Tải bản đầy đủ (.pdf) (110 trang)

Kế toán trách nhiệm tại Công ty Cổ phần Phát triển xây dựng Tân Thành Đô

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 110 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
ðẠI HỌC ðÀ NẴNG

LÊ THỊ HUYỀN

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG
TÂN THÀNH ðÔ

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

ðà Nẵng – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ðÀO TẠO
ðẠI HỌC ðÀ NẴNG

LÊ THỊ HUYỀN

KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG TY
CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG
TÂN THÀNH ðÔ

Chuyên ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN
Người hướng dẫn khoa học: GS.TS. TRẦN ðÌNH KHÔI NGUYÊN

ðà Nẵng – Năm 2016



LỜI CAM ðOAN
Tôi xin cam ñoan ñây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này hoàn toàn trung thực và
chưa từng ñược ai công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn
Lê Thị Huyền


MỤC LỤC
MỞ ðẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của ñề tài...................................................................... 1
2. Mục ñích nghiên cứu .......................................................................... 2
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu ...................................................... 2
4. Phương pháp nghiên cứu .................................................................... 2
5. Bố cục của ñề tài................................................................................. 3
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................. 3
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP............................................................................ 9
1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ...................................... 9
1.1.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm ..................................................... 9
1.1.2. Bản chất, ñặc ñiểm của kế toán trách nhiệm............................... 10
1.1.3. Vai trò của kế toán trách nhiệm trong Doanh nghiệp ................. 13
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH – CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ
TOÁN TRÁCH NHIỆM ................................................................................. 14
1.2.1. Sự phân cấp quản lý..................................................................... 14
1.2.2. Mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm ...... 17
1.3. NỘI DUNG TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM ............................ 18
1.3.1. Tổ chức các trung tâm trách nhiệm trong doanh nghiệp.............. 18
1.3.2. Chỉ tiêu ñánh giá thành quả các trung tâm trách nhiệm .............. 24

1.3.3. Hệ thống báo cáo kế toán trách nhiệm ........................................ 31
Kết luận Chương 1 .......................................................................................... 36
CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TRÊN CƠ SỞ PHÂN CẤP
QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG TÂN
THÀNH ðÔ ................................................................................................... 37
2.1. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY
DỰNG TÂN THÀNH ðÔ .............................................................................. 37


2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty.......................... 37
2.1.2. Cơ cấu tổ chức quản lý tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng
Tân Thành ðô.................................................................................................. 39
2.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng
Tân Thành ðô.................................................................................................. 41
2.2. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN TR ONG ðI ỀU KIỆN PHÂN CẤP
QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG TÂN
THÀNH ðÔ .................................................................................................... 44
2.2.1. Tình hình phân cấp quản lý hiện nay tại Công ty Cổ Phần Phát
triển Xây dựng Tân Thành ðô......................................................................... 44
2.2.2. Tổ chức báo cáo ñánh giá thành quả theo yêu cầu phân cấp quản
lý của Công ty.................................................................................................. 48
2.3. ðÁNH GIÁ THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRÊN CƠ SỞ PHÂN CẤP QUẢN LÝ TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT
TRIỂN XÂY DỰNG TÂN THÀNH ðÔ ....................................................... 64
2.3.1. Những mặt ñạt ñược.................................................................... 64
2.3.2. Những hạn chế ............................................................................ 65
Kết luận Chương 2 .......................................................................................... 68
CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG TÂN THÀNH ðÔ ............... 69
3.1. PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN VÀ TỔ CHỨC KẾ TOÁN TRÁCH

NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XD TÂN THÀNH ðÔ. 69
3.1.1. Mô hình các trung tâm trách nhiệm tại Công ty.......................... 69
3.1.2. Xác ñịnh mục tiêu, nhiệm vụ của các trung tâm trách nhiệm ..... 71
3.2. XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ BÁO CÁO ðÁNH GIÁ KẾT
QUẢ CÁC TRUNG TÂM TRÁCH NHIỆM.................................................. 74
3.2.1. Trung tâm chi phí ........................................................................ 74
3.2.2. Trung tâm doanh thu ................................................................... 79
3.2.3. Trung tâm lợi nhuận.................................................................... 82


3.2.4. Trung tâm ñầu tư......................................................................... 85
3.3. TỔ CHỨC HỆ THỐNG THÔNG TIN PHỤC VỤ ðÁNH GIÁ TRÁCH
NHIỆM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN PHÁT TRIỂN XÂY DỰNG TÂN
THÀNH ðÔ. ................................................................................................... 87
3.3.1. Tổ chức công tác lập dự toán theo các trung tâm trách nhiệm.... 87
3.3.2. Phân loại chi phí theo sự phân cấp quản lý ................................. 91
Kết luận Chương 3 .......................................................................................... 96
KẾT LUẬN .................................................................................................... 97
TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ðỊNH GIAO ðỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DN

