18


túy tiếp tục gia tăng trong khi lực lượng phòng, chống còn mỏng
chưa đáp ứng được yêu cầu.
Thứ hai, đó là cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động
KSĐT các vụ án về ma túy còn hạn chế. Các đối tượng phạm tội
ngày càng trở nên hung hãn, sẵn sàng dùng cả vũ khí quân dụng
chống trả lại lực lượng chức năng nếu bị phát hiện. Điều này cũng
gây trở ngại đến việc KSV nếu muốn chủ động điều tra cũng không
có đủ công cụ hỗ trợ.
Thứ ba, đó là hệ thống các văn bản hướng dẫn thực hiện BLHS
còn nhiều bất cập, không đồng bộ. Nổi bật là việc giám định chất ma
túy. Công văn số 234 của Tòa án nhân dân tối cao hưỡng dẫn Tòa án
địa phương giải quyết án ma túy, trong đó có nội dung: “Bắt buộc
phải giám định hàm lượng của các chất thu giữ nghi là chất ma túy để
lấy đó làm căn cứ kết tội các bị cáo…”; TTLT số 08 đã quy định cụ
thể các trường hợp phải giám định hàm lượng để xác định trọng
lượng chất ma túy song cũng quy định ngoài những trường hợp này
nếu xét thấy cần thiết và có căn cứ thì Tòa án trực tiếp trưng cầu
giám định. Việc Tòa án nhân dân tối cao ban hành Công văn số 234
chỉ là văn bản đơn ngành hướng dẫn Tòa án địa phương nhưng lại có
ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động KSĐT của VKSND.
Thứ tư, đó là năng lực, phẩm chất của cán bộ, KSV. Hiện nay
VKSND cấp quận (huyện) thì không có bộ phận chuyên trách về
KSĐT các vụ án về ma túy, trong đó một số cán bộ, KSV có trình độ,

năng lực còn hạn chế và chưa đồng đều dẫn đến việc khi thực hiện
hoạt động KSĐT loại tội phạm này còn lúng túng, gây ảnh hưởng đến
hiệu quả công tác.
19


3.2. Một số giải pháp góp phần tăng cường kiểm sát điều tra
các vụ án về ma túy từ thực tiễn quận Lê Chân, thành phố Hải
phòng
3.2.1. Hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật liên quan đến
hoạt động kiểm sát điều tra các vụ án về ma túy
3.2.1.1. Pháp luật hình sự
- Việc quy định chung các hành vi tàng trữ, vận chuyển, mua bán
trái phép chất ma túy hoặc chiếm đoạt chất ma túy vào Điều 194
BLHS 1999 như hiện nay là chưa hợp lý. Vấn đề này đã được BLHS
2015 khắc phục bằng việc quy định mỗi hành vi ứng với một điều
luật cụ thể và với khung hình phạt khác nhau phản ánh đúng mức độ
nguy hiểm.
- BLHS 2015 đã bỏ hình phạt tử hình đối với tội tàng trữ trái phép
chất ma túy. Việc quy định như vậy xuất phát từ yêu cầu cải cách tư
pháp, xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa, phù hợp với xu hướng chung trên thế giới nhưng có thể dẫn
đến tiêu cực trong việc định tội danh.
- Các đối tượng phạm tội về ma túy thời gian gần đây rất manh
động, sẵn sàng chống trả lại lực lượng chức năng bằng những thủ
đoạn tàn ác như dùng hung khí nguy hiểm hay kim tiêm nhiễm HIV...
Vì vậy cần quy định rõ ràng trong các điều luật về trường hợp người
phạm tội dùng thủ đoạn nguy hiểm chống trả lại khi bị phát hiện so
với trường hợp không có hành vi chống trả.
- Việc áp dụng tình tiết giảm nhẹ theo điểm p khoản 1 Điều 46

BLHS 1999 “người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải”,
khi thực hiện còn nhiều bất cập, cần có hướng dẫn chỉ đạo riêng.
- Cần thống nhất việc sử dụng thuật ngữ “trọng lượng” hay “khối
lượng” trong BLHS cho chính xác. Về vấn đề này thì BLHS 2015 dã
20


thống nhất sử dụng thuật ngữ “khối lượng” trong việc giải quyết các
vụ án về ma túy.
- Cần bổ sung kịp thời các chất ma túy mới vào Danh mục chất
ma túy và tiền chất, bổ sung thêm danh mục cây có chứa chất ma túy
để phục vụ kịp thời, có hiệu quả công tác đấu tranh phòng, chống tội
phạm về ma túy trong giai đoạn hiện nay, tránh bỏ lọt tội phạm.
- Các tội phạm về ma túy theo quy định của BLHS 2015 đã có rất
nhiều điểm tiến bộ, song bên cạnh đó vẫn còn một số hạn chế, bất
cập cần sửa đổi, bổ sung kịp thời để hoàn thiện hơn, cụ thể:
+ Bổ sung chất XLR-11 vào cấu thành các tội: tội sản xuất trái
phép chất ma túy (Điều 248), tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều
249), tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250), tội mua bán
trái phép chất ma túy (Điều 251), tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều
252) của BLHS 2015.
+ Bổ sung lá cây khat vào các điều khoản tương ứng của tội tàng
trữ trái phép chất ma túy (Điều 249), tội vận chuyển trái phép chất
ma túy (Điều 250), tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251), tội
chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252) của BLHS 2015.
+ Một số điều luật quy định trùng lặp về khối lượng ma túy cần
được sửa đổi kịp thời.
+ Thay đổi thuật ngữ “số lượng chất ma túy” thành “khối lượng
hoặc thể tích chất ma túy” để giúp cho việc áp dụng pháp luật được
chính xác hơn, góp giải quyết các vụ án về ma túy của các cơ quan tố

