Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

06. Bố cục và cỡ cảnh trong điện ảnh - lstsict 3.Quay phim

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.9 KB, 5 trang )

Cỡ cảnh
-

Viễn cảnh ( Extreme long shot) : Toàn bộ bối cảnh.
Toàn cảnh ( Long shot) : Từ đỉnh đầu đến gót chân diễn viên.
Trung cảnh rộng ( Medium long shot) : Từ đầu gối đến đỉnh đầu diễn viên.
Trung cảnh hẹp ( Medium shot) : Lấy nửa người diễn viên.
Cận cảnh rộng ( Medium close-up shot ) : Từ ngực lên đến đỉnh đầu diễn viên.
Cận cảnh hẹp ( Close-up shot) : Từ cổ diễn viên đến đỉnh đầu.
Đặc tả ( Extreme close up) : Lấy một phần nào đó của đối tượng.

/>
Góc máy
( Cho sự vật, diễn viên)
-

Góc cao ( High-angle shot): Máy quay từ trên xuống.
Góc thấp ( Low-angle shot): Máy quay từ dưới lên.
Góc ngang ( Eye level shot): Ngang tầm mắt nhìn.
Mắt chim ( Bird’s eye view shot): Từ rất cao quay xuống.
Mắt sâu ( worm’s eye view shot): Từ rất thấp quay lên.

Và một số góc máy khác (chủ yếu với diễn viên )
-

Góc chéo (Canted shot) : Lấy chéo diễn viên.
Góc bên ( Side shot ) : Lấy bên cạnh diễn viên.
Qua vai ( Over shoulder ) : Lấy qua vai diễn viên.

/>


Chuyển động của máy quay
-

-

Zoom: phóng to hoặc thu nhỏ (zoom out & zoom in)
Pan: lia máy theo chiều ngang, bạn sử dụng chuyển động Pan để cho phim có chiều
sâu hơn nữa và tạo ra một sự háo hức vì nó tiết lộ nhiều hơn trong một cảnh
Tilt: lia máy theo chiều dọc
Dolly: di chuyển máy đến gần hoặc ra xa đối tượng. Dùng cho cảnh ngang hoặc cảnh
cần chiều sâu. Bạn có thể sử dụng khi dolly sau ai đó đang đi bộ hoặc dùng phóng to
một đối tượng.
Truck: di chuyển máy song song đối tượng
Steadicam: di chuyển máy theo đối tượng nhưng cần ổn định, không rung
Crane

Điều này chắc không cần phải nói nhiều về nó, các bạn có thể tham khảo trên mạng:
/>Quy tắc 1/3
Luôn đặt nhân vật và những điểm quan trong vào những vị trí 1/3 của khung hình. Vì
sao ư? Vì theo cấu tạo khuôn mặt con người thì mắt con người rất nhạy với những vị trí được
gọi là “ đập thẳng vào mắt”.

Nên hạn chế để nhân vật vào chính giữa khung hình trừ một số trường hợp nhân vật cực kỳ
quan trọng như vua chúa.
Hãy đặt mắt nhân vật vào những điểm giao nhau của các đường 1/3
/> />điều này cũng đúng với 2 đường chéo nữa nhé.


Quy tắc 180 độ (trục)
Luôn để máy quay nằm ở một phia của nhân vật, khung cảnh.

Hãy để ý một trận bóng đá trên tivi, camera luôn nằm ở một phía của sân vận động để
người xem biết được phía nào là khung thành của đội nào, đội nào bên ổ cầu ngôn bên trái sẽ
luôn ở bên trái, đội nào ở cầu ngôn bên phải sẽ luôn là bên phải cho đến khi đổi sân.

Tương tự trong bộ phim của các bạn, các bạn đang diễn tả nhân vật đang đi một đoạn
đường từ trái sang phải màn hình hãy luôn để camera ở một phia, nếu như ta chuyển camera
sang phía đối diện sẽ có cảm giác nhân vật đi ngược lại, cứ đi qua đi lại sẽ khiến nhân vật
chẳng đi tới đâu trừ khi có những cảnh các bạn chuyển tiếp các góc máy động, những chỗ rẽ
trên đường. Quy luật có thể bị phá vỡ, nhưng trước tiên bạn phải hiểu luật trước đã.
/>Tất cả những việc lựa chọn cỡ cảnh góc quay đều phụ thuộc vào kịch bản và ý đồ của
đạo diễn, không nên tùy tiện. Bởi mỗi một góc quay hay sự chuyển động của máy quay đều
có một ý nghĩa riêng. Ví dụ những góc cao quay từ phía trên xuống sẽ tao cảm giác nhỏ bé
(hoặc thấp kém, hèn hạ…). Còn những góc thấp quay từ dưới lên sẽ có tác dụng ngược lại
nhân vật sẽ trở nên to lớn, anh hùng. Những góc chéo sẽ tạo cảm giác mất cân bằng (nguy
hiểm, đe dọa...). Giống như việc đứng giữa cân thăng bằng, sự vật ở phía cao hơn sẽ đối
nghịch với nhân vật, sự vật ở phía thấp hơn.
Hãy là một đạo diễn tuyệt vời biết sử dụng những góc máy, và chuyển động của máy
quay hợp lý để nói lên “tiếng nói” của bộ phim của chính mình, hãy để mỗi cảnh quay có ý
nghĩa riêng của nó.


