Tải bản đầy đủ (.pdf) (5 trang)

de thi thu vao lop 10 lan 3 mon hoa hoc truong thpt chuyen nguyen hue

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (354.95 KB, 5 trang )

TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN HUỆ

KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 CHUYÊN LẦN 3
NĂM HỌC: 2015 – 2016
Môn: Hóa học (Đề gồm 4 câu 01 trang)
Ngày thi: 08-05-2016
Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

Câu 1 (2,0 điểm)
1. Viết phương trình phản ứng xảy ra (nếu có) khi:
a) Cho mẩu Ba vào dung dịch NaCl
b) Cho một mẫu Natri vào dung dịch FeCl3.
c) Cho bột Fe vào dung dịch AgNO3 dư.
d) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4 sau đó cho tiếp dung dịch BaCl2 dư vào.
2. Trong tự nhiên các nguyên tố Ca, Mg có trong quặng đôlômit: CaCO3.MgCO3. Từ quặng này, hãy trình bày
phương pháp điều chế CaCO3, MgCO3 ở dạng riêng biệt tinh khiết?
Câu 2 (2,0 điểm)
1. Cho 5 chất khí: CO2, C2H4, C2H2, SO2, CH4 đựng trong 5 bình riêng biệt mất nhãn. Chỉ dùng hai thuốc thử,
trình bày phương pháp hóa học phân biệt mỗi bình trên và viết các phương trình phản ứng xảy ra. Các dụng cụ thí
nghiệm có đủ.
2. Dùng một lượng dung dịch H2SO4 10%, đun nóng để hòa tan vừa đủ 0,4 mol CuO. Sau phản ứng, làm nguội
dung dịch. Khối lượng CuSO4.5H2O tách ra khỏi dung dịch là 30 gam. Tính độ tan của CuSO4 trong điều kiện thí
nghiệm trên.
Câu 3 (2,0 điểm):
1.Có sơ đồ biến đổi sau: X  Y  Z  X  Q
Biết rằng X là đơn chất của phi kim T còn Y, Z là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có chứa T. Dung dịch chất
Y làm quỳ tím hóa đỏ. Z là muối của kali, trong đó kali chiếm 52,35% về khối lượng. Q là hợp chất (gồm ba
nguyên tố) tạo thành khi cho X tác dụng với dung dịch xút ở nhiệt độ thường.Xác định CTHH của các chất X, Y,
Z, Q và viết PTHH biểu diễn các biến đổi trên.
2. Đốt cháy 8,64 gam hỗn hợp Mg và Fe trong khí O2, thu được 12,32 gam hỗn hợp X chỉ gồm các oxit. Hòa


tan hoàn toàn X trong dung dịch HCl vừa đủ, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch NaOH dư vào Y, thu được kết
tủa Z. Nung Z trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được 12,8 gam chất rắn. Mặt khác cho Y tác dụng với
dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Tính m?
Câu 4 (2,0 điểm):
1. Cho 3 chất hữu cơ đơn chức: axit X (RCOOH); rượu Y (R’OH); este Z tạo bởi axit X và rượu Y (RCOOR’).
- Nếu lấy một lượng hỗn hợp gồm X và Z tác dụng vừa đủ với 150 ml dung dịch NaOH 2M (đun nóng) thì thu được
24,6 gam muối Natri.
- Nếu lấy 13,8 gam Y tác dụng hết với 11,5 gam Natri thì thu được 25 gam bã rắn khan.
Xác định công thức cấu tạo của X, Y, Z.
2. Ba chất hữu cơ A, B, C chứa cùng nhóm chức có công thức phân tử tương ứng là CH2O2, C2H4O2, C3H4O2.
a) Viết công thức cấu tạo và gọi tên các chất A, B, C.
b) Tính khối lượng chất B trong dung dịch thu được khi lên men 1 lít rượu etylic 9,20. Biết hiệu suất phản ứng
quá trình lên men là 80% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8g/ml.
Câu 5 (2,0 điểm):
1. A là ancol có công thức R(OH)n với R là gốc hidrocacbon. Cho 12,8 gam dung dịch của A trong nước có
nồng độ 71,875% tác dụng với Na dư thu được 5,6 lít H2 (đktc). Xác định công thức phân tử và vết công thức cấu
tạo của A biết khối lượng phân tử của A là 92.
2. Xà phòng hoá hoàn toàn 0,1 mol một este no đơn chức (có công thức CnH2n+1COOCmH2m+1, n, m nguyên, n
≥ 0, m ≥1) bằng 28 gam dung dịch MOH 20% (M là kim loại kiềm) rồi tiến hành chưng cất sản phẩm thu được 27
gam chất lỏng X và 9,8 gam chất rắn khan Y. Đốt cháy hoàn toàn chất rắn Y thu được V lít CO2(đktc), H2O và 7,42
gam một muối duy nhất. Tìm công thức của este, tính giá trị của V?
Cho: H=1, C=12, O=16, Na=23, Mg=24, S= 32, Cl=35,5, K=39, Fe=56, Cu=64, Br=80, Ag=108
--------------------------- Hết ---------------------------


