Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

de thi thu thpt quoc gia mon hoa hoc nam 2016 truong thpt ly tu trong binh dinh lan 1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (179.26 KB, 4 trang )

Sở GDĐT Bình Định
Trường THPT Lý Tự Trọng
(Đề thi gồm có 04 trang)

Mã đề 143
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016
Môn: HÓA HỌC (lần 1)
Thời gian làm bài: 90 phút, không kể thời gian giao đề

Cho biết nguyên tử khối của một số nguyên tố: H = 1; Li = 7; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24;
Al = 27; P = 31; Cl = 35,5; K = 39; Ca = 40; Cr = 52; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Rb = 85;
Ag = 108, Ba =137.
Câu 1: Chất hữu cơ nào sau đây trong thành phần có chứa nguyên tố nitơ?
A. Protein.
B. Cacbohiđrat.
C. Chất béo.
D. Hiđrocacbon.
Câu 2: Kim loại nào cứng nhất?
A. Cr.
B. Fe.
C. W.
D. Pb.
Câu 3: Công thức cấu tạo thu gọn của metyl axetat là
A. CH3COOCH3.
B. HCOOCH3.
C.CH3COOC2H5.
D. CH3COOC2H3.
Câu 4: Tính chất hóa học cơ bản của kim loại là
A. tính lưỡng tính.
B. tính dẻo.
C. tính khử.


D. tính oxi hóa.
Câu 5: Alanin có công thức là
A. H2N-CH2-COOH.
B. CH3-CH(NH2)-COOH. C. C6H5-NH2.
D. H2N-CH2-CH2-COOH.
Câu 6: Khí nào sau đây nguyên nhân chính gây hiện tượng hiệu ứng nhà kính?
A. O3.
B. NO2.
C. CO2.
D. SO2.
Câu 7: Chất không tham gia phản ứng thủy phân là
A. Xenlulozơ.
B. Fructozơ.
C. Saccarozơ.
D. Tinh bột.
Câu 8: Thành phần chính của phân ure là
A. NH4H2PO4.
B. (NH2)2CO.
C. (NH4)2HPO4.
D. NH4HCO3.
Câu 9: Nhận xét nào không đúng về nước cứng?
A. Nước cứng tạm thời chứa các anion: SO42- và Cl-.
B. Dùng Na2CO3 có thể làm mất tính cứng tạm thời và vĩnh cửu của nước cứng.
C. Nước cứng tạo cặn dưới đáy ấm đun nước, nồi hơi.
D. Nước cứng làm giảm khả năng giặt rửa của xà phòng.
Câu 10: Oxit nào sau đây là oxit bazơ?
A. SO3.
B. CaO.
C. NO.
D. CrO3.

Câu 11: Chất béo là trieste của axit béo với
A. ancol etylic.
B. ancol metylic.
C. etylen glicol.
D. glixerol.
Câu 12: Chất nào sau đây phản ứng được với phenol (C6H5OH)?
A. KHCO3.
B. NaCl.
C. HCl.
D. NaOH.
Câu 13: Quặng boxit có thành phần chính là
A. Al(OH)3.
B. Fe2O3.
C. Al2O3.
D. FeCO3.
Câu 14: Polime dùng để chế tạo thuỷ tinh hữu cơ (plexiglas) được điều chế bằng phản ứng trùng hợp monome
nào sau đây?
A. CH2 =CHCOOCH3.
B. CH2=C(CH3)COOCH3. C. C6H5CH=CH2.
D. CH3COOCH=CH2.
Câu 15: Cho Cr(Z= 24), Fe(Z= 26), Cu(Z= 29). Chỉ ra cấu hình e viết sai:
A. Fe2+: [Ar]3d54s1
B. Cr: [Ar]3d54s1
C. Cu: [Ar]3d104s1
D. Fe3+: [Ar]3d5.
Câu 16: Số amin bậc hai ứng với công thức phân tử C4H11N là
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 1.

Câu 17: Nhận xét nào dưới đây là đúng?
A. Tripeptit hòa tan Cu(OH)2 ( phản ứng màu biure) tạo dung dịch xanh lam.
B. Trong phân tử protein luôn có nguyên tử nitơ.


C. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
D. Este là những chất hữu cơ dễ tan trong nước.
Câu 18: Cho các chất: NH4HCO3, NaOH, AgNO3, Cu, FeO, CaCO3. Số chất tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 5.
B. 7.
C. 4.
D. 6.
Câu 19: Cho các kết luận
(1) Độ dinh dưỡng trong phân lân được đánh giá bằng hàm lượng nguyên tố photpho.
(2) Công thức chung của oleum là H2SO4.nSO3.
(3) SiO2 có thể tan được trong các dung dịch axit thông thường như H2SO4, HCl, HNO3.
(4) Au, Ag, Pt là các kim loại không tác dụng với oxy
(5) Dẫn H2S qua dung dịch Pb(NO3)2 có kết tủa xuất hiện.
(6) CO có thể khử được các oxit như CuO, Fe3O4 đốt nóng.
Số kết luận đúng là:
A. 6.
B. 4.
C. 5.
D. 3.
Câu 20: Trong bình kín, có hệ cân bằng: 2HI (k) ⇄ H2 (k) + I2 (k); ΔH > 0. Tác động nào không làm cân bằng dịch
chuyển là
A. tăng nhiệt độ của hệ.
B. thêm lượng khí H2 vào bình.
C. tăng áp suất của hệ.
D. thêm lượng khí HI vào bình.

Câu 21: Trong các chất sau đây, chất nào có lực bazo mạnh nhất?
A. Anilin
B. Etylamin
C. Metylamin
D. Đimetylamin
Câu 22: Kim loại Fe không phản ứng với chất nào sau đây trong dung dịch?
A. AgNO3.
B. MgCl2.
C. FeCl3.
D. CuSO4.
Câu 23:Có thể dùng dung dịch KOH để phân biệt được các chất riêng biệt trong nhóm nào sau đây?
A. Mg, Al2O3, Al.
B. Mg, K, Na
C. Zn, Al2O3, Al
D. Fe, Al2O3, Mg
Câu 24 : Cho các este: etyl fomat (1), vinyl axetat (2), triolein (3), metyl acrylat (4), phenyl axetat (5). Dãy gồm
các este đều phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là:
A. (1), (3), (4).
B. (3), (4), (5).
C. (1), (2), (3).
D. (2), (3), (5).
 Na2CO3 + H2O. X là hợp chất?
Câu 25 .Cho sơ đồ phản ứng: NaHCO3 + X 
A. KOH
B. NaOH
C. K2CO3
D. HCl
Câu 26: Dãy gồm các chất được xếp theo chiều nhiệt độ sôi tăng dần từ trái sang phải là :
A. C3H7OH, HCOOCH3, CH3COOCH3, CH3COOH, C2H5COOH.
B. HCOOCH3, CH3COOCH3, C3H7OH, CH3COOH, C2H5COOH.

C. HCOOCH3, CH3COOCH3, CH3COOH, C2H5COOH, C3H7OH.
D. HCOOCH3, CH3COOH, C3H7OH, CH3COOCH3, C2H5COOH.
Câu 27: Cho các cặp chất sau: SO2 và H2S, F2 và H2O, Li và N2, Hg và S, Si và F2, SiO2 và HF. Số cặp chất phản
ứng được với nhau ở điều kiện thường là
A. 4.
B. 5.
C. 6.
D. 3.
Câu 28:Cho dãy các chất: C6H5OH (phenol), C6H5NH2 (anilin), H2NCH2COOH, CH3CH2COOH,
CH3CH2CH2NH2. Số chất trong dãy tác dụng được với dung dịch HCl là
A. 4.
B. 2.
C. 3.
D. 5.
Câu 29:Cho từng chất: Fe, FeO, Fe(OH)2, Fe(OH)3, Fe3O4, Fe2O3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3, FeSO4, Fe2(SO4)3 , FeCO3 lần
lượt phản ứng với HNO3 đặc, nóng. Số phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử là
A. 8.
B. 5.
C. 7.
D. 6.
Câu 30: Cho biết thứ tự từ trái sang phải của các cặp oxi hoá - khử trong dãy điện hoá (dãy thế điện cực chuẩn)
như sau: Zn2+/Zn; Fe2+/Fe; Cu2+/Cu; Fe3+/Fe2+; Ag+/Ag.
Các kim loại và ion đều phản ứng được với ion Fe2+ trong dung dịch là:
A. Ag, Cu2+.
B. Zn, Ag+.
C. Zn, Cu2+.
D. Ag, Fe3+.
Câu 31: Hòa tan hoàn toàn x mol Fe vào dung dịch chứa y mol FeCl3 và z mol HCl, thu được dung dịch chỉ chứa
một chất tan duy nhất. Biểu thức liên hệ giữa x, y và z là
A. 2x = y + 2z.

