Tải bản đầy đủ (.pdf) (141 trang)

Nghiên cứu kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm toán báo cáo tài chính các công ty niêm yết do các công ty kiểm toán độc lập thực hiện

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 141 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CHÂU THỊ HIỆP

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHẬN DIỆN VÀ PHÁT HIỆN
GIAN LẬN TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT DO CÁC CƠNG TY
KIỂM TỐN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

CHÂU THỊ HIỆP

NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT NHẬN DIỆN VÀ PHÁT HIỆN
GIAN LẬN TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT DO CÁC CƠNG TY
KIỂM TỐN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN
Chun ngành: Kế toán
Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Người hướng dẫn khoa học: TS. Đoàn Thị Ngọc Trai


Đà Nẵng - Năm 2015


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu......................................................... 3
4. Phương pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài .............................................. 4
6. Kết cấu đề tài......................................................................................... 4
7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu............................................................... 5
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ THUẬT NHẬN DIỆN VÀ PHÁT
HIỆN GIAN LẬN TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO TÀI CHÍNH CÁC
CƠNG TY NIÊM YẾT DO CÁC CƠNG TY KIỂM TỐN ĐỘC LẬP
THỰC HIỆN .................................................................................................. 10
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY NIÊM YẾT ................................ 10
1.1.1. Khái niệm công ty niêm yết ................................................................ 10
1.1.2. Điều kiện niêm yết ............................................................................... 11
1.1.3. Báo cáo tài chính của cơng ty niêm yết .............................................. 13
1.1.4. Ảnh hưởng của thơng tin cơng bố trên Báo cáo tài chính đến người
sử dụng..................................................................................................................... 16
1.2. GIAN LẬN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ CÁC CƠNG TRÌNH
NGHIÊN CỨU VỀ GIAN LẬN ..................................................................... 18
1.2.1. Khái niệm gian lận ............................................................................... 18
1.2.2. Giới thiệu các thủ thuật gian lận trên BCTC ở các công ty niêm yết
trên thị trường chứng khốn ................................................................................... 19
1.2.3. Các cơng trình nghiên cứu về gian lận trên BCTC ............................ 21



1.3. KỸ THUẬT NHẬN DIỆN VÀ PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRONG KIỂM
TỐN BCTC CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT DO CÁC CƠNG TY KIỂM
TỐN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN ..................................................................... 23
1.3.1. Kỹ thuật nhận diện gian lận................................................................. 24
1.3.2. Kỹ thuật phát hiện gian lận.................................................................. 35
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ................................................... 41
2.1. KHẢO SÁT BẰNG BẢNG CÂU HỎI VÀ PHỎNG VẤN .................... 41
2.1.1. Khảo sát bằng bảng câu hỏi................................................................. 41
2.1.2. Phỏng vấn ............................................................................................. 46
2.2. NGHIÊN CỨU, PHÂN TÍCH, TỔNG HỢP TÀI LIỆU ......................... 47
CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................... 50
3.1. TỔNG HỢP KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ................................................. 50
3.1.1. Phương pháp thống kê ......................................................................... 50
3.1.2. Kết quả thu thập phiếu khảo sát .......................................................... 50
3.1.3. Đánh giá sơ bộ kết quả ........................................................................ 50
3.2. THỰC TRẠNG CÁC THỦ THUẬT GIAN LẬN TRÊN BCTC Ở CÁC
CƠNG TY NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHỐN VIỆT
NAM................................................................................................................ 51
3.2.1. Gian lận theo cách lợi dụng kẽ hở của chuẩn mực, chế độ kế toán. . 52
3.2.2. Đối với các thủ thuật gian lận theo cách vi phạm yêu cầu của chuẩn
mực, chế độ kế toán hiện hành ............................................................................... 61
3.3. THỰC TRẠNG VIỆC ÁP DỤNG KỸ THUẬT NHẬN DIỆN VÀ PHÁT
HIỆN GIAN LẬN TRONG KIỂM TỐN BCTC CÁC CƠNG TY NIÊM
YẾT DO CÁC CƠNG TY KIỂM TỐN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN .............. 65
3.3.1. Thực trạng việc áp dụng kỹ thuật nhận diện gian lận........................ 66
3.3.2. Thực trạng việc áp dụng kỹ thuật phát hiện gian lận......................... 69


CHƯƠNG 4. CÁC GỢI Ý TỪ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KỸ THUẬT
NHẬN DIỆN VÀ PHÁT HIỆN GIAN LẬN TRONG KIỂM TỐN

BCTC CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT DO CÁC CƠNG TY KIỂM TOÁN
ĐỘC LẬP THỰC HIỆN ............................................................................... 77
4.1. ĐỐI VỚI KỸ THUẬT NHẬN DIỆN GIAN LẬN .................................. 78
4.1.1. Kỹ thuật phân tích và xu hướng .......................................................... 78
4.1.2. Kỹ thuật phân tích các yếu tố bên ngồi và bên trong....................... 80
4.1.3. Mơ hình thuật tốn kết hợp 3 chỉ số Z –Score, P – Score, M – Score
.................................................................................................................................. 82
4.2. ĐỐI VỚI KỸ THUẬT PHÁT HIỆN GIAN LẬN ................................... 84
4.2.1. Gian lận theo hướng lợi dụng kẻ hở của chuẩn mực, chế độ kế toán85
4.2.2. Gian lận theo hướng vi phạm yêu cầu của chuẩn mực, chế độ kế toán
.................................................................................................................................. 88
KẾT LUẬN .................................................................................................... 94
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI
PHỤ LỤC


LỜI CAM ĐOAN

Tơi cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kỳ cơng trình nào khác.

