Tải bản đầy đủ (.pdf) (127 trang)

Phát triển khai thác thủy sản xa bờ tại Thành phố Đà nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.1 MB, 127 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN THỊ THU

PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THỦY SẢN XA BỜ
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

PHAN THỊ THU

PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THỦY SẢN XA BỜ
TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Kinh tế phát triển
Mã số: 60.31.01.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

Người hướng dẫn khoa học: TS. Ninh Thị Thu Thủy

Đà Nẵng – Năm 2015



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả phương án nêu trong luận văn là trung thực và
chưa từng được ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả luận văn

Phan Thị Thu


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài.......................................................................... 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................... 3
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4
5. Bố cục đề tài........................................................................................... 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu................................................................. 4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THỦY
SẢN XA BỜ.................................................................................................. 9
1.1. TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN XA BỜ ........................ 9
1.1.1. Một số khái niệm............................................................................ 9
1.1.2. Đặc điểm của khai thác thủy sản xa bờ ......................................... 10
1.1.3. Vai trò của khai thác thủy sản xa bờ ............................................. 11
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THỦY SẢN XA BỜ........ 15
1.2.1. Xác định cơ cấu nghề khai thác .................................................... 15
1.2.2. Phát triển các nguồn lực khai thác thủy sản xa bờ......................... 15
1.2.3. Phát triển cơ sở hạ tầng, hoạt động dịch vụ hậu cần phục vụ khai
thác thủy sản xa bờ................................................................................. 18
1.2.4. Lựa chọn mô hình liên kết khai thác và tiêu thụ sản phẩm............ 18

1.2.5. Đảm bảo công tác an ninh, an toàn cho người và tàu cá khai thác
thủy sản xa bờ ........................................................................................ 18
1.2.6. Gia tăng kết quả và đóng góp của khai thác thủy sản xa bờ .......... 23
1.3.

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN KHAI THÁC

THỦY SẢN XA BỜ ................................................................................. 24
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 24


1.3.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ............................................................. 25
1.3.3. Cơ chế chính sách của nhà nước................................................... 26
1.4. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THỦY SẢN XA BỜ.. 26
1.4.1. Kinh nghiệm phát triển khai thác thủy sản xa bờ của các nước..... 26
1.4.2. Kinh nghiệm phát triển khai thác thủy sản xa bờ ở trong nước ..... 27
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THỦY SẢN
XA BỜ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG THỜI GIAN QUA..... 32
2.1. ĐẶC ĐIỂM VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ẢNH HƯỞNG ĐẾN KHAI THÁC THỦY SẢN
XA BỜ...................................................................................................... 32
2.1.1. Đặc điểm tự nhiên ........................................................................ 32
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội.............................................................. 35
2.1.3. Cơ chế chính sách của thành phố Đà Nẵng trong KTTSXB.......... 40
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THỦY SẢN XA BỜ CỦA
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG............................................................................ 41
2.2.1. Thực trạng chuyển đổi cơ cấu nghề khai thác thủy sản xa bờ ....... 41
2.2.2. Thực trạng phát triển các nguồn lực khai thác thủy sản xa bờ....... 44
2.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng, hoạt động dịch vụ hậu cần phục
vụ khai thác thủy sản xa bờ .................................................................... 62

2.2.4. Thực trạng liên kết tổ chức khai thác và tiêu thụ sản phẩm........... 65
2.2.5. Công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho người và tàu cá khai thác
thủy sản xa bờ ........................................................................................ 71
2.2.6. Kết quả và đóng góp của khai thác thủy sản xa bờ....................... 78
2.3. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THỦY SẢN
XA BỜ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG................................................... 88
2.3.1. Những thành công ....................................................................... 88
2.3.2. Những hạn chế ............................................................................. 89


2.3.3. Nguyên nhân của những hạn chế .................................................. 90
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THỦY
SẢN XA BỜ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG........................................... 91
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN KHAI
THÁC THỦY SẢN XA BỜ CỦA THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG .................. 91
3.1.1. Quan điểm.................................................................................... 91
3.1.2. Mục tiêu ....................................................................................... 92
3.1.3. Định hướng .................................................................................. 93
3.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THỦY SẢN XA BỜ
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG......................................................................... 97
3.2.1. Chuyển đổi nghề khai thác thủy sản xa bờ theo hướng bền vững.. 97
3.2.2. Đẩy mạnh phát triển các nguồn lực khai thác thủy sản xa bờ........ 98
3.2.3. Phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng, dịch vụ hậu cần phục vụ khai thác
thủy sản xa bờ ...................................................................................... 101
3.2.4. Xây dựng mô hình liên kết khai thác và tiêu thụ sản phẩm ......... 101
3.2.5. Hoàn thiện công tác bảo đảm an ninh, an toàn cho người và tàu cá
khai thác thủy sản xa bờ ....................................................................... 103
3.2.6. Nâng cao nhận thức về vai trò của khai thác thủy sản xa bờ ....... 108
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................................. 109
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ANQP

