Tải bản đầy đủ (.pdf) (26 trang)

bo de thi thu thpt quoc gia 2017 mon ngu van so 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (393.2 KB, 26 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2017 - Số 1
Môn: NGỮ VĂN
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
(1) Theo thống kê gần đây, bình quân mỗi người Việt Nam đọc 2,8 cuốn sách và đọc
7,07 tờ báo trong một năm. Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa ra con số:
Tỷ lệ người hoàn toàn không đọc sách chiếm tới 26% tỷ lệ người thỉnh thoảng mới cầm
sách để đọc 44%, đọc thường xuyên chiếm tỷ lệ 30%. Bạn đọc của thư viện chiếm khoảng
8% đến 10% dân số.
So với các nước trong Asean, tỷ lệ này là quá thấp, rất đáng báo động. Một người
Thái Lan đọc khoảng 5 cuốn sách 1 năm, một người Malaysia đọc 20 cuốn sách/năm.
(2) Bàn về văn hóa đọc hiện nay của người Việt, PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân,
nhà nghiên cứu Dân Tộc, bày tỏ quan điểm: “Không nên máy móc cho rằng đọc sách in
mới là văn hóa đọc. Khoa học kỹ thuật phát triển giúp con người có nhiều phương thức tiếp
thu tinh hoa, trí tuệ, kiến thức của nhân loại.
Tư duy hệ thống là phương pháp tư duy hướng đến mở rộng tầm nhìn, xem xét, đánh
giá đối tượng trong mối tương quan tổng thể với môi trường.”Đọc cái gì, bằng phương
pháp nào là do mỗi người tự quyết định nhưng không nên chỉ đọc 1 loại sách vì tư duy hiện
nay là tư duy hệ thống và con người là “công dân toàn cầu”.
Ngoài ra, theo PGS, bên cạnh những quyển sách giúp người đọc kỹ năng làm giàu,
nâng cao kỹ năng nghề nghiệp… vẫn rất cần những quyển sách bàn về đạo đức, trí tuệ cảm
xúc cho mỗi con người Việt Nam, có như vậy thì chúng ta mới hoàn thành mục tiêu phát
triển bền vững.
(3) Mới đây, trong bài phát biểu trước sinh viên Việt Nam tại Hà Nội, Tổng thống
Obama đã trích dẫn những câu thơ “thần” của Lý Thường Kiệt:“Sông núi nước Nam vua
Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời” nhằm khẳng định chủ quyền của quốc gia, dân
tộc Việt Nam.
Hay những ca từ rất đẹp, rất ý nghĩa trong ca khúc Mùa xuân đầu tiên của cố nhạc sĩ


Văn Cao: “Từ nay người biết yêu người/từ nay người biết thương người…” để khẳng định
mối quan hệ bằng hữu khắng khít giữa hai nước trong thời kỳ mới.
Và những câu thơ Kiều (Nguyễn Du) cũng được ngài Tổng thống Hoa Kỳ trích dẫn
khá nhuần nhuyễn trước khi kết thúc bài phát biểu với những ẩn ý sâu sắc: “Rằng trăm năm
cũng từ đây/ Của tin gọi một chút này làm ghi”.
Nếu không đọc, tìm hiểu về văn hóa, không hiểu biết về lịch sử liệu có làm nên 1


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

hiệu ứng đầy năng lượng của Tổng thống đương nhiệm Hoa Kỳ đến với Việt Nam hay
không?
Bởi vậy, để nâng tầm tri thức của cá nhân, mỗi người chúng ta nên bổ sung kiến thức
của mình thông qua việc đọc, đọc để hiểu biết, đọc để mình không bị lạc hậu, lỗi thời, đọc
để “sánh vai” cùng bè bạn.
Dẫn theo Thanh Vy
25-5-2016
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản.
Câu 2. Trong đoạn (2), tại sao PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân đưa ra quan điểm: không
nên chỉ đọc 1 loại sách?
Câu 3. Trong đoạn (3), những câu trích dẫn của Tổng thống Obama khi phát biểu trước sinh
viên Việt Nam tại Hà Nội có hàm ý gì?
Câu 4. Theo anh/chị, người viết gửi gắm thông điệp gì qua toàn bộ văn bản trên?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Từ đoạn văn (1) trong phần đọc hiểu:
Theo thống kê gần đây, bình quân mỗi người Việt Nam đọc 2,8 cuốn sách và đọc
7,07 tờ báo trong một năm. Vụ Thư viện, Bộ Văn hóa - Thể thao và Du lịch đưa ra con số:
Tỷ lệ người hoàn toàn không đọc sách chiếm tới 26% tỷ lệ người thỉnh thoảng mới cầm sách
để đọc 44%, đọc thường xuyên chiếm tỷ lệ 30%. Bạn đọc của thư viện chiếm khoảng 8%

đến 10% dân số.
So với các nước trong Asean, tỷ lệ này là quá thấp, rất đáng báo động. Một người
Thái Lan đọc khoảng 5 cuốn sách 1 năm, một người Malaysia đọc 20 cuốn sách/năm.
Hãy viết một đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về văn
hóa đọc của giới trẻ hôm nay.
Câu 2. (5,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn trích sau:
Những đêm mùa đông trên núi cao dài và buồn, nếu không có bếp lửa sưởi kia thì Mi
cũng đến chết héo. Mỗi đêm, Mị đã dậy ra thổi lửa hơ tay, hơ lưng, không biết bao nhiêu
lần.
Thường khi đến gà gáy, Mị ngồi dậy ra bếp sưởi một lúc lâu thì các chị em trong nhà
mới bắt đầu ra dóm lò bung ngô, nấu cháo lợn. Chỉ chợp mắt được từng lúc, Mị lại thức
sưởi lửa suốt đêm.Mỗi đêm, khi nghe tiếng phù phù thổi bếp, A Phủ lại mở mắt. Ngọn lửa
sưởi bùng lên, cùng lúc ấy thì Mị cũng nhìn sang, thấy mắt A Phủ trừng trừng, mới biết A
Phủ còn sống. Mấy đêm nay như thế. Nhưng Mị vẫn thản nhiên thổi lửa, hơ tay. Nếu A Phủ