Tác giả luận văn ký và ghi rõ họ tên

Châu Thị Hiệp


DANH MỤC TỪ, CỤM TỪ VIẾT TẮT
BCTC


Báo cáo tài chính

BCĐKT

Bảng cân đối kế toán

BCKQHĐKD

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh

BCLCTT

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ

BGĐ

Ban giám đốc

CSDL

Cơ sở dẫn liệu

CTCP

Cơng ty cổ phần

DN

Doanh nghiệp


GDCK

Giao dịch chứng khốn

HTK

Hàng tồn kho

HĐQT

Hội đồng quản trị

KTV

Kiểm toán viên

KSNB

Kiểm soát nội bộ

SPDD

Sản phẩm dở dang

SXKD

Sản xuất kinh doanh

TSCĐ


Tài sản cố định

TK

Tài khoản

UBCK

Ủy ban chứng khốn

UBND

Ủy ban nhân dân

ĐHCĐ

Đại hội cổ đơng


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Số hiệu

Tên bảng

bảng

Bảng 1.1 Điều kiện niêm yết chứng khoán tại các sở giao dịch

Trang

12-13

Bảng 1.2 Bảng đo lường các biến trong công thức Z – Score

31

Bảng 1.3 Bảng đo lường các biến trong công thức P –Score

32

Bảng 1.4 Bảng đo lường các biến trong công thức tính M -Score

33

Bảng 3.1

Bảng tổng hợp kết quả khảo sát cách thức thực hiện
gian lận

52

Bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức độ thực hiện gian
Bảng 3.2 lận theo hướng lợi dụng kẻ hở của chuẩn mực, chế độ

53

kế toán
Bảng 3.3

Bảng 3.4


Bảng 3.5

Bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức độ thực hiện gian
lận thơng qua các phép tính kế toán
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức độ thực hiện gian
lận thơng qua các phương pháp kế tốn
Bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức độ thực hiện gian
lận thông qua các giao dịch thực

53

58

59

Bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức độ thực hiện gian
Bảng 3.6

lận theo hướng vi phạm yêu cầu của chuẩn mực, chế độ

61

kế toán
Bảng 3.7

Bảng 3.8

Bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức độ thực hiện kỹ
thuật phân tích trong việc nhận diện gian lận

Bảng tổng hợp kết quả khảo sát mức độ thực hiện kỹ
thuật phân tích tỷ suất trong việc nhận diện gian lận

66

67


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thị trường chứng khốn được hình thành vào những năm đầu thế kỷ 20
và sự phát triển của nó vào thế kỷ 21 đem lại nguồn thu nhập dồi dào cho
những nhà đầu tư chuyên nghiệp, một kênh thu hút vốn đầu tư hiệu quả của
các cơng ty phát hành chứng khốn ra công chúng. Bất kỳ nhà đầu tư nào
tham gia “sân chơi” này đều mong muốn mình sẽ đầu tư vào đúng chỗ để có
thể cho lợi nhuận cao, nhưng để làm được điều này thì địi hỏi kênh thơng tin
mà các công ty niêm yết công bố phải thật sự chính xác. Nhu cầu cho và nhận
thơng tin, đặc biệt là các thơng tin tài chính ln giữ vai trị tối quan trọng.
Các nhà đầu tư, các chủ nợ, các cơ quan quản lý…, tất thảy đều dựa vào
thông tin tài chính để ra các quyết định kinh doanh. Do đó, tính minh bạch,
tính trung thực của thơng tin tài chính là u cầu tất yếu và đóng vai trị to lớn
trong việc ổn định thị trường chứng khoán cũng như ổn định xã hội.
Tuy nhiên trong những năm gần đây, do ảnh hưởng của khủng hoảng
kinh tế, lạm phát tăng kéo theo lãi suất ngân hàng tăng cao cộng thêm việc cắt
giảm đầu tư công và cắt giảm chi tiêu trong toàn bộ nền kinh tế đã làm cho
các DN trên thế giới nói chung và ở Việt Nam nói riêng phải đối mặt với rất
nhiều khó khăn. Đối với DN niêm yết, khó khăn cịn cao hơn gấp nhiều lần do
họ không những phải chịu sức ép của cạnh tranh, lợi nhuận kỳ vọng mà còn

chịu sức ép của việc giữ giá cổ phiếu, thu hút đầu tư. Do đó, khơng tránh khỏi
việc các DN này thực hiện những kỹ thuật gian lận làm đẹp BCTC để đạt
được mục tiêu mong muốn.
Thực tế trong thời gian qua, các kỹ thuật gian lận trên BCTC của công ty
niêm yết ngày càng tinh vi và trở thành một trong những chủ đề nóng bỏng,
thu hút nhiều hơn sự quan tâm của cơng chúng về tính trung thực và hợp lý


