Tải bản đầy đủ (.doc) (22 trang)

ĐỀ CƯƠNG Tư vấn giám sát cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (153.42 KB, 22 trang )

BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
CỤC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRUNG TÂM CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM GIÁM SÁT
GÓI THẦU SỐ 50b:

Tư vấn giám sát cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhe
THUỘC DỰ ÁN:

Trụ sở làm việc Tổng cục Hải quan

HÀ NỘI, 11 – 2010


BỘ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG
CỤC ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
TRUNG TÂM CHÍNH PHỦ ĐIỆN TỬ

ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT
GÓI THẦU SỐ 50b:

Tư vấn giám sát cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhe
THUỘC DỰ ÁN:

Trụ sở làm việc Tổng cục Hải quan

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

ĐẠI DIỆN TƯ VẤN GIÁM SÁT


2


MỤC LỤC
PHẦN THỨ NHẤT
Mô tả tóm tắt dự án
PHẦN THỨ HAI
I. CƠ SỞ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT
1. Các quy định của Nhà nước
2. Các quy định khác theo thỏa thuận thêm giữa 2 bên
II. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG DỰ ÁN
1. Chủ đầu tư
2. Tư vấn giám sát CPĐT
PHẦN THỨ BA: NỘI DUNG CÔNG TÁC GIÁM SÁT
I. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
1. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại điều 72 của Luật
Xây dựng
2. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của NT cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ với
hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng
3. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do NT
cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ cung cấp theo yêu cầu của TK
4. Kiểm tra, nghiệm thu và giám sát trong quá trình thi công xây dựng.
5. Giám sát chất lượng cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ đối với hình thức
tổng thầu.
II. GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG
1. Khối lượng theo hồ sơ TK:
2. Khối lượng phát sinh so với hồ sơ TK:
3. Khối lượng sửa đổi so với hồ sơ TK.
4. Khối lượng thi công khác
III. GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ

IV. GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ TỔ CHỨC CÁC CUỘC HỌP
1. Chế độ báo cáo:
2. Tổ chức các cuộc họp:
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nguyên tắc chung:
2. Quan hệ của đoàn tư vấn giám sát với các đơn vị, công ty:
3. Quan hệ của đoàn tư vấn giám sát tại công trường:
4. Phân công trách nhiệm:
PHẦN THỨ TƯ: CÁC PHỤ LỤC

3


ĐỀ CƯƠNG TƯ VẤN GIÁM SÁT
CỦA GÓI THẤU TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG XÂY DỰNG

THUỘC DỰ ÁN: TRỤ SỞ LÀM VIỆC TỔNG CỤC HẢI QUAN

PHẦN THỨ NHẤT
Mô tả tóm tắt dự án:
a) Tên dự án: trụ sở làm việc Tổng cục Hải quan
b) Địa điểm xây dựng: Lô E3 - Khu đô thị mới Cầu Giấy - Phường Yên Hoà - Quận Cầu
Giấy - Thành phố Hà Nội
c) Đại diện Chủ đầu tư: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình trụ sở Tổng cục
Hải quan

PHẦN THỨ HAI
I. CƠ SỞ THỰC HIỆN CÔNG TÁC GIÁM SÁT
1. Các quy định của Nhà nước: (bổ sung thêm các tiêu chuẩn kĩ thuật của trong hồ sơ

của nhà thầu)
Căn cứ Bộ Luật Dân sự số 33/2005/QH11 của Quốc Hội Khoá XI;
Căn cứ Luật Xây dựng số 16/2003/QH11 của Quốc Hội Khoá XI;
Căn cứ Luật số 38/2009/QH12 của Quốc Hội khoá XII về sửa đổi, bổ sung một số
điều của các Luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản;
Căn cứ Luật Đấu thầu số 61/2005/QH11 của Quốc hội khoá XI;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ về quản lý dự
án đầu tư xây dựng công trình và Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 về sửa đổi,
bổ sung một số điều Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12/02/2009 của Chính phủ;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính phủ về quản lý
chất lượng xây dựng ngày;
Căn cứ Nghị định 49/2008/NĐ-CP ngày 18/4/2008 của Chính phủ về sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị số 209/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý
chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ về hướng dẫn
thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn Nhà thầu theo Luật Xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 112/2009/NĐ-CP ngày 14/12/2009 của Chính phủ về quản lý
chi phí đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 102/2009/NĐ-CP ngày 06/11/2009 của Chính phủ về quản lý
đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước;
Căn cứ Nghị định số 48/2010/NĐ-CP ngày 7/5/2010 của Chính Phủ về Hợp đồng
trong hoạt động xây dựng;
Căn cứ Quyết định 957/QĐ-BXD ngày 29/9/2009 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về
định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Quyết định 3525/QĐ-BTC ngày 31/10/2006 của Bộ Tài chính về việc phê
duyệt Dự án đầu tư Trụ sở làm việc Tổng cục Hải quan;
4


Căn cứ Quyết định số 1306/QĐ-BTC ngày 31/5/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về

việc phê duyệt điều chỉnh dự án và tổng mức đầu tư dự án đầu tư xây dựng Trụ sở làm việc
Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Quyết định số 1420/QĐ-BTC ngày 10/6/2011 của Bộ trưởng Bộ Tài chính về
việc phê duyệt kế hoạch đấu thầu chi tiết các gói thầu Cung câp, lắp đặt thiết bị và tư vấn
giám sát thi công, lắp đặt thiết bị dự án đầu tư xây dựng Trụ sở làm việc Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Quyết định số 77/QĐ-TCHQ ngày 9/01/2009 của Tổng cục trưởng Tổng cục
Hải quan về việc phê duyệt thiết kế kỹ thuật công trình Trụ sở làm việc Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Quyết định số 739/QĐ- TCHQ ngày 27/4/2011 của Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan về việc phê duyệt dự toán hạng mục Hệ thống truyền hình Công trình trụ sở
làm việc Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Quyết định số 740/QĐ- TCHQ ngày 27/4/2011 của Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan về việc phê duyệt dự toán hạng mục Hệ thống camera giám sát công trình trụ
sở làm việc Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Quyết định số 744/QĐ- TCHQ ngày 27/4/2011 của Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan về việc phê duyệt dự toán hạng mục Hệ thống âm thanh công cộng công trình
trụ sở làm việc Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Quyết định số 1220/QĐ- TCHQ ngày 28/6/2011 của Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan về việc phê duyệt dự toán điều chỉnh, giá gói thầu Hệ thống tổng đài điện
thoại IP công trình trụ sở làm việc Tổng cục Hải quan;
Căn cứ Quyết định số 1313/QĐ-TCHQ ngày 15/7/2011 của Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan về việc phê duyệt điều chỉnh, bổ sung một số nội dung thiết kế kỹ thuật, dự
toán hạng mục Hệ thống mạng Lan và giá gói thầu số 39a công trình Trụ sở làm việc Tổng
cục Hải quan;
Căn cứ Quyết định số 1348/QĐ-TCHQ ngày 21/7/2011 của Tổng cục trưởng Tổng
cục Hải quan về việc chỉ định đơn vị thực hiện Gói thầu số 50b: Tư vấn giám sát cung cấp,
lắp đặt các Hệ thống thiết bị điện nhẹ công trình trụ sở làm việc Tổng cục Hải quan.
Tiêu chuẩn, quy phạm xây dựng được áp dụng:
- TCN 68-136:1995 Yêu cầu kỹ thuật về Tổng đài điện tử PABX
- TCN 68-181:1999 Giao diện đối tượng sử dụng/mạng ISDN - Giao diện cơ sở đối
tượng sử dụng/mạng - Yêu cầu kỹ thuật

