Tải bản đầy đủ (.pdf) (155 trang)

Hoàn thiện mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản phẩm rau an toàn trên địa bàn TP. Đà Nẵng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (12.89 MB, 155 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN CHÂU VIÊN

HOÀN THIỆN MÔ HÌNH LIÊN KẾT THEO
CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM RAU AN TOÀN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

NGUYỄN CHÂU VIÊN

HOÀN THIỆN MÔ HÌNH LIÊN KẾT THEO
CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM RAU AN TOÀN
TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số: 60 34 01 02

Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: GS.TS. Nguyễn Trƣờng Sơn

Đà Nẵng - Năm 2017




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................. 3
2.1. Mục tiêu tổng quát ............................................................................. 3
2.2.Mục tiêu cụ thể .................................................................................... 3
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ...................................... 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 4
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 5
6. Kết cấu của đề tài .................................................................................. 8
7. Tổng quan tài liệu.................................................................................. 9
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ LIÊN KẾT
CHUỖI GIÁ TRỊ........................................................................................... 13
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ .......................................... 13
1.1.1. Chuỗi giá trị................................................................................... 13
1.1.2. Chuỗi giá trị doanh nghiệp ............................................................ 14
1.1.3. Chuỗi giá trị ngành ........................................................................ 15
1.1.4. Chuỗi giá trị nông sản – thực phẩm .............................................. 16
1.2. XÁC ĐỊNH CÁC HOẠT ĐỘNG GIÁ TRỊ ............................................. 18
1.3. LẬP SƠ ĐỒ CHUỖI GIÁ TRỊ ................................................................ 19
1.4. CÔNG CỤ PHÂN TÍCH CHUỖI GIÁ TRỊ ............................................ 20
1.5. LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ................................................................... 21
1.5.1. Khái niệm liên kết ......................................................................... 21
1.5.2. Liên kết ngang trong chuỗi giá trị hàng nông sản ......................... 27
1.5.3. Liên kết dọc trong chuỗi giá trị hàng nông sản............................. 29
TÓM TẮT CHƢƠNG 1 .................................................................................. 37


CHƢƠNG 2. CHUỖI GIÁ TRỊ RAU AN TOÀN CỦA TP. ĐÀ NẴNG

VÀ CÁC MÔ HÌNH LIÊN KẾT TRONG CHUỖI GIÁ TRỊ .................. 38
2.1. TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, TIÊU THỤ RAU AN
TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TP. ĐÀ NẴNG....................................................... 38
2.1.1. Tình hình ngành nông nghiệp thành phố Đà Nẵng ....................... 38
2.1.2. Tình hình sản xuất và tiêu thụ RAT trên địa bàn TP. Đà Nẵng .... 42
2.2. CHUỖI GIÁ TRỊ RAU AN TOÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG ............. 52
2.2.1. Sơ đồ mô tả chuỗi giá trị rau an toàn ............................................ 52
2.2.2. Phân tích các tác nhân tham gia trong chuỗi giá trị RAT và các
quan hệ liên kết giữa các tác nhân .......................................................... 54
2.3. MÔ HÌNH LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM RAU
AN TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN ĐÀ NẴNG ...................................................... 73
2.3.1. Giới thiệu mô hình ........................................................................ 73
2.3.2. Phân tích các mô hình ................................................................... 74
2.3.3 Nhận xét chung .............................................................................. 79
TÓM TẮT CHƢƠNG 2 .................................................................................. 83
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN MÔ HÌNH LIÊN
KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM RAU AN TOÀN TRÊN
ĐỊA BÀN TP. ĐÀ NẴNG ............................................................................. 84
3.1. CƠ SỞ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP ........................................................... 84
3.1.1 Định hƣớng phát triển rau an toàn trên địa bàn TP. Đà Nẵng ....... 84
3.1.2 Phân tích điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức của rau an toàn
trên địa bàn TP. Đà Nẵng ........................................................................ 86
3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LIÊN KẾT NGANG TRONG MÔ
HÌNH LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM RAU AN
TOÀN TRÊN ĐỊA BÀN TP. ĐÀ NẴNG....................................................... 95
3.3.1 Tăng cƣờng liên kết giữa nông dân – hợp tác xã ........................... 95


3.3.2 Hỗ trợ thành lập và vận hành hoạt động Liên hiệp HTX RAT ..... 98
3.3.3. Đào tạo và nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực cho các HTX . 100

3.3. CÁC GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN LIÊN KẾT DỌC TRONG MÔ HÌNH
LIÊN KẾT THEO CHUỖI GIÁ TRỊ CỦA SẢN PHẨM RAU AN TOÀN
TRÊN ĐỊA BÀN TP. ĐÀ NẴNG ................................................................. 101
3.3.1. Đẩy mạnh thực hiện liên kết dọc theo mô hình hợp đồng liên kết
“4 nhà” với vai trò chủ đạo là các HTX nông nghiệp hoặc các tổ hợp tác
tại các vùng chuyên canh rau an toàn ................................................... 101
3.3.2. Xây dựng thƣơng hiệu nông sản ................................................. 105
3.3.3. Thiết lập hệ thống truy xuất nguồn gốc sản phẩm ...................... 107
3.3.4. Tăng cƣờng hiệu lực quản lý thực phẩm an toàn ........................ 108
3.3.5.Tăng cƣờng sự hồ trợ từ các tác nhân hỗ trợ trong chuỗi giá trị . 109
TÓM TẮT CHƢƠNG 3 ................................................................................ 110
KẾT LUẬN .................................................................................................. 111
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU, CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATTP

An toàn thực phẩm

BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

CT

Công Ty


DNTN

Doanh Nghiệp Tƣ Nhân

GTZ

Tổ chức Hợp tác kỹ thuật Đức

HTX

Hợp Tác Xã

IPM

Quản lý dịch hại tổng hợp

NNo & PTNT

Nông nghiệp và phát triển nông thôn

RAT

Rau an toàn

UBND

Ủy ban nhân dân

VietGAP


Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt

WHO

Tổ chức y tế thế giới

WTO

Tổ Chức Thƣơng Mại Thế Giới


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu

Tên bảng

Trang

2.1.

Tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu GDP thành phố

38

2.2.

Giá trị sản xuất trồng trọt theo giá hiện hành

40


2.3.

Cơ cấu diện tích gieo trồng qua các năm

41

2.4.

So sánh sản xuất rau an toàn và rau thƣờng

42

bảng

2.5.

Danh sách vùng rau đƣợc cấp chứng nhận đủ điều kiện
sản xuất RAT

45

2.6.

Cơ cấu điều tra 120 hộ nông dân khảo sát tại các vùng rau

55

2.7.


Một số khách hàng của hợp tác xã

63

2.8.

Yêu cầu tiêu dùng rau của khách hàng

72

2.9.

2.10.

Lợi nhuận và GTGT các thành phần tham gia chuỗi liên
kết truyền thống
Lợi nhuận và GTGT các thành phần tham gia chuỗi liên
kết nông dân – HTX – doanh nghiệp tiêu thụ

75

76

2.11.

Giá trị gia tăng ngành hàng rau an toàn trên 1 ha

82

3.1.


Giải pháp tăng cƣờng liên kết giữa nông dân và HTX

96


DANH MỤC CÁC HÌNH

Số hiệu

Tên bảng

hình

Trang

1.1.

Chuỗi giá trị tổng quát

14

1.2.

Hệ thống giá trị

15

1.3.


Chuỗi giá trị nông sản – thực phẩm

16

1.4.

Chuỗi giá trị nông sản điển hình

17

1.5.

Các hoạt động giá trị

19

1.6.

Sơ đồ mô tả chuỗi giá trị rau an toàn

20

1.7.

Sơ đồ mối quan hệ ngành hàng thủ công và chiếu cói

22

1.8.


Mô hình tập trung

23

1.9.

Mô hình trang trại hạt nhân

24

1.10.

Mô hình đa chủ thể

25

1.11.

Mô hình phi chính thức

25

1.12.

Mô hình trung gian

26

1.13.


Phƣơng thức liên kết

26

2.1.

Chuỗi giá trị rau an toàn của thành phố Đà Nẵng

53

2.2.

Quy trình canh tác rau an toàn

56

2.3.

Các kênh tiêu thụ RAT của nông dân

57

2.4.

Ngƣời thu gom và các mối quan hệ

59

2.5.


Ngƣời bán lẻ và các mối quan hệ

61


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
An toàn thực phẩm (ATTP) là một vấn đề hết sức quan trọng đối với sức
khỏe cộng đồng, bảo vệ môi trƣờng, phát triển kinh tế xã hội. Trong những
năm qua, tình hình sản xuất, kinh doanh thực phẩm ở nhiều nơi trong nƣớc
nói chung và rau nói riêng không đảm bảo an toàn, ảnh hƣởng đến sức khỏe
ngƣời tiêu dùng.Sở dĩ ngộ độc thực phẩm trên rau đƣợc xếp vào hàng đặc biệt
bởi vì rau là loại thực phẩm thiết yếu trong bữa ăn hàng ngày nhƣng cũng
chính rau là loại nông sản dễ bị ô nhiễm nhất. Theo số liệu của Cục Quản lý
chất lƣợng Nông lâm sản và Thủy sản, kết quả giám sát quốc gia về ATTP
trong 9 tháng đầu năm 2015 cho thấy một số chỉ tiêu không an toàn, cụ thể:
Tỷ lệ mẫu rau chứa hoạt chất thuốc bảo vệ thực vật vƣợt ngƣỡng cho phép
chiếm hơn 10,3% trên tổng mẫu kiểm tra. Thông tin này đƣợc đƣa ra làm dấy
lên mối quan tâm đặc biệt từ ngƣời dân về việc tìm nguồn RAT đáp ứng nhu
cầu hằng ngày cũng nhƣ là cơ hội để các doanh nghiệp và hộ nông dân phát
triển sản xuất, kinh doanh RAT.
Trong những năm qua, đời sống kinh tế của ngƣời dân Việt Nam nói
chung và của ngƣời dân thành phố Đà Nẵng nói riêng không ngừng đƣợc cải
thiện, nhu cầu về thực phẩm và chất lƣợng thực phẩm theo đó ngày càng tăng
cao. Trong đó, nhu cầu tiêu thụ RAT là rất lớn. Hiện nay, sản xuất RAT của
thành phố tuy phát triển thành các vùng chuyên biệt với chất lƣợng ngày càng
đảm bảo, tuy nhiên phần lớn vẫn còn manh mún, nhỏ lẻ, chƣa đƣợc tổ chức
chuyên nghiệp. Liệu sản phẩm RAT có thực sự là “sạch” khi ngƣời tiêu dùng

chƣa có nhiều thông tin rõ ràng, công khai minh bạch trong chuỗi cung ứng
rau từ nơi sản xuất đến điểm tiêu thụ. Hệ thống phân phối RAT của thành phố
hiện nay mới bƣớc đầu đƣợc tổ chức lại cho văn minh, hợp lý hơn tuy nhiên