2

của BCTC. Người ta không chỉ bất ngờ về những tổn thất kinh tế do gian lận
gây ra mà còn bất ngờ cả về các phương pháp thực hiện gian lận.
Việc không phát hiện hoặc phát hiện chậm trễ các gian lận do nhiều
nguyên nhân, trong đó phải kể đến trách nhiệm của KTV và cơng ty kiểm
tốn độc lập. Do nghề nghiệp kiểm toán độc lập tại Việt Nam chỉ mới ra đời
trong khoảng hơn 20 năm, một khoảng thời gian khơng đủ dài để có một đội
ngũ KTV chuyên nghiệp với trình độ ngang tầm thế giới. Việc xem xét, đánh
giá và phát hiện gian lận còn tùy thuộc vào các yếu tố chủ quan như kinh
nghiệm và khả năng chun mơn, điều này thực sự khó khăn cho các KTV
mới vào nghề và các trợ lý kiểm tốn. Thêm vào đó, mơi trường pháp lý cho
ngành kiểm tốn đang từng bước xây dựng và hồn thiện nên vẫn còn nhiều
bất cập trong khi các thủ thuật gian lận thì ngày một tinh vi và có hệ thống. Vì
vậy, việc các kiểm tốn viên đặc biệt là các kiểm tốn viên mới vào nghề cần
phải tìm hiểu và nắm được các kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong
q trình kiểm tốn BCTC các cơng ty niêm yết là một chủ đề mang tính thời
sự nhằm nâng cao tính minh bạch, tính đáng tin cậy của thơng tin tài chính
trên BCTC. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề trên nên tôi đã chọn
đề tài “Nghiên cứu kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm tốn
báo cáo tài chính các cơng ty niêm yết do các cơng ty kiểm tốn độc lập thực
hiện” làm đề tài nghiên cứu của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài bao gồm:
- Khảo sát thực trạng gian lận trên BCTC các công ty niêm yết và các kỹ
thuật nhận diện, phát hiện gian lận trong kiểm tốn báo cáo tài chính các cơng
ty niêm yết do các cơng ty kiểm tốn độc lập thực hiện.


3

- Từ kết quả nghiên cứu, đưa ra những gợi ý về kỹ thuật nhận diện và
phát hiện gian lận trong kiểm tốn báo cáo tài chính các cơng ty niêm yết do
các cơng ty kiểm tốn độc lập thực hiện.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các kỹ thuật nhận diện và phát hiện
gian lận trong kiểm tốn báo cáo tài chính các cơng ty niêm yết do các cơng
ty kiểm tốn độc lập thực hiện.
Thuật ngữ “GIAN LẬN” được sử dụng ở đây có nghĩa là những hành vi
làm sai lệch thông tin, phản ánh không đúng đắn thực trạng tài chính của một
DN, ảnh hưởng đến quyết định của người sử dụng. Những hành vi này có thể
vi phạm hoặc lợi dụng kẽ hở của chuẩn mực, chế độ kế toán hiện hành.
b. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu các kỹ thuật nhận diện, phát hiện gian lận theo hướng
làm đẹp BCTC để thu hút đầu tư (bao gồm ghi tăng tài sản, tăng doanh thu,
giảm chi phí, giảm cơng nợ…để tăng lợi nhuận), không nghiên cứu kỹ thuật
phát hiện đối với gian lận theo kiểu làm giảm lợi nhuận để trốn thuế. Và chỉ
khảo sát các công ty niêm yết, ngoại trừ các ngân hàng, cơng ty chứng khốn
và cơng ty quản lý quỹ.
4. Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp nghiên cứu sau:

- Phương pháp thống kê mô tả để thu thập các dữ liệu sơ cấp về thực
trạng các thủ thuật gian lận cũng như các kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian
lận hiện nay trong kiểm tốn BCTC các cơng ty niêm yết trên thị trường
chứng khoán Việt Nam.


4

- Nghiên cứu tài liệu từ các nguồn dữ liệu thứ cấp là các cơng trình
nghiên cứu trước đây, những bài báo, tạp chí, tài liệu,... trong và ngồi nước
từ các chuyên gia trong ngành.
Phương pháp tiếp cận là tiến hành khảo sát thông qua các bảng câu hỏi
và phỏng vấn tập trung. Sau đó, các số liệu này được tổng hợp, xử lý và phân
tích nhằm đánh giá, kết luận và đưa ra các gợi ý về kỹ thuật nhận diện và phát
hiện gian lận trong kiểm toán BCTC các cơng ty niêm yết do các cơng ty
kiểm tốn độc lập thực hiện.
5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài
Về mặt khoa học, luận văn góp phần cung cấp một cái nhìn tồn diện
thực trạng gian lận trên BCTC công ty niêm yết cũng như kỹ thuật nhận diện
và phát hiện. Từ đó, đưa ra các hàm ý về kỹ thuật nhận diện và phát hiện đối
với các thủ thuật gian lận phổ biến trong kiểm tốn báo cáo tài chính các cơng
ty niêm yết do các cơng ty kiểm tốn độc lập thực hiện.
Về mặt thực tiễn, luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho các kiểm
toán viên, trợ lý kiểm toán đặc biệt là những người chưa có nhiều kinh
nghiệm thuộc các cơng ty kiểm tốn độc lập ở Việt Nam, cũng như cho những
ai quan tâm đến vấn đề gian lận trên báo cáo tài chính các cơng ty niêm yết.
Những hạn chế và thành công của đề tài sẽ là cơ sở và tài liệu tham khảo
cho hoạt động nghiên cứu về kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong
kiểm tốn BCTC các cơng ty niêm yết do các cơng ty kiểm tốn độc lập thực
hiện trong các nghiên cứu sau.

6. Kết cấu đề tài
Ngoài phần Mở đầu, Tài liệu tham khảo, Phụ lục, cấu trúc của luận văn
gồm: 4 chương, 10 tiết và 23 tiểu tiết.