An ninh quốc phòng

ATNĐ

Áp thấp nhiệt đới

BR-VT

Bà Rịa – Vũng Tàu

CNH-HĐH

Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CN – DV

Công nghiệp – Dịch vụ

GDP

Tổng thu nhập quốc dân

GTSX


Giá trị sản xuất

KHCN

Khoa học công nghệ

KH-KT

Khoa học - kỹ thuật

KTTSXB

Khai thác thủy sản xa bờ

KT-XH

Kinh tế - xã hội

NĐ-CP

Nghị định – Chính phủ

NLMT

Năng lượng mặt trời

NN

Nông nghiệp


NN-PTNT

Nông nghiệp – Phát triển Nông thôn

NTTS

Nuôi trồng thủy sản

PCLB-TKCN

Phòng chống lụt bão – Thông tin công nghệ

QĐ-BNN

Quyết định – Bộ Nông nghiệp

TFP

Năng suất các nhân tố tổng hợp

THCS

Trung học cơ sở

TNBQ

Thu nhập bình quân

UBND


Ủy ban nhân dân


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
2.1.

Gía trị và cơ cấu GDP phân theo ngành trên địa bàn
thành phố Đà Nẵng

Trang

35

2.2.

Cơ cấu dân số thành phố Đà Nẵng

39

2.3.

Cơ cấu họ nghề khai thác thủy sản xa bờ

42


2.4.

Số lượng tàu thuyền khai thác thủy sản Đà Nẵng

45

2.5.

Số lượng tàu KTTSXB

46

2.6.

Tổng công suất các tàu KTTSXB

47

2.7.

Ngư lưới cụ, trang thiết bị dùng cho KTTSXB

48

2.8.

Vốn tiếp cận để KTTSXB

49


2.9.

Tỷ trọng nguồn vốn phân bổ cho các địa phương

50

2.10.

Số lượng lao động tham gia KTTSXB là người Đà Nẵng

52

Số lao động có trình độ, không có trình độ chuyên môn

52

2.11.

2.12.

2.13.
2.14.
2.15.

bình quân 1 con tàu KTTSXB (2014)
Trình độ học vấn của Thuyền trưởng điều khiển tàu (điều

53

tra năm 2015)

Mức độ hiện đại của công nghệ áp dụng vào quá trình

57

khai thác thủy sản xa bờ (điều tra năm 2015)
Cơ sở hạ tầng dịch vụ hậu cần

62

Tình hình liên kết ngang của các tàu thuyền KTTSXB

66

năm 2015

2.16.

Tổ đội đoàn kết sản xuất trên biển

67

2.17.

Ngư trường khai thác của thành phố Đà Nẵng

71

2.18.

Sản lượng bình quân/tàu/năm KTTSXB


78


2.19.

2.20.

2.21.

Sản lượng thủy sản phân theo loại thủy sản trong khai

80

thác thủy sản xa bờ
Cơ cấu Sản lượng thủy sản phân theo loại thủy sản trong

81

khai thác thủy sản xa bờ
Cơ cấu Sản lượng thủy sản phân theo loại thủy sản trong

81

khai thác thủy sản xa bờ

2.22.

Bảng giá trị sản xuất khai thác thủy sản xa bờ


82

2.23.

Bảng gía trị tăng thêm KTTSXB

83

2.24.

Hiệu quả CPTX KHTSXB

83

2.25.

Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư cơ bản KTTSXB

84

Tỷ trọng GTSX của khai thác thủy sản xa bờ trong

85

2.26.

2.27.

2.28.
2.29.


GTSX Nông lâm thủy sản
Tỷ trọng GTSX của khai thác thủy sản xa bờ trong tổng

86

GTSX của địa phương
Số lao động khai thác thủy sản xa bờ/Tổng số lao động

87

có việc làm của địa phương
Thu nhập bình quân ngư dân tham gia KTTSXB

88


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

2.1.

Bản đồ địa lý Thành phố Đà Nẵng

32


2.2.

Bảng biểu cơ cấu nghề năm 2013

43

2.3.

Bảng biểu cơ cấu nghề năm 2014

43


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam có vị thế đặc biệt quan trọng ở Đông Nam Á nhờ có một vùng
lãnh thổ trải dài trên ba nghìn km ở rìa Tây Biển Đông và một vùng biển rộng
trên một triệu km2, gấp ba lần diện tích lãnh thổ. Quá trình công nghiệp hóa,
hiện đại hóa đất nước hiện nay và nhất là sự phát triển của nền kinh tế thị
trường dựa trên nền tảng của lĩnh vực dịch vụ sau này đòi hỏi phải phát huy
được tiềm năng to lớn của tài nguyên vị thế biển. Muốn vậy, trước hết phải có
nhận thức đúng đắn về tài nguyên thủy sản Việt Nam và tiềm năng của nó đối
với phát triển kinh tế - xã hội.
Hiện nay, việc khai thác nguồn lợi thủy sản ven bờ thiếu kiểm soát đang
khiến nguồn lợi này dần cạn kiệt, một số loài đã trở nên khan hiếm. Để khai
thác thủy sản ven bờ, nhiều ngư dân vẫn sử dụng những công cụ đánh bắt
không đúng quy định về kích thước mắt lưới, có nơi còn sử dụng các phương

