Tải bản đầy đủ (.pdf) (122 trang)

Phân tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lương thực thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.83 MB, 122 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
----------

PHẠM QUANG TUẤN

PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN
LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN

Đà Nẵng – Năm 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
----------

PHẠM QUANG TUẤN

PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN
LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM

Chuyên ngành: KẾ TOÁN
Mã số: 60.34.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ KẾ TOÁN



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS. ĐƢỜNG NGUYỄN HƢNG

Đà Nẵng – Năm 2016


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
ai công bố trong bất kì công trình nào khác
Tác giả luận văn

PHẠM QUANG TUẤN


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Kí hiệu
CBLTTP

Diễn giải
Chế biến lƣơng thực thực phẩm

TTCK

Thị trƣờng chứng khoán

BCTC

Báo cáo tài chính


HOSE

Sở giao dịch chứng khoán TP. Hồ Chí Minh

HNX

Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

SGDCK

Sở giao dịch chứng khoán

PSSSTĐ

Phƣơng sai sai số thay đổi


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ................................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu...................................................................................... 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 3
5. Bố cục đề tài .................................................................................................. 4
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu....................................................................... 4
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH
CỦA DOANH NGHIỆP ............................................................................... 12
1.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP ............................ 12
1.1.1. Khái quát chung về rủi ro .................................................................. 12
1.1.2. Nguyên nhân gây nên rủi ro .............................................................. 13

1.2. PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH NGHIỆP ................ 16
1.2.1. Các quan điểm về phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp ........ 16
1.2.2. Ý nghĩa của nhận diện rủi ro tài chính trong doanh nghiệp .............. 19
1.3. CÁC CHỈ TIÊU PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA DOANH
NGHIỆP .......................................................................................................... 20
1.3.1. Phân tích qua độ biến thiên ............................................................... 20
1.3.2. Phân tích qua các chỉ tiêu hệ số khả năng thanh toán ....................... 23
1.3.3. Phân tích qua các chỉ tiêu đòn bẩy tài chính và khả năng trả nợ lãi
vay ............................................................................................................... 25
1.4. ẢNH HƢỞNG CỦA CÁC YẾU TỐ ĐẾN RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA
CÁC DOANH NGHIỆP ................................................................................. 26
1.4.1. Ảnh hƣởng của các yếu tố đến sự biến thiên khả năng sinh lời vốn
chủ sở hữu của doanh nghiệp ...................................................................... 26
1.4.2. Ảnh hƣởng của các yếu tố đến khả năng thanh toán của doanh nghiệp
..................................................................................................................... 31


KẾT LUẬN CHƢƠNG 1 .............................................................................. 36
CHƢƠNG 2. PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH
NGHIỆP NGÀNH CHẾ BIẾN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM NIÊM
YẾT TRÊN THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ................... 37
2.1. GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH CHẾ BIẾN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM
VIỆT NAM ................................................................................................... 37
2.1.1. Tổng quan chung về ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm Việt Nam
..................................................................................................................... 37
2.1.2. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp
ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm giai đoạn 2010-2014 ...................... 38
2.2. PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH CHẾ BIẾN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .................................................... 41

2.2.1. Phân tích tình hình sử dụng nợ của các doanh nghiệp ngành chế biến
lƣơng thực thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam .... 41
2.2.2. Phân tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lƣơng
thực thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam .............. 44
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2 .............................................................................. 51
CHƢƠNG 3. XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC YẾU TỐ
ẢNH HƢỞNG ĐẾN RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH CHẾ BIẾN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN
THỊ TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM ......................................... 52
3.1. ĐO LƢỜNG RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
NGÀNH CHẾ BIẾN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ
TRƢỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM .................................................... 52
3.2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU ...................................................................... 53
3.2.1. Các giả thuyết nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố đến sự biến
thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu ....................................................... 53
3.2.2. Các giả thuyết nghiên cứu ảnh hƣởng của các yếu tố đến khả năng
thanh toán .................................................................................................... 56


3.2.3. Mô hình nghiên cứu........................................................................... 59
3.2.4. Mô tả các biến trong mô hình............................................................ 60
3.2.5. Chọn mẫu và thu thập dữ liệu ........................................................... 61
3.2.6. Phƣơng pháp nghiên cứu ................................................................... 62
3.3. CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU ............................................................. 64
3.3.1. Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến sự biến thiên khả năng sinh lời
vốn chủ sở hữu............................................................................................. 64
3.3.2. Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán .................. 71
3.4. PHÂN TÍCH KẾT QUẢ ƢỚC LƢỢNG CỦA MÔ HÌNH ..................... 79
3.4.1. Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến sự biến thiên khả năng sinh lời
vốn chủ sở hữu............................................................................................. 80

3.4.2. Mô hình các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán .................. 81
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3 .............................................................................. 85
CHƢƠNG 4. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ NHẰM PHÒNG NGỪA VÀ HẠN
CHẾ RỦI RO TÀI CHÍNH .......................................................................... 86
4.1. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP NGÀNH CHẾ
BIẾN LƢƠNG THỰC THỰC PHẨM VIỆT NAM ....................................... 86
4.1.1. Xây dựng cơ cấu nguồn vốn hợp lý .................................................. 86
4.1.2. Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản .................................................... 87
4.1.3. Tăng cƣờng quản lý chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh............. 87
4.2. GIẢI PHÁP ĐỐI VỚI NHÀ NƢỚC VÀ CƠ QUAN CHỨC NĂNG .... 88
KẾT LUẬN CHƢƠNG 4 .............................................................................. 90
KẾT LUẬN .................................................................................................... 91
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................... 93
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
Bảng 2.1

