Tải bản đầy đủ (.pdf) (95 trang)

Nghiên cứu vận dụng mô hình cảnh báo sớm trong cảnh báo khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (421.9 KB, 95 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỒ THANH SƠN

NGHIÊN CỨU VẬN DỤNG MÔ HÌNH
CẢNH BÁO SỚM TRONG CẢNH BÁO
KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2012


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

HỒ THANH SƠN

NGHIÊN CỨU VẬN DỤNG MÔ HÌNH
CẢNH BÁO SỚM TRONG CẢNH BÁO
KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ TẠI VIỆT NAM

Chuyên ngành: TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG
Mã số: 60.34.20

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. VÕ THỊ THÚY ANH



Đà Nẵng- Năm 2012


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất kì công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Hồ Thanh Sơn


MỤC LỤC

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (bản sao)


DANH SÁCH CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CÁC KÍ HIỆU
M2

Tổng phương tiện thanh toán.

GDP

Tổng giá trị quốc nội.

CPI


Chỉ số giá tiêu dùng.

CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTW

Ngân hàng trung ương

TCTD

Tổ chức tín dụng

TGHĐ

Tỷ giá hối đoái

IMF

Quỹ tiền tệ thế giới

EIU

Cơ quan tình báo kinh tế Anh

WTO

Tổ chức thương mại thế giới


VN

Việt Nam

TPCP

Trái phiếu chính phủ

CPVN

Chính phủ Việt Nam

VND

Việt Nam đồng

USD

United states dollar

XNK

Xuất nhập khẩu


DANH MỤC CÁC BẢNG

DANH MỤC CÁC HÌNH



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Đứng trước sự sa sút của nền kinh tế và các khủng hoảng tài chính, các
nhà lãnh đạo cũng như các nhà hoạch định chính sách luôn phải đối diện với
câu hỏi: làm thế nào để dự đoán được các hiện tượng này để ngăn ngừa hoặc
giảm thiểu tác động của nó trong tương lai. Thực tế “cơn bão” khủng hoảng
tài chính thế giới 2008 đã lại một lần nữa thức tỉnh các nhà hoạch định thế
giới nói chung và Việt Nam nói riêng, và nền kinh tế Việt Nam đóng vai trò là
một bộ phận của nền kinh tế thế giới không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng
của cơn bão đó. Khủng hoảng tiền tệ đóng một vị trí trung tâm trong mô hình
dự báo vì khủng hoảng tiền tệ thường diễn ra cùng lúc hoặc kéo theo các dạng
khủng hoảng khác như khủng hoảng ngân hàng (hay còn gọi là khủng hoảng
kép) vì vậy nghiên cứu khủng hoảng tiền tệ có tính chất cấp bách hơn cả trong
thực tiễn nền kinh tế Việt Nam. Thực tế các nhà nghiên cứu cũng đã vận dụng
mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ áp dụng vào Việt Nam, tuy nhiên
hầu như các nghiên cứu đã diễn ra cách đây vài năm và đã không còn tính ứng
dụng tại thời điểm hiện tại, nên trong luận văn này tôi sẽ cố gắng hết sức khắc
phục nhược điểm đó bằng cách đưa ra các quan sát ở thời điểm gần nhất. Vì
vậy với luận văn này, tôi quyết tâm sẽ đưa ra một mô hình dự báo sớm khủng
hoảng tiền tệ với tiêu chí chính xác, mang tính dự báo cao có khả năng vận
dụng tốt vào môi trường kinh tế Việt Nam luôn chịu ảnh hưởng từ nền kinh tế
thế giới.
Với những lí do trên tôi đã quyết định chọn đề tài “Nghiên cứu vận
dụng mô hình cảnh báo sớm trong cảnh báo khủng hoảng tiền tệ tại
Việt Nam” làm nội dung nghiên cứu của luận văn.



2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Thứ nhất, luận văn tập trung nghiên cứu những lí thuyết kinh điển về
khủng hoảng tài chính cũng như vận dụng mô hình cảnh báo khủng hoảng
tiền tệ. Từ đó xây dựng mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng tiền tệ cho Việt
Nam dựa trên mô hình đã được phát triển áp dụng thành công tại các quốc
gia. Mục tiêu lớn nhất của đề tài là có thể dự báo được xác suất xảy ra khủng
hoảng tiền tệ trong tương lai gần dựa vào các số liệu được thu thập trong quá
khứ của các yếu tố ảnh hưởng đến khủng hoảng tiền tệ.
Thứ hai, luận văn nghiên cứu một cách cụ thể từng yếu tố có nguy cơ
gây ra một cuộc khủng hoảng tiền tệ Việt Nam. Luân văn cũng phản ánh được
mỗi yếu tố ảnh hưởng đến kết quả mô hình là mạnh hay yếu, và diễn biến như
thế nào qua các năm.
Thứ ba, từ kết quả nghiên cứu, tôi sẽ đưa ra các khuyến nghị đối với
mỗi yếu tố ảnh hưởng đến nguy cơ xảy ra khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam
theo sát với kết quả nghiên cứu được. Đó sẽ là cơ sở để các cấp các cơ quan
như Chính Phủ, NHNN,.. tham khảo từ đó đưa ra chính sách điều hành nền
kinh tế theo hướng hợp lí, hiệu quả.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng: Luận văn tập trung nghiên cứu về khủng hoảng tiền tệ, dự
báo khủng hoảng tiền tệ và những tác động của nó đến nền kinh tế Việt Nam
và nghiên cứu sự tác động của từng yếu tố đến khả năng xảy ra khủng hoảng
tiền tệ tại Việt Nam
- Phạm vi nghiên cứu: Nghiên cứu được thực hiện tại Việt Nam với dữ kiện
thu thập các biến độc lập trong phạm vi thời gian 11 năm từ năm 2000 – 2011.
4. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính, định lượng, thống kê, so
sánh và tổng hợp nhằm làm rõ vấn đề cần nghiên cứu. Đối với nghiên cứu



