Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

9a4 Doremon Tan Da tai the (Ban tieng viet).doc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (55.83 KB, 5 trang )

Chuyên đề văn thuyết minh lớp 9
“CUỘC THI SÁNG TẠO PHIM THUYẾT MINH”
Nhóm: Đội quân Doraemon 
Chủ đề: Tết Trung thu ở Việt Nam

Tản Đà tái thế và bài học đêm Trung thu
Ngày nảy ngày nay, vào khoảng cuối tháng tám, đầu tháng chín nhằm năm Tân Mão
2011, Trung thu đã về với thành phố Hồ Chí Minh. Trên khắp nẻo đường, người ta đã tất bật
chuẩn bị cho một mùa Trung thu mới. Các hàng quán treo lồng đèn đủ loại màu từ đỏ, cam đến
vàng; bánh trung thu được bày bán trên các con đường, đồ chơi cho trẻ em đa dạng hơn,…trung
thu đã đến thật gần. Hòa theo không khí của toàn dân, nhóm chúng tôi gồm Phát, Tân, Hoa và
Mai quyết định sẽ sang phố lồng đèn Lương Nhữ Học quận 5 để tận hưởng hương vị rằm tháng
tám .
Khỏi phải nói không khí ở đây nhộn nhịp và vui tươi đến chừng nào. Cả một con đường
đầy những lồng đèn, nào con thỏ, nào con gà, nào xanh, nào vàng, nào tím, cái bằng giấy, cái
bằng tre, cái bằng nhựa… nhiều không kể xiếc. Thế giới lồng đèn này đã đưa chúng tôi-những cô
cậu mười bốn, mười lăm tuổi trở về với thời ấu thơ.
“Đèn ông sao với đèn cá chép
Đèn thiên nga với đèn bướm bướm
Em rước đèn này đến cung trăng
Đèn xanh lơ với đèn tím tím
Đèn xanh lam với đèn trắng trắng
Trong ánh đèn rực rỡ muôn màu “
Bất thình lình, từ xa chúng tôi nhìn thấy một người đàn ông bộ dạng thất thểu đi lại. Ông
ta cầm trên tay một chai rượu uống đã cạn, dáng đi liêu xiêu và luôn miệng nói rằng “Ta là Tản
Đà tái thế!” (?!) Rồi ông ta ngâm bài thơ “muốn làm thằng Cuội” trong những tiếng nấc do say
rượu…
“..Đêm thu buồn lắm…chị Hằng ơi
Trần thế em nay…chán….nửa rồi
…Cung quế..đã ai ngồi đó….chửa
Cành đa…xin chị nhắc lên….chơi


Có bầu có bạn……..can chi tủi
Cùng gió….cùng mây….thế mới vui
Cùng gió cùng mây…thế mới vui!
Còn hai câu nữa mới hết bài nhưng do say rượu, loạng choạng, người đàn ông đó ngã vật


xuống đường. Sợ “Tản Đà” đau, chúng tôi chạy đến đỡ ông dậy.
-Tránh ra-Ông ta quát lên. Ta không cần. Ta chỉ cần chị Hằng thôi, đêm Thu ở hạ
giới chán lắm, chẳng bằng với quê nhà ta, quê ta ở trên trời kia kìa.
-Ông nói sao chứ con thấy trung thu ở dưới hạ giới cũng vui mà-Tân lên tiếng.
-Vui gì mà vui-“tái thế Tản Đà” bộp lại. Trên thượng giới hay hơn nhiều. Ở trên
ấy có Thỏ ngọc, có cung tần mỹ nữ với điệu múa Nghê Thương. Ta còn nhớ như in cái đêm cách
đây hàng ngàn năm về trước, ta đã cùng với Đường Minh Hoàng ngồi uống trà, ăn bánh trên cung
trăng. Vua đã mê mẩn cảnh sắc nơi tiên giới, yêu thích điệu múa của các cung nữ đến nỗi quên cả
trời sáng. Khi trở về, Đường Minh Hoàng đã ra sắc lệnh bảo dân chúng tổ chức lễ hội nhằm ngày
mười lăm tháng tám âm lịch do ông còn luyến tiếc cung trăng cơ mà.
-Ủa vậy tại sao Đường Minh Hoàng-một người trần gian bình thường có thể lên
được cung trăng ạ?-Hoa thắc mắc
-Ấy là do Diệp Pháp Thiện-pháp sư của nhà vua đã làm phép đưa Người lên trời
vào đêm rằm tháng tám đó Hoa-Mai giải đáp
-Thì ra là vậy! Bà ngoại không kể cho mình chuyện đó, chỉ bảo Trung Thu là dịp
để mọi người cúng tế thần mặt trăng, nghỉ ngơi cũng như xem vận hạn của vụ mùa sau. -Phát nói
-Đó là cách đây hai ngàn năm về trước khi mà Trung thu du nhập vào nước ta.
Việt Nam là một nước nông nghiệp và ông bà ta thì làm ruộng là chủ yểu nên việc nhìn trăng
đóan vận mệnh là rất quan trọng. Mười lăm tháng tám cũng là lúc các bác nông dân nghỉ ngơi, trẻ
con chơi đùa sau một mùa vụ vất vả-“tái thế Tản Đà” đã tỉnh táo một chút. Trung thu ở Việt Nam
đã có nhiều điểm khác biệt so với Trung Quốc, bao gồm các phong tục như ngắm trăng, ăn bánh,
rước đèn, phá cỗ, múa lân sư rồng,…
-Cháu thích ăn bánh trung thu lắm cụ à-Mai nhanh nhảu. Không biết bánh trung
liên