Tên bảng
Tình hình sản xuất của ngành chế biến lƣơng thực
thực phẩm giai đoạn 2010-2014

Trang
39

Bảng 2.2


Chỉ số tiêu dùng thực phẩm - Số liệu và dự báo

40

Bảng 2.3

Giá trị xuất khẩu của một số mặt hàng chủ yếu

41

Tình hình sử dụng nợ của các doanh nghiệp ngành
Bảng 2.4

chế biến lƣơng thực thực phẩm niêm yết trên thị

42

trƣờng chứng khoán Việt Nam
Bảng 2.5

ROE và các chỉ tiêu liên quan

44

Bảng hệ số khả năng thanh toán của các doanh nghiệp
Bảng 2.6

ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm niêm yết trên


48

thị trƣờng chứng khoán Việt Nam
Bảng 3.1

Mô tả các yếu tố ảnh hƣởng đến sự biến thiên khả
năng sinh lời vốn chủ sở hữu

60

Bảng 3.2

Mô tả các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng thanh toán

61

Bảng 3.3

Mô tả thống kê các biến

64

Bảng 3.4

Mô tả hệ số tƣơng quan

65

Bảng 3.5


Bảng 3.6

Kết quả hồi quy độ lệch chuẩn ROE với các biến độc
lập
Kết quả hồi quy biến hệ số biến thiên ROE sau khi bỏ
biến

66

66

Bảng 3.7

Hệ số phóng đại VIF

68

Bảng 3.8

Kết quả kiểm định Breusch-Godfrey

69

Bảng 3.9

Kết quả kiểm định White

69

Bảng 3.10


Kết quả hồi quy theo phƣơng pháp FGLS

70


Bảng 3.11

Kết quả kiểm định White sau khi dùng phƣơng pháp
FGLS

71

Bảng 3.12

Mô tả thống kê các biến

71

Bảng 3.13

Mô tả ma trận tƣơng quan các biến

72

Bảng 3.14

Bảng 3.15
Bảng 3.16
Bảng 3.17


Kết quả hồi quy hệ số khả năng thanh toán hiện hành
với các biến độc lập theo FEM
Kết quả hồi quy hệ số khả năng thanh toán hiện hành
với các biến độc lập theo REM
Kiểm định Hausman
Kết quả hồi quy hệ số khả năng thanh toán hiện hành
với các biến độc lập theo REM sau khi bỏ biến thừa

73

74
74
75

Bảng 3.18

Kết quả mô hình GMM

77

Bảng 3.19

Kết quả kiểm định Arellano-Bond

77

Bảng 3.20

Hệ số phóng đại phƣơng sai VIF


78

Bảng 3.21

Kết quả phân tích thực nghiệm sự ảnh hƣởng của các
yếu tố đến rủi ro tài chính

79


DANH MỤC CÁC HÌNH VẼ VÀ ĐỒ THỊ

Số hiệu

Tên bảng

Trang

Hình 2.1

Sơ đồ cơ cấu ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm

38

Hình 2.2

Biến thiên của các chỉ tiêu liên quan đến ROE

45


Hình 2.3

Biến thiên ROE và các chỉ tiêu liên quan có ĐBTC < 1

46

Hình 2.4

Biến thiên ROE và các chỉ tiêu liên quan có ĐBTC > 1

47

Hình 2.5

Biến động các hệ số khả năng thanh toán

49

Hình 3.1

Mô hình đề xuất đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến sự
biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu

59

Hình 3.2

Mô hình đề xuất đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến
khả năng thanh toán hiện hành


59

Hình 3.3

Biểu đồ tần số Histogram của phần dƣ

67

Hình 3.4

Biểu đồ tần số Histogram khảo sát phân phối chuẩn
của phần dƣ (đối với mô hình hệ số khả năng thanh
toán hiện hành)

76


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam đang hội nhập vào sân chơi chung
của toàn cầu nhƣ hiện nay, đặt ra những cơ hội cũng nhƣ thách thức đan xen
lẫn nhau, chịu tác động của sự cạnh tranh và hội nhập của nền kinh tế thị
trƣờng, cho nên các doanh nghiệp luôn phải đối mặt với nhiều rủi ro. Vì vậy
mà vấn đề phân tích rủi ro của doanh nghiệp đã trở thành vấn đề thu hút đƣợc
sự quan tâm của mọi ngƣời và ngày càng trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết.
Đặc biệt, trong giai đoạn vừa qua nền kinh tế Việt Nam có sự biến động
to lớn về nhiều mặt ảnh hƣởng đến đa số ngành nghề kinh doanh, trong đó có

ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm. Đi từ suy thoái kinh tế nặng nề năm
2008, 2009 khi cuộc khủng hoảng kinh tế và lạm phát xảy ra, cho đến khi nền
kinh tế có dấu hiệu phục hồi trở lại. Theo nhận định của Bộ Công Thƣơng,
giai đoạn 2006 – 2010 đã ghi nhận đƣợc nỗ lực của ngành công nghiệp trong
việc chuyển dịch cơ cấu toàn ngành với cán cân nghiêng về công nghiệp chế
biến. Năm 2010 tỷ trọng công nghiệp chế biến chiếm hơn 80% trong tổng giá
trị sản xuất của ngành và cơ cấu hàng xuất khẩu cũng tăng hàm lƣợng chế
biến lên 40% so với năm 2009. Sang giai đoạn 2011-2015 công nghiệp chế
biến vẫn sẽ là điểm nhấn trong kế hoạch phát triển của ngành, với mục tiêu
tăng trƣởng bình quân của nhóm ngành công nghiệp chế biến đạt 9,88% và
tiếp tục phát triển theo hƣớng đẩy mạnh xuất khẩu.
Bên cạnh đó, với vấn đề thu hút FDI thì ngành chế biến lƣơng thực thực
phẩm đƣợc xem là ngành thu hút vốn FDI nhiều nhất và chiếm tỷ lệ đáng kể
sản lƣợng đầu ra của ngành công nghiệp nói chung và tổng sản phẩm quốc nội
(GDP) nói riêng, hằng năm luôn chiếm khoảng 15% GDP. Do đó, ngành chế
biến lƣơng thực thực phẩm đƣợc xem là một ngành công nghiệp trọng điểm


