Tải bản đầy đủ (.pdf) (16 trang)

thuc trang ki nang viet bai tap lam van cua hoc sinh tieu hoc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (212.66 KB, 16 trang )

PHÒNG GDĐT .....................
TRƯỜNG ............................
Tên SKKN:
MỘT SỐ BIỆN PHÁP RÈN KỸ NĂNG VIẾT ĐOẠN VĂN TRONG BÀI VĂN
MIÊU TẢ CHO HỌC SINH LỚP 4
TRƯỜNG ..................................
NĂM HỌC: ...........................
Người thực hiện: ...............................................................................................................
Chức vụ: ............................................................... lớp ......................................................
Đơn vị: Trường .................................................................................................................
A. ĐẶT VẤN ĐỀ
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Môn Tiếng Việt chương trình Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ
năng sử dụng Tiếng Việt (nghe - nói - đọc - viết) để học tập và giao tiếp trong các môi
trường hoạt động của lứa tuổi. Giúp học sinh có cơ sở để tiếp thu kiến thức ở các lớp trên.
Tập làm văn là phân môn mang tính chất tổng hợp, sáng tạo, thực hành từ các phân môn
khác của môn Tiếng việt. Đồng thời, nó còn gắn bó mật thiết với tất cả các môn học khác
trong chương trình Tiểu học và thể hiện được đậm nét dấu ấn cá nhân. Dạy Tập làm văn
theo hướng đổi mới nhằm rèn luyện cho học sinh kỹ năng sản sinh văn bản dưới cả hai
hình thức nói, viết về một số nội dung nào đó hay một đề tài cụ thể. Điều này đòi hỏi giáo
viên giảng dạy phải vân dụng các phương pháp và cách tổ chức dạy học linh hoạt như thế
nào, để mỗi tiết dạy Tập làm văn đều đạt được hiệu quả như mong muốn.
Ở lớp 4, các loại bài làm văn đều gắn với các chủ điểm. Quá trình thực hiện các kỹ năng
phân tích đề, tìm ý, quan sát, viết đoạn văn là những cơ hội giúp trẻ mở rộng hiểu biết về
cuộc sống theo các chủ điểm đã học. Việc phân tích đề, lập dàn ý, chia đoạn bài văn... góp
phần phát triển khả năng phân tích, tổng hợp, phân loại của học sinh. Tư duy hình tượng
của trẻ cũng được rèn luyện nhờ vận dụng các biện pháp so sánh, nhân hóa...khi miêu tả.
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, cả giáo viên và HS còn gặp không ít những khó
khăn, vướng mắc đặc biệt là kỹ năng viết đoạn văn trong bài văn. Bởi ở lớp 3, việc viết
văn đều dựa trên hệ thống câu hỏi gợi ý, số lượng câu trong đoạn văn ít, mức độ chưa cao.
Lên lớp 4, yêu cầu viết văn ở mức độ cao hơn: không có hệ thống câu hỏi gợi ý, số lượng


câu tăng, phải biết sắp xếp bố cục, dùng từ... Chính vì vậy mà tôi tìm hiểu "Biện pháp rèn


kỹ năng viết đoạn văn trong bài văn miêu tả cho học sinh lớp 4A- Trường Tiểu
học .................................".
II. MỤC ĐÍCH CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Đổi mới phương pháp dạy học là: Đổi mới cách tiến hành các phương pháp, đổi mới các
phương tiện và hình thức triển khai phương pháp trên cơ sở khai thác triệt để ưu điểm của
các phương pháp cũ và vận dụng linh hoạt một số phương pháp mới nhằm phát huy tối
đa tính tích cực, chủ động sáng tạo của HS. Chính vì vậy mà giáo viên khi dạy phân môn
Tập làm văn, phải coi trọng yếu tố thực hành nói, trình bày ý tưởng của mình trong nhóm,
lớp và vận dụng khi viết trong suốt quá trình dạy.Nghĩa là, dạy cho học sinh kĩ năng
trình bày văn bản. Mỗi tiết dạy phải giảm sự giảng giải của giáo viên, tăng thời gian hoạt
động cho học sinh (đặc biệt là hoạt động giao tiếp) theo Phương pháp mới. Dạy Tập làm
văn phải giúp cho học sinh sản sinh văn bản có cảm xúc, chân thực thì khi nói và viết mới
thuyết phục được người nghe, người đọc. Cụ thể là:
+ Ở Tiểu học, các em học chủ yếu các kiểu bài tập làm văn thuộc thể loại: kể chuyện,
miêu tả, viết thư... Đây là thể loại văn thuộc phong cách nghệ thuật nên đòi hỏi bài nói,
bài viết phải giàu cảm xúc, phải có cái "hồn". Do vậy, giáo viên phải luôn luôn tạo cho
các em có tâm hồn trong sáng, cái nhìn hồn nhiên, tấm lòng nhân hậu qua việc chiếm lĩnh
kiến thức về ngôn ngữ, văn học, văn hóa, tự nhiên và xã hội ở cả 9 môn học.
+ Mặt khác, mỗi bài Tập làm văn đòi hỏi phải có tính chân thực: Chân thực khi kể chuyện,
khi viết thư, khi miêu tả... Muốn vậy, giáo viên phải uốn nắn học sinh tránh (lối nói và
viết) giả tạo, già trước tuổi...(biểu hiện cụ thể là sao chép văn mẫu) mà cần nhẹ nhàng chỉ
cho học sinh những thiếu sót và hướng cho các em cách sửa, cách làm bài phù hợp với
tâm lý lứa tuổi.
Đổi mới phương pháp dạy học cũng chính là việc tích cực hóa hoạt động của học sinh
trong quá trình học tập. Ở đây, giáo viên cần giúp học sinh biết tự mình khám phá những
tri thức mới. Qua đó, các em sẽ thông hiểu, ghi nhớ những gì đã chủ động lĩnh hội được
và như vậy học sinh sẽ nắm được kiến thức một cách sâu sắc hơn.

