Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Bao cao KT XH nam 2016 Ver2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (429.63 KB, 25 trang )

TỔNG CỤC THỐNG KÊ
CỤC THỐNG KÊ TP HẢI PHÒNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Số: 295 /BC-CTK

Hải Phòng, ngày 22 tháng 12 năm 2016

Độc lập -Tự do - Hạnh phúc

BÁO CÁO
TÌNH HÌNH KINH TẾ-XÃ HỘI NĂM 2016
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Năm 2016 là năm đầu thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải
Phòng lần thứ XV và Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng.
Trong bối cảnh tăng trưởng kinh tế, thương mại toàn cầu thấp hơn so với dự báo; giá
nhiều loại hàng hóa cơ bản và giá dầu thô ở mức thấp. Trong nước có nhiều thuận lợi
từ những thành tựu đạt được, kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát được kiểm soát
theo định hướng của Chính phủ, nhưng vẫn phải đối mặt với không ít khó khăn,
thách thức, biến đổi khí hậu diễn ra phức tạp, thiên tai, rét đậm, rét hại ở miền Bắc,
hạn hán kéo dài ở Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, xâm nhập mặn ở đồng bằng sông
Cửu Long, bão lũ và sự cố ô nhiễm môi trường ở bốn tỉnh miền Trung đã ảnh hưởng
nhiều đến sự phát triển kinh tế trên phạm vi cả nước cũng như thành phố Hải Phòng.
Trước tình hình đó, để triển khai các Nghị quyết của Chính phủ, Thành ủy,
Hội đồng nhân dân thành phố về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, Ủy
ban nhân dân thành phố đã sớm ban hành Quyết định giao kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội, dự toán ngân sách cho các cấp, ngành, đơn vị trực thuộc. Đồng thời, ban
hành Chương trình công tác và nhiều văn bản cụ thể triển khai những giải pháp chủ
yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện nhiệm vụ kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước


năm 2016. Với sự chỉ đạo tích cực xây dựng và triển khai các Kế hoạch của thành
phố thực hiện Nghị quyết của Chính phủ về cải thiện môi trường kinh doanh, hỗ trợ
và phát triển doanh nghiệp; thực hiện chủ trương xây dựng Nhà nước kiến tạo, lấy
doanh nghiệp là đối tượng phục vụ, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp đầu tư, kinh
doanh và phát triển ổn định. Thường xuyên bám sát tình hình sản xuất, kinh doanh,
tập trung tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho doanh nghiệp để đẩy mạnh sản xuất,
kinh doanh, mở rộng thị trường. Ban hành Chỉ thị về việc tiếp tục đẩy mạnh cải thiện
môi trường đầu tư, kinh doanh. Đặc biệt, thành phố đã tổ chức thành công Hội nghị
xúc tiến đầu tư năm 2016 “Hải Phòng - Điểm đến của nhà đầu tư”; nhiều dự án trọng
điểm được khánh thành đưa vào sử dụng và khởi công xây dựng tạo động lực mới
cho phát triển thành phố trong năm 2016 và những năm tiếp theo.
Năm 2016 tình hình kinh tế - xã hội của thành phố phát triển ổn định, nhiều
chỉ tiêu kinh tế có tốc độ tăng cao so với cùng kỳ. Sản xuất công nghiệp trên địa bàn
thành phố tiếp tục duy trì đà tăng trưởng; hoạt động thương mại dịch vụ đáp ứng tốt
cho nhu cầu của sản xuất và tiêu dùng của nhân dân. Kết quả năm 2016 đạt được như
sau:
Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

1


I. PHÁT TRIỂN KINH TẾ
1. Về tăng trưởng kinh tế
Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) năm 2016 (giá so sánh 2010) ước
đạt 105.610 tỷ đồng, tăng 11,0% so cùng kỳ năm 2015 (năm 2015 tăng 10,24%),
bằng 108,1% so với kế hoạch, trong đó: khu vực công nghiệp - xây dựng 43.239,3 tỷ
đồng, đạt mức tăng cao nhất, tăng 14,32%; khu vực dịch vụ 55.870,6 tỷ đồng, tăng
9,79%; khu vực nông, lâm nghiệp và thuỷ sản 6.500,9 tỷ đồng, tăng 1,03% so với
năm 2015. Cơ cấu các ngành dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông, lâm, thủy sản
tương ứng 50,50% - 42,65% - 6,85%.

Trong khu vực công nghiệp - xây dựng thì ngành công nghiệp đóng góp vào
mức tăng trưởng cao nhất, tăng 15,09% so với cùng kỳ, đóng góp 5,01 điểm phần
trăm vào tốc độ tăng chung; cao hơn mức tăng 14,84% của năm 2015, trong đó: đóng
góp chủ yếu là ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 16,57%; đóng góp 4,86
điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung. Nhờ tiếp tục thực hiện chủ trương thu hút các
dự án đầu tư nước ngoài nên vẫn duy trì được mức tăng của các ngành công nghiệp
chủ lực, đặc biệt là các dự án lớn thuộc doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài: Cty TNHH LG Electronics Việt Nam góp phần chính trong tốc độ tăng cao
của ngành công nghiệp thành phố, với các sản phẩm tivi, điện thoại di động, màn
hình LCD sử dụng trên ô tô; các sản phẩm khác của công ty như: máy giặt, máy hút
bụi, máy điều hòa sản xuất tăng; Cty TNHH may Regina Miracle với sản phẩm may
mặc, đang sử dụng gần 13,5 nghìn lao động, chiếm tỷ lệ gần 40% trên tổng số lao
động ngành may trang phục toàn thành phố. Tuy nhiên, trong một số ngành, sản
phẩm tiêu thụ gặp phải khó khăn trong cạnh tranh như: phân bón, thức ăn gia súc, sản
xuất thép, sản xuất bia...nên dự ước cả năm tăng trưởng thấp hoặc giảm so với cùng
kỳ.
Tiếp đến là khu vực dịch vụ tăng 9,79% so với cùng kỳ, đóng góp 5,24 điểm
phần trăm tốc độ tăng chung. Trong khu vực dịch vụ, tốc độ tăng của một số ngành
có tỷ trọng lớn như sau: ngành vận tải, dịch vụ kho bãi tăng 13,55%, đóng góp cao
nhất vào tăng trưởng chung 2,44 điểm phần trăm. Ngành bán buôn, bán lẻ và sửa
chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác có tốc độ tăng 13,39%, đây là ngành
có tốc độ tăng cao nhất trong khu vực dịch vụ, đóng góp 1,34 điểm phần trăm vào
tăng trưởng chung. Dịch vụ lưu trú và ăn uống tăng 6,31%, đóng góp 0,2 điểm phần
trăm; hoạt động tài chính, ngân hàng và bảo hiểm tăng 6,42%, đóng góp 0,27 điểm
phần trăm; hoạt động kinh doanh bất động sản tiếp tục được cải thiện, đạt mức tăng
3,74%, đóng góp 0,19 điểm phần trăm...
Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản năm 2016 tăng 1,03% so với cùng kỳ,
khu vực này chỉ đóng góp 0,07 điểm phần trăm vào tốc độ tăng chung, trong đó:
ngành thủy sản tăng 4,34% đóng góp 0,07 điểm phần trăm trong mức tăng chung.
Giá trị tăng thêm ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản có tốc độ tăng không

cao so với kế hoạch, do một số nguyên nhân chủ yếu như: thời tiết không thuận lợi,
Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

2


gây khó khăn cho khâu làm đất và gieo trồng, diện tích lúa cấy bị chết không khôi
phục được. Diện tích cấy lúa, đất cấy lúa giảm do các nguyên nhân chuyển sang đất
dự án khu công nghiệp, đất xây dựng các công trình thủy lợi, giao thông; bỏ ruộng
không gieo cấy ...đối với diện tích đất này không tham gia vào sản xuất nông nghiệp
và không có sản phẩm thu hoạch, ước tính giá trị sản xuất giảm đi do nguyên nhân
này khoảng trên 150 tỷ đồng, dẫn đến giá trị tăng thêm của ngành này giảm so với
năm 2015.
2. Sản xuất công nghiệp
Sản xuất công nghiệp trên địa bàn thành phố tiếp tục duy trì tốc độ tăng
trưởng cao, chỉ số phát triển sản xuất công nghiệp (Chỉ số PTSX công nghiệp) năm
2016 ước tăng 16,8% tăng cao nhất trong vòng 9 năm từ năm 2008; cao gấp trên 2
lần so với tăng trưởng của công nghiệp cả nước; cao hơn một số tỉnh thành phố lớn.
Trong đó: nhóm ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tăng 18,41%; nhóm ngành sản
xuất và phân phối điện tăng 1,49%; nhóm ngành cung cấp nước, xử lý rác thải tăng
4,63%.
Trong bối cảnh hàng loạt các Hiệp định Thương mại Tự do (FTA), Hiệp định
Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết và thực thi, cùng với việc gia
nhập Cộng đồng Kinh tế ASEAN (AEC) vào năm 2015, Việt Nam tiếp tục trở thành
điểm đến hấp dẫn cho các nhà đầu tư quốc tế. TPP cùng các hiệp định thương mại tự
do khác hứa hẹn sẽ mang lại nhiều cơ hội thuận lợi cũng như đặt ra không ít khó
khăn cho doanh nghiệp Việt Nam, cũng như các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố
Hải Phòng, nhất là các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các doanh nghiệp trong nước sẽ
phải đối mặt với hàng loạt thách thức trong cuộc cạnh tranh thu hút vốn đầu tư.
Mặt khác, các doanh nghiệp sản xuất công nghiệp còn gặp phải nhiều khó

khăn về thị trường tiêu thụ sản phẩm; trong các yếu tố có thể làm ảnh hưởng đến
SXKD của doanh nghiệp, có tới 47,5% (thời điểm quý 4/2016) số doanh nghiệp
trong ngành chế biến, chế tạo cho rằng “tính cạnh tranh của hàng trong nước cao”,
như vậy, ngay trên thị trường nội địa, các doanh nghiệp trên địa bàn Hải Phòng phải
cạnh tranh với hàng hóa trong nước, trong khi đó có 37,3% số doanh nghiệp cho rằng
“tính cạnh tranh của hàng hóa nhập khẩu cao”. Yếu tố cạnh tranh ảnh hưởng khá lớn
đến tình hình sản xuất của doanh nghiệp trong nước, điển hình là các ngành sản xuất
phân bón, thức ăn gia súc, sản xuất thép, sản xuất bia...
Trong những tháng đầu năm 2016, trong 42 ngành kinh tế cấp 4 có tới 17
ngành có chỉ số PTSX công nghiệp giảm so với cùng kỳ, đến thời gian cuối năm số
ngành có tốc độ giảm chỉ còn 14 ngành, trong đó một số ngành giảm nhiều như: sản
xuất sợi giảm 98,6%; sản xuất mô tơ, máy phát điện giảm 60,79%; sản xuất phân bón
giảm 56,1%; sản xuất bia giảm 17,5%; sản xuất bê tông giảm 14,47%...
Các doanh nghiệp như: Công ty CP Dap-Vinachem, chạy thấp tải do nhu cầu
trên thị trường bị ảnh hưởng bởi sự cạnh tranh từ hàng hóa nhập khẩu của nền kinh tế
Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

