Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

cach lap ban thuyet minh bao cao tai chinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (329.69 KB, 5 trang )

Cách lập bản thuyết minh báo cáo tài chính theo mẫu B09 - DNN
Bản thuyết minh báo cáo tài chính là một bộ phận hợp thành không thể tách rời của báo
cáo tài chính doanh nghiệp dùng để mô tả mang tính chất tường thuật hoặc phân tích
những thông tin số liệu đã được trình bày trong Bảng cân đối kế toán, Báo cáo KQHĐKD,
Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cũng như các thông tin cần thiết khác theo yêu cầu của các
chuẩn mực kế toán cụ thể. Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng có thể trình bày những
thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình bày trung thực, hợp lý
báo cáo tài chính.
1. Mẫu bản thuyết minh báo cáo tài chính - Mẫu B09-DNN

2. Hướng dẫn lập bản thuyết minh báo cáo tài chính theo mẫu B09-DNN
a) Cơ sở lập bản thuyết minh báo cáo tài chính
- Căn cứ vào bảng cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo lưu
chuyển tiền tệ;


Xem thêm: Cách lập bảng cân đối kế toán theo mẫu B01-DNN
- Căn cứ vào sổ kế toán tổng hợp;
- Căn cứ vào sổ, thể kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liên quan;
- Căn cứ vào bảng thuyết minh báo cáo tài chính năm trước;
- Căn cứ vào tình hình thực tế của doanh nghiệp và các tài liệu liên quan khác.
b) Nội dung và phương pháp lập các chỉ tiêu trong bản thuyết minh báo cáo tài chính
I. Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp
Trong phần này cần nêu rõ:
- Hình thức sở hữu vốn: là công ty cổ phần, công ty TNHH, công ty hợp doanh hay
doanh nghiệp tư nhân.
- Lĩnh vực kinh doanh: nêu rõ là sản xuất công nghiệp, kinh doanh thương mại, dịch vụ,
xây lắp hoặc tổng hợp nhiều lĩnh vực kinh doanh.
- Tổng số công nhân viên và lao động khác: nêu số lượng lao động bình quân trong năm
của doanh nghiệp kể cả lao động đăng ký trong quỹ lương và lao động thuê ngoài.
- Đặc điểm hoạt động của doanh nghiệp trong năm tài chính có ảnh hưởng đến báo cáo


tài chính: nêu rõ rang những sự kiện về môi trường pháp lý, diễn biến thị trường, đặc
điểm hoạt động kinh doanh, quản lý, tài chính, thay đổi quy mô… có ảnh hưởng đến báo
cáo tài chính doanh nghiệp.
II. Chính sách kế toán áp dụng tại doanh nghiệp
- Kỳ kế toán năm ghi rõ kỳ kế toánnăm theo năm dương lịch bắt đầu từ ngày 01/01…
đến ngày 31/12… Nếu doanh nghiệp có năm tài chính khác với năm dương lịch thì ghi rõ
ngày bắt đầu và ngày kết thúc của kỳ kế toán.
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: ghi rõ là Đồng việt nam, hoặc một đơn vị tiền tệ
khác được lựa chọn theo quy định của Luật kế toán.
- Chế độ kế toán áp dụng : nêu rõ doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán doanh nghiệp nhỏ
và vừa.
- Hình thức kế toán áp dụng: nêu rõ hình thức kế toán doanh nghiệp áp dụng là Nhật ký
chung, chứng từ ghi sổ hoặc hình thức kế toán trên máy vi tính…
- Phương pháp kế toán hàng tồn kho:
+ Nguyên tắc ghi nhận hàng tồn kho: nêu rõ ràng hàng tồn kho được ghi nhận theo giá


