Tải bản đầy đủ (.pdf) (115 trang)

Quản trị rủi ro tín dụng tại ngân hàng TMCP An Bình, CN Đà Nẵng.

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.01 MB, 115 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ NGUYỄN CHÁNH TÍN

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
AN BÌNH - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2013


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ NGUYỄN CHÁNH TÍN

QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN
AN BÌNH - CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. NGUYỄN THANH LIÊM



Đà Nẵng - Năm 2013


LỜI CAM ĐOAN

Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.

Tác giả

Lê Nguyễn Chánh Tín


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Sự cần thiết của đề tài .......................................................................... 1
2. Mục tiêu của đề tài................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 2
5. Cấu trúc nội dung nghiên cứu............................................................... 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................. 3

CHƯƠNG 1. NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ QUẢN
TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG ....................................................................... 6
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG.......................................................................... 6
1.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng ........................................................... 6
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng.................................................................. 7
1.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng........................................................... 9

1.1.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng ........................................... 10
1.1.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng........................................................... 12

1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG.................................................... 14
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng................................................ 14
1.2.2 Mục tiêu của công tác quản trị rủi ro tín dụng .............................. 14
1.2.3 Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng......... 15
1.2.4 Nội dung của quản trị rủi ro tín dụng............................................. 16
1.2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng ......... 35

1.3 KINH NGHIỆM QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA MỘT SỐ
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC KINH
NGHIỆM CHO CÁC NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI VIỆT NAM..... 36


1.3.1. Kinh nghiệm quản trị rủi ro tín dụng của một số ngân hàng thương
mại trên thế giới ...................................................................................... 36
1.3.2. Bài học kinh nghiệm về quản trị rủi ro tín dụng cho các ngân hàng
thương mại Việt Nam.............................................................................. 38

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1 ....................................................................... 40
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
NGÂN HÀNG TMCP AN BÌNH – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ......... 41
2.1 GIỚI THIỆU TỔNG QUAN VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ
PHẦN AN BÌNH – CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ...................................... 41
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP An
Bình ..................................................................................................... 41
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng TMCP An Bình Chi nhánh Đà Nẵng (ABB Đà Nẵng) ..................................................... 42
2.1.3. Tình hình hoạt động kinh doanh tại ABB Đà Nẵng ..................... 43


2.2 THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
ABB ĐÀ NẴNG TỪ NĂM 2010-2012................................................. 52
2.2.1 Nợ xấu và và tỷ lệ nợ xấu từ năm 2010-2012................................ 52
2.2.2 Nguyên nhân phát sinh rủi ro tín dụng .......................................... 57

2.3 THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
ABB ĐÀ NẴNG ..................................................................................... 64
2.3.1 Chính sách quản trị rủi ro tín dụng và công tác tổ chức quản trị rủi
ro tín dụng tại ABB Đà Nẵng ................................................................. 64
2.3.2 Tình hình thực hiện các nội dung quản trị rủi ro tín dụng tại ABB
Đà Nẵng .................................................................................................. 67

2.4. ĐÁNH GIÁ CHUNG THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ
RỦI RO TÍN DỤNG TẠI ABB ĐÀ NẴNG .......................................... 80


2.4.1 Những kết quả đạt được................................................................. 80
2.4.2 Những mặt hạn chế ........................................................................ 81
2.4.3 Nguyên nhân hạn chế trong quản trị rủi ro tín dụng...................... 83

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2 ....................................................................... 84
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG TMCP AN
BÌNH CHI NHÁNH ĐÀ NẴNG ......................................................... 85
3.1 ĐỊNH HƯỚNG CÔNG TÁC QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI
ABB ĐÀ NẴNG ..................................................................................... 85
3.1.1 Định hướng chung.......................................................................... 85
3.1.2 Mục tiêu công tác quản trị rủi ro tín dụng ..................................... 86

3.2 CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN TRỊ

RỦI RO TÍN DỤNG TẠI ABB ĐÀ NẴNG .......................................... 87
3.2.1 Nhóm giải pháp về nội dung quản trị rủi ro tín dụng .................... 87
3.2.2 Nhóm giải pháp hỗ trợ ................................................................... 95

3.3 MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI ABB, NGÂN HÀNG NHÀ NƯỚC
VÀ CHÍNH PHỦ .................................................................................... 98
3.3.1 Kiến nghị với Hội sở ABB............................................................. 98
3.3.2 Kiến nghị đối với ngân hàng Nhà Nước ........................................ 99
3.3.3 Kiến nghị đối với Chính Phủ ....................................................... 102

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 ..................................................................... 102
KẾT LUẬN .......................................................................................... 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CBTD

Cán bộ tín dụng

KH

Khách hàng

NH

Ngân hàng

HĐQT


Hội đồng quản trị

NHNN

Ngân hàng nhà nước

NHTM

Ngân hàng thương mại

TMCP

Thương mại cổ phần

ABB Đà Nẵng

Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng

DPRR

Dự phòng rủi ro

QTRR

Quản trị rủi ro

RRTD

Rủi ro tín dụng


TCTD

Tổ chức tín dụng

TSBĐ

Tài sản bảo đảm

CIC (Credit Information Center)

Trung tâm thông tin tín dụng


DANH MỤC CÁC BẢNG
Số hiệu

Tên bảng

bảng
1.1.
1.2.
2.1.