2

của đất nƣớc. Bên cạnh những sự phát triển đó, các doanh nghiệp ngành chế
biến lƣơng thực thực phẩm luôn phải đối đầu với những khó khăn và rủi ro
khó lƣờng trƣớc từ bản thân doanh nghiệp hay môi trƣờng kinh doanh nhƣ:
giá nguyên vật liệu chủ yếu phụ thuộc nhập khẩu, nhu cầu tiêu dùng không ổn
định, yêu cầu về chất lƣợng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm... Những điều
đó đã gây không ít khó khăn cho doanh nghiệp trong ngành từ doanh nghiệp
lớn cho đến những doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Trong điều kiện các doanh nghiệp phải đối mặt ngày càng nhiều với rủi
ro, bên cạnh việc phân tích hiệu quả để có thể xem xét, đánh giá một cách đầy
đủ, chính xác tình hình tài chính của doanh nghiệp thì việc đo lƣờng phân tích

các rủi ro để hạn chế tổn thất và phát huy hiệu quả đƣợc thế mạnh của ngành
là vấn đề cần đƣợc quan tâm và cần thiết hiện nay. Với ý nghĩa quan trọng
của việc phân tích rủi ro của doanh nghiệp và xuất phát từ thực tế nhƣ trên, tôi
đã chọn đề tài “Phân tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế
biến lương thực thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam”.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu hƣớng đến ba mục tiêu chính:
Thứ nhất, hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản nhất về rủi ro tài
chính và những yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp
ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam.
Thứ hai, phân tích, đánh giá và xây dựng mô hình các yếu tố ảnh hƣởng
đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lƣơng thực thực
phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Thứ ba, dựa trên các kết quả nghiên cứu để đƣa ra một số giải pháp
nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế
biến lƣơng thực thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.


3

3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Luận văn tập trung nghiên cứu những yếu tố
ảnh hƣởng đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lƣơng
thực thực phẩm.
Phạm vi nghiên cứu: Các doanh nghiệp ngành chế biến lƣơng thực thực
phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Phƣơng pháp thu thập thông tin:
Trên cơ sở các báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán từ năm 2010 – 2014

của 51 doanh nghiệp ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam, tác giả sẽ thu thập số liệu của các chỉ tiêu cần
thiết phục vụ cho việc nghiên cứu. Các số liệu này đƣợc thu thập chủ yếu từ
website của Công ty chứng khoán Bảo Việt bvsc.com.vn, website của Sở giao
dịch chứng khoán TP Hồ Chí Minh www.hsx.vn và của Sở giao dịch chứng
khoán Hà Nội www.hnx.vn.
Phƣơng pháp thực hiện:
Trong nghiên cứu này tác giả sử dụng phƣơng pháp định lƣợng, sử dụng
công cụ kinh tế lƣợng hồi quy để thực hiện ƣớc lƣợng, kiểm định mô hình và
từ đó xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tài chính của các doanh nghiệp
ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán
Việt Nam. Tác giả sử dụng phần mềm Eviews 8 để phân tích các số liệu thứ
cấp để xử lý số liệu.
Tài liệu sử dụng:
Tài liệu sơ cấp: Tài liệu thu thập từ các giáo trình, nghiên cứu đã đƣợc
công bố.
Tài liệu thứ cấp: Tài liệu thu thập từ 51 doanh nghiệp chế biến lƣơng
thực thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.


4

5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, luận văn đƣợc chia thành 4 chƣơng
gồm:
Chƣơng 1: Cơ sở lý luận về phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp.
Chƣơng 2: Phân tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế
biến lƣơng thực thực phẩm niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Chƣơng 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi
ro tài chính của các doanh nghiệp ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm niêm

yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam.
Chƣơng 4: Một số kiến nghị nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tài
chính.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc đã xuất bản các giáo trình, tài liệu có
liên quan đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Trong đó, các tác giả đã đề
cập đến những quan điểm khác nhau về khái niệm rủi ro tài chính doanh
nghiệp, việc phân tích những nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tài chính. Bên
cạnh các giáo trình, tài liệu nghiên cứu liên quan đến rủi ro tài chính, cho đến
nay thì đề tài nghiên cứu của các tác giả về phân tích rủi ro tài chính, đặc biệt
là đề tài phân tích rủi ro tài chính của các doanh nghiệp niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán tại Việt Nam vẫn chƣa đề cập nhiều. Sau đây là một số
đề tài nghiên cứu và bài báo có liên quan đến chủ đề của đề tài mà tác giả đã
tìm hiểu.
Đề tài: “Rủi ro tài chính đối với doanh nghiệp xuất - nhập khẩu Việt
Nam trong hội nhập kinh tế quốc tế và các biện pháp phòng ngừa” của tác giả
Nguyễn Thanh Tâm (2008) có nội dung nhƣ sau:
Tác giả tập trung vào việc tổng hợp các vấn đề lý luận về phân tích rủi ro
trong doanh nghiệp, dựa trên những cơ sở lý thuyết về rủi ro để nhận diện các


