Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (795.62 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN ANH DŨNG

TRIẾT LÝ NHÂN SINH
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Đà Nẵng – Năm 2015


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

NGUYỄN ANH DŨNG

TRIẾT LÝ NHÂN SINH
TRONG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM

Chuyên ngành: Triết học
Mã số: 60.22.03.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ
KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lê Hữu Ái

Đà Nẵng – Năm 2015




MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................. 1
1. Tính cấp thiết của đề tài ......................................................................... 1
2. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 2
3. Nhiệm vụ nghiên cứu .. . ......................................................................... 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.......................................................... 2
5. Phương pháp nghiên cứu........................................................................ 3
6. Kết cấu của Luận văn ............................................................................. 3
7. Tổng quan tài liệu................................................................................... 3

CHƯƠNG 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ TRIẾT LÝ
NHÂN SINH VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH ................................................. 6
1.1. QUAN NIỆM VỀ TRIẾT LÝ VÀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH ................... 6
1.1.1. Quan niệm về triết lý ....................................................................... 6
1.1.2. Quan niệm về triết lý nhân sinh ...................................................... 7
1.2. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH…8
1.2.1. Khái niệm truyện cổ tích ................................................................. 8
1.2.2. Phân loại truyện cổ tích ................................................................. 10
1.2.3. Nội dung của truyện cổ tích .......................................................... 13

CHƯƠNG 2. CÁC QUAN NIỆM NHÂN SINH CƠ BẢN TRONG
TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM ........................................................ 21
2.1. MỘT SỐ QUAN NIỆM NHÂN SINH TIÊU BIỂU ............................... 21
2.1.1. Nguồn gốc và thân phận con người .............................................. 21
2.1.2. Hướng tới giá trị Chân – Thiện – Mỹ ........................................... 23
2.1.3. Tính cố kết cộng đồng, trọng tình nghĩa ....................................... 37
2.1.4. Sống hài hòa với thiên nhiên......................................................... 46
2.1.5. Lạc quan, yêu đời, yêu lao động ................................................... 50



2.2. MỘT SỐ NHẬN XÉT VỀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH TRONG TRUYỆN
CỔ TÍCH VIỆT NAM .................................................................................... 54
2.2.1. Triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam chịu ảnh hưởng
của triết lý nhân sinh Phật giáo và Nho giáo .................................................. 54
2.2.2. Triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam là một bộ phận của
đạo đức truyền thống của dân tộc Việt Nam ................................................... 57
2.2.3. Triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam mang những dấu
hiệu của tư tưởng biện chứng .......................................................................... 59
2.2.4. Truyện cổ tích Việt Nam mang ý nghĩa giáo dục sâu sắc............. 65
CHƯƠNG 3: PHÁT HUY NHỮNG GIÁ TRỊ TỐT ĐẸP CỦA TRUYỆN
CỔ TÍCH TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT
NAM HIỆN NAY .......................................................................................... 68
3.1. THỰC TRẠNG LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM HIỆN NAY .... 68
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT HUY GIÁ TRỊ TÍCH CỰC CỦA TRUYỆN
CỔ TÍCH TRONG VIỆC XÂY DỰNG LỐI SỐNG CỦA NGƯỜI VIỆT NAM
HIỆN NAY ...................................................................................................... 71
3.2.1. Cơ sở hình thành giải pháp ........................................................... 71
3.2.2. Một số giải pháp cơ bản ................................................................ 75
KẾT LUẬN .................................................................................................... 81


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được
công bố trong bất kỳ công trình nào khác.
Tác giả luận văn