Mục đích của sáng kiến này giúp Giáo viên có cơ sở để dạy cho HS viết đoạn văn trong
bài văn tốt hơn.
Muốn vậy cần phải làm gì? và làm như thế nào? Để trả lời câu hỏi trên thì người giáo
viên phải nhìn vào sự thật, phải trông thấy những khó khăn, tồn tại để tìm ra biện pháp
rèn kỹ năng viết đoạn văn trong bài văn thì mới nâng cao chất lượng phân môn tập làm
văn trong môn Tiếng Việt.


III. CƠ SỞ VÀ ĐỐI TƯỢNG CỦA SKKN
- Nghiên cứu chương trình SGK, SGV Tiếng Việt, cụ thể (Phân môn tập làm văn - Thể
loại văn miêu tả lớp 4)
- Nghiên cứu việc HS lĩnh hội tri thức cũng như việc học sinh viết đoạn văn, bài văn.
- Nghiên cứu tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy các môn học lớp 4, lớp 5.
- Đọc, nghiên cứu tài liệu sách dạy văn hay, xem các thông tin...
- Tìm ra nguyên nhân học sinh, giáo viên mắc phải; từ đó có biện pháp khắc phục.
IV. PHẠM VI THỰC HIỆN
- HS lớp 4A Trường TH .......................
- Vận dụng cho các thể loại văn khác ở lớp 4.
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Hiệu quả của việc dạy học không chỉ phụ thuộc vào nội dung dạy học mà còn phụ thuộc
vào phương pháp dạy học. Đặc biệt tập làm văn là phân môn mà các em ít thích học hơn
các môn học khác. Bởi vậy người giáo viên phải có nhiệm vụ giúp các em nối tiếp một
cách có tự nhiện các bài khác nhau trong môn Tiếng Việt như: tập đọc, chính tả, luyện từ
và câu,…nhằm giúp các em có năng lực nói, viết. Nhờ năng lực này, giúp các em biết sử
dụng Tiếng Việt làm công cụ tư duy, giao tiếp, học tập. Giúp các em bổ sung kiến thức,
rèn luyện tư duy và qua đó hình thành nhân cách cho các em.
II.THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU:
1.Thực trạng:
Trong qua trình dạy viết đoạn văn trong bài văn (phân môn tập làm văn) từ đầu năm đến

nay của lớp 4A, qua việc theo dõi bài làm của học sinh:
1.1. Học sinh viết hay sai nhiều lỗi chính tả.
VD: "Tả cây ăn quả"
+ Cành cây mọc sum suê.
+ Rễ cây xoài chồi lên mặt đất như con rắn khổng lồ bò ngằn ngèo.
+ Lá chuối để làm bánh trưng, bánh tép
+ Rễ cây ăn sâu suống đất.


+ Quả mít nặn chừng
1.2.Từ ngữ thiếu chính xác, ít có hình ảnh.
VD:
"Tả cây ăn quả"
+ Nhìn từ xa, cây xoài như một tảng đá khổng lồ.
+ Thân chuối dài lê thê.
- Sắp ý còn lộn xộn.
VD: Bàn của em được kê ở một góc yên tĩnh ngay bên cửa sổ nhìn ra vườn cây. Kể từ khi
vào lớp 1, mẹ đã mua cho em một chiếc bàn ngồi học ở nhà.
1.3. Tả không đầy đủ các bộ phận.
VD: Thân cây to, một người ôm không xuể. Cao khoảng tầng hai, tầng ba của ngôi
trường. ăn sâu xuống lòng đất....
1.4. Việc liên kết đoạn thành bài chưa chặt chẽ.
1.5. Các em chưa biết cách dùng phép thế, phép nối trong khi viết đoạn văn trong bài văn
dẫn đến bài viết không lôgích.
Ngoài ra, các em chưa biết phân biệt rõ cách viết đoạn văn mở bài, đoạn thân bài, đoạn
kết bài.
2. Nguyên nhân: Phân môn Tập làm văn là phân môn khó dạy so với các môn học khác,
giáo viên dạy còn thiếu linh hoạt trong vận dụng các phương pháp và chưa sáng tạo trong
việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh. Việc cung cấp vốn sống, vốn hiểu biết
cho các em qua các phân môn của Tiếng Việt và các môn học khác chưa được chú trọng.