- TCVN 5308-91 Quy phạm kĩ thuật an toàn trong xây dựng
- TCXD 371/2006 Về nghiệm thu chất lượng thi công công trình xây dựng.
2 Các quy định khác theo thỏa thuận thêm giữa 2 bên:
2.1 Hợp đồng kinh tế thực hiện công tác Tư vấn giám sát ký kết giữa Chủ đầu tư (Chủ đầu
tư) và Trung tâm Chính phủ điện tử (CPĐT). Các phụ lục kèm theo hợp đồng.
2.2 Hồ sơ thiết kế (TK) bản vẽ thi công đã được CĐT phê duyệt bằng quyết định và đóng
dấu “bản vẽ thi công đã phê duyệt” theo quy định.
2.3 Hồ sơ mời thầu thi công xây lắp và Hồ sơ dự thầu thi công xây lắp của NT trúng thầu
cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ (NT), kèm theo Hợp đồng thi công xây dựng
và các tài liệu khác liên quan đến Hợp đồng ký giữa CĐT và NT XD.
2.4 Những yêu cầu riêng của Chủ đầu tư quy định cho công trình.
II. VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA CÁC BÊN LIÊN QUAN TRONG DỰ ÁN
1. Chủ đầu tư:
5


a) Khi TVGS phát hiện các sai phạm về chất lượng hạng mục công trình của nhà thầu
cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ thì Chủ đầu tư phải buộc nhà thầu
dừng thi công và yêu cầu khắc phục hậu quả.
b) Chủ đầu tư sẽ cung cấp cho TVGS các thông tin, tài liệu liên quan đến dự án mà Chủ
đầu tư có được trong khoảng thời gian 03 ngày theo đề nghị của TVGS;
c) Chủ đầu tư sẽ cùng hợp tác với TVGS và tạo điều kiện đến mức tối đa cho TVGS
trong quá trình thực hiện hợp đồng;
d) Chủ đầu tư sẽ thanh toán cho nhà thầu theo quy định tại Điều 7 của hợp đồng này
cũng như thực hiện đầy đủ nghĩa vụ và trách nhiệm khác được quy định trong trong
hợp đồng.
e) Thanh toán: CĐT sẽ thanh toán cho TVGS toàn bộ giá hợp đồng theo đúng các quy
định được thỏa thuận trong hợp đồng này.
2. Tư vấn giám sát CPĐT:
a) Tư vấn giám sát CPĐT (và các Nhà thầu khác) có nghĩa vụ thực hiện đầy đủ vai trò

trách nhiệm của mình như đã ký kết (hoặc thoả thuận bằng văn bản) với Chủ đầu tư
bằng Hợp đồng kinh tế.
b) Nhà thầu TVGS đảm bảo huy động và bố trí nhân sự để thực hiện việc TVGS các
hạng mục;
c) Nhà thầu TVGS đảm bảo rằng tất cả các công việc TVGS thực hiện theo Hợp đồng
này phải phù hợp yêu cầu của Chủ đầu tư và tuân thủ các quy chuẩn, tiêu chuẩn hiện
hành và các quy định về tiêu chuẩn của Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam;
d) Nhà thầu TVGS phải giám sát thi công gói thầu số 50b “Tư vấn giám sát cung cấp,
lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ” nhằm hoàn thành đúng tiến độđúng thiết kế,
đảm bảo chất lượng và an toàn;
e) Nhà thầu TVGS phải thực hiện và chịu trách nhiệm đối với các sản phẩm công việc
của mình. Công việc được thực hiện bởi TVGS phải do các nhà chuyên môn có đủ
điều kiện năng lực theo quy định của pháp luật, trình độ thực hiện, đáp ứng yêu cầu
của Dự án.
f) Nhà thầu TVGS sẽ thực hiện một cách chuyên nghiệp các công việc được đề cập đến
trong hợp đồng này bằng tất cả các kỹ năng phù hợp, sự thận trọng, sự chuyên cần và
thích ứng với các yêu cầu của CĐT để hoàn thành công trình, hạng mục công trình,
gói thầu. TVGS sẽ luôn luôn thông báo đầy đủ và kịp thời tất cả các thông tin liên
quan đến công việc giám sát thi công xây dựng theo hợp đồng này cho Chủ đầu tư.
g) Nhà thầu TVGS có trách nhiệm thường xuyên quản lý, giám sát, đôn đốc các nhà
thầu cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ đảm bảo thực hiện đúng tiến độ
đã được đề ra, đảm bảo chất lượng và an toàn của công trình, hạng mục công trình,
gói thầu.
h) Nhà thầu TVGS phải sắp xếp, bố trí nhân lực của mình và năng lực cần thiết để phục
vụ công việc theo yêu cầu công việc của hợp đồng này.
i) Nhà thầu TVGS phải chịu trách nhiệm trước Chủ đầu tư và pháp luật về mọi hoạt
động do nhân lực của mình thực hiện.
j) Nhà thầu TVGS phải bảo vệ lợi ích và quyền lợi hợp pháp của Chủ đầu tư trong quá
trình thực hiện các công việc của mình;
k) Nhà thầu TVGS phải tự thu xếp phương tiện đi lại, chỗ ăn ở khi phải làm việc xa trụ

sở của mình;

6


l) Nhà thầu TVGS phải chịu hoàn toàn trách nhiệm trước CĐT về quan hệ giao dịch,
thực hiện công việc và thanh toán, quyết toán theo Hợp đồng với Chủ đầu tư.
m) Nhà thầu TVGS phải bồi thường thiệt hại do lỗi của mình gây ra trong quá trình thực
hiện công việc;
n) Nhà thầu TVGS phải có trách nhiệm cử người có đủ chuyên môn cùng với Chủ đầu
tư chứng minh, bảo vệ sự chính xác đầy đủ của các tài liệu liên quan đến khối lượng,
chất lượng của công trình trước các cơ quan có liên quan trong quá trình thực hiện
công việc theo hợp đồng này;
o) Nhà thầu TVGS phải có trách nhiệm quản lý, bảo quản, sử dụng có hiệu quả, đúng
mục đích tất cả các tài liệu, thiết bị hay bất kỳ tài sản nào do Chủ đầu tư trang bị cho
và có trách nhiệm hoàn trả cho Chủ đầu tư khi hoàn thành các nghĩa vụ theo hợp
đồng trong tình trạng hoạt động tốt;
p) Nhà thầu TVGS phải có trách nhiệm thực hiện tất cả các nghĩa vụ theo quy định của
pháp luật đối với hoạt động kinh doanh của mình như: đăng ký kinh doanh, đăng ký
hành nghề, hoàn thành tất cả các nghĩa vụ thuế, …;
q) Nhà thầu TVGS phải có trách nhiệm bảo mật các tài liệu, thông tin liên quan đến dự
án;
r) Nhà thầu TVGS sẽ phúc đáp bằng văn bản các yêu cầu hoặc đề nghị của CĐT trong
vòng 03 ngày kể từ khi nhận được yêu cầu hoặc đề nghị đó;
s) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và trách nhiệm khác theo quy định của pháp luật.

PHẦN THỨ BA: NỘI DUNG CHÍNH CỦA CÔNG TÁC GIÁM SÁT
Yêu cầu chung đối với tư vấn giám sát CPĐT
- Thực hiện ngay từ khi khởi công công trình
- Thường xuyên, liên tục, có hệ thống trong quá trình thi công xây dựng

- Căn cứ vào TK được duyệt, quy chuẩn, tiêu chuẩn xây dựng được áp dụng. Các hồ sơ
tại liệu liên quan khác.
- Trung thực, khách quan, không vụ lợi.
I. GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG
1. Kiểm tra các điều kiện khởi công công trình xây dựng theo quy định tại điều 72 của
Luật Xây dựng:
1.1 Chủ đầu tư cùng Nhà thầu TK bàn giao mặt bằng xây dựng cho Nhà thầu cung cấp, lắp
đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ, có thể bàn giao toàn bộ hoặc từng phần theo tiến độ xây
dựng do Chủ đầu tư và Nhà thầu cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ thoả thuận.
Với sự tham gia chứng kiến của kỹ sư tư vấn giám sát CPĐT (KS TVGS CPĐT).
1.2 Kiểm tra, xem xét và cho ý kiến về hồ sơ do Chủ đầu tư cung cấp bao gồm:
1.2.1 Giấy phép xây dựng đối với những công trình theo quy định phải có giấy phép xây
dựng, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản 1 điều 68 của Luật xây dựng, trường hợp
này do Chủ đầu tư tự quyết định và tự chịu trách nhiệm.
1.2.2 Bản vẽ thi công của hạng mục công trình, công trình đã được phê duyệt. Bản vẽ bắt
buộc phải có dấu “BẢN VẼ ĐÃ PHÊ DUYỆT” của Chủ đầu tư theo quy định. Trong trường
hợp toàn bộ bản vẽ chưa được Chủ đầu tư triển khai phê duyệt xong mà chỉ có từng phần thì
các phần này cũng buộc phải được đóng dấu phê duyệt theo quy định.