B. 2x = y + z.
C. x = y – 2z.
D. y = 2x.


Câu 32: Ankan X có 83,72% khối lượng Cacbon. Số công thức cấu tạo của X là:
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 33: Cho hỗn hợp X gồm 0,15 mol pent-1-en và 0,1 mol ancol anlylic (CH2=CH-CH2-OH) tác dụng với
lượng dư nước brom, thấy lượng brom đã tham gia phản ứng là x mol. Giá trị của x là
A. 0,15.
B. 0,1.
C. 0,25.
D. 0,5.
Câu 34: Cho 3,6 gam Mg tác dụng hết với dung dịch HNO3 (dư), sinh ra V lít khí NO (ở đktc, sản phẩm khử
duy nhất của N+5). Giá trị của V là
A. 1,12.
B. 3,36.
C. 4,48.
D. 2,24.
Câu 35: Cho 9,6 gam một kim loại hóa trị II phản ứng hết với dung dịch HCl dư, thu được 8,96 lít H2 (đktc).
Kim loại đó là
A. Mg.
B. Ca.
C. Ba.
D. Sr.
Câu 36: Cho 0,1 mol FeCl2 phản ứng hoàn toàn với dung dịch AgNO3 dư, thu được m gam kết tủa. Giá trị của m


A. 28,7.
B. 39,5.
C. 10,8.
D. 17,9.
Câu 37: Cho hỗn hợp bột gồm 5,4 gam Al và 11,2 gam Fe vào 800ml dung dịch AgNO3 1M. Sau khi các phản
ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 100,0.
B. 97,00.
C. 98,00.
D. 92,00.
Câu 38: Thủy phân hoàn toàn y gam este đơn chức, mạch hở X bằng dung dịch NaOH, thu được z gam muối.
Biết X có tỉ khối hơi so với metan bằng 6,25 và y < z. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 5.
B. 3.
C. 4.
D. 6.
Câu 39: Thủy phân hoàn toàn 1 mol Pentapeptit(X) thu được 3 mol Gli; 1 mol Ala; 1 mol Phe. Khi thủy phân
không hoàn toàn (X) thu được hỗn hợp gồm Ala-Gly ; Gly-Ala và không thấy tạo ra Phe-Gly.Xác định CTCT của
Petapeptit?
A. Gly-Gly-Ala-Gly-Phe
B. Gly- Ala- Gly -Phe-Gly
C. Gly-Phe-Gly-Ala-Gly
D. Gly- Gly-Gly-Ala- Phe
Câu 40: X là đipeptit mạch hở Ala-Glu, Y là tripeptit mạch hở Ala-Ala-Gly. Đun nóng m gam hỗn hợp chứa X
và Y có tỉ lệ số mol của X và Y tương ứng là 1:2 với dung dịch NaOH vừa đủ. Phản ứng hoàn toàn thu được
dung dịch T. Cô cạn cẩn thận dung dịch T thu được 56,4 gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
A. 45,6
B. 40,27.
C. 39,12.
D. 38,68.

Câu 41. Hỗn hợp X gồm Fe3O4, CuO và Al, trong đó khối lượng oxi bằng 25% khối lượng hỗn hợp. Cho 0,06
mol khí CO qua m gam X nung nóng, sau một thời gian thu được chất rắn Y và hỗn hợp khí Z gồm 2 khí có số
mol bằng nhau. Hòa tan hoàn toàn Y trong dung dịch HNO3 loãng dư, thu được dung dịch chứa 3,08m gam muối
và 0,04 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất). Giá trị của m gần bằng
A. 9,48 g
B. 9,51 g
C. 9,77 g
D. 9,02 g
Câu 42: Hỗn hợp X gồm C2H5OH, HCHO, CH3COOH, HCOOCH3, CH3COOC2H3, CH2OHCH(OH)CHO và
CH3CH(OH)COOH. Đốt cháy hoàn toàn 13,8g X cần dùng vừa đủ 12,04 lít O2 (đktc), thu được CO2 và 9g H2O.
Thành phần phần trăm theo khối lượng của CH3COOC2H3 trong X là:
A. 15,58%
B. 12,46%
C. 31,16%
D. 24,92%
Câu 43: Một bình kín chứa hỗn hợp X gồm 0,06 mol axetilen; 0,09 mol vinylaxetilen; 0,16 mol H2 và một ít bột
Ni. Nung hỗn hợp X thu được hỗn hợp Y gồm 7 hiđrocacbon (không chứa but -1-in) có tỉ khối hơi đối với H2 là
328/15. Cho toàn bộ hỗn hợp Y đi qua bình đựng dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được m gam kết tủa vàng nhạt
và 1,792 lít hỗn hợp khí Z thoát ra khỏi bình. Để làm no hoàn toàn hỗn hợp Z cần vừa đúng 50 ml dung dịch Br2
1M. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m gần giá trị nào sau đây nhất?
A. 14,37.
B. 13,55.
C. 28,71.
D. 15,18.
Câu 44: Đốt cháy hoàn toàn m gam FeS2 bằng một lượng O2 vừa đủ, thu được khí X. Hấp thụ hết X vào 1 lít
dung dịch chứa Ba(OH) 0,15M và KOH 0,1M, thu được dung dịch Y và 21,7 gam kết tủa. Cho Y vào dung dịch
2