Mặt khác, do đặc điểm tâm lý lứa tuổi của học sinh tiểu học ham chơi, khả năng tập trung
chú ý nhận thức các sự vật còn hạn chế, năng lực sử dụng ngôn ngữ chưa thật phát triển,
nên việc học tập ở phân môn Tập làm văn gặp những khó khăn như: thiếu vốn sống, vốn
hiểu biết về đối tượng cần miêu tả, kể chuyện...hoặc không biết cách diễn đạt về đối
tượng cần kể, cần tả.
- Học sinh đến trường nhưng chưa có động cơ học tập đúng đắn.
- Các em không có thói quen đọc sách, đọc truyện để tích lũy vốn từ; ít nghiên cứu bài
trước khi đến lớp, không thực hiện đầy đủ yêu cầu của GV.
- Trong giờ học, các em ít tập trung, không động não để phát biểu xây dựng bài mà chỉ


đợi giáo viên gợi ý.
- Chưa biết tự khám phá ra kiến thức mới vì vậy không hình thành được kỹ năng, kỹ xảo.
- Các em chưa có kỹ năng luyện tập, thực hành, không có hứng thú học tập.
Từ những nguyên nhân, thực trạng trên, kết quả của việc nghiên cứu đã giúp tôi tìm hiểu
"Biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn trong bài văn miêu tả" cho học sinh lớp 4A trường
Tiểu học ...................
III. CÁC GIẢI PHÁP
Trong quá trình dạy học phân môn Tập làm văn lớp 4, người giáo viên có nhiều cách thức,
nhiều con đường và nhiều phương pháp như: Phương pháp thực hành giao tiếp, Phương
pháp phân tích ngôn ngữ, Phương pháp gợi mở vấn đáp, phương pháp nêu và giải quyết
vấn đề, phương pháp trực quan, phương pháp rèn luyện theo mẫu, phương pháp đóng vai
để hình thành kiến thức, kĩ năng cho học sinh.
Phân môn Tập làm văn thực chất là rèn cho học sinh kỹ năng tạo lập lời nói trong giao
tiếp, trong những tình huống giao tiếp cụ thể. Bởi vậy, khi dạy tập làm văn ở bậc tiểu học,
giáo viên cần chú trọng đặc biệt đến phương pháp thực hành giao tiếp, Phương pháp phân
tích ngôn ngữ, phương pháp nêu và giải quyết vấn đề, phương pháp rèn luyện theo mẫu.
Đó là những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực,
chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập nên cần được phát huy trong dạy tập làm
văn lớp 4. Vì vậy, tôi mạnh dạn đưa ra một số biện pháp. Trong đó có sử dụng các

phương pháp trên, cụ thể là:
1. Trước hết người giáo viên cần:
a. Nắm các kiểu bài văn miêu tả trong chương trình lớp 4.
- Miêu tả đồ vật
- Miêu tả cây cối
- Miêu tả con vật
b. Hiểu thế nào là miêu tả?
Miêu tả là vẽ lại bằng lời những đặc điểm nổi bật của cảnh, của người, của vật để giúp
người nghe, người đọc hình dung được các đối tượng ấy.
c.Nắm được cấu tạo chung của đoạn văn trong bài văn miêu tả.
Mỗi đoạn văn miêu tả có một nội dung nhất định, khi viết hết mỗi đoạn cần xuống dòng.


Cấu tạo văn bản miêu tả gồm có 3 phần: mở bài, thân bài, kết bài.
. Biện pháp cụ thể
* GV nắm rõ: Loại văn miêu tả được dạy ở lớp 4 trong 30 tiết (7 tiết ở HK1, 23 tiết ở
HK2). Sau bài mở đầu Thế nào là miêu tả? (tuần 14, giúp HS có khái niệm về miêu tả nói
chung, các em lần lượt đi sâu vào kiểu bài cụ thể: miêu tả đồ vật, miêu tả cây cối, miêu tả
con vật (Lên lớp 5 sẽ học tiếp về tả cảnh, tả người). So với các bài tập về miêu tả đơn
giản ở lớp 2, 3 (nói, viết thành đoạn văn ngắn), HS lớp 4 đã bắt đầu được học một cách
tương đối có hệ thống về kỹ năng xây dựng văn bản hoàn chỉnh (gồm 3 phần: mở bài,
thân bài, kết bài). Do đó, để dạy tốt loại văn miêu tả, GV vừa phải giúp đỡ HS thực hiện
những yêu cầu làm văn miêu tả nói chung vừa phải chú ý những đặc điểm riêng của từng
loại đối tượng (đồ vật, cây cối, con vật) như dưới đây để hướng dẫn HS miêu tả cho cụ
thể và sinh động.
2.1.Tổ chức tốt việc quan sát – tìm ý và dựng đoạn cho học sinh.
Học sinh thiếu vốn từ, vốn hiểu biết thì nói sẽ lúng túng không nên lời, viết thì lủng củng
không thành câu. Do vậy, tổ chức tốt việc quan sát. Tìm ý của phân môn Tập làm văn.
Đối với kiểu bài miêu tả, quan sát là cơ sở để tìm ý. Muốn vậy, GV phải nghiên cứu trước
chương trình để có kế hoạch hướng dẫn học sinh quan sát trực tiếp đối tượng cần miêu tả,