7


1.2.3 Có biện pháp thi công, biện pháp để đảm bảo an toàn, vệ sinh môi trường trong quá
trình thi công xây dựng do Nhà thầu cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ lập và
được Chủ đầu tư phê duyệt hoặc trong hồ sơ trúng thầu.
2. Kiểm tra sự phù hợp năng lực của Nhà thầu cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị
điện nhe với hồ sơ dự thầu và hợp đồng xây dựng. Bao gồm:
2.1 Kiểm tra về nhân lực, thiết bị thi công của Nhà thầu cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết
bị điện nhẹ đưa vào công trường:
2.1.1 Kiểm tra nhân lực của Nhà thầu theo đúng hồ sơ trúng thầu đã phê duyệt, tất cả các

trường hợp khác với hồ sơ trúng thầu đều phải được Chủ đầu tư đồng ý bằng văn bản.
2.1.2 Thiết bị thi công của Nhà thầu phải có tên trong danh sách thiết bị đưa vào công trình
theo hồ sơ trúng thầu được phê duyệt, tất cả các trường hợp khác với hồ sơ trúng thầu đều
phải được Chủ đầu tư đồng ý bằng văn bản.
2.2 Kiểm tra hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết
bị điện nhẹ.
2.2.1 Hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu phải được thể hiện trong hồ sơ trúng thầu,
nếu trong hồ sơ trúng thầu không có hoặc thiếu thì kiến nghị Chủ đầu tư yêu cầu Nhà thầu
xây dựng cung cấp.
2.2.2 Trường hợp hệ thống quản lý chất lượng của Nhà thầu không đúng như trong hồ sơ
trúng thầu thì kiến nghị Chủ đầu tư yêu cầu Nhà thầu thực hiện đúng như trong hồ sơ trúng
thầu, nếu Nhà thầu có thay đổi thì phải có văn bản đề nghị và được Chủ đầu tư chấp thuận
bằng văn bản.
2.3 Kiểm tra giấy phép sử dụng các máy móc, thiết bị, vật tư có yêu cầu an toàn phục vụ thi
công xây dựng công trình.
2.3.1 Các máy móc thiết bị đưa vào công trình phải có các tài liệu sau: Lý lịch máy, giấy
chứng nhận kiểm định an toàn đối với các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn do cơ
quan có thẩm quyền cấp.
2.4 Kiểm tra phòng thí nghiệm và các cơ sở sản xuất vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây dựng
phục vụ cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ.
2.4.1 Nhà thầu phải đệ trình phương án sử dụng các phòng thí nghiệm hợp chuẩn, như trong
hồ sơ trúng thầu, có chứng chỉ cấp nhà nước (dấu LAS)
2.4.2 Các cơ sở sản xuất vật tư vật liệu dự định cung cấp cho công trình theo cam kết của
Nhà thầu trong hồ sơ trúng thầu (phải có giấy phép, có các giấy chứng nhận đảm bảo chất
lượng sản phẩm do cơ quan có thẩm quyền cấp).
3. Kiểm tra và giám sát chất lượng vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình do
Nhà thầu cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhe cung cấp theo yêu cầu của
TK.
3.1 Trước khi đưa vật tư vật liệu vào công trường, Nhà thầu trình danh mục vật tư vật liệu
theo TK đã được Chủ đầu tư phê duyệt và kiểm soát Nhà thầu đưa đúng những vật tư vật

liệu đó vào công trường.
3.2 Kiểm tra giấy chứng nhận chất lượng của nhà sản xuất trước khi đưa vật tư thiết bị vào
công trình, phiếu kết quả thí nghiệm của các phòng thí nghiệm hợp chuẩn, của các tổ chức
được cơ quan nhà nước có thẩm quyền công nhận đối với vật liệu, cấu kiện, sản phẩm xây
dựng, thiết bị lắp đặt vào công trình.
3.3 Khi nghi ngờ các kết quả kiểm tra chất lượng vật liệu, thiết bị lắp đặt vào công trình do
Nhà thầu cung cấp thì KS TVGS CPĐT kiến nghị Chủ đầu tư thực hiện kiểm tra trực tiếp
8


vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình, bởi một phòng thí nghiệm hợp chuẩn do
Chủ đầu tư chỉ định và KS TVGS CPĐT chấp nhận.
3.4 Các kết quả kiểm tra và số lượng vật tư vật liệu đưa vào công trình từng thời điểm trong
ngày được ghi trong nhật ký công trình.
4. Kiểm tra, nghiệm thu và giám sát trong quá trình thi công xây dựng.
4.1 Kiểm tra biện pháp thi công của Nhà thầu cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện
nhẹ so với hồ sơ dự thầu đã được Chủ đầu tư chấp thuận.
4.1.1 KS TVGS CPĐT kiểm tra và xem xét tất cả các biện pháp thi công chi tiết trong hồ sơ
trúng thầu. Các biện pháp thi công này Nhà thầu xây dựng công trình phải có tính toán, đảm
bảo an toàn cho người, thiết bị và cấu kiện xây dựng trong thi công và phải tự chịu trách
nhiệm về kết quả tính toán đó.
4.1.2 Đối với các biện pháp thi công được Chủ đầu tư chấp thuận là biện pháp đặc biệt thì
phải có TK riêng. KS TVGS CPĐT có trách nhiệm giám sát thi công và xác nhận khối
lượng đúng theo biện pháp được duyệt.
4.2 Kiểm tra và giám sát thường xuyên có hệ thống quá trình Nhà thầu cung cấp, lắp đặt
các hệ thống thiết bị điện nhẹ triển khai các công việc tại hiện trường. Kết quả kiểm tra
phải được ghi nhật ký công trình hoặc biên bản kiểm tra theo quy định.
4.2.1 Việc giám sát thường xuyên, liên tục, có hệ thống, được hiểu có nghĩa như sau:
Theo đúng quy trình nghiệm thu, tiến độ thi công được duyệt, KS TVGS CPĐT sẽ có mặt
tại hiện trường, để kiểm tra và nghiệm thu công việc xây dựng hoàn thành sau khi có phiếu

yêu cầu nghiệm thu của Nhà thầu. Việc kiểm tra nghiệm thu và ghi chép nhật ký công trình
diễn ra theo một quy trình nhất định, tuần tự, không thay đổi trong suốt quá trình xây dựng
công trình. Được gọi là thường xuyên, liên tục, có hệ thống.
4.2.2 Chủ đầu tư yêu cầu Nhà thầu cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ lập sổ
Nhật ký cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ.
- Nhật ký cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ là tài liệu gốc về thi công
công trình (hay hạng mục công trình) nhằm trao đổi thông tin nội bộ của Nhà thầu thi
công xây dựng, trao đổi thông tin giữa Chủ đầu tư, Nhà thầu thi công xây dựng, Nhà
thầu TK xây dựng công trình.
- Sổ nhật ký cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ được đánh số trang, đóng
dấu giáp lai của NT thi công theo quy định hiện hành.
4.2.3 Quy định về mẫu và ghi chép trong sổ nhật ký cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị
điện nhẹ:
- Trang 1 là trang bìa ghi rõ “Nhật ký cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ”
(hoặc hạng mục công trình), tên công trình, hạng mục công trình, quyển số, bìa mầu.
- Trang 2 ghi thông tin chung về công trình (thông tin vắn tắt) bao gồm: Tên công
trình, địa điểm xây dựng, chiều cao tầng, diện tích xây dựng, diện tích sàn … Một số
thông tin vắn tắt khác.
- Trang 3 ghi thông tin chung về:
- Nhà thầu thi công, tên và chữ ký của những cán bộ, kỹ sư trực tiếp tham gia xây
dựng công trình, điện thoại liên hệ (Giám đốc điều hành, chủ nhiệm công trình, kỹ sư
thi công.)
- Chủ đầu tư: Tên, chữ ký của các cán bộ có liên quan tham gia điều hành xây dựng
công trình, điện thoại liên hệ.
9