tiện khai thác hủy diệt (chất nổ, xung điện, chất độc).
Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là bảo vệ tài nguyên tự nhiên có giá trị kinh tế
cao nhưng với cường độ khai thác như hiện nay thì khả năng tái tạo của
nguồn lợi thủy sản là khó khăn, đe dọa sự sinh tồn của nhiều loài thủy sản,
nguồn lợi này trở nên cạn kiệt.
Tuy nhiên, tốc độ tăng dân số ngày càng nhanh, trong khi nguồn lợi thủy
sản ven bờ có hạn khiến việc giải quyết công ăn việc làm và thu nhập cho bà
con ngư dân cũng là vấn đề nan giải. Do đó, giải pháp cho tình hình trên là
phát triển loại hình đánh bắt xa bờ vừa giúp bảo vệ tài nguyên thủy sản ven
bờ vừa giúp phát triển kinh tế.
Hiện nay, hoạt động đánh bắt của Việt Nam chủ yếu là hình thức đánh
bắt quy mô nhỏ trong vòng 3 – 10 hải lý tính từ đất liền, sử dụng tầu cá dưới


2

20 tấn. Để giảm tình trạng khai thác tài nguyên thủy sản ven bờ, Việt Nam đã
và đang tập trung vận động ngư dân đầu tư nâng cấp tàu thuyền tham gia khai
thác thủy sản xa bờ. Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản - Tổng cục
Thủy sản đang khẩn trương hoàn tất đề án dự báo ngư trường khai thác với
nội dung tập trung vào hoạt động thu thập thông tin, dữ liệu dựa vào hải trình
các đội tàu biển để dự báo sản lượng khai thác các loài hải sản, phục vụ công
tác quản lý, giám sát; xây dựng dự báo cấu trúc các trường khí tượng, hải
dương học nghề cá để cung cấp thông tin về ngư trường, các loài hải sản có
giá trị kinh tế cao cho các đội tàu theo qui mô tháng.
Đà Nẵng là thành phố trực thuộc Trung Ương, là trung tâm kinh tế chính
trị của khu vực Miền Trung, ở vùng vị trí chiến lược của cả nước, có lợi thế
cả về đường bộ, đường sắt, đường biển, và đường hàng không. Với lợi thế có
vịnh nước sâu, có vùng lãnh hải thềm lục địa trải ra 125 km, có bờ biển dài 70
km.

Tuy nhiên, trong bối cảnh chung của cả nước, khai thác thủy sản của Đà
Nẵng cũng gặp không ít những thách thức từ việc suy thoái môi trường, khí
hậu khắc nghiệt, mưa bão và hạn hán xảy ra thường xuyên. Lực lượng lao
động dồi dào nhưng chất lượng còn hạn chế, tỷ lệ qua đào tạo còn thấp vàvấn
đềtranh chấp Biển Đông đang căng thẳng. Công nghiệp khai thác hải sản xa
bờ hình thành tất nhiên không thể thiếu cơ sở hạ tầng kỹ thuật đồng bộ đi
kèm, như: hệ thống bến cá, cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão, cơ sở đóng
sửa tàu cá, cơ sở thu mua chế biến thủy sản và cung ứng vật tư nghề cá,
nguyên nhiên liệu…
Phát triển khai thác thủy sản xa bờ gắn liền với bảo vệ chủ quyền biển
đảo, khai thác hải sản xa bờ là một trong những ngành kinh tế biển quan trọng
của thành phố Đà Nẵng, không chỉ do đóng góp lớn vào tỷ trọng GDP biển
hiện tại mà còn là ngành có nhiều nhân lực hiện diện trên biển nhất, có thể


3

tham gia vào việc giữ vững an ninh quốc phòng, bảo vệ chủ quyền quốc gia
trên biển.
Chính vì lẽ đó, việc phát triển khai thác thủy sản xa bờ cần được nghiên
cứu đề đưa ra các định hướng khai thác phù hợp với trình độ và điều kiện của
ngư dân tại thành phố, bảo đảm tính hiệu quả ổn định kinh tế - xã hội lâu dài.
Với những lý do trên, tôi đã chọn đề tài: “Phát triển khai thác thủy sản
xa bờ tại thành phố Đà Nẵng” làm luận văn tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá thực trạng phát triển khai thác thủy sản xa bờ của thành phố Đà
Nẵng; từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh phát triển khai thác thủy sản xa
bờ phù hợp với mục tiêu phát triển của thành phố Đà Nẵng cũng như cả nước;
đảm bảo tính ổn định, nhằm tránh những rủi ro trong quá trình khai thác thủy

sản xa bờ; nâng cao vai trò của khai thác thủy sản xa bờ, góp phần tăng thu
nhập cho người ngư dân.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển khai thác thủy
sản xa bờ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng về phát triển KTTSXB trên địa bàn
Thành phố Đà Nẵng, chỉ ra những mặt thành công, những hạn chế và nguyên
nhân của những hạn chế trong phát triển KTTSXB trên địa bàn.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển KTTSXB trên địa bàn Thành Phố Đà
Nẵng trong thời gian tới.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu
Là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển KTTSXB
trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng.