Doanh nghiệp

KTQT


Kế toán quản trị

KTTN

Kế toán trách nhiệm

PCQL

Phân cấp quản lý

ROI

Return on investment

RI

Residual income

TNDN

Thu nhập Doanh nghiệp

TTTN

Trung tâm trách nhiệm

TSCð

Tài sản cố ñịnh



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

1.1

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí

32

1.2

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm doanh thu

33

1.3

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm lợi nhuận

34

1.4

Báo cáo trách nhiệm của trung tâm ñầu tư


35

2.1

Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015

54

2.2

Báo cáo tình hình tài chính năm 2015

55

2.3

Bảng tổng hợp chi phí sản xuất kinh doanh

59

2.4

Bảng tổng hợp doanh thu – Giá vốn

62

2.5

Báo cáo kết quả kinh doanh


63

2.6

Kết quả sản xuất kinh doanh năm 2015

66

2.7

Báo cáo kết quả bộ phận kinh doanh năm 2015

68

2.8

Báo cáo tình hình tài chính năm 2015

69

3.1

Báo cáo chi phí – xí nghiệp xây dựng Tân Thành ðô số 1

76

3.2

Báo cáo chi phí – Phòng kế toán tài vụ


79

3.3

Báo cáo doanh thu thi công xây lắp - Quý IV/2015

81

3.4

Báo cáo doanh thu công ty quý IV/2015

82

3.5

Báo cáo lợi nhuận xí nghiệp khai thác ñá

83

3.6

Báo cáo lợi nhuận công ty

85

3.7

Báo cáo hiệu quả ñầu tư công ty năm 2015


86

3.8

Bảng phân loại chi phí theo khả năng kiểm soát

92

3.9

Bảng phân loại chi phí theo cách ứng xử

93


DANH MỤC HÌNH
Số hiệu

Tên hình

Trang

Mối quan hệ ñầu vào và ñầu ra củatrung tâm trách nhiệm

19

hình
1.1
1.2

1.3

Mối quan hệ ñầu vào và ñầu ra của trung tâm chi phí
ñịnh mức
Mối quan hệ ñầu vào và ñầu ra củatrung tâm chi phí linh
hoạt

20
20

1.4

Mối quan hệ ñầu vào và ñầu ra của trung tâm doanh thu

21

1.5

Mối quan hệ ñầu vào và ñầu ra của trung tâm lợi nhuận

22

1.6

Mối quan hệ ñầu vào và ñầu ra của trung tâm ñầu tư

23


DANH MỤC SƠ ðỒ

Số hiệu

Tên bảng

sơ ñồ
1.1

Sơ ñồ quan hệ giữa cơ cấu tổ chức quản lý và hệ thống
kế toán trách nhiệm

Trang
23

2.2

Sơ ñồ tổ chức bộ máy quản lý Công ty.

39

2.2

Sơ ñồ tổ chức bộ máy kế toán Công ty

42

3.1

Tổ chức trung tâm trách nhiệm tại Công ty

71



1

MỞ ðẦU
1. Tính cấp thiết của ñề tài
Hiện nay, nền kinh tế Việt Nam hội nhập sâu vào kinh tế khu vực và
thế giới, mở ra nhiều cơ hội thuận lợi và không ít những thách thức cho các
doanh nghiệp Việt Nam. ðể nắm bắt cơ hội và vượt qua thử thách trong môi
trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay, các doanh nghiệp cũng như Công ty Cổ
phần Phát triển xây dựng Tân Thành ðô một mặt phải quan tâm ñến việc
nâng cao chất lượng và hạ giá thành… Mặt khác phải quan tâm ñổi mới
phương thức quản trị doanh nghiệp. ðây là một trong những vấn ñề bức thiết
quyết ñịnh ñến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. ðổi mới quản trị
doanh nghiệp sẽ tạo ñộng lực thúc ñẩy sự thay ñổi hệ thống kế toán, kế toán
quản trị trong các doanh nghiệp, ñặc biệt là kế toán trách nhiệm, một công cụ
hữu hiệu giúp nhà quản trị doanh nghiệp có thể quản lý, ñiều hành hiệu quả
các hoạt ñộng sản xuất kinh doanh.
ðối với các doanh nghiệp Việt Nam, kế toán trách nhiệm là một lĩnh
vực khá mới mẻ. Vì vậy, việc nghiên cứu và tổ chức vận dụng kế toán trách
nhiệm là một yêu cầu cấp thiết, ñặc biệt là các công ty xây dựng với quy mô
lớn, phạm vi hoạt ñộng rộng, cơ cấu tổ chức gắn với trách nhiệm của nhiều
ñơn vị, cá nhân vào thực tiễn trong các doanh nghiệp chưa ñược phổ biến và
còn nhiều hạn chế.
Công ty cổ phần phát triển xây dựng Tân Thành ðô hiện ñang hoạt
ñộng rộng với các công trình, cơ chế quản lý tài chính ña dạng, ñiều này ñặt
ra yêu cầu cấp bách về xây dựng giải pháp quản lý toàn diện. Hiện tại, Công
ty ñã bước ñầu xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm, nhưng vẫn còn nhiều
hạn chế, chưa có sự rõ ràng về trách nhiệm và quyền hạn ñược giao cho các
cấp. Vì vậy nâng cao năng lực quản lý và ñánh giá thành quả của các ñơn vị,