3
định lượng được sử dụng trong luận văn này tôi sử dụng phương pháp phi
tham số dựa trên mô hình Signal Approach nhằm làm rõ vai trò các biến số
kinh tế vĩ mô góp phần gây ra khủng hoảng.
- Sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp, phân loại để
nghiên cứu các lí thuyết và các mô hình khủng hoảng trên thế giới.
- Sử dụng phương pháp hệ thống hóa và mô hình hóa để nghiên cứu mô
hình Signal Approach.
- Sử dụng phương pháp thống kê, tổng hợp để mã hóa dữ liệu đầu vào,
phục vụ cho công tác nghiên cứu. Dữ liệu thống kê bao gồm các yếu tố đầu
vào được đánh giá là có tác động đến kết quả của mô hình.
- Sử dụng phương pháp định lượng để tính toán ra chuỗi chỉ số phản
ánh mức độ khủng hoảng tiền tệ.
- Sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp định tính để
đánh giá và nhận định kết quả mô hình.
- Sử dụng phương pháp hệ thống hóa, phân tích, tổng hợp định tính để
đưa ra kiến nghị từ kết quả mô hình.
5. Bố cục đề tài
Bố cục luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí thuyết về khủng hoảng tiền tệ và mô hình cảnh báo
sớm khủng hoảng tiền tệ.
Chương 2: Vận dụng mô hình cảnh báo sớm trong cảnh báo sớm
khủng hoảng tiền tệ tại Việt Nam.
Chương 3: Đánh giá mô hình cảnh báo sớm trong cảnh báo sớm khủng
hoảng tiền tệ tại Việt Nam và khuyến nghị đối với Việt Nam.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
- Tên công trình: Xây dựng mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính
và khuyến nghị cho Việt Nam.



4
- Tác giả: Đây là công trình dự thi giải thưởng nghiên cứu khoa học
sinh viên “Nhà kinh tế trẻ” năm 2009 do nhóm sinh viên trường Đại Học
Kinh Tế Hồ Chí Minh thực hiện.
- Dữ liệu: Dữ liệu thu thập theo năm từ năm 1997 đến năm 2008, mô
hình Signal Approach với thời gian dự báo 1 năm đến 2 năm.
Tóm tắt nghiên cứu
- Nghiên cứu đã sử dụng mô hình Signal Approach và vận dụng vào
nền kinh tế Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2008. Mô hình này được xây
dựng dựa trên sự biến động của các biến kinh tế với mục tiêu là xem xét việc
thay đổi bất thường của các biến chỉ số này tác động như thế nào đến nền kinh
tế và khả năng của nó góp phần gây ra khủng hoảng tiền tệ.
- Chỉ số khả năng xảy ra khủng hoảng tiền tệ được tính dựa trên công
thức:
n

St =

1

∑ωj
j =1

St,j

Với St,j là tín hiệu phát ra của biến thứ j tại thời điểm t,

ω j là độ nhiễu của biến dự báo thứ j,
n là số biến được theo dõi.
- Nghiên cứu tiến hành tính toán các thành phần St,j và ω j để tính toán

khả năng xảy ra khủng hoảng
St,j - Tín hiệu phát ra:
Stj = 1 (có khủng hoảng) nếu Xt,j vượt qua ngưỡng khả thi;
Stj = 0 (không có khủng hoảng) trong trường hợp còn lại.
(Xt,j : mức độ biến động của biến thứ j tại thời điểm t)
Để biết được mức độ biến động Xt,j vượt cao hơn hay thấp hơn ngưỡng
khả thi thì xem xét bảng 1 và bảng 2.