4

- Phạm vi nghiên cứu
+ Về nội dung: Nghiên cứu phát triển Khai thác thủy sản xa bờ của
Thành phố Đà Nẵng thông qua các tình hình khai thác thủy sản xa bờ: sản
lượng, số tàu thuyền, đầu ra....
+ Về không gian: Đề tài tập trung nghiên cứu nội dung trên tại Thành
phố Đà Nẵng.
+ Về thời gian: nghiên cứu thực trạng phát triển KTTSXB trên địa bàn
thành phố trong giai đoạn từ năm 2010 tới năm 2014; Các giải pháp đề xuất
trong luận văn có ý nghĩa trong 15 năm tới.
4. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu, đề tài sử dụng các phương pháp sau:
- Phương pháp phân tích thực chứng, phương pháp phân tích chuẩn tắc

- Phương pháp so sánh, phân tích, tổng hợp
- Phương pháp điều tra mẫu
- Các phương pháp nghiên cứu khác,…
5. Bố cục đề tài
- Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Mục lục, Danh mục tài liệu tham khảo,
Phụ lục, nội dung chính của đề tài được chia làm 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về phát triển khai thác thủy sản xa bờ
Chương 2. Thực trạng phát triển khai thác thủy sản xa bờ của Thành
phố Đà Nẵng trong thời gian qua
Chương 3. Giải pháp phát triển khai thác thủy sản xa bờ của Thành phố
Đà Nẵng thời gian đến.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Khai thác thủy sản xa bờ là ngành sản xuất có lịch sử lâu đời, gắn liền
với sự phát triển của loài người và đóng một vai trò quan trong trong đời sống
xã hội. Đối với Việt Nam hiện nay, khai thác thủy sản vẫn đóng vai trò quan


5

trọng trong nền kinh tế, được Đảng và Nhà nước hết sức chú trọng. Bởi vậy,
từ lâu vấn đề phát triển khai thác thủy sản xa bờ luôn được các nhà khoa học
trong và ngoài nước quan tâm nghiên cứu.
Trong nghiên cứu: “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển bền
vững khai thác thủy sản vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ” (“An analysis on
several factors influencing sustainable developtment in the fishing sector the
sounthern central coastal areas of Viet Nam”) _Phan Thị Dung (Trường Đại
học Nha Trang) điều tra và đánh giá đưa ra những luận giải những yếu tố tác
động tới hiệu quả khai thác thủy sản xa bờ. Từ đó có thể đưa ra các giải pháp
phát triển ngành khai thác thủy sản xa bờ
Trong “Định hướng và giải pháp phát triển ngành thủy sản bền vững

vùng Duyên Hải Miền Trung” đã nghiên cứu Vùng duyên hải miền Trung
gồm các tỉnh/thành phố từ Thừa Thiên Huế đến Khánh Hòa (mở rộng đến
Ninh Thuận, Bình Thuận) có chiều dài bờ biển khoảng 1.000 km, khá sâu ở
sát bờ, nhiều eo biển, cửa sông, vũng, vịnh, đảo và quần đảo; ngoài khơi có
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có ý nghĩa chiến lược về an ninh quốc
phòng và thuận lợi cho phát triển khai thác, nuôi trồng thủy hải sản.
Thủ tướng Chính phủ đã có Quyết định số 137/2007/QĐ-TTg, ngày
21/8/2007, phê duyệt Đề án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng chống
thiên tai trên biển. Thực hiện Đề án này, hiện nay, dự án "Xây dựng hệ thống
thông tin quản lý nghề cá trên biển" đã bắt đầu triển khai giai đoạn 1 năm
2009 nhằm cung cấp thông tin tổng hợp về thời tiết, khí tượng hải văn, hải
dương học,.. và tạo điều kiện cho các cơ quan quản lý, các chủ doanh nghiệp
khai thác nắm bắt thông tin hoạt động của tàu cá trên biển để có biện pháp xử
lý kịp thời, đảm bảo an toàn cho người và phương tiện hoạt động trên biển.
Giai đoạn 2 của dự án 2010 - 2012 sẽ hướng tới xây dựng và đưa vào khai
thác hệ thống giám sát tàu vị trí tàu thuyền trên biển trên cơ sở úng dụng công


6

nghệ vệ tinh, hoàn thiện hệ thống thông tin hai chiều giữa tàu và bờ và xây
dựng cơ sở dữ liệu thông tin phục vụ công tác dự báo ngư trường, khí tượng
hải văn nghề cá.
Trong nghiên cứu “Phát triển ngành bảo quản, chế biến thủy sản vùng
Duyên Hải Miền Trung “ của Trang Sĩ Trung - Nguyễn Văn Minh - Huỳnh
Long Quân, Trường Đại học Nha Trang đã khái quát lên thực trạng phát triển
ngành thủy sản phát triển tự phát theo cơ chế thị trường chưa có sự gắn kết
chặt chẽ từ đó đưa ra phương án cần có sự liên kết chặt chẽ với nhau trong
nuôi trồng, đánh bắt và chế biến thủy sản. Nhà nước cần ban hành các cơ chế,
chính sách nhằm giúp đỡ ngư dân, người nuôi trồng cũng như nhà chế biến