Nguyễn Anh Dũng



1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 09/6/2014 của Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khóa XI về “Xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam
đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước” nhận định: Sau 15 năm thực
hiện Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII, sự nghiệp xây dựng và phát triển văn
hóa, con người Việt Nam đã có chuyển biến tích cực, đạt nhiều kết quả quan
trọng. Đời sống văn hóa của nhân dân ngày càng phong phú, nhiều giá trị văn
hóa truyền thống của dân tộc được phát huy, nhiều chuẩn mực văn hóa, đạo
đức mới được hình thành. Sản phẩm văn hóa, văn học nghệ thuật ngày càng
phong phú, đa dạng. Xã hội hóa hoạt động văn hóa ngày càng được mở rộng,
góp phần đáng kể vào việc xây dựng các thiết chế văn hóa…
Tuy nhiên, bên cạnh những mặt tích cực, sự nghiệp xây dựng và phát
triển văn hóa, con người Việt Nam còn tồn tại những mặt hạn chế nhất định:
Tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong
Đảng và trong xã hội có chiều hướng gia tăng. Đời sống văn hóa tinh
thần ở nhiều nơi còn nghèo nàn, đơn điệu. Khoảng cách hưởng thụ
văn hóa giữa miền núi, vùng sâu, vùng xa với đô thị và trong các tầng
lớp nhân dân chậm được rút ngắn. Môi trường văn hóa còn tồn tại
tình trạng thiếu lành mạnh, ngoại lai, trái với thuần phong mỹ tục; tệ
nạn xã hội, tội phạm có chiều hướng gia tăng… [23, tr. 44-45].
Nhiều người lựa chọn lối sống coi trọng vật chất, vì tiền sẵn sàng chà
đạp lên mọi chuẩn mực đạo đức truyền thống của dân tộc ta. Thực trạng này
đang trở thành lực cản của công cuộc xây dựng một nước Việt Nam dân giàu,
nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.
Để khắc phục những mặt hạn chế đó, Nghị quyết 33-NQ/TW đã đề ra

nhiều giải pháp quan trọng nhằm xây dựng và phát triển văn hóa, con người


2

Việt Nam. Trong đó có nhiệm vụ: “Phát huy vai trò của văn học - nghệ thuật
trong việc bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm của con người” [23, tr. 50].
Trong nền văn học Việt Nam, truyện cổ tích là thể loại văn học gần gũi
nhất với nhân dân và có vị trí hết sức quan trọng, có ý nghĩa giáo dục to lớn.
Thông qua truyện cổ tích, người đọc, người nghe không chỉ khám phá được cái
hay, cái đẹp của một loại hình văn học dân gian mà còn hiểu hơn về văn hóa
truyền thống, phong tục tập quán và triết lý nhân sinh của dân tộc đã được hun
đúc qua hàng nghìn năm lịch sử.
Nhằm góp phần nhận thức sâu sắc những triết lý nhân sinh trong truyện
cổ tích Việt Nam để xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp
ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, tôi đã lựa chọn đề tài: “Triết lý nhân
sinh trong truyện cổ tích Việt Nam” để làm đề tài Luận văn thạc sĩ Triết học.
2. Mục đích nghiên cứu
Mục đích của đề tài là nghiên cứu triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích
Việt Nam. Từ đó, khẳng định những giá trị tốt đẹp của những triết lý nhân sinh
mà Việt Nam cần kế thừa và phát huy trong giai đoạn hiện nay.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Quan niệm về triết lý và triết lý nhân sinh.
- Phân tích những triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích Việt Nam.
- Đề ra các giải pháp phát huy giá trị tích cực của truyện cổ tích trong
xây dựng lối sống của người Việt Nam hiện nay.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là làm rõ các triết lý nhân sinh trong
truyện cổ tích Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là 151 truyện cổ tích do GS. Nguyễn Đổng

Chi sưu tầm và in trong bộ sách 05 tập “Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” do
Nhà xuất bản Trẻ xuất bản năm 2008.


3

5. Phương pháp nghiên cứu
Trên cơ sở phương pháp luận của chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ
nghĩa duy vật lịch sử, Luận văn sử dụng kết hợp các phương pháp: Hệ thống
hóa, trừu tượng hóa, phân tích, tổng hợp, so sánh, lịch sử và lôgíc...
6. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Danh mục tài liệu tham khảo, Luận văn
gồm 3 chương, 6 tiết.
7. Tổng quan tài liệu
Để nghiên cứu đề tài này, chúng tôi đã tiếp cận nhiều tài liệu của những
học giả uy tín trong và ngoài nước. Có thể phân chia những tài liệu mà chúng
tôi đã tham khảo thành ba nhóm như sau: Nhóm thứ nhất: Các công trình nghiên
cứu về truyện cổ tích; nhóm thứ hai: Các công trình nghiên cứu về thực trạng
lối sống của người Việt Nam hiện nay; nhóm thứ ba: Các công trình nghiên
cứu về các giải pháp nhằm phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp trong
giai đoạn hiện nay.
Ở nhóm thứ nhất, có lẽ đồ sộ nhất chính là Kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam của GS. Nguyễn Đổng Chi. Công trình này gồm 5 tập, được công bố lần
lượt trong vòng 25 năm, từ năm 1958 đến 1982. Ngay khi hai tập đầu tiên vừa
ra mắt, bộ sách đã được bạn đọc chú ý và lập tức có tiếng vang ở trong nước
cũng như ở nước ngoài. Công trình đã nghiên cứu tỉ mỉ về khái niệm, đặc trưng,
phân loại truyện cổ tích Việt Nam. Năm 2008, Kho tàng truyện cổ tích Việt
Nam được Nhà xuất bản Trẻ tái bản lần thứ bảy.
Ngoài ra còn có các tác giả và tác phẩm: Chu Xuân Diên: “Văn học dân
gian – Mấy vấn đề phương pháp luận và thể loại nghiên cứu” [18]; Cao Huy