3


Trung Quốc; chi nhánh công ty TNHH GE Việt Nam hiện tại chỉ sản xuất máy biến
đổi điện, sản phẩm tổ máy phát điện vẫn tiếp tục ngừng sản xuất từ tháng 7/2016, dự
kiến đầu năm 2017 sản phẩm máy phát điện mới được sản xuất trở lại; công ty CP
Bia Hà Nội – Hải Phòng; Công ty bia Habeco, đối với sản phẩm bia chai và bia lon
giảm so với cùng kỳ, do tiêu thụ ngày một khó khăn, sức ép cạnh tranh của hàng
nhập khẩu, không mở rộng được thị trường tiêu thụ.
Bên cạnh những khó khăn, nhiều cơ hội thuận lợi đến từ việc có nhiều dự án
đầu tư nước ngoài đi vào hoạt động từ năm 2015 phát huy công suất, dự án mới vào
hoạt động năm 2016, một số doanh nghiệp trong nước mở rộng qui mô, thay đổi
công nghệ sản xuất hiện đại đã góp phần vào tăng trưởng chung của ngành công

nghiệp năm 2016. Trong đó có một số ngành đạt tốc độ tăng trưởng cao như:
Sản xuất thiết bị truyền thông tăng 306,3%; sản xuất điện tử dân dụng tăng
134,4% trong nhóm ngành này có sự đóng góp chủ yếu của công ty TNHH LG
Electronics. Dự kiến tháng 12/2016 công ty TNHH LG Electronics có một số sản
phẩm sản xuất giảm so với tháng trước như: ti vi đạt 71,85 nghìn sản phẩm, giảm so
tháng trước hơn 40 nghìn sản phẩm do kế hoạch của công ty giảm xuất khẩu tivi vào
thị trường Thái Lan, sản phẩm điên thoại ước giảm gần 250 nghìn sản phẩm so tháng
11 do nhu cầu tiêu thụ điện thoại vào những tháng đầu năm không cao, sản phẩm
máy hút bụi giảm nhẹ gần 10 nghìn sản phẩm, đây cũng là những nguyên nhân chủ
yếu làm chỉ số PTSX công nghiệp tháng 12/2016 giảm 0,13% so tháng trước.
Tiếp đến là ngành may trang phục tăng 110,5%, với sự đóng góp chủ yếu của
công ty TNHH may Regina Miracle, tuy mới đi vào sản xuất từ tháng 12/2015 nhưng
Regina Miracle góp phần đáng kể vào tăng trưởng ngành công nghiệp Hải Phòng.
Tính trên tổng khối lượng sản phẩm may mặc sản xuất, sản lượng của công ty chiếm
tỷ lệ gần 50%; chiếm gần 12% về giá trị sản xuất trên tổng số của ngành may mặc;
tính đến thời điểm hiện tại Regina Miracle đang sử dụng gần 13,5 nghìn lao động,
chiếm tỷ lệ gần 40% trên tổng số lao động ngành may trang phục toàn thành phố.
Hiên nay nhà máy B thuộc giai đoạn 2 chuyên sản xuất nguyên phụ liệu và giầy thể
thao đã hoàn tất việc xây dựng, đang tập kết nguyên vật liệu và chạy thử, dự kiến quý
1 năm 2017 sẽ sản xuất chính thức. Công ty đang tiếp tục đầu tư 115 triệu USD xây
dựng nhà máy sản xuất quần áo và giầy thể thao;
Sản xuất mỹ phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa tăng khá cao, tăng 54,3%, với sự
đóng góp chủ yếu của công ty TNHH Vico, tháng 11 là tháng sản xuất đạt sản lượng
cao nhất năm với công suất gần tối đa đạt sản lượng là 7.377 tấn sản phẩm. Dự kiến
tháng 12 sản lượng đạt cao do đẩy mạnh sản xuất để cung cấp các mặt hàng bán
trong dịp Tết nguyên đán 2017. Năm 2016 sản xuất dự kiến đạt gần 67 nghìn tấn sản
phẩm, tăng 110% so với năm 2015;
Sản xuất đồ điện dân dụng tăng 59,4%, tăng chủ yếu ở sản phẩm máy giặt của
công ty TNHH LG Electronics, để đáp ứng nhu cầu trên thị trường, công ty đã mở
rộng sản xuất cả ở loại sản phẩm này.


Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

4


* Chỉ số tiêu thụ toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tháng 11/2016
giảm 2,79% so với tháng trước và tăng 7,52% so với cùng kỳ năm trước, cộng dồn
11 tháng năm 2016 chỉ số tiêu thụ giảm 2,86% so cùng kỳ, trong đó:
- Một số ngành có chỉ số tiêu thụ tăng cao so cùng kỳ: Sản xuất mỹ phẩm, xà
phòng, chất tẩy rửa tăng 64,26%; sản xuất đồ điện dân dụng tăng 44,68%; sản xuất
thủy tinh và sản phẩm từ thủy tinh tăng 30,45%; sản xuất đồ chơi, trò chơi tăng
25,45%; sản xuất giấy nhăn,bìa nhăn, bao bì từ giấy tăng 27,1%; sản xuất xe có động
cơ tăng 21,86%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng tăng 25,13%;…
- Một số ngành có chỉ số tiêu thụ giảm so cùng kỳ: Sản xuất mô tơ, máy phát,
biến thế điện, thiết bị phân phối và điều khiển điện giảm 62,84%; sản xuất phân bón
và hợp chất ni tơ giảm 31,81%; sản xuất bia và mạch nha ủ men bia giảm 16,56%;
sản xuất bê tông và các sản phẩm từ xi măng giảm 16,27%; sản xuất bi, bánh răng,
hộp số, các bộ phận điều khiển và truyền chuyển động giảm 11,14%; …
* Chỉ số tồn kho toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tại thời điểm
30/11/2016: tăng 8,82% so với tháng trước và tăng 52,25% so với cùng thời điểm
năm trước, trong đó:
- Một số ngành có chỉ số tồn kho tăng cao so cùng kỳ: Sản xuất bê tông và các
sản phẩm từ xi măng và thạch cao tăng 7,54 lần; sản xuất sản phẩm từ plastic tăng 6,8
lần; sản xuất phụ tùng và bộ phận phụ trợ cho xe có động cơ tăng 88%; sản xuất xe
có động cơ tăng 71%; sản xuất đồ điện dân dụng tăng 69,1%; sản xuất máy chuyên
dụng tăng 60,6%; sản xuất sản phẩm điện tử dân dụng tăng 38,68%; may trang phục
tăng 36,5%; sản xuất sắt, thép, gang tăng 25,97%;…
- Một số ngành có chỉ số tồn kho so cùng kỳ giảm như: Sản xuất bi, bánh răng,
hộp số giảm 90,52%; sản xuất phân bón và hợp chất nito giảm 77,8%; sản xuất mỹ

phẩm, xà phòng, chất tẩy rửa giảm 38,7%; sản xuất thủy tinh và sản phẩm từ thủy
tinh giảm 26,89%; sản xuất dây cáp điện và điện tử khác giảm 21,92%;…
* Một số sản phẩm công nghiệp ước năm 2016 so cùng kỳ: màn hình khác 4
triệu cái tăng 4,1 lần; điện thoại di động 8,1 triệu cái tăng 3,06 lần; mực in màu đen
135 tấn tăng 93%; máy giặt <10 kg: 618 nghìn cái tăng 76,7%; bộ đồ chơi lắp ráp
48,8 triệu bộ tăng 55,5%; bột giặt và các chế phẩm dùng để tẩy rửa 109 nghìn tấn
tăng 54,3%; đồ vật bằng plastic dùng trong xây lắp 9,8 nghìn tấn tăng 49%; xe có
động cơ dùng để vận tải hàng hóa có động cơ đốt trong 2,1 nghìn chiếc tăng 42%;
quần áo các loại 33 triệu cái tăng 19,5%;.…
3. Nông nghiệp và thủy sản
* Trồng trọt
Năm 2016 điều kiện thời tiết và sâu bệnh đã ảnh hưởng nhiều tới sản xuất
nông nghiệp trên địa bàn thành phố, vụ Đông xuân năm nay có nền nhiệt độ trung
bình và tổng lượng mưa cao hơn, số đợt không khí lạnh ảnh hưởng nhiều hơn so với
trung bình nhiều năm, các tháng chính đông có nhiệt độ hầu hết thấp hơn trung bình
Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

5


nhiều năm và xảy ra các đợt rét đậm, rét hại gây khó khăn cho khâu làm đất và gieo
trồng. Đặc biệt vào cuối tháng 1/2016, khu vực Hải Phòng xảy ra đợt rét đậm rét hại
kéo dài, với nhiệt độ giảm xuống thấp đã làm diện tích lúa cấy bị chết rét vào dịp tết
Nguyên Đán không khôi phục được 133,8 ha.
Đối với vụ lúa mùa, ảnh hưởng từ việc thu hoạch lúa vụ Đông xuân chậm
khoảng 10 ngày, khâu làm đất gặp khó khăn do thiếu máy móc và lao động dẫn đến
thời gian gieo cấy lúa mùa chậm so với cùng kỳ hàng năm từ 5 - 7 ngày; do ảnh
hưởng của cơn bão số 1 trong ngày 27 - 28/7 trên địa bàn thành phố đã xảy ra mưa to
gây ngập úng cục bộ cho một số khu vực có chân ruộng trũng, điều này tác động xấu
đến khả năng sinh trưởng (đẻ nhánh) của cây lúa. Mặt khác nhiều hộ nông dân còn

gieo cấy các giống lúa và bón phân chưa đúng theo chỉ đạo của cán bộ khuyến nông
dẫn đến việc lúa bị nhiễm sâu bệnh và đặc biệt là bệnh bạc lá.
Tổng diện tích gieo trồng các loại cây cả năm thực hiện 101.941,4 ha, đạt
99,13% kế hoạch năm và bằng 97,98% so năm trước, giảm 2.098,2 ha, trong đó diện
tích cây hàng năm 94.977,5 ha, đạt 98,15% kế hoạch năm và bằng 97,85% so với
năm trước, giảm 2.082,0 ha.
Trong đó diện tích lúa cả năm 74.065,7 ha, bằng 98,30% so kế hoạch và bằng
97,68% so với năm trước, giảm 1.756,1 ha so năm trước; diện tích gieo trồng lúa
giảm là do các nguyên nhân chủ yếu như: chuyển đổi từ đất lúa sang trồng thuốc lào
104,2 ha tại huyện Tiên Lãng; đất lúa quy hoạch cho các dự án khu công nghiệp, khu
tái định cư 258,9 ha; chuyển sang làm đường giao thông và xây dựng công trình thủy
lợi 259,4 ha; những chân ruộng trũng chuyển nuôi trồng thủy sản 59,9 ha; chuyển đổi
từ đất lúa sang trồng cây rau màu, cây lâu năm 152,4 ha; bỏ ruộng không gieo cấy
787,5 ha …
Năng suất lúa cả năm sơ bộ đạt 62,80 tạ/ha, bằng 99,56% so năm trước (trong
đó năng suất lúa vụ mùa sơ bộ 56,60 tạ/ha, bằng 99,02% so với vụ mùa năm trước).
Sản lượng lương thực quy thóc toàn thành phố năm 2016 sơ bộ 470.999,1 tấn,
bằng 97,31% so năm trước, trong đó: sản lượng lúa cả năm sơ bộ 465.130,5 tấn, bằng
97,25% so với năm trước.
Sản lượng ngô sơ bộ 5.868,6 tấn, bằng 101,96% so năm trước; năng suất cây
thuốc lào đạt 17,1 tạ/ha giữ được sự ổn định so năm 2015, sản lượng đạt 4.604,4 tấn,
so với năm 2015 giảm 6,64% tương ứng 327,5 tấn.
Năng suất nhóm cây rau các loại đạt 220,55 tạ/ha, bằng 101,52% so năm
trước, nhìn chung năng suất cây rau lấy lá, rau lấy quả và rau lấy củ trong nhóm đều
tăng nhẹ. Sản lượng rau các loại ước đạt 308.256,6 tấn so với cùng kỳ năm trước tăng
1,44 % tương ứng 4.361 tấn. So với năm 2015 năm nay một số loại rau có sản lượng
tăng cao như: Sản lượng rau muống tăng 637,5 tấn; sản lượng cải xanh các loại tăng
1.114 tấn, sản lượng dưa hấu tăng 3.287,3 tấn, sản lượng dưa hấu tăng 3.322,2 tấn,
sản lượng rau các loại khác tăng 2.289 tấn.


Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

6


* Chăn nuôi
- Tổng số đàn trâu năm 2016 ước thực hiện 6.415 con bằng 96,03% so cùng
kỳ năm trước;
- Tổng đàn bò năm 2016 ước thực hiện 13.208 con, bằng 98,12% so cùng kỳ
năm trước;
- Tổng đàn lợn năm 2016 ước thực hiện 462.021 con, bằng 98,28% so cùng
kỳ năm trước;
- Tổng đàn gia cầm năm 2016 ước thực hiện là 7.224 ngàn con, bằng 101,87%
so với cùng kỳ năm trước.
Năm 2016, đàn gia súc, gia cầm phát triển ổn định, không phát hiện ổ dịch
bệnh truyền nhiễm nguy hiểm; tính đến nay đã qua 17 năm dịch Tụ huyết trùng trâu
bò, 09 năm dịch Lở mồm long móng gia súc, 06 năm dịch Tai xanh ở lợn và 1,5 năm
dịch cúm gia cầm đã được khống chế trên địa bàn thành phố. Công tác thú y được
đảm bảo, không có dịch bệnh xảy ra trên đàn gia súc, gia cầm, nguồn thức ăn ổn định
so tháng trước; thời tiết thuận lợi cho việc chăn nuôi.
Giá trị sản xuất ngành nông nghiệp năm 2016 sơ bộ (giá so sánh 2010) là
10.052,8 tỷ đồng, bằng 99,08% so kế hoạch năm và bằng 100,19% so năm 2015,
trong đó: giá trị sản xuất ngành trồng trọt (giá so sánh 2010) ước thực hiện 4.907,9 tỷ
đồng, bằng 99,19% so năm trước; giá trị sản xuất ngành chăn nuôi sơ bộ (giá so sánh
2010) đạt 4.744,2 tỷ đồng, bằng 100,61% so năm 2015; giá trị sản xuất dịch vụ tính
sơ bộ (giá so sánh 2010) đạt 400,7 tỷ đồng bằng 108,12% so năm trước.
* Thủy sản
Theo kết quả điều tra sơ bộ kỳ 01/11/2016 tổng sản lượng thuỷ sản (nuôi trồng
và khai thác) cả năm thực hiện 123.899,3 tấn, bằng 106,98% so năm trước. Giá trị
sản xuất (theo giá so sánh 2010) toàn ngành thủy sản năm 2016 sơ bộ đạt 3.956,8 tỷ

đồng, bằng 103,38% so năm trước.
Nuôi trồng thủy sản
Tổng diện tích nuôi trồng sản đạt 11.748,1 ha bằng 97,52% so với năm trước,
trong đó: diện tích nuôi nước mặn bằng 382,2 ha, bằng 113,45% so với cùng kỳ năm
trước, diện tích nuôi nước lợ 5.162,3 ha bằng 89,05% so với cùng kỳ năm trước, hai
loại mặt nước nuôi mặn, lợ giảm 589,5 ha là do chuyển mặt nước nuôi thủy sản sang
đất xây dựng khu sinh thái, khu công nghiệp ...

Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

7


Sản lượng nuôi trồng thủy sản thu hoạch năm 2016 đạt 49.435,6 tấn, bằng
105,25% so với năm trước. Giá trị sản xuất nuôi trồng và dịch vụ năm 2016 là
1.830,4 tỷ đồng bằng 96,68% so cùng kỳ năm trước.
Khai thác thủy sản
Sản lượng lượng khai thác thủy sản năm 2016 đạt 74.463,7 tấn bằng 108,16%
so với cùng kỳ năm trước; giá trị khai thác thuỷ sản cả năm 2016 (giá SS 2010) là
2.126,4 tỷ đồng bằng 109,93% so với năm trước.
Đối với nuôi trồng thủy sản, đảm bảo an toàn dịch bệnh, kiểm soát chặt chẽ chất
lượng con giống, thức ăn thuỷ sản. Tuy nhiên, do nguồn nước thường bị ô nhiễm của
nước thải do các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nước thải sinh hoạt,
diện tích nuôi nhỏ hẹp nên chưa xử lý triệt để nguồn nước đầu vào. Thời tiết có nhiều
thay đổi bất thường so với quy luật trước đây, một số dịch bệnh mới xuất hiện chưa
có phác đồ chuẩn để điều trị. Mặt khác, một loạt các cơ chế chính sách hỗ trợ, khuyến
khích phát triển nuôi trồng thủy sản đến thời điểm hết hiệu lực và tạm dừng để đánh
giá, rà soát.
4. Đầu tư xây dựng
Ước thực hiện vốn đầu tư phát triển trên địa bàn năm 2016 là 56.108,7 tỷ

đồng, tăng 14,94% so cùng kỳ. Chia ra:
- Vốn nhà nước trên địa bàn thực hiện là 13.315 tỷ đồng, tăng 1,06% so cùng
kỳ, trong đó: vốn trung ương quản lý là 7.805,2 tỷ đồng, giảm 1,3% so cùng kỳ;
vốn địa phương quản lý là 5.509,8 tỷ đồng, tăng 4,62% so cùng kỳ;
- Vốn ngoài nhà nước ước thực hiện là 26.292,8 tỷ đồng, tăng 29,83% so
cùng kỳ;
- Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài ước thực hiện là 16.500,9 tỷ đồng, tăng
7,23% so cùng kỳ.
Năm 2016 vốn đầu tư từ nguồn ngân sách nhà nước tăng khá cao so với
cùng kỳ (+23,26%), điển hình là nguồn vốn ngân sách nhà nước trung ương quản lý
(+46,05%), do các dự án trọng điểm đầu tư bằng nguồn ngân sách trung ương được
các nhà thầu tích cực triển khai thực hiện phấn đấu hoàn thành theo đúng tiến độ đề
ra như: Dự án Đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng, Dự án đường ô tô
Tân Vũ- Lạch Huyện, Dự án đầu tư mở rộng Khu bay - Cảng Hàng không quốc tế
Cát Bi đã hoàn thành và đưa vào khai thác từ ngày 12/5/2016. Bên cạnh đó các dự
án trọng điểm đầu tư ngân sách địa phương tiếp tục được các nhà thầu tích cực triển
khai thực hiện như: Dự án phát triển giao thông đô thị; Dự án thoát nước mưa, nước
thải và quản lý chất thải rắn thành phố giai đoạn I; dự án đầu tư xây dựng Nút giao
Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

8


thông khác mức giữa Lê Hồng Phong với đường Nguyễn Bỉnh Khiêm … Các dự
án được kiểm soát kỹ lưỡng nhằm bảo đảm phải thi công đúng tiến độ, không dở
dang, gây lãng phí, thất thoát nguồn vốn ngân sách.
Vốn đầu tư phát triển khu vực ngoài nhà nước tăng cao so với cùng kỳ (ước
năm 2016 tăng 29,83%), trong đó: khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước dự kiến
năm 2016 tăng 42,68% so với cùng kỳ. Có được mức tăng trưởng đó là do các dự
án lớn được đầu tư bằng nguồn vốn của doanh nghiệp ngoài nhà nước được UBND

thành phố ký quyết định chấp thuận đầu tư, khởi công và thực hiện trong năm 2015
và năm 2016, điển hình là các dự án do tập đoàn Vingroup làm chủ đầu tư: Dự án
khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên với tổng mức đầu tư
dự kiến 19.000 tỷ đồng; Dự án Bệnh viện quốc tế Vinmec Hải Phòng với tổng mức
đầu tư 2.000 tỷ đồng; Dự án nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao tại huyện Vĩnh
Bảo với tổng mức đầu tư 190 tỷ đồng; Dự án khu đô thị phức hợp Vinhomes River
side Hải Phòng với tổng mức đầu tư 5.000 tỷ đồng. Bên cạnh đó là dự án công trình
cải tạo, nâng cấp Quốc lộ 10 đoạn từ cầu Quán Toan đến Cầu Nghìn (Hải Phòng)
với tổng mức đầu tư 2.815 tỷ đồng do Công ty Cổ phần Tasco làm chủ đầu tư; Dự
án xây dựng khách sạn 5 sao Hilton với tổng mức đầu tư hơn 2.200 tỷ đồng; Dự án
cầu Bạch Đằng, đường dẫn và nút giao cuối tuyến được đầu tư theo hình thức BOT
do công ty cổ phần BOT cầu Bạch Đằng làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 7.600
tỷ đồng. Các dự án đang được chủ đầu tư và các nhà thầu tích cực triển khai thực
hiện kéo vốn đầu tư phát triển của khu vực doanh nghiệp ngoài nhà nước tăng cao
vượt bậc so với cùng kỳ.
Khu vực đầu tư trực tiếp từ nước ngoài đóng góp đáng kể trong vốn đầu tư
phát triển năm 2016 (chiếm 30% tổng mức đầu tư toàn xã hội). Uớc năm 2016
nguồn vốn đầu tư trực tiếp từ nước ngoài tăng 7,23% so với cùng kỳ. Tính từ đầu
năm 2016 đến ngày 15/12/2016 có 49 dự án tăng mới, 34 dự án điều chỉnh tăng
vốn, tổng vốn đầu tư đăng ký mới và tăng vốn là 2.896,8 triệu USD tăng trên 4 lần
so với cùng kỳ năm 2015. Trong đó, điển hình là dự án LG Display Hải Phòng (dự
án chuỗi dây chuyền sản xuất các sản phẩm màn hình công nghệ cao) đăng ký tăng
mới ngày 15/4/2016 với tổng mức đầu tư 1,5 tỷ USD. Dự án được khởi công ngày
06/5 vừa qua, dự kiến cuối năm 2016 sẽ hoàn thành xây dựng nhà máy và chính
thức đi vào hoạt động từ đầu năm 2017, tạo việc làm cho khoảng 6.000 lao động.
Cùng với dự án LGE sản xuất các sản phẩm điện tử công nghệ cao đã đi vào hoạt
động và đang tiếp tục đầu tư, dự án LGD là điểm sáng trong thu hút đầu tư phát
triển tại Hải Phòng. Trong các dự án đăng ký tăng vốn điển hình là dự án Regina
Miracle Internatinonal Việt Nam (dự án sản xuất các sản phẩm may) tăng vốn từ
150 triệu USD lên 350 triệu USD (+200 triệu USD). Bên cạnh đó, các dự án FDI

lớn nhất từ trước đến nay đầu tư vào Hải Phòng đã đi vào hoạt động và tiếp tục đầu
tư như: Dự án Nhà máy sản xuất lốp xe ô tô Bridgestone Corporation; Dự án LGE
sản xuất các sản phẩm điện tử công nghệ cao; Dự án sản xuất thuốc tiêu chuẩn cao
Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

