Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

de thi thu vao lop 10 mon ngu van phong gd dt yen lac

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.19 KB, 5 trang )

ĐỀ THI THỬ VÀO LỚP 10 THPT
PHÒNG GD&ĐT YÊN LẠC

NĂM HỌC 2016-2017
LẦN 1 MÔN NGỮ VĂN
Thời gian 120 phút, không kể thời gian giao đề

Câu 1: (2,5 điểm)
Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi:
“Có phải cái ánh sáng trong quyển sách rọi sang, làm cho cô hiểu thêm về cuộc sống một
mình dũng cảm tuyệt đẹp của người thanh niên, về cái thế giới những con người như anh mà
anh kể, và về con đường anh đang đi tới? Có phải cái cảm giác bàng hoàng, đáng lẽ cô phải
biết khi cô yêu, bây giờ cô mới biết, giúp cô đánh giá đúng hơn mối tình nhạt nhẽo mà cô đã
bỏ, và yên tâm hơn về quyết định của mình? Một ấn tượng khó tả dạt lên trong lòng cô gái.
Không phải chỉ vì bó hoa rất to sẽ đi theo cô trong chuyến đi thứ nhất ra đời. Mà vì một bó
hoa nào khác nữa, bó hoa của những háo hức và mơ mộng ngẫu nhiên anh cho thêm cô. Và
vì một cái gì đó nữa mà lúc này cô chưa kịp nghĩ kĩ.”
(Ngữ Văn 9- Tập 1)
a. Đoạn trích trên trong tác phẩm nào? của ai?
b. Tìm và chỉ ra các pháp liên kết trong đoạn văn trên?
c. Giải thích nghĩa của từ “hàm ơn”?
d. Đoạn trích trên góp phần thể hiện sự thành công của thủ pháp nghệ thuật đặc sắc nào
khi nhà văn xây dựng nhân vật chính trong truyện?
e. Em hiểu hình ảnh “một bó hoa nào khác nữa” trong đoạn trích có ý nghĩa gì?
Câu 2: (2,0 điểm)
Từ nhân vật chính trong truyện trên em hãy viết bài văn ngắn trình bày suy nghĩ về tính tự
lập của người học sinh?
Câu 3: (5,5 điểm)
Cảm nhận về đoạn thơ sau:
“Ta làm con chim hót
Ta làm một cành hoa


Ta nhập vào hòa ca
Một nốt trầm xao xuyến…
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Một mùa xuân nho nhỏ
Lặng lẽ dâng cho đời
Dù là tuổi hai mươi
Dù là khi tóc bạc”
(Trích: “Mùa xuân nho nhỏ”– Thanh Hải)
------------------------------------ Hết --------------------------------(Giám thị không giải thích gì thêm)

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


HƯỚNG DẪN CHẤM NGỮ VĂN
Câu 1: (2,5 điểm)
a. Lặng lã Sa Pa- Nguyễn Thành Long (0,5 đ)
b. Phép liên kết: Lặp “có phải..”; phép nối “mà…,”, “và…” (0,5 đ)
c. Nghĩa của từ “hàm ơn”: hiểu và ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình, đồng
nghĩa với biết ơn. (0,5đ)
d. Nghệ thuật đặc sắc: xây dựng nhân vật qua cái nhìn và cảm nghĩ của nhân vật khác. (0,5đ)
e. Hình ảnh “một bó hoa nào khác nữa” có ý nghĩa chỉ những giá trị tinh thần, vẻ đẹp tâm
hồn mà cô gái nhận thấy ở anh thanh niên:
+ Bó hoa của niềm tin, niềm lạc quan và tình yêu cuộc sống.
+ Giúp cô nhận ra những giá trị và vẻ đẹp của cuộc sống.
+ Giúp cô có sức mạnh vượt qua khó khăn thực hiện ước mơ và lí tưởng của mình
Câu 2: (2 điểm).
* Yêu cầu:
- Biết viết văn nghị luận xã hội. Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt về

từ, câu, chính tả.
- Nội dung đảm bảo các ý cơ bản:
* Mở bài: Dẫn dắt nêu vấn đề: tính tự lập (0,25đ)
* Thân bài:
+ Giải thích: Tự lập là gì? (nghĩa đen: tự đứng một mình, không có sự giúp đỡ của người
khác. Tự lập là tự mình làm lấy mọi việc, không dựa vào người khác).
Người có tính tự lập là người biết tự lo liệu, tạo dựng cuộc sống cho mình mà không ỷ lại,
phụ thuộc vào mọi người xung quanh. (0,25đ)
+ Phân tích, bình luận, đánh giá: (1 đ)
Tự lập là đức tính cần có đối với mỗi con người khi bước vào đời.
Trong cuộc sống không phải lúc nào chúng ta cũng có cha mẹ ở bên để dìu dắt, giúp đỡ ta
mỗi khi gặp khó khăn. Vì vậy, cần phải tập tính tự lập để có thể tự mình lo liệu cuộc đời bản
thân.
Người có tính tự lập sẽ dễ đạt được thành công, được mọi người yêu mến, kính trọng.(Dẫn
chứng)
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