gốc hoặc theo giá trị thuần có thể thực hiện được.
+ Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho cuối năm: nêu rõ daonh nghiệp áp dụng phương
pháp nào trong bốn phương pháp tính giá trị hàng tồn kho (bình quân gia quyền, nhập
trước, xuất trước; nhập sau, xuất trước hay tính theo giá đích danh).
+ Phương pháp hạch toán kế toán hàng tồn kho: nêu rõ doanh nghiệp áp dụng phương
pháp kê khai thường xuyên hay phương pháp kiểm kê định kỳ.
- Phương pháp khấu hao tài sản cố định đang áp dụng: nêu rõ là áp dụng phương pháp
khấu hao đường thằng, phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần hoặc phương pháp
khấu hao theo số lượng sản phẩm.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí đi vay: nêu rõ chi phí đi vay ghi nhận vào chi phí tài chính
trong năm khi phát sinh hay được vốn hóa và phân bổ chi phí đi vay theo phương pháp
nào.
- Nguyên tắc ghi nhận chi phí phải trả: Nêu rõ các khoản chi phí chưa chi nhưng được

ước tính để ghi nhận vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong năm là những khoản chi phí
nào? Cơ sở để xác định giá trị của những chi phí đó.
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận các khoản dự phòng phải trả:
+ Nguyên tắc ghi nhận dự phòng phải trả: nêu rõ các khoản dự phòng phải trả đã ghi nhận
là thỏa mãn hay không thỏa mãn các điều kiện quy địnht rong Chuẩn mực kế toán số 18
“các khoản dự phòng, tài sản và nợ tiềm tàng”.
+ Phương pháp ghi nhận dự phòng phải trả: nêu rõ các khoản dự phòng phải trả được lập
thêm (Hoặc hoàn nhập) theo số chênh lệch lớn hơn (hoặc nhỏ hơn) giữa số dự phòng phải
trả lập năm nay so với dự phòng phải trả đã lập năm trước chưa sử dụng đang ghi trên Sổ
kế toán.
- Nguyên tắc ghi nhận chênh lệch tỷ giá hối đoái: nêu rõ ghi nhận theo tỷ giá nào?
Nguyên tắc ghi nhận vào doanh thu hoặc chi phí tài chính hay ghi nhận vào vốn chủ sở
hữu…
- Nguyên tắc và phương pháp ghi nhận doanh thu:
+ Doanh thu bán hàng: nêu rõ việc ghi nhận doanh thu bán hàng của doanh nghiệp có
tuân thủ đầy đủ 5 điều kiện ghi nhận doanh thu quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14 hay
không? Doanh thu bán hàng được xác định theo giá hợp lý của các khoản tiền đã thu hoặc
sẽ thu được theo nguyên tắc kế toán dồn tích. Các khoản nhận trước của khách hàng nêu
rõ không ghi nhận là doanh thu trong năm. Trường hợp bán hàng trả chậm thì nêu rõ phần


ghi nhận là doanh thu trong năm. Trường hợp bán hàng trả chậm thì nêu rõ phần lãi trả
chậm được hoãn lại ở khoản mục “Doanh thu chưa thực hiện” và sẽ ghi nhận vào doanh
thu hoạt động tài chính khi đến hạn thu được khoản lãi tiền vay.
+ Doanh thu cung cấp dịch vụ: nêu rõ việc ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ có tuân
thủ đầy đủ 4 điều kiện ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ quy định tại Chuẩn mực kế
toán số 14 hay không? Phần công việc đã hoàn thành của dịch vụ cung cấp được xác định
theo phương pháp nào (trong ba phương pháp được quy định tại Chuẩn mực kế toán số 14
nói trên).
+Doanh thu cung cấp dịch vụ: nêu rõ việc ghi nhận doanh thu cung cấp dịch vụ có tuân