-

Tư vấn TK: Tên, chữ ký của Chủ nhiệm đồ án TK xây dựng công trình, chủ trì các bộ

môn, điện thoại liên hệ.
- KS TVGS CPĐT: Tên, chữ ký của Trưởng đoàn và các thành viên trong đoàn Tư vấn
giám sát, điện thoại liên hệ.
- Tất cả những người có tên trong danh sách và có chữ ký trong sổ nhật ký cung cấp,
lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ mới được ghi vào sổ nhật ký cung cấp, lắp đặt
các hệ thống thiết bị điện nhẹ. Các chữ ký không đăng ký sẽ không có giá trị pháp lý.
- Nhà thầu cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ ghi Nhật ký cung cấp, lắp
đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ, diễn biến tình hình thi công hàng ngày; tình hình
thi công từng loại công việc; những sai lệch so với bản vẽ thi công, có ghi rõ nguyên
nhân, biện pháp sửa chữa; nội dung bàn giao ca thi công trước đối với ca thi công
sau; nhận xét của cán bộ quản lý chất lượng tại hiện trường về chất lượng thi công
xây dựng.
- Chủ đầu tư, Tư vấn TK, KS TVGS CPĐT, ghi kết quả kiểm tra và giám sát tại hiện
trường; những ý kiến về xử lý các công việc, thay đổi tại hiện trường, các yêu cầu
Nhà thầu thi công khắc phục hậu quả các sai phạm về chất lượng công trình xây
dựng;
4.3 Xác nhận bản vẽ hoàn công:
4.3.1 Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong
đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước TK, được lập trên cơ sở bản vẽ thi công đã
được phê duyệt. Mọi sửa đổi so với TK được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn
công.
4.3.2 Các sửa đổi trong quá trình thi công đều phải có ý kiến của TK, trong trường hợp sửa
đổi TK không làm thay đổi lớn đến TK tổng thể công trình, người chịu trách nhiệm TK (chủ
trì TK, chủ nhiệm đồ án TK) ghi trong nhật ký công trình (hoặc phiếu sử lý TK), những sửa
đổi bổ sung này nhất thiết phải có ý kiến đồng ý của Chủ đầu tư, là cơ sở để Nhà thầu lập
bản vẽ hoàn công, phần sửa đổi bổ sung này được vẽ riêng thành một bản kèm theo ngay
sau bản hoàn công theo bản vẽ thi công (có ghi chú vẽ từ nhật ký hoặc phiếu sử lý TK), chi
tiết sửa đổi trong bản vẽ thi công được khoanh lại và chỉ dẫn xem ở bản chi tiết nếu trong
bản vẽ thi công không thể hiện được (bản vẽ chi tiết này mang số của bản vẽ thi công mà nó
thể hiện chi tiết nhưng đánh thêm dấu (*) ở sau số bản vẽ).

4.3.3 Nhà thầu cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ có trách nhiệm lập bản vẽ
hoàn công xây dựng công trình. Trong bản vẽ hoàn công phải ghi rõ họ tên, chữ ký của
người lập bản vẽ hoàn công. Người đại diện theo pháp luật của Nhà thầu cung cấp, lắp đặt
các hệ thống thiết bị điện nhẹ phải ký tên và đóng dấu. Bản vẽ hoàn công là cơ sở để thực
hiện bảo hành và bảo trì công trình.
4.3.4 Bản vẽ hoàn công được KS TVGS CPĐT ký tên xác nhận.
4.4 Tổ chức nghiệm thu công trình xây dựng theo quy định tại điều 23; 24; 25; 26 của nghị
định 209/2004/NĐ-CP ngày 26/12/2004 của Chính Phủ.
4.4.1 Hệ thống tiêu chuẩn xây dựng áp dụng cho công tác nghiệm thu:
a) Hệ thống tiêu chuẩn Việt Nam, bao gồm quy chuẩn xây dựng và tiêu chuẩn xây dựng.
Tiêu chuẩn Quốc tế, nước ngoài, thuộc các tiêu chuẩn của một số nước được phép áp dụng
tại Việt Nam.
b) Các tiêu chuẩn sau đây bắt buộc phải áp dụng (tùy từng công trình mà quy định áp dụng
cho phù hợp):
- Phòng chống cháy nổ
10


- Bảo vệ môi trường
- An toàn lao động.
4.4.2 Nhà thầu thi công xây dựng phải tự tổ chức nghiệm thu các công việc xây dựng, đặc
biệt là các công việc, bộ phận bị che khuất; bộ phận công trình; các hạng mục công trình và
công trình, trước khi yêu cầu Chủ đầu tư nghiệm thu. Các bộ phận bị che khuất của công
trình phải được nghiệm thu và vẽ bản vẽ hoàn công trước khi tiến hành các công việc tiếp
theo.
- Đối với một số công việc nhất định nghiệm thu nhưng chưa thi công ngay hoặc đối
với một số vị trí có tính đặc thù, thì trước khi thi công tiếp theo phải tổ chức nghiệm
thu lại.
- Đối với công việc, giai đoạn thi công xây dựng sau khi nghiệm thu được chuyển NT
khác thực hiện tiếp thì phải được Nhà thầu thực hiện giai đoạn tiếp theo cùng tham

gia nghiệm thu và ký xác nhận.
4.4.3 Nhà thầu phải lập “Phiếu nghiệm thu nội bộ” hoặc “Biên bản nghiệm thu nội bộ” của
nhà thầu. Hình thức phiếu nghiệm thu này được trình lên Chủ đầu tư phê duyệt trước khi
ban hành. Phiếu nghiệm thu của Nhà thầu buộc phải có các thành phần trực tiếp tham gia
nghiệm thu sau đây:
- Kỹ sư thi công trực tiếp,
- Tổ trưởng Công nhân trực tiếp thi công,
- Đại diện bộ phận kỹ thuật của Ban Chỉ huy công trường.
- Đại diện kỹ thuật của Nhà thầu cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ (cấp
công ty).
4.4.4 Sau khi nghiệm thu nội bộ đạt yêu cầu, Nhà thầu thi công xây dựng lập “Phiếu yêu cầu
nghiệm thu” gửi Chủ đầu tư. Mẫu phiếu yêu cầu nghiệm thu này được trình lên Chủ đầu tư
phê duyệt trước khi ban hành.
4.4.5 Nghiệm thu công việc xây dựng: (Phụ lục 4A; 4B ban hành kèm theo Nghị định số
209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của Chính Phủ)
4.4.5.1 Các căn cứ để nghiệm thu công việc xây dựng: (Các căn cứ này khi nghiệm thu
được ghi rõ trong biên bản nghiệm thu)
a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của Nhà thầu thi công xây dựng, số … ngày…/…/….
b) Bản vẽ thi công đã được phê duyệt số … (ví dụ KC-10 hoặc KT-09 …) và những
thay đổi TK số … đã được Chủ đầu tư chấp thuận.
c) Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm
thu là tiêu chuẩn Việt Nam, (trừ các trường hợp đặc biệt có áp dụng tiêu chuẩn nước
ngoài thì ghi rõ tiêu chuẩn nước nào).
d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng (nếu có). Ví dụ như quy cách
và chủng loại vật tư vật liệu sử dụng cho công việc này (Trần thạch cao Thái Lan …)
e) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối
tượng nghiệm thu, được thực hiện trong quá trình xây dựng.
f) Nhật ký cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ và các văn bản khác có liên
quan đến đối tượng nghiệm thu.
g) Biên bản (hoặc Phiếu) nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của Nhà thầu thi công

xây dựng.
h) Bản sơ họa hoàn công cấu kiện, công việc (áp dụng cho phần khuất lấp)
11