quan

tới
Đường
Minh
Hoàng
bạn
cụ
không?
-Có chứ-mắt của “tái thế Tản Đà” sáng lên khi nhắc đến cố hữu. Sau khi trở về hạ
giới, vua sai đầu bếp làm Bánh Tiên (loại bánh hình tròn như mặt Trăng nên còn gọi là Bánh
Trăng); khi trăng Rằm toả sáng, Vua cùng quần thần ăn bánh ngắm trăng, từ đó thành tục lệ. Bánh
trung thu có hai loại: Bánh dẻo và bánh nướng .Bánh dẻo hình tròn, bánh nuớng hình vuông.
Bánh Trung thu có hình dạng tròn là biểu tượng của sự đoàn viên, sum họp. Bánh trung thu
truyền thống có một lớp vỏ mỏng, bên trong nhân có vị ngọt và có một chút dầu.Nhân là quả
trứng muối để tạo sự cân bằng giữa vị ngọt và mặn. Bánh được đem đi nướng sau khi nặn bột và
định hình.
thu



-Mỗi mùa trung thu về là cháu lại đợi đến ngày được ăn bánh trung thu.Cháu thích
bánh hiện đại lắm-Vũ thêm vào. Bánh hiện đại có nhân đậu xanh nè, lạp xưởng nè ,khoai môn
hay socola ,cà phê,… Cháu thích bánh có hình cặp heo, cá mẹ với đàn cá con, hay là hình hoa lá,
chú thỏ,…
-Ta chẳng thích bánh hiện đại-“tái thế Tản Đà” nói. Bánh trung thu thời ta và cha
mẹ các ngươi đậm đà hơn nhiều. Ôi, ta nhớ cái thời ăn bánh trung thu kèm với trái cây trên mâm
cỗ, bưởi này, mứt này, thị này,…
-Mâm cỗ ạ?-Tân hỏi. Sao nghe lạ vậy ông?



-Giời ơi, thời nay tuổi trẻ chúng bay chẳng biết gì về truyền thống ông bà tổ tiên gì
cả.-“tái thế Tản Đà” hất hàm. Mâm cỗ thường có trọng tâm là con chó được làm bằng tép bưởi
gắn 2 hạt đậu đen làm mắt. Xung quanh có bày thêm hoa quả và những loại bánh nướng, bánh
dẻo thập cẩm hoặc là các loại bánh chay có hình lợn mẹ với đàn lợn con béo múp míp, hoặc hình
cá chép . Những loại quả, thức ăn đặc trưng của dịp này là chuối và cốm, quả thị, hồng đỏ và
hồng ngâm màu xanh, vài quả na ...và bưởi là thứ quả không thể thiếu được. Đến khi trăng lên tới
đỉnh đầu chính là giây phút phá cỗ, mọi người sẽ cùng thưởng thức hương vị của Tết Trung Thu.
Lúc đó gọi là “phá cỗ”.Đó mới là cái tết trung thu ý nghĩa!
-Cái này cháu có nghe kể-Hoa nói. Ngòai mâm cỗ ra, trẻ em Việt Nam còn được
xách lồng đèn đi khắp phố phường. Để phỏng theo ánh sáng của những ngôi sao trên trời, người
ta đã làm ra lồng đèn. Ngày xưa lồng đèn thường làm bằng tre nứa vót mỏng và dài, bên ngoài
dán giấy bóng kính, bên trong đốt nến lên chơi. Bây giờ thì lồng đèn được làm bằng nhựa với đủ
loại hình thù và chạy pin, có nhạc cài sẵn nữa.
-Ta chẳng ưa gì mấy cái lồng đèn hiện đại-“Tản Đà” đáp. Ai đời trung thu mà lại
đi hát nhạc Tây Du Ký, nhạc Bét-Thô-Ven gì gì đấy, chẳng ra làm sao cả. Hừ, ngày xưa mỗi lần
thấy ánh nến hắt ra từ lồng đèn, ta vui biết bao nhiêu. Lồng đèn hiện đại bây giờ vô hồn lắm.Song
song với lồng đèn là tục rước đèn. Chúng bay đã bao giờ cầm lồng đèn đi khắp phố và hát chưa?
Rước đèn đấy! Bây giờ thì tục rước đèn chẳng còn phổ biến ở Việt Nam nữa rồi.
-Không đâu ông ạ-Tân nói. Tại Phan Thiết vào năm 2005, người ta còn tổ chức
rước đèn quy mô lớn với hàng ngàn học sinh tiểu học và trung học cơ sở đi khắp các đường phố.
Đây là lễ hội rước đèn trung thu được xác lập kỷ lục lớn nhất Việt Nam từ trước đến giờ đó ông.
-Thật không? Thế thì mừng quá-“tái thế Tản Đà” mừng rỡ. Dẫu sao cũng còn
những lễ hội như vậy và còn cái phố lồng đèn này để ta được an ủi. Phố lồng đèn quận năm của
người Hoa này cùng với Hội An và quận Tân Bình là một trong những nơi sản xuất nhiều lồng
đèn nhất Việt Nam. Mỗi năm ta đều ghé qua đây để cảm nhận hương vị trung thu xưa…Cái thời
ấy qua lâu rồi. Công nghiệp hóa, hiện đại hóa cho lắm vào, giá trị một lễ hội cứ thế mai một dần
“Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi
Trần thế em nay chán nửa rồi…”
-Vẫn còn múa lân mà ông!-Mai an ủi. Hằng năm ngòai đường người ta vẫn múa