việc quan sát có khi tiến hành trên lớp, cũng có khi tiến hành ngoài lớp
(trước khi đến lớp). Để quan sát có chất lượng giáo viên cần hướng dẫn các em quan sát
theo trình tự nhất định (từ chung tới riêng, từ trong ra ngoài, từ xa tới gần hay ngược
lại) ...
- Quan sát bằng nhiều cách khác nhau (mắt nhìn, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi...)
- Chú ý phát hiện những đặc điểm riêng phân biệt đối tượng được tả với những đối tượng
khác cùng loại rồi ghi chép lại những chi tiếc dặc sắc theo phần gợi ý của sách giáo khoa,
nhờ đó mà bài văn của các em trở nên sinh động, mới mẻ hơn.
Ví dụ: Tuần 15 (Tiết 30): Quan sát đồ vật
Giáo viên có thể cho học sinh quan sát ở
nhà và ghi chép lại hoặc có thể dặn học sinh, mỗi em mang một thứ đồ chơi em thích nhất
đến lớp.
Giáo viên hình thành khái niệm bài học cho học sinh bằng cách:
Đồ chơi Gấu bông


+ Cho học sinh đọc gợi ý ở phần nhận xét 1 (SGK/ 153, 15 ). Học sinh vừa quan sát vừa
ghi chép lại ý quan sát đ-ược, sau đó sắp xếp các ý để tạo thành một dàn ý tả đồ chơi mà
em đã chọn (nên tổ chức cho Học sinh dưới hình thức nhóm 4 để các em cùng chia sẻ các
ý vừa quan sát của em cho bạn cùng nghe- giúp HS học tập lẫn nhau)
Ví dụ về 1 dàn ý:
1. Mở bài: - Giới thiệu đồ chơi mà em thích nhất là gấu bông
2. Thân bài:- Hình dáng bên ngoài: gấu bông không to, gấu đang ngồi, dáng tròn.
Trên cổ: thắt 1 cái nơ màu đỏ chói .
- Tay, chân: đang đ-ưa về phía tr-ước nh-ư tập thể dục.
- Bộ lông: màu nâu mịn như nhung
- Hai mắt: đen láy, rất thông minh
- Mũi: nhỏ, màu đen mới ngộ nghĩnh
3. Kết luận: Em rất yêu gấu bông, ôm gấu bông em rất thích.
Từ dàn ý, học sinh phát triển mỗi ý thành đoạn văn có lồng cảm xúc.

Ví dụ 2 : Tuần 22 : Luyện tập quan sát cây cối.
Bài tập 2: Quan sát một cây mà em thích trong khu vực trường em (hoặc nơi em ở) và ghi
lại những gì em quan sát được. Chú ý kiểm tra xem:
a)Trình tự quan sát của em có hợp lý không?
b) Em đã quan sát bằng những giác quan nào ?
c) Cái cây em quan sát có gì khác với những cây khác cùng loài?
dạy bài này, giáo viên phải định h-ướng cho học sinh quan sát tr-ước một cây mà em
thích (cây bóng mát, cây ăn qủa, cây hoa, cây cảnh, ...) và ghi chép ý quan sát được vào
nháp. Đến lớp, giáo viên hướng dẫn học sinh dựa vào yêu cầu bài tập, sắp xếp các chi tiết
đã quan sát được thành một dàn ý chi tiết.
Ví dụ về một dàn ý tả cây bóng mát
1. Mở bài: - Giới thiệu cây muốn tả: Cây phượng ở giữa sân trường.
2. Thân bài: - Tả bao quát: Cây đứng sừng sững như một chiếc ô khổng lồ.
- Tả từng bộ phận:
+ Gốc: to, rễ trồi lên mặt đất.


+ Thân: ôm kín vòng tay, màu nâu, hơi sù xì, có nhiều chỗ lồi lõm.
+ Tán lá: xòe rộng, che rợp góc sân. lá nhỏ, xếp đều nhau.
+ Hoa: đỏ rực, cánh hoa như cánh bướm
3. Kết bài: Cảm nhận của em về cây phượng: Mỗi khi hè đến, em lại thấy xao xuyến,
bâng khuâng.
Ví dụ 3 (Tuần 29). Cấu tạo của bài văn miêu tả con vật.( sử dụng phương pháp trực quan)
- GV cho HS quan sát tranh một số con vật
Luyện tập: Lập dàn ý chi tiết tả một vật nuôi trong nhà (gà, chim, chó, lợn. trâu, ...). Dạy
bài này, giáo viên cũng dặn học sinh nên quan sát vật nuôi từ trước. Sau đây là dàn ý tả
con gà trống:
1 . Mở bài: Giới thiệu con vật muốn tả: Một chú gà trống lai đã trưởng thành.
2. Thân bài: - Tả bao quát: toàn thân được bao phủ lớp lông vàng rực pha lẫn những chiếc
lông đen óng ánh, nặng 3kg.