5
Bảng 1: Ngưỡng liên hệ của các chỉ số dự báo
Chỉ số
Tỷ giá hối đoái thực
Dự trữ ngoại hối
Tổng giá trị nhập khẩu
Tổng giá trị xuất khẩu
Giá trị xuất khẩu/ nhập khẩu
M2
M2/ Dự trữ ngoại hối
Tín dụng nội địa/ GDP
Tổng tiền gửi ngân hàng (thay đổi % năm)
Tỉ suất sinh lợi thực của tiền gửi
Tỉ số lãi suất vay trên lãi suất tiền gửi
Chênh lệch lãi suất trong nước so với

Liên hệ với ngưỡng
Thấp hơn
Thấp hơn
Cao hơn
Thấp hơn

Thấp hơn
Cao hơn
Cao hơn
Cao hơn
Thấp hơn
Cao hơn
Cao hơn
Cao hơn

nước ngoài
Nguồn: Kaminsky, Lizondo và Reinhart, “Leading Indicators of Currentcy Crises”
(1998)
Bảng 2: Ngưỡng khả thi cho các biến dự báo
Ngưỡng dự báo khả thi
Biến dự báo

Mức độ

Tỷ giá hối đoái
Thấp hơn
Xuất khẩu
Thấp hơn
M2/ Dự trữ ngoại hối
Cao hơn
Sản lượng thực tế
Thấp hơn
Dự trữ ngoại hối
Thấp hơn
Số nhân tiền tệ M2
Cao hơn

Tín dụng nội địa/ GDP
Cao hơn
Giá trị xuất khẩu/ nhập khẩu Thấp hơn
Lãi suất tiền gửi thực
Cao hơn
Nhập khẩu
Cao hơn
Chênh lệch lãi suất tiền gửi Cao hơn

KLR
1998
0.1
0.1
0.15
0.11
0.15
0.14
0.1
0.16
0.12
0.1
0.11

nội tệ so với ngoại tệ thực
Lãi suất cho vay/ lãi suất tiền Cao hơn 0.2

EDISON GKR
2000

2000


MỨC
TRUNG

0.1
0.1
0.1
0.12
0.1
0.15
0.1
n.a
0.15
0.1
0.1

0.1
0.1
0.1
0.1
0.1
0.11
0.12
0.1
0.12
0.1
0.11

GIAN
0.1

0.1
0.12
0.11
0.12
0.13
0.11
0.13
0.13
0.1
0.11

0.2

0.12

0.17


6
Ngưỡng dự báo khả thi
Biến dự báo

Mức độ

KLR
1998

EDISON GKR
2000


2000

MỨC
TRUNG
GIAN

gửi
Tổng tiền gửi NH
Thấp hơn 0.1
0.1
0.15
0.12
(Nguồn: Early warning systems of financial crises, implementation of
acurrency crisis model for Uganda – Michael Heun Torsten Schlink, năm
2004, trang 34)
- Sau khi tính toán được St,j, nhóm nghiên cứu tiếp tục tính toán độ nhiễu:

ω j - Độ nhiễu:
Để hiểu được độ nhiễu trước hết chúng ta cần hiểu được định nghĩa về
cửa sổ tính hiệu. Cửa sổ tín hiệu là khoảng thời gian mà mỗi chỉ số được
trông đợi sẽ thể hiện khả năng dự báo khủng hoảng ta có thể ước tính được sự
thể hiện của các chỉ số. Nếu một chỉ số phát ra tín hiệu phát ra trong thời gian
còn hiệu lực của cửa sổ tín hiệu, thì ta nói rằng, nó đã phát một “tín hiệu tốt”.
Nếu không có cuộc khủng hoảng nào xảy ra trong thời gian còn hiệu lực của
cửa sổ tín hiệu thì nó là một “tín hiệu sai” hay “nhiễu”. Tỷ số giữa “tín hiệu
sai” trên “tín hiệu tốt” gọi là “độ nhiễu” và có vai trò rất quan trọng
Độ nhiễu của tín hiệu được tính như sau:

ω =


B /( A + B )
C /( C + D )

Với mỗi chỉ số ta sẽ tính một ma trận A, B, C, D có ý nghĩa như sau:
A: Số tháng mà chỉ số phát ra tín hiệu tốt vượt lên trên hay đi xuống
dưới ngưỡng (dự báo khủng hoảng và có khủng hoảng xảy ra trên thực tế).
B: Số tháng chỉ số phát ra tín hiệu sai hay nhiễu (dự báo có khủng
hoảng và không xảy ra khủng hoảng trên thực tế).
C: Số tháng chỉ số không phát ra được tín hiệu tốt ( dự báo không
khủng hoảng và có khủng hoảng xảy ra trên thực tế).