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

là cái xác chết đứng đấy, cũng thế thôi. Mị vẫn trở dậy, vẫn sưởi, chỉ biết chỉ còn ở với ngọn
lửa. Có đêm A Sử chợt về, thấy Mị ngồi đấy, A Sử đánh Mị ngã ngay xuống cửa bếp. Nhưng
đêm sau Mị vẫn ra sưởi như đêm trước.
Lúc ấy đã khuya. Trong nhà ngủ yên thì Mị trở dậy thổi lửa. Ngọn lửa bập bùng sáng
lê, Mị lé mắt trông sang thấy hai mắt A Phủ cũng vừa mở, một dòng nước mắt lấp lánh bò
xuống hai hõm má đã xám đen lại. Nhìn thấy tình cảnh như thế, Mị chợt nhớ lại đêm năm
trước, A Sử trói Mị, Mị cũng phải trói đứng thế kia. Nhiều lần khóc, nước mắt chảy xuống
miệng, xuống cổ, không biết lau đi được. Trời ơi, nó bắt trói đứng người ta đến chết, nó bắt
mình chết cũng thôi, nó bắt trói đến chết người đàn bà ngày trước cũng ở cái nhà này.
Chúng nó thật độc ác. Cơ chừng này chỉ đêm mai là người kia chết, chết đau, chết đói, chết
rét, phải chết. Ta là thân đàn bà, nó đã bắt về trình ma nhà nó rồi thì chỉ còn biết đợi ngày

rũ xương ở đây thôi... Người kia việc gì mà phải chết thế. A Phủ... Mị phảng phất nghĩ như
vậy.
Đám than đã vạc hẳn lửa. Mị không thổi, cũng không đứng lên. Mị nhớ lại đời mình.
Mị lại tưởng tượng như có thể một lúc nào, biết đâu A Phủ chẳng đã trốn được rồi, lúc ấy
bố con Pá Tra sẽ bảo là Mị đã cởi trói cho nó. Mị liền phải trói thay vào đấy. Mị phải chết
trên cái cọc ấy. Nghĩ thế, trong tình cảnh này, làm sao Mị cũng không thấy sợ...
Lúc ấy, trong nhà đã tối bưng. Mị rón rén bước lại, A Phủ vẫn nhắm mắt. Nhưng Mị
tưởng như A Phủ đương biết có người bước lại... Mị rút con dao nhỏ cắt lúa, cắt nút dây
mây. A Phủ cứ thở phè từng hơi, không biết mê hay tỉnh. Lần lần, đến lúc gỡ được hết dây
trói ở người A Phủ thì Mị cũng hốt hoảng. Mị chỉ thì thào được một tiếng "Đi ngay..." rồi
Mị nghẹn lại. A Phủ bỗng khuỵu xuống, không bước nổi. Nhưng trước cái chết có thể đến
nơi ngay, A Phủ lại quật sức vùng lên, chạy.
Mị đứng lặng trong bóng tối.
Rồi Mị cũng vụt chạy ra. Trời tối lắm. Mị vẫn băng đi. Mị đuổi kịp A Phủ, đã lăn, chạy,
chạy xuống tới lưng dốc, Mị thở trong hơi gió thốc lạnh buốt:
- A Phủ cho tôi đi.
A Phủ chưa kịp nói, Mị lại nói:
- Ở đây thì chết mất.
Người đàn bà chê chồng đó vừa cứu sống mình.
A Phủ nói: “Đi với tôi”. Và hai người lẳng lặng đỡ nhau lao chạy xuống dốc
núi.
(Trích Vợ chồng A Phủ - Tô Hoài)


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

HƯỚNG DẪN CHẤM, THANG ĐIỂM
Phần

Câu


I

Nội dung

Điểm

ĐỌC HIỂU

3.0

1

Phong cách ngôn ngữ của văn bản: Phong cách ngôn ngữ báo chí, phong cách
ngôn ngữ chính luận

0,5

2

Trong đoạn (2), PGS.TS. Phan Thị Hồng Xuân đưa ra quan điểm: không
nên chỉ đọc 1 loại sách: bởi vì tư duy hiện nay là tư duy hệ thống và con người

0,5

là “công dân toàn cầu”.
3

Trong đoạn (3), những câu trích dẫn của Tổng thống Obama khi phát biểu
trước sinh viên Việt Nam tại Hà Nội có hàm ý:


1,00

- Những câu thơ “thần” của Lý Thường Kiệt:“Sông núi nước Nam vua
Nam ở/ Rành rành định phận tại sách trời” có hàm ý khẳng định chủ quyền
của quốc gia, dân tộc Việt Nam.
- Những ca từ rất đẹp, rất ý nghĩa trong ca khúc Mùa xuân đầu tiên của
cố nhạc sĩ Văn Cao: “Từ nay người biết yêu người/từ nay người biết thương
người…” có hàm ý khẳng định mối quan hệ bằng hữu khắng khít giữa hai
nước Việt Nam - Mỹ trong thời kỳ mới.
- Những câu thơ Kiều (Nguyễn Du) được trích dẫn khá nhuần nhuyễn
trước khi kết thúc bài phát biểu: “Rằng trăm năm cũng từ đây/ Của tin gọi
một chút này làm ghi”có hàm ý gửi gắm niềm tin vào mối quan hệ hữu nghị,
hợp tác giữa hai nước trong tương lai.
4

Thí sinh có nhiều cách diễn đạt khác nhau như cần thể hiện các ý:

1,00

- Thông điệp về văn hoá đọc của người Việt hiện nay trong thời kì
bùng nổ thông tin;
- Thể hiện sự ngưỡng mộ, thán phục về tầm hiểu biết văn hoá Việt
Nam trên các mặt văn thơ, âm nhạc…của Tổng thống Obama nhân chuyến
thăm Việt Nam trong thời gian ngắn.
1

LÀM VĂN

7.0


Viết đoạn văn nghị luận bày tỏ trình bày suy nghĩ của anh/chị về văn hóa đọc
của giới trẻ hôm nay.

2,0

a. Đảm bảo cấu trúc đoạn văn nghị luận 200 chữ

0,25

Có đủ các phần mở đoạn, phát triển đoạn, kết đoạn. Mở đoạn nêu được vấn
đề, phát triển đoạn triển khai được vấn đề, kết đoạn kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Văn hóa đọc của giới trẻ hôm nay.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; vận dụng tốt các thao tác

1,5

lập luận; kết hợp chặt chẽ giữa lí lẽ và dẫn chứng; rút ra biện pháp khắc phục
hiện tượng.
c.1. Giải thích:

0,25

- Qua những con số thống kê so sánh số lần đọc sách trong năm của
người Việt với các nước trong Asean, bản tin đưa ra hiện tượng liên quan

đến văn hoá đọc hiện nay. Đó là những con số biết nói . Ở đây, người viết
phản ánh một thực trạng đáng báo động liên quan đến đọc sách ở nước ta. .
- Văn hóa đọc ở đây chính là thái độ, là cách ứng xử của chúng ta với
tri thức sách vở. Phải biết đọc sách sao cho hợp lý và bổ ích. Đọc sao cho hợp
với quy luật tiếp cận tri thức (Theo nhà ngôn ngữ học Phạm Văn Tình).
c.2. Phân tích tác hại
- Tác hại
+ Số lần đọc sách ít đi đã thu hẹp sự hiểu biết, không thể mở ra “chân

0,5

trời tri thức” cho mỗi người.
+ Chúng ta sẽ tụt hậu so với bạn bè thế giới.
+ Tác động đến nhiều mặt trong đời sống, nhất là văn hoá ứng xử
c.3. Nguyên nhân của việc ít quan tâm đến văn hoá đọc của giới trẻ:

0,25

- Nguyên nhân đầu tiên và trực tiếp nhất là do ý thức của giới trẻ
chưa cao.
- Do thiếu sự định hướng, giáo dục từ gia đình, nhà trường
- Do sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn .
- Biện pháp khắc phục: Rút ra biện pháp phù hợp cho bản thân.