- Tả từng bộ phận
+ Đầu: cổ cao được bao phủ lớp lông mịn nh-ư nhung, mắt sáng, mào đỏ chót.
+ Chân: vừa to vừa cao, có lớp vảy sừng vàng sậm, có hai cựa nhọn hoắt.
+ Đuôi: bộ lông đuôi dài, nhiều màu sắc, cong vút về phía sau.
- Tả đặc tính hoạt động:
+ Thói quen sinh hoạt: Buổi sáng thức dậy sớm, gáy vang.
+ Tính nết : chơi thân với gà mái.
3. Kết bài: cảm nghĩ của em về vật nuôi đó: Như chiếc đồng hồ báo thức, coi như một
thành viên trong gia đình.
Như vậy: Quan sát, tìm ý, xây dựng đoạn là việc làm hết sức cần thiết cho việc dạy thể
loại văn miêu tả.
Tuy nhiên, trong quá trình hướng dẫn, người giáo viên cần biết lựa chọn sử dụng phối
hợp các phương pháp, giúp tiết học đỡ nhàm chán và hiệu quả tiết dạy cao hơn.
* Ví dụ: Dạy tiết Tập làm văn "Thế nào là miêu tả?" (Tuần 14)
Bài tập 2: Em thích những hình ảnh nào trong đoạn trích dưới đây? Hãy viết 1, 2 câu
miêu tả một trong những hình đó?


Một số học sinh đã đã viết những câu văn miêu tả một trong những hình ảnh trong đoạn
trích "Mưa" như sau:
+ Ánh chớp đùng đùng nổi giận rạch ngang bầu trời bằng một nhát kiếm chói lòa. Rồi cả
góc trời sáng lóa lên làm em giật nảy mình.
+ Mưa mỗi lúc một nặng hạt, gió thổi càng mạnh hơn, những hạt mưa đan chéo
nhau tạo nên những "hàng rào nước" kín cả mặt sân. Mặt sân ngập nước sủi bọt tạo thành
muôn vàn cái bong bóng to nhỏ khác nhau.
Qua bài làm của học sinh, giáo viên cho các em nhận xét lẫn nhau, so sánh tìm ra cái
đúng cái hay, sửa chỗ chưa được đó chính là đã tạo cho các em được giao tiếp với nhau.
Hoặc Nhận xét 2: Viết vào vở những điều em hình dung được về các sự vật trên theo lời
miêu tả.
+ Tên sự vật đầu tiên được miêu tả là gì? (cây sòi)

+ Cây sòi có đặc điểm gì nổi bật? (cao lớn, lá đỏ chói lọi, lá rập rình lay động như những
đốm lửa đỏ)
+ "Cao lớn" tả về đặc điểm gì của cây sòi? (hình dáng)
+ "Lá đỏ chói lọi" miêu tả đặc điểm gì? (màu sắc)
+ Theo em, tác giả miêu tả lá sòi đang ở trạng thái nào? (chuyển động)
- Học sinh trình bày - HS nhận xét - GV nhận xét. Cũng có bài tập làm văn không có mẫu
in sẵn trong sách giáo khoa, trong khi dạy giáo viên cần hướng dẫn HS cùng xây dựng
mẫu, để các em có thể làm tốt ở các phần còn lại.
2. Nắm vững và phát huy những kiến thức, kỹ năng của học sinh đã đạt
đ-ược ở các lớp 1, 2, 3.
Để dạy tốt Phân môn Tập làm văn lớp 4 thì giáo viên ngoài việc phải nắm đ-ược cấu trúc
chương trình, yêu cầu về kiến thức, kỹ năng và phương pháp giảng dạy phân môn Tập
làm văn lớp 4, giáo viên còn phải nắm đ-ược kiến thức, kỹ năng mà học sinh đã đạt đư-ợc
ở phần luyện nói lớp 1, phần Tập làm văn lớp 2 và lớp 3 .
Như vậy, kỹ năng nói, trình bày ý kiến và tổng hợp ý kiến ở các em đã có (tuy nhiên mới
ở mức độ đơn giản) và cái quan trọng hơn hết là các em đã biết nói được ý hiểu của mình
theo đúng chủ đề và có tác phong giao tiếp, trình bày ý kiến của mình trước các bạn và
mọi người là tiền đề giúp cho các em có thể học tốt môn Tập làm văn ở các lớp trên.


3. Tích hợp các môn học để nâng cao hiệu quả giờ dạy Tập làm văn 4.
- Tích hợp các phân môn của môn Tiếng Việt .
- Tích hợp kiến thức qua các môn học khác.
4. Sử dụng linh hoạt nhiều hình thức dạy học trong cùng một tiết dạy Tập làm văn, phát
huy tính tích cực của HS trong giờ học.
5. Phối kết hợp các hoạt động ngoài giờ lên lớp để tích lũy vốn hiểu biết và bồi dưỡng
tâm hồn giàu cảm xúc cho các em.
6. Lựa chọn và sắp xếp ý để miêu tả.
- Chọn những nét nổi bật của đối tượng để miêu tả rõ ràng, đầy đủ.
- Sắp xếp ý một cách hợp lý theo 3 phần của bài văn miêu tả.