2

các chuỗi liên kết giữa nhà sản xuất và tiêu thụ RAT còn nhiều hạn chế, ngƣời
nông dân vẫn chƣa đƣợc hƣởng lợi ích nhiều khi tham gia sản xuất rau an
toàn trong khi phải bỏ ra chi phí cao hơn để sản xuất rau sạch đồng thời gặp
phải nhiều khó khăn trong việc tiêu thụ.
Việc phát triển sản xuất và mở rộng thị trƣờng cho nguồn cung RAT tại
Đà Nẵng luôn đặt ra cho các nhà quản lý, cũng nhƣ doanh nghiệp, các nhà sản
xuất, hộ nông dân những bài toán kinh tế để đƣa ra những quyết định: Tổ
chức sản xuất nhƣ thế nào để đảm bảo cung cấp đủ chủng loại, đúng thời hạn,
đảm bảo chất lƣợng? Các hình thức hợp tác, liên kết giữa các bên nhƣ thế nào
để đảm bảo hài hòa lợi ích, khuyến khích sản xuất phát triển? do đó cần thiết
phải nghiên cứu, đánh giá lại và hoàn thiện các mô hình liên kết của sản phẩm
RAT trên địa bàn TP. Đà Nẵng, nơi đã, đang hình thành những khu quy hoạch
sản xuất chuyên canh nông nghiệp xanh, sạch, đạt chất lƣợng cao. Đây là việc
làm có tính thiết thực, đáp ứng từ nhu cầu thực tế nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu
dùng, bảo vệ sức khoẻ cộng đồng, tạo đầu ra ổn định cho sản phẩm RAT Đà
Nẵng, góp phần để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý ATTP trên địa bàn
thành phố.
Từ yêu cầu thực tế đó, tôi chọn đề tài “Hoàn thiện mô hình liên kết
theo chuỗi giá trị của sản phẩm rau an toàn trên địa bàn TP. Đà Nẵng”.
Mục tiêu nghiên cứu nhằm phân tích các tác nhân tham gia trong chuỗi, đƣa
ra các mô hình liên kết đang tồn tại trong thực tiễn và các hạn chế đang tồn tại
của các mô hình này. Từ đó đƣa ra những định hƣớng, giải pháp nhằm tăng
cƣờng, hoàn thiện các mô hình làm sao để tạo đầu ra sản phẩm RAT cho

ngƣời nông dân, khuyến khích sản xuất phát triển,thông qua đó giúp cơ quan
quản lý kiểm soát đƣợc vấn đề ATTP, tạo niềm tin cho ngƣời dân thành phố
và bảo vệ đƣợc ngƣời tiêu dùng.


3

2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài:”Hoàn thiện mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản phẩm rau
an toàn trên địa bàn TP. Đà Nẵng” nhằm tới các mục tiêu cơ bản sau
2.1. Mục tiêu tổng quát
- Nghiên cứu nhằm đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình liên
kết, tăng cƣờng liên kết trong chuỗi sản xuất và cung ứng rau an toàn tại Đà
Nẵng, đảm bảo quyền lợi của ngƣời sản xuất, củng cố niềm tin cho ngƣời tiêu
dùng.
2.2.Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận lý luận, thực tiễn về liên kết chuỗi giá trị
nói chung và chuỗi giá trị ngành hàng nông sản nói riêng.
- Nghiên cứu, xác định chuỗi giá trị và đánh giá thực trạng hoạt động của
chuỗi, và các mô hình liên kết trong chuỗi giá trị
- Đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình liên kết theo chuỗi giá
trị rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng trong thời gian đến nhằm nâng
cao hiệu quả và lợi ích giữa các tác nhân tham gia chuỗi liên kết giá trị.
3. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu: Phạm vi nghiên cứu đề tài là các vùng rau
chuyên canh trên địa bàn thành phố đã đƣợc quy hoạch, cấp giấy chứng nhận
đảm bảo tiêu chuẩn sản xuất rau an toàn. Cụ thể nghiên cứu tại các vùng: Cẩm
Nê, Yến Nê - Hòa Tiến, Túy Loan Tây – Hòa Phong, Thạch Nham Tây – Hòa
Nhơn, Phú Sơn 2,3, Phú Sơn Nam và cánh đồng 19/8 – Hòa Khƣơng.
- Đối tƣợng nghiên cứu: Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là chuỗi giá trị

rau an toàn thành phố Đà Nẵng, các quan hệ liên kết trong chuỗi giá trị rau an
toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, từ các quan hệ liên kết giữa các tác
nhân trong chuỗi giá trị, tác giả đi sâu vào nghiên cứu, phân tích các mô hình
liên kết có trong chuỗi giá trị rau an toàn tại thành phố


4

- Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 06 năm 2016 đến tháng 01 năm 2017.
Thời điểm điều tra, thu thập số liệu từ tháng 06 năm 2016 – tháng 01 năm 2017.
Các giải pháp đề xuất có thể áp dụng cho năm 2017 và giai đoạn 2017-2025.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
4.1.Phƣơng pháp thu thập thông tin
a. Số liệu sơ cấp
Nguồn số liệu sơ cấp đƣợc thu thập chủ yếu bằng phƣơng pháp điều tra
khảo sát và thực hiện phỏng vấn chuyên sâu các thành phần tham gia trong
các mô hình chuỗi giá trị. Đồng thời kết hợp phƣơng pháp “đánh giá nhanh
nông thôn” tại các vùng sản xuất rau an toàn để nắm các đối tƣợng tham gia
chuỗi giá trị, các mối quan hệ giữa các thành phần, hình thức liên kết nhằm
xác định đƣợc các mô hình liên kết hiện đang có trong chuỗi
- Điều tra khảo sát: Phƣơng pháp khảo sát đƣợc lựa chọn là điều tra
bảng câu hỏi bằng phƣơng pháp điều tra nhanh nông thôn. Lựa chọn 2 đối
tƣợng khảo sát là hộ nông dân sản xuất và điều tra nhu cầu ngƣời tiêu dùng
rau trên địa bàn thành phố.
Số mẫu thực hiện là 120 mẫu điều tra hộ nông dân và 110 mẫu điều tra
ngƣời tiêu dùng. Việc điều tra mẫu đƣợc thực hiện một cách ngẫu nhiên dựa
vào bảng câu hỏi đƣợc thiết kế sẵn phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Nội
dung bảng câu hỏi hộ nông dân đƣợc đƣợc mô tả ở phụ lục 02 và bảng câu hỏi
điều tra ngƣời tiêu dùng đƣợc mô tả ở phụ lục 01.
- Phỏng vấn chuyên sâu: Thực hiện phỏng vấn chuyên sâu các đối

tƣợng, bao gồm:
+ Ngƣời sản xuất: Trên cơ sở kết quả điều tra khảo sát 120 hộ nông
dân, tác giả lựa chọn 15 hộ nông dân để thực hiện phỏng vấn chuyên sâu.