0,25

d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị

0,5


luận.
e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
2

Cảm nhận của anh/chị về vẻ đẹp của đoạn trích.

5,0

a. Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận

0,25

Có đủ các phần mở bài, thân bài, kết bài. Mở bài nêu được vấn đề, thân bài
triển khai được vấn đề, kết bài kết luận được vấn đề.
b. Xác định đúng vấn đề cần nghị luận

0,50


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Vẻ đẹp nội dung, nghệ thuật của đoạn trích. Bình luận cái nhìn về người nông
dân trước và sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 trong văn học Việt Nam.
c. Triển khai vấn đề nghị luận thành các luận điểm; thể hiện sự cảm nhận sâu

3.50

sắc và vận dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó

phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn
chứng.
- Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; nêu vấn đề cần nghị luận

0,50

- Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn trích:

2,25

+ Về nội dung:
++ Nêu ý chính của đoạn trích: Tâm trạng và hành động của nhân vật
Mị trong đêm đông cởi trói cho A Phủ và trốn khỏi Hồng Ngài sang Phiềng
Sa.
++ Sơ lược số phận và sức sống tiềm tàng, khát vọng tự do của Mị
trong đêm tình mùa xuân ở đoạn trước đó, hoàn cảnh Mị và A Phủ gặp nhau
tại nhà thống lí Pá Tra.
++ Lúc đầu, thấy A Phủ bị trói, Mị thản nhiên, vô cảm.
++ Thấy nước mắt A Phủ, tâm trạng Mị thay đổi, Mị suy nghĩ nhiều.
++ Cuối cùng, Mị quyết định cắt dây trói cứu A Phủ và chạy theo A
Phủ.
++ Tâm trạng thể hiện lòng nhân từ của Mị. Đặc biệt thấy rõ sức phản
kháng, lòng khao khát tự do và quyết tâm đi tìm tự do của Mị.
+ Nhận xét về nghệ thuật của đoạn trích: Miêu tả tâm trạng nhân vật
tinh tế, phù hợp với quy luật tâm lí, ngôn từ sáng tạo, câu văn giàu hình ảnh,
giàu chất thơ.
- Đánh giá chung:

0,75


++ Thông qua đoạn trích, nhà văn có cái nhìn cảm thông cho số phận
khổ đau, ngợi ca vẻ đẹp tâm hồn, nhất là phát hiện ra sức sống tiềm tàng, khát
vọng tự do của người dân bất hạnh mà còn gửi gắm niềm tin vào khả năng đổi
đời của họ. Các nhân vật đã biết đấu tranh từ tự phát đến tự giác, đi từ bóng
tối ra ánh sáng, về với cách mạng. Đó là cái nhìn lạc quan, tin tưởng.
+ Thể hiện phong cách nghệ thuật của Tô Hoài
d. Sáng tạo
Có cách diễn đạt sáng tạo, thể hiện suy nghĩ sâu sắc, mới mẻ về vấn đề nghị
luận.

0,50


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

e. Chính tả, dùng từ, đặt câu
Đảm bảo quy tắc chính tả, dùng từ, đặt câu.
ĐIỂM TOÀN BÀI THI: I + II = 10,00 điểm

0,25


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

TRƯỜNG THCS – THPT NGÔI SAO
ĐỀ THI THỬ KÌ THI QUỐC GIA 2016-2017
Môn: Ngữ Văn lần 17 (09/11/2016)
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian chép đề)
PHẦN ĐỌC HIỂU (3,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 3

“…Ông Lê Đại, Gia Lộc, Hải Dương đưa nhận xét thú vị, khi đến thăm VN, từ các
chính khách đến người bình dân đều học một vài từ tiếng Việt, ví dụ: xin chào, cảm ơn…
Ông viết: “Đặc biệt, một số chính khách nước ngoài khi đến VN đã dùng thơ (mà đặc biệt là
Truyện Kiều của Nguyễn Du) để thể hiện tình cảm của họ với VN. Ông Bill Clinton khi đến
thăm đã dùng câu “Sen tàn cúc lại nở hoa/Sầu dài ngày ngắn đông đà sang xuân”. Hay mới
đây Tổng thống Mỹ Barack Obama sang thăm cũng đã dùng câu: “Rằng trăm năm cũng từ
đây/Của tin gọi một chút này làm ghi”. Thật tự hào biết bao khi tiếng Việt được các chính
khách dùng tinh tế, ý nghĩa đến vậy. Vì thế, giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một việc
cần phải làm từ hôm qua, hôm nay và mãi mai sau nhằm góp phần làm cho đất nước giàu
đẹp, văn minh và ngang tầm với các cường quốc trên thế giới.”(…)
(Trích Tiếng Việt cần có luật – Báo Thanh Niên, ngày 06/11/2016)
Câu 1. (0,5 điểm) Chỉ ra phương thức biểu đạt và phong cách ngôn ngữ được sử dụng
trong đoạn trích?
Câu 2. (0.5 điểm) Hãy đặt cho văn bản trên một nhan đề khác?
Câu 3. (0.5 điểm) Trong đoạn văn trên, theo anh/chị, có vài chỗ còn chưa đúng chuẩn
tiếng Việt, hãy chỉ ra?
Câu 4. (1.5 điểm) Viết 5 – 7 dòng giải thích ý nghĩa câu văn cuối đoạn trích.
PHẦN LÀM VĂN (7,0 điểm):
Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn 200 từ nêu suy nghĩ về câu văn cuối của văn bản trên:
“Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là một việc cần phải làm từ hôm qua, hôm nay và mãi
mai sau nhằm góp phần làm cho đất nước giàu đẹp, văn minh và ngang tầm với các cường
quốc trên thế giới”.
Cấu 2 (5,0 điểm): Dựa vào đoạn trích bài kí “Ai đã đặt tên cho dòng sông?” của Hoàng
Phủ Ngọc Tường (SGK Ngữ Văn 12 tập I), hãy thể hiện sự cảm nhận của anh (chị) về sông
Hương trong mối quan hệ với kinh thành Huế.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ KÌ THI QUỐC GIA 2016-2017