Các chỉ số phản ảnh chất lượng hoạt động tín dụng
Mô hình xếp hạng của MOODY’S và STANDARD
& POOR’S
Tỷ trọng cổ phần của các nhóm cổ đông đến
30/09/2013


Trang

20
26

42

2.2.

Tình hình huy động vốn của ABB Đà Nẵng

43

2.3.

Dư nợ cho vay của ABB Đà Nẵng

45

2.4.

Kết quả kinh doanh của ABB Đà Nẵng

49

2.5.

Bảng phân loại nhóm nợ tại ABB Đà Nẵng từ năm
2010 đến 2012


52

2.6.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu theo thời hạn vay

55

2.7.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu theo ngành kinh tế

55

2.8.

Nợ xấu và tỷ lệ nợ xấu theo thành phần kinh tế

57

2.9.

Bảng xếp hạng tín dụng nội bộ của ABB

75


DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Số hiệu biểu đồ
2.1.

2.2.
2.3.
2.4.
2.5.
2.6.
2.7

Tên biểu đồ
Biểu đồ về tình hình huy động vốn tại ABB Đà
Nẵng năm 2010-2012
Biểu đồ về cơ cấu cho vay theo thời gian tại ABB
Đà Nẵng
Biểu đồ về cơ cấu cho vay theo thành phần kinh tế
tại ABB Đà Nẵng
Biểu đồ về cơ cấu cho vay ngành kinh tế tại ABB
Đà Nẵng trong năm 2012
Biểu đồ thể hiện kết quả hoạt động kinh doanh tại
ABB Đà Nẵng năm 2010-2012
Biểu đồ thể hiện tổng dư nợ quá hạn, tổng dư nợ
xấu tại ABB Đà Nẵng năm 2010-2012
Biểu đồ thể hiện tỷ lệ nợ quá hạn, tỷ lệ nợ xấu tại
ABB Đà Nẵng năm 2010-2012

Trang

44
47
47
48
49

52
53


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Số hiệu sơ đồ

Tên sơ đồ

Trang

2.1.

Sơ đồ tổ chức của ABB Đà Nẵng

65

2.2.

Quy trình chấm điểm tín dụng doanh nghiệp

73

2.3.

Quy trình chấm điểm tín dụng cá nhân

74



1

MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của đề tài
Trong hoạt động của ngân hàng thương mại, hoạt động tín dụng là hoạt
động chủ yếu mang lại lợi nhuận cho ngân hàng. Trong hoạt động tín dụng lại
luôn chứa đựng nhiều rủi ro và rủi ro tín dụng là tổn thất lớn đối với hoạt
động ngân hàng. Rủi ro tín dụng luôn song hành với hoạt động tín dụng,
không thể loại bỏ hoàn toàn rủi ro tín dụng mà chỉ có thể áp dụng các biện
pháp phòng ngừa hoặc giảm thiểu thiệt hại tối đa khi rủi ro xảy ra. Khi ngân
hàng kinh doanh với một mức tổn thất thấp hơn hoặc bằng mức tỷ lệ tổn thất
dự kiến thì đó là sự thành công trong lĩnh vực quản lý rủi ro. Ngân hàng phải
bằng nhiều biện pháp tác động đến hoạt động tín dụng để hạn chế tối đa rủi ro
tín dụng nhằm góp phần đạt tới mục tiêu hoạt động tín dụng an toàn, hiệu quả
trong tăng trưởng.
Thực tiễn hoạt động tín dụng của Ngân hàng Thương mại cổ phần An
Bình - CN Đà Nẵng thời gian qua cũng cho thấy rủi ro tín dụng của chi
nhánh chưa được kiểm soát một cách hiệu quả và đang có xu hướng ngày
một gia tăng. Chính vì vậy, yêu cầu cấp bách đặt ra là rủi ro tín dụng phải
được quản lý, kiểm soát một cách có hiệu quả, đảm bảo tín dụng hoạt động
trong phạm vi rủi ro chấp nhận được, tăng thêm lợi nhuận trong hoạt động
kinh doanh của Ngân hàng.
Xuất phát từ nhận thức trên và nhận thấy được tầm quan trọng của vấn
đề, là nhân viên đang công tác trong lĩnh vực tín dụng của Ngân hàng TMCP
An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng Em xin chọn đề tài “Quản trị rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng” cho
luận văn tốt nghiệp của mình.