trong việc chủ động phát triển công nghiệp, phát triển cơ khí nghề cá.. để phát
triển ngành thủy sản
“Đề án Tổ chức khai thác, thu mua, chế biến tiêu thụ cá ngừ theo
chuỗi”, việc chọn đối tượng cá ngừ đại dương để tổ chức theo chuỗi: từ khai
thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ. Phát triển chuỗi hiệu quả và bền vững, tạo
sự đột phá, tiền đề và cơ sở để phát triển bền vững từ đó nhân rộng đối với
các đối tượng và nghề khai thác hải sản xa bờ khác, góp phần thực hiện thành
công Đề án “Tổ chức lại sản xuất trong khai thác thủy sản” và chủ trương của
Chính phủ về tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững. Trên cơ sở đó, việc xây dựng Đề án “Tổ chức
khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ cá ngừ theo chuỗi” là cần thiết.
Đề án “Dự báo ngư trường khai thác hải sản” Theo ý kiến kết luận của
Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (đã trình Bộ NN&PTNT) Bộ NN&PTNT,
UBND các tỉnh ven biển nhằm đưa dự báo ngư trường nhằm phục vụ cho
công tác dự báo để đảm bảo chắc chắn khi tàu thuyền khai thác đúng vị trí,
cho năng suất, giảm chi phí cho bà con ngư dân.
Đề án “Điều tra năng lực khai thác và dịch vụ hậu cần nghề cá và phân


7

bố lại cơ cấu sản xuất” nhằm: Làm cơ sơ khoa học cho việc xây dựng qui
hoạch, kế hoạch quản lý cường lực khai thác hải sản, hoạch định chính sách
quản lý khai thác hải sản phát triển cơ sở hậu cần nghề cá. Và làm cơ sở cho
việc kiểm soát cường lực, phân bố lại lực lượng khai thác hải sản trên các
vùng biển.
Có một số nghiên cứu về hiệu quả kinh tế đội tàu khai thác được tiến
hành trong nước và ngoài nước. Điển hình trong số đó là nghiên cứu, điển
hình trong đó là nghiên cứu của các tác giả Viện kinh tế và quy hoạch thủy
sản, Viên nghiên cứu thủy sản về dự án đánh giá nguồn lợi sinh vật biển VN2

“Tổng quan nghề cá tỉnh Bến Tre,; Tổng quan nghề cá Khánh Hòa” (2005).
Nhìn chung nghiên cứu về nghề cá tính Khánh Hòa này mang tính tổng quan
về nghề cá của tỉnh như ngư trường, cơ cấu đội tàu, các điểm lên cá và sản
lượng cá, tình hình kinh tế của các hộ gia đình khai thác cá biển. Từ đó có kế
hoạch phát triển nghề cá các tỉnh một cách hợp lý.
“Nghiên cứu thực trạng và đề xuất giải pháp tổ chức sản xuất an toàn
trên biển cho tàu thuyền nghề câu cá ngừ đại dương tỉnh Khánh Hòa” của
Nguyễn Đức Sĩ: nhằm chủ động tạo sự an toàn cho người cũng như tàu
thuyền hoạt động trên biên, để ngư dân cũng như gia đình và chính quyền địa
phường và những đội ngũ ngư kiểm giúp dân bám biển an toàn.
Trước thực trạng bảo quản các sản phẩm thủy sản còn đang chưa được
chú trọng Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản-Tổng cục Thủy sản do
Chủ nhiệm đề tài: GS.TS. Vương Văn Quỳnh với đề tài: “Điều tra thực trạng
bảo quản sau thu hoạch sản phẩm khai thác trên tàu cá xa bờ và đề xuất giải
pháp”. Đề tài đã điều tra, khảo sát, phân tích, đánh giá được thực trạng công
tác bảo quản sản phẩm sau thu hoạch, các yếu tố tác động đến chất lượng sản
phẩm và tổn thất sau thu hoạch trên tàu cá khai thác xa bờ (trang thiết bị, máy
móc, công nghệ bảo quản trên tàu; hoạt động quản lý, tổ chức sản xuất, phân


8

công lao động, dịch vụ hậu cần trên tàu cá và cảng cá; áp dụng các tiêu chuẩn,
quy chuẩn kỹ thuật về bảo quản trên tàu cá, cảng cá, nậu vựa; xu hướng và
nhu cầu trang bị, áp dụng quy trình công nghệ bảo quản sản phẩm trên tàu;
phương thức khai thác; tổng hợp các đề tài, tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo
quản sản phẩm).
Trong tạp chí khoa học kinh tế – xã hội Đà Nẵng: “Chính sách hỗ trợ
khai thác thủy sản xa bờ thành phố Đà Nẵng” của tác giả TS. Ninh Thị Thu
Thủy đã đề cập thực trạng nguồn lực của ngành khai thác thủy sản xa bờ từ đó

xây dựng các chính sách để phát triển ngành khai thác thủy sản xa bờ ngày
càng lớn mạnh.