thủ đầy đủ 2 điều kiện ghi nhận doanh thu hoạt động tài chính quy đinh tại Chuẩn mực kế
toán số 14 hay không.
III. Thông tin bổ sung cho các khoản mực trình bày trong Bảng cân đối kế toán
Trong phần này doanh nghiệp cần phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được
trình bày trong Bảng cân đối kế toán để giúp người sử dụng báo cáo tài chính hiểu rõ hơn
nội dung các khoản mục tài sản, nợ phải trả và vốn chủ sở hữu khác.
-Đơn vị tính giá trị trình bày trong Phần III là đơn vị tính được sử dụng trong Bảng cân
đối kế toán. Số liệu ghi vào cột.“Đầu năm” được lấy từ cột “Cuối năm” trong bảng thuyết
minh báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “Cuối năm” được lập trên cơ sở số
liệu lấy từ:
+ Bảng cân đối kế toán năm nay
+ Sổ kế toán tổng hợp
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết có liên quan
-Trường hợp doanh nghiệp có điều chỉnh hồi tố sai sót trọng yếu của các năm trước thì
phải điều chỉnh số liệu so sánh (số liệu ở cột “đầu năm”) để đảm bảo nguyên tắc có thể so
sánh và giải trình rõ điều này. Trường hợp vì lý do nào đó dẫn đến số liệu ở cột “đầu
năm” không có khả năng so sánh được với số liệu ở cột “Cuối năm” thì điều này phải
được nêu rõ trong Bản thuyết minh báo cáo tài chính.
IV. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong Báo cáo kết quả hoạt động
kinh doanh
-Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích chi tiết các số liệu đã được thể
hiện trong Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh để giúp người sử dụng báo cáo tài chính
hiểu rõ hơn nội dung của các khoản mục doanh thu, phi phí.


- Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần IV là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo
kết quả hoạt động kinh doanh, Số liệu ghi vào cột “Năm trước” được lấy từ bảng thuyết
minh báo cáo tài chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “Năm nay” được lập trên cơ sở lấy
số liệu từ:
+ Báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh năm nay

+ Sổ kế toán tổng hợp
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liệu quan.
V. Thông tin bổ sung cho các khoản mục trình bày trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ
- Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày và phân tích các số liệu đã được thể hiện
trong báo cáo lưu chuyển tiền tệ để giúp người sử dụng hiểu rõ hơn các yếu tố ảnh hưởng
đến lưu chuỷen tiền trong năm của doanh nghiệp.
- Đơn vị tính giá trị trình bày trong phần V là đơn vị tính được sử dụng trong Báo cáo lưu
chuyển tiền tệ, Số liệu ghi vào cột “Năm trước” được lấy từ bảng thuyết minh báo cáo tài
chính năm trước. Số liệu ghi vào cột “Năm nay” được lập trên cơ sở lấy số liệu từ:
+ Báo cáo kết quản hoạt động kinh doanh năm nay
+ Sổ kế toán tổng hợp
+ Sổ và thẻ kế toán chi tiết hoặc bảng tổng hợp chi tiết có liệu quan.
VI. Những thông tin khác
- Trong phần này, doanh nghiệp phải trình bày những thông tin quan trọng khác (nếu có)
ngoài những thông tin đã trình bày trong các phần trên nhằm cung cấp thông tin mô tả
bằng lời hoặc số liệu theo quy định của các chuẩn mực kế toán cụ thể nhằm giúp cho
người sử dụng hiểu báo cáo tài chính của doanh nghiệp được trình bày trung thực, hợp lý.
- Khi trình bày thông tin thuyết minh ở phần này, tùy theo yêu cầu và đặc điểm thông tin
theo quy định từ điểm 1 đến điểm 7 của phần này, doanh nghiệp có thể đưa ra biểu mẫu
chi tiết, cụ thể một cách phù hợp và những thông tin so sánh cần thiết.
- Ngoài những thông tin phải trình bày theo quy định từ phần III đến phần VI doanh
nghiệp được trình bày thêm các thông tin khác nếu xét thấy cần thiết cho người sử dụng
báo cáo tài chính của doanh nghiệp.



×