2

2. Mục tiêu của đề tài
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng
- Phân tích thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng
TMCP An Bình – CN Đà Nẵng trong thời gian qua.
- Trên cơ sở lý luận và phân tích thực trạng quản trị rủi ro tín dụng, từ đó
đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng tại
Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu của đề tài : Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng,
công tác quản trị rủi ro tín dụng và đề ra các giải pháp nhằm khắc phục, hạn
chế, phòng ngừa và quản lý rủi ro trong hoạt động tín dụng tại Ngân hàng
TMCP An Bình – Chi nhánh Đà Nẵng.
- Phạm vi nghiên cứu : Nghiên cứu giữa lý luận và thực tế nguyên nhân
dẫn đến rủi ro tín dụng, thực trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân
hàng TMCP An Bình – CN Đà Nẵng trong thời gian 3 năm 2010-2012, từ đó
đưa ra các giải pháp nhằm tăng cường công tác quản trị rủi ro tín dụng.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp được sử dụng trong chuyên đề nghiên cứu bao gồm:
phương pháp phân tích, phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu, kết hợp với
bảng biểu và đồ thị để phân tích, đánh giá.
Phương pháp phân tích: Trên cơ sở thống kê, phân tích các số liệu để
đánh giá thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng An Bình- CN Đà
Nẵng.
Phương pháp tổng hợp và xử lý số liệu : Trên cơ sở các số liệu từ NH
TMCP An Bình cung cấp, học viên xem xét, sàn lọc các số liệu cần thiết, từ
đó nêu bật lên những vấn đề trong quản trị rủi ro tín dụng tại NH TMCP An
Bình- CN Đà Nẵng.


3

* Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Hệ thống hóa được những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín
dụng, về quy trình quản trị rủi ro tín dụng cũng như các nhân tố ảnh hưởng
đến công tác quản trị rủi ro tín dụng hệ thống ngân hàng thương mại.
- Đã đi sâu phân tích, đánh giá được nguyên nhân gây ra rủi ro và thực
trạng công tác quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi
nhánh Đà Nẵng.
- Luận văn đã đưa ra một số kiến nghị, giải pháp nhằm góp phần tăng
cường quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP An Bình – Chi nhánh Đà
Nẵng.
5. Cấu trúc nội dung nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, luận văn được chia làm 03
chương, cụ thể:
Chương 1 : Những vấn đề lý luận cơ bản về quản trị rủi ro tín dụng
Chương 2: Thực trạng quản trị rủi ro tín dụng tại Ngân hàng TMCP
An Bình – CN Đà Nẵng
Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện công tác quản trị rủi ro tín dụng
tại Ngân hàng TMCP An Bình – CN Đà Nẵng
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài Quản trị rủi ro tín dụng này, tác giả đã
tham khảo nhiều tài liệu, công trình nghiên cứu có liên quan:
* Nhiều nhà khoa học, nhà quản lý kinh tế trên thế giới quan tâm
nghiên cứu về quản trị rủi ro tín dụng, các kết quả nghiên cứu này đã được
công bố trên một số công trình như:
Karen A. Horcher, Essentials of Financial Risk Management, 2008
Shelagh Heffernan, Modern Banking, City University, London, 2008


4
Dileep Mehta and Hung-Gay Fung, International Bank Management,

2008
Peter S. Rose, Quản trị Ngân hàng thương mại, 2002, NXB Tài chính, Hà
Nội
Eddua W. Read, Ph.D và Eddua K.Gill, Ph.D, Ngân hàng thương mại,
2004, NXB Thống kê, TP Hồ Chí Minh.
* Tại Việt Nam, có một số công trình nghiên cứu sâu về hoạt động tín
dụng, quản lý RRTD đăng trên các tạp chí như:
TS. Trần Huy Hoàng, Hạn chế nguy cơ rủi ro hoạt động tín dụng của các
NHTM Việt Nam, Phát triển kinh tế, tháng 12 năm 2004.
PGS.TS Nguyễn Đình Tự, Tiếp cận để giảm thiểu rủi ro trong hoạt động
của Ngân hàng thương mại, Tạp chí Ngân hàng, Số chuyên đề năm 2005.
Trần Trung Tường, Giải pháp hạn chế rủi ro tín dụng trong giai đoạn
hiện nay, Tạp chí Khoa học đào tạo Ngân hàng, trang 39- 43, số 09, tháng
09/2005.
* Các giáo trình về quản trị rủi ro và rủi ro tín dụng ngân hàng:
TS. Nguyễn Văn Tiến, Đánh giá và phòng ngừa rủi ro trong kinh doanh
ngân hàng, NXB Thống kê, 2002.
TS. Nguyễn Minh Kiều, Quản trị rủi ro trong ngân hàng, NXB Thống Kê,
2009.
TS. Nguyễn Minh Kiều, Quản trị rủi ro tài chính, NXB Thống Kê, 2009.
TS. Nguyễn Minh Kiều, Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, NXB Thống
Kê, 2009.
PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến, Quản trị rủi ro trong kinh doanh ngân hàng,
NXB Thống Kê, 2010.
PGS.TS. Phan Thu Hà, PGS.TS. Đàm Văn Huệ, Quản trị ngân hàng
thương mại, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, 2010.