Đỉnh: “Tìm hiểu tiến trình văn hóa dân gian Việt Nam” [23]; Trần Ngọc Thêm:
“Cơ sở văn hóa Việt Nam” [57]; Phan Ngọc: “Bản sắc văn hóa Việt Nam”
[49]; Nguyễn Đắc Hưng: “Việt Nam văn hóa và con người [38]; tác phẩm cùng


4

tên “Văn học dân gian Việt Nam” của các tác giả: Hoàng Tiến Tựu [62], Đinh
Gia Khánh [41], Lê Chí Quế [53], Trần Hoàng [36]… cũng đã đề cập đến truyện
cổ tích Việt Nam trong tác phẩm của mình.
Nhìn chung, ở nhóm thứ nhất, các công trình đã tập trung nghiên cứu
truyện cổ tích dưới khía cạnh văn học, ít quan tâm đến những triết lý nhân sinh
chứa đựng trong các truyện đó.
Ở nhóm thứ hai, do thực trạng đạo đức lối sống đang bị xuống cấp
nghiêm trọng, gây ra những ảnh hưởng lớn đối với xã hội Việt Nam hiện nay,
cho nên vấn đề này được khá nhiều học giả quan tâm nghiên cứu, tiêu biểu là
các công trình: Các tác giả Nguyễn Trọng Chuẩn, Nguyễn Văn Phúc (Đồng chủ
biên) với công trình: “Mấy vấn đề đạo đức trong nền kinh tế thị trường ở nước
ta hiện nay” [16]; Phạm Minh Hạc (Chủ biên): “Tâm lý người Việt Nam đi vào
công nghiệp hóa, hiện đại hóa - Những điều cần khắc phục” [30]; Võ Văn
Thắng: “Xây dựng lối sống ở Việt Nam hiện nay từ góc độ văn hoá truyền thống
dân tộc” [56]; Hoàng Khái Vinh (Chủ biên): “Một số vấn đề về lối sống, đạo
đức, chuẩn giá trị xã hội” [64]…
Ở nhóm này, các công trình đã thẳng thắn đánh giá con người Việt Nam
dưới nhiều góc độ khác nhau. Phần lớn các tác giả đều cho rằng về cơ bản lối
sống của người Việt Nam nói chung là tốt. Tuy nhiên, ở nơi này, nơi khác vẫn
có những biểu hiện tiêu cực và xu hướng ngày càng gia tăng. Các tác giả đều
thống nhất đề nghị phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc ta
để góp phần hình thành lối sống mới tốt đẹp, nhân văn hơn.
Ở nhóm thứ ba, vấn đề bảo tồn và phát huy bản sắc dân tộc Việt Nam

cũng được nhiều tác giả nghiên cứu, tiêu biểu là các công trình sau đây: Lê Hữu
Ái: “Phát huy vai trò của văn hóa truyền thống” [2]; Nguyễn Trọng Chuẩn:
“Giá trị truyền thống trước những thách thức của toàn cầu hóa” [15]; Thành
Duy: “Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa Việt Nam, mấy vấn đề lý luận


5

và thực tiễn” [19]; Trần Văn Giàu:“Giá trị tinh thần truyền thống của dân tộc
Việt Nam” [27]; Hoàng Trinh: “Bản sắc dân tộc và hiện đại hóa văn hóa”
[60]...
Mặc dù có nhiều công trình nghiên cứu như vậy, nhưng hầu hết các công
trình nghiên cứu đó chưa đi sâu phân tích triết lý nhân sinh trong truyện cổ tích
Việt Nam dưới góc độ triết học. Trên cơ sở kế thừa và tiếp thu có chọn lọc các
nguồn tài liệu liên quan đến đề tài, chúng tôi đi sâu nghiên cứu triết lý nhân
sinh trong truyện cổ tích Việt Nam.


6

CHƯƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG
VỀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH VÀ TRUYỆN CỔ TÍCH
1.1. QUAN NIỆM VỀ TRIẾT LÝ VÀ TRIẾT LÝ NHÂN SINH
1.1.1. Quan niệm về triết lý
Theo Đại từ điển tiếng Việt, “Triết lý là quan niệm chung và sâu sắc nhất
của con người về những vấn đề nhân sinh và xã hội” [68, tr. 1707], là những
quan điểm, quan niệm được con người rút ra từ thực tiễn cuộc sống của mình
có tác dụng chỉ dẫn, định hướng cho hành động của con người.