NaOH, thấy xuất hiện thêm kết tủa. Giá trị của m là:
A. 24,0.

B. 18,0

C. 12,6.

D. 23,2.


Câu 45: Cho 2,76 gam một hợp chất hữu cơ X tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được 4,44 gam hỗn hợp
2 muối của natri. Đốt cháy 2 muối này trong O2 dư, sau khi phản ứng hoàn toàn thu được 3,18 gam Na2CO3;
2,464 lít khí CO2 (đktc) và 0,9 gam nước. Công thức đơn giản cũng là công thức phân tử của X.Vậy công thức
cấu tạo thu gọn của X là
A. CH3COOC6H5.
B. HCOOC6H4OH.
C. C6H5COOCH3.
D. HCOOC6H5.
Câu 46: Cho từ từ dung dịch HCl loãng vào dung dịch chứa x mol NaOH và y mol NaAlO2. Sự phụ thuộc của số
mol kết tủa thu được vào số mol HCl được biểu diễn theo đồ thị sau:

Giá trị của y là
A. 1,7.
B. 1,4.
C. 1,5.
D. 1,8.
Câu 47: Este X hai chức, mạch hở có công thức phân tử C6H8O4 không có khả năng tham gia phản ứng tráng
bạc, được tạo ra từ ancol Y và axit cacboxylic Z. Đun Y với H2SO4 đặc ở 170oC không tạo ra được anken; Y
không phản ứng với Cu(OH)2 ở điều kiện thường. Nhận xét nào sau đây đúng?
A. Trong X có ba nhóm -CH3. B. Chất Z không làm mất màu dung dịch brom.
C. Chất Y là ancol etylic.
D. Trong phân tử chất Z có số nguyên tử cacbon bằng số nguyên tử oxi.
Câu 48: Điện phân (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) dung dịch X chứa CuSO4 và NaCl (có tỉ lệ mol tương ứng là

1 : 3) bằng dòng điện một chiều có cường độ 1,34A, sau thời gian t giờ thu được dung dịch Y chứa hai chất tan và
thấy khối lượng dung dịch Y giảm 10,375 gam so với khối lượng dung dịch X. Cho bột nhôm dư vào dung dịch Y,
sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 1,68 lít khí H2 (đktc). Giả sử khí sinh ra trong quá trình điện phân
thoát ra hết khỏi dung dịch. Giá trị của t gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 4.
B. 6.
C. 7.
D. 5.
Câu 49: Hòa tan hoàn toàn 12,84 gam hỗn hợp gồm Fe, Al và Mg có số mol bằng nhau trong dung dịch HNO3
loãng (dư), thu được dung dịch X chứa 75,36 gam muối và hỗn hợp khí Y gồm N2, N2O, NO và NO2. Trong Y,
số mol N2 bằng số mol NO2. Biết tỉ khối của Y so với H2 bằng 18,5. Số mol HNO3 đã tham gia phản ứng là
A. 1,275 mol.
B. 1,080 mol.
C. 1,140 mol.
D. 1,215 mol.
Câu 50: Hòa tan hoàn toàn 9,95 gam hỗn hợp X gồm Na, K và Ba vào 100 ml dung dịch HCl 1M thu được dung
dịch Y và 2,24 lít khí H2 (đktc). Cô cạn dung dịch Y thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
A. 13,5.
B. 17,05.
C. 15,2.
D. 11,65.
---------------Hết------------------Đáp án : 1A,2A, 3A 4C, 5B, 6C, 7B, 8B, 9A, 10B, 11D, 12D, 13C, 14B, 15A, 16B, 17B, 18A, 19B, 20C, 21D,
22B, 23A, 24A, 25B, 26B, 27B, 28C, 29D, 30B, 31B, 32A, 33C, 34D, 35A, 36B, 37D, 38B, 39C, 40C, 41B,
42A, 43A, 44B, 45B, 46C, 47D, 48B, 49D, 50C



×