9

CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THỦY SẢN
XA BỜ
1.1. TỔNG QUAN VỀ KHAI THÁC THỦY SẢN XA BỜ
1.1.1. Một số khái niệm
- Phát triển
Phát triển là tạo ra cái mới hoặc hoàn thiện, làm thay đổi về căn bản cái
đã có để có cái tốt hơn, tiến bộ hơn. Cái mới, cái được hoàn thiện (tức phát
triển) có thể có hai khía cạnh chính: Phát triển về số lượng và phát triển về
chất lượng. Như vậy, phát triển chỉ sự trưởng thành, lớn hơn về chất và về
lượng. Nói cách khác, phát triển là tất cả các hoạt động tìm kiếm nhằm tạo ra
cái mới, có thể làm tăng về số lượng, làm cho tốt hơn về chất lượng hoặc cả
hai.
- Khai thác thủy sản
Khai thác thuỷ sản: “ là việc khai thác nguồn lợi thuỷ sản trên biển,
sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước tự nhiên khác” (Luật Thủy sản, 2003,
tr1).
Là một hoạt động của con người (ngư dân) thông qua các ngư cụ, ngư
thuyền và ngư pháp nhằm khai thác nguồn lợi thủy sản tự nhiên. Sản phẩm
của KTTS bao gồm:
+ Cá thực phẩm cho tiêu thụ trực tiếp của con người;
+ Con giống (cá bố mẹ, cá giống) cho Nuôi trồng thủy sản (NTTS) và
cho Đánh bắt được tăng cường trên cơ sở NTTS;
+ Thức ăn cho gia súc và NTTS.

Nguyên tắc khai thác thuỷ sản:
+ Khai thác thuỷ sản ở vùng biển, sông, hồ, đầm, phá và các vùng nước
tự nhiên khác phải bảo đảm không làm cạn kiệt nguồn lợi thuỷ sản; phải tuân


10

theo quy định về mùa vụ khai thác, thời hạn khai thác, vùng khai thác, chủng
loại và kích cỡ thuỷ sản được khai thác, sản lượng cho phép khai thác hàng
năm và phải tuân theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp
luật có liên quan.
+ Sử dụng các loại ngư cụ, phương tiện khai thác thuỷ sản có kích cỡ phù
hợp với các loài thuỷ sản được phép khai thác.
Khai thác thủy sản xa bờ: Là việc khai thác các nguồn lợi thủy sản ở
vùng biển giới hạn bởi tuyến lộng và ranh giới ngoài của vùng đặc quyền kinh tế
(từ 24 hải lý) được trang bị bởi tàu thuyền có công suất từ 90 CV trở lên.
- Phát triển khai thác thủy sản xa bờ: thực chất là phát triển hệ thống
tàu thuyền, hệ thống cơ sở hạ tầng dịch vụ khai thác thủy sản, các nguồn lực
vật chất tham gia: vốn, lao động, công nghệ, ... trong khai thác đảm bảo nó
được phát triển ổn định bằng tổng thể các phương pháp, biện pháp, chính sách
khai thác, sử dụng hợp lý các nguồn lực để gia tăng kết quả, hiệu quả khai
thác xa bờ, đáp ứng tốt hơn yêu cầu của thị trường và xã hội.
1.1.2. Đặc điểm của khai thác thủy sản xa bờ
a. Mang tính mùa vụ, phụ thuộc điều kiện khí hậu/địa lý/sinh thái,
điềuX kiện kinh tế-xã hội, thị trường.
Đây là nét điển hình nhất của ngành nông nghiệp vì qúa trình khai thác
là quá trình tái sản xuất, kinh tế gắn bó với quá trình tái sản xuất tự nhiên,
thời gian hoạt động và thời gian sản xuất trùng nhau. Do sự biến thiên về điều
kiện thời tiết khí hậu, ngư trường, mỗi mùa có từng loại cá riêng, dẫn đến
khai thác mỗi mùa cũng khác nhau.

b. Đối tượng khai thác là sinh vật biển, chúng là những tài nguyên
biển có sẵn, đa dạng
Các loại sinh vật biển phát triển theo quy luật sinh học nhất định (sinh
trưởng, phát triển và diệt vong). Chúng rất nhạy cảm với mọi yếu tố ngoại


11

cảnh, mọi sự thay đổi thời tiế, khí hậu đều tác động trực tiếp đến sự phát triển
và diệt vong. Sinh vật biển với tư cách là tư liệu sản xuất đặc biệt, được khai
thác bằng ngư cụ làm tư liệu sản xuất cho chu trình sản xuất. Và mỗi loài sinh
vật biển đều tương thích mới mỗi loại khí hậu, mực nước, vùng biển khác
nhau. Chính vì vậy, chúng là những sinh vật có sẵn trong tự nhiên, môi
trường nào thích hợp nó sẽ cư trú, sinh sản, phát triển.
c. Khai thác có tính vùng
Khai thác thủy sản là ngành nông nghiệp vừa là ngành công nghiệp được
tiến hành trên địa bàn rộng lớn, phức tạp, phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên
nên mang tính khu vực rõ rệt. Thế nhưng, ở mỗi ngư trường vùng biển có
điều kiện có điều kiện khí hậu, thời tiết, nước biển rất khác nhau. Khai thác
sinh vật biển, là những sinh vật có sẵn trong tự nhiên phụ thuộc cách sinh
trưởng và phát triển mỗi nơi mỗi khác, mỗi vùng biển sẽ có những sinh vật
biển khác nhau sinh sống. Chính vì vậy, do điều kiện khác nhau như vậy, đòi
hỏi quá trình khai thác thủy sản xa bờ cần chú ý các vấn đề kinh tế kỹ thuật
sau:
- Tiến hành điều tra các nguồn tài nguyên sinh vật biển trên phạm vi biển
của cả nước cũng như tính quy hoạch bố trí ngư cụ, nguyên liệu tiến hành
khai thác cho phù hợp với chủng loại đó
- Việc xây dựng phương hướng tiến hành khai thác phải phù hợp với đặc
điểm sinh sản và sinh trưởng của nó.
- Hệ thống các chính sách kinh tế phù hợp với từng điều kiện từng vùng,

từng khu vực nhất định.
- Khai thác tiến hành trong thời điểm khí hậu tốt, không có bão, hay lốc
gió khi đã được cảnh báo thiếu an toàn khi ra khơi.
1.1.3. Vai trò của khai thác thủy sản xa bờ
Khai thác thủy sản dần trở thành thế mạnh trên thương trường xuất khẩu,