Bàn về khái niệm triết lý, các nhà nghiên cứu ở nước ta cho rằng, tuy ở
phương Tây không có sự phân biệt giữa triết lý và triết học, nhưng trong tiếng
Việt lại quan niệm đó là những khái niệm khác nhau, dùng để biểu đạt và phản
ánh những đối tượng khác nhau, mức độ nhận thức khác nhau. Các tác giả sách
Triết lý phát triển ở Việt Nam – Mấy vấn đề cốt yếu nêu định nghĩa:
Triết lý là kết quả của sự suy ngẫm, chiêm nghiệm và đúc kết thành
những quan điểm, luận điểm, phương châm cơ bản và cốt lõi nhất về
cuộc sống cũng như về hoạt động thực tiễn rất đa dạng của con người
trong xã hội. Chúng có vai trò định hướng trực tiếp ngược trở lại đối
với cuộc sống và những hoạt động thực tiễn rất đa dạng ấy [48, tr.31].
Bên cạnh đó, các tác giả sách Triết lý phát triển C. Mác, Ph. Ăngghen,
V.I. Lênin và Hồ Chí Minh nêu quan điểm:
Triết lý có thể thể hiện bằng một mệnh đề hàm súc những ý nghĩa về
nhân tình thế thái; về tự nhiên, về xã hội; nó cũng có thể là một hệ
mệnh đề tạo thành một quan niệm, một luận thuyết... Triết lý đúng
và khoa học thì nó trở thành cơ sở lý luận khoa học cho một hệ thống


7

quan điểm, học thuyết; nó làm công cụ lý thuyết cho hành động hiệu
quả của con người [39, tr. 9].
Triết lý khác với triết học. Triết học là một khoa học. Triết học là hạt
nhân của thế giới quan, là hệ thống các quan điểm lý luận chung nhất về thế
giới và về vị trí của con người trong thế giới đó. Nội dung mà nó có được là
nhờ nghiên cứu nghiêm túc, với phương pháp đặc thù, xác định. Triết học tìm
tòi những quy luật chung nhất, bao quát nhất của tự nhiên và xã hội. Còn triết
lý lại khác, triết lý mang đậm dấu ấn của cộng đồng người, triết lý được rút ra
từ những trải nghiệm của cuộc sống. Trải nghiệm càng sâu, càng rộng thì tính
triết lý càng cao.

Như vậy, so với triết học, triết lý có thể được hiểu ở trình độ thấp hơn,
chỉ là cơ sở lý luận của một hệ thống quan điểm, một học thuyết và theo nghĩa
ở mức độ cao, nó chính là những quan niệm, tư tưởng sâu sắc nhất của con
người về các lĩnh vực của đời sống xã hội.
Nhưng dù hiểu theo cách nào, cũng có thể thấy rằng, triết lý không phải
là một cái gì duy tâm, siêu hình, mà nó là kết quả của những kinh nghiệm và lẽ
sống của nhiều thế hệ đi trước đúc kết lại. Tất nhiên, triết lý nào cũng vừa có
tính giai cấp vừa có tính lịch sử.
1.1.2. Quan niệm về triết lý nhân sinh
“Nhân sinh là cuộc sống con người” [68, tr. 1239]. “Nhân sinh có thể
gồm có ba ý nghĩa: sinh mệnh của con người, cuộc sống của con người và
phương hướng của con người” [9, tr. 25].
Triết lý nhân sinh là quan niệm chung và sâu sắc nhất của con người về
cuộc sống của con người. Triết lý nhân sinh được đúc kết từ thực tiễn nên
thường có tính đúng đắn, phù hợp. Triết lý nhân sinh nhìn nhận con người là
một hiện hữu, chấp nhận đời sống của con người là một thực tại sinh tồn. Triết
lý nhân sinh tự vấn con người sống để làm gì? Đời sống con người có giá trị và


8

có ý nghĩa gì? Đời sống có đáng sống hay không? Tự giải thoát ra khỏi cuộc
đời hay dấn thân vào cuộc đời, đó là hai thái độ căn bản của con người trước
đời sống.
Triết lý nhân sinh có sức mạnh định hướng cho cách đối nhân xử thế,
cho hành động hay lối sống của một cá nhân hay một cộng đồng. Chính vì vậy,
hình thành những triết lý nhân sinh đúng đắn, phù hợp là mục tiêu hàng đầu
của giáo dục ở mọi quốc gia.
1.2. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI VÀ NỘI DUNG CỦA TRUYỆN CỔ TÍCH
1.2.1. Khái niệm truyện cổ tích