4.4.5.2 Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: Công việc xây dựng, thiết bị lắp đặt
tĩnh tại hiện trường.
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường mà Nhà thầu thi công xây dựng phải thực
hiện để xác định chất lượng và khối lượng của vật liệu, cấu kiện xây dựng, thiết bị
lắp đặt vào công trình.
c) Đánh giá sự phù hợp của công việc xây dựng và việc lắp đặt thiết bị so với TK, tiêu
chuẩn xây dựng và tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật.
d) Kết luận: Chấp thuận (hay không Chấp thuận) nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các
công việc tiếp theo.
e) Các yêu cầu sửa chữa hoặc các yêu cầu khác (nếu có)
4.4.5.3 Thành phần nghiệm thu: Bắt buộc có những thành phần sau:
a) KS TVGS CPĐT
b) Người phụ trách kỹ thuật thi công trực tiếp của Nhà thầu cung cấp, lắp đặt các hệ
thống thiết bị điện nhẹ (Kỹ sư thi công)
c) Phần khuất của công trình chịu lực quan trọng thì Chủ đầu tư có thể yêu cầu Nhà
thầu TK cùng tham gia nghiệm thu.
4.4.5.4 Trong trường hợp Tổng thầu, KS TVGS CPĐT tham dự để kiểm tra công tác nghiệm
thu công việc của Tổng thầu đối với NT phụ.
4.4.6 Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng, chạy thử
liên động có tải: (Phụ lục 5A; 5B; 6 ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP
ngày 16/12/2004 của Chính Phủ)
Trước khi nghiệm thu giai đoạn, hạng mục công trình xây dựng, phải kiểm tra hồ sơ nghiệm
thu và lập biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu.
4.4.6.1 Phân chia giai đoạn thi công xây dựng như sau (Các công trình, hạng mục công

trình có thêm các phần kết cấu phức tạp độc lập thì việc phân chia cụ thể do KS TVGS
CPĐT ấn định và được Chủ đầu tư chấp thuận):
a) Giai đoạn thi công phầm ngầm;
b) Giai đoạn thi công phần thân thô;
c) Giai đoạn thi công phần hoàn thiện;
4.4.6.2 Căn cứ nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng:
a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của Nhà thầu thi công xây dựng, số … ngày…/…/….
b) Bản vẽ thi công đã được phê duyệt số … (ví dụ KC-10 hoặc KT-09 …) và những
thay đổi TK số … đã được Chủ đầu tư chấp thuận.
c) Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm
thu là tiêu chuẩn Việt Nam, (trừ các trường hợp đặc biệt có áp dụng tiêu chuẩn nước
ngoài thì ghi rõ tiêu chuẩn nước nào)..
d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng (nếu có). Ví dụ như quy cách
và chủng loại vật tư vật liệu sử dụng cho công việc này (Trần thạch cao Thái Lan …)
e) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối
tượng nghiệm thu, được thực hiện trong quá trình xây dựng.
f) Nhật ký cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ và các văn bản khác có liên
quan đến đối tượng nghiệm thu.
12


g) Biên bản (hoặc Phiếu) nghiệm thu nội bộ công việc xây dựng của NT cung cấp, lắp
đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ.
h) Biên bản nghiệm thu các công việc xây dựng thuộc bộ phận công trình xây dựng, giai
đoạn thi công xây dựng được nghiệm thu.
i) Bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng.
j) Công tác chuẩn bị các công việc để triển khai giai đoạn thi công xây dựng tiếp theo.
4.4.6.3 Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra đối tượng nghiệm thu tại hiện trường: Bộ phận công trình xây dựng, giai
đoạn thi công xây dựng, thiết bị chạy thử đơn động và liên động không tải tại hiện

trường.
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, đo lường do Nhà thầu thi công xây dựng đã thực
hiện.
c) Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng
d) Kết luận: Chấp thuận (hay không Chấp thuận) nghiệm thu, đồng ý cho triển khai các
công việc tiếp theo.
e) Các yêu cầu sửa chữa hoặc các yêu cầu khác (nếu có)
4.4.6.4 Thành phần trực tiếp nghiệm thu:
a) Trưởng đoàn KS TVGS CPĐT
b) Người phụ trách thi công trực tiếp của Nhà thầu cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết
bị điện nhẹ
c) Phần khuất của công trình chịu lực quan trọng thì Chủ đầu tư có thể yêu cầu Nhà
thầu TK cùng tham gia nghiệm thu.
4.4.6.5 Trong trường hợp Tổng thầu, Trưởng đoàn KS TVGS CPĐT tham dự để kiểm tra
công tác nghiệm thu công việc của Tổng thầu với các Nhà thầu phụ.
4.4.7 Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử
dụng:(Phụ lục 7 ban hành kèm theo Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16/12/2004 của
Chính Phủ)
Trước khi nghiệm hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng,
phải kiểm tra hồ sơ nghiệm thu và lập biên bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu.
5.4.7.1 Căn cứ nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào
sử dụng:
a) Phiếu yêu cầu nghiệm thu của Nhà thầu thi công xây dựng, số … ngày…/…/….
b) Bản vẽ thi công đã được phê duyệt số theo quyết định số … và những thay đổi TK số
… đã được Chủ đầu tư chấp thuận.
c) Quy chuẩn, Tiêu chuẩn được áp dụng: Trong biên bản cần ghi rõ tiêu chuẩn nghiệm
thu là tiêu chuẩn Việt Nam, (trừ các trường hợp đặc biệt có áp dụng tiêu chuẩn nước
ngoài thì ghi rõ tiêu chuẩn nước nào).
d) Tài liệu chỉ dẫn kỹ thuật kèm theo hợp đồng xây dựng.
e) Các kết quả kiểm tra, thí nghiệm chất lượng vật liệu, thiết bị có liên quan đến đối

tượng nghiệm thu, được thực hiện trong quá trình xây dựng.
f) Nhật ký cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ và các văn bản khác có liên
quan đến đối tượng nghiệm thu.
g) Biên bản nghiệm thu các bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng
đã được nghiệm thu.
13


h) Bản vẽ hoàn công công trình xây dựng.
i) Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về phòng chống
cháy nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành theo quy định.
4.4.7.2 Nội dung và trình tự nghiệm thu:
a) Kiểm tra hiện trường hạng mục công trình, công trình xây dựng.
b) Kiểm tra các kết quả thử nghiệm, vận hành đồng bộ hệ thống máy móc thiết bị công
nghệ.
c) Kiểm tra bản vẽ hoàn công bộ phận công trình xây dựng
d) Kiểm tra các Văn bản chấp thuận của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền về
phòng chống cháy nổ; an toàn môi trường; an toàn vận hành.
e) Chấp thuận nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình hoặc công trình xây dựng để
đưa vào sử dụng.
f) Yêu cầu sửa chữa, hoàn thiện bổ sung và các ý kiến khác (nếu có)
Các bên trực tiếp tham gia nghiệm thu chịu trách nhiệm trước pháp luật nhà nước về quyết
định nghiệm thu này.
4.4.7.3 Thành phần trực tiếp nghiệm thu
4.4.7.3.1 Phía Chủ đầu tư
a) Người đại diện theo pháp luật của Chủ đầu tư
b) Người phụ trách bộ phận giám sát thi công xây dựng của Chủ đầu tư (Trưởng ban
quản lý dự án hoặc tương đương)
c) Giám đốc hoặc Phó Giám đốc Trung tâm CPĐT.
d) Trưởng đoàn KS TVGS CPĐT.

4.4.7.3.2 Phía Nhà thầu cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ.
a) Người đại diện theo pháp luật của Nhà thầu cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị
điện nhẹ (Người ký hợp đồng cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ với
Chủ đầu tư)
b) Người phụ trách thi công trực tiếp công trình xây dựng (Chủ nhiệm công trình)
4.4.7.3.3 Phía Nhà thầu TK xây dựng công trình :
a) Người đại diện theo pháp luật của Nhà thầu TK xây dựng công trình (Người ký hợp
đồng TK xây dựng công trình với Chủ đầu tư)
b) Người phụ trách trực tiếp với đồ án TK công trình xây dựng (Chủ nhiệm TK xây
dựng công trình)
4.5 Tập hợp, kiểm tra tài liệu phục vụ nghiệm thu công việc xây dựng, bộ phận công trình,
giai đoạn thi công xây dựng, nghiệm thu thiết bị, nghiệm thu hoàn thành từng hạng mục
công trình xây dựng và hoàn thành công trình xây dựng.
4.5.1 Tài liệu phục vụ nghiệm thu bộ phận công trình như nêu trong căn cứ nghiệm thu bộ
phận công trình.
4.5.2 Tài liệu phục vụ nghiệm thu giai đoạn cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ
như nêu trong căn cứ nghiệm thu giai đoạn cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ.