5
* Một số luận văn có cùng đề tài nghiên cứu

* Tác giả cũng tham khảo thêm một số tài liệu có tính thực tiễn hơn,
bao gồm :
Luật các tổ chức tín dụng, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN; Các báo
cáo thường niên, các quy trình, các giáo trình nội bộ do ABBANK ban hành;
Báo cáo tài chính, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh giai đoạn 2010 –
2012 của ABBANK Chi nhánh Đà Nẵng cũng là nguồn tài liệu quan trọng
giúp tác giả tập hợp số liệu viết đề tài.


6
CHƯƠNG 1

NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ
QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
1.1. RỦI RO TÍN DỤNG
1.1.1. Khái niệm về rủi ro tín dụng
Kinh doanh ngân hàng là kinh doanh rủi ro, theo đuổi lợi nhuận với rủi
ro chấp nhận được là bản chất ngân hàng. P. Volker, cựu chủ tịch Cục dự trữ
liên bang Mỹ (FED) cho rằng: “Nếu ngân hàng không có những khoản vay tồi
thì đó không phải là hoạt động kinh doanh”. Rủi ro tín dụng là một trong
những nguyên nhân chủ yếu gây tổn thất và ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất
lượng kinh doanh ngân hàng. Có nhiều định nghĩa khác nhau về rủi ro tín
dụng:
- Trong tài liệu “Financial Institutions Management – A Modern
Perpective”, A.Saunder và H.Lange định nghĩa rủi ro tín dụng là khoản lỗ
tiềm tàng khi ngân hàng cấp tín dụng cho một khách hàng, nghĩa là khả năng
các luồng thu nhập dự tính mang lại từ khoản cho vay của ngân hàng không
thể được thực hiện đầy đủ về cả số lượng và thời hạn.
- Ủy ban Basel cho rằng: Rủi ro tín dụng là khả năng người vay không
thực hiện được các nghĩa vụ của mình theo những điều khoản đã thỏa thuận.

- Rủi ro tín dụng là rủi ro phát sinh trong quá trình cấp tín dụng của ngân
hàng, biểu hiện trên thực tế qua việc khách hàng không trả được nợ hoặc trả
không đúng hạn theo cam kết cho ngân hàng. Rủi ro tín dụng còn được gọi là
rủi ro mất khả năng chi trả và rủi ro sai hẹn, là rủi ro liên quan trực tiếp đến
chất lượng tín dụng và hiệu quả của hoạt động ngân hàng.
- Rủi ro tín dụng là khả năng xảy ra những tổn thất mà ngân hàng phải
chịu do khách hàng vay không trả đúng hạn, không trả hoặc trả không đầy đủ
vốn gốc, lãi, phí. Khi thực hiện một hoạt động cấp tín dụng cụ thể, ngân hàng


7
không dự kiến là khoản cấp tín dụng đó sẽ tổn thất. Tuy nhiên những khoản
cấp tín dụng đó luôn hàm chứa rủi ro. Một số ý kiến cho rằng trên quan điểm
quản lý toàn bộ ngân hàng, tỷ lệ tổn thất dự kiến đối với hoạt động cấp tín
dụng luôn được xác định trước trong chiến lược hoạt động chung. Do vậy, khi
tổn thất xảy ra dưới mức tỷ lệ tổn thất dự kiến, ngân hàng coi đó là một thành
công trong quản lý.
Như vậy, có nhiều quan điểm khác nhau về rủi ro tín dụng, nhưng xét
đến cùng thì: Rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng là tổn thất có khả
năng xảy ra đối với nợ của tổ chức tín dụng do khách hàng không thực hiện
hoặc không có khả năng thực hiện một phần hoặc toàn bộ nghĩa vụ của mình
theo cam kết. Rủi ro tín dụng là những biến cố không mong đợi mà khi xảy ra
sẽ dẫn đến tổn thất về tài sản của ngân hàng, giảm sút hiệu quả hoạt động kinh
doanh, thậm chí dẫn đến nguy cơ đổ vỡ, phá sản của một ngân hàng.
1.1.2. Phân loại rủi ro tín dụng
Có nhiều cách phân loại rủi ro tín dụng khác nhau tùy theo mục đích,
yêu cầu nghiên cứu. Tùy theo tiêu chí phân loại mà người ta chia rủi ro tín
dụng thành các loại khác nhau.
a. Căn cứ vào nguyên nhân phát sinh
- Rủi ro giao dịch là rủi ro liên quan đến từng khoản vay hoặc từng

khách hàng cụ thể, là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát
sinh là do những hạn chế trong quá trình giao dịch và xét duyệt cho vay,
đánh giá khách hàng, kiểm soát sau khi cho vay hoặc do sơ hở trong việc
thực hiện bảo đảm tiền vay và những cam kết ràng buộc trong hợp đồng tín
dụng. Rủi ro giao dịch chia thành ba loại: Rủi ro lựa chọn, rủi ro bảo đảm,
rủi ro nghiệp vụ.
+ Rủi ro lựa chọn là rủi ro có liên quan đến quá trình đánh giá và phân
tích tín dụng, phương án vay vốn để quyết định tài trợ của ngân hàng.