5

+ Ngƣời thu gom: Thực hiện phỏng vấn 06 ngƣời thu gom (bán sỉ) và
02 cơ sở kinh doanh rau trên địa bàn thành phố.
+ Ngƣời bán lẻ: Thực hiện phỏng vấn 11 ngƣời bán lẻ tại các chợ: Chợ
Cẩm Lệ, Chợ Túy Loan, Chợ Hàn, Chợ Đông Đa, Chợ Cồn.
+ Đại diện hợp tác xã RAT Túy Loan, HTX rau La Hƣờng, tổ hợp tác
Hòa Tiến.
+ Đại diện công ty phân phối RAT nhƣ TNHH MTV Khoa Hƣng
Thịnh, Công ty CP Ngon Sạch Bổ, công ty TNHH Đức Anh, công Ty TNHH
Đắc Vinh.
+ Các nhà cung cấp dịch vụ: Thực hiện phỏng vấn 01 nhà cung cấp
giống và 01 nhà cung cấp vật tƣ, phân bón, thuốc BVTV trên địa bàn thành
phố.
b. Số liệu thứ cấp
Thu thập thông tin, số liệu và các tài liệu liên quan từ các cơ quan trên
địa bàn thành phố Đà Nẵng nhƣ: Sở Nông nghiệp và PTNT thành phố Đà
Nẵng, Sở Công thƣơng, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hòa
Vang, Phòng Kinh tế các quận Cẩm Lệ, Ngũ Hành Sơn, Trung tâm Khuyến
ngƣ nông lâm, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật, Chi cục PTNT và Quản
lý chất lƣợng Nông lâm thủy sản thành phố Đà Nẵng,… Thông tin từ các
trang web, sách báo, tạp chí.
4.2. Phƣơng pháp nghiên cứu
Sử dụng phƣơng pháp phân tích chuỗi giá trị, phƣơng pháp tổng hợp các
số liệu, thông tin thu thập, kết hợp phƣơng pháp phân tích thống kê mô tả và

phƣơng pháp phân tích định tính trên cơ sở kết quả điều tra, thu thập.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
- Ý nghĩa khoa học: Trong điều kiện nƣớc ta hội nhập sâu vào nền kinh
tế thế giới, để nâng cao lợi thế cạnh tranh của sản phẩm nông sản thì cần xác


6

định đƣợc lợi thế cạnh tranh bền vững. Chuỗi giá trị là một hệ thống trao đổi
có tổ chức, có sự kết nối giá trị các khâu thành chuỗi liên hoàn từ nơi sản xuất
đến tiêu dùng để tạo cơ sở của một lợi thế cạnh tranh vững chắc. Hiện nay,
liên kết kinh tế trong sản xuất và tiêu thụ đã trở nên cần thiết đối với các bên
tham gia. Thông qua các mối liên kết giúp cho ngƣời sản xuất có sự ràng buộc
với nhau và với các tác nhân khác trong tất cả các khâu từ việc cung ứng đầu
vào cho sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm đầu ra, hạn chế và khắc phục những
bất lợi của tự nhiên, ổn định sản xuất.
Có rất nhiều cách tiếp cận để nghiên cứu về liên kết chuỗi giá trị. Đề tài
nghiên cứu có một ý nghĩa khoa học là tổng hợp lý luận đã có từ nhiều nguồn
khác nhau để xây dựng, hệ thống hóa một cách cơ bản nhất và làm sáng tỏ và
đánh giá đƣợc các mối liên kết chuỗi giá trị nói chung và liên kết chuỗi giá trị
rau an toàn nói riêng.
- Ý nghĩa thực tiễn: Trung tuần tháng 5/2016, Vụ Hợp tác quốc tế (Bộ
NN&PTNT) và Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố Lâm Đồng, Đà Nẵng, TP. Hồ
Chí Minh và một số tỉnh thành khu vực phía nam tổ chức cho các thành viên
Khóa đào tạo ASEAN Phát triển chuỗi giá trị thực phẩm an toàn
(ASEAN training course on “Development of safe food value chain”) tham quan,
nghiên cứu một số chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau, hoa, cà phê… theo công
nghệ cao tại TP. Đà Lạt và các huyện Lâm Hà, Đức Trọng (Lâm Đồng).
Các thành viên tham gia đều cho rằng, nắm bắt đƣợc nhu cầu thị trƣờng
hƣớng tới ƣu tiên sử dụng nguồn nông sản, thực phẩm sạch, an toàn và có

nguồn gốc rõ ràng nên hiện nay nông dân tại nhiều tỉnh thành đều ý thức cùng
nhau thành lập chuỗi sản xuất rau an toàn rồi cung ứng trực tiếp cho các nhà
tiêu thụ, thay vì sản xuất manh mún thiếu định hƣớng nhƣ trƣớc. Hầu hết các
mô hình liên kết sản xuất có tính ổn định cao, vì chủ động đƣợc đầu ra và giá
cả không phụ thuộc thị trƣờng nhƣ trƣớc đây. Mô hình liên kết trồng và cung


7

ứng rau sạch khá đa dạng gồm các doanh nghiệp, các Hợp tác xã (HTX), tổ
hợp tác… đóng vai trò đầu tàu trong việc cung ứng cây giống, hƣớng dẫn kỹ
thuật và ký kết hợp đồng tiêu thụ rau với chuỗi siêu thị, nhà hàng lớn tại các
thành phố lớn nhƣ TP. HCM, Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Cần Thơ…
Đối với thành phố Đà Nẵng, cho đến nay vẫn chƣa có một nghiên cứu
nào thực hiện tìm hiểu và đánh giá các liên kết chuỗi giá trị rau, quả. Các
công trình, dự án nghiên cứu trƣớc đây chỉ tập trung vào kỹ thuật trồng, canh
tác rau an toàn, nghiên cứu về phát triển chuỗi giá trị RAT. Vấn đề đặt ra là
cần phải xác định lại chuỗi giá trị rau an toàn, các quan hệ liên kết giữa các
thành phần, các mô hình liên kết sản xuất và tiêu thụ trong thực tiễn để đánh
giá lại những hạn chế, khuyến khích ngƣời nông dân và doanh nghiệp tham
gia sản xuất và kinh doanh RAT, làm lợi cho ngƣời tiêu dùng.
Những nghiên cứu của đề tài hy vọng sẽ làm cơ sở, định hƣớng cho các
cơ quan quản nhà quản lý Nhà nƣớc có những giải pháp hỗ trợ kịp thời, triển
khai các hoạt động, các văn bản pháp lý thúc đẩy các quan hệ liên kết, hợp tác
nhằm tạo ra giá trị và nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm rau an toàn
thành phố Đà Nẵng, đồng thời cũng là cơ sở để Chi cục Quản lý chất lƣợng
Nông lâm – Thủy sản TP. Đà Nẵng là cơ quan quản lý chất lƣợng vệ sinh
ATTP của RAT nắm đƣợc thông tin, có cơ sở thực tiễn để làm tốt công tác
thanh tra kiểm soát chất lƣợng, kiểm tra từng thành phần liên kết, từng khâu
sản xuất, phân phối trong chuỗi liên kết, tạo niềm tin cho ngƣời tiêu dùng.