14


4.5.3 Tài liệu phục vụ nghiệm thu hạng mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử
dụng, như Phụ lục 3 Kèm theo Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31/7/2009 của Bộ
Xây dựng về Danh mục hồ sơ, tài liệu hoàn thành công trình xây dựng, kèm theo Biên
bản kiểm tra hồ sơ nghiệm thu theo mẫu phụ lục số 2 theo Thông tư số 27/2009/TTBXD ngày 31/7/2009 .
- Phần A Hồ sơ pháp lý : Do Chủ đầu tư thực hiện, KS TVGS CPĐT có trách nhiệm nhắc
nhở Chủ đầu tư thực hiện phần việc này.
- Phần B Hồ sơ quản lý chất lượng : Do KS TVGS CPĐT cùng Nhà thầu thi công xây dựng
thực hiện
4.6 Phát hiện sai sót, bất hợp lý về TK để điều chỉnh hoặc yêu cầu Chủ đầu tư đề nghị TK

điều chỉnh.
Trong quá trình giám sát cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ, nếu Nhà thầu thi
công hoặc KS TVGS CPĐT phát hiện trong TK có vấn đề cần điều chỉnh theo cách nghĩ chủ
quan của mình, thì đề nghị Chủ đầu tư có ý kiến với cơ quan TK để cho ý kiến điều chỉnh
nếu cơ quan TK thấy yêu cầu đó là đúng.
4.7 Đề nghị Chủ đầu tư tổ chức kiểm định lại chất lượng bộ phận công trình, hạng mục
công trình và công trình xây dựng khi có nghi ngờ về chất lượng.
Trong quá trình xây dựng, tất cả các khâu đều đã có các quy trình và kết quả kiểm định chất
lượng vật tư vật liệu đầu vào, nhưng nếu KS TVGS CPĐT thấy nghi ngờ chứng chỉ chất
lượng nào của Nhà thầu cung cấp, thì đề nghị Chủ đầu tư yêu cầu Nhà thầu kiểm định lại
dưới sự chứng kiến của KS TVGS CPĐT, tại một phòng thí nghiệm hợp chuẩn do Chủ đầu
tư chỉ định, KS TVGS CPĐT chấp thuận.
4.8 Phối hợp với các bên liên quan giải quyết những vướng mắc, phát sinh trong cung cấp,
lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ.
Nguyên tắc về việc phối hợp các bên trong giải quyết những vấn đề vướng mắc, phát sinh
trong quá trình thi công xây dựng là: Chủ đầu tư chủ trì tổ chức giải quyết, các đơn vị tham
gia xây dựng công trình đưa ra ý kiến của mình, sau đó trên cơ sở ý kiến của các bên liên
quan Chủ đầu tư là người đưa ra quyết định cuối cùng.
II. GIÁM SÁT KHỐI LƯỢNG
1 Khối lượng theo hồ sơ TK:
1.1 Khối lượng theo dự toán TK: Thông thường các công trình xây dựng đều có dự toán TK
được phê duyệt bởi Chủ đầu tư, các công trình đấu thầu đều có dự toán dự thầu được phê
duyệt bởi Chủ đầu tư, do vậy khối lượng theo TK là các khối lượng nêu trên.
1.2 Khối lượng do TK tính thừa, thiếu: Đối với khối lượng do TK tính thừa hoặc thiếu, thì
nguyên tắc xác nhận khối lượng như sau:
- Khối lượng TK tính thừa so với bản vẽ thi công thì xác nhận khối lượng thi công
đúng theo thực tế thi công.
- Khối lượng TK tính thiếu thì xác nhận khối lượng thi công đúng theo dự toán thi
công, phần khối lượng do TK tính thiếu được Nhà thầu đề nghị lên KS TVGS CPĐT
xác nhận riêng, Việc thanh toán khối lượng này sẽ do Chủ đầu tư quyết định (Chủ

đầu tư sẽ căn cứ vào hợp đồng thi công xây dựng với Nhà thầu để làm căn cứ thanh
toán sau khi có xác nhận của cơ quan TK về việc tính thiếu trên).
2. Khối lượng phát sinh so với hồ sơ TK:

15


2.1 Khối lượng phát sinh tăng: Với khối lượng phát sinh tăng phải có TK bản vẽ thi công bổ
sung đã phê duyệt bởi Chủ đầu tư. KS TVGS CPĐT xác nhận khối lượng phát sinh tăng trên
cơ sở TK bản vẽ thi công bổ sung được phê duyệt.
2.2 Khối lượng phát sinh giảm: Cũng tương tự như khối lượng phát sinh tăng, khối lượng
phát sinh giảm được xác nhận sau khi được TK đồng ý và Chủ đầu tư phê duyệt.
3. Khối lượng sửa đổi so với hồ sơ TK.
3.1 Các sửa đổi do TK: Các sửa đổi do TK đối với công trình làm thay đổi khối lượng tính
toán ban đầu được tính toán xác nhận theo nguyên tắc của phần khối lượng phát sinh tăng
giảm nêu ở trên.
3.2 Các sửa đổi do yêu cầu của Chủ đầu tư về chủng loại vật tư, vật liệu, đều phải thông
qua và được phép của TK mới có hiệu lực thi hành.
4. Khối lượng thi công khác
4.1 Khối lượng của các biện pháp thi công đặc biệt: Biện pháp thi công đặc biệt là biện
pháp khác với các biện pháp thông thường đã được tính đến trong định mức xây dựng cơ
bản, do vậy để được coi là biện pháp thi công đặc biệt Nhà thầu cần có thỏa thuận trước với
Chủ đầu tư trước khi lập biện pháp này, nếu được đồng ý Nhà thầu TK và lập dự toán cho
biện pháp đó và trình để Chủ đầu tư phê duyệt trước khi yêu cầu KS TVGS CPĐT xác nhận
khối lượng. KS TVGS CPĐT chỉ xác nhận khối lượng khi có văn bản chính thức phê duyệt
của Chủ đầu tư.
4.2 Các khối lượng thuộc trực tiếp phí khác và phục vụ thi công trên công trường KS TVGS
CPĐT không xác nhận khối lượng.
III. GIÁM SÁT TIẾN ĐỘ
a) KS TVGS CPĐT theo dõi tiến độ cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ căn

cứ tiến độ thi công chi tiết do Nhà thầu lập và đã được Chủ đầu tư phê duyệt. Trường
hợp xét thấy tổng tiến độ của dự án bị kéo dài thì kiến nghị Chủ đầu tư báo cáo người
quyết định đầu tư để quyết định việc điều chỉnh tổng tiến độ của dự án.
b) KS TVGS CPĐT thường xuyên cảnh báo Nhà thầu và báo cáo với Chủ đầu tư về tiến
độ cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ. Trong bất kỳ nguyên nhân nào
dẫn đến chậm tiến độ thi công, KS TVGS CPĐT cũng phải báo cáo với Chủ đầu tư
để Chủ đầu tư giải quyết và có quyết định cụ thể, (điều chỉnh tiến độ nếu Chủ đầu tư
thấy cần thiết).
IV. GIÁM SÁT AN TOÀN LAO ĐỘNG VÀ VỆ SINH MÔI TRƯỜNG
a) Trong bất kỳ tình huống nào, Nhà thầu thi công xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm
hoàn toàn về an toàn lao động trong cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ.
b) KS TVGS CPĐT thường xuyên cảnh báo Nhà thầu và báo cáo với Chủ đầu tư về
những vấn đề có nguy cơ mất an toàn lao động trên công trường:
b.1 Kiểm tra biện pháp đảm bảo an toàn chung của Nhà th ầu áp dụng cho toàn công
trình.
b.2 Kiểm tra các tài liệu an toàn về máy móc thiết bị thi công tham gia xây dựng
công trình, các tài liệu kiểm định chứng minh sự an toàn của các thiết bị.
b.3 Đối với Người lao động:
- Kiểm tra trang thiết bị bảo hộ lao động cho công nhân trước khi khởi công và
trong suốt quá trình cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ.
16