TRƯỜNG THPT CHUYÊN
NGUYỄN HUỆ

KỲ THI THỬ VÀO LỚP 10 CHUYÊN LẦN 3
NĂM HỌC: 2015– 2016


HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI MÔN HOÁ HỌC
(Hướng dẫn gồm 04 trang)
Câu
1
2,0

Ý
1
1,0

2
1,0

Nội dung
a. Ba + 2H2O → Ba(OH)2 + H2
b. 2Na + 2H2O → 2NaOH + H2
3NaOH + FeCl3 → Fe(OH)3 + 3NaCl
c. Fe + 2AgNO3 →Fe(NO3)2 + 2Ag
Fe(NO3)2 + AgNO3 → Fe(NO3)3 + Ag
d. 5SO2 + 2KMnO4 + 2H2O → K2SO4 + 2MnSO4 + 2H2SO4
BaCl2 + H2SO4 → BaSO4 + 2HCl
MnSO4 + BaCl2 → BaSO4 + MnCl2
K2SO4 + BaCl2 → BaSO4 + 2KCl
 MgCO3 to  MgO H 2O
KKMgO






CaO
CaCO3

Điểm
0,25

0,25

0,5
0,25

KKCa(OH)2

Na2CO3
HCldu
Chất rắn MgO: 
 MgCl2 
MgCO3

0,25

Dung dịch Ca(OH)2:  MgCO3
Na2CO3

t
MgCO3 
 MgO  CO2
o


t
CaCO3 
 CaO  CO2
o

t
CaO  H 2O 
 Ca (OH ) 2
o

Các pthh xảy ra: MgO  2 HCl 
 MgCl2  H 2O

0,5

MgCl2  Na2CO3 
 MgCO3  2 NaCl
Ca (OH ) 2  Na2CO3 
 CaCO3  2 NaOH

2
2,0

1
1,0

- Lấy mỗi khí một ít dùng làm thí nghiệm
- Dẫn từ từ từng khí vào dung dịch Ca(OH)2 dư, hai mẫu có kết tủa trắng là CO2, 0,25
SO2(nhóm I).
SO2(k) + Ca(OH)2(dd)  CaSO3+ H2O