5

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài, Tác giả nhận thấy nghiên cứu về Kỹ
thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm tốn BCTC các cơng ty niêm
yết do các cơng ty kiểm toán độc lập thực hiện là một trong những đề tài
nghiên cứu khơng mới nhưng chưa thật sự có nhiều cơng trình nghiên cứu
chun sâu về kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm toán BCTC
các cơng ty niêm yết do các cơng ty kiểm tốn độc lập thực hiện mà hầu hết
các nghiên cứu tập trung vào việc phân tích và lượng hố các nhân tố thuộc
tam giác gian lận của Cressey (1953) gồm: Cơ hội, áp lực, và thái độ. Từ đó,
dùng các cơng cụ thống kê như: chạy hồi quy logistic để cho ra mơ hình có
khả năng dự đốn cũng như nhận diện gian lận trên BCTC chứ chưa đưa ra
những kỹ thuật kiểm toán cụ thể để giúp các Kiểm toán viên có thể đối phó
với các loại gian lận phổ biến hiện nay và ở Việt Nam chưa từng có nghiên
cứu chuyên sâu chính thức nào về chủ đề này. Do đó, tham khảo cơ sở lý
thuyết và thực tiễn nghiên cứu về Kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận
trong kiểm toán BCTC là hết sức cần thiết trong thực hiện các nghiên cứu tại
Việt Nam.
Nhóm tác giả Chris E.Hogan, Zabihollah Rezaee, Richard A.Riley, Jr.,
and Uma K. Velury (2009) có bài nghiên cứu Tổng hợp các tài liệu nghiên
cứu chuyên sâu về Gian lận Báo cáo tài chính. Bài viết đã tổng hợp các
nghiên cứu đã công bố, phân tích và đưa ra các kết quả chính như sau: Thứ
nhất, cung cấp một lượng các nghiên cứu đáng kể về các đặc trưng của các
cơng ty có gian lận và đưa ra các báo động đỏ "red flags" được sử dụng trong

SAS 82 và SAS 99 như một dấu hiệu nhận biết gian lận gồm: sức ép trong
việc phân tích dự báo, tăng trưởng nhanh và hiệu quả hoạt động kém sẽ làm
tăng khả năng gian lận trên BCTC; quản trị doanh nghiệp hiệu quả gồm hội
đồng quản trị, uỷ ban kiểm toán, hệ thống kiểm soát nội bộ, và kể cả kiểm


6

tốn viên bên ngồi cũng đóng vai trị trong việc giảm thiểu cơ hội gian lận.
Thứ hai, cung cấp bằng chứng về sự hữu ích của danh mục kiểm tra checklists được coi là một công cụ phát hiện gian lận; trong khi đó có một số
nghiên cứu hỗ trợ việc sử dụng danh mục kiểm tra như một công cụ quyết
định, và có nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng danh mục kiểm tra bất
thường trong đó kiểm toán viên thất bại trong việc mở rộng suy nghĩ của họ
vượt ra ngoài danh mục kiểm tra. Thứ ba, bài nghiên cứu đưa ra nghiên cứu
hỗ trợ nhu cầu của kiểm toán viên trong việc điều chỉnh kế hoạch và thủ tục
kiểm toán đối với động cơ các loại rủi ro cần được đánh giá là cao (ví dụ động
cơ việc thực hiện các khoản thu nhập cao như là sự tăng lên nhu cầu về vốn so
với quản lý động cơ các khoản thu nhập thấp và thiết lập tập tin dự phòng
cookie). Thứ tư, nghiên cứu cũng đưa ra bằng chứng cho thấy các kiểm tốn
viên khơng thực hiện các điều chỉnh đáng kể kế hoạch kiểm toán như là một
biểu hiện của việc đánh giá rủi ro gian lận cao. Thứ năm, nghiên cứu hỗ trợ
khai thác sâu hơn vào việc sử dụng các công cụ phát hiện gian lận khác như
phân tích hồi quy, sử dụng các thơng tin phi tài chính, phân tích kỹ thuật số,
và các mơ hình mạng nơ ron; dựa trên cơ sở các nguồn lực cần thiết kết hợp
với các công cụ phức tạp hơn được vận dụng vào việc kiểm toán liên tục. Thứ
sáu, nghiên cứu hỗ trợ nhận dạng khu vực có nguy cơ gia tăng gian lận báo
cáo tài chính như: việc ghi nhận doanh thu, các khoản trích trước đáng kể
hoặc khơng bình thường, và giao dịch với các bên liên quan,.... Từ đó thiết kế
các kỹ thuật kiểm toán để nhận diện và phát hiện gian lận ngoài các kỹ thuật
đã được đề cập trong các chuẩn mực kiểm tốn. Một lĩnh vực có hiệu quả của

các nghiên cứu trước đó đã được thực hiện liên quan đến các công cụ và kỹ
thuật để phát hiện gian lận như thủ tục phân tích, phân tích tỷ lệ, phân tích hồi
quy, và danh sách kiểm tra. Với sự ra đời của các công cụ dựa trên cơng nghệ
mới trong kiểm tốn, chẳng hạn như phần mềm khai thác dữ liệu - data