9


Nipro Pharma Corporation; Dự án mở rộng khu công nghiệp VSIP Hải Phòng; Dự
án đầu tư xây dựng, kinh doanh cơ sở hạ tầng khu công nghiệp Nam Đình Vũ (khu
2)…
Tình hình thực hiện một số dự án lớn đang triển khai đến thời điểm
hiện nay trên địa bàn:
- Dự án Đầu tư xây dựng Cảng cửa ngõ quốc tế Hải Phòng được khởi công
vào ngày 14/4/2013, dự án chia làm 2 hợp phần: Hợp phần A do Bộ Giao thông
vận tải làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư khoảng 18.624 tỷ đồng từ nguồn vốn
vay ODA và ngân sách Nhà nước, dự án được chia làm 4 gói thầu xây lắp chính dự
kiến sẽ hoàn thành vào cuối năm 2019. Đến nay, công tác giải phóng mặt bằng cho
dự án đã cơ bản hoàn thành, các gói thầu đang được triển khai đúng tiến độ, ước
khối lượng thực hiện của dự án năm 2016 đạt trên 1.500 tỷ đồng, tăng 30% so với
cùng kỳ. Hợp phần B do liên doanh giữa Tổng công ty Tân cảng Sài Gòn và đối tác
Nhật Bản đầu tư 2 bến khởi động dài 750 m cho tàu container đến 100.000 DWT,
các công trình kiến trúc và mạng kỹ thuật với tổng mức đầu tư 321 triệu USD. Hợp
phần B đã được khởi công ngày 12/5 vừa qua, Ban QLDA Hàng Hải đã bàn giao
cho Tân cảng Sài Gòn phần đường tạm và khu vực bãi container. Đối với khu vực
nước trước bến: nhà thầu gói 8 đã bàn giao toàn bộ khu nước trước bến theo yêu
cầu của Hợp phần B.
- Dự án đường ô tô Tân Vũ- Lạch Huyện là một trong những dự án trọng
điểm quốc gia, là hợp phần hết sức quan trọng và cần thiết của dự án xây dựng cơ
sở hạ tầng cảng Lạch Huyện. Với tổng mức đầu tư của dự án 11.849 tỷ đồng, trong

đó có sử dụng vốn ODA Nhật Bản và vốn đối ứng. Đây là tuyến đường kết nối
đường cao tốc Hà Nội - Hải Phòng và Cảng cửa ngõ Quốc tế Hải Phòng, có chiều
dài 15,63km, bao gồm cầu vượt Đình Vũ dài 5,44km, quy mô 6 làn xe. Dự án được
khởi công vào quý I/2014, hiện các nhà thầu đang tập trung triển khai thi công các
hạng mục công trình chính của Dự án. Với tiến độ thi công như hiện nay, dự kiến
tháng 5/2017, cầu vượt biển Tân Vũ – Lạch Huyện sẽ được hoàn thành đưa vào sử
dụng. Ước khối lượng thực hiện của dự án năm 2016 đạt trên 3.000 tỷ đồng.
- Dự án phát triển giao thông đô thị: Sử dụng vốn ODA và vốn đối ứng bao
gồm 2 dự án: Dự án phát triển giao thông đô thị (Dự án chính), và Dự án đầu tư xây
dựng các khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng dự án phát triển giao thông
đô thị. Đối với Dự án chính có 07 gói thầu xây lắp, đến nay đã có 01 gói thầu xây
lắp hoàn thành và 06 gói thầu xây lắp còn lại đang được các nhà thầu tích cực triển
khai thi công, tuy nhiên, tiến độ triển khai vẫn bị chậm so với kế hoạch đề ra do
công tác giải phóng mặt bằng gặp nhiều khó khăn. Khối lượng thực hiện của các
gói thầu xây lắp tuyến đường trục trung bình đạt khoảng trên 47,5% tổng giá trị gói
thầu. Đối với dự án xây dựng các khu tái định cư bao gồm 14 khu tái định cư nằm
trên địa bàn huyện An Dương và các quận Kiến An, Lê Chân, Hải An, đã có 9/14
Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

10


khu tái định cư hoàn thành. Đến nay, dự án đầu tư xây dựng các khu tái định cư các
gói thầu đã hoàn thành trên 95% công việc. Dự kiến trong thời gian tới dự án sẽ
được đẩy nhanh tiến độ thực hiện.
- Dự án khu vui chơi giải trí, nhà ở và công viên sinh thái đảo Vũ Yên do tập
đoàn Vingroup làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư dự kiến 19.000 tỷ đồng được
khởi công từ tháng 7/2015. Dự án đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng, khu
vực sân golf hoàn thành trên 80%, dự kiến hoàn thành và đưa vào sử dụng trước
ngày 15/01/2017.

- Dự án khu đô thị phức hợp Vinhomes River side Hải Phòng do tập đoàn
Vingroup làm chủ đầu tư với tổng mức đầu tư 10.000 tỷ đồng được khởi công ngày
04/3/2016. Hiện tại dự án đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng và thi công san
lấp, xây dựng cơ sở hạ tầng trên phần mặt bằng được bàn giao.
- Dự án LG Display Hải Phòng (dự án chuỗi dây chuyền sản xuất các sản
phẩm màn hình công nghệ cao) với tổng mức đầu tư là 1,5 tỷ USD do tập đoàn LG
Display Hàn Quốc đầu tư tại khu công nghiệp Tràng Duệ. Ngay sau khi khởi công
tháng 5/ 2016, tốc độ thi công trên công trường nhanh, dự kiến đến hết quý 1/2017
có thể đi vào sản xuất thử, hết quý 2/2017 đi vào sản xuất chính thức. Ước vốn đầu
tư thực hiện của dự án từ khi khởi công đến hết năm 2016 khoảng 90 triệu USD.
- Dự án Regina Miracle Internatinonal Việt Nam năm 2016 tăng vốn từ 150
triệu USD lên 350 triệu USD. Dự án gồm 4 nhà máy sản xuất các sản phẩm may,
trong đó nhà máy A đã đi vào sản xuất chính thức, nhà máy B đang trong quá trình
chạy thử. Ước vốn đầu tư thực hiện của dự án năm 2016 đạt khoảng 100 triệu USD.
Tính đến 13/12/2016, Hải Phòng có 489 dự án còn hiệu lực:
Tổng vốn đầu tư : 13.787,78 triệu USD
Vốn điều lệ
: 4.510,48

+ Việt Nam góp :
263,21

+ Nước ngoài góp : 4.247,27

* Từ đầu năm tính đến 13/11/2016, toàn thành phố có 49 dự án cấp mới với
tổng vốn đầu tư 2.457,66 triệu USD, trong đó có 21 dự án đến từ các nhà đầu tư
Hàn Quốc, 06 dự án của nhà đầu tư Nhật Bản, 07 dự án của nhà đầu tư Trung
Quốc, Hồng Kong 06 dự án, Đài loan có 03 dự án ..... Bên cạnh các dự án đầu tư
mới, từ đầu năm đến nay có 34 dự án tăng vốn đầu tư với số vốn tăng 439,22 triệu
USD, chủ yếu tăng cho các dự án sản xuất công nghiệp.

Trong nửa cuối tháng 11 đến 13/12/2016 thành phố có 06 dự án được cấp
mới với tổng vốn đầu tư là gần 14,06 triệu USD, trong đó có 04 dự án sản xuất
công nghiệp, 02 dự án thương mại, dịch vụ. Có 02 dự án điều chỉnh tăng vốn đầu tư
với tổng vốn điều chỉnh tăng là 124 triệu USD, trong đó chủ yếu là dự án Công ty
Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

11


TNHH Regina Miracle International Việt Nam tăng thêm 115 triệu USD, nâng tổng
số vốn đầu tư của dự án lên 350 triệu USD.
Từ đầu năm đến nay có 03 dự án điều chỉnh giảm vốn, 21 dự án thu hồi/
chấm dứt hoạt động trong đó: 05 dự án hết thời hạn, 09 dự án chấm dứt trước thời
hạn, 03 dự án giải thể, 03 dự án chuyển đổi loại hình,01 dự án sát nhập.
* Ước thực hiện vốn đầu tư: 38,4%.
5. Tổng mức lưu chuyển hàng hóa và doanh thu dịch vụ
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 12 năm
2016 ước đạt 8.974,8 tỷ đồng, tăng 3,33% so với tháng trước và tăng 13,38% so với
cùng kỳ năm trước. Cộng dồn 12 tháng/2016 tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh
thu dịch vụ ước đạt 91.247,6 tỷ đồng, tăng 13,11% so với cùng kỳ năm trước.
* Chia theo khu vực kinh tế
- Khu vực kinh tế nhà nước đạt 193,2 tỷ đồng, tăng 1,43% so với tháng
trước, tăng 6,08% so với cùng kỳ năm trước; ước năm 2016 đạt 2.561,6 tỷ đồng,
tăng 4,01% so với cùng kỳ năm trước;
- Khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 8.318,6 tỷ đồng, tăng 3,35% so với
tháng trước và tăng 13,68% so với cùng kỳ năm trước; ước năm 2016 đạt 84.013,9
tỷ đồng, tăng 13,79% so với cùng kỳ năm trước;
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 463 tỷ đồng, tăng 3,85% so với
tháng trước, tăng 11,36% so với cùng kỳ năm trước; ước năm 2016 đạt 4.672,1 tỷ
đồng, tăng 6,63% so với cùng kỳ năm trước.