Theo Từ điển thuật ngữ văn học,
Truyện cổ tích là một loại truyện dân gian nảy sinh từ xã hội nguyên
thủy nhưng chủ yếu phát triển trong xã hội có giai cấp với chức năng
chủ yếu là phản ánh và lý giải những vấn đề xã hội, những số phận
khác nhau của con người trong cuộc sống muôn màu muôn vẻ khi đã
có chế độ tư hữu tài sản, có gia đình riêng (gia đình phụ quyền), có
mâu thuẫn giai cấp và đấu tranh giai cấp quyết liệt [32, tr.368].
Truyện cổ tích là loại truyện xuất hiện từ rất xưa, chủ yếu do các tầng
lớp bình dân sáng tác. Truyện cổ tích trình bày – với một phong cách thường
kết hợp hiện thực với lãng mạn – cuộc sống với những con người trong những
tương quan của xã hội có giai cấp (quan hệ địa chủ với nông dân, quan lại với
nhân dân; quan hệ gia đình, quan hệ thầy trò…). Khái quát hiện thực xã hội,
truyện cổ tích trình bày con người với tư cách “tổng hòa những quan hệ xã hội”.
Nhưng yếu tố lãng mạn phản ánh nguyện vọng, ước mơ của nhân dân – là ở
chỗ tác giả không chỉ trình bày cái hiện có mà còn trình bày cái chưa có và cái
có thể có. Chính do sự kết hợp hai yếu tố đó trong việc phản ánh hiện thực mà
dáng dấp thường thấy của truyện cổ tích là sự trình bày cuộc sống trong trạng


9

thái động của nó, phù hợp với quy luật phát triển nội tại của nó, và phù hợp với
nguyện vọng và yêu cầu của nhân dân về cuộc sống đó.
Có nhiều người nhầm lẫn giữa ba thể loại sáng tác dân gian: truyện cổ
tích, thần thoại và truyền thuyết. Thực ra, giữa chúng có sự khác biệt căn bản.
Thần thoại (hay còn gọi là huyền thoại)
Là thể loại truyện ra đời và phát triển sớm nhất trong lịch sử truyện
kể dân gian các dân tộc. Đó là toàn bộ những truyện hoang đường,
tưởng tượng về các vị thần hoặc những con người, những loài vật
mang tính chất thần kỳ, siêu nhiên do con người thời nguyên thủy

sáng tạo ra để phản ánh và lý giải các hiện tượng trong thế giới tự
nhiên và xã hội theo quan niệm vạn vật có linh hồn (hay thế giới thần
linh) của họ [32, tr. 298].
Như vậy, “xét về đối tượng phán ánh thì thần thoại chủ yếu hướng vào
các hiện tượng tự nhiên” [62, tr. 62].
Truyền thuyết “là một thể loại sáng tác dân gian mà chức năng chủ yếu
là phản ánh và lý giải các nhân vật và sự kiện lịch sử có ảnh hưởng quan trọng
đối với một thời kỳ, một bộ tộc, một dân tộc, một quốc gia hay một địa phương”
[62, tr. 62]. Khác với thần thoại, “đối tượng phán ánh của truyền thuyết là các
sự kiện lịch sử” [32, tr. 367].
Như vậy, đối tượng phản ánh của thần thoại và truyền thuyết khác với
truyện cổ tích. Thần thoại phản ánh các hiện tượng tự nhiên, các vị thần; truyền
thuyết phản ánh các sự kiện, nhân vật lịch sử; còn truyện cổ tích phản ánh
những vấn đề xã hội, những số phận khác nhau của con người. Đôi khi, trong
một số truyện cổ tích, ta cũng bắt gặp các chi tiết mang tính thần thoại hoặc
truyền thuyết. Tuy nhiên, các yếu tố đó chỉ là một phương tiện nghệ thuật thứ
yếu và nhiều khi chỉ được dùng như những họa tiết hoặc cái “đường viền” trang
trí để làm cho câu chuyện thêm ly kỳ, hấp dẫn mà thôi.