b.4 Kiểm tra hệ thống an toàn phòng chống cháy nổ, hệ thống cảnh báo an toàn lao
động của Nhà thầu trong phạm vi toàn công trường.
Trong bất kỳ tình huống nào, Nhà thầu thi công xây dựng cũng phải chịu trách nhiệm
hoàn toàn về vệ sinh môi trường trong cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện
nhẹ.
c) KS TVGS CPĐT thường xuyên cảnh báo Nhà thầu và báo cáo với Chủ đầu tư về
những vấn đề có nguy cơ ảnh hưởng tới vệ sinh môi trường trên công trường và khu

vực xung quanh công trường. Kiểm tra biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường trong
quá trình thi công xây dựng bao gồm môi trường nước, môi trường không khí, chất
thải rắn, tiếng ồn và các yêu cầu khác về vệ sinh môi trường.
d) KS TVGS CPĐT thường xuyên kiểm tra và cảnh báo Nhà thầu về biện pháp phòng
chống cháy nổ trên công trường như: Biện pháp bảo quản vật tư, thiết bị, xe máy có
đúng nội quy về phòng chống cháy nổ hay không; giao thông nội bộ công trường
phải thông thoáng; thực hiện nghiêm ngặt chế độ báo động cho lực lượng chữa cháy
và gọi điện thoại cho công an PCCC nơi gần nhất….
V. CHẾ ĐỘ BÁO CÁO VÀ TỔ CHỨC CÁC CUỘC HỌP
1. Chế độ báo cáo:
1.1 Phân kỳ báo cáo: Chế độ báo cáo của KS TVGS CPĐT được thực hiện ở các giai đoạn
sau đây (ngoài ra nếu có vấn đề đặc biệt cần báo cáo, Chủ đầu tư phải có yêu cầu bằng văn
bản):
a) Giai đoạn hoàn thành công trình hoặc hạng mục công trình;
b) Sự cố công trình xây dựng (nếu có).
1.2 Nơi nhận báo cáo: Chủ đầu tư sẽ nhận được các báo cáo theo định kỳ như đã nêu ở mục
trên. Đồng thời báo cáo được gửi về Trung tâm CPĐT.
2. Tổ chức các cuộc họp:
2.1 Quy định tổ chức: Tất cả các cuộc họp liên quan đến công trình đều do Chủ đầu tư tổ
chức, KS TVGS CPĐT cùng các Nhà thầu tham dự và cho ý kiến nếu được yêu cầu và xét
thấy cần thiết.
2.2 Định kỳ tổ chức: Theo định kỳ hàng tháng, Chủ đầu tư sẽ họp với KS TVGS CPĐT và
các Nhà thầu thi công xây dựng về chất lượng công trình xây dựng.
2.3 Thành phần tham dự các cuộc họp: Các cuộc họp định kỳ hàng tháng Trưởng đoàn KS
TVGS CPĐT hoặc phó đoàn KS TVGS CPĐT tham dự.
Trưởng phòng thuộc Trung tâm CPĐT có thể thay mặt Trung tâm dự các cuộc họp do Chủ
đầu tư yêu cầu.
Ngoài ra theo yêu cầu của Chủ đầu tư trong các trường hợp đặc biệt sẽ tổ chức riêng và
được báo trước ít nhất 03 ngày bằng giấy mời. Thành phần, thời gian, địa điểm cụ thể theo
giấy mời.

2.4 Địa điểm tổ chức: Các cuộc họp được tổ chức tại công trường là chính, Chủ đầu tư có
thể tổ chức tại một nơi khác được ấn định trước.
VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Nguyên tắc chung:
1.1 Đề cương tư vấn giám sát cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ này sau khi
được CĐT hoặc đại diện CĐT phê duyệt, sẽ là tài liệu pháp lý điều chỉnh các quan hệ trong
Hợp đồng kinh tế đối với các việc và các bên liên quan.
17


1.2 Trung tâm CPĐT sẽ cử một đoàn cán bộ Tư vấn giám sát Trung tâm CPĐT để thực hiện
việc giám sát cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ bằng quyết định sau khi hợp
đồng giám sát được ký kết với CĐT.
1.3 Tiến độ cung cấp nhân sự giám sát của Trung tâm CPĐT sẽ được trình lên CĐT khi có
tiến độ chi tiết của tất cả các hạng mục công trình.
2. Quan hệ của Đoàn TVGS với các Đơn vị, Công ty:
2.1 Tại văn phòng Trung tâm, đơn vị bố trí một đội ngũ các Kỹ sư làm việc tại văn phòng,
theo dõi thường xuyên liên tục các diễn biến trên công trường, đưa ra những cảnh báo cần
thiết, cung cấp các dịch vụ tư vấn khác và hỗ trợ toàn diện cho các Kỹ sư hiện trường hoàn
thành nhiệm vụ và hoàn thành Hợp đồng.
2.2 Phòng chuyên môn Trung tâm hỗ trợ, giúp đỡ và kiểm soát việc thực hiện hợp đồng
giám sát của các đơn vị trong toàn Trung tâm theo quy định quản lý nội bộ riêng.
3. Quan hệ của Đoàn TVGS tại công trường:
3.1 Trưởng đoàn KS TVGS CPĐT chịu trách nhiệm thực hiện công việc giám sát theo đúng
các quy định của Pháp luật hiện hành về Tư vấn giám sát cung cấp, lắp đặt các hệ thống
thiết bị điện nhẹ, chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm hoặc người được uỷ quyền về
mọi hành vi của mình trên công trường, điều động các KS TVGS CPĐT khác trong Quyết
định theo tiến độ thi công xây dựng nhằm bảo đảm chất lượng công trình và chất lượng
công tác tư vấn giám sát.
Chịu trách nhiệm quan hệ với CĐT và các NT trong mọi công việc thuộc lĩnh vực giám sát

cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ trên công trường. Khi cần thiết các quan hệ
này được xây dựng thành một bản điều lệ hoặc nội quy riêng để các bên cùng thực hiện.
3.2 KS TVGS CPĐT chịu trách nhiệm thực hiện công việc giám sát theo đúng các quy định
của Pháp luật hiện hành về Tư vấn giám sát cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ,
chịu trách nhiệm trước Giám đốc Trung tâm về mọi hành vi của mình trên công trường.
Chịu sự phân công công việc và điều động của Trưởng đoàn, thực hiện các nhiệm vụ do
Trưởng đoàn giao nhằm thực hiện thành công Hợp đồng giám sát cung cấp, lắp đặt các hệ
thống thiết bị điện nhẹ.
Danh sách nhân sự thực hiện gói thầu:
TT

HỌ VÀ TÊN

NGHỀ NGHIỆP

CHỨC DANH
DỰ KIẾN

Thạc sỹ

Giám đốc – Phụ trách chung

KS

Hỗ trợ kỹ thuật cho dự án

I

Cán bộ quản lý Công ty:


1

Nguyễn Hữu Quốc

2

Lại Anh Tuấn

II

Cán bộ tham gia công tác giám sát trực tiếp tại hiện trường:

1

Nguyễn Mai Anh

2

Đỗ Thanh Hải

3

Đặng Thế Quyết

4

Nguyễn Đình Tuấn

KSTL


Trưởng đoàn TVGS

Thạc sỹ

Tham gia giám sát tại HT

KSTL

Tham gia giám sát tại HT

KSĐTVT

Tham gia giám sát tại HT

18

GHI CHÚ


5

Trần Thanh Tùng

KS

Tham gia giám sát tại HT

6

Lê Thùy Dung


KS

Tham gia giám sát tại HT

7

Vũ Tiến Dũng

KS

Tư vấn kỹ thuật

8

Lê Tiến Dũng

Cử nhân

Tư vấn kỹ thuật

9

Nguyễn Việt Cường

KS

Tư vấn kỹ thuật

10


Đỗ Lập Hiển

Cử nhân

Tư vấn kỹ thuật

11

Tạ Hữu Bình

KS

Nhóm hậu cần

12

Trần Thị Minh
Nguyệt

KS

Nhóm hậu cần

13

Hoàng Anh Tú

KS


Nhóm hậu cần

Ghi chú: Danh sách trên có thể thay đổi theo yêu cầu công việc thực tế tại hiện trường.