CO2(k) + Ca(OH)2(dd)  CaCO3+ H2O
- Còn lại không có hiện tượng gì là các khí CH4, C2H4, C2H2 (nhóm II)
- Dẫn từng khí nhóm I và dung dịch brom dư, khí làm nhạt màu dd brom thì đó là
0,25
SO2.
SO2(k) + 2H2O + Br2(dd)  H2SO4(dd)
+ 2HBr(dd)
Khí còn lại là CO2.
- Dẫn từng khí nhóm II đến dư vào các bình tương ứng chứa cùng một lượng dung
dịch brom (giả sử a mol Br2), khí không làm mất màu dung dịch brom là CH4, hai
khí làm mất màu dung dịch brom thì đó là C2H4, C2H2,
0,5
C2H4 + Br2(dd)  CH2Br - CH2Br
(1)
a
a
C2H2 + 2Br2(dd)  CHBr2 - CHBr2
(2)
a/2
a
Cân lại 2 bình dd brom bị mất màu ở trên. Bình nào nặng hơn (tăng 28a gam) thì
khí dẫn vào là etilen, bình còn lại (tăng < 26a gam) thì khí dẫn vào là axetilen.

2

CuO

+



H2SO4 

CuSO4 + H2O


1,0

0,4mol

0,4mol

0,4mol
0, 4.98.100
mddH2 SO 4 
 392( gam)
10
mCuSO4  0, 4.160  64,0( gam)

Khối lượng các chất trong bình khi phản ứng kết thúc là:
0,4.80 + 392 = 424(gam)
Khối lượng CuSO4 trong 30 gam CuSO4.5H2O
160
mCuSO4  30.
 19, 2( gam)
250
Sau khi CuSO4.5H2O tách ra thì dung dịch còn lại có:
mCuSO4  64  19, 2  44,8( gam)

0,25


0,25

0,25

m dd = 424 – 30 = 394(gam), mH2O  394  44,8  349, 2( gam)

3
2,0

1
1,0

Như vậy: 349,2 gam H2O hòa tan được 44,8 gam CuSO4
Độ tan của CuSO4 trong điều kiện thí nghiệm trên là:
44,8
SCuSO4 
.100  12,829 (gam)
0,25
349, 2
Y làm quỳ tím hóa đỏ và Y chứa 2 nguyên tố nên Y là axit và trong Y có 1 nguyên
tố là H
Z là muối của K với nguyên tố phi kim T. Z có công thức tổng quát là KnT
% K 39n
52,35
Ta có:
→ T =35,5n → n= 1 và T =35,5 → T là Cl


0,5
%T

T
100  52,35
Vậy X là Cl2, Y là HCl , Z : KCl ; Q: NaClO
Pthh: Cl2 + H2 → 2HCl
HCl + KOH → KCl + H2O
0,5
dpdungdich
2KCl + 2H2O 
 2KOH + Cl2 + H2
mangngan
Cl2

2
1,0

+ 2NaOH → NaCl + NaClO + H2O

t
 2MgO
Các pthh: 2Mg + O2 
o

t
 Fe3O4
3Fe + 2O2 
MgO + 2HCl → MgCl2 + H2O
Fe3O4 + 8HCl → 2 FeCl3 + FeCl2 + 4H2O
MgCl2 + 2NaOH → Mg(OH)2 + 2NaCl
FeCl2 + 2NaOH → Fe(OH)2 + 2NaCl
FeCl3 + 3NaOH → Fe(OH)3 + 3NaCl

o

0,25

t
 MgO + H2O
Mg(OH)2 
o

 2Fe2O3 + 4H2O
4Fe(OH)2 + O2 
to

 Fe2O3 + 3H2O
2Fe(OH)3 
24x +56 y =8,64
 x  0,08
Đặt nMg= x và nFe = y. Ta có hệ : 

40x + 80y = 12,8  y  0,12
to

0,25

Khi cho Y + AgNO3 dư: AgNO3 + Cl- → AgCl↓ + NO3AgNO3 + Fe(NO3)2→ Fe(NO3)3 + Ag
Đặt FeCl2: a mol và FeCl3 : b mol
Theo bảo toàn Fe ta có: a + b = 0,12
Bảo toàn nguyên tố Cl ta có: 2a + 3b + 2.0,08 = 2nO=2.(12,32- 8,64)/16
Giải hệ ta có: a = 0,06 và b = 0,06