8
+ Rủi ro bảo đảm là rủi ro phát sinh từ các tiêu chuẩn đảm bảo như các
điều khoản hợp đồng, mức cho vay, loại tài sản đảm bảo, chủ thể tài sản đảm
bảo, cách thức đảm bảo và mức cho vay trên giá trị tài sản đảm bảo...
+ Rủi ro nghiệp vụ là rủi ro liên quan đến công tác quản lý khoản vay và
hoạt động cho vay, bao gồm cả việc sử dụng hệ thống xếp hạng rủi ro và kỹ
thuật xử lý các khoản vay có vấn đề.
- Rủi ro danh mục là rủi ro phát sinh liên quan đến sự kết hợp nhiều
khoản tín dụng trong danh mục tín dụng của NH do sản phẩm không phù
hợp hoặc quá tập trung cho vay một ngành, một lĩnh vực, một nhóm KH,
một KH. Nó là một hình thức của rủi ro tín dụng mà nguyên nhân phát sinh
là do những hạn chế trong quản lý danh mục cho vay của ngân hàng. Rủi ro
danh mục được phân thành rủi ro nội tại và rủi ro tập trung.
+ Rủi ro nội tại xuất phát từ các yếu tố, đặc điểm riêng có mang tính
riêng biệt bên trong mỗi chủ thể đề nghị cấp tín dụng hoặc ngành, lĩnh vực
kinh tế. Nó xuất phát từ đặc điểm hoạt động hoặc đặc điểm sử dụng vốn của
khách hàng.
+ Rủi ro tập trung là do ngân hàng tập trung cho vay quá nhiều vào một
số khách hàng, một ngành kinh tế hoặc trong cùng một vùng địa lý nhất định
hoặc cùng một loại hình cho vay có rủi ro cao.

b. Căn cứ vào đặc tính khách quan, chủ quan
- Rủi ro khách quan là rủi ro do các nguyên nhân khách quan như thiên
tai, dịch họa, người vay bị chết, mất tích và các biến động ngoài dự kiến khác
làm thất thoát vốn vay trong khi người vay đã thực hiện nghiêm túc chế độ
chính sách.
- Rủi ro chủ quan là rủi ro thuộc về chủ quan của người vay và người
cho vay vì vô tình hay cố ý làm thất thoát vốn vay hay vì những lý do chủ
quan khác.


9
c. Căn cứ vào phương diện quản lý
- Rủi ro tín dụng nhận diện được là loại RRTD mà ngân hàng có thể
nhận diện được nguyên nhân gây ra rủi ro, ước tính được mức độ ảnh hưởng,
dự kiến được thời gian phát sinh và từ đó có biện pháp hợp lý để phòng ngừa,
hạn chế rủi ro. Những rủi ro thuộc loại này thường do yếu tố chủ quan của
con người gây ra cho mình, thông thường là xuất phát từ phía khách hàng.
- Rủi ro tín dụng chưa nhận diện được là loại RRTD mà NH không
thể dự đoán được, không biết chúng sẽ xảy ra vào thời điểm nào, cũng không
thể tính toán được một cách chính xác những ảnh hưởng mà chúng gây ra.
Những RRTD loại này thường không do yếu tố chủ quan gây ra mà chủ yếu là
do những yếu tố khách quan gây ra như: thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn…
1.1.3. Đặc điểm của rủi ro tín dụng
Để chủ động phòng ngừa RRTD có hiệu quả, nhận biết các đặc điểm của
rủi ro tín dụng rất cần thiết và hữu ích. RRTD có những đặc điểm cơ bản sau:
- Rủi ro tín dụng mang tính gián tiếp: Trong quan hệ tín dụng, ngân hàng
chuyển giao quyền sử dụng vốn cho khách hàng. Rủi ro tín dụng xảy ra khi
khách hàng gặp những tổn thất và thất bại trong quá trình sử dụng vốn; Hay
nói cách khác những rủi ro trong hoạt động kinh doanh của khách hàng là
nguyên nhân chủ yếu gây nên rủi ro tín dụng của ngân hàng.