7
D: Số tháng mà chỉ số không phát ra tín hiệu xấu (Dự báo không khủng
hoảng và không có khủng hoảng xảy ra trên thực tế).
- Sau khi tiến hành tính toán “Tín hiệu phát ra” và “Độ nhiễu”, nhóm
tác giả đã thay thế vào công thức được nêu ở trên để tính ra chỉ số khả năng
xảy ra khủng hoảng tiền tệ St .
- Khi tính toán được chỉ số St, nhóm tác giả tiến hành so sánh với bảng
3: “Giá trị St và xác suất xảy ra khủng hoảng có điều kiện” do Kaminsky,
Goldstein và Reinhart nghiên cứu.
Bảng 3: Giá trị St và xác suất xảy ra khủng hoảng có điều kiện
Giá trị St
Xác xuất xảy ra khủng hoảng Pt
0 - 1.2
0.1
1.2 - 2.3
0.23
2.3 – 3.6
0.33

3.6 – 5.3
0.46
5.3 – 6.9
0.6
6.9 – 8.5
0.7
8.5 - 11
0.8
> 11
0.9
(Nguồn: Goldstein, Kaminsky, Reinhart (GKR 2000)
Kết quả nghiên cứu:
Mức cảnh báo khủng hoảng tài chính của Việt Nam trong cả giai đoạn
10 năm từ 1998 đến 2008 chỉ ở 2 mức cảnh báo ‘xanh” tức là an toàn, còn lại
là mức cảnh báo ‘vàng” tức là có dấu hiệu khủng hoảng. Điều này chứng tỏ
những bất ổn hiện có của nền kinh tế Việt Nam đang trong giai đoạn tích lũy
chứ chưa bùng phát thật mạnh.
Kết quả chuỗi chỉ số xác suất xảy ra khủng hoảng thực nghiệm của VN
Năm 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007
St
3.39 4.34 4.88 5.9 2.35 4.65 5.88 3.92 5.27 4.86
Pt
0.33 0.46 0.46 0.6 0.33 0.46 0.6 0.46 0.46 0.46

2008
5.26
0.46


8

- Tên nghiên cứu: “Mô hình cảnh báo sớm và chính sách hướng tới ổn
định kinh tế vĩ mô”
- Tác giả: Nguyễn Phi Lân
- Dữ liệu: Thu thập dữ liệu từ năm 1996 đến năm 2009
Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Dựa trên dữ liệu thu thập theo tháng từ 01/1996 đến 12/2009, tác giả đã
sử dụng mô hình hàm Logarit với thời gian dự báo 12 tháng đến 24 tháng.
Với khung thời gian cảnh báo trong vòng 12-24 tháng, dùng hàm Logarit,
nghiên cứu đưa ra mô hình cảnh báo sớm rủi ro khủng hoảng tiền tệ như sau:
Kí hiệu Crisisi,t là xác suất xảy ra rủi ro khủng hoảng tiền tệ trong vòng
24 tháng tới
Crisisi,t = 1, nếu tỷ giá thực lệch khỏi mức xu thế trong vòng 24 tháng;
Crisisi,t = 0, nếu tỷ giá thực không lệch khỏi mức xu thế trong vòng 24
tháng;
Tác giả đưa ra mô hình Logarit thể hiện mối quan hệ giữa các biến độc
lập bao gồm: tỷ giá hối đoái thực, thâm hụt tài khoản vãng lai/GDP, tỷ lệ xuất
khẩu, Nợ nước ngoài ngắn hạn/Dự trữ ngoại hối, tốc độ tăng trưởng tín dụng
nội địa, cung tiền M2/dự trữ ngoại hối, tăng trưởng kinh tế trong nước, tốc độ
tăng giá dầu thế giới, tăng trưởng kinh tế Mỹ với biến phụ thuộc chỉ số cảnh
báo khủng hoảng tiền tệ Crisisi,t
Kết quả nghiên cứu:
Biến
Tỷ giá hối đoái thực

EWS(1)
0,0035***
(0,00)
Tốc độ tăng trưởng tín dụng nội địa 0,0030*
(0,07)
Thâm hụt tài khoản vãng lai

0,1192***
(0,01)
Dự trữ ngoại hối
-0,1765***

EWS(2)
0,0048***
(0,00)
0,0216
(0,60)
0,2531***
(0,00)
-0,1778*

EWS(3)
0,0046***
(0,00)
0,0314
(0,43)
0,2446***
(0,00)
-0,1915*


9

M2/Dự trữ ngoại hối
Tỷ lệ xuất khẩu
Nợ nước ngoài ngắn hạn/Dự trữ
ngoại hối

Tăng trưởng kinh tế trong nước
Tăng trưởng kinh tế Mỹ
Tốc độ tăng giá dầu
Hệ số không đổi
R2
Sai lầm loại I
Sai lầm loại II
Mức độ gây nhiễu

(0,01)
-6,2827***
(0,00)
0,0033
(0,85)

(0,06)
(0,08)
-7,3704*** -7,7603***
(0,00)
(0,00)

0,1116***
(0,01)
-0,3544**
(0,05)

0,1035**
(0,02)
-0,3502***
(0,01)

-0,2177*
(0,06)
0,0491*
(0,07)
-31,7608*** -46,9844*** -41,9990***
(0,00)
(0,00)
(0,00)
0,49
0,56
0,58
0,16
0,13
0,16
0,09
0,14
0,17
0,10
0,16
0,22