Đối với các tổ chức, cá nhân, hộ nông dân tham gia sản xuất, kinh doanh rau
thực phẩm có thể sử dụng kết quả phân tích các mô hình liên kết trong chuỗi
giá trị để hoạch định tầm nhìn và chiến lƣợc nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất, kinh doanh. Đồng thời, đây cũng còn là cơ sở để áp dụng nghiên cứu các
sản phẩm nông sản nhƣ: hoa, hồ tiêu, lúa,…của thành phố Đà Nẵng và các địa
phƣơng trong cả nƣớc.


8

6. Kết cấu của đề tài
Kết cấu của đề tài gồm các phần chính nhƣ sau:
Mở đầu: Tổng quan
Gồm những nội dung: Lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, đối tƣợng
và phạm vi nghiên cứu, phƣơng pháp nghiên cứu, ý nghĩa khoa học và thực
tiễn của đề tài.
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về chuỗi giá trị và liên kết chuỗi giá trị.
Chƣơng một trình bày một cách cơ bản nhất một số vấn đề lý luận về
chuỗi giá trị, các mối liên kết trong chuỗi giá trị. Đồng thời, nêu một số đặc
điểm liên kết chuỗi giá trị của ngành hàng nông sản, một số các nghiên cứu về
các mô hình liên kết chuỗi giá trị của ngành hàng nông sản. Từ đó, có đầy đủ
cơ sở khoa học và thực tiễn để thực hiện phân tích, đánh giá các mối liên kết
trong chuỗi giá trị.
Chƣơng 2: Chuỗi giá trị rau an toàn thành phố Đà Nẵng và mô hình
liên kết trong chuỗi giá trị
Giới thiệu tổng quan về tình hình sản xuất, tiêu thụ rau của thành phố Đà
Nẵng, một số vấn đề về rau an toàn, giới thiệu chuỗi giá trị rau an toàn của
TP.Đà Nẵng. Trong chƣơng này tác giả tập trung phân tích các quan hệ giữa
các thành phần tham gia trong chuỗi giá trị rau an toàn cũng nhƣ đƣa ra đƣợc
mô hình liên kết, nêu ra những hạn chế còn tồn tại trong các mô hình.

Chƣơng 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiên mô hình liên kết theo
chuỗi giá trị của sản phẩm rau an toàn trên địa bàn thành phố Đà Nẵng
Trên cơ sở kết quả của chƣơng 1, chƣơng 2 kết hợp với phân tích điểm
mạnh yếu, cơ hội và thách thức của sản phẩm RAT, định hƣớng phát triển rau
an toàn của thành phố Đà Nẵng, cùng những tồn tại cần phải khắc phục trong
các mô hình liên kết đã nêu ở phần trƣớc, tác giả đề xuất một số giải pháp có
tính chất gợi ý để hoàn thiện mô hình liên kết trong chuỗi giá trị rau an toàn
của thành phố Đà Nẵng.


9

Phần kết luận
Tóm tắt những kết quả chính của đề tài, những đóng góp và hạn chế
của đề tài, đề xuất định hƣớng cho những nghiên cứu tiếp theo.
7. Tổng quan tài liệu
Với đề tài “Hoàn thiện mô hình liên kết theo chuỗi giá trị của sản
phẩm rau an toàn trên địa bàn TP. Đà Nẵng”, đây là một đề tài tƣơng đối
mới mẻ và có tính ứng dụng cao. Để phục vụ cho việc nghiên cứu, tác giả đã
nghiên cứu một số tài liệu nhƣ giáo trình, tạp chí, trang web, các tài liệu
tham luận từ các diễn đàn kinh tế trong nƣớc, các nguồn thông tin từ các Sở,
ban ngành của thành phố, kết hợp tham khảo một số bài viết, luận văn Thạc
sĩ với các đề tài có liên quan. Cụ thể nhƣ sau:
Đối với cơ sở lý luận về chuỗi giá trị và liên kết chuỗi giá trị, tác giả đã
tham khảo nhiều giáo trình và bài viết có liên quan. Điển hình là việc tham
khảo các giáo trình nhƣ: Tài liệu tập huấn về chuỗi giá trị (Viện đào tạo
doanh nhân Việt – Dự án “Phát triển kinh tế xã hội có lồng ghép giới); Sổ tay
nghiên cứu chuỗi giá trị ( chƣơng trình giảng dạy kinh tế Fullbright niên khóa
2011-2013); Phân tích chuỗi giá trị và ngành hàng nông nghiệp của tác giả
Trần Tiến Khải; Giáo trình Quản trị chuỗi cung ứng, đƣợc biên soạn bởi TS.