Môn: Ngữ Văn lần 17 (09/11/2016)
Thời gian: 120 phút (không kể thời gian chép đề)
I. PHẦN ĐỌC – HIỂU (3,0 điểm)
Câu 1.(0.5đ) Phương thức biểu đạt: Tự sự, nghị luận.
Phong cách ngôn ngữ: Báo chí.
Câu 2.(0.5đ)
Nhan đề ngắn gọn, nêu được nội dung văn bản: thể hiện niềm tự hào về tiếng Việt, sự
tinh tế trong giá trị biểu hiện ý nghĩa và cảm xúc của nó; sự cần thiết giữ gìn sự trong sáng
của tiếng Việt.
Câu 3.(0.5đ) Có 3 chỗ viết tắt từ VN (Việt Nam)
Câu 4. (1.5đ)
Yêu cầu về viết đoạn văn 5-7 dòng giải thích vấn đề: Giữ gìn sự trong sáng của tiếng
việt cũng là góp phần làm cho đất nước giàu đẹp, văn minh.
- Cần nắm vững và thực hiện đúng các chuẩn mực của tiếng Việt, yêu tiếng mẹ đẻ, hiểu
được trách nhiệm của bản thân.
- Giữ gìn tiếng Việt là góp phần gìn giữ bản sắc dân tộc, trau dồi lòng yêu nước, xây
dựng nếp sống văn minh, phát triển mọi mặt của đất nước ta.
II. PHẦN VIẾT (7,0 điểm)
Câu 1: Viết đoạn văn nghị luận.
Câu 2:
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn
học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt
trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp.
* Yêu cầu cụ thể:
- Giới thiệu khái quát về tác giả, tác phẩm và mối quan hệ của sông Hương với Huế.
(0.5đ)
- Khi về đồng bằng và ngoại vi thành phố Huế, sông Hương như một tình nhân dịu dàng
và chung thuỷ của cố đô. (2.0đ)
- Khi chảy vào thành phố Huế, sông Hương chậm rãi, êm dịu, mềm mại, như vấn vương
một nỗi lòng. (2.0đ)

- Sông Hương vòng trở lại gặp Huế trước khi ra biển, như tấm lòng của người dân Châu
Hóa thủy chung với quê hương xứ sở. (1.0đ)
- Sông Hương gắn liền với vẻ đẹp của cố đô và nét đẹp văn hóa Huế. (1,0đ)


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Bái kí thể hiện nghệ thuật tài hoa của Hoàng Phủ Ngọc Tường. (0.5đ)
Bài văn phải có sử dụng dẫn chứng trích từ bài kí, biết phân tích làm nổi bật giá trị nghệ
thuật của dẫn chứng.
Lưu ý: Chỉ cho điểm tối đa với những bài thi đảm bảo cả yêu cầu về kỹ năng và kiến
thức.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD & ĐT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN I

TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

NĂM HỌC 2016-2017
MÔN NGỮ VĂN
Ngày thi: 13/10/2016
Thời gian làm bài: 120 phút

PHẦN I: ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản và trả lời những câu hỏi dưới đây:
… “Nhậu nhẹt suốt ngày như thế làm sao phát triển được. Trước đây, người Việt chúng

ta không thua kém chiều cao so với người Nhật, Trung Quốc, nhưng nay chúng ta đã thấp
hơn kể cả với các nước láng giềng” - lời Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Xuân Anh trong
buổi nói chuyện - chính xác - là “tiếp lửa” cho những người trẻ. Và ông nói đến hiện tượng
các bạn trẻ chủ yếu ngồi cà phê, ăn nhậu suốt ngày, thay vì tập thể dục thể thao, như một
căn nguyên cho căn bệnh thấp bé nhẹ cân. Ông Bí thư trẻ nhấn mạnh người trẻ sống cần
phải có lý tưởng, hoài bão, yêu quê hương... “Tôi tin các bạn ai cũng muốn một ngày nào
đó sẽ làm Bí thư, Chủ tịch UBND thành phố. Đó là ước mơ chính đáng...” - ông nói. Thật
buồn với những “kỷ lục ngược” của người Việt nhất khu vực, nhất Châu Á, nhất thế giới.
Thật buồn khi những “thánh chém”, “thánh nổ”, hay “anh hùng bàn phím” ngập tràn,
trong khi tính theo năng suất lao động thì 15 người Việt mới làm việc bằng một người
Singapore. Hay một điều tra xã hội học cho biết: Kiểu sống khép mình, ít tham gia các hoạt
động xã hội chiếm tới 60% trong sinh viên. Trước những sự kiện đang xảy ra xung quanh
mình, họ luôn tỏ thái độ bàng quan. 10% số sinh viên công việc chính là vui chơi, hưởng thụ,
nhiều khi vô bổ, kiểu “Tớ chỉ thích điện thoại nào đời mới...”, “Phim Hàn Quốc đang chiếu
tới tập...”, “Hàng hiệu hợp thời ở chỗ...”. Chúng ta không thể cứ tụ tập đàn đúm nhậu nhẹt,
tiêu thụ 3 tỉ lít bia mỗi năm và ngồi đó mơ ước thay đổi vận mệnh bản thân. Chúng ta không
thể lê la cà phê vỉa hè chém gió chuyện bầu cử Mỹ, chiến tranh Sirya hay khủng bố ở Bỉ mà
đòi đất nước hóa rồng, hóa hổ. Chúng ta càng không thể cười khẩy kiểu “tự kỷ”: Chỉ là dài
hơn chứ không phải cao hơn. Hãy thắp một ngọn nến, thay vì ngồi nguyền rủa bóng đêm.
Tại sao lại không mơ ước một ngày nào đó có thể đàng hoàng trở thành Bí thư, Chủ tịch
thành phố?
(Trích Hãy mơ làm Bí thư, chủ tịch thành phố - Báo Tuổi trẻ.)
1. Xác định nội dung chính của văn bản. (1.0)
2. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản. (0,5)
3. Tác giả đã chỉ ra nguyên nhân nào dẫn đến căn bệnh thấp bé nhẹ cân của giới trẻ Việt
Nam? (0,5)
4. Từ những câu nói “Chúng ta không thể cứ tụ tập đàn đúm nhậu nhẹt, tiêu thụ 3 tỉ lít bia


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


mỗi năm và ngồi đó mơ ước thay đổi vận mệnh bản thân. Chúng ta không thể lê la cà phê
vỉa hè chém gió chuyện bầu cử Mỹ, chiến tranh Sirya hay khủng bố ở Bỉ mà đòi đất nước
hóa rồng, hóa hổ. Chúng ta càng không thể cười khẩy kiểu “tự kỷ”: “Chỉ là dài hơn chứ
không phải cao hơn”, Anh, chị rút cho mình bài học gì?
PHẦN II. LÀM VĂN (7 ĐIỂM)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến
được nêu ở phần đọc hiểu “Hãy thắp một ngọn nến, thay vì ngồi nguyền rủa bóng đêm”.
Câu 2 ( 5,0 điểm)
Phân tích vẻ đẹp của thiên nhiên Tây Bắc trong bài thơ Tây Tiến của Quang Dũng.
(Sách giáo khoa Ngữ văn 12)
-------------HẾT----------Họ và tên:………………………………………….SBD:………………..