bộ phận là một trong những vấn ñề cấp thiết của công ty. Việc tổ chức hệ


2
thống kế toán trách nhiệm tại công ty là rất cần thiết. Xuất phát từ những yêu
cầu trên, từ thực trạng kế toán trách nhiệm của Công ty và mục ñích nhằm
hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty, tác giả ñã chọn ñề tài: “Kế toán
trách nhiệm tại Công ty Cổ phần phát triển Xây dựng Tân Thành ðô” làm
Luận văn tốt nghiệp.
2. Mục ñích nghiên cứu
Luận văn hướng ñến mục tiêu phân tích, ñánh giá thực trạng kế toán
trách nhiệm tại Công ty Cổ phần phát triển Xây dựng Tân Thành ðô. Qua ñó,
ñưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty.
3. ðối tượng và phạm vi nghiên cứu
- ðối tượng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu các chỉ tiêu và
báo cáo ñánh giá trách nhiệm trên cơ sở phân cấp quản lý tại Công ty Cổ phần
phát triển Xây dựng Tân Thành ðô. Tổ chức thông tin ñể phục vụ công tác
báo cáo trách nhiệm cũng là ñối tượng xem xét của nghiên cứu này.
- Phạm vi nghiên cứu: Luận văn nghiên cứu giới hạn trong Công ty Cổ
phần phát triển Xây dựng Tân Thành ðô. ðây là một Công ty có qui mô
tương ñối lớn, cơ cấu tổ chức phân thành nhiều cấp, gồm nhiều xí nghiệp trực
thuộc... Luận văn sẽ nghiên cứu từ cấp thấp nhất ñến cấp cao nhất của Công
ty.
Thời gian nghiên cứu: Số liệu trong thời gian 2 năm: 2014-2015
4. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp nghiên cứu ñược vận dụng chủ yếu trong luận văn là
phương pháp nghiên cứu tình huống thông qua quan sát, khảo sát thực tế,
phỏng vấn sâu với lãnh ñạo các cấp tại ñơn vị ñể từ ñó phân tích tổng hợp các
vấn ñề lý luận, thực trạng và xác lập các quan ñiểm, phương hướng, giải pháp
cụ thể hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty.

Về nguồn dữ liệu nghiên cứu:


3
Dữ liệu thứ cấp: Các văn bản về quy chế, ñiều lệ hoạt ñộng của Công
ty; các báo cáo kế toán của Xí nghiệp và tại Công ty.
Dữ liệu sơ cấp: Phỏng vấn trực tiếp lãnh ñạo Công ty, trưởng phòng Kế
toán, Phòng Kế hoạch ñể thu thập thông tin, tìm hiểu việc tổ chức hệ thống
báo cáo kế toán ñánh giá kết quả các bộ phận trong ñơn vị.
5. Bố cục của ñề tài
Ngoài phần mở ñầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn
gồm ba chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về kế toán trách nhiệm trong doanh nghiệp
Chương 2: Thực trạng công tác kế toán trách nhiệm trên cơ sở phân cấp
quản lý tại Công ty cổ phần phát triển xây dựng Tân Thành ðô.
Chương 3: Giải pháp hoàn thiện kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ
phần phát triển xây dựng Tân Thành ðô.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, luận văn ñã tham khảo một số tài liệu có
liên quan ñến kế toán trách nhiệm như sau:
PGS.TS. Ngô Hà Tấn, TS. ðường Nguyễn Hưng (2013) – Bài viết trong
tạp chí Kế toán “Quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán trách nhiệm”,
trình bày nội dung mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán trách
nhiệm.
Trong quá trình tổ chức quản lý của Doanh nghiệp có một nội dung
quan trọng là sự phân quyền cho các ñơn vị, bộ phận trong Doanh nghiệp.
Mỗi ñơn vị, bộ phận ñược phân quyền gắn với trách nhiệm và quyền hạn nhất
ñịnh, từ ñó hình thành nên các cấp quản lý trong Doanh nghiệp và gọi là phân
cấp quản lý. Tùy thuộc vào những ñiều kiện cụ thể của Doanh nghiệp (quy
mô của Doanh nghiệp và các ñơn vị trong cơ cấu tổ chức của Doanh nghiệp,

ñịa bàn bố trí các ñơn vị và trình ñộ quản lý ở các ñơn vị thuộc Doanh


4
nghiệp…) mà mức ñộ phân cấp quản lý thể hiện qua các mặt trên ñược xác
ñịnh khác nhau trong mỗi Doanh nghiệp.
Tác giả ñã phân tích mối quan hệ giữa phân cấp quản lý và kế toán
trách nhiệm: Việc ñầu tiên trong quá trình thực hiện kế toán trách nhiệm là
phải hình thành các trung tâm trách nhiệm. ðể trở thành một trung tâm trách
nhiệm thì ñơn vị, bộ phận ñó phải ñược phân cấp quản lý ở mức ñộ nhất ñịnh.
Qua phân cấp quản lý sẽ xác ñịnh rõ quyền hạn và trách nhiệm của ñơn vị, bộ
phận ñối với các hoạt ñộng thực hiện ở ñơn vị, bộ phận và ñây chính là cơ sở
cho việc hình thành trung tâm trách nhiệm. Còn ñối với một trung tâm trách
nhiệm cụ thể, phải dựa trên phân cấp quản lý ñể có cơ sở xác ñịnh các chỉ
tiêu ñánh giá trách nhiệm ñược ñúng ñắn, phạm vi ñánh giá trách nhiệm của
một trung tâm phải trên cơ sở nội dung phân cấp ñược xác ñịnh một cách rõ
ràng cho trung tâm ñó. Việc thực hiện ñầy ñủ kế toán trách nhiệm ñảm bảo
cho phân cấp quản lý phát huy ñược tốt hơn. Kế toán trách nhiệm ñược xem
như là một công cụ của phân cấp quản lý ñể thực hiện kiểm soát hoạt ñộng
của các ñơn vị ñược phân cấp quản lý.
PGS.TS Phạm Văn ðăng (2011) – “ Một số vấn ñề về kế toán trách
nhiệm ở các Doanh nghiệp niêm yết” ñã trình bày một số vấn ñề về kế toán
trách nhiệm.
Kế toán quản trị Doanh nghiệp là một bộ phận cấu thành quan trọng
của hệ công cụ quản lý kinh tế, tài chính và có vai trò quản lý, ñiều hành và
kiểm soát các hoạt ñộng kinh tế, tài chính trong Doanh nghiệp, cung cấp
thông tin ñể thực hiện mục tiêu quản trị nhằm ñạt ñược hiệu quả cao nhất, kế
toán quản trị sử dụng hệ thống kế toán trách nhiệm ñể phân loại cấu trúc tổ
chức thành các trung tâm trách nhiệm, trên cơ sở ñó ñánh giá kết quả của từng
bộ phận dựa trên trách nhiệm ñược giao cho bộ phận ñó.