Hãy chú ý cảnh phim này trong phim Người Nhện (2002)
Sau khi chiến đấu với nhau họ vô tình ngồi chung 1 bàn ăn ( lúc này chưa ai biết ai là
ai). Peter bị thương ở tay và Osborn đang chuẩn bị cắt gà Tây cho bữa ăn. Ở cảnh này đạo
điễn đã khéo léo để mũi dao từ tay Osborn chĩa vào Peter và có vết thương ở trên tay từ cảnh
qua vai, một sự ngầm báo cho việc ai là người tốt ai là kẻ xâu ở đây, và 1 đối mặt giữ 2 đối
thủ, một sự nguy đe dọa rất nguy hiểm.
================================================================
THỰC HÀNH
Nhiệm vụ thực hành 1: Cỡ cảnh

Mỗi nhóm thực hành quay các cỡ cảnh, tùy chọn thiết bị, cảnh quay và nhân vật, hành động.
Mỗi cỡ cảnh cần ít nhất 1 Shot (tối thiểu 10 giây)
-

Viễn cảnh ( Extreme long shot) : Toàn bộ bối cảnh.
Toàn cảnh ( Long shot) : Từ đỉnh đầu đến gót chân diễn viên.
Trung cảnh rộng ( Medium long shot) : Từ đầu gối đến đỉnh đầu diễn viên.
Trung cảnh hẹp ( Medium shot) : Lấy nửa người diễn viên.
Cận cảnh rộng ( Medium close-up shot ) : Từ ngực lên đến đỉnh đầu diễn viên.
Cận cảnh hẹp ( Close-up shot) : Từ cổ diễn viên đến đỉnh đầu.
Đặc tả ( Extreme close up) : Lấy một phần nào đó của đối tượng.

Nhiệm vụ thực hành 2: Góc máy
Mỗi nhóm thực hành quay các góc khác nhau, tùy chọn thiết bị, cảnh quay và nhân vật, hành
động. Mỗi góc máy cần ít nhất 1 Shot (tối thiểu 10 giây)
-

Góc cao ( High-angle shot): Máy quay từ trên xuống.
Góc thấp ( Low-angle shot): Máy quay từ dưới lên.
Góc ngang ( Eye level shot): Ngang tầm mắt nhìn.
Mắt chim ( Bird’s eye view shot): Từ rất cao quay xuống.
Mắt sâu ( worm’s eye view shot): Từ rất thấp quay lên.
Góc chéo (Canted shot) : Lấy chéo diễn viên.
Góc bên ( Side shot ) : Lấy bên cạnh diễn viên.


-

Qua vai ( Over shoulder ) : Lấy qua vai diễn viên.


Nhiệm vụ thực hành 3: Chuyển động của máy quay
-

-

Zoom: phóng to hoặc thu nhỏ (zoom out & zoom in)
Pan: lia máy theo chiều ngang.
Tilt: lia máy theo chiều dọc
Dolly: di chuyển máy đến gần hoặc ra xa đối tượng.
Truck: di chuyển máy song song đối tượng
Sled and Vest: di chuyển máy theo đối tượng nhưng cần ổn định, không rung. Một hệ
thống sled and vest là cách tốt nhất để quay phim cho nhiều cảnh phức tạp đòi hỏi pan
nhanh hơn. Đây là một chiếc áo khoác giữ một máy ảnh trên một cột với một chất hấp
thụ sốc. Các vest cho phép các nhiếp ảnh gia di chuyển thoải mái trong khi mang theo
máy quay khá nặng. Điều này cho phép anh ta đi bộ và quay mà cảnh quay không bị
rung.
Boom arm: Đây là phương pháp tuyệt vời cho những bức ảnh dọc mà dolly không thể
quay, tuy nhiên cần phải mất rất nhiều thời gian để thiết lập. Một boom arm là một
cực lơ lửng bằng một chân máy với một máy ảnh trên một trong hai đầu. Đầu kia
được điều khiển bởi bởi một nhiếp ảnh gia người có thể di chuyển nó như thế nào tùy
ý. Điều này cho phép chụp rất cao nhìn xuống trên một chủ thể hoặc pan từ trên cao.

Mỗi nhóm tạo 1 thư mục trên Google Drive,
Tên thư mục: T3_Nhóm...
lưu

các

file


đã

quay



share

qua

email

với quyền Edit. Tên file: Nhóm_cỡ
cảnh hoặc nhóm_góc
VD: Nhóm Ngọc_Trung cảnh



×