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

HƯỚNG DẪN CHẤM
NỘI DUNG CẦN ĐẠT
Phần I

Đọc hiểu (3 điểm):
1. Nội dung: (0,5)
- VB bàn về lối sống không mục đích, không lý tưởng của 1 bộ phận
thanh niên ngày nay. (0,5)
- Cần phải thay đổi lối sống: sống có trách nhiệm, có lý tưởng, lao động
và học tập thật nghiêm túc. (0,5)
2. PTBĐ: Nghị luận (0,5)
3. Nguyên nhân: ít hoạt động, 1 số bạn trẻ chủ yếu ngồi cà phê, ăn nhậu
suốt ngày, thay vì tập thể dục thể thao. (0,5)

4. ý nghĩa:
- Không la cà quán xá, không tụ tập ăn nhậu, không ba hoa, không bàn
luận chém gió những việc xa vời, không lười biếng, ngụy biện.. (0,5)
- Cần hành động, làm việc, đóng góp sức lực của mình dù là nhỏ bé cho
sự phát triển của đất nước. (0,5) (HS có thể đưa ra những ý kiến khác
miễn là đúng GV vẫn cho điểm).

PHẦN 2: LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1: (2 điểm) Viết đoạn văn NLXH về ý kiến “Hãy thắp một ngọn
nến, thay vì ngồi nguyền rủa bóng đêm”.
-

HS cần xác định chủ đề của đoạn văn (0,5)

-

Giải thích (0,5)

+ “Thắp một ngọn nến”: hành động, làm một việc đúng đắn, sáng
suốt cho bản thân và cho mọi người
+ “Thay vì ngồi nguyền rủa bóng đêm”: đừng ngồi trách móc, than
phiền, đổ lỗi cho hoàn cảnh, xã hội và số phận.
-

Phân tích: (0,5)

+ Con người cần chăm chỉ làm việc để sống và phục vụ cho đất nước, xã
hội.
+ Không khoe khoang, tự mãn.
+ Không lười biếng, không ỷ lại, không đổ thừa hoàn cảnh.

+ Không đầu hàng mà tự mình vượt lên trên khó khăn, trở ngại của hoàn
cảnh.
(Mỗi ý 0,25đ, tối đa 0,5đ)

ĐIỂM
3,0


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Đoạn văn có kết cấu chặt chẽ, diễn đạt trong sáng (0,5)
Câu 2: (5 điểm)
1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vẻ đẹp thiên nhiên Tây Bắc hùng vĩ,
hoang sơ, bí ẩn mà thơ mộng, trữ tình (0,5)
2. Phân tích vẻ đẹp thiên nhiên TB (4,0)
+ Thiên nhiên hùng vĩ, khắc nghiệt, hoang sơ, bí ẩn (2,0)
 Khí hậu khắc nghiệt… (0,5)
 Địa hình hiểm trở, hùng vĩ…(1,0)
 Rừng thiêng, thú dữ…(0,5)
+ Thiên nhiên thơ mộng, trữ tình ( 1,0)
+ Nghệ thuật: phép tu từ, phối thanh, giàu nhạc điệu...( 1,0)
3. Khẳng định vẻ đẹp thiên nhiên TB, cái tài, cái tình của QD (0,5)


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD – ĐT TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC LẦN II NĂM 2016 - 2017


TRƯỜNG THPT TRẦN HƯNG ĐẠO

MÔN: NGỮ VĂN - KHỐI 12 (BAN D + C)
Ngày thi: 14/11/2016
(Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề)

I. ĐỌC HIỂU (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4:
Trái tim hoàn hảo
Tác giả: Khuyết Danh
Có một chàng thanh niên đứng giữa thị trấn và tuyên bố mình có trái tim đẹp nhất vì
chẳng hề có một tì vết hay rạn nứt nào. Đám đông đều đồng ý đó là trái tim đẹp nhất mà họ
từng thấy. Bỗng một cụ già xuất hiện và nói: "Trái tim của anh không đẹp bằng trái tim
tôi!". Chàng trai cùng đám đông ngắm nhìn trái tim của cụ. Nó đang đập mạnh mẽ nhưng
đầy những vết sẹo. Có những phần của tim đã bị lấy ra và những mảnh tim khác được đắp
vào nhưng không vừa khít nên tạo một bề ngoài sần sùi, lởm chởm; có cả những đường
rãnh khuyết vào mà không hề có mảnh tim nào trám thay thế. Chàng trai cười nói:
- Chắc là cụ nói đùa! Trái tim của tôi hoàn hảo, còn của cụ chỉ là những mảnh chắp
vá đầy sẹo và vết cắt.
- Mỗi vết cắt trong trái tim tôi tượng trưng cho một người mà tôi yêu, không chỉ là
những cô gái mà còn là cha mẹ, anh chị, bạn bè... Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ,
thường thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra. Thế nhưng
những mẩu tim chẳng hoàn toàn giống nhau, mẩu tim của cha mẹ trao cho tôi lớn hơn mẩu
tôi trao lại họ, ngược lại với mẩu tim của tôi và con cái tôi. Không bằng nhau nên chúng tạo
ra những nếp sần sùi mà tôi luôn yêu mến vì chúng nhắc nhở đến tình yêu mà tôi đã chia sẻ.
Thỉnh thoảng tôi trao mẩu tim của mình nhưng không hề được nhận lại gì, chúng tạo nên
những vết khuyết. Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua lại. Dù những vết khuyết đó
thật đau đớn nhưng tôi vẫn luôn hy vọng một ngày nào đó họ sẽ trao lại cho tôi mẩu tim của
họ, lấp đầy khoảng trống mà tôi luôn chờ đợi.
Chàng trai đứng yên với giọt nước mắt lăn trên má. Anh bước tới, xé một mẩu từ trái

tim hoàn hảo của mình và trao cho cụ già. Cụ già cũng xé một mẩu từ trái tim đầy vết tích
của cụ trao cho chàng trai. Chúng vừa nhưng không hoàn toàn khớp nhau, tạo nên một
đường lởm chởm trên trái tim chàng trai. Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại
đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim của cụ già đã chảy trong tim anh...
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên.
Câu 2. Anh/Chị hiểu thế nào về câu nói sau: “Tôi xé một mẩu tim mình trao cho họ, thường
thì họ cũng sẽ trao lại một mẩu tim của họ để tôi đắp vào nơi vừa xé ra.”