5

loại rủi ro ảnh hƣởng đến doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhƣ: rủi ro về giá cả,
hối đoái, lãi suất, rủi ro từ các hoạt động và giao dịch hợp đồng, đàm phán với
đối tác kinh doanh. Từ những thực trạng rủi ro tài chính của doanh nghiệp, tác
giả đã đƣa ra các dự báo, các giải pháp trong công tác quản trị rủi ro cho
doanh nghiệp xuất nhập khẩu nhƣ: xây dựng hệ thống quản lý theo tiêu chuẩn
thống nhất đối với rủi ro tài chính, cải thiện cơ chế xây dựng chính sách phù
hợp với thực tiễn, định hƣớng phát triển đa dạng và phát triển các kênh huy

động vốn.
Đề tài: “Quản trị rủi ro tài chính các doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ
thực vật” của tác giả Phan Văn Tròn (2011) có nội dung nhƣ sau:
Tác giả mới chỉ dừng lại ở phân tích và đánh giá thực trạng rủi ro tài
chính thông qua các biến lãi suất, giá cả, hối đoái, rủi ro từ các đối tác giao
dịch bằng cách dùng phƣơng pháp nghiên cứu định tính với việc phỏng vấn
sâu cán bộ quản trị doanh nghiệp ngành thuốc bảo vệ thực vật tại Việt Nam.
Từ đó đƣa ra một số kiến nghị với mục đích nâng cao quản trị rủi ro tài chính
đối với doanh nghiệp và Nhà nƣớc. Đề tài của tác giả chỉ đi sâu vào công tác
quản trị rủi ro tài chính, chứ cũng chƣa đi vào phân tích và xây dựng mô hình
các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tài chính của ngành thuốc bảo vệ thực vật
Việt Nam.
Đề tài:“Phân tích rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính tại Công ty cổ
phần Lâm đặc sản xuất khẩu Quảng Nam” của tác giả Nguyễn Thị Hải Yến
(2011) có nội dung nhƣ sau:
Tác giả đã tập trung nghiên cứu cơ sở lý luận và các nhân tố ảnh hƣởng
đến rủi ro kinh doanh và rủi ro tài chính của doanh nghiệp. Tác giả đã đi phân
tích rủi ro kinh doanh thông qua các chỉ tiêu nhƣ: đòn bẩy kinh doanh, mức
độ phân phối giữa chi phí biến đổi và chi phí cố định, phƣơng sai, độ lêch
chuẩn, hệ số biến thiên và các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro kinh doanh nhƣ:


6

sự biến đổi nhu cầu thị trƣờng, sự biến đổi giá bán, sự biến đổi giá cả và các
yếu tố đầu vào, khả năng thay đổi giá bán khi có sự thay đổi của giá đầu vào.
Tác giả đã phân tích rủi ro tài chính thông qua các chỉ tiêu nhƣ: độ biến
thiên của ROE, thông qua đòn bẩy tài chính, thông qua khả năng thanh toán,
thông qua độ nhạy cảm với lãi suất, biến động giá cả và tỷ giá và phân tích
các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tài chính nhƣ: rủi ro kinh doanh, tỷ lệ nợ, lãi

suất, tỷ giá, giá cả. Từ đó, tác giả đã đƣa ra các giải pháp nhằm kiểm soát các
rủi ro của công ty nhƣ: lựa chọn chính sách phù hợp để giảm bớt tỷ lệ nợ, phát
hành thêm cổ phiếu, huy động vốn trong nội bộ của công ty, hạn chế sự biến
động của chi phí lãi vay, sử dụng hiệu quả nguồn vốn của công ty, các giải
pháp nhằm giảm rủi ro về tỷ giá hối đoái.
Đề tài:”Phân tích rủi ro tài chính và rủi ro phá sản của các doanh
nghiệp thuộc nhóm ngành nhựa – bao bì niêm yết trên thị trường chứng
khoán Việt Nam” của tác giả Lê Thị Mỹ Dung (2013) có nội dung nhƣ sau:
Tác giả đã tổng hợp các vấn đề lý luận về phân tích rủi ro tài chính và rủi
ro phá sản. Dựa trên những cơ sở lý luận của mình, tác giả chỉ dừng lại ở mức
độ căn bản về việc tính các chỉ tiêu tài chính có liên quan đến rủi ro tài chính
và rủi ro phá sản, chứ chƣa đi sâu vào phân tích các nhân tố ảnh hƣởng. Theo
đó, tác giả phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tài chính dựa trên cơ sở
suy luận từ cách thức đo lƣờng chỉ tiêu ROE, các mối quan hệ giữa ROE với
các yếu tố có liên quan trong quá trính quản lý, quá trình sử dụng vốn của
doanh nghiệp.
Cụ thể, phân tích rủi ro tài chính thông qua chỉ tiêu sự biến thiên khả
năng sinh lời vốn chủ sở hữu của 22 doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì niêm
yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam, với việc phân chia doanh nghiệp ra
thành hai nhóm dựa vào đòn bẩy tài chính và phân tích các nhân tố ảnh hƣởng
đến sự biến thiên khả năng sinh lời vốn chủ sở hữu nhƣ: quy mô doanh