+ Mỗi đoạn văn miêu tả có một nội dung nhất định (VD: giới thiệu hay tả bao quát về đối
tượng, tả từng bộ phận hay từng mặt của đối tượng, bộc lộ tình cảm, thái độ của người
viết về đối tượng miêu tả,...)
Lời văn miêu tả cần chân thực, giàu hình ảnh và cảm xúc ( thường dùng nhiều từ ngữ gợi
tả, gợi cảm và sử dụng các biện pháp liên tưởng, so sánh hay nhân hoá thích hợp).
* SGK giới thiệu nhiều mẫu đoạn văn để HS tham khảo. GV hướng dẫn đọc kỹ các văn
bản mẫu và phân tích kỹ đề bài, bài văn để rút ra cách trình bày đối với từng bài, phân
tích các mẫu trước khi HS luyện tập. Mục đích của việc giới thiệu nhiều vẫn là giúp HS
học tập nhiều cách trình bày nhằm viết văn tốt. Khi thực hành, HS có nhiều cách trình
bày văn bản. Vì vậy, sau khi cho HS quan sát các mẫu, giáo viên phải giúp HS tìm ra cách
viết của từng đoạn văn.
Sau phần ghi nhớ là những bài luyện tập nhằm tập viết theo các mẫu trên, rèn kỹ năng
viết đoạn mở bài, thân bài, kết bài.
VD: Đoạn văn miêu tả hoa, quả.
* Dùng phương pháp gợi mở, vấn đáp- GV gợi ý để HS nêu cách miêu tả:
Đoạn tả: "Hoa Sầu đâu"/50- TVT2 - Đoạn văn có 5 câu:
+ Câu 1: Vào khoảng...nở như cười. (Giới thiệu về hoa Sầu Đâu)
+ Câu 2: Miêu tả kích thước hoa .
+ Câu 3, 4: Miêu tả hương thơm.
Sau khi phân tích xong, GV giúp HS đưa ra công thức chung về viết đoạn văn tả Hoa:


Công thức: Hoa = Câu giới thiệu -> tả kích thước hoa -> hương thơm-> cảm xúc của tác
giả
Đoạn tả: "Hoa mai vàng"
+ Câu 1: Tả cánh hoa, so sánh hoa đào.
+ Câu 2: Nụ hoa (màu sắc).
+ Câu 3, 4, 5: Hoa sắp nở, màu sắc.
+ Câu 6: Hương thơm.
Công thức: Hoa -> Nụ -> Hoa (Hình dáng, màu sắc, hương thơm)

Vận dụng cách viết đoạn văn như qua hai bài trên, HS có cách viết đoạn văn miêu tả bộ
phận đối với cây có bóng mát, cây có hoa, quả. Tuỳ thuộc vào từng đối tượng miêu tả.
* Khi viết đoạn văn, tôi thường hướng dẫn HS cách viết như sau:
+ Viết đoạn văn miêu tả Mở bài:
. Mở bài trực tiếp (Giới thiệu ngay tên đồ vật, cây cối định tả)- dành cho HS còn chậm.
VD: Chiếc bàn HS này là người bạn ở trường thân thiết với tôi gần 2 năm nay.
. Mở bài gián tiếp (Nói chuyện khác -> giới thiệu đồ vật, cây cối định tả)- dành cho học
sinh năng khiếu.
VD: Tôi rất yêu gia đình tôi, ngôi nhà tôi. Ở đó, tôi có bố mẹ và em trai thân thương, có
những đồ vật, đồ chơi thân quen và một góc học tập sáng sủa. Nổi bật trong góc học tập
đó là cái bàn xinh xắn của tôi.
+ Viết đoạn thân bài:
. Đoạn văn tả bao quát: VD: Bài: "Cái trống trường"- đoạn 2/145- TVT1; tả " cây bút
máy"- đoạn 2/170- TVT1...
. Đoạn văn tả bộ phận: VD: Tả "Lá bàng"/ 41- TVT2; Tả Thân, gốc cây/42- TVT2.
. Đoạn văn tả ích lợi: VD: tả "Cây Trám đen"/ 153- TVT2- đoạn3...
+ Viết đoạn Kết bài:
. Đoạn văn tả công dụng, ích lợi.
. Đoạn văn giữ gìn, bảo quản.
. Đoạn văn thời kỳ phát triển cuối cùng( cây hoa, cây ăn quả).


* GV cần hướng dẫn thêm cho HS tìm hiểu cách sử dụng từ, các biện pháp tu từ trong bài
văn:
+ Sử dụng Biện pháp so sánh:
VD: Bài "Cây gạo"
- Cánh hoa gạo đỏ rực quay tít như chong chóng.
- Quả hai đầu thon vút như con thoi...
+ Sử dụng Biện pháp nhân hoá:
VD: - Các múi bông gạo nở đều, chín như nồi cơm chín đội vung mà cười.

- Cây gạo già mỗi năm trở lại tuổi xuân.
* GV cần cho HS thấy rõ sự khác nhau giữa văn miêu tả cây cối và văn miêu tả đồ vật.
* GV cần chú ý hướng dẫn HS viết đoạn bằng các phương thức liên kết câu:
+ Phép thế.
VD: Trống = anh chàng trống = anh trống = anh ta = người bạn của học trò.
+ Phép nối: và, nhưng, nếu, vì cho nên...
+ Mạch lạc: Quan hệ thành phần câu chủ ngữ vị ngữ.
+ Quan hệ chủ đề của các câu; các câu trong đoạn đều tập trung vào một đối tượng.
+ Trình tự hợp lý giữa các sự vật, sự việc.
* Từ các câu -> Liên kết thành đoạn hoặc thành bài văn.
* Quá trình dạy học đối với môn Tiếng Việt, đặc biệt là phần luyện viết đoạn văn trong
bài văn GV cần dạy dựa trên quan điểm giao tiếp, tích hợp.
* Từ những những biện pháp cụ thể đã nêu ở trên, Khi viết đoạn văn GV cần lưu ý HS:
+ Xác định đúng yêu cầu đề.
+ Trong khi tìm ý, cho HS đặt câu (Lưu ý cách dùng từ để kịp thời sửa chữa; xem xét việc
đặt câu đã đủ các bộ phận chưa?); nhắc nhở HS khi viết phải đúng chính tả.
+ Cho HS liên kết các câu thành đoạn bằng cách trình bày miệng hoặc viết ra giấy nháp
rồi đọc.
* Đối với HS còn chậm: Trên lớp GV cung cấp kiến thức mới, gợi ý, hướng dẫn kỹ
nhưng một số em viết vẫn còn lúng túng. Đến tiết tăng cường, GV tiếp tục gợi ý, cung