10

1.2.2. Phân loại truyện cổ tích
Truyện cổ tích có nội dung rất rộng, bao gồm nhiều lĩnh vực: truyện nói
về người, truyện nói về vật, về ma quỷ, về Tiên, Phật, Thần, Thánh... Cho nên,
việc phân loại truyện cổ tích được nhiều nhà nghiên cứu đặt ra và có nhiều quan
điểm khác nhau. Thực ra đối với truyện cổ tích, bất kỳ một sự phân loại nào
cũng chỉ có ý nghĩa chính xác tương đối.
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi thì truyện cổ tích được chia làm ba loại:

- Truyện cổ tích thần kỳ;
- Truyện cổ tích sinh hoạt (hay cổ tích thế sự);
- Truyện cổ tích loài vật.
Truyện cổ tích thần kỳ
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán, Trần Đình
Sử, Nguyễn Khắc Phi,
Truyện cổ tích thần kỳ là bộ phận quan trọng và tiêu biểu nhất của
thể loại cổ tích. Ở loại truyện này, nhân vật chính vẫn là con người
trong thực tại, nhưng các lực lượng thần kỳ, siêu nhiên có một vai trò
quan trọng. Hầu hết mọi xung đột trong thực tại giữa người với người
đều bế tắc, không thể giải quyết nổi nếu thiếu yếu tố thần kỳ [32,
tr.368].
Loại truyện này thường dùng những lực lượng siêu tự nhiên để mở nút
câu chuyện mà không cần biết có hợp lý hay không. Nó kích thích trí tưởng
tượng của người nghe, người đọc bằng cách đem một thế giới không thực thay
thế cho thế giới có thực. Mà trong thế giới không thực đó lại bao gồm những
cái nên xảy ra, đáng lẽ phải xảy ra. Cho nên, chính nó còn giúp người ta hiện
thực hóa những ước muốn không tưởng, nghĩa là chỉ trong khoảnh khắc có thể
quên bẵng những cái đang xảy ra giữa cõi đời thực để nhập thân vào một thế


11

giới hoàn toàn xa lạ nhưng vốn có những điểm đồng cảm về lý tưởng thẩm mỹ
với chính mình.
Lực lượng thần kỳ, siêu tự nhiên ở trong truyện cổ tích Việt Nam rất
phong phú, đa dạng, bao gồm các nhân vật thần kỳ như: Tiên, Bụt, Thần linh,
Diêm vương; các con vật siêu nhiên như: trăn thần, rắn thần, yêu tinh, hồ tinh;
các vật thiêng có phép lạ như: gậy thần, đàn thần, cung thần, niêu cơm thần,
chiếc áo tàng hình…

Lực lượng thần kỳ nảy sinh từ nhiều nguồn gốc khác nhau, như quan
niệm thần linh trong thần thoại, sự tín ngưỡng của nhân dân, ảnh hưởng của tôn
giáo… nhưng được nhào nặn lại theo quan niệm và lý tưởng thẩm mỹ của tác
giả truyện cổ tích. Vì thế, lực lượng thần kỳ trong truyện cổ tích không giống
với các vị thần trong thần thoại và các tôn giáo sản sinh ra chúng. Lực lượng
thần kỳ này ít nhiều mang tính xã hội, tính giai cấp. Họ chỉ giúp những người
nghèo khổ, lương thiện (như Tấm, Thạch Sanh…) chứ không không giúp kẻ ác
(như mẹ con Cám, Lý Thông…). Có khi nhân vật thần kỳ tỏ ra vô tư, trung lập,
không thiên vị, như con đại bàng trong truyện Cây khế, nó đối xử với người em
tốt bụng và người anh tham lam như nhau. Nhưng cuối cùng vẫn gây ra những
tác dụng ngược nhau giữa nhân vật chính diện và nhân vật phản diện. Hầu hết
các lực lượng thần kỳ chỉ xuất hiện khi nhân vật chính diện gặp tai nạn, bế tắc,
cần giúp đỡ.
Truyện cổ tích sinh hoạt (hay cổ tích thế sự)
Theo Từ điển thuật ngữ văn học, “Truyện cổ tích sinh hoạt là những
truyện cổ tích không có hoặc rất ít yếu tố thần kỳ. Ở đây, các mâu thuẫn, xung
đột xã hội giữa người với người được giải quyết một cách hiện thực, không cần
đến những yếu tố siêu nhiên” [32, tr. 368]. Đây là những truyện rất gần đời thiết
thực, chúng giữ được khá nguyên vẹn sắc thái, âm hưởng, thậm chí, đôi khi cả


12

những hình thức diễn biến chủ yếu của muôn nghìn câu chuyện vẫn xảy ra trong
cuộc sống đa dạng của xã hội loài người.
Truyện cổ tích thế sự chẳng những không làm cho người nghe, người
đọc quên mất cõi đời trước mắt mà lại dẫn họ xuyên sâu vào mọi ngõ ngách
cuộc đời. Nó không nói đến những cái phi thường, nhưng trong cái bình dị của
các tình tiết, vẫn ẩn giấu một khả năng gây hứng thú mạnh mẽ, hoặc một điều
gì đáng thương, đáng cảm rất mực.