7

nghiệp, mức độ đầu tƣ vào tài sản dài hạn, mức độ vay vốn, tốc độ tăng
trƣởng của tài sản, mức độ hiệu quả của hoạt động kinh doanh.
Đối với việc phân tích rủi ro phá sản tác giả tập trung đánh giá về rủi ro
mất khả năng thanh toán ngắn hạn, dài hạn và sử dụng mô hình chỉ số Z-score
để đánh giá rủi ro phá sản của doanh nghiệp. Từ những phân tích về rủi ro tài

chính và rủi ro phá sản, tác giả đã đƣa ra các biện pháp nhƣ: kiểm soát tốc độ
tăng trƣởng tài sản, lập quỹ dự phòng tài chính, xác định cơ cấu vốn hợp lý để
đối phó với rủi ro tài chính. Các biện pháp nhƣ: quản lý và sử dụng hiệu quả
tài sản, quản lý và sắp xếp các khoản nợ theo trật tự ƣu tiên, tăng chỉ số Z để
giảm thiểu khả năng phá sản, kiểm soát chặt chẽ dòng tiền, để đối phó với rủi
ro phá sản của các doanh nghiệp ngành nhựa – bao bì niêm yết.
Đề tài:“Nghiên cứu rủi ro tài chính tại các doanh nghiệp công nghiệp
Việt Nam” của tác giả Vũ Thị Hậu (2013) có nội dung nhƣ sau:
Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính với bảng câu hỏi
để phỏng vấn chuyên sâu cán bộ quản trị doanh nghiệp và phƣơng pháp
nghiên cứu định lƣợng nhằm xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính theo
phƣơng pháp bình phƣơng nhỏ nhất (OLS) để phân tích các nhân tố ảnh
hƣởng đến rủi ro tài chính của 105 doanh nghiệp doanh nghiệp công nghiệp
niêm yết trên thị trƣờng chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn từ năm 20072011. Tác giả đã xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tài chính
của doanh nghiệp công nghiệp với các biến nhƣ sau:
Biến phụ thuộc: đo lƣờng thông qua các hệ số khả năng thanh toán (hệ
số khả năng thanh toán tổng quát, hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn, hệ số
khả năng thanh toán nhanh)
Biến độc lập bao gồm: (1) cơ cấu nợ, đo lƣờng bởi hệ số nợ ngắn hạn
trên nợ dài hạn, (2) khả năng sinh lời, đo lƣờng bởi tỷ suất sinh lời của doanh
thu (ROS), tỷ suất lợi nhuận trƣớc thuế và lãi vay, tỷ suất sinh lời kinh tế của


8

tài sản, tỷ suất sinh lời của tài sản, tỷ suất lợi nhuận giữ lại, (3) hiệu suất hoạt
động, đo lƣờng bởi vòng quay hàng tồn kho, vòng quay tài sản cố định, vòng
quay tài sản, vòng quay các khoản phải thu, (4) cơ cấu nguồn vốn và cơ cấu
tài sản, đo lƣờng bởi tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tƣ tài sản cố định, (5) lãi
suất, hai biến giả là ngành cấp 1 và trạng thái kiểm soát.

Kết quả nghiên cứu định lƣợng cho thấy rủi ro tài chính có quan hệ
ngƣợc chiều với khả năng sinh lời, hiệu suất hoạt động, cơ cấu nguồn vốn,
không có mối tƣơng quan tuyến tính với cơ cấu nợ, quy mô dữ liệu của yếu tố
lãi suất cho vay bình quân của các ngân hàng đối với ngành công nghiệp còn
hạn chế cho thấy những đánh giá tác động của lãi suất đến rủi ro tài chính
không đủ căn cứ. Cũng theo nghiên cứu này, rủi ro tài chính còn có thấy sự
khác biệt giữa các lĩnh vực công nghiệp. Cụ thể, trong ba ngành của phân
ngành cấp 1, thì các doanh nghiệp ngành chế biến chế tạo có mức rủi ro tài
chính cao nhất, tiếp đến là doanh nghiệp ngành khai khoáng và cuối cùng là
các doanh nghiệp ngành điện, khí, nƣớc. Từ những kết quả nghiên cứu của
mình, tác giả đã đƣa ra một số giải pháp phòng ngừa, hạn chế rủi ro tài chính
nhƣ: nâng cao nhận thức về rủi ro và quản trị rủi ro, nâng cao tính minh bạch
về thông tin doanh nghiệp, xây dựng cơ cấu vốn hợp lý, nâng cao hiệu suất sử
dụng tài sản.
Đề tài “Cơ cấu vốn và rủi ro tài chính trong doanh nghiệp” của tác giả
Lê Hoàng Vinh (2014) có nội dung nhƣ sau:
Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính với bảng câu hỏi
để phỏng vấn chuyên sâu cán bộ quản trị doanh nghiệp và phƣơng pháp
nghiên cứu định lƣợng với mục đích xây dựng mô hình hồi quy tuyến tính
theo phƣơng pháp phân tích hồi quy dữ liệu bảng (Panel Data) theo mô hình
các yếu tố tác động cố định (FEM) và mô hình các yếu tố tác động ngẫu nhiên
(REM) để nghiên cứu về mối quan hệ giữa cơ cấu vốn và các biểu hiện của rủi


9

ro tài chính đối với 230 doanh nghiệp phi tài chính tại Việt Nam trong giai
đoạn từ năm 2010-2013. Tác giả đã xây dựng mô hình các nhân tố ảnh hƣởng
đến rủi ro tài chính của doanh nghiệp công nghiệp với các biến nhƣ sau:
Biến phụ thuộc là rủi ro tài chính đƣợc xem xét qua hai khía cạnh:

Thứ nhất là mức độ phân tán lợi nhuận dành cho chủ sở hữu đƣợc đo
lƣờng bởi tỷ suất sinh lời trên vốn chủ sở hữu (ROE).
Thứ hai là rủi ro kiệt quệ tài chính do phải thanh toán các khoản nợ gốc
và lãi vay cho chủ nợ, đo lƣờng thông qua hệ số khả năng thanh toán hiện
hành (CR) và hệ số khả năng thanh toán lãi vay (ICR).
Biến độc lập là cơ cấu vốn, tập trung vào khía cạnh sử dụng nợ hình
thành đòn bẩy tài chính, đƣợc đo lƣờng thông qua tỷ số nợ (DEBT_R). Ngoài
ra, luận văn còn đƣa thêm vào các biến kiểm soát nhƣ: Tỷ suất sinh lời trên tài
sản (ROA), chi phí sử dụng nợ bình quân sau thuế (RD_AT), quy mô tài sản
ngắn hạn đo lƣờng bởi logarit tài sản ngắn hạn (CA), hiệu quả sinh lời trên
toàn bộ vốn đầu tƣ trƣớc thuế và lãi vay đo lƣờng bởi tỷ lệ hoàn vốn (ROI),
chi phí lãi vay phát sinh đo lƣờng bởi chi phí sử dụng nợ bình quân trƣớc thuế
(RD_BT). Kết quả nghiên cứu định lƣợng cho thấy mức độ sử dụng nợ trong
cơ cấu vốn có ảnh hƣởng cùng chiều đáng kể đến lợi nhuận dành cho chủ sở
hữu, nhƣng lại có ảnh hƣởng ngƣợc chiều đáng kể đến khả năng thanh toán
hiện hành và khả năng thanh toán lãi vay.
Nhóm tác giả Gang Fu,Weilan Fu and Dan Liu (2012)”Empirical study
on financial risk factors: Capital structure, operation ability, profitability,
and solvency – evidence from listed companies in China”
Nghiên cứu này đã sử dụng mô hình của Alexander Bathory để phân tích
các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tài chính với mẫu quan sát là 216 doanh
nghiệp vừa và nhỏ (SMEs) niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán Thâm
Quyến, Trung Quốc trong năm 2010. Với việc sử dụng bằng phần mềm Excel


10

2003 và SPSS 16.0, nhóm tác giả đã sử dụng thống kê mô tả và suy luận để
phân tích dữ liệu. Các biến trong mô hình hồi quy của nghiên cứu này nhƣ
sau:

Biến phụ thuộc là rủi ro tài chính, đƣợc đo lƣờng bằng mô hình
Alexander Bathory. Với mô hình Bathory nhƣ sau:
FRit = SZLit + SYit + GLit + YFit + YZit
Trong đó:
FRit : Giá trị đo lƣờng rủi ro tài chính
SZLit : Tổng dòng tiền/Nợ ngắn hạn
SYit : Lợi nhuận trƣớc thuế/Vốn kinh doanh
GLit : Vốn cổ phần/Nợ ngắn hạn
YFit : Tài sản hữu hình ròng/Tổng số nợ phải trả
YZit : Vốn lƣu động/Tổng tài sản
Biến độc lập gồm:
Cơ cấu nợ, đƣợc đo lƣờng bởi hệ số nợ ngắn hạn trên nợ dài hạn.
Khả năng thanh toán, đo lƣờng bởi hệ số khả năng thanh toán hiện thời,
hệ số khả năng thanh toán nhanh và tỷ số nợ.
Hiệu quả kinh doanh, đo lƣờng bởi tỷ suất sinh lời của doanh thu, tỷ suất
sinh lời của tài sản.
Hiệu quả hoạt động, đo lƣờng bởi vòng quay hàng tồn kho, vòng quay
tài sản cố định, vòng quay tài sản, vòng quay các khoản phải thu.
Cơ cấu nguồn vốn, đo lƣờng bởi tỷ suất tự tài trợ.
Kết quả phân tích hồi quy và thực hiện các kiểm định, nhóm tác giả đã
nhận định rằng các nhân tố ảnh hƣởng đến rủi ro tài chính bao gồm các nhân tố
bên trong lẫn bên ngoài doanh nghiệp.
Rủi ro tài chính có mối quan hệ ngƣợc chiều (-) với tỷ suất sinh lời doanh
thu, tỷ suất tự tài trợ, tỷ suất đầu tƣ TSCĐ.


11

Rủi ro tài chính ít tƣơng quan với vòng quay tài sản, vòng quay TSCĐ
Rủi ro tài chính không có tƣơng quan với cơ cấu nợ, vòng quay hàng tồn

kho, vòng quay các khoản phải thu.
Amalendu Bhunia (2012)“Financial risk measurement of small and
medium – sized companies listed in Bombay Stock Exchange”. Nghiên cứu này
cũng sử dụng mô hình của Alexander Bathory để phân tích các nhân tố ảnh
hƣởng đến rủi ro tài chính với mẫu là 513 doanh nghiệp vừa và nhỏ niêm yết
trên Sở giao dịch chứng khoán Bombay, Ấn Độ trong giai đoạn 2001–2011.
Kết quả phân tích hồi quy và thực hiện các kiểm định cho thấy:
Rủi ro tài chính có quan hệ ngƣợc chiều (-) với hiệu quả kinh doanh, cụ
thể là với tỷ suất lợi nhuần ròng trên doanh thu.
Rủi ro tài chính có quan hệ ngƣợc chiều (-) với cơ cấu nguồn vốn.
Rủi ro tài chính không có quan hệ với cơ cấu nợ và hiệu suất hoạt động.
Rủi ro tài chính có quan hệ ngƣợc chiều (-) với khả năng thanh toán, cụ
thể là hệ số khả năng thanh toán hiện hành.
Trên cơ sở các giáo trình, tài liệu nghiên cứu nhƣ trên, tác giả đã cố gắng
tổng hợp những lý thuyết, để trình bày các quan điểm khác nhau về định
nghĩa phân tích rủi ro tài chính của doanh nghiệp, những nguyên nhân gây ra
rủi ro tài chính, cũng nhƣ các yếu tố ảnh hƣởng đến rủi ro tài chính. Từ đó,
tác giả sẽ đi sâu vào việc phân tích rủi ro tài chính và xây dựng mô hình hồi
quy nhằm mục đích đánh giá sự ảnh hƣởng các yếu tố đến rủi ro tài chính của
các doanh nghiệp ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm niêm yết trên thị
trƣờng chứng khoán Việt Nam trong giai đoạn 2010-2014. Sau cùng, tác giả
sẽ dựa trên các kết quả thu đƣợc từ việc chạy mô hình hồi quy, để đƣa ra một
số giải pháp nhằm phòng ngừa và hạn chế rủi ro tài chính cho các nhà quản trị
doanh nghiệp chế biến lƣơng thực thực phẩm Việt Nam.