Các giá trị nằm trong dấu ngoặc, *** có ý nghĩa thống kế 1%, ** có ý
nghĩa thống kê 5%, * có ý nghĩa thống kê 10%.
Nhóm tác giả đã nghiên cứu từng yếu tố tác động đến nguy cơ xảy ra
khủng hoảng tiền tệ. Tác giả đã áp dụng 3 phương pháp tương ứng với các mô
hình cảnh báo khủng hoảng thế hệ thứ nhất, thứ hai, thứ ba.
Kết quả trên cho thấy mức độ tác động của từng yếu tố đến khủng
hoảng tài chính tại Việt Nam là nhiều hay ít, với mức độ bao nhiêu thể hiện
qua ý nghĩa thống kê từng yếu tố. Từ đó, tác giả đưa ra nhận xét những biến
trong mô hình cảnh báo là những nhân tố cơ bản để phân tích khả năng gây ra

rủi ro khủng hoảng tài chính tại Việt Nam và kiến nghị chính sách trong bối
cảnh các cân đối kinh tế của Việt Nam chưa thực sự bền vững.


10
- Tên nghiên cứu: Xây dựng mô hình cảnh báo khủng hoảng tài chính
cho Việt Nam.
- Tác giả: Vũ Ngọc Duy.
- Dữ liệu: Thu thập dữ liệu từ năm 1995 đến năm 2004 trên các biến
số: M2, giá trị xuất nhập khẩu, GDP, tỷ giá hối đoái,dự trữ ngoại hối, nợ nước
ngoài, M2/Dự trữ ngoại hối.
Tóm tắt nội dung nghiên cứu
Nghiên cứu tiến hành xây dựng mô hình cảnh báo sử dụng mô hình dự
báo xác suất xảy ra khủng hoảng theo phân phối tích lũy chuẩn (mô hình
Probit). Ý tưởng của mô hình này là tính toán mức độ ảnh hưởng của các biến
số kinh tế vĩ mô (được đại diện bằng một ma trận X đóng vai trò biến giải
thích trong mô hình) lên xác suất xảy ra khủng hoảng.
Nghiên cứu xây dựng 3 phương trình theo mô hình Probit khác nhau để
mô tả tương tác của từng biến số kinh tế ứng với từng loại khủng hoảng. Sau
đó điều chỉnh mô hình theo các điều kiện ở Việt Nam.
Kết quả mô hình
Nghiên cứu đã đưa ra được kết quả là các biến số tỷ giá thực (theo
hướng định giá cao đồng nội tệ), dự trữ ngoại tệ, nợ nước ngoài của khu vực
ngân hàng và M2/dự trữ đều là các biến số có tác động mạnh đến mô hình và
là các yếu tố chính gây ra nguy cơ khủng hoảng tài chính ở Việt Nam.
7. Câu hỏi nghiên cứu
Để thực hiện được luận văn một cách cụ thể và hoàn chỉnh thì tôi đã
đưa ra các câu hỏi nghiên cứu sau:
- Mô hình cảnh báo sớm khủng hoảng nào sẽ phù hợp để áp dụng vào
thực tiễn tình hình kinh tế Việt Nam?



11
- Việc lựa chọn các mô hình đã áp dụng thành công trên thế giới vào
nền kinh tế Việt Nam liệu có hiệu quả?
- Các dữ liệu thu thập từ nhiều nguồn có đảm bảo tính thống nhất và
chính xác không?
- Xác suất Việt Nam rơi vào khủng hoảng tiền tệ là cao hay thấp?
- Các nhân tố kinh tế nào sẽ là nhân tố chính góp phần gây ra khủng
hoảng tiền tệ tại Việt Nam?


12

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÍ THUYẾT VỀ KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ VÀ
MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ
1.1. CÁC LOẠI KHỦNG HOẢNG
1.1.1. Khủng hoảng ngân hàng
Khủng hoảng ngân hàng xảy ra ở một quốc gia nếu quốc gia đó đang
đối mặt với việc vốn ngân hàng suy giảm nhanh chóng và chi phí của việc
giải quyết khủng hoảng là khá cao.
Khủng hoảng ngân hàng là một biến thể nghiêm trọng của tình trạng
kiệt quệ ngân hàng, trong tình trạng đó tỷ lệ nợ quá hạn trên tổng tài sản ngân
hàng vượt quá 10% và chi phí của các hoạt động “ứng cứu” hệ thống ngân
hàng vượt quá 2% GDP. Khủng hoảng ngân hàng còn được xác định khi xuất
hiện những sự kiện như thua lỗ của các ngân hàng, đóng băng tiền gửi, quốc
hữu hóa các ngân hàng lớn, thâu tóm và sáp nhập ngân hàng.
Khủng hoảng ngân hàng bắt đầu khi tháo chạy tiền khỏi ngân hàng dẫn
đến việc chính phủ phải đóng cửa, thâu tóm hoặc sáp nhập các ngân hàng,

hoặc chính phủ phải can thiệp với qui mô lớn để giúp đỡ một hoặc nhiều tổ
chức tài chính, nhưng sau đó lại phải can thiệp giúp đỡ càng nhiều hơn [17].
1.1.2. Khủng hoảng nợ quốc gia
Theo IMF, một quốc gia được xem là lâm vào khủng hoảng nợ khi nó
bị Standard & Poor xếp vào hạng “không thể chi trả” hoặc nhận được một
khoản cho vay lớn, vượt quá 100% hạn mức ấn định trước từ IMF. Như vậy,
định nghĩa này bao gồm cả những trường hợp “gần khủng hoảng” tức là
không có khả năng chi trả nhưng nhờ vay IMF nên vẫn có thể trả nợ.
1.1.3. Khủng hoảng tiền tệ
Theo IMF, khủng hoảng tiền tệ là trạng thái mà ở đó có một cuộc tấn