* Chia theo ngành kinh tế
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 12 năm 2016 đạt 6.329,1 tỷ đồng, tăng
3,42% so với tháng trước, tăng 12,35% so với cùng kỳ năm trước; Cộng dồn 12
tháng năm 2016 doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 68.094,9 tỷ đồng, chiếm 74,63%
tổng mức, tăng 13,28% so với cùng kỳ năm trước;
- Doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống tháng 12 năm 2016 đạt 1.284,2 tỷ đồng,
tăng 2,01% so với tháng trước, tăng 20,11% so với cùng kỳ năm trước; ước năm
2016 doanh thu dịch vụ lưu trú, ăn uống đạt 13.859,2 tỷ đồng, chiếm 15,19% tổng
mức, tăng 15,19 % so với cùng kỳ năm trước;
- Doanh thu du lịch lữ hành tháng 12 năm 2016 đạt 13,01 tỷ đồng, giảm
19,25% so với tháng trước, tăng 46,44% so với cùng kỳ năm trước; ước năm 2016
doanh thu du lịch lữ hành đạt 167,81 tỷ đồng, chiếm 0,18% tổng mức, tăng 26,96%
so với cùng kỳ năm trước;
- Doanh thu dịch vụ khác tháng 12 năm 2016 đạt 1.348,5 tỷ đồng, tăng
4,51% so với tháng trước, tăng 11,98% so với cùng kỳ năm trước; ước năm 2016
doanh thu dịch vụ khác đạt 9.125,6 tỷ đồng, chiếm 10% tổng mức, tăng 8,69% so
với cùng kỳ năm trước.
Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

12


* Xét theo ngành hoạt động
- Doanh thu bán lẻ hàng hóa tháng 12 năm 2016 đạt 6.329,1 tỷ đồng, tăng
3,42% so với tháng trước, tăng 12,35% so với cùng kỳ năm trước; ước năm 2016
doanh thu bán lẻ hàng hóa đạt 68.094,97 tỷ đồng, tăng 13,28% so với cùng kỳ năm
trước; trừ nhóm hàng xăng dầu giảm 0,16%, còn lại 11 nhóm hàng đều có mức tăng
khá cao, cụ thể: lương thực, thực phẩm tăng 15,11%; hàng may mặc tăng 12,7%; đồ
dùng, dụng cụ, trang thiết bị gia đình tăng 13,94%; gỗ và vật liệu xây dựng tăng
14,37%; ô tô các loại tăng 16,62%; phương tiện đi lại (trừ ô tô, kể cả phụ tùng) tăng

15,52%; nhiên liệu khác (trừ xăng dầu) tăng 16,34%; hàng hóa khác tăng 14,7%;...
- Doanh thu dịch vụ lưu trú tháng 12 năm 2016 đạt 98 tỷ đồng, giảm 1,98%
so với tháng trước và tăng 11,32% so với cùng kỳ năm trước; Ước năm 2016 doanh
thu dịch vụ lưu trú đạt 1.198,5 tỷ đồng, tăng 3,45% so với cùng kỳ năm trước.
- Doanh thu dịch vụ ăn uống tháng 12 năm 2016 đạt 1.186,1 tỷ đồng, tăng
2,36% so với tháng trước và tăng 20,9% so với cùng kỳ năm trước; ước năm 2016
doanh thu dịch vụ ăn uống đạt 12.660,7 tỷ đồng, tăng 16,44% so với cùng kỳ năm
trước;
- Doanh thu du lịch lữ hành tháng 12 năm 2016 đạt 13,01 tỷ đồng, giảm
19,25% so với tháng trước, tăng 46,44% so với cùng kỳ năm trước; Ước tính 12
tháng năm 2016 doanh thu du lịch lữ hành đạt 167,82 tỷ đồng, tăng 26,96% so với
cùng kỳ năm trước.
- Doanh thu dịch vụ khác tháng 12 năm 2016 đạt 1.348,48 tỷ đồng, tăng
4,51% so với tháng trước, tăng 11,98% so với cùng kỳ năm trước; ước năm 2016
doanh thu dịch vụ khác đạt 9.125,58 tỷ đồng, tăng 8,69% so với cùng kỳ năm trước.
6. Hoạt động lưu trú và lữ hành
Tháng 12 năm 2016 tổng lượt khách do các cơ sở lưu trú và lữ hành thành
phố đạt 457,7 ngàn lượt, giảm 1,1% so với tháng trước và tăng 2,43% so với cùng
tháng năm 2015, trong đó: khách quốc tế đạt 53,67 ngàn lượt, giảm 1,61% so với
tháng trước và tăng 5,73% so với cùng tháng năm trước.
Năm 2016, tổng lượt khách du lịch thành phố phục vụ đạt 5,974 triệu lượt,
tăng 5,68% so với cùng kỳ, trong đó: khách quốc tế đạt hơn 733,95 ngàn lượt, tăng
3,38% so với cùng kỳ.
Tổng lượt khách lữ hành tháng 12 năm 2016 giảm 22,18% so với tháng
trước, tăng 17,28% so với cùng kỳ năm trước. Ước tính năm 2016 lượt khách tour
của các công ty lữ hành thành phố thực hiện tăng 18,94%, trong đó: khách quốc tế
tăng 29,18%.
Tổng lượng khách du lịch tháng 12 năm 2016 tăng thấp hơn so với tháng
trước, do thời tiết chuyển lạnh, nhu cầu giảm, mặt khác, là thời điểm cuối năm


Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

13


người dân tập trung cho việc giải quyết các công việc nên ít có nhu cầu tham quan,
nghỉ dưỡng.
Trong năm có nhiều sự kiện tác động đến sự phát triển của du lịch thành phố
cũng như thu hút khách du lịch đến thành phố như: công bố 5 tuyến, 14 điểm du
lịch của thành phố; lễ hội Hoa phượng đỏ năm 2016; việc nâng cấp sân bay quốc tế
Cát Bi và đường cao tốc Hà Nội- Hải Phòng đưa vào hoạt động; Hãng hàng không
Vietjet Air mở các đường bay từ Hải Phòng đi Phú Quốc, Đà Lạt, Buôn Mê
Thuột…Đây là chuỗi các sự kiện cùng với sở hữu nhiều danh lam thắng cảnh nổi
tiếng Cát Bà, Đồ Sơn cùng 5 phương thức vận tải với đường bộ, đường sắt, hàng
không, đường biển, đường thủy thuận tiện, bên cạnh đó thành phố đã triển khai
nhiều biện pháp quản lý hoạt động du lịch, kiểm soát giá dịch vụ, bảo đảm an toàn
cho du khách; trật tự đường hè, vệ sinh môi trường khu du lịch và các bãi biển được
cải thiện, bảo đảm an toàn cho du khách đến tham quan, nghỉ dưỡng…
7. Vận tải hàng hóa và hành khách
7.1. Vận tải hàng hoá
Khối lượng hàng hoá vận chuyển tháng 12 năm 2016 đạt 12,470 triệu tấn,
tăng 3,4% so với tháng trước và tăng 16,87% so với cùng tháng năm trước; ước tính
năm 2016 khối lượng hàng hoá vận chuyển đạt 133,228 triệu tấn, tăng 10,32% so
với cùng kỳ năm trước.
Khối lượng hàng hóa luân chuyển tháng 12 năm 2016 đạt 6.749,2 triệu
tấn.km, tăng 4,56% so với tháng trước và tăng 6,01% so với cùng tháng năm trước;
ước tính năm 2016 khối lượng hàng hóa luân chuyển đạt 74.117,9 triệu tấn.km,
tăng 2,3% so với cùng kỳ năm trước.
Nguyên nhân chính tác động đến khối lượng hàng hóa vận chuyển và luân
chuyển tháng 12 tăng là do trong tháng 12/2016, công ty cổ phần Vận tải biển Việt

Nam thuê thêm 2 tàu vận chuyển container tổng trọng tải 13.000 tấn, và 3 tàu vận
chuyển hàng khô, tổng trọng tải 50.000 tấn chạy trong nước và khu vực Đông Nam
Á nên ước tính khối lượng hàng hóa vận chuyển của công ty tăng gần 37%, khối
lượng hàng hóa luân chuyển tăng 42,25%.
7.2. Vận tải hành khách
Khối lượng hành khách vận chuyển tháng 12 năm 2016 đạt 4,125 triệu lượt,
tăng 0,92% so với tháng trước và tăng 13,82% so với cùng tháng năm trước; ước
tính năm 2016 khối lượng hành khách vận chuyển đạt 48,589 triệu lượt, tăng
10,23% so với cùng kỳ năm trước.
Khối lượng hành khách luân chuyển tháng 12 năm 2016 đạt 162,911 triệu
Hk.km, tăng 0,81% so với tháng trước và tăng 15,25% so với cùng tháng năm
trước; ước tính năm 2016 khối lượng hành khách luân chuyển ước đạt 1.881,8 triệu
Hk.km, tăng 11,77% so với cùng kỳ năm trước.
Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

14


7.3. Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải
Doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải tháng 12 năm 2016 ước đạt 1.708,8
tỷ đồng, tăng 1,49% so với tháng trước và tăng 14,21% so với cùng kỳ năm trước;
ước tính năm 2016 doanh thu kho bãi, dịch vụ hỗ trợ vận tải đạt 19.246,5 tỷ đồng,
tăng 14,12% so với cùng kỳ năm trước.
7.4. Sân bay Cát Bi
Tháng 12 năm 2016 tổng doanh thu của Sân bay Cát Bi đạt 14,8 tỉ đồng,
tăng 19,95% so với tháng trước, tăng 0,24% so với cùng tháng năm 2015; 12 tháng
năm 2016 tổng doanh thu của Sân bay Cát Bi ước đạt 138,9 tỷ đồng, tăng 52,79%
so với cùng kỳ năm trước.
Số lần máy bay hạ, cất cánh tháng 12 năm 2016 ước đạt 1.200 chuyến, tăng
19,76% so với tháng trước và tăng 42,86% so với cùng tháng năm 2015; Ước tính

12 tháng số lần máy bay hạ, cất cánh đạt 12,4 ngàn chuyến, tăng 42,29% so với
cùng kỳ năm trước.
Tổng số hành khách tháng 12 năm 2016 ước đạt 159,2 ngàn lượt người, tăng
11,13% so với tháng trước, tăng 21,88% so với cùng tháng năm 2015; ước tính 12
tháng tổng số hành khách ước đạt 1.787,3 ngàn lượt, tăng 45,23% so với cùng kỳ
năm trước.
Tổng số hàng hóa đi, hàng hóa đến tháng 12 năm 2016 ước đạt 850 tấn, tăng
19,21% so với tháng 11 năm 2016, tăng 132,88% so với cùng tháng năm 2015; ước
tính 12 tháng tổng số hàng hóa đi, hàng hóa đến đạt 6.872 tấn, tăng 12,62% so với
cùng kỳ năm trước.
Từ tháng 12/2016 sân bay Cát Bi mở thêm tuyến bay quốc tế từ Hải Phòng
đi Seoul (Hàn Quốc), trong khi đó, chuyến bay từ Hải Phòng đi Quảng Châu dừng
khai thác từ ngày 25 tháng 11 năm nay.
Ngày 12/5/2016, Bộ Giao thông Vận tải, UBND thành phố Hải Phòng
khánh thành dự án xây dựng mở rộng cảng hàng không quốc tế Cát Bi. Có 3 hãng
hàng không trong nước là Vietnam Airlines, VietJet Air và Jetstar Pacific đang khai
thác 5 đường bay nội địa từ Hải Phòng đi TP Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Buôn Ma
Thuột, Cam Ranh, Pleiku và mới đây là tuyến Hải Phòng- Nha Trang, Phú Quốc.
Theo đó, hàng hóa đến mà chủ yếu là hàng hải sản từ Nha Trang, Phú Quốc tăng
233,33% so với cùng tháng năm trước.
8. Hàng hoá thông qua cảng
Sản lượng hàng hóa thông qua cảng tháng 12 năm 2016 đạt 7,009 triệu TTQ
tăng 1,01% so với tháng trước và tăng 16,79% so với cùng kỳ năm trước, cụ thể:
- Khối cảng thuộc kinh tế Nhà nước đạt 3,600 triệu TTQ, tăng 2,34%, trong
đó:
Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