12

CHƢƠNG 1


CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÂN TÍCH RỦI RO TÀI CHÍNH CỦA
DOANH NGHIỆP
1.1. TỔNG QUAN VỀ RỦI RO CỦA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái quát chung về rủi ro
Cho đến nay vẫn chƣa có đƣợc một định nghĩa thống nhất nào về rủi ro.
Những trƣờng phái khác nhau, các tác giả khác nhau trên thế giới đều đƣa ra
những định nghĩa về rủi ro cũng khác nhau. Nhƣng tập trung lại có thể chia
thành hai trƣờng phái nhƣ sau:
a. Trường phái truyền thống (hay còn gọi là trường phái tiêu cực)
Theo quan điểm của trƣờng phái này thì: Rủi ro đƣợc xem là sự không
may mắn, sự tổn thất nguy hiểm. Đó là sự giảm sút về tài sản hay sự giảm sút
lợi nhuận thực tế so với lợi nhuận dự kiến. Rủi ro còn đƣợc hiểu là những bất
trắc ngoài ý muốn xảy ra trong quá trình kinh doanh, sản xuất của doanh
nghiệp, tác động xấu đến sự tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp [19].
Tóm lại, theo trƣờng phái truyền thống cho rằng rủi ro là những thiệt hại,
mất mát nguy hiểm hoặc các yếu tố liên quan đến nguy hiểm, khó khăn hoặc
điều không chắc chắn có thể xảy ra đối với con ngƣời.
b. Trường phái hiện đại (hay còn gọi là trường phái trung hòa)
Theo quan niệm của trƣờng phái này thì: “Rủi ro là sự bất trắc mà cụ thể
là liên quan đến một biến cố không mong đợi”. Với quan niệm này thì rủi ro
có liên quan đến thái độ của con ngƣời, nó có thể mang đến những lợi ích cho
ngƣời này nhƣng lại là thất bại hay rủi ro đối với ngƣời khác,
Lại có ý kiến cho rằng "Rủi ro là tổng hợp của những sự ngẫu nhiên có
thể đo lƣờng bằng xác suất". Rủi ro gắn với sự hiện diện ngẫu nhiên, không
phụ thuộc vào ý chí con ngƣời hay của sự vật, hiện tƣợng mà có thể đo lƣờng
đƣợc bằng xác suất. Nhƣng điều này không hoàn toàn đúng tại vì có nhiều


13


loại rủi ro chính là hậu quả trực tiếp hoặc gián tiếp do chính con ngƣời gây ra,
nằm ngoài những dự đoán, tính toán của con ngƣời. Hay “Rủi ro là sự biến
động tiềm ẩn ở những kết quả, có thể xuất hiện ở hầu hết mọi hoạt động của
con ngƣời. Khi có rủi ro, ngƣời ta không thể dự đoán đƣợc chính xác kết quả
mà nó mang đến. Sự hiện diện của rủi ro gây nên sự bất định, và sẽ phát sinh
bất cứ khi nào một hành động dẫn đến khả năng đƣợc hoặc mất không thể
đoán trƣớc”[19].
Tóm lại, theo trƣờng phái hiện đại cho rằng rủi ro là sự bất trắc có thể đo
lƣờng đƣợc, vừa mang tính tiêu cực vừa mang tính tích cực. Rủi ro có thể
mang lại những tổn thất, nguy hiểm...cho con ngƣời nhƣng nó cũng có thể
mang đến những cơ hội.
1.1.2. Nguyên nhân gây nên rủi ro
Rủi ro tồn tại dƣới nhiều dạng khác nhau, có thể đo lƣờng hay dự đoán
đƣợc nhƣng cũng có thể không. Rủi ro thƣờng xuất phát từ những nguyên
nhân và phạm vi khác nhau, do vậy để nghiên cứu bản chất rủi ro một cách
đầy đủ thì nhất thiết phải phân loại rủi ro theo từng tiêu chí cụ thể. Tuy nhiên,
việc phân loại này chỉ mang tính chất tƣơng đối dƣới sự tác động của nhiều
yếu tố khác nhau. Qua quá trình nghiên cứu và phân tích hoạt động kinh
doanh của doanh nghiệp, cho thấy những nguyên nhân dẫn đến rủi ro của
doanh nghiệp có thể chia thành hai nhóm nhƣ sau: nguyên nhân khách quan
và nguyên nhân chủ quan.
a. Nguyên nhân khách quan
Mỗi doanh nghiệp đều hoạt động trong một điều kiện nào đó của môi
trƣờng kinh doanh và các yếu tố môi trƣờng tạo ra những tác động đến doanh
nghiệp thông qua những cơ hội hay nguy cơ xuất phát từ những thay đổi của
môi trƣờng. Sự tác động của môi trƣờng vĩ mô nhƣ: môi trƣờng tự nhiên,


14


chính trị, văn hóa – xã hội, pháp luật, công nghệ, thông tin, môi trƣờng kinh tế
tài chính. Chẳng hạn nhƣ:

 Rủi ro công nghệ: rủi ro mà doanh nghiệp gặp phải khi công nghệ sản
xuất thay đổi mà doanh nghiệp không bắt kịp sự thay đổi đó, hay máy móc lạc
hậu, hƣ hỏng…làm giảm hiệu quả hoạt động và giảm khả năng cạnh tranh.