7

minging software, kiểm toán liên tục, và các phần mềm mơ hình nhận dạng pattern recognition software, khu vực rủi ro gian lận sẽ được yêu cầu kiểm tra
liên tục để kiểm tra hiệu quả của các công cụ mới trong việc phát hiện gian
lận. Các nhà nghiên cứu cũng có thể xác định các cơng cụ có hiệu quả ở các
giai đoạn khác nhau, chẳng hạn như việc sử dụng phân tích kỹ thuật số digital analysis ở các giai đoạn lập kế hoạch ban đầu. [31]
Năm 2013 các tác giả Ines Amara, Anis Ben Amara, Anis Jarboui có bài
nghiên cứu Phát hiện gian lận trên BCTC: Trường hợp các công ty của Pháp
sử dụng dữ liệu của 80 công ty Pháp thuộc bảng xếp hạng SBF 250 và trong
đó, 40 cơng ty được xem xét là đã gian lận trong giai đoạn 2001 - 2009. Sự
đánh giá mô hình thực nghiệm được đưa ra dựa trên phương pháp hồi quy
logistic, các nhân tố được đưa vào mơ hình thuộc nhóm động cơ và cơ hội của
tam giác gian lận (Cressey, 1953). Bên cạnh đó, bài nghiên cứu cũng vận
dụng nhiều lý thuyết kinh tế trong việc giải thích hành vi gian lận cũng như
hướng dẫn các kỹ thuật nhận diện gian lận. Kết quả của bài phân thích là đã
giải thích rằng chỉ tiêu ROA được sử dụng để nhấn mạnh với nhà quản lý và
đây là một nhân tố chính trong việc phát hiện gian lận trên báo cáo tài chính.
Hạn chế của đề tài là chưa đưa các nhân tố thuộc nhóm thái độ, cá tính vào
trong mơ hình hồi quy để tăng tính tin cậy của việc chạy hồi quy mơ hình;
ngồi ra, các số liệu được sử dụng trong bài nghiên cứu được các tác giả lấy
dựa trên các số liệu đã công bố bởi AMF và các tác giả không đảm bảo chắc
chắn rằng khơng có việc quản trị gian lận tại doanh nghiệp. [14]
Đặc biệt bài nghiên cứu của tác giả còn đề cập đến nghiên cứu việc ứng
dụng kết hợp các chỉ số tài chính trong việc nhận diện gian lận trên BCTC ở

các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán như: chỉ số Z - Score, P Score, M - Score. Các nghiên cứu về các chỉ số này mà tác giả cho rằng có
liên quan và lấy cơ sơ cho việc thực hiện đề tài nghiên cứu bao gồm:


8

Tác giả Nguyễn Trần Nguyên Trân (2014) với đề tài: "Nghiên cứu về sai
sót trong báo cáo tài chính của các cơng ty niêm yết trên thị trường chứng
khốn Việt Nam", Luận văn thạc sĩ kinh tế, Trường Đại học kinh tế , Đại học
Đà Nẵng. Luận văn đề cập và nêu thực trạng các sai sót trong BCTC của các
cơng ty niêm yết trên thị trường chứng khốn Việt Nam giai đoạn từ năm
2010-2012 và sử dụng mơ hình nghiên cứu của Beneish (1999) với chỉ số M Score trong việc dự đốn khả năng sai sót/ gian lận BCTC ở công ty niêm yết.
Ưu điểm của chỉ số M - Score là công cụ tốt để thực hiện dự đoán, dễ dàng
trong việc thực hiện. Nhưng nhược điểm của mơ hình Benish này là độ chính
xác chưa cao chỉ khoảng 50%. [9]
Nghiên cứu của tác giả Igor Pustylnick (2009) với đề tài: "Kết hợp các
thuật toán trong việc phát hiện các thao túng trong báo cáo tài chính". Tác giả
trình bày phương pháp mới trong việc phát hiện gian lận trên BCTC tại các
công ty đại chúng kết hợp với cơng thức tính tốn chỉ số Z - Score của
Altman. Bài nghiên cứu sử dụng dữ liệu BCTC của nhiều năm gần nhau trong
việc tính tốn các chỉ số và kết quả cho thấy rằng việc chỉ sử dụng đơn thuần
chỉ số Z - Score hoặc P - Score theo phương pháp mới thì xác suất dự đốn
đúng là 82,76% và việc sử dụng thuật toán kết hợp 3 chỉ số Z - Score, PScore, M - Score thì xác suất dự đốn đúng lên đến 96,55%. Do vậy, tác giả
đề xuất việc vận dụng thuật toán kết hợp 3 chỉ số này trong việc thực hiện
nhận diện gian lận trên BCTC công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán.
[23]
Qua việc tham khảo và nghiên cứu các tài liệu trên, Tác giả nhận thấy
việc nghiên cứu kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm tốn
BCTC các cơng ty niêm yết chưa thật sự được chú trọng và cụ thể hoá đối với
các loại gian lận phổ biến mà chỉ thực hiện chung chung. Các nghiên cứu tập

trung tìm hiểu về các nhân tố trong lý thuyết tam giác gian lận được đề xuất


9

bởi Cressey (1953) gây nên rủi ro gian lận được nêu ra trong chuẩn mực kiểm
toán quốc tế ISA 240, chuẩn mực Kiểm toán Mỹ SAS 99, chuẩn mực Kiểm
toán Việt Nam VSA 240 thông qua sử dụng các mô hình tốn học của các nhà
tốn học kinh tế kinh điển. Từ đó, đưa ra mơ hình tốn học giúp kiểm tốn
viên và các cơng ty kiểm tốn có thể dự báo khả năng gian lận trên BCTC. Kế
thừa và phát huy các nghiên cứu trước đó về thao túng, gian lận trên BCTC
cũng như các kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm tốn BCTC
các cơng ty niêm yết. Kết hợp với việc kế thừa bài nghiên cứu khoa học
“Nghiên cứu thực trạng gian lận trên BCTC của công ty niêm yết tại Việt
Nam và Kỹ thuật nhận diện, phát hiện gian lận của Kiểm toán viên độc lập”
của chính tác giả và cộng sự (2013), tác giả quyết định thực hiện đề tài
“Nghiên cứu kỹ thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm tốn BCTC
các cơng ty niêm yết do các cơng ty kiểm toán độc lập thực hiện" làm luận
văn tốt nghiệp. Với những nét mới là tập trung nghiên cứu về các kỹ thuật
kiểm toán giúp các kiểm toán viên đối phó với các thủ thuật gian lận phổ biến
hiện nay trên thị trường chứng khốn Việt Nam. Từ đó, đưa ra các gợi ý về kỹ
thuật nhận diện và phát hiện gian lận trong kiểm tốn BCTC các cơng ty niêm
yết do các cơng ty kiểm tốn độc lập thực hiện. Những nghiên cứu trên mà tác
giả đề cập là cơ sở lý thuyết và thực tiễn quan trọng để thực hiện nghiên cứu
này.