12

có tốc tăng trưởng cao, có tỷ trọng GDP ngày càng lớn và chiếm một vị thế
quan trọng trong nền kinh tế quốc dân. Nó được thể hiện ở các mặt sau:
a. Cung cấp thực phẩm cho nhu cầu của con người, góp phần cải
thiện tình trạng suy dinh dưỡng do thiếu đạm, đóng góp cho sự an toàn
thực phẩm
Các kết quả nghiên cứu của các chuyên gia về dinh dưỡng khẳng định
hầu hết các loại thủy sản đều là những sản phẩm giàu đạm, dễ tiêu hóa, phù
hợp với sinh lý dinh dưỡng ở mọi lứa tuổi. Càng ngày thủy sản được tin
tưởng như một loại thực phẩm ít gây bệnh (tim mạch, béo phì, ưng thư..) và ít
chịu ô nhiễm hơn. Xét về thành phần dinh dưỡng cho thấy: so với các loại
thịt, các loại thực phẩm là thủy sản có chứa ít chất mỡ hơn, nhiều chất khoáng
và chất đạm hơn. Hoạt động khai thác thủy sản phát triển rộng khắp trên cả
nước, góp phần tích cực chuyển đổi cơ cấu thực phẩm trong bữa ăn, cung cấp
nguồn dinh dưỡng dồi dào, đáp ứng được yêu cầu cụ thể là tăng nhiều đạm và
vitamin cho người dân Việt Nam.
b. Góp phần quan trọng trong tăng trưởng của ngành NLNN
Khai thác thủy sản là ngành kinh tế có khả năng tạo ra nhiều giá trị gia
tăng. Vì vậy phát triển mạnh khai thác thủy sản, đặc biệt là khai thác thủy sản
xa bờ góp phần thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp. Để đánh
giá vai trò của các khu vực, ngành kinh tế người ta thường sử dụng hai tiêu
chí chủ yếu là tốc độ tăng trưởng và tỷ trọng của từng ngành, từng khu vực

trong toàn bộ nền kinh tế. Khi sử dụng hai tiêu chí trên cần chú ý hai trường
hợp: tốc độ tăng trưởng cao nhưng tỷ trọng nhỏ hoặc nếu tỷ trọng lớn nhưng
tốc độ tăng trưởng thấp thì mức độ đóng góp vào tốc độ tăng trưởng chung là
thấp. Ngày nay người ta đánh giá mới bằng việc xác định tỷ trọng đóng góp
của từng ngành, từng khu vực vào tốc độ tăng trưởng chung. Chỉ tiêu này thể
hiện rõ hơn và lượng hóa được vai trò của từng ngành, từng khu vực trong


13

nền kinh tế. Trong những năm qua tỷ trọng đóng góp của ngành nông lâm
thủy sản vào tốc độ tăng trưởng chung có xu hướng tăng dần la do sự chuyển
biến tăng trưởng của ngành khai thác thủy sản
Việc ngành thuỷ sản chú trọng đầu tư ngày một nhiều hơn và đúng
hướng đã hình thành tiền đề quan trọng cho sự phát triển kinh tế thuỷ sản, tạo
nên sự chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực,
mở rộng quy mô sản xuất, kinh doanh, các lĩnh vực khai thác và nuôi trồng
thuỷ sản được định hướng phát triển phục vụ xuất khẩu đã tạo ra nhiều việc
làm và tăng thu nhập cho lao động nghề cá cả nước, góp phần gia tăng giá trị
xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế của đất nước.Sản lượng thuỷ sản năm 2013
ước tính đạt 5918,6 nghìn tấn, tăng 3,2% so với cùng kỳ năm trước trong đó
sản lượng thủy sản khai thác vẫn tăng, ước tính đạt 2709 nghìn tấn,
tăng 3,3% so với năm trước, trong đó khai thác biển đạt 2519 nghìn tấn, tăng
3,5%.
c. Tạo ra thị trường cho các sản phẩm công nghiệp; góp phần tăng
thu ngoại tệ chô đất nước, góp phần xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc
làm cho ngư dân, nông dân vùng nông thôn
Phát triển khai thác thủy sản đã tạo thị trường cho các ngành công
nghiệp đóng tàu, dệt lưới, động cơ nổ, kỹ nghệ lạnh, các ngành công nghiệp
phụ trợ đi kèm v.v.