15



+ Cảng thuộc khối doanh nghiệp nhà nước Trung ương đạt 3,576 triệu TTQ,
tăng 2,42% (Cảng Hải Phòng đạt 2,250 triệu TTQ, tăng 6,30% so với tháng trước
và tăng 3,5% so với cùng kỳ năm trước);
+ Cảng thuộc khối doanh nghiệp Nhà nước địa phương đạt 25 ngàn TTQ,
giảm 9,35%;
- Các cảng thuộc khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 3,342 triệu TTQ, tăng
2,94%.
Năm 2016, sản lượng hàng hóa thông qua cảng toàn thành phố ước đạt 78,13
triệu TTQ, tăng 14,46% so với cùng kỳ năm trước, trong đó: khu vực nhà nước đạt
41,85 triệu TTQ, tăng 7,89% (cảng Hải Phòng đạt 25,8 triệu TTQ, tăng 8,84%);
khu vực kinh tế ngoài nhà nước đạt 36,3 triệu TTQ, tăng 23,12% so với cùng kỳ.
Do là thời điểm cuối năm, thị trường hàng hóa bắt đầu có dấu hiệu sôi động,
các cảng đã chủ động bố trí, điều động phương tiện, thiết bị, nhân lực thực hiện việc
xếp dỡ hàng hóa đảm bảo nhanh gọn, khoa học, tránh ùn tắc, tạo điều kiện cho tàu
có trọng tải lớn cập cảng làm hàng.
Sản lượng hàng hóa thông qua 12 tháng năm nay so với cùng kỳ tăng khá
cao như: Cảng Hải Phòng tăng 8,84%; cảng Đình Vũ tăng 31,11%; cảng Nam Hải
tăng 69,27%; cảng Hải An tăng 19,33%; cảng lỏng Đình Vũ tăng 14,45... Tuy
nhiên, bên cạnh đó cũng một số cảng có sản lượng giảm nhiều so với cùng kỳ do
các cảng này quy mô không lớn, lượng tàu vào cảng chủ yếu là tàu có trọng tải vừa
và nhỏ, như Cảng Viconship (giảm 16,15%); Cảng Tranvina (giảm 36%); Cảng
PTSC Đình Vũ (giảm 26,5%)….
9. Tài chính, ngân hàng
9.1. Tài chính
Tổng thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn năm 2016 ước đạt 62.640,2 tỷ
đồng, tăng 8,7% so cùng kỳ, đạt 99,7% dự toán HĐND, trong đó: thu nội địa 17.000
tỷ đồng, tăng 27,01% so cùng kỳ, đạt 109,1% dự toán HĐND; Thuế Hải Quan
43.240 tỷ đồng, tăng 9,55 % so cùng kỳ.
Trong thu nội địa, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước Trung ương 2.050
tỷ đồng, đạt 128,1% dự toán HĐND, thu từ khu vực doanh nghiệp Nhà nước địa

phương 1.035 tỷ đồng, đạt 130,4% dự toán HĐND; thu từ doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài 2.516 tỷ đồng, đạt 149,5% dự toán HĐND, thu từ khu vực cá thể nhỏ
và ngoài quốc doanh 2.900 tỷ đồng, đạt 143,0% dự toán HĐND; thu tiền sử dụng đất
ước đạt 2.450 tỷ đồng, đạt 115,2%; thuế thu nhập cá nhân 980 tỷ đồng, đạt 150,6%
dự toán HĐND...
Tổng chi cân đối ngân sách địa phương cả năm 2016 ước tính 17.777,4 tỷ
đồng, tăng 14,8 % so cùng kỳ, bằng 119,7% dự toán HĐND, trong đó: chi đầu tư xây
dựng cơ bản ước đạt 7.317,3 tỷ đồng, tăng 52,7 % so cùng kỳ, bằng 125,3% dự toán
Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

16


HĐND; chi thường xuyên cả năm 2016 ước đạt 8.160 tỷ đồng, tăng 2,9 % so cùng
kỳ, bằng 108,4% dự toán HĐND.
9.2. Ngân hàng
Nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn cho sản xuất kinh doanh, các lĩnh vực ưu tiên
theo chỉ đạo của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, hệ thống các tổ chức
tín dụng trên địa bàn tích cực huy động nguồn vốn bằng nhiều hình thức, mở rộng
các đối tượng khách hàng và phát triển nhiều sản phẩm dịch vụ huy động vốn. Kết
quả huy động vốn trên địa bàn đã duy trì được ổn định, tăng trưởng mạnh so với
những năm gần đây.
* Công tác huy động vốn
- Tổng nguồn vốn huy động trên địa bàn ước thực hiện đến 31/12/2016 đạt
139.645 tỷ đồng, bằng 119,67% so với cuối năm 2015.
Theo loại tiền: chủ yếu là VND ước đạt 130.009 tỷ đồng bằng 123,06% so với
cuối năm 2015, tỷ trọng chiếm 93%; ngoại tệ đạt 9.636 tỷ đồng bằng 87,26% so với
cuối năm 2015, tỷ trọng chiếm 7%.
Theo hình thức huy động: Huy động tiền gửi tiết kiệm ước đạt 98.771 tỷ đồng,
bằng 121,66% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 70,7%; tiền gửi thanh toán đạt 40.078

tỷ đồng, bằng 117,59% so với đầu năm, chiếm tỷ trọng 28,80%; phát hành giấy tờ có
giá là 796 tỷ đồng.
* Công tác tín dụng:
Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh đã chỉ đạo các Chi nhánh tổ chức tín dụng
trên địa bàn tiếp tục thực hiện các giải pháp mở rộng tín dụng có hiệu quả, gắn với
kiểm soát, nâng cao chất lượng tín dụng, không hạ chuẩn tín dụng; tập trung đầu tư
cho sản xuất, xuất khẩu, các công trình, dự án trọng điểm, cấp bách; chuyển dịch cơ
cấu tín dụng theo định hướng phát triển kinh tế xã hội của Thành phố và ưu tiên vốn
hỗ trợ cho vay lĩnh vực ưu tiên; trong đó, cho vay phục vụ phát triển nông nghiệp,
nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP của Chính phủ góp phần phát triển sản
xuất nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới trên địa bàn thành phố luôn được các
Chi nhánh tổ chức tín dụng quan tâm. Kết quả thực hiện:
- Tổng dư nợ cho vay các thành phần kinh tế ước thực hiện đến 31/12/2016
đạt 86.476 tỷ đồng bằng 125,72% so với cuối năm 2015, cao nhất trong vòng 5 năm
trở lại đây.
Cơ cấu dư nợ theo loại tiền: Cho vay bằng VND ước đạt 78.125 tỷ đồng bằng
130,06% so với cuối năm 2015, chiếm tỷ trọng 90,3%; cho vay bằng ngoại tệ (quy
VND) ước đạt 8.351 tỷ đồng, bằng 95,79% so với cuối năm 2015, chiếm tỷ trọng
9,7%.

Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

17


Cơ cấu dư nợ phân theo thời hạn vay: Cho vay ngắn hạn ước đạt 36.320 tỷ
đồng bằng 122,79% so với cuối năm 2015, chiếm tỷ trọng 42%; cho vay trung, dài
hạn đạt 50.156 tỷ đồng, bằng 127,93% so với cuối năm 2015, chiếm tỷ trọng 58%.
10. Xuất nhập khẩu hàng hóa
10.1. Xuất khẩu hàng hoá

Kim ngạch xuất khẩu tháng 12 ước đạt 446,3 triệu USD, tăng 0,11% so với
tháng trước; trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 127,8 triệu USD, tăng 0,29%;
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 318,5 triệu USD, tăng 0,03%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tháng 12 năm 2016
tăng 26,65%, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 19,54%; khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài tăng 29,74%.
Năm 2016, kim ngạch xuất khẩu ước đạt 5.174,7 triệu USD, tăng 19,88% so
với cùng kỳ năm 2015, trong đó: khu vực kinh tế trong nước đạt 1.521,9 triệu USD,
tăng 10,95%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3.652,8 triệu USD, tăng 24,03%
so với cùng kỳ.
Một số mặt hàng xuất khẩu trong 12 tháng năm 2016 có kim ngạch tăng cao
so với cùng kỳ năm trước: Sản phẩm Plastic đạt 289,8 triệu USD, tăng 20,94%; hàng
dệt may đạt 295,2 triệu USD, tăng 13,25%; giày dép đạt 1.241,4 triệu USD, tăng
18,13%; hàng điện tử đạt 235,7 triệu USD, tăng 22,50%; dây điện và cáp điện đạt
429,1 triệu USD, tăng 21,57%; hàng thủy sản đạt 49,8 triệu USD, tăng 5,26%; hàng
thủ công mỹ nghệ đạt 91,4 triệu USD tăng 17,41%...
10.2. Nhập khẩu hàng hóa
Kim ngạch nhập khẩu tháng 12 ước đạt 440,5 triệu USD, tăng 0,06% so với
tháng trước, trong đó: khu vực kinh tế trong nước đạt 171,1 triệu USD, giảm 1,12%;
khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 269,4 triệu USD, tăng 0,82%.
So với cùng kỳ năm trước, kim ngạch hàng hóa nhập khẩu tháng 12 năm 2016
tăng 27,41%, trong đó: khu vực kinh tế trong nước tăng 21,21%; khu vực có vốn đầu
tư nước ngoài tăng 31,68%.
Tính chung 12 tháng năm 2016, kim ngạch nhập khẩu ước đạt 5.336,2 triệu
USD, tăng 17,87% so với cùng kỳ năm 2015; trong đó khu vực kinh tế trong nước
đạt 1.550,9 triệu USD, tăng 13,95%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 3.785,3
triệu USD, tăng 19,56%.
Một số mặt hàng có kim ngạch nhập khẩu trong 12 tháng năm 2016 tăng cao
hơn so với cùng kỳ: Hóa chất đạt 71 triệu USD, tăng 20,55%; phụ liệu hàng may mặc
đạt 197,8 triệu USD, tăng 18,25%; phụ liệu giày dép đạt 772,5 triệu USD, tăng

16,3%; Ô tô đạt 8,9 triệu USD, tăng 17,90%; máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng đạt
708 triệu USD, tăng 19,48%, hàng hóa khác đạt 3.275,9 triệu USD, tăng 18,16%.
Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