Nhóm tác giả Anthony A.Atkinson, Rajiv. D.Banker, Robert S.Kaplan


5
and S.mark Young khẳng ñịnh: KTTN là một hệ thống kế toán có chức năng
thu thập, tổng hợp và báo cáo các dữ liệu kế toán có liên quan ñến trách
nhiệm của từng nhà quản lý riêng biệt trong một tổ chức, cung cấp thông tin
nhằm ñánh giá trách nhiệm và thành quả mỗi nhà quản lý tạo ra các báo cáo
chứa cả những ñối tượng có thể kiểm soát và không thể kiểm soát ñối với một
cấp quản lý.
PGS.TS Phạm Văn Dược, TS. Trần Văn Tùng (2011), trong cuốn Kế
toán quản trị, nhà xuất bản Lao ðộng, ñã trình bày về hệ thống báo cáo của
các trung tâm trách nhiệm.
Báo cáo trách nhiệm ñược thiết kế chứa ñựng những thông tin về các
dữ liệu tài chính theo các trung tâm trách nhiệm trong một tổ chức, và cho các
cấp quản lý khác nhau, thông qua việc tính những khoản doanh thu, chi phí
mà một nhà quản trị nào ñó có thể kiểm soát ñược với bộ phận mình. Tùy
theo trách nhiệm báo cáo của mỗi trung tâm mà hệ thống báo cáo trách nhiệm
ñược chia thành 4 nhóm tương ứng với bốn loại trung tâm trách nhiệm: báo
cáo trách nhiệm của trung tâm chi phí; báo cáo trách nhiệm của trung tâm
doanh thu; báo cáo trách nhiệm của trung tâm ñầu tư; báo cáo trách nhiệm của
trung tâm ñầu tư.
- Luận văn“ Nghiên cứu tìm hiểu thực trạng tổ chức hệ thống kế toán
trách nhiệm trong các tổng công ty xây dựng thuộc bộ giao thông vận tải”
của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Thúy năm 2013 nghiên cứu về Doanh nghiệp
hoạt ñộng trong lĩnh vực xây dựng.
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn ñề cơ bản của kế toán trách
nhiệm trong doanh nghiệp hoạt ñộng ngành hàng hải.
Về mặt thực tiễn: Với thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty, tác
giả ñã ñưa ra các giải pháp xây dựng hệ thống kế toán trách nhiệm tại ñơn vị

phù hợp với mô hình tổ chức, mục tiêu, chiến lược phát triển của Công ty.


6
Xây dựng ñược hệ thống báo cáo dự toán ứng với các trung tâm trách nhiệm
trong ñơn vị. ðưa ra quy trình lập báo cáo từ trung tâm chi phí ñến trung tâm
lợi nhuận và trung tâm ñầu tư tại Công ty. Hoàn chỉnh hệ thống thông tin
phục vụ xây dựng các chỉ tiêu báo cáo bộ phận ñánh giá trách nhiệm của các
trung tâm thống nhất trong toàn Công ty. Tuy nhiên, Các chỉ tiêu phân loại
chi phí xây lắp chưa ñầy ñủ, thích hợp cho việc tập hợp, phân tích theo các
tiêu thức phục vụ ñấu thầu và giao khoán; Các báo cáo kế hoạch sử dụng cho
việc ñánh giá kết quả mà chưa chú trọng vào hiệu quả công tác xây lắp.
- Luận văn “Tổ chức kế toán trách nhiệm tại VNPT Ninh Thuận” của
tác giả ðinh Thị Bích Thuận năm 2012 nghiên cứu KTTN tại Doanh nghiệp
hoạt ñộng lĩnh vực bưu chính viễn thông.
Về mặt lý luận: Tác giả ñã hệ thống hóa ñược cơ sở lý luận của kế
toán trách nhiệm, mô tả ñược thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty về
việc phân cấp quản lý tài chính, phân cấp công tác lập dự toán, phân cấp về
cung cấp sản phẩm, dịch vụ - thiết bị ñầu cuối.
Về mặt thực tiễn: ñánh giá thực trạng kế toán trách nhiệm tại Công ty:
Việc phân cấp quản lý tài chính tại ñơn vị ñã thực hiện nhưng chưa hình thành
nên các trung tâm trách nhiệm riêng biệt cho từng bộ phận; Công tác lập kế
hoạch tại ñơn vị chưa gắn trách nhiệm trong một tổ chức ñược phân quyền;
Hệ thống báo cáo thành quả ở ñơn vị chưa ñược thiết lập ñầy ñủ, chưa cung
cấp ñược thông tin cụ thể và chi tiết mức ñóng góp của từng bộ phận vào mục
tiêu chung của toàn ñơn vị.
- Luận văn “ Kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần bán lẻ kĩ thuật số
của công ty FPT” của tác giả Nguyễn Văn ðông năm 2012 ñã nghiên cứu
KTTN tại doanh nghiệp hoạt ñộng lĩnh vực bưu chính viễn thông.
Về mặt lý luận: Nghiên cứu của tác giả ñã hệ thống hóa ñược cơ sở lý