Nguyễn Thành Hiếu do NXB Đại học Kinh tế Quốc dân Hà Nội phát hành;
Giáo trình Quản trị vận hành và chuỗi cung ứng do Richard B. Chase, F.
Robert Jacobs chủ biên – NXB Đại học kinh tế TP.HCM. Tác giả đã hiểu
đƣợc các khái niệm cơ bản về chuỗi giá trị, cách phân tích chuỗi giá trị, các
mối liên kết trong chuỗi giá trị và các cách áp dụng các mô hình chuỗi giá trị
trong thực tiễn.
Về phần thực trạng các mô hình liên kết chuỗi giá trị của sản phẩm rau
an toàn trên địa bàn TP. Đà Nẵng, tác giả đã nghiên cứu phân tích số liệu
hoạt động sản xuất kinh doanh tiêu thụ RAT qua nhiều kênh phân phối, dựa


10

trên sự điều tra, khảo sát thực tế và từ các nguồn tƣ liệu của sở Nông nghiệp
và phát triển Nông thôn TP. Đà Nẵng, chi cục Quản lý chất lƣợng Nông lâm
và Thủy sản TP. Đà Nẵng nhƣ “Sổ tay thông tin cơ bản và năng lực sản xuất
Thủy sản nông lâm Đà Nẵng”,đề án “Xây dựng chuỗi cung cấp rau, quả,
thịt,thủy sản an toàn trên địa bàn Đà Nẵng đến năm 2020” của chi cục Quản
lý chất lƣợng Nông lâm và Thủy sản“Đề án phát triển chuỗi giá trị rau an
toàn huyện Hòa Vang giai đoạn 2015-2020” của Viện nghiên cứu kinh tế và
xã hội TP. Đà Nẵng.
Căn cứ thực trạng chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ rau an toàn
trên địa bàn, căn cứ nhu cầu liên kết, các mối liên kết trong thực tế, dựa vào
những điểm mạnh, điểm yếu và những tồn tại khi tham gia liên kết của các tác
nhân trong chuỗi, tác giả đã đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình liên
kết chuỗi giá trị của sản phẩm rau an toàn.
Ngoài ra, luận văn còn tham khảo từ bài viết, luận văn khác nhƣ:
 Bài viết “Phân tích chuỗi giá trị thực phẩm tại Đà Nẵng” (năm
2016) của TS. Lê Thị Minh Hằng, TS. Nguyễn Hữu Nguyên Xuân (trƣờng
Đại học Kinh tế Đà Nẵng). Bài viết đã tổng hợp cơ sở lý luận về chuỗi giá

trị, chuỗi giá trị nông sản thực phẩm, các kỹ thuật, phƣơng pháp phân tích
chuỗi giá trị. Bài viết đi sâu vào phân tích chuỗi giá trị rau cũng nhƣ thể
hiện rõ đƣợc sơ đồ chuỗi với đầy đủ các tác nhân tham gia. Bên cạnh đó,
khi sử dụng các kỹ thuật phân tích định tính và định lƣợng, tác giả đã có
những kết luận về chuỗi giá trị RAT của thành phố, chỉ có DN sản xuất
hƣởng lợi so với chuỗi rau thông thƣờng. Do đó, việc sản xuất, cung ứng
RAT không hấp dẫn đối với bất kì mắc xích nào trên chuỗi, ngay cả việc
ngƣời tiêu dùng phải trả giá gấp 2-3 lần giá rau thƣờng thì phần chêch lệch
giá cũng không bù đắp chi phí phát sinh trong phân phối RAT. Điều này đặt
ra một bài toán cần phải nghiên cứu làm sao để tăng cƣờng các liên kết giữa


11

các tác nhân trong chuỗi để ngƣời tiêu dùng có thể truy xuất nguồn gốc và
các cơ quan chức năng có cơ sở để kiểm tra và công bố đến ngƣời dân, liên
kết nhƣ thế nào để phân bổ chi phí phát triển trên chuỗi hợp lý thay vì chi
phí chủ yếu do công đoạn phân phối ( đóng gói, bán hàng, chi phí cho điểm
bán…) nhƣ tác giả đã điều tra, khảo sát dựa trên thực tế. Ngƣời tiêu dùng ở
Đà Nẵng cần RAT nhƣng chƣa thể kiểm định đƣợc nguồn gốc của RAT
cũng nhƣ chƣa có nhiều thông tin để nắm bắt, tin tƣởng. Đây là cơ sở, tiền
đề quan trọng, là gợi ý mở đề luận văn tiếp tục nghiên cứu, đề xuất hoàn
thiện mô hình chuỗi giá trị cũng nhƣ hoàn thiện các liên kết trong chuỗi, tạo
đầu ra ổn định cho ngƣời sản xuất và gia tăng niềm tin cho ngƣời tiêu dùng.
 Bài viết “Mô hình chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn và giải
pháp kiểm tra giám sát an toàn thực phẩm trên chuỗi” (năm 2016) của
TS. Lê Thị Minh Hằng (trƣờng Đại học Kinh tế Đà Nẵng). Tác giả đã
nghiên cứu các đặc điểm của chuỗi cung ứng thực phẩm an toàn trong đó có
rau an toàn, nêu ra và giải thích lý do vì sao chuỗi RAT chƣa phát triển
đƣợc và nêu ra các quan điểm để xây dựng chuỗi cung ứng RAT và đề xuất

mô hình chuỗi cung ứng mới. Đây là các gợi ý để luận văn có thể hoàn
thiện và xây dựng các nhóm giải pháp về liên kết chuỗi, tăng cƣờng hiệu
quả liên kết, quản trị chuỗi dựa trên kết quả phân tích tình hình thực tế hoạt
động sản xuất, cung ứng RAT mà TS. Lê Thị Minh Hằng đã nghiên cứu.
 Đề tài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Liên (năm 2013) về
“Nghiên cứu cơ sở khoa học đề xuất mô hình liên kết sản xuất trong
chuỗi ngành hàng rau chất lƣợng cao tại Lâm Đồng” Ngƣời viết đã sử
dụng các phƣơng pháp định tính và định lƣợng thông qua việc phân tích,
điều tra, khảo sát, phỏng vấn gián tiếp; phƣơng pháp luận, phƣơng pháp
chuyên gia và phân tích thống kê để đƣa ra các mô hình liên kết trong thực
tiễn. Trên cơ sở vận dụng các lý luận và phƣơng pháp phân tích khoa học,