10

CHƯƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ KỸ THUẬT NHẬN DIỆN VÀ PHÁT
HIỆN GIAN LẬN TRONG KIỂM TỐN BÁO CÁO
TÀI CHÍNH CÁC CƠNG TY NIÊM YẾT DO CÁC CƠNG TY
KIỂM TỐN ĐỘC LẬP THỰC HIỆN
1.1. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM CÔNG TY NIÊM YẾT
1.1.1. Khái niệm công ty niêm yết
Theo Điều 4, Luật Doanh nghiệp Việt Nam – năm 2005 thì Cơng ty là tổ
chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký
kinh doanh theo quy định của luật pháp nhằm thực hiện các hoạt động kinh
doanh [8]. Còn theo từ điển Bách khoa Việt Nam, Công ty là Doanh nghiệp
do nhiều thành viên góp vốn cùng chia lợi nhuận, hoặc cùng chịu lỗ tương
ứng với phần vốn góp.
Như vậy, Cơng ty được hiểu là một tổ chức của một hoặc nhiều cá nhân,
pháp nhân tiến hành hoạt động kinh doanh theo quy định của pháp luật vì một
mục tiêu chung nào đó.
Niêm yết chứng khốn là việc đưa các chứng khốn có đủ điều kiện vào
giao dịch tại Sở giao dịch chứng khoán hoặc Trung tâm giao dịch chứng
khoán – Điều 6 – Luật Chứng khốn Việt Nam.
Cơng ty niêm yết là Cơng ty có các cổ phần được ghi trên thị trường
chính của sở giao dịch chứng khốn – Từ điển thuật ngữ thị trường chứng
khốn Anh – Việt. Ngồi ra, theo Chuẩn mực kiểm soát chất lượng số 220
(VSA 220) cũng quy định rõ: “Tổ chức niêm yết là pháp nhân có cổ phần, cổ
phiếu hoặc các cơng cụ nợ được chào bán hoặc niêm yết trên sàn giao dịch
chứng khoán hoặc được giao dịch theo các quy định của sàn giao dịch chứng
khoán hoặc các định chế khác tương tự”.


11


Tóm lại, Cơng ty niêm yết là Cơng ty có chứng khoán (cổ phiếu hoặc
trái phiếu) được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán hoặc trung tâm giao
dịch chứng khoán.
1.1.2. Điều kiện niêm yết
Theo điều 25 Luật Chứng khoán, một công ty chỉ được gọi là công ty
niêm yết khi thỏa mãn tất cả những điều kiện sau:
- Là cơng ty cổ phần.
- Có vốn điều lệ từ 30 tỷ VND trở lên.
- Có cổ phiếu được niêm yết tại Sở GDCK hoặc Trung tâm GDCK.
- Cổ phiếu được tối thiểu 100 nhà đầu tư nắm giữ không kể nhà đầu tư
chuyên nghiệp là các tổ chức tài chính và u cầu 100 cổ đơng nắm giữ ít nhất
20% cổ phiếu có quyền biểu quyết.
- Cơng ty niêm yết trên Sở GDCK yêu cầu ban lãnh đạo phải nắm giữ
100% cổ phiếu trong 6 tháng đầu tiên và 50% trong 6 tháng tiếp theo kể từ
ngày niêm yết.
- Phải có lãi 2 năm trước khi niêm yết và trong thời gian niêm yết không
được lỗ liên tục 3 năm. Nếu báo lỗ liên tục 3 năm sẽ bị hủy niêm yết.
Từ những điều kiện niêm yết được quy định tại luật Chứng khốn thì
hoạt động của CTNY cịn tn thủ các văn bản dưới Luật thi hành, và phải
đáp ứng một số điều kiện nhất định để được đăng ký niêm yết trên 2 sở giao
dịch chứng khoán: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) và Sở giao dịch
chứng khốn TP Hồ Chí Minh (HoSe) được quy định ở nghị định số
58/2012/NĐ-CP, Nghị định quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật chứng khoán và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật
chứng khoán.


12

Bảng 1.1. Điều kiện niêm yết chứng khoán tại các sở giao dịch

Chỉ tiêu
Vốn điều lệ đã góp tại thời

Niêm yết cổ phiếu tại

Niêm yết cổ phiếu

HOSE

tại HNX

Tối thiểu 120 tỷ đồng

Tối thiểu 30 tỷ đồng

Ít nhất 2 năm

Ít nhất 1 năm

điểm đăng ký niêm yết
Hoạt động dưới hình thức
Cơng ty cổ phần (trừ
doanh nghiệp nhà nước cổ
phần hóa)
Tỷ suất lợi nhuận trên vốn