Nhân vật trung tâm trong truyện cổ tích thế sự thường chủ động và tích
cực hơn so với nhân vật trung tâm trong truyện cổ tích thần kỳ cho dù một số
nhân vật bất hạnh thường gặp bế tắc và kết cục thường rất bi thảm. Bế tắc ở đây
là bế tắc của hiện thực khác với cái đổi đời của mơ ước, ảo tưởng trong truyện
cổ tích thần kỳ. Nếu xung đột trong truyện cổ tích thần kỳ được giải quyết trong
cõi huyền ảo thì xung đột trong truyện cổ tích thế sự được giải quyết theo lôgic
của hiện thực.
Truyện cổ tích loài vật
Truyện cổ tích loài vật là loại truyện cổ tích chủ yếu lấy các loài vật làm
đối tượng phản ánh, tường thuật và lý giải. Ở đây, các loài vật được nhân cách
hóa một cách hồn nhiên trong trí tưởng tượng của nhân dân thời cổ.
Nhìn chung, truyện cổ tích loài vật nêu lên những nhận thức, hiểu biết
của con người về thế giới các con vật, giải thích nguồn gốc ra đời, các đặc trưng
của các con vật một cách hóm hỉnh. Một bộ phận truyện cổ tích loài vật có nhân
vật là con người tham gia, một bộ phận khác nhân vật trong truyện hoàn toàn
là các con vật. Nhưng nhân vật chính thường là các con vật gần gũi (trâu, ngựa,
bồ câu, sáo) các con vật trong rừng tuy hoang dã nhưng lại quen thuộc (hổ, khỉ,
thỏ, rùa...) các con vật ở vùng sông nước (cá sấu, cá...). Những con vật này ít
nhiều có ảnh hưởng đến đời sống con người.


13

Truyện về loài vật không chỉ có truyện cổ tích mà còn có truyện thần
thoại và truyện ngụ ngôn. Với ba thể loại trên, con vật đều được nhân cách hóa.
Nhưng nếu nhân cách hóa trong thần thoại gắn với quan niệm vạn vật hữu linh,
vạn vật tương giao của người cổ đại thì trong truyện cổ tích sự kế thừa tư duy
thần thoại đó còn nhằm phản ánh xã hội loài vật. Ðối với truyện ngụ ngôn, tác
giả dân gian đã có ý thức dùng câu chuyện để diễn đạt ý niệm trừu tượng.
1.2.3. Nội dung truyện cổ tích

Những xung đột cơ bản trong gia đình và xã hội
Không có gì khác lạ so với truyện của các dân tộc khác, xung đột gia
đình, làng xã, xung đột đẳng cấp, xung đột về sinh hoạt đạo đức, về quan hệ
luyến ái... đều là những nội dung chính của truyện cổ tích Việt Nam.
Có những vấn đề rất hẹp nhưng lại phổ biến, có ý nghĩa xã hội sâu sắc
trong một giai đoạn lịch sử nào đấy, chẳng hạn vấn đề quyền lợi đứa con riêng
(Truyện Tấm Cám…), hay số phận người em út, đứa con mồ côi... không còn
được cơ chế xã hội thị tộc bảo vệ, khi hình thái công hữu bắt đầu tan rã và chế
độ phụ quyền thiết lập, giành cho đứa con trưởng quyền thừa kế trong gia đình
(Truyện Bính và Đinh, Hai anh em và con chó đá…). Rồi cùng với các bước
tiến của xã hội, chế độ tiểu tư hữu ra đời, trong mối quan hệ gia đình lại nảy
sinh bao nhiêu điều tồn tại mới; vấn đề để của cho con trai hay con gái (Truyện
Ông già họ Lê…), vấn đề phụng dưỡng bố mẹ già (Truyện Cha mẹ nuôi con bể
hồ lai láng, con nuôi cha mẹ kể tháng kể ngày…), vấn đề quan hệ giữa người
con gái đi lấy chồng với bố mẹ đẻ (Truyện Sự tích khăn tang…), vấn đề quan
hệ họ hàng thân tộc (Truyện Giết chó khuyên chồng…), vấn đề dì ghẻ con chồng
(Truyện Tấm Cám, Sự tích con dế…)...
Ở một cấp độ cao hơn, truyện cổ tích cũng động đến những vấn đề xung
đột thuộc phạm vi cộng đồng làng xã: việc tranh chấp ruộng đất giữa làng này
và làng kia (Truyện Gốc tích ruộng thác đao hay truyện Lê Phụng Hiểu…),