lân-sư-rồng rất nhiều. Những con lân, con rồng đủ màu sắc kèm với ông địa nhảy múa trong tiếng
trống tưng bừng kể lại câu chuyện năm xưa ở Trung Quốc.
-Là câu chuyện nào vậy Mai?-Cả nhóm đồng loạt hỏi. Bạn kể cho chúng mình
nghe đi.
-Đó là sự tích về múa lân sư rồng. Năm ấy Trung thu, một bà lão neo đơn khó
khăn lắm mới xin được một cái bánh nướng và một cái bánh dẻo về ăn tết. Lúc đi ngang qua khu
rừng nọ thì một con lân nhảy xổ ra và đòi ăn thịt bà. Bà lão sợ lắm nhưng cũng ráng xin lân tha
cho bà hết mùa trung thu, hẹn qua ngày trăng rằm bà sẽ đến nộp mạng. Con lân đồng ý và thả cho
bà đi.
-Ôi sợ quá-Hoa run rẩy. Sau đó thì thế nào hả Mai?


-Bà lão trở về và ăn trung thu vui vẻ, càng nghĩ đến ngày nộp mạng, bà càng buồn.
Bà khóc rất nhiều và tiếng khóc của bà động đến tai thổ địa. Hiểu rõ sự tình, thổ địa đã đến tận
hang lân và đuổi lân đi. Từ đó nhân dân biết ơn thổ điạ nên đã mô phỏng hình tượng con lân
thành con lân thành một điệu múa. Dần dà, điệu múa này lan ra tòan dân và được mọi người ủng
hộ.
-Ngày nay thì Lân không còn là hiện thân của cái ác, nó đã trở thành biểu tượng
của tài lộc, thịnh vượng và hanh thông- Tân thêm vào. Ông Địa và con lân đi đến đâu là giáng
phúc tới đó nên nhà nào cũng hoan hỉ treo rau xanh và giấy đỏ đón chào. Sau này, người có tiền
thường treo giải bằng tiền buộc trong một miếng vải đỏ, treo cùng bắp cải hoặc rau xanh. Lân
phải trèo lên cao lấy bằng được "thức ăn" này. Múa lân thể hiện được tình cảm và sự hòa hợp sâu
sắc giữa loài vật và loài người trong một bầu không khí thanh bình, hoan lạc.
-Hay quá-cả nhóm đồng thanh.
-Ơ hay, giỏi-“tái thế Tản Đà” vỗ đùi cái “đét” khen ngợi lũ trẻ chúng tôi. Ít nhất thì Mai
và Tân cũng biết đôi chút về Trung thu
-Không biết Trung thu bây giờ có khác gì so với trung thu ngày xưa không?-Phát thắc
mắc
-Có chứ-“Tản Đà” lên tiếng. Trung thu xưa và nay khác nhau nhiều lắm. Ngày xưa trung
thu chủ yếu cho trẻ em, khi ấy ba mẹ chúng bay sẽ xếp mâm cỗ, làm lồng đèn để trẻ em được vui