cấp từ ngữ và yêu cầu HS viết lại, có thể viết lại nhiều lần nhằm giúp HS nắm kiến thức
chắc hơn.
* Tổ chức cho HS đọc bài viết nhiều lần để sửa chữa, giúp HS còn chậm học tập những
đoạn văn hay.
Trên đây là một số biện pháp thường được sử dụng trong dạy Tập làm văn lớp 4A, GV
cần lưu ý một số yêu cầu sau:
+ Thực tế dạy học cho thấy không có một phương pháp dạy học nào là tối ưu. Mỗi
phương pháp đều có những ưu điểm riêng. Tính hiệu quả của mỗi phương pháp phụ thuộc

vào người giáo viên biết phát huy tính tích cực của phương pháp đó đến mức độ nào. Nếu
các phương pháp dạy học được kết hợp, bổ sung cho nhau thì tiết dạy sẽ tránh được sự
nhàm chán và sẽ tạo ra sự năng động, sáng tạo trong cách nghĩ, cách làm của HS, nó sẽ
phù hợp với nhiều đối tượng học sinh trong một lớp học.
+ Việc lựa chọn phương pháp dạy học phải căn cứ vào điều kiện, phương tiện dạy học
của nhà trường.
Với yêu cầu của việc đổi mới phương pháp dạy học ở bậc tiểu học nói chung, ở phân môn
Tập làm văn lớp 4 nói riêng là phát huy tính tích cực học tập của HS đòi hỏi mỗi người
GV cần vận dụng những phương pháp, biện pháp và hình thức tổ chức dạy học như thế
nào để tạo điều kiện cho HS có nhu cầu được thể hiện mình, khích lệ vai trò giao tiếp của
các em, tăng cường khả năng thực hành ngôn ngữ để các em biết diễn đạt những suy nghĩ,
cảm xúc của mình bằng lời nói, bài viết một cách mạch lạc, rõ ràng. Đó chính là hiệu quả
của việc đổi mới phương pháp dạy học.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN
1. Phạm vi áp dụng:Vận dụng SKKN này trong khi dạy viết đoạn văn trong bài văn miêu
tả cho HS lớp 4A trường Tiểu học ................ và HS cả khối; cũng có thể vận dụng vào
dạy cho HS lớp 5.
2. Kết quả cụ thể:
Qua quá trình vừa nghiên cứu, vừa áp dụng vào thực tế giảng dạy ở lớp 4A.Tôi thấy được
vai trò của việc dạy viết đoạn văn trong phân môn Tập làm văn theo hướng đổi mới và
tầm quan trọng của việc dạy tốt các phân môn trong môn Tiếng Việt cũng như các môn
học khác trong chương trình tiểu học để bổ trợ cho phân môn Tập làm văn lớp 4. Kết quả
điểm phân môn tập làm văn của lớp 4A qua các bài kiểm tra.
Kết quả cho thấy tỉ lệ học sinh đạt điểm 5 tăng, tỉ lệ bài viết đạt điểm dưới 5 giảm .


Kết quả cho thấy tuy chưa phải là cao, nhưng sự chuyển biến của học sinh đã rõ. Cụ thể
khi chấm bài tôi thấy, bài viết của các em có bố cục rõ ràng, lời lẽ của câu văn chân thực,
cách miêu tả đã có sự sáng tạo và đã có cảm xúc thực sự trong khi miêu tả.
C. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ XUẤT