Với những tiềm năng và lợi thế có sẵn trong việc phát triển khai thác
thủy sản tạo ra nguồn hàng xuất khẩu có giá trị góp phần quan trọng trong
việc thu ngoại tệ cho đất nước. Trong nhiều năm liền, ngành thủy sản luôn giữ
vị trí thứ 3 hoặc thứ 4 trong bảng danh sách các ngành có giá trị kim ngạch
xuất khẩu lớn nhất đất nước.
Hoạt động khai thác thủy sản tạo công ăn việc làm cho nhiều cộng đồng
nhân dân, đặc biệt ở những vùng nông thôn và ven biển và có vai trò tích cực


14

trong hoạt động xóa đói giảm nghèo, thông qua việc lập và phát triển các mô
hình hợp tác xã khai thác thủy sản xa bờ, tạo điều kiện phát triển các ngành
công nghiệp phụ trợ như chế biến thủy sản xuất khẩu, đóng gói, làm thức ăn
cho người và trong chăn nuôi.
d. Cung cấp nguyên liệu cho các công nghiệp chế biến sản phẩm nông
nghiệp
Phát triển khai thác thủy sản là con đường góp phần làm giàu cho kinh tế
đất nước. Khai thác thủy sản còn cung cấp một phần thức ăn cho chăn nuôi,
đặc biệt cho chế biến thức ăn chăn nuôi công nghiệp. Bột cá và các phế phẩm,
phụ phẩm thủy sản chế biến là nguốn thức ăn giàu đạm được sử dụng làm
thức ăn hoặc để chế biến thức ăn phục vụ chăn nuôi gia súc, gia cầm. Theo
tính toán của FAO hàng năm có trên 25% sản lượng thủy sản được sủ dụng
trực tiếp vào chế biến thức ăn cho chăn nuôi. Ở nước ta nhu cầu sử dụng bột
cá cho chế biến thức ăn gia súc ngày càng tăng.
e. Góp phần phát triển kinh tế xã hội, bảo vệ chủ quyền biển đảo cúa
đất nước
Với nhiều lợi thế đặc biệt về nguồn lợi thủy sản biển nước sâu, phát triển
mạnh mẽ khai thác thủy sản xa bờ nước ta sẽ góp phần phát triển kinh tế xã
hội nói chung và kinh tế xã hội ngành nông lâm ngư nghiệp nói riêng.

Tài nguyên biển có ý nghĩa đặc biệt quan trọng đối với đảm bảo an ninh
quốc phòng và chủ quyền quốc gia trên biển. Không gian biển và ven bờ biển là
một dạng tài nguyên quân sự, được khai thác và sử dụng triệt để trong chiến
tranh chống ngoại xâm.Việc bố trí phòng thủ cũng như lập các phương án tác
chiến trước hết phải dựa vào các yếu tố của vị thế như đặc điểm tự nhiên, đặc
biệt là địa hình và vị trí địa lý. Các đảo, vùng cửa sông, vùng thềm lục địa rất có
giá trị phân định ranh giới và chủ quyền quốc gia trên biển. Do vậy việc tổ chức
khai thác thủy sản xa bờ là đang bảo vệ chủ quyền biển đảo của dân tộc Việt


15

Nam, góp phần đảm bảo an ninh, quốc phòng cho các vùng biển đảo.
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN KHAI THÁC THỦY SẢN XA BỜ
1.2.1. Xác định cơ cấu nghề khai thác
- Cơ cấu nghề khai thác là thành phần tỷ trọng và mối quan hệ giữa các
nghề trong nội bộ ngành khai thác thủy sản xa bờ.
- Cơ cấu nghề khai thác xa bờ hợp lý là cơ cấu giữa các nghề của ngành
khai thác thủy sản xa bờ mà các thành phần của nó có tác dụng phát huy tốt
các tiềm năng của biển, tận dụng tốt các nguồn lực hiện có đáp ứng yêu cầu
thị trường và xã hội.
- Tiêu chí đánh giá:
+ Tỷ lệ họ nghề khai thác thủy sản xa bờ.
+ Sự thay đổi tỷ lệ họ nghề trong khai thác thủy sản xa bờ
1.2.2. Phát triển các nguồn lực khai thác thủy sản xa bờ
- Phát triển các nguồn lực trong khai thác thủy sản xa bờ là phát triển các
yếu tố: Đội tàu, lao động, vốn, khoa học và công nghệ, ngư cụ,…
Nếu muốn khai thác tăng trưởng theo chiều sâu thì phải gia tăng tổng
năng suất các yếu tố TFP. Các nguồn lực trong khai thác thủy sản bao gồm:
a. Nâng cao công suất và hiện đại hóa đội tàu khai thác xa bờ

- Nâng cao công suất đội tàu khai thác xa bờ là việc gia tăng số lượng
tàu và công suất của mỗi tàu thuyền tham gia khai thác thủy sản xa bờ. Theo
quy định tất cả tàu thuyền có công suất đủ 90 CV, có đầy đủ trang thiết bị
theo quy định để được cấp phép tham gia hoạt động khai thác thủy sản xa bờ.
- Hiện đại hóa đội tàu:
Hiện đại hóa tàu cá không chỉ giúp ngư dân tăng năng suất, chất lượng
thủy sản đánh bắt, mà còn góp phần giữ gìn an ninh vùng biển. Tàu cá hiện
đại là các tàu cá được đóng theo tiêu chuẩn kỹ thuật, có các trang thiết bị trên
tàu hiện đại phù hợp với nghề và vùng hoạt động của tàu. Phát triển đội tàu


×