Tối thiểu 5%

chủ sở hữu (ROE) năm gần
nhất

Hoạt động kinh doanh năm 2 năm liền trước phải có
liền trước
Nợ q hạn

Khơng u cầu

lãi
Khơng có khoản nợ phải trả q hạn trên một
năm

Lỗ lũy kế

Khơng có lỗ lũy kế tính đến thời điểm đăng ký
niêm yết

Tỷ lệ sở hữu

Tối thiểu 20% cố phiếu Tối thiểu 15% cố
có quyền biểu quyết của phiếu có quyền biểu
Cơng ty do ít nhất 300 quyết của Công ty do
cổ đông không phải cổ ít nhất 100 cổ đơng
đơng lớn nắm giữ, trừ không phải cổ đông
trường

hợp

doanh lớn

nắm


giữ,

trừ

nghiệp nhà nước chuyển trường

hợp

doanh

đổi thành Công ty cổ nghiệp

nhà

nước

phần theo quy định của chuyển

đổi

thành


13

Thủ tướng Chính phủ

Cơng ty cổ phần theo
quy định của Thủ
tướng Chính phủ


Cam kết của cổ đơng nội Cổ đơng là cá nhân, tổ chức có đại diện sở hữu
bộ

là thành viên Hội đồng quản trị, Ban kiểm soát,
Giám đốc (Tổng Giám đốc), Phó giám đốc (Phó
Tổng Giám đốc) và kế tốn trưởng của Cơng ty;
cổ đơng lớn là người có liên quan với thành viên
Hội đồng quản trị, Ban kiểm sốt, Giám đốc
(Tổng Giám đốc), Phó Giám đốc (Phó Tổng
Giám đốc) và Kế tốn trưởng của Cơng ty phải
cam kết nắm giữ 100% số cổ phiếu do mình sở
hữu trong thời gian 06 tháng kể từ ngày niêm yết
và 50% số cổ phiếu này trong thời gian 06 tháng
tiếp theo, khơng tính chỉ số cổ phiếu thuộc sở
hữu Nhà nước do các cá nhân trên đại diện nắm
giữ
(Nguồn: Nghị định số 58 Chính phủ, 2012)
Vì vậy, có thể thấy 1 cơng ty, để có thể trở thành cơng ty niêm yết không

phải là chuyện dễ dàng và khi đã được niêm yết thì việc làm thế nào để khơng
bị hủy niêm yết lại cịn khó khăn hơn.
1.1.3. Báo cáo tài chính của cơng ty niêm yết
Cơng ty niêm yết có thể cơng bố thơng tin qua nhiều phương tiện như
các BCTC, trang thơng tin điện tử, báo chí, truyền hình và nhiều kênh thơng
tin khác. Trong các phương tiện kể trên, BCTC được xem là phương tiện cung
cấp thông tin toàn diện nhất bởi BCTC là tài liệu về tình hình tài chính, tình
hình kinh doanh và các luồng tiền của một DN nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý



14

của chủ DN và các nhu cầu hữu ích của những người sử dụng trong việc đưa
ra các quyết định kinh tế.
Giống như những loại hình DN khác, việc lập và công bố thông tin trên
BCTC của công ty niêm yết cũng phải tuân thủ theo các quy định của chế độ
kế tốn do bộ tài chính ban hành (theo thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày
22/12/2014 và thông tư số 52/2012/TT-BTC hướng dẫn, bổ sung). Tuy nhiên,
khác với các DN thông thường chỉ công bố BCTC năm, công ty niêm yết cịn
phải lập và cơng bố BCTC bán niên và BCTC theo từng quý, cụ thể như sau:
a. BCTC năm
BCTC năm của cơng ty niêm yết phải được kiểm tốn bởi tổ chức kiểm
toán được UBCK Nhà nước chấp thuận kiểm toán cho tổ chức niêm yết và
được Đại hội đồng cổ đông hoặc HĐQT (trong trường hợp Đại hội đồng cổ
đông ủy quyền cho HĐQT) lựa chọn.
- Thời hạn công bố: chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày tổ chức kiểm toán
độc lập ký Báo cáo kiểm toán. Thời hạn công bố thông tin BCTC năm không
quá 90 ngày kể từ ngày kết thúc năm tài chính.
- Nội dung cơng bố bao gồm:
(1) Bảng cân đối kế tốn (BCĐKT)
(2) Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh (BCKQHĐKD)
(3) Báo cáo lưu chuyển tiền tệ (BCLCTT)
(4) Thuyết minh BCTC và phụ lục liên quan
(5) Báo cáo kiểm toán của tổ chức kiểm tốn
(6) Giải trình liên quan đến các số liệu tài chính do cơng ty phải cơng bố
thơng tin theo quy định của pháp luật khác với số liệu tại BCTC năm được
kiểm tốn (nếu có)
(7) Giải trình về ý kiến ngoại trừ/lưu ý của KTV (nếu có)
(8) Điều chỉnh hồi tố BCTC (nếu có).



15

b. BCTC bán niên (6 tháng đầu năm tài chính)
BCTC bán niên phải được soát xét bởi tổ chức kiểm tốn được chấp
thuận theo chuẩn mực kiểm tốn về cơng tác soát xét BCTC và được chọn để
kiểm toán BCTC năm của công ty niêm yết.
- Thời hạn công bố: trong vòng 5 ngày làm việc kể từ ngày tổ chức kiểm
toán được chấp thuận ký báo cáo soát xét. Thời hạn công bố thông tin không
quá 45 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính. Trường hợp công
ty niêm yết phải lập BCTC hợp nhất, báo cáo tổng hợp thì thời hạn cơng bố là
60 ngày kể từ ngày kết thúc 6 tháng đầu năm tài chính.
- Nội dung cơng bố:
Các tài liệu từ (1) đến (4) theo BCTC năm.
(5) Báo cáo soát xét
(6) Giải trình liên quan đến các số liệu tài chính do công ty phải công bố
thông tin theo quy định của pháp luật khác với số liệu tại BCTC được kiểm
toán (nếu có)
(7) Giải trình về các ý kiến ngoại trừ/lưu ý của KTV (nếu có)
(8) Điều chỉnh hồi tố BCTC (nếu có).
c. BCTC q
- Thời hạn cơng bố: trong vịng 20 ngày kể từ ngày kết thúc quý. Trường
hợp công ty niêm yết phải lập báo cáo hợp nhất, báo cáo tổng hợp thì thời hạn
cơng bố là 45 ngày kể từ ngày kết thúc quý.
- Nội dung công bố:
Các tài liệu từ (1) đến (4) theo BCTC năm.
(5) Giải trình chênh lệch lợi nhuận sau thuế thu nhập giữa kỳ báo cáo so
với cùng kỳ năm ngoái từ 10% trở lên, hoặc kết quả kinh doanh trong quý bị
lỗ.