13
công vào đồng tiền nội tệ, dẫn đến sự thâm hụt phần lớn dự trữ ngoại tệ, và
làm mất giá nhanh chóng đồng tiền nội tệ, hoặc buộc các cơ quan chức năng
phải có các biện pháp phòng vệ bằng cách sử dụng một lượng dự trữ ngoại tệ
lớn hoặc nâng cao mức lãi suất.
1.1.4. Khủng hoảng hệ thống tài chính
Theo IMF, khủng hoảng hệ thống tài chính cản trở sự vận hành hiệu
quả của hệ thống này, gây ra những rối loạn trầm trọng trên thị trường tài
chính và những hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế. Khủng hoảng hệ thống
tài chính có thể đi kèm với khủng hoảng tiền tệ. Tuy nhiên, khủng hoảng tiền
tệ không phải lúc nào cũng gây ra khủng hoảng hệ thống tài chính.
1.1.5. Khủng hoảng thị trường tài chính
Khủng hoảng thị trường tài chính xảy ra khi có sự rối loạn nặng nề trên
thị trường vốn; sự ồ ạt rút tiền từ các ngân hàng thương mại, thu hẹp đáng
kể quy mô tín dụng, gia tăng số vụ phá sản; giá chứng khoán biến động
mạnh ngoài tầm kiểm soát, làm thu hẹp phát hành; thị trường bị “đông
cứng” vì không có giao dịch, tạo ra sự mất cân đối giữa tiền vào và ra thị
trường. Khủng hoảng thị trường tài chính không nhất thiết đi đôi với khủng

hoảng hệ thống tài chính.
1.1.6. Khủng hoảng cán cân thanh toán quốc tế, cán cân thanh toán
vãng lai, cán cân vốn
Khủng hoảng xảy ra khi các cán cân này thâm hụt trong thời gian quá
dài và không có nguồn bù đắp. Khủng hoảng cán cân thanh toán vãng lai
thường xảy ra khi cán cân thương mại bị thâm hụt [3].
1.1.7. Khủng hoảng khả năng thanh khoản
Khủng hoảng khả năng thanh khoản phản ánh sự mất cân đối chủ yếu
liên quan đến thời hạn và chủng loại của các loại giấy tờ có giá và một số loại
tài sản tài chính đặc thù [3].


14
1.1.8. Khủng hoảng ngân sách nhà nước
Khủng hoảng ngân sách nhà nước xảy ra khi ngân sách nhà nước thâm
hụt kéo dài, trong khi các nguồn bù đắp bị hạn chế hoặc không thể lạm dụng
hơn nữa nếu muốn tránh hậu quả vỡ nợ hay bùng nổ lạm phát [3].
1.2. KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ
Khủng hoảng tiền tệ còn được gọi là khủng hoảng tỷ giá hối đoái hay
khủng hoảng cán cân thanh toán nổ ra khi hoạt động đầu cơ tiền tệ dẫn đến sự
giảm giá một cách đột ngột của đồng nội tệ hoặc trường hợp buộc các cơ quan
có trách nhiệm phải bảo vệ đồng tiền của nước mình bẳng cách nâng cao lãi
suất hay chi ra một khối lượng lớn dự trữ ngoại hối [7].
Hiện nay, các tổ chức tài chính và các chuyên gia kinh tế đã thống nhất
xây dựng nên 3 mô hình khủng hoảng tiền tệ cơ bản:
1.2.1. Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất
Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất được P. Krugman xây dựng, và
chủ yếu đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng cán cân vãng lai, trong điều
kiện tỷ giá cố định bị các hoạt động đầu cơ tấn công.
Mô hình này xảy ra ở một số nước có nền tảng kinh tế vĩ mô quá yếu

kém, ngân sách thâm hụt trầm trọng, cung tiền tăng quá mức khiến lạm phát
gia tăng, dẫn đến cán cân thanh toán vãng lai thâm hụt trầm trọng. Trước
nguy cơ đồng nội tệ bị giảm giá, Chính phủ buộc phải can thiệp bằng cách
bán ngoại tệ ra thị trường để duy trì tỷ giá cố định. Khi lượng dữ trự ngoại hối
giảm xuống đến một ngưỡng nhất định, các cuộc tấn công mang tính chất đầu
cơ bắt đầu xảy ra. Đến một thời điểm nào đó, Chính phủ buộc phải chấm dứt
chế độ tỷ giá cố định, chuyển sang thả nổi tỷ giá, làm cho đồng nội tệ bị mất
giá và khủng hoảng tiền tệ xảy ra [10].
Rủi ro xảy ra loại khủng hoảng theo mô hình này có thể được dự báo
bằng việc xem xét các chính sách kinh tế.