luận của kế toán trách nhiệm, mô tả ñược thực trạng kế toán trách nhiệm tại


7
Công ty về việc phân cấp quản lý tài chính, phân cấp công tác lập dự toán,
phân cấp về cung cấp sản phẩm.
Về mặt thực tiễn: Tác giả cũng ñã ñánh giá ñược thực trạng kế toán
trách nhiệm tại Công ty: Việc phân cấp quản lý tài chính tại ñơn vị ñã thực
hiện nhưng chưa hình thành nên các trung tâm trách nhiệm riêng biệt cho
từng bộ phận; Công tác lập kế hoạch tại ñơn vị chưa gắn trách nhiệm trong
một tổ chức ñược phân quyền; Hệ thống báo cáo thành quả ở ñơn vị chưa
ñược thiết lập ñầy ñủ, chưa cung cấp ñược thông tin cụ thể và chi tiết mức
ñóng góp của từng bộ phận vào mục tiêu chung của toàn ñơn vị. Tuy nhiên,
các giải pháp ñưa ra còn chung cho toàn Công ty, chưa ñưa ra giải pháp cụ thể
cho từng cấp chi nhánh, từng cửa hàng.
- Luận văn “ Kế toán trách nhiệm tại Công ty TNHH một thành viên
Cảng Quy Nhơn” của tác giả Nguyễn Văn ðông năm 2012 ñã nghiên cứu
KTTN tại doanh nghiệp hoạt ñộng ngành hàng hải.
Về mặt lý luận: Hệ thống hóa những vấn ñề cơ bản của kế toán trách
nhiệm trong doanh nghiệp hoạt ñộng ngành hàng hải.
Về mặt thực tiễn: Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện
chứng, phương pháp so sánh ñối chiếu giữa nhu cầu thông tin cho quản trị với
hệ thống dữ liệu cho quá trình lập báo cáo ñược sử dụng ñể xem xét việc vận
dụng kế toán quản trị. Qua ñó, tác giả ñã xây dựng các giải pháp nhằm hoàn
thiện kế toán trách nhiệm tại Cảng Quy Nhơn như: xác ñịnh các trung tâm
trách nhiệm phù hợp với phân cấp quản lý, hoàn thiện hệ thống thông tin dự
toán theo các trung tâm trách nhiệm, hoàn thiện hệ thống dữ liệu quản lý chi
phí sản xuất tại các trung tâm chi phí bằng cách xây dựng bộ mã hệ thống dữ
liệu quản lý chi phí sản xuất, thiết kế bảng nhập số liệu, thiết kế các bảng tổng
hợp chi phí theo yêu cầu quản lý phù hợp với ñặc ñiểm hoạt ñộng của Công

ty, hoàn thiện công tác ñánh giá thành quả tại các trung tâm trách nhiệm.


8
Bên cạnh những việc làm ñược thì luận văn vẫn còn những mặt hạn chế
là các giải pháp ñưa ra còn chung cho toàn Công ty, chưa ñưa ra giải pháp cụ
thể cho mỗi xí nghiệp hoạt ñộng ở mỗi lĩnh vực khác nhau.
Qua việc tìm hiểu và nghiên cứu, tác giả nhận thấy rằng vai trò kế toán
trách nhiệm ngày càng quan trọng và việc tổ chức công tác này tại Công ty cổ
phần phát triển xây dựng Tân Thành ðô nghiên cứu còn rất nhiều hạn chế.
Với ñề tài nghiên cứu “Kế toán trách nhiệm tại Công ty cổ phần phát triển xây
dựng Tân Thành ðô”, tác giả mong muốn sẽ tìm ra ñược những nội dung cần
xây dựng, những giải pháp ñể hoàn thiện hơn công tác kế toán trách nhiệm tại
công ty, giúp cho ñơn vị kiểm soát hiệu quả những chi phí cũng như kết quả
hoạt ñộng kinh doanh tốt hơn.


9
CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
TRONG DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ KẾ TOÁN TRÁCH NHIỆM
1.1.1. Khái niệm kế toán trách nhiệm
Trong doanh nghiệp, kế toán trách nhiệm là một công cụ ñược thiết lập
ñể ghi nhận, cung cấp thông tin về kết quả, hiệu quả hoạt ñộng của các bộ
phận, các ñơn vị trong doanh nghiệp ñể từ ñó ñánh giá, nối kết các bộ phận,
ñơn vị trong doanh nghiệp với mục tiêu chung của doanh nghiệp ñảm bảo cho
doanh nghiệp hoạt ñộng ñúng ñịnh hướng, trật tự và hiệu quả.
Sự phân chia một tổ chức thành các phòng ban hay các bộ phận giúp

