Tải bản đầy đủ (.docx) (5 trang)

Cách đẩy lùi chảy máu chân răng hôi miệng cho trẻ cực hiệu quả

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (141.98 KB, 5 trang )

Cách đẩy lùi chảy máu chân răng hôi miệng cho trẻ cực hiệu quả
Nướu răng cùng hệ thống dây chằng nha chu giúp bảo vệ răng được chắc
chắn, ngừa sự tấn công của vi khuẩn gây bệnh. Nhưng khi nướu bị tổn thương
sẽ làm chức năng bảo vệ chân răng bị suy giảm. Chảy máu chân răng hôi
miệng ở trẻ em là một trong những biểu hiện của viêm nướu.
20 điều cần làm để bảo vệ sức khỏe răng miệng
6 thực phẩm hàng đầu giúp chăm sóc sức khỏe răng miệng
10 cách chăm sóc răng miệng bạn nên làm
Những bí mật liên quan đến răng miệng
Những sai lầm khi vệ sinh răng miệng
8 thực phẩm giúp răng của bạn luôn răng chắc khỏe
100% sự thật về răng miệng
Những cách chăm sóc răng miệng hợp lý nhất
Chảy máu chân răng là triệu chứng bệnh nguy hiểm?
Nguyên nhân và cách xử lý chảy máu chân răng
Bài thuốc chữa viêm chân răng hiệu quả
Thường thì giai đoạn đầu chỉ bị tổn thương mô mềm, nhưng do không được điều
trị kịp thời nên những tổn thương này phát triển thành viêm nướu. Lý do khiến trẻ
bị chảy máu chân răng hôi miệng thường là do không vệ sinh răng miệng tốt,
đánh răng không đúng cách, đánh răng quá mạnh làm tổn thương đến răng và
nướu.
Những mảng bám thức ăn trên thân răng chứa các vi khuẩn sẽ thải độc tố từ đó làm
cho nướu bị viêm. Khi vi khuẩn cư trú trên mảng bám càng nhiều, càng lâu thì
nướu càng bị viêm nghiêm trọng hơn, gây ra chứng chảy máu chân răng hôi miệng
ở trẻ.


Trẻ vệ sinh răng miệng không đúng cách dễ dẫn tới bị
chảy máu chân răng.
Ngoài ra do chế độ ăn uống hàng ngày của trẻ thiếu vitamin C, vitamin A, thiếu
canxi dẫn đến thiếu men răng, răng không đủ sức đề kháng từ đó làm cho vi khuẩn


dễ xâm nhập làm chảy máu chân răng.
Sự nguy hiểm của chảy máu chân răng hôi miệng ở trẻ
Chảy máu chân răng hôi miệng nếu kéo dài, không được điều trị sớm sẽ có nguy
cơ chuyển biến thành những bệnh lý về răng miệng khác như: viêm nha chu, sâu
răng, răng yếu dễ bị rụng... từ đó làm ảnh hưởng đến việc mọc răng sau này, nhất là
với những bé chưa mọc răng vĩnh viễn.
Khi bị viêm nặng, nướu sẽ bị sưng đỏ và mềm đi nhiều nên dễ bị chảy máu dù cho
chỉ bị va chạm nhẹ. Khi đánh răng, các sợi lông cứng của bàn chải vô tình chạm
vào phần nướu bị tổn thương gây đau cho trẻ, khiến trẻ không muốn đánh răng


nữa. Do đó làm vi khuẩn trên mảng bám càng tích tụ nhiều hơn làm cho tình trạng
viêm nhiễm ở nướu trở nên nặng hơn.

Nướu sưng làm cho trẻ khó ăn uống
Ở một số trẻ khi nướu sưng đau kèm theo bị lở miệng, lưỡi gây rát khiến trẻ cảm
thấy khó chịu khi ăn uống, dẫn đến việc chán ăn, ảnh hưởng đến cân nặng, sức
khỏe và sự phát triển thể chất.
Phần nướu bị viêm sẽ hình thành mủ khiến cho miệng trẻ có mùi hôi khi nói
chuyện, làm cho trẻ mặc cảm và ngại nói chuyện với bạn bè, ảnh hưởng đến tâm lý
khi vui chơi, giao tiếp với mọi người.
Điều trị chảy máu chân răng hôi miệng ở trẻ em như thế nào


Lấy cao răng để làm sạch mảng bám trên răng, loại bỏ vi
khuẩn
- Những trường hợp đã hình thành cao răng dưới nướu và quanh cổ răng thì bác sĩ
sẽ làm sạch cao răng cho trẻ. Việc lấy cao răng sẽ làm sạch mảng bám trên răng từ
đó loại bỏ được vi khuẩn. Bên cạnh đó, trẻ bị chảy máu chân răng hôi miệng cũng
có thể được bác sĩ kê thuốc theo toa.

- Phụ huynh cần lưu ý trong thời gian điều trị cần vệ sinh răng miệng cho trẻ thật
tốt, đánh răng nhẹ nhàng cho trẻ để tránh đụng vào phần nướu răng bị tổn thương.
- Dùng gạc sơ miệng và NaCl 0,9% để vệ sinh răng miệng cho trẻ nhiều lần trong
ngày nhất là sau mỗi bữa ăn.
- Bổ sung vitamin C vào chế độ ăn của trẻ để tăng cường hệ miễn dịch nhằm chống
nhiễm trùng, giúp mau lành các mô nướu bị tổn thương,


Việc điều trị cho trẻ khi bị chảy máu chân răng hôi miệng thường tốn nhiều thời
gian, không thể khỏi hẳn trong “một sớm một chiều”. Vì vậy tốt nhất là các bậc
phụ huynh nên chú ý phòng tránh tình trạng này ở trẻ.
Phụ huynh nên thường xuyên theo dõi các giai đoạn thay răng của trẻ để có thể
phát hiện các dấu hiệu bất thường. Bên cạnh đó cũng cần hướng dẫn hoặc vệ sinh
răng miệng cho trẻ kỹ càng, đúng cách để làm sạch các mảng bám trên răng, dùng
chỉ nha khoa để lấy thức ăn bị bám vào kẽ răng.
Để có thể phát hiện được các bệnh lý về răng miệng, các phụ huynh nên đưa trẻ đi
thăm khám bác sĩ nha khoa định kỳ 6 tháng/lần. Đặc biệt khi thấy trẻ có triệu
chứng bị chảy máu chân răng hôi miệng thì nên lưu ý đưa trẻ đi bác sĩ khám ngay
lập tức, vì đây là dấu hiệu cho thấy trẻ bị viêm nướu.



×