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Câu 3. Theo anh/chị, vì sao tác giả cho rằng: “Tình yêu đôi lúc chẳng cần sự đền đáp qua
lại.”
Câu 4. Thông điệp nào của đoạn trích trên có ý nghĩa nhất đối với anh/chị?
II. LÀM VĂN (7.0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết một đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về câu:
“Trái tim của anh không còn hoàn hảo nhưng lại đẹp hơn bao giờ hết vì tình yêu từ trái tim
của cụ già đã chảy trong tim anh…”
Câu 2 (5,0 điểm)
Nhận xét về đoạn trích Đất Nước có ý kiến cho rằng: Cái đặc sắc, độc đáo của đoạn
thơ là sự cảm nhận về đất nước trong một cái nhìn toàn vẹn, tổng hợp, nhiều bình diện và
làm nổi bật tư tưởng: “Đất Nước của Nhân dân”.
Anh/chị hãy phân tích đoạn thơ sau trong đoạn trích Đất Nước của Nguyễn Khoa
Điềm để làm sáng tỏ nhận định trên
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
……………………………………………
Gợi trăm màu trên trăm dáng sông xuôi.
(Trích trường ca Mặt đường khát vọng, SGK lớp 12, tập một, NXBGD 2015)
-------------HẾT-------------Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.

Họ tên thí sinh: ..............................................................; Số báo danh: .................................


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

ĐÁP ÁN - NGỮ VĂN 12
CÂU
Câu 1:

NỘI DUNG

ĐIỂM

Câu 1: Phương thức tự sự (0,5)
Câu 2: Gieo nhân nào gặt quả ấy, trao yêu thương sẽ nhận được yêu thương
(1,0)
Câu 3: Trao yêu thương là hạnh phúc (0,5)
Câu 4: Học sinh có thể chọn 1 thông điệp phù hợp (VD: Thông điệp về chonhận, thông điệp về đức hi sinh…) và lý giải vì sao đó là thông điệp ý nghĩa
(1,0)

Câu 2:

Câu 1: (2 điểm)

NLXH

- Đảm bảo hình thức đoạn văn (0,5)
- Giới thiệu truyện ngắn và thông điệp ý nghĩa (0,5)
- Bày tỏ suy nghĩ về thông điệp chân thành có sức thuyết phục (1,0)


Câu 2:
NLVH

Câu 2: (5 điểm)
1. Giới thiệu
- Tg, tp…

0.5đ

- Đoạn trích “Đất nước” là phần đầu chương 5 của bản trường ca này. Đoạn
trích thể hiện sâu sắc tư tưởng “Đất Nước của Nhân dân”.
2. Phân tích
a. Tư tưởng “đất nước của nhân dân” thể hiện ở hình thức nghệ thuật.
- Nhà thơ trước hết đã lựa chọn thể loại trường ca - một thể thơ có dung lượng
lớn, qui mô đồ sộ để khắc họa tầm vóc kì vĩ của đất nước trong những thời khắc
thiêng liêng nhất của lịch sử.
- Tác giả cũng lựa chọn hình thức trữ tình là lời tâm tình đằm thắm của một
người con trai với một người con gái…
- Trong đoạn trích chất liệu văn hóa, văn học dân gian đã trở thành chất liệu cơ
bản để xây dựng hình tượng, thể hiện tư tưởng
b. Tư tưởng “đất nước của nhân dân” thể hiện ở nội dung
Khái niệm đất nước thường được hiểu trên các phương diện địa lí, lịch sử, văn
hóa trong mối quan hệ với con người. Mang tư tưởng “Đất Nước của Nhân
dân” NKĐ đã khẳng định rõ trong đoạn trích này: địa lí là hóa thân cuộc đời
nhân dân, lịch sử do nhân dân tạo thành và văn hóa cũng do nhân dân xây dựng
trong quá trình sinh sống.
+ Địa lí của nhân dân: NKĐ đã gợi niềm tự hào về địa lí quê hương bằng cách

0.5đ



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

gợi ra những danh lam, thắng cảnh, những di tích lịch sử, văn hóa của đất nước.

2.0đ

Mỗi địa danh ấy đều gắn với một truyền thuyết, một huyền thoại do nhân dân
lao động sáng tạo ra để giải thích nguồn gốc sự hình thành của nó…
+ Lịch sử của nhân dân: Lịch sử của dân tộc là lịch sử của 2 công cuộc: lao
động dựng xây và chiến đấu giữ gìn, cả 2 công cuộc đó đều do nhân dân làm
nên….
+ Văn hóa của nhân dân: Nhà thơ đã gợi ra một cuộc chạy tiếp sức, không
ngừng nghỉ của mọi thế hệ nhân dân để nuôi dưỡng, bồi đắp, lưu truyền dòng
chảy văn hóa để kết nối các thế hệ. “Hạt lúa”, “ngọn lửa” là biểu tượng văn
hóa vật chất của nền văn minh lúa nước ở Việt Nam; “giọng nói”. “tên xã, tên
làng” là biểu tượng thiêng liêng của văn hóa tinh thần…
3. Bình luận, đánh giá.
+ Quan niệm về đất nước đã xuất hiện nhiều trong văn học: Nam quốc sơn hà,
Bình Ngô đại cáo, Việt Nam quốc sử diễn ca…song trong các tác phẩm ấy, chủ

0.5đ

thể sở hữu đất nước không phải là nhân dân; là Vua trong Nam quốc sơn hà,là
các triều đại trong Bình Ngô đại cáo, là các anh hùng trong Việt Nam quốc sử
diễn ca. Phải đến những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ, các nhà thơ
khi gắn số phận mình với số phận dân tộc mới nhận ra đất nước là của nhân
dân. Đất nước vĩ đại vì có nhân dân vĩ đại
4. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do, những câu thơ dài ngắn khác nhau thể hiện rất linh hoạt những


1.0đ

cung bậc cảm xúc của nhân vật trữ tình, giọng điệu trữ tình đan xen chính luận
sâu lắng thiết tha.
- Vận dụng đa dạng vốn văn hóa dân gian….
- Ngôn ngữ thơ giàu giá trị biểu cảm có sức khái quát cao….
III. Kết bài:
- Đánh giá: NT, ND đoạn trích
- Từ nhận thức đúng đắn này, lớp trí thức trẻ tuổi miền Nam trong những năm
đánh Mĩ đã tự nguyện “gắn bó”, “san sẻ” và “hóa thân” cho đất nước, nghĩa là
xuống đường hòa nhập với cuộc đấu tranh chung của dân tộc.