- Rủi ro tín dụng có tính chất đa dạng và phức tạp: đặc điểm này biểu
hiện ở sự đa dạng, phức tạp của nguyên nhân, hình thức, hậu quả của rủi ro tín
dụng do đặc trưng ngân hàng là trung gian tài chính kinh doanh tiền tệ. Do đó
khi phòng ngừa và xử lý rủi ro tín dụng phải chú ý đến mọi dấu hiệu rủi ro,
xuất phát từ nguyên nhân bản chất và hậu quả do rủi ro tín dụng đem lại để có
biện pháp phòng ngừa phù hợp.
- Rủi ro tín dụng có tính tất yếu tức luôn tồn tại và gắn liền với hoạt
động tín dụng của ngân hàng thương mại: tình trạng thông tin bất cân xứng


10
đã làm cho ngân hàng không thể nắm bắt được các dấu hiệu rủi ro một cách
toàn diện và đầy đủ, điều này làm cho bất cứ khoản vay nào cũng tiềm ẩn rủi
ro đối với ngân hàng. Kinh doanh ngân hàng thực chất là kinh doanh rủi ro ở
mức phù hợp và đạt được lợi nhuận tương ứng.
1.1.4 Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng
a. Những nguyên nhân thuộc về năng lực quản trị của ngân hàng
- Xuất phát từ cán bộ quản lý, cán bộ tín dụng: Nhân viên tín dụng
không tuân thủ chính sách tín dụng, không chấp hành đúng quy trình cho vay.
Nhân viên tín dụng yếu kém về trình độ nghiệp vụ; Nhân viên tín dụng vi
phạm đạo đức kinh doanh.
- Xuất phát từ chính sách, quy trình tín dụng và sự vận dụng chính
sách, quy trình tín dụng chưa nghiêm túc: Chính sách tín dụng không hợp
lý, quá nhấn mạnh vào mục tiêu lợi nhuận dẫn đến cho vay đầu tư quá liều
lĩnh, khi cho vay chủ yếu chú trọng vào lợi tức; tập trung nguồn vốn cho vay
quá nhiều vào một doanh nghiệp hoặc một ngành kinh tế nào đó; Do ngân
hàng tăng trưởng tín dụng mà không có sự kiểm soát chất lượng tín dụng: bỏ bớt
các điều kiện tín dụng, thực hiện cho vay không đúng quy định; do cạnh tranh
của các ngân hàng mong muốn có tỷ trọng, thị phần cao hơn các ngân hàng
khác.

- Xuất phát từ công tác thẩm định: Do thiếu am hiểu thị trường, thiếu
thông tin hoặc phân tích thông tin không đầy đủ dẫn đến cho vay và đầu tư
không hợp lý
- Xuất phát từ tài sản bảo đảm: Định giá tài sản không chính xác;
không thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý cần thiết; do sự biến động giá trị tài
sản đảm bảo theo chiều hướng bất lợi hoặc không đảm bảo các nguyên tắc của
tài sản đảm bảo là: dễ định giá; dễ chuyển nhượng quyền sở hữu; dễ tiêu thụ.


11
- Xuất phát từ thông tin tín dụng: Ngân hàng thiếu thông tin về khách
hàng nên không dự đoán được rủi ro đối với một khoản vay, Sự hợp tác giữa các
NHTM còn quá lỏng lẻo, thông tin chưa được cập nhật một cách chính xác,
đầy đủ và kịp thời
- Xuất phát từ hoạt động kiểm soát nội bộ: Lỏng lẻo trong công tác
kiểm tra nội bộ NH, thiếu kiểm soát quản lý TD trước, trong và sau khi cho vay
b. Các nguyên nhân thuộc về phía khách hàng
- Do khách hàng vay vốn thiếu năng lực pháp lý.
- Sử dụng vốn vay sai mục đích, kém hiệu quả.
- Tình hình tài chính doanh nghiệp yếu kém, thiếu minh bạch.
- Quản lý vốn không hợp lý dẫn đến thiếu thanh khoản.
- Chủ doanh nghiệp vay vốn thiếu năng lực điều hành, tham ô, lừa đảo.
- Do mất đoàn kết trong nội bộ Hội đồng quản trị, ban điều hành.
c. Rủi ro do nền kinh tế, chính trị không ổn định
- Do thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn…
- Tình hình an ninh, trong nước, trong khu vực bất ổn.
- Sự biến động quá nhanh và khó dự đoán được của thị trường thế giới.
- Rủi ro tất yếu của quá trình tự do hóa tài chính, hội nhập quốc tế.
- Sự tấn công của hàng nhập lậu.
- Do khủng hoảng hoặc suy thoái kinh tế, lạm phát, mất thăng bằng cán

cân thanh toán quốc tế, tỷ giá hối đoái biến động bất thường.
- Thiếu sự quy hoạch, phân bổ đầu tư một cách hợp lý đã dẫn đến khủng
hoảng thừa về đầu tư trong một số ngành.
d. Rủi ro do môi trường pháp lý
- Môi trường pháp lý không thuận lợi, lỏng lẻo trong quản lý vĩ mô.
- Sự thanh tra, kiểm tra, giám sát chưa hiệu quả của NHNN.
- Hệ thống thông tin quản lý còn bất cập.