0,25

Khối lượng kết tủa thu được là: m = 0,06.108 + 0,46.143,5 = 72,49 g
0,25


4
2,0

1
1,0

Số mol NaOH: nNaOH  0,15.2  0,3(mol )
Phương trình hóa học:
RCOOH + NaOH 
 RCOONa + H2O
RCOOR’ + NaOH 
 RCOONa + R’OH
Từ hai phương trình hóa học trên ta thấy:
24, 6
nNaOH  nRCOONa  0,3(mol )  M RCOONa 
 82
0,3
 R = 82 – 67 = 15  R là CH3.
Công thức của axit là CH3COOH
- Lấy 13,8 gam B tác dụng với 11,5 gam Natri thu được 25 gam bã rắn
2R’OH + 2Na 
 2R’ONa + H2 
0,3 mol
0,15 mol

Theo định luật bảo toàn khối lượng:
0,3
 0,15(mol ) ;
mH2  13,8  11,5  25  0,3( gam) ; nH 2 
2
13,8
M R 'OH 
 46
0,3

0,5

 R '  46  17  29; R ' : C2 H5

2
1,0

5
2,0

1
0,75

Công thức của rượu là: C2H5OH
0,5
Công thức của este là: CH3COOC2H5.
a. A có công thức phân tử CH2O2, chỉ có công thức cấu tạo là HCOOH, là axit 0,25
fomic, suy ra B, C cũng là axit.
B có công thức cấu tạo là CH3COOH: là axit axetic
C có công thức cấu tạo là CH2=CH-COOH: là axit acrylic

b. Tính khối lượng CH3COOH trong dung dịch
9, 2.1000
 92(ml )
1 lít rượu etylic 9,20  ta có VC2 H5OH 
100
0,25
92.0,8
 1, 6(mol )
 nC2 H5OH 
46
len men giam
 CH3COOH + H2O
C2H5OH + O2 
1,6 mol
?
Khối lượng CH3COOH tạo thành là:
80
mCH3COOH  1,6.60.
 76,8( gam)
100
0,5
mancol = 12,8 .71,875% = 9,2 g  nancol = 9,2/92 = 0,1 mol
0,25
và mH2O = 12,8 – 9,2 = 3,6 g  nH2O = 3,6/18 =0,2 mol
R(OH)n + nNa → R(ONa)n + n/2 H2
0,1

0,1n/2
H2O + Na → NaOH + ½ H2
0,2

→ 0,1
 n =3
Ta có: R + 17. 3 = 92  R = 41  R là C3H5 Ancol A có CTPT là C3H5(OH)3

2
1,25

CnH2n+1COOCmH2m+1 + MOH → CnH2n+1COOM + CmH2m+1OH
0,1
0,1
0,1
0,1
mMOH = 28.20/100 = 5,6 g → mH2O = 28 – 5,6 = 22,4 g
chất lỏng X gồm CmH2m+1OH : 0,1 mol và H2O : 22,4 g

0,25

0,25

0,25


mCm H2 m1OH  27  mH2O  4,6 g → M Cm H2 m1OH 

4,6
 46  m  2
0,1

Vậy ancol tạo este là C2H5OH
2MOH → M2CO3

2x
→ x → Δmtăng = 26x = 7,42- 5,6 = 1,82 → x = 0,07
→ 2M + 60 = 7,42/0,07 = 106 → M = 23 → M là Na
Ta có chất rắn khan Y gồm: CnH2n+1COONa : 0,1 mol
và NaOH dư: 0,14 - 0,1 = 0,04 mol
→ mCn H2 n1COONa  9,8  0,04.40  8,2  M Cn H2 n 1COONa  82 → n = 1
Vậy công thức của este là : CH3COOC2H5
Bảo toàn nguyên tố C ta có: nC  0,1.2  nCO2  nNa2CO3  nCO2  0,2  0,07  0,13

0,25

0,25

0,25

Vậy VCO2 = 0,13.22,4 = 2,912 lít
0,25
Các cách giải khác đáp áp mà đúng vẫn cho điểm tối đa.



×