0.5đ


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC

ĐỀ KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 - LỚP 12

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

NĂM HỌC: 2016-2017
ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN

(Đề thi có 02 trang)

Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian


I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:
GIÁ TRỊ CON NGƯỜI
Pa-xcan
Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là
một cây sậy có tư tưởng.
Cần gì cả vũ trụ tòng hành nhau mới đè bẹp cây sậy ấy? Một chút hơi, một giọt nước
cũng đủ làm chết người. Nhưng dù vũ trụ có đè bẹp người ta, người ta so với vũ trụ vẫn cao
hơn, vì khi chết thì hiểu biết rằng mình chết chứ không như vũ trụ kia, khỏe hơn mình nhiều
mà không tự biết rằng mình khỏe.
Vậy giá trị của chúng ta là ở tư tưởng.
Ta cậy cao dựa vào tư tưởng, chứ đừng dựa vào không gian, thời gian là hai thứ
chúng ta không bao giờ làm đầy hay đọ kịp. Ta hãy rèn tập để biết tư tưởng cho hay, cho
đúng, đó là nền tảng của nhân luân.
Tôi không căn cứ vào không gian để thấy giá trị của tôi, mà tôi trông cậy vào sự quy
định của tư tưởng một cách hoàn toàn, dù tôi có bao nhiêu đất cát cũng chưa phải là “giàu
hơn”, vì trong phạm vi không gian này, vũ trụ nuốt tôi như một điểm con, nhưng trái lại,
nhờ tư tưởng, tôi quan niệm, bao trùm toàn vũ trụ.
(Theo Bài tập Ngữ văn 11, Tập hai, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015, tr.114)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên?
Câu 2. Văn bản trên đề cập đến vấn đề gì? Dựa vào đâu anh/chị xác định được vấn đề đó?
Câu 3. Nêu hiệu quả của một trong những biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn sau:
“Người ta chẳng qua là một cây sậy, cây sậy mềm yếu nhất trong tạo hóa nhưng là một cây
sậy có tư tưởng”?
Câu 4. Qua hình ảnh “cây sậy có tư tưởng”, anh/chị rút ta bài học gì về cách nhìn nhận của
con người?
II. LÀM VĂN (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm)
Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/chị về ý kiến của

Pa-xcan trong văn bản ở phần Đọc hiểu “giá trị của chúng ta là ở tư tưởng”.
Câu 2 (5 điểm)


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Nhận xét về Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho rằng “Tuyên ngôn
độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá”. Ý kiến khác lại khẳng định “Tuyên ngôn độc lập là
một áng văn chính luận mẫu mực”.
Từ việc cảm nhận về giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập, anh/chị hãy bình luận
những ý kiến trên?
----------Hết---------Thí sinh không sử dụng tài liệu. Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD & ĐT VĨNH PHÚC

ĐÁP ÁN - HƯỚNG DẪN CHẤM KÌ THI

TRƯỜNG THPT YÊN LẠC

KSCL ÔN THI THPT QUỐC GIA LẦN 1 - KHỐI 12
NĂM HỌC 2016-2017
MÔN: NGỮ VĂN

Phần

Câu/ Ý


I

Nội dung

Điểm

Đọc hiểu

3,0

1

Phương thức biểu đạt chính của văn bản: nghị luận.

0,5

2

- Nội dung chính của văn bản: Giá trị của con người là ở tư tưởng.

0,5

- Cơ sở xác định nội dung chính của văn bản: dựa vào nhan đề “Giá
trị con người” và câu chủ đề của văn bản “Vậy giá trị của chúng ta là
ở tư tưởng”.
3

- Biện pháp tu từ được sử dụng trong câu văn: so sánh (con người

1,0


được so sánh với cây sậy).
+ Giống nhau: mềm yếu, nhỏ bé
+ Khác nhau: con người có tư tưởng
- Tác dụng: Con người nhỏ bé, yếu ớt trước tạo hóa nhưng lại lớn lao
và trường tồn nhờ có tư tưởng.
4

Bài học về cách nhìn nhận của con người:

1,0

- Nhận thức: Nhìn nhận tầm vóc của con người thông qua giá trị tư
tưởng mà người đó cống hiến và để lại.
- Thái độ: Đừng đánh giá hay coi trọng con người thông qua giá trị
vật chất.
- Hành động: Rèn luyện bản thân để có tư tưởng tích cực, lành mạnh,
giàu có.
II
1

Làm văn

7,0

Hãy viết 01 đoạn văn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của

2,0

anh/chị về ý kiến của Pa-xcan trong văn bản ở phần Đọc hiểu

“giá trị của chúng ta là ở tư tưởng”.
Yêu cầu về hình thức
-

Viết đúng 01 đoạn văn, khoảng 200 từ.

-

Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ,
đặt câu…


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Yêu cầu về nội dung
1. Giải thích

0,5

- Giá trị: Là tiêu chuẩn để xem xét một con người đáng quý đến mức
nào về mặt đạo đức, trí tuệ, nghề nghiệp, tài năng.
- Tư tưởng: Là quan điểm, suy nghĩ chung tiến bộ đối với hiện thực
khách quan, với các vấn đề xã hội.
=> “Giá trị của chúng ta là ở tư tưởng” nghĩa là vị thế, tầm vóc của
con người trong cuộc sống thể hiện thông qua những suy nghĩ tiến bộ
về hiện thực khách quan hay các vấn đề xã hội mà người đó cống hiến
và để lại.
2. Phân tích
a, Giá trị của con người không nằm ở vật chất mà người đó có ( của


1,0

cải, đất đai, vóc dáng bên ngoài)
- Con người nhỏ bé trước vũ trụ bao la, rộng lớn. Trước không gian,
thời gian mọi thứ thuộc về vật chất đều dễ bị biến đổi, tan biến.
- Đời người hữu hạn, không có ai trường tồn cùng thời gian.
b, Giá trị của con người nằm ở tinh thần, tư tưởng, tình cảm tiến bộ
với hiện thực khách quan, với những vấn đề xã hội.
- Con người có trí tuệ, tư tưởng, có sự sáng tạo, ý chí, nghị lực…vì
vậy có thể có những khám phá, phát minh, cống hiến lớn lao cho nhân
loại. Dẫu con người mất đi nhưng tư tưởng thì còn mãi.
- Nó vượt qua và trường tồn với không gian, thời gian.
- Dẫn chứng:
+ Chủ tịch Hồ Chí Minh: sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc.
+ Nguyễn Trãi: nhân nghĩa, yên dân.
+ Các Mác, Lê Nin: sự nghiệp giải phóng giai cấp vô sản, giải phóng
nhân dân lao động khỏi chế độ áp bức, bóc lột tiến tới là giải phóng
con người.
+ Nam Cao: nghệ thuật vị nhân sinh

3. Bàn luận, mở rộng
- Phê phán lối sống coi trọng vật chất, coi trọng hình thức.
- Chắt lọc, học hỏi tư tưởng vĩ đại của quá khứ
- Làm giàu vốn tư tưởng lành mạnh, tích cực

0,25


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí


4. Bài học và liên hệ bản thân

0,25

- Phấn đấu hài hòa đời sống vật chất, đời sống tinh thần để có cuộc
sống ý nghĩa.
2

Nhận xét về Tuyên ngôn độc lập của Hồ Chí Minh, có ý kiến cho

5,0

rằng “Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá”. Ý kiến
khác lại khẳng định “Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính
luận mẫu mực”.
Từ việc cảm nhận về giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập, anh/chị
hãy bình luận những ý kiến trên?
2.1