18


II. VĂN HÓA - XÃ HỘI
1. Lao động- thương binh, xã hội
* Giải quyết việc làm:
Toàn thành phố giải quyết việc làm cho 54.000 lao động, vượt 3,85% kế
hoạch năm và bằng 96,95% so với cùng kỳ năm 2015, trong đó: Giải quyết việc làm
trong nước được 52.600 lượt lao động, vượt 3,75% kế hoạch năm 2016 và bằng
97,05% so với cùng kỳ năm 2015 (nhóm ngành công nghiệp, xây dựng: 19.100 lượt
lao động, vượt 4,82% kế hoạch năm và bằng 97,52% so với cùng kỳ năm 2015;
nhóm ngành nông, lâm, ngư nghiệp: 14.000 lượt lao động, vượt 2,53% kế hoạch năm
và bằng 95,82% so với cùng kỳ năm 2015; nhóm ngành dịch vụ: 19.500 lượt lao
động, vượt 3,59% kế hoạch năm và bằng 97,48% so với cùng kỳ năm 2015); xuất
khẩu lao động đạt 1.400 lao động, vượt 7,69% kế hoạch năm 2016 và bằng 93,33%
so với cùng kỳ năm 2015. Hoàn thành điều tra về cung - cầu lao động năm 2016 trên
địa bàn thành phố; hoàn thành cho vay 86 tỷ đồng nguồn vốn vay hỗ trợ việc làm, tạo
được trên 1.720 việc làm mới, đạt 40,47% kế hoạch năm 2016 (kế hoạch 4.250 việc
làm). Tạo việc làm mới từ Quỹ cho vay giải quyết việc làm không đạt kế hoạch là do
mức vay tối đa để tạo việc làm mới cho 01 lao động được nâng từ 20 triệu đồng lên
50 triệu đồng.
Sàn giao dịch việc làm thành phố tổ chức được 37 phiên (tăng 01 phiên so với
năm 2015 và trong đó thực hiện 04 phiên lưu động), với 1.493 lượt doanh nghiệp
tham gia, bằng 118,49% so với cùng kỳ năm 2015; tổng số lao động đến sàn được tư
vấn là 76.349 lượt người, đạt 98,29% so với cùng kỳ năm 2015; số lao động đăng ký
tìm việc làm và được giới thiệu việc làm là 15.968 lượt người, bằng 106,45% so kế

hoạch năm, bằng 78,44% so với năm 2015; số lao động trúng tuyển được 4.897 lượt
người, bằng 97,94% kế hoạch năm, bằng 89,28% so với năm 2015.
Đăng ký bảo hiểm thất nghiệp cho 10.492 người giảm 2,32% so với năm
2015; giải quyết cho 10.308 người hưởng trợ cấp bảo hiểm thất nghiệp, giảm 0,75 %
so với năm 2015, với tổng số tiền gần 107,890 tỷ đồng, giảm 5,17% so với cùng kỳ
năm 2015. Tỷ lệ thất nghiệp khu vực thành thị duy trì 4%, đạt kế hoạch năm 2016 đề
ra.
* Công tác người có công và thăm hỏi tặng quà:
Tổ chức tốt các hoạt động thăm hỏi dịp Tết Nguyên đán, hoạt động kỷ niệm
61 năm Ngày giải phóng Hải Phòng, kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ
(27/7/1945-27/7/2016), kỷ niệm 71 năm Ngày Cách mạng tháng Tám và Quốc
khánh 2/9; Tổng số tiền thăm hỏi, tặng quà cho người có công với cách mạng nhân
dịp lễ, tết, trên 146,12 tỷ đồng, bằng 241,32% so với năm 2015, thực hiện đảm bảo
chính xác, an toàn.
Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

19


Năm 2016, tập trung triển khai kết quả giám định bệnh tật liên quan đến phơi
nhiễm chất độc hóa học đối với 210 trường hợp; thẩm định 1.585 hồ sơ, hoàn thiện,
bàn giao 1.530 hồ sơ đến Hội đồng Giám định y khoa thành phố đề nghị giám định;
điều chỉnh trợ cấp đối với 256 người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa
học theo Thông tư số 22/2016/BLĐTBXH ngày 29/6/2016 của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội. Đề nghị tặng Huân chương độc lập đối với 150 gia đình có
nhiều liệt sĩ; thẩm định 367 hồ sơ đề nghị phong tặng và truy tặng danh hiệu vinh dự
Nhà nước “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Quyết định chế độ thờ cúng liệt sĩ đối với
938 trường hợp, trợ cấp hàng tháng và một lần đối với 660 người có công và thân
nhân của họ; giải quyết chế độ mai táng phí đối với 2.495 người có công và thân
nhân người có công đã từ trần. Đề nghị cấp lại Bằng Tổ quốc ghi công đối với 1.720
trường hợp; phối hợp các tổ chức tra cứu hồ sơ, cung cấp thông tin đối với 2.930 liệt

sĩ phục vụ việc xác định thân nhân, danh tính, mộ liệt sĩ.
Trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định trợ cấp một lần đối với 57 người
được cử làm chuyên gia sang giúp Lào và Campuchia, 380 cựu thanh niên xung
phong tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia và
Lào, đề nghị công nhận liệt sĩ đối với 71 trường hợp.
Thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi thường xuyên cho gần 34.000 lượt người có
công đảm bảo kịp thời, đầy đủ, đúng chế độ chính sách. Tổ chức điều dưỡng cho
8.725 người có công, với tổng kinh phí là 12.148.870 triệu đồng (trong đó: điều
dưỡng tập trung 2.292 người, với kinh phí 5.088.240 triệu đồng, điều dưỡng tại gia
đình 6433 người, với kinh phí 7.140.630 triệu đồng).
Phối hợp với Sở Xây dựng thẩm định 6.795 đối tượng để xây dựng trình Ủy
ban nhân dân thành phố phê duyệt Đề án đợt 2 hỗ trợ nhà ở người có công theo
Quyết định 22/2013/QĐ-TTg ngày 26/4/2013 của Thủ tướng chính phủ; triển khai
nguồn kinh phí tạm ứng của thành phố hỗ trợ nhà ở các hộ người có công theo Đề án
phê duyệt đợt 1 của thành phố. Rà soát, tổng hợp nhu cầu cấp đất làm nhà ở đối với
người có công. Xây dựng, triển khai phương án hỗ trợ nhà ở cho người có công năm
2016 từ nguồn ngân sách thành phố và nguồn Quỹ Đền ơn đáp nghĩa; triển khai phân
bổ kinh phí hỗ trợ tu bổ nghĩa trang và công trình ghi công liệt sĩ năm 2016. Hoàn
thành điều tra thông tin về liệt sĩ, thân nhân liệt sĩ, mộ liệt sĩ và nghĩa trang liệt sĩ, với
tổng số gần 50.000 phiếu.
Triển khai Kế hoạch vận động Quỹ Đền ơn đáp nghĩa thành phố năm 2016, đã
tổ chức tiếp nhận kinh phí trên 1,085 tỷ đồng từ các đơn vị, cá nhân.
Tích cực triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến
công tác người có công. Tham mưu Ủy ban nhân thành phố triển khai thực hiện Nghị
quyết số 137/2016/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân thành phố về đẩy nhanh tiến
độ thực hiện giám định bệnh, tật cho người nghi nhiễm chất độ hóa học và thẩm định
Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

20



hồ sơ đề nghị phong tặng, truy tặng danh hiệu Bà mẹ Việt Nam anh hùng; ban hành
Quy chế quản lý các công trình ghi công liệt sĩ trên địa bàn thành phố.
2. Công tác Giáo dục, đào tạo
Các ngành học, cấp học triển khai thực hiện nhiệm vụ học kỳ II, hoàn thành
nhiệm vụ năm học năm học 2015-2016.
Chương trình giáo dục mầm non mới được triển khai thực hiện ở tất cả các cơ
sở giáo dục mầm non với chất lượng giáo dục ngày càng được nâng cao và đảm bảo
tuyệt đối an toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục mầm non (GDMN). Hệ thống
trường mầm non tư thục phát triển mạnh và từng bước được quản lý chặt chẽ. Công
tác phổ cập GDMN cho trẻ em 5 tuổi được triển khai tích cực và được Bộ Giáo dục
& Đào tạo kiểm tra, công nhận thành phố Hải Phòng đạt chuẩn phổ cập GDMN cho
trẻ em 5 tuổi.
Giáo dục tiểu học được duy trì, ổn định ngày càng phát triển bền vững từng
bước đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo. Thực hiện việc
đổi mới phương pháp dạy, học, đánh giá xếp loại phù hợp với đặc điểm, tâm sinh lý
học sinh tiểu học.
Giáo dục trung học đã quan tâm giáo dục toàn diện, đổi mới phương pháp dạy
học theo hướng tích cực. Đặc biệt là đổi mới tư duy của người thầy để dạy cho học
sinh biết cách tự học, tự nghiên cứu, vận dụng kiến thức vào giải quyết những tình
huống trong học tập và trong thực tế. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 95.1%. Giữ vững vị
trí tốp đầu các tỉnh thành phố về công tác phát hiện và bồi dưỡng học sinh giỏi quốc
gia. Kết quả, thành phố Hải Phòng đứng thứ 2 toàn quốc với 97/106 thí sinh đoạt giải.
Trong đó: 03 giải nhất, 37 giải nhì, 35 giải ba và 22 giải khuyến khích. Có 01 học
sinh đoạt huy chương vàng môn Vật lý quốc tế. Là địa phương duy nhất 21 năm liên
tục có học sinh đoạt giải quốc tế và khu vực. Trong cuộc thi Khoa học kỹ thuật cấp
quốc gia dành cho học sinh trung học khu vực phía Bắc, Hải Phòng có 16/18 dự án
đạt giải: 3 giải nhất, 4 giải nhì, 7 giải ba, 2 giải khuyến khích.
Công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia tiếp tục được quan tâm: động
viên các cơ sở phát huy nội lực, tích cực vận động, làm tốt công tác xã hội hoá để

tranh thủ các nguồn lực từ bên ngoài. Năm học vừa qua, đã có 12 trường được công
nhân đạt chuẩn quốc gia. Đảm bảo đủ số phòng học cho các cấp học, ngành học,
không có phòng học 3 ca. Tất cả các phòng học đều từ cấp 4 trở lên. Số phòng học
kiên cố, cao tầng ở nội thành đạt 95%, ngọai thành đạt 85%.
Tổ chức thanh tra, kiểm tra nền nếp, chuyên môn, kế hoạch năm học một số
đơn vị giáo dục. Tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm học 2016 - 2017.
Tổ chức kỳ thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa lớp 12 THPT và kỳ thi
chọn học sinh giỏi dự tuyển học sinh giỏi quốc gia lớp 12 năm học 2016 -2017.
Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

21


Tham mưu văn bản trình UBND thành phố phê duyệt phương án tổ chức kỳ
thi tuyển sinh vào lớp 10 THPT năm 2017. Các đơn vị tổ chức cuộc thi Thiết kế bài
giảng điện tử E-learning và gửi kết quả về Sở Giáo dục và đào tạo.
3. Công tác y tế và An toàn vệ sinh thực phẩm
Năm 2016 công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân thành
phố tiếp tục nhận được sự quan tâm chỉ đạo hiệu quả, kịp thời và sát sao của Bộ Y tế,
Thành Ủy, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố; sự phối kết hợp chặt
chẽ, tạo điều kiện của các ban, ngành, đoàn thể, địa phương. Trung ương và thành
phố đã quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị; nhiều dự án và công trình y tế
được hoàn thành đưa vào sử dụng góp phần nâng cao chất lượng phụ vụ khám chữa
bệnh cho nhân dân thành phố.
Tuy nhiên, ngành Y tế Hải Phòng còn gặp những khó khăn như: nhân lực y tế
còn thiếu, mất cân đối về cơ cấu; cơ sở vật chất tại nhiều cơ sở y tế xuống cấp, một số
công trình y tế chậm tiến độ; dịch bệnh mới nổi có diễn biến phức tạp như: Zika, tay
chân miệng, sốt xuất huyết...; quy mô dân số tiếp tục tăng; một số cơ chế chính sách
mới trong thông tuyến bảo hiểm y tế, tăng giá viện phí, thay đổi mô hình tổ chức bộ
máy của ngành y tế...tác động rất lớn đến công tác quản lý điều hành của ngành Y tế.