I. Ý nghĩa của Sáng kiến:
II. Bài học kinh nghiệm:
Từ những kết quả được nêu trên, tôi rút ra bài học kinh nghiệm sau:
1. Tổ chức các hoạt động dạy học đa dạng phong phú phù hợp với từng bài, từng thể loại:
Giáo viên phải tổ chức các hoạt động đa dạng và phong phú để dẫn dắt, đưa học sinh vào
những tình huống có vấn đề một cách nhẹ nhàng, khơi dậy và kích thích để HS chủ động
một cách tích cực tham gia vào các hoạt động, học sinh tự tìm tòi, khám phá để lĩnh hội
tri thức.
Khi tổ chức các hoạt động giáo viên phải tạo điều kiện để tất cả các học sinh cùng được
hoạt động, học tập. Chú trọng phương pháp dạy học cá thể hóa đối tượng học sinh nhằm
phát hiện những sai sót của học sinh để đưa ra những biện pháp giúp HS sửa chữa kịp
thời, đồng thời kích thích và động viên các thành tích của HS đã đạt được.
2. Tổ chức các hoạt động phát triển khả năng tự học của học sinh
Tự học là kỹ năng quan trọng nhất cần hình thành ở người học, nếu HS không có kỹ năng
tự học thì kiến thức của các em không phát triển nhanh, khả năng sáng tạo rất hạn chế vì
phần lớn lượng kiến thức và kinh nghiệm ứng xử, kinh nghiệm giao tiếp các em đều phải
tự học trong cuộc sống. Mặt khác, xã hội hiện đại đang biến đổi nhanh, với sự bùng nổ
thông tin, khoa học và công nghệ phát triển như vũ bão thì việc HS phải tự học để cập
nhật thông tin hàng ngày là hết sức cần thiết (HS có nhiều vốn kiến thức để áp dụng khi
làm văn). Do đó, giáo viên cần hướng dẫn HS cách lấy thông tin qua việc đọc sách, xem
truyền hình, cách quan sát thế giới xung quanh và ghi chép những thông tin.
3. Linh hoạt trong phương pháp và ứng xử sư phạm
Trong hoạt động dạy học, sự chuẩn bị chu đáo của người giáo viên trong việc thiết kế bài
dạy là hết sức cần thiết, nhưng việc sử dụng linh hoạt các phương pháp và ứng xử sư
phạm, để thích ứng với hoàn cảnh thực tế đang diễn ra trong tiết dạy là yếu tố quan trọng
cho sự thành công của bài dạy. Mặt khác, giáo viên linh hoạt trong việc phối hợp nhiều
phương pháp và ứng xử sư phạm nhanh, sẽ giúp cho HS đỡ nhàm chán, có hứng thú học
tập, đáp ứng được yêu cầu giáo dục cá biệt và lớp học đông người. Muốn vậy, mỗi giáo



viên phải thường xuyên thăm lớp, dự giờ, rút kinh nghiệm để tự đánh giá ưu- khuyết
điểm của mình trong giảng dạy và học tập kinh nghiệm của đồng nghiệp để phấn đấu dạy
tốt hơn. Đặc biệt phải nâng cao các buổi sinh hoạt chuyên môn, tự nghiên cứu các mô đun,
tự học để nâng cao chuyên môn nghiệp vụ sư phạm.
4. Luôn kiểm tra đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được của học sinh
Trong dạy học, việc kiểm tra, đánh giá kiến thức và kỹ năng đạt được của HS, không chỉ
nhằm mục đích nhận định thực trạng học tập của HS, để điều chỉnh hoạt động học mà
đồng thời còn tạo điều kiện nhận định thực trạng dạy của giáo viên, nhằm điều chỉnh hoạt
động dạy của GV cho phù hợp. Sự đánh giá của GV về kết quả học tập của học sinh phải
dần dần chuyển sang thành kỹ năng tự đánh giá của HS. Sự tự đánh giá giúp cho sự phát
triển khả năng tự học của HS rất lớn.
* Ngoài ra: - Từng GV phải ý thức được trách nhiệm trước tình hình HS hiện nay.Từ đó
mỗi GV phải cố gắng dạy thật; nhắc nhở, động viên các em học thật.
- Quan tâm sử dụng phương tiện trực quan để rèn kỹ năng bộ môn và giúp HS dễ hiểu bài
hơn; Chấm bài cho HS đầy đủ và kịp thời. Lấy chất lượng thật của HS làm mục tiêu cho
mọi hoạt động dạy học của bản thân.
- Cần cho học sinh viết đúng câu; biết liên kết câu; xác định đúng chủ đề cần viết.
- Trong khi viết, quan tâm riêng đối với những học sinh còn chậm.
- Tránh lối dạy đồng loạt trong các tiết học, phải dạy theo hướng "cá thể hóa", tùy theo
mức độ tiếp thu của học sinh mà GV uốn nắn cho phù hợp.
- Thường xuyên kiểm tra và khuyến khích HS vươn lên trong học tập, tránh chê bai trước
tập thể mà phải tuyên dương sự tiến bộ của HS cho dù sự tiến bộ đó là chậm.
- Quá trình dạy học đối với môn Tiếng Việt, đặc biệt là phần viết đoạn văn trong bài văn
GV cần dạy học dựa trên quan điểm giao tiếp, tích hợp.
- Việc xây dựng kế hoạch bài dạy là một việc làm không thể thiếu được đối với GV.
- Trước khi dạy, GV cần nghiên cứu kỹ bài, xác định đúng mục tiêu của bài, tìm phương
pháp phù hợp cho từng loại bài.
- Trong quá trình dạy học, GV cần quan tâm theo dõi bài làm của HS, uốn nắn, sửa chữa
sai sót kịp thời trong bài làm của các em.
- GV phải trao đổi với PHHS để phối hợp giáo dục nâng cao chất lượng học tập của học

sinh.


III. Kiến nghị: Không
* Trên đây là bài học kinh nghiệm mà tôi đã rút ra trong quá trình nghiên cứu, vận dụng
và viết SKKN "Biện pháp rèn kỹ năng viết đoạn văn trong bài văn miêu tả cho HS lớp 4A
trường Tiểu học ..............................."
Trong quá trình viết không tránh khỏi những hạn chế, rất mong được sự góp ý, bổ sung
của BGH, các đồng nghiệp để sáng kiến này đạt hiệu quả cao hơn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
........, ngày...tháng...năm...
Người viết



×