Giới thiệu chung

0,5

- Không chỉ là vị lãnh tụ vĩ đại của cách mạng Việt Nam, Hồ Chí
Minh còn là nhà văn, nhà thơ lớn với nhiều tác phẩm có giá trị.
- Tuyên ngôn độc lập là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác
của chủ tịch Hồ Chí Minh. Bản Tuyên ngôn độc lập ra đời trong hoàn
cảnh đặc biệt: trên thế giới chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc,
nền độc lập vừa mới dành được của ta bị đe dọa bởi các thế lực phản
động: quân đồng minh, đế quốc Mĩ. Trong nước, cả nước nổi dạy

giành chính quyền. Ngày 19/8/1945 cách mạng tháng Tám thành
công ở Hà Nội. Đến ngày 26/8, chủ tịch Hồ Chí Minh từ chiến khu
Việt Bắc về tới Hà Nội. Tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang người
soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Ngày 2/9/1945, Bác đọc bản
Tuyên ngôn độc lập trước toàn thể quốc dân đồng bào tại quảng
trường Ba Đình, Hà Nội.
- Khi bàn về giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập có ý kiến cho rằng:
“Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá”. Ý kiến khác lại
khẳng định “Tuyên ngôn độc lập là một áng văn chính luận mẫu
mực”.
2.2

Giải thích 2 ý kiến
* Ý kiến thứ nhất
- Văn kiện lịch sử: là văn bản ghi lại những sự kiện có ý nghĩa lịch sử
đối với dân tộc.
- Văn kiện lịch sử vô giá: vai trò, tầm quan trọng có liên quan đến việc
quyết định vận mệnh của một dân tộc.
* Ý kiến thứ hai

0,5


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Văn chính luận: là những tác phẩm văn chương sử dụng lập luận,
dẫn chứng, lí lẽ để khẳng định một tư tưởng nào đó khiến độc giả tin
vào điều được khẳng định là đúng sự thật.
- Áng văn chính luận mẫu mực: là những áng văn đạt chuẩn mực cao
về nội dung và nghệ thuật có sức thuyết phục, quy tụ lòng người.

=> Hai ý kiến đều đánh giá cao tác phẩm Tuyên ngôn Độc lập của
Bác xét trên hai góc độ chính trị lịch sử và văn chương nghệ thuật.
2.3

Phân tích giá trị của bản Tuyên ngôn độc lập
a, Tuyên ngôn độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá

1,0

- Là lời tuyên bố xóa bỏ chế độ thực dân, phong kiến ở nước ta.
- Là mốc son lịch sử mở ra kỉ nguyên độc lập, tự do của dân tộc.
- Là sự khẳng định quyền tự chủ và vị thế bình đẳng của dân tộc ta
trên toàn thế giới.
b, Tuyên ngôn độc lập là áng văn chính luận mẫu mực
* Sức mạnh và tính thuyết phục của tác phẩm được thể hiện chủ yếu ở
cách lập luận chặt chẽ, lí lẽ sắc bén, bằng chứng xác thực, ngôn ngữ
hùng hồn, đầy cảm xúc,…
* Biểu hiện:
- Lập luận chặt chẽ
Tác phẩm có bố cục ngắn gọn, súc tích gồm 3 phần liên kết chặt chẽ
với nhau trong hệ thống lập luận:
+ Phần mở đầu: Nêu cơ sở pháp lí và chính nghĩa của bản “Tuyên
ngôn” bằng việc trích dẫn 2 bản tuyên ngôn: Tuyên ngôn độc lập của
Mĩ năm 1776 và Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền của Pháp năm
1791.
+ Phần thứ hai: Khi nêu cơ sở thực tế của bản Tuyên ngôn Độc lập
Bác vừa tố cáo tội ác của thực dân Pháp vừa khẳng định thực tế lịch sử
đấu tranh của dân tộc ta.
+ Phần kết luận: Lời tuyên bố của bản “Tuyên ngôn”.
- Lí lẽ sắc bén

+ Sức mạnh của lí lẽ chính là sự thật. Tác giả đã dùng hàng loạt thực
tế lịch sử để chứng minh: Thực dân Pháp đã không “bảo hộ” được
Việt Nam và đã gieo rắc nhiều tội ác đối với nhân dân Việt Nam.
+ Dùng thực tế để khẳng định sự khoan hồng và nhân đạo của dân tộc

2,0


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

ta với kẻ thù, công lao của Việt Minh – đại diện duy nhất của nhân
dân Việt Nam.
=> Sự độc lập của Việt Nam phù hợp với lẽ phải, công lí và đạo lí.
- Bằng chứng xác thực
Bản Tuyên ngôn đưa ra những bằng chứng hoàn toàn xác thực, không
thể chối cãi được (dẫn chứng): về chính trị (5 tội ác), về kinh tế (4 tội
ác)
- Ngôn ngữ hùng hồn, đầy cảm xúc
+ Từ ngữ chính xác, gợi cảm, tác động mạnh mẽ vào nhận thức, tình
cảm của người đọc, người nghe.
+ Câu văn uyển chuyển, sinh động. Ví dụ: Pháp chạy, Nhật hàng, vua
Bảo Đại thoái vị. Câu văn 9 tiếng nhưng khái quát được những sự
kiện lịch sử trọng yếu của dân tộc, tinh thần quật khởi của nhân dân và
sự thất bại nhục nhã của kẻ thù và bọn tay sai bán nước.
+ Hình ảnh đặc sắc: thẳng tay chém giết, tắm các cuộc khởi nghĩa
trong bể máu, bóc lột đến xương tủy…
+ Cần chú ý thêm cách sử dụng hàng loạt điệp từ, điệp ngữ (có tính
khẳng định và nhấn mạnh): sự thật là, độc lập tự do…
2.4


Bình luận, đánh giá
Cả hai ý kiến đều đúng, tuy có nội dung khác nhau tưởng như đối lập,

0,5

mâu thuẫn nhưng thực chất là bổ sung cho nhau cùng khẳng định giá
trị to lớn của bản tuyên ngôn. Đó là sự kết hợp hài hòa giữa lịch sử
chính trị và văn chương nghệ thuật.
=> Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện lịch sử vô giá, là áng văn
chính luận mẫu mực; là văn bản pháp lý, văn hoá của muôn đời; là hội
tụ vẻ đẹp tư tưởng và tình cảm của Hồ Chí Minh cũng như của toàn
dân tộc Việt Nam – Bản Tuyên ngôn xứng đáng là “áng thiên cổ hùng
văn”
2.5

Kết thúc vấn đề
- Tuyên ngôn độc lập ra đời là một trong những niềm xúc động, hạnh
phúc lớn lao nhất trong cuộc đời hoạt động cách mạng của chủ tịch
Hồ Chí Minh như có lần Người từng tâm sự. Giây phút xúc động,
thiêng liêng khi Bác đọc Tuyên ngôn độc lập ta có thể thấy trong câu
thơ của Tố Hữu:

0,5


×