cho việc quản lý của doanh nghiệp trở nên dễ dàng và hiệu quả hơn. ðể hỗ trợ
cho quản lý ño lường và kiểm soát kết quả bộ phận, kế toán quản trị vận
dụng hệ thống kế toán trách nhiệm ñể phân loại cấu trúc tổ chức thành các
trung tâm trách nhiệm, trên cơ sở ñó ñánh giá kết quả của từng bộ phận dựa
trên trách nhiệm ñược giao cho bộ phận ñó.
Mặc dù kế toán trách nhiệm ñã ñược nghiên cứu từ lâu nhưng ñến nay
vẫn chưa có một khái niệm thống nhất. Các nhà khoa học ñã ñưa ra những
quan ñiểm khác nhau, nhưng hầu hết ñều tập trung làm sáng tỏ những nội
dung của kế toán trách nhiệm.
Theo TS. Huỳnh Lợi (2009): “ Kế toán trách nhiệm trong một tổ chức
chính là thiết lập những quyền hạn, trách nhiệm của mỗi bộ phận, thành viên
và một hệ thống chỉ tiêu, báo cáo thành quả của mỗi bộ phận thành viên.”
[11]
Như vậy, kế toán trách nhiệm là một hệ thống thừa nhận mỗi bộ phận
trong một tổ chức có quyền chỉ ñạo và chịu trách nhiệm về những nghiệp vụ


10
riêng biệt về phạm vi quản lý của mình, họ phải xác ñịnh, ñánh giá và báo cáo
cho tổ chức, thông qua ñó cấp quản lý cao hơn sử dụng các thông tin này ñể
ñánh giá thành quả của các bộ phận trong tổ chức. Việc ño lường và ñánh giá
thành quả của mỗi bộ phận tạo ñiều kiện cho việc ñánh giá chất lượng hoạt
ñộng của nhà quản trị mỗi bộ phận, ñồng thời khuyến khích họ ñiều khiển
hoạt ñộng phù hợp với mục tiêu chung của tổ chức.
1.1.2. Bản chất, ñặc ñiểm của kế toán trách nhiệm
a. Kế toán trách nhiệm là một nội dung cơ bản của kế toán quản trị
Nhiệm vụ của các nhà quản trị là ñưa ra các quyết ñịnh mà các quyết
ñịnh ñó có khả năng ñảm bảo sự tồn tại và phát triển liên tục của tổ chức và
kiểm soát sự thực thi các quyết ñịnh ñó. Ngoài nguồn thông tin tài chính cung
cấp, các nhà quản trị vẫn cần thêm thông tin mang tính kiểm soát, dự báo,

chẳng hạn như doanh thu và chi phí phân chia theo bộ phận. Lúc này, KTTN
là một bộ phận của KTQT ñóng vai trò trong việc cung cấp thông tin cho nhà
quản trị.
Kế toán theo các trung tâm trách nhiệm là một công cụ ñể ñánh giá và
kiểm soát trong các tổ chức phân quyền, thông qua việc xác ñịnh các trung
tâm trách nhiệm và nhiệm vụ báo cáo của chúng. Kế toán trách nhiệm là cơ sở
ñể thực hiện quá trình kiểm soát của KTQT vì doanh thu và chi phí ñược tập
hợp và trình bày theo từng trung tâm trách nhiệm, qua ñó nhà quản trị dễ dàng
nhận biết ñược nguyên nhân gây nên những hậu quả bất lợi về tăng chi phí và
giảm doanh thu so với dự toán là thuộc trách nhiệm của bộ phận nào.
Kế toán trách nhiệm không chỉ ñảm bảo cung cấp các thông tin tài
chính và phi tài chính ñầy ñủ, rõ ràng về hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của
Doanh nghiệp mà còn xác ñịnh ñối tượng nào là người chịu trách nhiệm, bộ
phận nào có quyền kiểm soát với hoạt ñộng xảy ra. Như vậy, kế toán trách
nhiệm là một bộ phận của KTQT, về cơ bản cũng có ñầy ñủ nội dung của


11
KTQT, thực hiện ñầy ñủ chức năng của KTQT, thể hiện trách nhiệm của nhà
quản trị ở các bộ phận ñối với mục tiêu cuối cùng của tổ chức.
b. Kế toán trách nhiệm – một nhân tố trong hệ thống kiểm soát quản

Một hệ thống kiểm soát quản lý là sự hợp thành các phương pháp nhằm
thu thập và sử dụng thông tin ñể ra các quyết ñịnh về hoạch ñịnh và kiểm
soát, thúc ñẩy hành vi của người lao ñộng, ñánh giá việc thực hiện.
ðể xây dựng một hệ thống kiểm soát quản lý nhằm ñạt ñược mục tiêu
của tổ chức, trước hết nhà quản lý phải xây dựng chiến lược lâu dài cho ñơn
vị. Dựa trên chiến lược của ñơn vị và của từng bộ phận kinh doanh, ñơn vị ñề
ra mục tiêu cụ thể, và các mục tiêu này phải có mối liên quan chặt chẽ với
nhau cùng hỗ trợ nhau hướng ñến mục ñích chung của ñơn vị.