 Rủi ro thông tin: rủi ro đến từ thông tin nội bộ của doanh nghiệp bị rò
rỉ ra ngoài làm ảnh hƣởng đến hoạt động, sức cạnh tranh của doanh nghiệp, ví
dụ nhƣ: mẫu mã sản phẩm, giá cả…hay rủi ro đến từ việc thu thập thông tin
sai lệch từ bên ngoài, làm ảnh hƣởng đến việc ra quyết định trong kinh doanh
và doanh nghiệp có thể gặp tổn thất khi dựa trên những thông tin đó.

 Rủi ro môi trường kinh tế: Rủi ro đến từ các yếu tố của môi trƣờng
kinh tế tài chính bao gồm: lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá cả hàng hóa, lạm phát...
một khi những yếu tố này biến động sẽ có ảnh hƣởng đến kết quả hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp [21; tr 17]. Ví dụ nhƣ: tỷ giá hối đoái tác động
tới các hoạt động đầu tƣ, xuất nhập khẩu, hoạt động tín dụng đối với các
doanh nghiệp khi xuất khẩu các sản phẩm xuất sang các thị trƣờng bên ngoài
nhƣ thị trƣờng EU, Mỹ, Nhật... phải thanh toán bằng đồng tiền ngoại tệ, một
khi tỷ giá biến động theo chiều hƣớng tăng, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn
trong việc thanh toán do phải trả thêm phần chênh lệch tỷ giá.
Hay lãi suất sẽ ảnh hƣởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Khi lãi suất
tăng lên sẽ kéo theo chi phí đầu vào tăng và làm cho giá thành sản phẩm cũng
tăng, làm suy giảm lợi nhuận, sẽ gây ra tình trạng thua lỗ, khi đó doanh
nghiệp sẽ phải cắt giảm chi phí phải trả nhƣ lao động, quy mô sản xuất thu
hẹp. Còn khi lãi suất giảm sẽ giúp cho doanh nghiệp có điều kiện giảm đƣợc
chi phí tài chính, giảm giá thành sản phẩm, từ đó khuyến khích doanh nghiệp
mở rộng đầu tƣ, tạo đƣợc công ăn việc làm cho ngƣời lao động, kích thích sự
tăng trƣởng kinh tế.



15

b. Nguyên nhân chủ quan
Những nguyên nhân chủ quan bắt nguồn từ bên trong doanh nghiệp, có
ảnh hƣởng không nhỏ đến rủi ro tài chính nhƣ năng lục lãnh đạo, quản trị
doanh nghiệp, đặc thù của ngành mà doanh nghiệp đang kinh doanh...Chẳng
hạn nhƣ:

 Rủi ro nguồn nhân lực: yếu tố con ngƣời luôn là nguồn lực vô cùng
quan trọng đối với doanh nghiệp. Rủi ro xảy ra do nguồn nhân lực có thể nhƣ:
sự thiếu kiến thức trong kinh doanh, trình độ năng lực chƣa đáp ứng với yêu
cầu đƣợc giao của các nhà quản trị doanh nghiệp, sự phối hợp giữa các bộ
phận trong doanh nghiệp thiếu đồng bộ, chính sách tuyển dụng, đãi ngộ, sa
thải lao động chƣa phù hợp. Hay có thể là việc nhân viên đánh cắp những
kiến thức, những bí quyết cốt lõi của doanh nghiệp khi ra đi, hoặc có thể do
thiếu lao động có trình độ tay nghề cao cho việc hoạt động sản xuất, dẫn đến
không đáp ứng kịp thời nhu cầu của khách hàng…

 Rủi ro yếu tố đặc thù của ngành:
Rủi ro do yếu tố đặc thù của ngành mà doanh nghiệp kinh doanh đƣợc
xem là có ảnh hƣởng nhất đến rủi ro của doanh nghiệp. Chẳng hạn nhƣ đối
với doanh nghiệp ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm thì rủi ro đến từ thị
trƣờng tiêu thụ, rủi ro về áp lực cạnh tranh, rủi ro về nguồn nguyên liệu đầu
vào dẫn đến giá trị gia tăng của các sản phẩm của ngành còn thấp, hàng tồn
kho tăng cao. Bên cạnh đó, nhu cầu vay vốn của các doanh nghiệp còn tùy
thuộc vào tính mùa vụ, chu kỳ thu hoạch nguyên liệu của nhà cung cấp. Mức
độ sử dụng nợ của ngành chế biến lƣơng thực thực phẩm còn khá cao hơn so
với các ngành khác vì phải thƣờng xuyên thực hiện các hợp đồng xuất khẩu

trong thời gian ngắn, nên nhu cầu vay vốn của doanh nghiệp chủ yếu là các
khoản nợ ngắn hạn. Do vậy, áp lực thanh toán từ các khoản nợ này sẽ tăng
lên, dẫn đến nguy cơ xảy ra rủi ro cho doanh nghiệp là rất cao.


×