12

tác giả nghiên cứu và đƣa ra đƣợc một số mô hình mới có tính ứng dụng cao
trong thực tiễn, nâng cao công tác quản trị chuỗi,phát triển bền vững chuỗi.
 Bài viết “Giải pháp phát triển tiêu thụ rau thông qua hệ thống chợ
và siêu thị trên địa bàn TP. Hà Nội” của 2 tác giả “ Nguyễn Thị Tân Lộc và
Đỗ Kim Chung đăng trên báo Tạp chí Khoa học và Phát triển năm 2015, tập 13,
số 5 Bài báo cáo đã nêu lên những hiện trạng tiêu thụ rau thông qua các chợ và
siêu thị trên địa bàn TP. Hà Nội, chỉ rõ các mối liên kết trong kênh phân phối,
phân tích các đăc điểm, hành vi của các khâu trong chuỗi liên kết và đề xuất các
nhóm giải pháp thúc đẩy, phát triển các mô hình liên kết tiêu thụ rau thông qua
hệ thống chợ và siêu thị.
 Đề tài nghiên cứu “Liên kết trong sản xuất và chế biến tôm thƣơng
phẩm ở tỉnh Cà Mau” năm 2015 của tác giả Phùng Giang Hải. Luận án này
đã đánh giá và phân tích một cách có hệ thống hiệu quả các mô hình liên kết
ngang và liên kết dọc, phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đên các mối liên kết.
Tác giả đã có hƣớng tiếp cận mới trong việc đánh giá mức độ liên kết giữa

các tác nhân trong chuỗi.
 Đề tài nghiên cứu “Liên kết chuỗi trong sản xuất nông nghiệp –
Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả liên kết chuỗi trong sản xuất
nếp tại huyện Phú Tân – An Giang” của tác giả Phạm Bảo Thạch, tác giả
đƣa ra các mô hình liên kết chuỗi trong sản xuất và một số giải pháp bƣớc
đầu giúp cải thiện năng lực phân phối, tiêu thụ ở các doanh nghiệp tham gia
các khâu phân phối sản phẩm nếp cho khắp khu vực phía nam và cả nƣớc.
Ngoài ra còn có các tài liệu, bài báo liên quan cung cấp cho tác giả
những số liệu thống kê, những dự báo định hƣớng để làm cơ sở đƣa ra các
giải pháp nhằm hoàn thiện các mô hình liên kết của sản phẩm rau an toàn trên
địa bàn TP. Đà Nẵng trong thực tiễn.


13

CHƢƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ VÀ
LIÊN KẾT CHUỖI GIÁ TRỊ
1.1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ CHUỖI GIÁ TRỊ
1.1.1. Chuỗi giá trị
Chuỗi giá trị (Value chain) là một mô hình thể hiện một chuỗi các hoạt
động tham gia vào việc tạo ra giá trị của sản phẩm và thể hiện lợi nhuận từ các
hoạt động này. Các chuỗi hoạt động này có thể diễn ra theo thứ tự nối tiếp nhau
hoặc theo thứ tự song song. Mô hình này phù hợp ở cấp độ kinh doanh
(Businesss unit) của một ngành cụ thể. Chuỗi giá trị lần đầu tiên đƣợc đề xuất
bởi Michael Porter vào năm 1985 (Michael E.Porter,1985).
Theo Gereffi và Korzeniewicz (1994), Kaplinsky (1999),Kaplinsky và
Morris (2001) thì „„chuỗi giá trị đề cập đến một loạt những hoạt động cần
thiết để đƣa một sản phẩm hoặc một dịch vụ từ lúc còn là khái niệm, thông

qua các giai đoạn sản xuất khác nhau đến phân phối tới ngƣời tiêu dùng cuối
cùng và bố trí sau khi đã sử dụng“. Theo đó, một chuỗi giá trị bao gồm nhiều
mắc xích giá trị gia tăng và chỉ tồn tại khi tất cả những mắc xích tham gia
trong chuỗi đều hoạt động để tạo ra tối đa giá trị trong toàn chuỗi.
Theo cách tiếp cận liên kết chuỗi giá trị (GTZEschborn,2007) của GTZ
(Deutsche Gesellschaft fur Technische Zusammenarbeit – Đức) thì chuỗi giá
trị là một loạt các hoạt động kinh doanh (hay chức năng) có quan hệ với nhau,
từ việc cung cấp các đầu vào cụ thể cho một sản phẩm nào đó, đến sơ chế,
chuyển đổi, marketing đến việc cuối cùng là bán sản phẩm đó cho người tiêu
dùng. Tham gia chuỗi giá trị là hàng loạt các doanh nghiệp thực hiện các chức
năng, nghĩa là nhà sản xuất, nhà chế biến, nhà buôn bán và nhà phân phối một
sản phẩm cụ thể nào đó. Các doanh nghiệp kết nối với nhau bằng một loạt các


14

giao dịch kinh doanh trong đó sản phẩm đƣợc chuyển từ tay nhà sản xuất sơ
chế đến tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng.
1.1.2. Chuỗi giá trị doanh nghiệp
Micheal Porter cho rằng mỗi doanh nghiệp là một tập hợp các hoạt động
để thiết kế, sản xuất, bán hàng, phân phối và hỗ trợ sản phẩm của họ. Tất cả
các hoạt động này đƣợc thể hiện trong một chuỗi giá trị nhƣ hình 1.1 sau đây:
Cơ sở hạ tầng của doanh nghiệp
Các hoạt