Phê phán: Tự lập là một phẩm chất để khẳng định nhân cách, bản lĩnh và khả năng của một
con người. Chỉ biết dựa dẫm vào người khác sẽ trở thành một gánh nặng cho người thân và
cuộc sống sẽ trở nên vô nghĩa. Những người không có tính tự lập, cứ dựa vào người khác thì
khó có được thành công thật sự.
+ Mở rộng, liên hệ: (0,25đ)
Tự lập không có nghĩa là tự tách mình ra khỏi cộng đồng. Có những việc chúng ta phải biết
đoàn kết và dựa vào đồng loại để tạo nên sức mạnh tổng hợp.
Cần phải rèn luyện khả năng tự lập một cách bền bỉ, đều đặn. Để có thể tự lập, bản thân mỗi
người phải có sự nỗ lực, cố gắng và ý chí mạnh mẽ để vươn lên, vượt qua thử thách, khó
khăn, để trau dồi, rèn luyện năng lực, phẩm chất
* Kết bài:(0,25đ)
Khẳng định: Nếu mọi người đều biết sống tự lập kết hợp với tinh thần đoàn kết, tương trợ

lẫn nhau thì xã hội sẽ trở nên tốt đẹp hơn và cuộc sống mỗi người sẽ được hạnh phúc.
Câu 3: (5,5 điểm).
* Yêu cầu:
- Biết viết văn nghị luận văn học. Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc, không mắc lỗi diễn đạt về
từ, câu, chính tả.
- Nội dung đảm bảo các ý cơ bản:
* MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vị trí và cảm nhận chung về đoạn trích. (0,5 đ)
* TB: (4,5 đ)
- Khái quát hoàn cảnh sáng tác, nội dung: từ cảm xúc mùa xuân thiên nhiên, mùa xuân đất
nước nhà thơ bày tỏ suy ngẫm và ước nguyện của mình. (0,25 đ)
- Ước nguyện muốn được sống có ích, được cống hiến :(2 đ)
+ Hình ảnh thơ “con chim hót”, “một cành hoa” những hình ảnh đẹp của thiên nhiên ở khổ
thơ đầu được tác giả mượn lại để nói ước nguyện cao đẹp của cuộc đời.
-> phân tích các hình ảnh ẩn dụ này để thấy vẻ đẹp ước nguyện của nhà thơ.
+ Điệp ngữ “Ta làm…”, “ta nhập …” diễn tả một cách giản dị, khiêm nhường, chân thành,
thiết tha khát vọng muốn được hòa nhập, được cống hiến cuộc đời mình cho quê hương, đất
nước
- Khát vọng muốn được cống hiến cho quê hương: (2 đ)
+ Suy ngẫm về ý thức, thái độ sống của mỗi con người trong cuộc đời: mỗi con người hãy là
một mùa xuân nho nhỏ góp phần làm nên mùa xuân lớn lao cho đất nước. Hình ảnh ẩn dụ,
VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


từ láy “lặng lẽ”, điệp ngữ “dù là” cùng giọng thơ tha thiết sâu lắng gửi đến một nhân sinh
quan, một lí tưởng sống cao đẹp: khát vọng sống cống hiến không ngừng
+ Khát vọng cháy bỏng lớn lao nhưng được giãi bày, thể hiện bằng một thái độ hết sức giản
dị, khiêm nhường.
- Đoạn thơ thể hiện một vấn đề nhân sinh lớn lao: ý thức, thái độ của mỗi con người về cuộc
đời, với quê hương đất nước. Đặt đoạn thơ, bài thơ vào hoàn cảnh sáng tác ta càng hiểu hơn
vẻ đẹp tâm hồn, tài năng của nhà thơ Thanh Hải. (0,25 đ)

* KB: (0,5 đ)
- Khẳng định ý nghĩa của đoạn thơ.
- Bày tỏ cảm xúc.

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí



×