4. Phân công trách nhiệm:
4.1 Biên bản bàn giao hồ sơ tài liệu: KS TVGS CPĐT.
4.2 Biên bản bàn giao mặt bằng, tim, mốc, và các biên bản thuộc công việc chuẩn bị khởi
công công trình: Trưởng đoàn KS TVGS CPĐT.
4.3 Biên bản nghiệm thu công việc, bộ phận công trình: KS TVGS CPĐT.
4.4 Biên bản nghiệm thu giai đoạn thi công xây lắp: Trưởng đoàn KS TVGS CPĐT.
4.5 Biên bản hoàn thành hạng mục công trình, công trình đưa vào sử dụng: Giám đốc Trung
tâm hoặc Phó giám đốc phụ trách. (Trưởng đoàn KS TVGS CPĐT tham gia).
4.6 Các thư báo kỹ thuật và các văn bản công trường khác: KS TVGS CPĐT.
4.7 Báo cáo định kỳ của Tư vấn giám sát: Trưởng đoàn KS TVGS CPĐT
4.8 Báo cáo hoàn thành công trình: Trưởng đoàn KS TVGS CPĐT lập báo cáo trình Giám
đốc Trung tâm hoặc Phó giám đốc phụ trách ký.
4.9 Các báo cáo không định kỳ khác theo yêu cầu của CĐT: Trưởng đoàn KS TVGS CPĐT.
4.10 Báo cáo sự cố công trình (nếu có) do Trưởng đoàn giám sát lập. Giám đốc hoặc Phó
Giám đốc phụ trách ký.

PHẦN THỨ TƯ
Các mẫu báo cáo:
I Mẫu các chế độ báo cáo định kỳ.
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Hà Nội, ngày … tháng … năm …
BÁO CÁO CỦA TƯ VẤN GIÁM SÁT THI CÔNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG
19



Kỳ báo cáo: Hoàn thành giai đoạn xây lắp (hoặc hoàn thành công trình đưa vào sử dụng)
(Nếu là báo cáo không định kỳ thì ghi công việc cần báo cáo)
Kính gửi: Chủ đầu tư (tên Chủ đầu tư, ghi tên trong hợp đồng giám sát)
1. Thông tin chung
1.1 Tên công trình: (Ghi tên công trình theo hợp đồng)
1.2 Địa điểm xây dựng: (Ghi địa điểm xây dựng theo địa danh hành chính)
1.3 Tên tổ chức TK xây dựng công trình: (Ghi tên tổ chức TK theo hồ sơ TK)
1.4 Tên tổ chức cung cấp, lắp đặt các hệ thống thiết bị điện nhẹ: (Ghi tên tổ chức thi công
theo hợp đồng)
2. Nội dung báo cáo:
2.1 Công tác giám sát chất lượng công trình xây dựng:
2.1.1 Tình hình nhân lực thực hiện công tác thi công xây lắp
2.1.2 Máy móc thiết bị của Nhà thầu tham gia xây dựng công trình
2.1.3 Giấy phép sử dụng các loại máy móc thiết bị đưa vào công trường
2.1.4 Sự hoạt động, hiệu quả của hệ thống quản lý chất lượng của nhà thầu
2.1.5 Hệ thống các phòng thí nghiệm mà Nhà thầu sử dụng cho công trình
2.1.6 Tình hình vật liệu đầu vào, vật tư thiết bị lắp đặt cho công trình, các chứng chỉ hợp
chuẩn cho các loại vật tư vật liệu.
2.1.7 Biện pháp thi công của Nhà thầu và sự tuân thủ các biện pháp thi công
2.1.8 Việc ghi chép nhật ký công trình.
2.1.9 Các nhận xét về việc triển khai thi công các công việc của nhà thầu, các sai sót mắc
phải và các khắc phục, hiệu quả khắc phục.
2.1.10 Các thay đổi TK trong quá trình thi công.
2.1.11 Nhận xét về công tác lập bản vẽ hoàn công.
2.1.12 Các nghiệm thu đã tiến hành trong quá trình thi công xây dựng. Sự đầy đủ của các
biên bản nghiệm thu.
2.2 Công tác giám sát khối lượng:
2.2.1 Khối lượng xây dựng cơ bản thực hiện được tính đến kỳ báo cáo
2.2.2 Tình hình xác nhận khối lượng cho nhà thầu.
2.2.3 Giải quyết các khối lượng phát sinh.

2.2.4 Các khối lượng chưa có bản vẽ sáng tỏ.
2.3 Công tác giám sát tiến độ
2.3.1 Tiến độ theo kế hoạch được phê duyệt tính đến kỳ báo cáo
2.3.2 Tình hình thực hiện tiến độ của Nhà thầu thi công công trình
2.3.3 Một vài nhận xét về nguyên nhân chậm tiến độ (nếu chậm)
2.4 Công tác quản lý an toàn lao động và vệ sinh môi trường
20


2.4.1 Các vụ mất an toàn sảy ra trên công trường, nhận xét nguyên nhân. (nếu có)
2.4.2 Vấn đề thực hiện vệ sinh môi trường của nhà thầu.
3. Cảnh báo rủi ro và các cảnh báo khác đối với Chủ đầu tư:
3.1 Các cảnh báo rủi ro về chất lượng công trình do việc chấp hành quy trình quản lý kỹ
thuật của Nhà thầu có thể sảy ra.
3.2 Các rủi ro về vật liệu đầu vào có thể mang lại.
3.3 Các rủi ro có thể do máy móc thiết bị mang lại.
3.4 Các rủi ro khác có thể mang lại cho công trình …
4. Đề xuất biện pháp khắc phục:
4.1 Đề xuất khắc phục rủi ro để đảm bảo chất lượng công trình
4.2 Đề xuất khắc phục biện pháp thi công
4.3 Đề xuất khắc phục tiến độ thi công.
4.4 Các đề xuất khác.
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------II Các phụ lục khác
2.1 Mẫu thư kỹ thuật hiện trường

THƯ KỸ THUẬT
Người gửi:……………………………….. Chức vụ: …………………………………….
Ngày gửi:………………………………... Chữ ký:..…………………………………….
Nơi nhận:
Nội dung:…………………………………………………………………………………...

................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
................................................................................................................................................
Người nhận: …………………………….. Chức vụ: …………………………………….
Ngày nhận: ……………………………… Chữ ký:..…………………………………….
-----------------------------------------------------------------------------------------------------------2.2 Mẫu biên bản lấy mẫu vật liệu
BIÊN BẢN LẤY MẪU VẬT LIỆU
TT

VỊ TRÍ LẤY
MẪU

XUẤT XỨ VẬT
LIỆU

KHỐI LƯỢNG
CÔNG VIỆC

21

NHÀ THẦU
THỰC HIỆN

SỐ LƯỢNG
MẪU


ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU

KS TVGS CPĐT


ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

-----------------------------------------------------------------------------------------------------------2.3 Mẫu biên bản kiểm tra hiện trường.
BIÊN BẢN KIỂM TRA HIỆN TRƯỜNG
V/v: .....................................................................
I. THÀNH PHẦN
1. ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ:

Ông: ………………………Chức vụ……………………………………………………
Ông: ………………………Chức vụ……………………………………………………
2. ĐẠI DIỆN TƯ VẤN GIÁM SÁT:

Ông: ………………………Chức vụ……………………………………………………
Ông: ………………………Chức vụ……………………………………………………
3. ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG………………………………………………………………

Ông: ………………………Chức vụ……………………………………………………
Ông: ………………………Chức vụ……………………………………………………
II. NỘI DUNG: Các bên cùng xác nhận các nội dung sau:
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………….
III. KIẾN NGHỊ:
…………………………………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………….
ĐẠI DIỆN NHÀ THẦU


KS TVGS CPĐT

ĐẠI DIỆN CHỦ ĐẦU TƯ

------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------

2.4 Các mẫu khác: được tham khảo theo các mẫu trong TCXDVN 371- 2006.

22



×