Quản trị nguồn nhân lƣc

động bổ

Phát triển công nghệ


trợ

Thu mua
Logistics
đầu vào

Vận
hành

Logistics
đầu ra

Marketing
và bán hàng

Dịch vụ
khách
hàng

Các hoạt động sơ cấp

Hình 1.1. Chuỗi giá trị tổng quát
Mô hình chuỗi giá trị đã chỉ ra mối quan hệ giữa các hoạt động trong
doanh nghiệp và cho thấy cách thức tạo ra giá trị sản phẩm của một doanh
nghiệp. Các hoạt động sơ cấp là những hoạt động mang tính vật chất liên
quan đến việc tạo ra sản phẩm, bán và chuyển giao cho khách hàng cũng nhƣ
công tác hỗ trợ sau bán hàng. Trong mọi doanh nghiệp, các hoạt động chính
có thể chia thành năm loại tổng quát là: Logistics đầu vào, vận hành, logistics
đầu ra, marketing và bán hàng, dịch vụ. Các hoạt động hỗ trợ sẽ bổ sung cho

các hoạt động sơ cấp và tự chúng cũng hỗ trợ lẫn nhau thông qua việc cung
ứng mua hàng đầu vào, công nghệ, nguồn nhân lực và các chức năng khác
trong toàn doanh nghiệp. Các đƣờng nét đứt thể hiện rằng thu mua, phát triển
công nghệ và quản trị nguồn nhân lực có thể kết hợp với các hoạt động chính
riêng biệt cũng nhƣ hỗ trợ cho toàn bộ chuỗi giá trị. Cơ sở hạ tầng của doanh


15

nghiệp thì không liên kết với một hoạt động chính riêng biệt nào mà thực hiện
hỗ trợ cho toàn bộ chuỗi.
Thông qua mô hình, có thể thấy rằng các hoạt động gián tiếp cũng tham
gia vào quá trình tạo ra giá trị cho sản phẩm bên cạnh các hoạt động trực tiếp.
Ngoài ra, mô hình còn là cơ sở để cho nhà quản trị đánh giá, xem xét để đƣa
ra các quyết định về thuê các đơn vị bên ngoài thực hiện một số hoạt động
trong chuỗi giá trị (Outsourcing).
1.1.3. Chuỗi giá trị ngành
Chuỗi giá trị ngành đƣợc thiết kế để theo dõi chu trình hoạt động sản
xuất trong một ngành từ khâu tiếp cận nguyên vật liệu đầu vào cho đến ngƣời
tiêu dùng cuối cùng. Đó là một chuỗi liên kết các hoạt động mang lại giá trị
tăng thêm cho khách hàng, bắt đầu từ việc tiếp nhận những nguyên vật liệu
thô chính yếu cho hoạt động sản xuất từ những nhà cung ứng, chuyển sang
một loạt hoạt động tạo giá trị gia tăng khác bao gồm sản xuất và tiếp thị sản
phẩm hoặc dịch vụ, và kết thúc bằng việc nhà phân phối đƣa thành phẩm đến
tay ngƣời tiêu dùng cuối cùng. Do đó, phân tích chuỗi giá trị bao trùm cả việc
phân tích hệ thống giá trị của ngành mà một công ty hoạt động trong đó.
Trong chuỗi giá trị ngành thì mỗi thành viên của chuỗi là ngƣời mua hàng của
ngƣời trƣớc và là ngƣời bán hàng cho ngƣời sau, các thành viên trong chuỗi
đóng góp giá trị tại mắc xích cuối cùng của chuỗi bằng cách đóng góp vào sự
thỏa mãn của khách hàng.

Chuỗi giá trị của

Chuỗi giá trị của

Chuỗi giá trị của

Chuỗi giá trị của

nhà cung ứng

công ty

nhà phân phối

khách hàng

Hình 1.2. Hệ thống giá trị
Trong toàn bộ hệ thống giá trị, chỉ một phần giá trị nhất định nào đó đại
diện cho mức lời đƣợc tạo ra. Mức lời này chính là phần chênh lệch giữa mức


16

giá cả ngƣời tiêu dùng chấp nhận chi trả và tổng chi phí tạo ra từ hoạt động
sản xuất và phân phối sản phẩm hoặc dịch vụ. Điều này tùy thuộc vào cấu
trúc hệ thống giá trị, sự phân chia mức lời giữa nhà cung ứng, nhà sản xuất,
nhà phân phối và khách hàng, cũng nhƣ một số yếu tố liên quan khác của hệ
thống giá trị. Mỗi thành viên của hệ thống sẽ sử dụng vị thế thị trƣờng và
thƣơng lƣợng của mình nhằm thu đƣợc tỷ trọng mức lời cao nhất. Tuy nhiên,
các chủ thể trong hệ thống giá trị có thể hợp tác để cải tiến hiệu quả hoạt động

và giảm chi phí nhằm đạt đƣợc tổng mức lời cao hơn, có lợi cho tất cả các bên
tham gia.
1.1.4. Chuỗi giá trị nông sản – thực phẩm
Chuỗi cung ứng nông sản – thực phẩm mang một số đặc trƣng riêng, vì
vậy chuỗi giá trị thực phẩm cũng có một số đặc trƣng khác biệt. Tổ chức tƣ
vấn toàn cầu KPMG đã đƣa ra một phác thảo sơ bộ về chuỗi giá trị thực phẩm
nhƣ sau (Kpmg, 2013).

Ngƣời cung
ứng đầu vào
Hạt giống
Phân bón
Thức ăn
Thuốc bảo vệ
TV…

Nông dân
Ngũ cốc
Thịt
Rau…

Ngƣời
thƣơng mại
Bánh, sữa, ngũ
cốc
Snack
Bia…

Công ty
thực phẩm

Bánh
Thịt
Snack
Bia…

Bán lẻ
Siêu thị
Siêu thị mini
Cửa hàng tiện
lợi

Khách hàng
Thành thị
Nông thôn

Hình 1.3. Chuỗi giá trị nông sản – thực phẩm
Chuỗi giá trị hàng nông sản là tập hợp các hoạt động từ ngƣời sản xuất
đến ngƣời tiêu dùng gồm các tác nhân sau: Nông dân sản xuất ra nông sản,
ngƣời thu mua, ngƣời chế biến, ngƣời tiêu thụ. Ngoài ra còn có sự tham gia
của các nhà hỗ trợ và thúc đẩy chuỗi nhƣ các nhà khoa học, nhà cung ứng lao
động, các tổ chức tài chính và tín dụng, các tổ chức chính phủ và tƣ


×