tụng thuận lợi hơn.
+ Cần quy định cụ thể những trường hợp cần phải giám định
“hàm lượng” để tính “khối lượng hoặc thể tích” chất ma túy vào
trong BLHS.
3.2.1.2. Pháp luật tố tụng hình sự
21


Cần sửa đổi, bổ sung Điều 113 BLTTHS 2003 theo hướng mở
rộng quyền năng cho VKS chỉ đạo quá trình điều tra. Điều 166
BLTTHS 2015 đã phần nào khắc phục vấn đề này, cụ thể:
+ Đối tượng của công tác KSĐT không chỉ là CQĐT như
BLTTHS năm 2003 mà cả cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra.
+ Khi KSĐT, VKS có quyền yêu cầu CQĐT và cơ quan được
giao nhiệm vụ tiến hành một số hoạt động điều tra cung cấp tài liệu
liên quan để kiểm sát việc tuân theo pháp luật trong việc khởi tố, điều
tra khi cần thiết.
+ Khi phát hiện việc điều tra không đầy đủ, vi phạm thì VKS có
quyền yêu cầu CQĐT và các cơ quan được giao nhiệm vụ tiến hành
một số hoạt động điều tra thực hiện một số hoạt động: Tiến hành điều
tra đúng pháp luật; kiểm tra việc điều tra và thông báo kết quả cho
VKS; cung cấp tài liệu liên quan đến hành vi, quyết định tố tụng có
vi phạm pháp luật trong việc điều tra.
- Cần sửa đổi khoản 1 Điều 58 BLTTHS 2003 theo hướng cho
phép người bào chữa tham gia tố tụng sớm hơn cho phù hợp với
khoản 4 Điều 31 Hiến pháp 2013 quy định người bị bắt, tạm giữ có
quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hoặc người khác bào chữa. Vấn đề
ngày cũng đã được BLTTHS 2015 khắc phục.
- Điều 66 BLTTHS 2015 quy định cụ thể về cơ chế nhằm đảm

bảo an toàn cá nhân cho người làm chứng và nhân thân của họ song
cơ chế thực hiện vẫn chưa được quy định rõ ràng.
- Cần sửa đổi khoản 1 Điều 163 BLTTHS 2003 theo hướng bản
kết luận điều tra cần bổ sung thêm các tình tiết giảm nhẹ TNHS cần
áp dụng cho bị can

22


- Tổ chức tập huấn Luật tương trợ tư pháp cho KSV, ĐTV, đặc
biệt ở những địa bàn có chung đường biên giới với các nước khác để
có sự thống nhất về nhận thức và tổ chức thực hiện có hiệu quả phục
vụ công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy.
3.2.2. Nâng cao chất lượng hoạt động KSĐT các vụ án về ma
túy
Thứ nhất, KSV phải nắm chắc các quy định của pháp luật; thứ hai,
KSV phải giỏi về nghiệp vụ, phải có kinh nghiệm, đặc biệt là kỹ năng
chuyên sâu đối với từng loại án.
3.2.3. Củng cố và đổi mới công tác tổ chức, đào tạo cán bộ để
tăng cường cho hoạt động KSĐT các vụ án về ma túy
Tăng cường tập huấn theo chuyên đề nghiệp vụ kiểm sát, tổ chức
các cuộc thi, tuyển chọn, đào tạo, bồi dưỡng tại chỗ nhằm nâng cao
trình độ chuyên môn cho cán bộ, KSV.
3.2.4. Đổi mới công tác quản lý, chỉ đạo, điều hành trong hoạt
động KSĐT các vụ án về ma túy
Tăng cường công tác kiểm tra của VKSND thành phố đối với
VKSND cấp quận, kiểm tra nội bộ của Lãnh đạo đơn vị.
3.2.5. Nâng cao hiệu quả quan hệ phối hợp giữa VKSND và
CQĐT trong hoạt động KSĐT các vụ án về ma túy
VKSND tích cực tìm biện pháp đổi mới phương thức phối hợp

với CQĐT, xây dựng mối quan hệ thực chất, hiệu quả.
3.2.6. Tăng cường cơ sở vật chất, điều kiện, phương tiện làm
việc cho ngành Kiểm sát nhân dân
Cùng với việc nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, KSV, ngành
Kiểm sát nhân dân cũng chú trọng tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật
đáp ứng yêu cầu hoạt động chuyên môn.

23


×