15

Kinh tế vĩ mô yếu
Thâm hụt ngân sách
Phát hành
thêm tiền

Sức ép lên
tỷ giá cố định
Bán dự trữ
ngoại tệ

Dự trữ
suy giảm

Tấn công
đầu cơ


Khủng hoảng
tiền tệ

Hình 1.1. Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ nhất
1.2.2. Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai
Mô hình khủng hoảng tiền tệ của Krugman đưa ra một cách giải thích
khá thuyết phục về quá trình sụp đổ tỷ giá hối đoái cố định khi dự trữ ngoại tệ
cạn kiệt. Tuy vậy, trong rất nhiều cuộc khủng hoảng tiền tệ (đặc biệt là đối
với những nền kinh tế phát triển). Chính phủ rõ ràng có đủ dự trữ để bảo vệ tỷ
giá, nhưng đã không làm vậy. Ngược lại do mối quan ngại về tác động lãi suất
cao và thất nghiệp nên chính phủ các nước đã thả nổi tỷ giá khi bị các nhà đầu
cơ tấn công.
Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai được Obstfeld xây dựng, còn được
gọi là khủng hoảng tự phát sinh.
Khủng hoảng sẽ xảy ra nếu như có một khu vực yếu kém mà các chính
sách chưa đủ mạnh để tránh không cho khủng hoảng xảy ra, nhưng các chính
sách cũng có đủ bất cập khiến khủng hoảng là điều khó tránh khỏi [10].
Mô hình này có thể xảy ra ở những nước có độ yếu kém về tài chính và
vĩ mô vừa phải, song cam kết duy trì tỷ giá cố định của Chính phủ bị suy yếu
do các biện pháp bảo vệ tỷ giá quá tốn kém. Khi đó, các nhà đầu cơ có thể
bán tháo đồng nội tệ để mua ngoại tệ, gây sức ép khiến Chính phủ phải từ bỏ


16
chính sách tỷ giá cố định, thực thi chính sách tiền tệ mở rộng. Hậu quả là
khủng hoảng bùng phát.
Biến thể của mô hình này xuất phát từ tình trạng thông tin không hoàn
hảo và bất cân xứng. Trong điều kiện một hoặc vài ngân hàng có vấn đề, sẽ
gây ra tâm lý “bầy đàn” dẫn đến hành vi rút tiền ồ ạt ra khỏi hệ thống tài
chính, dẫn đến khủng hoảng.

Khác với khủng hoảng mô hình thế hệ thứ nhất, khủng hoảng mô hình
thế hệ thứ hai không thể dự báo nếu chỉ thông qua chính sách vĩ mô truyền
thống đơn thuần, mà cần phải xem xét các chính sách theo nghĩa rộng; tuy
nhiên, cũng không chắc chắn có thể xác định chính xác thời điểm khủng
hoảng.
Kỳ vọng thị trường
(Chính phủ rời bỏ tỷ
giá cố định để thực
hiện chính sách khác)

Đầu cơ nội
tệ

Kỳ vọng nội tệ bị phá
giá
Lãi suất tăng

Thả nổi tỷ
giá

Khủng
hoảng

Hình 1.2. Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ hai
1.2.3. Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba
Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba được Yoshitomi và Ohno xây
dựng, đặc trưng cho các cuộc khủng hoảng tài khoản vốn trong cán cân thanh
toán quốc tế.
Việc tự do hóa tài khoản vốn với lộ trình không thích hợp thường dẫn



17
đến 2 hệ quả là tiền đề cho cuộc khủng hoảng kép (khủng hoảng tiền tệ và
khủng hoảng ngân hàng):
- Luồng vốn đổ vào ồ ạt quá mức thâm hụt cán cân vãng lai khiến cán
cân thanh toán thặng dư và dự trữ ngoại hối tăng. Điều này dẫn đến sự gia
tăng tín dụng, đầu tư và tiêu dùng trong nước. Điều quan trọng là đầu tư quá
mức và kém hiệu quả làm thâm hụt cán cân vãng lai tăng, mức cung dư thừa.
Khi các nhà đầu tư nhận ra những dấu hiệu bất ổn (sự giảm xuống của giá bất
động sản và cổ phiếu, hoạt động tấn công đầu có tiền tệ,…), họ đồng loạt rút
vốn ra khỏi nền kinh tế. Hậu quả là cán cân thanh toán ngày càng thâm hụt
trầm trọng, dự trữ ngoại hối cạn kiệt, và một cuộc khủng hoảng tiền tệ đã có
đủ điều kiện để xảy ra.
- Trong điều kiện tự do hóa cán cân vốn, một lượng vốn ngắn hạn với
tỷ trọng quá lớn (lớn hơn nhiều lần dự trữ ngoại hối) đã đổ vào nền kinh tế.
Trong điều kiện giám sát vốn vay kém hiệu quả, một lượng lớn vốn vay
ngắn hạn bằng ngoại tệ được sử dụng cho vay bằng nội tệ để đầu tư vào các
dự án dài hạn kém hiệu quả. Và khi đồng nội tệ mất giá, một lượng lớn
nguồn vốn ngắn hạn bị các nhà đầu tư rút ra, bảng cân đối kế toán của
doanh nghiệp và ngân hàng xấu đi nghiêm trọng. Khi đó, tài sản ròng của
các ngân hàng sụt giảm nhanh chóng, buộc phải thu hẹp tín dụng, tạo điều
kiện cho bảng cân đối kế toán tồi tệ hơn. Quá trình tác động vòng xoáy và
cộng hưởng này làm khủng hoảng bùng phát nhanh chóng và đẩy các quốc gia
lún sâu vào suy thoái [10].