12
Tóm lại, rủi ro tín dụng có thể phát sinh do rất nhiều nguyên nhân chủ
quan hoặc khách quan. Các biện pháp phòng chống rủi ro có thể nằm trong
tầm tay của các NHTM nhưng cũng có những biện pháp vượt ngoài khả năng
của riêng từng ngân hàng, liên quan đến vấn đề nội tại của bản thân nền kinh
tế đang chuyển đổi, đang định hướng mô hình phát triển ở VN. Trong phạm
vi tầm tay của các ngân hàng, rủi ro tín dụng phụ thuộc vào năng lực của ban
điều hành ngân hàng, năng lực của bộ phận tín dụng trong việc phát hiện và
hạn chế rủi ro từ lúc xem xét quyết định cho vay cũng như trong suốt thời
gian vay. Năng lực cấp tín dụng phụ thuộc vào chuyên môn của nhân viên tín
dụng và nhân viên và các nguồn lực của ngân hàng về nhân sự cũng như về
cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ thông tin. Do vậy biện pháp phòng ngừa
rủi ro tín dụng sâu sắc nhất vẫn là các biện pháp liên quan đến việc đào tạo,
bố trí nhân viên và cơ chế kiểm tra, giám sát hành vi của nhân viên trong quá
trình xử lý công việc, nâng cao cơ sở vật chất, hệ thống công nghệ ngân hàng
và xây dựng quy trình tín dụng một cách tối ưu. Thực hiện tốt các biện pháp
này thì sẽ hạn chế được những rủi ro thấp nhất trong hoạt động kinh doanh tín
dụng ngân hàng.
1.1.5. Hậu quả của rủi ro tín dụng
RRTD luôn tiềm ẩn trong kinh doanh ngân hàng và đã gây ra những
hậu quả nghiêm trọng, ảnh hưởng nhiều mặt đến đời sống kinh tế - xã hội

của mỗi quốc gia, thậm chí có thể lan rộng trên phạm vi toàn cầu.
a. Đối với ngân hàng bị rủi ro
Do không thu hồi được nợ (gốc, lãi và các loại phi) làm cho nguồn
vốn ngân hàng bị thất thoát, trong khi ngân hàng vẫn phải chi trả tiền lãi
cho nguồn vốn hoạt động, gây mất cân đối thu chi, vòng quay vốn tín dụng
giảm, làm cho ngân hàng kinh doanh không hiệu quả, chi phí tăng, lợi
nhuận bị giảm sút, thậm chí nếu trầm trọng hơn thì có thể bị phá sản.


13
b. Đối với hệ thống ngân hàng
Hoạt động của một NH trong một quốc gia có liên quan đến hệ thống
NH và các tổ chức kinh tế, xã hội và cá nhân trong nền kinh tế. Do vậy nếu
một ngân hàng có kết quả hoạt động xấu, thậm chí dẫn đến mất khả năng
thanh toán và phá sản thì sẽ có những tác động dây chuyền ảnh hưởng xấu
các ngân hàng và các bộ phận kinh tế khác. Nếu không có sự can thiệp kịp
thời của NHNN và Chính phủ thì tâm lý sợ mất tiền sẽ lây lan đến toàn bộ
người gửi tiền và họ sẽ đồng loạt rút tiền tại các NHTM làm cho các NH
khác vô hình chung cũng rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán.
c. Đối với nền kinh tế
Ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nền kinh tế, là kênh thu hút và
bơm tiền cho nền kinh tế, vì vậy rủi ro tín dụng gây nên sự phá sản một ngân
hàng sẽ làm cho nền kinh tế bị rối loạn, hoạt động kinh tế bị mất ổn định và
ngưng trệ, mất bình ổn về quan hệ cung cầu, lạm phát, thất nghiệp, tệ nạn xã
hội gia tăng, tình hình an ninh chính trị bất ổn…
d. Trong quan hệ kinh tế đối ngoại
Làm ảnh hưởng đến vị thế và hình ảnh của hệ thống ngân hàng – tài
chính quốc gia cũng như toàn bộ nền kinh tế của quốc gia đó.
Tóm lại, rủi ro tín dụng của một ngân hàng xảy ra sẽ gây ảnh hưởng ở
các mức độ khác nhau: nhẹ nhất là ngân hàng bị giảm lợi nhuận khi phải

trích lập dự phòng, không thu hồi được lãi cho vay, nặng nhất khi ngân hàng
không thu được vốn gốc và lãi vay, nợ thất thu với tỷ lệ cao dẫn đến ngân
hàng bị lỗ và mất vốn. Nếu tình trạng này kéo dài không khắc phục được,
ngân hàng sẽ bị phá sản, gây hậu quả nghiêm trọng cho nền kinh tế nói chung
và hệ thống ngân hàng nói riêng. Chính vì vậy đòi hỏi các nhà quản trị ngân
hàng phải hết sức thận trọng và có những biện pháp thích hợp nhằm giảm
thiểu rủi ro trong cho vay.