Năm 2016 Sở Y tế đã chủ động, xây dựng kế hoạch phòng chống dịch bệnh;
ban hành nhiều văn bản chỉ đạo, hướng dẫn các đơn vị triển khai kế hoạch tăng
cương giám sát, phòng chống dịch bệnh do vi rút Zika, cúm A, tay chân miệng, sởi...
Trong năm tình hình dịch bệnh ổn định, không có dịch bệnh nguy hiểm xảy ra. Tính
đến 30/11/2016, toàn thành phố ghi nhận có 33 trường hợp sốt xuất huyết (giảm 80
so với cùng kỳ năm 2015), tay chân miệng 1.588 (tăng 404 so với cùng kỳ năm
2015); viêm não virus 32.
Tiếp tục chỉ đạo và tổ chức tốt công tác khám, chữa bệnh tại các tuyến điều trị;
phân tuyến chuyên môn; đẩy mạnh phát triển kỹ thuât y tế cao, chuyên sâu tại các
bệnh viện tuyến thành phố; tăng cường giám sát chất lượng khám chữa bệnh; thực
hiện nghiêm túc các quy trình chuyên môn để giảm thiểu tai biến; kiểm soát nhiễm
khuẩn; kiểm soát kê đơn, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý; yêu cầu các đơn vị thực hiện
nghiêm túc quy chế cấp cứu, vận chuyển bệnh nhân. Nâng cao chất lượng khám,
chữa bệnh, đặc biệt khám chữa bệnh cho người nghèo, người già, trẻ em dưới 6 tuổi,
người có thẻ bảo hiểm y tế. Số lần khám chữa bệnh đạt 103%; số bệnh nhận nội trú
đạt 105%; số ngày điều trị ngoại trú đặt 102%;... Đẩy mạnh kiểm tra định kỳ và kiểm
tra đột xuất các cơ sở y tế ngoài công lập. Chỉ đạo rà soát, xem xét lại việc cấp phép,
hoạt động của các phòng khám Da liễu trên địa bàn thành phố; đặc biệt liên quan đến
sử dụng các trang thiết bị y tế, mỹ phẩm... Triển khai các cơ sở khám chữa bệnh bảo
hiểm y tế ngoài công lập. Thực hiện hậu kiểm, thẩm định chặc chẽ việc cấp chúng
chỉ hành nghề, Giấy phép hoạt động đối với các cơ sở có người ngoại tỉnh.
Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

22


Triển khai khám chữa bệnh bảo hiểm y tế đối với người nhiễm HIV, người sử
dụng dịch vụ y tế liên quan tới HIV/AIDS và kiện toàn cơ sở điều trị HIV/AIDS tại
Hải Phòng. Tính đến ngày 30/11/2016, số trường hợp nhiễm HIV lũy tích là 11.814
người, số bệnh nhân AIDS lũy tích là 6.172 người, số bệnh nhân AIDS đã tử vong

lũy tích là 4.450 trường hợp
- Tham mưu giúp Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố
xây dựng Kế hoạch số 99/KH-BGĐ triển khai công tác đảm bảo an toàn thực phẩm
trong dịp Tết nguyên đán Đinh Dậu và mùa lễ hội Xuân Hải Phòng 2017.
- Tham mưu giúp Ban Chỉ đạo liên ngành về an toàn thực phẩm thành phố
thành lập 04 đoàn kiểm tra liên ngành trong dịp Tết nguyên đán trong đó Y tế 02
đoàn.
- Tiếp tục triển khai thực hiện các nội dung cam kết tại kỳ họp thứ 2 Hội đồng
nhân dân thành phố khóa XV về công tác ATTP; thực hiện treo 500 biển điện thoại
dường dây nóng về ATTP tại các tại các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống, các bếp
ăn tập thể.
- Trong tháng trên địa bàn thành phố không để xảy ra ngộ độc thực phẩm.
4. Công tác Văn hóa - Thể thao
* Công tác văn hóa:
Toàn Ngành tập trung tổ chức các hoạt động tuyên truyền thiết thực chào
mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn, các sự kiện chính trị của đất nước và thành phố vào
các dịp: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, 86 năm Ngày thành lập
Đảng Cộng sản Việt Nam, Tết Nguyên đán Bính Thân, 41 năm Ngày Giải phóng
Miền Nam thống nhất Đất nước, 62 năm Chiến thắng Cát Bi và Chiến thắng Điện
Biên Phủ, 126 năm Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh, cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội
khóa XIV và đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021… Đặc biệt,
đã tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố tổ chức thành công Lễ hội Đền Trạng
Trình kỷ niệm 430 năm Ngày mất của Danh nhân văn hóa Nguyễn Bỉnh Khiêm và
đón nhận Bằng xếp hạng di tích quốc gia đặc biệt; các hoạt động chào mừng Lễ hội
Hoa Phượng Đỏ - Hải Phòng 2016 gắn với kỷ niệm 61 năm Ngày giải phóng Hải
Phòng, đón nhận Danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể - Lễ hội truyền thống Nữ
tướng Lê Chân và Bằng xếp hạng di tích kiến trúc nghệ thuật - Nhà hát thành phố. Tổ
chức các hoạt động phục vụ tác bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV và đại biểu Hội
đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 trên địa bàn thành phố Hải Phòng được
tổ chức bằng nhiều hình thức, biện pháp phong phú, đa dạng, có sức cổ vũ lớn, nội

dung tuyên truyền đầy đủ, chuẩn xác, huy động xã hội hóa cao và đạt được kết quả
xuất sắc, tạo khí thế tưng bừng, sôi nổi để cuộc bầu cử thực sự trở thành "Ngày hội
của toàn dân".
Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

23


Tổ chức thành công các hoạt động kỷ niệm 70 năm ngày Chủ tịch Hồ Chí
Minh lần đầu tiên về thăm Hải Phòng tiêu biểu là triển lãm một số hình ảnh, tư liệu “
70 năm Hải Phòng làm theo lời Bác” tại Nhà triển lãm Trung tâm Triển lãm, Trưng
bày chuyên đề "70 năm lần đầu Bác Hồ về thăm thành phố Hải Phòng" tại Bảo tàng
Hải Phòng, Chương trình biểu diễn nghệ thuật chào mừng kỷ niệm tại Quảng trường
Nhà hát thành phố và nghiệm thu đặt hàng các bài hát về sự kiện Bác Hồ 9 lần về
thăm Hải Phòng.
Chỉ đạo toàn ngành xây dựng kế hoạch chi tiết tổ chức các hoạt động kỷ niệm
các ngày lễ lớn trong quý VI năm 2016, đón Tết Dương lịch, Tết Nguyên Đán Đinh
Dậu 2017 và kỷ niệm 87 năm ngày Thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam. Xây dựng
kế hoạch tổ chức cuộc thi sáng tác ca khúc về xây dựng nông thôn mới.
Tiếp tục chỉ đạo các phòng chức năng, các đơn vị trực thuộc Sở, phối hợp với
các đơn vị liên quan tổ chức thành công các chương trình biểu diễn nghệ thuật cuối
tuần tại Nhà Kèn vào thứ Bảy/Chủ nhật hàng tuần và chương trình biểu diễn nghệ
thuật dân gian tại Đình Kênh.Triển khai Quyết định số 2194/QĐ-UBND ngày
15/10/2016 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt Đề cương Đề án tái tạo
không gian văn hóa sân đình tại di tích kiến trúc nghệ thuật quốc gia đình Hàng
Kênh.
Phối hợp với Hội Liên hiệp Văn học nghệ thuật triển khai lớp tập huấn sưu
tầm, sáng tác và nâng cao chất lượng hoạt động văn hóa nghệ thuật dân gian trong
tiến trình mới. Thực hiện hiệu quả công tác phối hợp thẩm định các chương trình biểu
diễn nghệ thuật, quản lý lễ hội, quản lý di sản, di tích trên địa bàn thành phố; phối hợp

tham gia đối với nội dung ý kiến cử tri của huyện Thủy Nguyên đề nghị thành phố
xây dựng cổng chào tại khu vực cầu Đá Bạc, huyện Thủy Nguyên, việc thu hồi đất
Trung tâm Dạy nghề và Giáo dục thường xuyên quận ngô Quyền mượn của đình Lạc
Viên.
* Công tác Thể dục thể thao:
Tổ chức và phối hợp tổ chức thành công 07 hoạt động thể thao cấp thành phố:
Giải vô địch vật tự do thành phố Cúp Báo Hải Phòng lần thứ 24 năm 2016, Giải Việt
dã Cúp Hoa Phượng Đỏ thành phố Hải Phòng và Ngày chạy Olympic vì sức khỏe
toàn dân năm 2016, Giải Bóng bàn và Cầu lông dành cho những người làm công tác
văn hóa, thể thao thành phố; Giải Vô địch Bóng bàn các CLB Cúp Đài Phát thanh và
Truyền hình thành phố lần thứ 22, Hội thi Thể thao gia đình thành phố, Giải Bóng đá
Hoa Phượng Cúp Báo Hải Phòng lần thứ 7. Phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo tổ
chức đoàn vận động viên học sinh tham gia Hội khỏe Phù Đổng toàn quốc lần thứ IX
năm 2016 khu vực II tại tỉnh Nam Định, gồm 238 học sinh tham gia thi đấu 10 môn
thể thao, giành tổng số 91 huy chương (34HCV, 28HCB, 29 HCĐ) xếp thứ 2 toàn
đoàn tại khu vực.
Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

24


Phối hợp với Hội người cao tuổi mở lớp tập huấn chuyên môn Bóng chuyền
hơi cho Người cao tuổi các quận, huyện và các Câu lạc bộ thể dục thể thao Người
cao tuổi thành phố Hải Phòng năm 2016; phối hợp với Báo An ninh Hải Phòng
chuẩn bị tổ chức Giải Bóng đá vô địch các câu lạc bộ thành phố cúp Báo An ninh Hải
Phòng lần thứ 15 năm 2016; hỗ trợ chuyên môn tổ chức giải Bóng bàn Doanh nghiệp
Hải Phòng mở rộng lần thứ VIII năm 2016; phối hợp với Cảnh sát phòng cháy chữa
cháy, Công an thành phố kiểm tra tiêu chuẩn rèn luyện thể lực trong lực lượng chiến
sỹ.
Tính đến thời điểm báo cáo, Thể thao Hải Phòng tham gia thi đấu tổng số 118

giải thể thao quốc gia và quốc tế, giành tổng cộng 416 huy chương các loại (gồm 98
huy chương Vàng, 125 huy chương Bạc và 193 huy chương Đồng), phá 05 kỷ lục
quốc gia. Tiếp tục chỉ đạo tập trung xây dựng lực lượng vận động viên, chú trọng duy
trì và phát huy các môn thể thao mũi nhọn của thành phố, cũng như công tác năng
khiếu mục tiêu và xây dựng lực lượng tại cơ sở.
Triển khai xây dựng Đề án Đoàn vận động viên tham dự Đại hội Thể thao
toàn quốc lần thứ VIII. Xây dựng kế hoạch đề xuất Tổng cục Thể dục Thể thao về
việc đăng cai tổ chức các giải thể thao toàn quốc năm 2017 tại Hải Phòng. Xây dựng
và tổ chức xin ý kiến các sở, ngành đối với Đề án phát triển bóng đá Hải Phòng../.
Nơi nhận:
- Vụ Tổng hợp-TCTK;
- TTTU,TTHĐNDTP;
- CT, các PCTUBNDTP;
- Các VP:TU, Đoàn
ĐBQH&HĐND,UBNDTP;
- Các Sở, ngành liên quan;
- Một số Cục TK tỉnh TP;
- Lãnh đạo Cục TK;
- Lưu VT,TH.

CỤC TRƯỞNG

Nguyễn Văn Thành

Tình hình KT-XH thành phố năm 2016

25



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×