18

Hệ thống tài chính
nôị địa: tập trung

vào NH, giám sát
yếu kém, tâm lí ỷ lại.

Dòng vốn nước ngoài
chảy vào: Nợ có mệnh
giá bằng ngoại tệ và kì
hạn ngắn gia tăng.

CS vĩ mô:
TGHĐ cố định.

Tình hình kinh
tế vĩ mô: TGHĐ
thực bị nâng cao,
thâm hụt thương
mại gia tăng.

Phân bổ vốn sai
lệch: Đầu tư quá
mức, bong bóng tài
sản, tham nhũng.

Tình hình tài
chính: Tỷ lệ nợ
khó đòi cao, mất
cân xứng về kì
hạn tài sản nợ và
có.

KHỦNG

HOẢNG
Tấn công đầu cơ,
vốn chảy ra nước
ngoài, ngân hàng
và doanh nghiệp
phá sản.

Hình 1.3. Mô hình khủng hoảng thế hệ thứ ba
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN MÔ HÌNH CẢNH BÁO SỚM
KHỦNG HOẢNG TIỀN TỆ
1.3.1. Định nghĩa nhân tố ảnh hưởng
a. Nhóm nhân tố thuộc loại tài khoản vãng lai
 Nhân tố tỉ giá hối đoái thực tế
Tỷ giá hối đoái thực tế: là tỷ giá phản ánh sức mua tương quan của hai
đồng tiền, được tính toán thông qua tỷ giá hối đoái danh nghĩa [17].
Tỷ giá hối đoái thực tế có xét đến tương quan giá cả, tương quan tỷ lệ
lạm phát giữa hai nước.
Quan hệ giữa hai loại tỷ giá này được thể hiện qua cách tính sau:


19
Tỷ giá hối đoái thực tế = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x (Giá nội địa /Giá
nước ngoài) = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa x (1+Tỷ lệ lạm phát trong nước /
1+Tỷ lệ lạm phát nước ngoài).
 Giá trị xuất khẩu

Xuất khẩu chủ yếu phụ thuộc vào những gì đang diễn biến tại các quốc
gia khác vì xuất khẩu của nước này chính là nhập khẩu của nước khác. Do
vậy nó chủ yếu phụ thuộc vào sản lượng và thu nhập của các quốc gia bạn
hàng. Chính vì thế trong các mô hình kinh tế người ta thường coi xuất khẩu là

yếu tố tự định. Tuy nhiên, nhìn ở khía cạnh khác, xuất khẩu của một nước
cũng phụ thuộc lớn vào chính sách tỷ giá hối đoái của nước đó.
 Giá trị nhập khẩu
Nhập khẩu có xu hướng tăng khi GDP tăng và thậm chí nó còn tăng
nhanh hơn. Ngoài ra, nhập khẩu phụ thuộc giá cả tương đối giữa hàng hóa sản
xuất trong nước và hàng hóa sản xuất tại nước ngoài. Nếu giá cả trong nước
tăng tương đối so với giá thị trường quốc tế thì nhập khẩu sẽ tăng lên và
ngược lại. Ví dụ: nếu giá xe đạp sản xuất tại một nước tăng tương đối so với
giá xe đạp nước khác thì người dân có xu hướng tiêu thụ nhiều xe đạp nước
khác nhiều hơn dẫn đến nhập khẩu mặt hàng này cũng tăng.
b. Nhóm nhân tố thuộc tài khoản vốn
 Dự trữ ngoại hối
Dự trữ ngoại hối là toàn bộ tài sản bằng ngoại hối sẵn sàng sử dụng để
can thiệp, thể hiện trên bảng cân đối tiền tệ của Ngân hàng Trung ương.
Dự trữ ngoại hối có vai trò quan trọng trong việc can thiệp thị trường
ngoại hối nhằm thực hiện chính sách tiền tệ và chính sách tỷ giá. Việc duy trì
một mức dự trữ ngoại hối vừa đủ là cần thiết nhằm bảo vệ giá trị đồng nội tệ,
hạn chế sự biến động quá mức của tỷ giá hối đoái, đáp ứng nhu cầu ngoại tệ
của nền kinh tế, chống đỡ khủng hoảng kinh tế và tài chính. Điều này là phù


×