16

(6) Giải trình liên quan đến các số liệu tài chính do cơng ty phải cơng bố
thơng tin theo quy định của pháp luật khác với số liệu tại BCTC được kiểm
tốn (nếu có).
1.1.4. Ảnh hưởng của thơng tin cơng bố trên Báo cáo tài chính đến
người sử dụng
Minh bạch hóa thơng tin trên thị trường chứng khốn là một trong những
nhân tố quan trọng nhất để giúp thị trường chứng khốn phát triển. Cơng bố
thơng tin nói chung và thơng tin trên BCTC nói riêng chính là phương thức để
thực hiện quy trình minh bạch của DN nhằm đảm bảo tất cả mọi người đều có
thể tiếp cận thơng tin một cách công bằng và đồng thời.
Đối với công chúng quan tâm, nhu cầu tất yếu là tìm hiểu và phân tích
các thơng tin tài chính của DN thơng qua BCTC. Các nhà quản lý DN sử
dụng BCTC để đánh giá năng lực thực hiện, xác định các vấn đề cần phải xử
lý để đưa ra các đối sách kinh doanh phù hợp. Các cổ đông cần BCTC để theo
dõi các khoản vốn đầu tư của mình được quản lý và sinh lợi ra sao. Các nhà
đầu tư thông qua BCTC để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Các chủ nợ, nhà cung ứng
tìm hiểu thơng tin về khả năng thanh tốn của cơng ty mà họ đang giao dịch…
Do đó, bất cứ cơng ty niêm yết nào cũng mong có được BCTC đẹp. Một
BCTC đẹp sẽ đem đến cho cơng ty rất nhiều lợi ích: Giữ hoặc nâng giá cổ
phiếu, thu hút các nhà đầu tư để huy động vốn, gây ảnh hưởng đến các nhà
cung cấp và khách hàng, tránh vi phạm hoặc đáp ứng các điều khoản hợp
đồng vay, tăng thù lao hoặc các điều khoản thưởng, đề bạt cho Giám
đốc..v..v..Tuy nhiên, trong thời buổi nền kinh tế khó khăn như hiện nay, với
sự sụp đổ của khoảng 50.000 DN vào năm 2011, thị trường chứng khốn vẫn
đang nằm trong tình trạng ảm đạm, người giao dịch thưa thớt, để có được một
BCTC khả quan là điều hết sức khó khăn. Hơn nữa, những kỳ vọng của cổ
đông và để tránh bị hủy niêm yết do báo lỗ 3 năm liên tiếp cũng gây áp lực rất



17

lớn cho cơng ty. Do đó, khơng tránh khỏi việc các tổ chức niêm yết thực hiện
nhiều chiêu trò gian lận nhằm làm đẹp BCTC.
Mặc dù hiện nay có những yêu cầu công bố thông tin cụ thể và nghiêm
ngặt đặt ra cho các đơn vị niêm yết nhằm ngăn chặn những ảnh hưởng to lớn
từ các hành vi che giấu thơng tin, gian lận có thể xảy ra và để duy trì cơ chế
giám sát hiệu quả từ các bên có liên quan nhưng các cơng ty niêm yết, bằng
cách này hay cách khác, vẫn có những thủ thuật tinh vi để khai báo thông tin
không trung thực, với mục đích đánh lừa nhà đầu tư.
Chính vì vậy, chỉ cần một sự trình bày thiếu trung thực hoặc khơng công
bố đầy đủ thông tin trên BCTC sẽ ảnh hưởng đến rất nhiều bên, gây ra những
quyết định sai lầm từ người sử dụng BCTC và thậm chí làm xáo trộn, lũng
đoạn thị trường chứng khốn, gây khó khăn cho công tác phát triển và quản lý
của Nhà nước.
Đơn cử vụ việc gian lận trên BCTC bị phát giác muộn đã gây xôn xao dư
luận trong những năm vừa qua ở CTCP Dược Viễn Đơng (mã chứng khốn
DVD).[43]
DVD là một DN kinh doanh dược phẩm. Nhờ những thủ thuật gian lận
hết sức tinh vi mà DN này đã qua mặt cả cơng ty kiểm tốn, thể hiện một
BCTC khả quan, có chỉ số EPS cao nhất nhì trong ngành vào các năm 2010
và 2011. Rất nhiều nhà đầu tư trên thị trường chứng khốn Việt Nam lúc đó
đổ xơ mua cổ phiếu DVD mà không hay biết rằng những số liệu trên BCTC
đều là “ảo”. Không lâu sau, vụ việc vỡ lỡ, Dược Viễn Đông sụp đổ, giám đốc
bị bắt giam và hàng ngàn nhà đầu tư trở thành tay trắng, dẫn đến tình trạng
ảm đạm trên thị trường chứng khoán và gây bức xúc trong xã hội một thời
gian dài.
Tóm lại, việc cơng bố thơng tin khơng chính xác, kịp thời có hậu quả rất

nghiêm trọng, khơng chỉ làm mất niềm tin của cơng chúng đầu tư mà cịn gây


×