Nhà quản trị phải phân tích các hoạt ñộng của ñơn vị ñể từ ñó xác ñịnh
các bộ phận có nhiệm vụ cụ thể gì, chịu trách nhiệm chính về công việc gì,
công việc ñó có các khoản doanh thu, chi phí cụ thể nào, bộ phận nào là trung
tâm chi phí, trung tâm doanh thu hay trung tâm lợi nhuận… Từ việc phân tích
rõ ràng như vậy, hệ thống kế toán cũng sẽ ñược thiết kế sao cho có thể ñảm
bảo việc ghi chép phản ánh một cách ñầy ñủ, rõ ràng, riêng biệt các chỉ tiêu
của từng trung tâm.
Như vậy, hệ thống kế toán trách nhiệm ñược áp dụng ñể nhận rõ bộ
phận nào của tổ chức có trách nhiệm với từng mục tiêu, các ño lường việc
thực hiện, các chỉ tiêu cần ñạt ñược và thiết kế các báo cáo về các ño lường
này ở từng bộ phận trong tổ chức hoặc từng trung tâm trách nhiệm. Hầu hết
các trung tâm trách nhiệm có ña mục tiêu, nhưng chỉ có vài mục tiêu là thể
hiện nội dung tài chính, như dự toán hoạt ñộng, mục tiêu lợi nhuận hoặc danh
lợi ñầu tư, phụ thuộc vào việc phân loại tài chính của trung tâm.
Giám sát và báo cáo kết quả hoạt ñộng kinh doanh là một bộ phận quan


12
trọng trong hệ thống kiểm soát quản lý. Các nhà quản trị xác ñịnh các công
việc và ño lường việc thực hiện chúng có liên quan tới mục tiêu của tổ chức,
ñiều này ñược làm thông qua hệ thống báo cáo thực hiện. Báo cáo thực hiện
phải theo ñúng với mục tiêu của các nhà quản trị, cung cấp các hướng dẫn cho
nhà quản trị, thông ñạt mục tiêu và mức ñộ ñạt ñược của họ trong toàn bộ tổ
chức và cho phép tổ chức có thể tiên liệu và ñáp ứng ñược sự thay ñổi theo
thời gian.
c. Tính hai mặt của kế toán trách nhiệm và ảnh hưởng ñến thái ñộ
của nhà quản lý
Hệ thống kế toán trách nhiệm ñược thiết lập nhằm khuyến khích các
nhà quản trị trong tổ chức phân quyền hướng tới mục tiêu chung. Hệ thống
này cung cấp các chỉ tiêu, các công cụ, báo cáo làm cơ sở ñể ñánh giá thành

quả của các ñơn vị, bộ phận. Do ñó, KTTN ảnh hưởng trực tiếp ñến thái ñộ
của nhà quản trị các bộ phận.
Hệ thống KTTN gồm hai mặt là thông tin và trách nhiệm:
Thông tin
Nhà quản trị các cấp

Kế toán trách nhiệm
Trách nhiệm

Trong ñó, mặt thông tin có nghĩa là sự tập hợp, báo cáo, ñánh giá các
thông tin mang tính nội bộ về hoạt ñộng sản xuất kinh doanh của ñơn vị từ
cấp quản lý cấp dưới lên cấp quản lý cao hơn. Mặt trách nhiệm là việc quy
trách nhiệm cho nhà quản lý bộ phận về các sự kiện kinh tế tài chính xảy ra
tại bộ phận do họ quản lý. Nhà quản trị bộ phận phải có nhiệm vụ báo cáo lên
cấp quản lý cao hơn những thông tin về chi phí, lợi nhuận mà mình ñảm nhận
và giải trình từng sự kiện về kết quả tài chính mà mình có quyền kiểm soát.
Tùy thuộc vào việc sử dụng hai mặt này mà ảnh hưởng ñến thái ñộ nhà quản
trị khác nhau.


13
Khi hệ thống kế toán trách nhiệm quá nhấn mạnh ñến mặt ñánh giá
trách nhiệm của nhà quản trị sẽ ảnh hưởng ñến thái ñộ nhà quản trị theo chiều
hướng tiêu cực, thay vì tìm ra nguyên nhân và khắc phục sai phạm thì họ tìm
cách che ñậy sai phạm, ñối phó và hoài nghi về hệ thống kiểm soát, ñánh giá
của tổ chức và tìm cách phá vỡ hệ thống này. Như vậy, hệ thống KTTN
không hoàn thành mục tiêu ñã ñặt ra.
Nhưng khi hệ thống KTTN chú trọng ñến mặt thông tin thì sẽ ảnh
hưởng ñến thái ñộ nhà quản trị theo chiều hướng tích cực, họ sẽ giải thích
nguyên nhân dẫn ñến thành quả của bộ phận và tìm ra các biện pháp khắc

phục các mặt tiêu cực ñể thành quả của bộ phận ñược cải thiện hơn.
Do vậy, cần phải thấy rằng trọng tâm của KTTN là thông tin. Hệ thống
này chỉ ra ai là người có trách nhiệm giải thích từng sự kiện hoặc kết quả tài
chính ñặc biệt. Hệ thống KTTN phải cung cấp thông tin cho người có trách
nhiệm và người quản lý cấp cao hơn ñược nguyên nhân dẫn ñến thành của các
bộ phận, giúp nhà quản lý bộ phận hiểu ñược thành quả và mục tiêu chung
của cả tổ chức, thúc ñẩy họ nâng cao hiệu quả hoạt ñộng.
Vậy, khi vận dụng hệ thống KTTN, cần tập trung vào vai trò thông tin
của hệ thống, không quá nhấn mạnh ñến việc quy trách nhiệm mà xem việc
quy trách nhiệm là một yếu tố góp phần vào hiệu quả thông tin của hệ thống.
ðiều này sẽ ảnh hướng tích cực ñến hành vi và thái ñộ của nhà quản trị.
1.1.3. Vai trò của kế toán trách nhiệm trong Doanh nghiệp
Mục ñích của KTTN ñược thiết lập ñể ghi nhận, ño lường kết quả hoạt
ñộng của từng bộ phận trong việc thực hiện mục tiêu chung của toàn Doanh
nghiệp. ðể ñạt ñược mục tiêu chung, mỗi bộ phận phải nỗ lực thực hiện các
mục tiêu riêng lẻ do nhà quản trị cấp cao ñã phân quyền cho bộ phận của
mình. Việc ñánh giá thường dựa trên hai tiêu chí ñó là tính hiệu quả và tính
hiệu năng:


14
Tính hiệu quả (effectiveness): có ñược khi ñạt ñược mục tiêu ñề ra mà
chưa kể ñến việc sử dụng nguồn lực như thế nào. Hiệu quả ñược tính toán
bằng việc so sánh giữa kết quả ñạt ñược với mục tiêu ñề ra cho trung tâm
trách nhiệm ñó. Nói cách khác, ñánh giá hiệu quả chính là ño lường mức ñộ
hoàn thành mục tiêu của trung tâm trách nhiệm.
Tính hiệu năng (efficiency): là tỷ lệ giữa ñầu ra so với ñầu vào của
trung tâm trách nhiệm, hay có thể nói hiệu năng là tỷ lệ giữa kết quả thực tế
ñạt ñược so với nguồn lực thực tế mà trung tâm trách nhiệm ñã sử dụng ñể tạo
ra kết quả ñó.

Như vậy, ñể có thể xác ñịnh ñược hiệu quả và hiệu năng của các trung
tâm trách nhiệm phải lượng hóa ñược ñầu vào và ñầu ra của các TTTN. Trên
cơ sở ñó xác ñịnh ñược các chỉ tiêu cụ thể ñể ñánh giá kết quả hoạt ñộng của
từng trung tâm cụ thể. Việc ño lường thành quả hoạt ñộng của các TTTN sẽ
tạo ñiều kiện cho việc ñánh giá chất lượng hoạt ñộng của nhà quản trị các
trung tâm, cung cấp các ñộng cơ tích cực cho các nhà quản trị bộ phận hướng
tới mục tiêu chung.
1.2. PHÂN CẤP QUẢN LÝ TÀI CHÍNH – CƠ SỞ HÌNH THÀNH KẾ
TOÁN TRÁCH NHIỆM
1.2.1. Sự phân cấp quản lý
a. Khái niệm về sự phân cấp quản lý
Theo PGS.TS. Ngô Hà Tấn, TS. ðường Nguyễn Hưng (2013): “ Mỗi
ñơn vị, bộ phận ñược phân quyền gắn với trách nhiệm và quyền hạn nhất
ñịnh, từ ñó hình thành nên các cấp quản lý trong Doanh nghiệp ñược gọi là
phân cấp quản lý.” [7]
Nội dung phân cấp quản lý trong một DN thường ñược tập trung ở các
mặt chủ yếu sau:
- Phân cấp về quản lý, sử dụng các loại tài sản trong hoạt ñộng kinh doanh.


15
- Phân cấp về huy ñộng các nguồn vốn trong hoạt ñộng kinh doanh.
- Phân cấp về quản lý chi phí, doanh thu, thu nhập trong hoạt ñộng kinh
doanh.
- Phân cấp về phân phối kết quả hoạt ñộng kinh doanh và thực hiện
nghĩa vụ tài chính với ngân sách, với cấp trên.
Do vậy, tùy vào những ñiều kiện cụ thể của DN (chẳng hạn như quy
mô của DN và các ñơn vị trong cơ cấu tổ chức của DN, ñịa bàn bố trí các ñơn
vị và trình ñộ quản lý ở các ñơn vị của DN, trình ñộ và khả năng kết nối thông
tin giữa các ñơn vị trong nội bộ DN…) mà mức ñộ phân cấp quản lý thể hiện

qua các mặt trên ñược xác ñịnh khác nhau trong mỗi DN.
b. Tác ñộng của phân cấp quản lý
Hệ thống KTTN chỉ tồn tại, hoạt ñộng có hiệu quả nhất trong các tổ chức
phân quyền rõ ràng, ở ñó quyền ra quyết ñịnh và trách nhiệm ñược trải rộng
trong toàn tổ chức. Các cấp quản lý khác nhau ñược quyền ra quyết ñịnh và
chịu trách nhiệm với phạm vi quyền hạn và trách nhiệm của họ. Hoạt ñộng của
tổ chức gắn liền với hệ thống quyền hạn, trách nhiệm của tất cả các bộ phận,
thành viên. Khi quy mô, phạm vi, trình ñộ của các tổ chức ngày càng phát triển
thì sự phân cấp quản lý có những mặt tác ñộng tích cực và tiêu cực sau:
- Tác ñộng tích cực:
+ Sự phân cấp quản lý trải rộng việc quyết ñịnh cho nhiều cấp quản lý.
Ban quản lý cấp cao hơn không phải giải quyết các vấn ñề vụ việc xảy ra hàng
ngày, họ tập trung vào những việc hoạch ñịnh các chiến lược trung và dài hạn,
ñiều phối các hoạt ñộng của các bộ phận trong tổ chức, ñảm bảo việc thực
hiện các mục tiêu chung của DN.
+ Sự phân cấp quản lý còn giúp cho các nhà quản lý ở các cấp có sự
tương ñối trong ñiều hành công việc của mình, nâng cao kiến thức chuyên
môn, tăng khả năng ứng xử các tình huống ñể tăng tốc ñộ hoạt ñộng của mỗi


×