14
1.2. QUẢN TRỊ RỦI RO TÍN DỤNG
1.2.1. Khái niệm quản trị rủi ro tín dụng
Các nhà nghiên cứu và hoạt động trong lĩnh vực ngân hàng đều cho rằng
đối với các NHTM, quản trị kinh doanh chính là quản trị rủi ro, và quản trị rủi ro
chính là trung tâm của hoạt động quản trị điều hành của mỗi NHTM. Quản trị rủi
ro: hiểu một cách đơn giản chính là quá trình các NHTM áp dụng các nguyên
lý, các phương pháp và kinh nghiệm quản trị kinh doanh của mình để xác
định, định lượng, quản lý và kiểm soát rủi ro trong hoạt động để:
- Bảo vệ ngân hàng trong việc tránh khỏi những thất bại, mất mát không dự
tính trước.
- Bảo đảm mức độ rủi ro mà ngân hàng phải gánh chịu không vượt quá
khả năng về vốn và tài chính.
- Bảo đảm không ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh và khả năng tồn tại
của ngân hàng.
Quản trị rủi ro tín dụng là quá trình xây dựng và thực thi các chiến lược,
các chính sách quản lý và kinh doanh tín dụng nhằm đạt được các mục tiêu an
toàn, hiệu quả và phát triển bền vững; Tăng cường các biện pháp phòng ngừa,
hạn chế và giảm thấp nợ quá hạn, nợ xấu trong kinh doanh tín dụng, từ đó
tăng doanh thu, giảm chi phí và nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động
kinh doanh cả trong ngắn hạn và dài hạn của NHTM.

1.2.2 Mục tiêu của công tác quản trị rủi ro tín dụng
Quản trị rủi ro tín dụng gắn liền với quản trị và kinh doanh tín dụng, một
trong những hoạt động chủ đạo của NHTM. Quản trị rủi ro tín dụng nhằm đạt
các mục tiêu:
- Đạt kết quả kinh doanh cao trong giới hạn rủi ro có thể giám sát, có thể
chịu đựng được.
- Thực hiện đúng các quy định của Nhà nước, quy định của Pháp luật.


15
- Đảm bảo hoạt động an toàn, hiệu quả, phát triển bền vững trong điều
kiện thị trường đầy biến động, nguy cơ rủi ro không ngừng gia tăng.
Nói một cách cụ thể hơn thì quản trị rủi ro tín dụng nhằm vào việc hạ thấp
rủi ro tín dụng, nâng cao mức độ an toàn cho kinh doanh của mỗi NHTM bằng
các chính sách, các biện pháp quản lý, giám sát các hoạt động tín dụng khoa
học và hiệu quả.
1.2.3. Sự cần thiết phải nâng cao năng lực quản trị rủi ro tín dụng
a. Kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng là loại hình kinh doanh đặc
biệt, tiềm ẩn nhiều rủi ro, trong đó có rủi ro tín dụng
Hoạt động kinh doanh của các NHTM bao gồm rất nhiều loại rủi ro. Nhiều
ý kiến cho rằng các NHTM cần đánh giá cơ hội kinh doanh dựa trên mối quan
hệ rủi ro lợi ích nhằm tìm ra những cơ hội đạt được những lợi ích xứng đáng
với mức rủi ro có thể chấp nhận được. Các NHTM sẽ hoạt động tốt nếu mức
rủi ro gánh chịu là hợp lý và kiểm soát được chứ không thể chối bỏ rủi ro.
Nói một cách khác, hoạt động kinh doanh của các NHTM là dùng uy tín
của chính ngân hàng để có thể thu hút nguồn vốn huy động và dùng năng lực
quản trị rủi ro, đặc biệt là quản trị rủi ro tín dụng để sử dụng nguồn vốn huy
động được và phát triển các dịch vụ khác với tư cách là người “đứng giữa” các
lực lượng cung và các lực lượng cầu về các dịch vụ ngân hàng.
b. Hiệu quả hoạt động kinh doanh của các NHTM phụ thuộc vào mức

độ rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng
Trong hoạt động kinh doanh ngân hàng có nhiều yếu tố khách quan và chủ
quan mang đến rủi ro, nhiều yếu tố bất khả kháng nên ngân hàng không thể
tránh khỏi rủi ro. Chính vì vậy, hàng năm các NHTM được phép và cần phải
trích lập quỹ bù đắp rủi ro hạch toán vào chi phí. Quy mô quỹ bù đắp rủi ro
căn cứ vào mức độ và khả năng rủi ro. Nếu rủi ro thấp thì hiệu quả kinh tế sẽ
tăng, và ngược lại. Như vậy, hiệu quả kinh doanh của các NHTM tỷ lệ nghịch


×