chơi. Khi trăng lên sáng nhất, cả nhà sẽ cùng nhau sum họp, cùng ăn bánh nướng, bánh dẻo thật
ngon và ngắm trăng. Đó cũng là lý do tại sao trung thu còn có tên khác là “tết đoàn viên”. Trung
thu xưa còn vui bởi vì có múa lân sư rồng, phá cỗ, đi dạo khắp phố phường. Thời ấy trung thu
mang lại cho chúng ta không chỉ lợi nhuận trong kinh doanh bánh kẹo, lồng đèn mà còn mang lại
niềm vui về tinh thần nữa. Còn bây giờ thì…
Đảo mắt nhìn chúng tôi một lượt, “tái thế Tản Đà” nói với giọng trầm buồn
-Còn bây giờ, trung thu khác lắm. Trung thu không còn là lễ hội riêng cho trẻ em
mà dành cho mọi lứa tuổi. Từ già trẻ gái trai gì cũng chơi trung thu hết. Trung thu thời nay người
ta chỉ nghĩ đến “chơi” chứ không nghĩ đến “ăn” nữa. Người ta tổ chức nhiêu trò chơi hơn, nhiều
chương trình văn nghệ hơn nhưng lại thiếu thời gian cho gia đình sum họp. Những chiếc bánh
ngon lành bình dân đã được nâng lên thành hạng hoàng gia, có cái bánh tốn gần cả trăm ngàn để
mua. Ngày xưa trung thu người ta tặng nhau trái cây để cùng nhau góp vào mâm cỗ. Còn bây giờ,
trung thu là để chúng ta tặng quà “lấy lòng” nhau, bóp méo đi cái giá trị nhân văn của trung thu.
Ngày nay chúng bay vẫn phải đi học trong ngày rằm tháng tám nên cũng khó cảm nhận trọn vẹn
đêm trung thu. Hơn nữa, những bộ phim hay, những hoạt động khác đã cuốn hút chúng bay rồi,
thời gian đâu mà ra vườn ngồi cùng gia đình ngắm trăng nữa phải không? Mâm cỗ cũng không
còn đơn giản nhu xưa nữa, thay vào đó là cao lương mỹ vị hàng triệu đồng. Phá cỗ cũng mất dần
đi, chỉ có ở nông thôn thôi…
Chúng tôi cúi mặt không nhìn nhau. Quả thật, lời của “tái thế Tản Đà” không sai. Những
mùa trung thu trước đây, chúng tôi đều tụ tập đi chơi chứ có chịu ở nhà với gia đình? Cuộc sống
xô bồ tấp nập với những công nghệ hiện đại đã làm vơi đi những giá trị truyền thống của ông bà


ta gầy dựng nên. Chúng tôi chưa biết đến cảm giác chờ trăng lên, cảm giác sum họp với gia đình
là như thế nào…Trung thu-tết đoàn viên…
-Chúng bay còn may mắn khi có gia đình để ngồi với nhau đấy-“tái thế Tản Đà” cắt
ngang mạch suy nghĩ của chúng tôi. Ta đây cô độc chẳng có ai làm bạn, mỗi năm rằm tháng tám
không có gia đình bạn bè để thưởng thức trung thu nữa. Ta chỉ có một người chị Hằng Nga đó
thôi nhưng bao năm rồi chị ấy chẳng cho ta lên cung Quế. Có gia đình sao không lo về đi mà ngồi
lại đây? Nhìn mấy đứa bé lạc mất cha mẹ hay các ông các cụ neo đơn mà biết trân trọng những

gì mình có. Phải biết quý trọng và yêu thương các bậc sinh thành cũng như huynh đệ tỉ muội
trong gia đình. Về nhà đi!
Lời nói của “tái thế Tản Đà” làm chúng tôi bừng tỉnh. Phải rồi, về nhà, về nơi ấm cúng
yêu thương ấy và thưởng thức mùa trung thu cùng người thân trong gia đình. Trung thu thực sự là
một trung thu có cha có mẹ, có anh có chị, có ông có bà vây quần bên mâm cỗ với đủ loại bánh
trái bình dân, với ánh sáng của lồng đèn trong tiếng trống lân tưng bừng và cả những bài hát đặc
trưng của rằm tháng tám nữa. Chẳng biết người đàn ông kia có phải là Tản Đà tái thế thật hay
không nhưng dẫu sao, ông ta đã cho chúng tôi một bài học thật đáng quý về Trung thu. Ông đã
khiến chúng tôi giật mình nhận ra một nét đẹp truyền thống của ngừoi Việt Nam đang mai một và
cần được giữ gìn.
Chúc các bạn gần xa một mùa trung thu vui vẻ bên gia đình của mình và cảm nhận hết ý
nghĩa của đêm rằm tháng tám!



×