14

mâu thuẫn giữa chủ và tớ, giữa người giàu và kẻ nghèo (Truyện Cây tre trăm
đốt, Sự tích con khỉ…); rộng hơn nữa là những vấn đề liên minh hoặc thôn tính
giữa bộ lạc này với bộ lạc khác, những cuộc đấu tranh tự vệ của dân tộc Việt
trên quá trình hình thành Nhà nước, quá trình ngăn chặn sự bành trướng của kẻ
thù phương Bắc và mở rộng lãnh thổ về phía Nam (Truyện Mỵ Châu - Trọng
Thủy, Sự tích thành Lồi, Người ả đào với giặc Minh…).

Có điều, nếu so sánh về tỷ lệ thì loại truyện mang đề tài gia đình, làng xã
vẫn có số lượng cao hơn so với loại truyện mang đề tài đấu tranh giai cấp và
đấu tranh dân tộc. Bởi vì trong đời sống nông thôn Việt Nam cổ xưa cho mãi
đến sát thời cận đại, sự phân hóa đẳng cấp vẫn chưa lấy gì làm rõ rệt, và chưa
nổi cộm thành những quan hệ đối kháng nhức nhối, thu hút sự chú ý của người
sáng tác truyện kể.
Còn vấn đề chống xâm lăng hay bảo vệ chủ quyền dân tộc lại là một tình
cảm thiêng liêng, một nghĩa vụ xã hội được nhận thức rất sớm trong các tầng
lớp nhân dân. Trong đó, đối với các nghệ sĩ dân gian tình cảm này vẫn tiềm
tàng như một trực cảm tự nhiên và chỉ được nâng cấp dần lên qua các khái niệm
cộng đồng làng xã mà họ từng gắn bó từ rất lâu đời. Bởi vậy, dù người dân Việt
ngay trong thời Bắc thuộc đã được hun đúc khá nhiều về lòng yêu nước, kết
tinh lại ở nhiều truyện cổ tích, truyền thuyết, anh hùng ca...
Truyện cổ tích có khuynh hướng ca ngợi, bênh vực nhân vật bề dưới, đàn
em, lên án nhân vật “bề trên”, “đàn anh” nghĩa là chống cái bất công, vô lý của
xã hội phụ quyền nói chung (không đi vào từng số phận riêng), thể hiện tinh
thần nhân đạo cao cả.
Lý tưởng xã hội và thẩm mỹ của nhân dân
Truyện cổ tích thường phản ánh những mâu thuẫn trong gia đình, xã hội,
đặc biệt là sự bế tắc của tầng lớp nghèo khổ trong xã hội cũ. Nhân vật đàn em,


15

bề dưới càng có đạo đức, càng thật thà bao nhiêu thì càng thiệt thòi bấy nhiêu.
Ðây là thực trạng của xã hội có giai cấp và có áp bức giai cấp.
Tác giả dân gian đã giải quyết những mâu thuẫn đó bằng các giải pháp
tưởng tượng. Họ nhờ vào lực lượng thần kỳ và nhân vật đế vương. Lực lượng
thần kỳ là phương tiện nghệ thuật giúp tác giả dân gian đạt tới một xã hội lý
tưởng, một xã hội có đạo lý và công lý. Lực lượng thần kỳ đứng về phía thiện,

trợ giúp cho nhân vật đau khổ, đưa họ tới hạnh phúc. Trong quá trình đó, lực
lượng thần kỳ cũng giúp nhân vật cải tạo xã hội. Nhân vật đế vương vừa là
phương tiện nghệ thuật vừa là biểu tượng cho lý tưởng của nhân dân. Vua Thạch
Sanh, hoàng hậu Tấm là hiện thân của một xã hội lý tưởng. Thông qua truyện
cổ tích, những bài học về kinh nghiệm xử thế, về triết lý sống hóm hỉnh, thâm
thúy mà cũng rất thực tiễn của nhân dân và những dạng thức của đời sống đã
được mô hình hóa mà sự từng trải giúp cho người ta nhận ra đấy là dạng thức
có thể lặp lại ở đâu đó không phải chỉ một đôi lần.
Bên cạnh đó, còn có khá nhiều lời răn về tu dưỡng đạo đức, như rèn
luyện tính kiên trì nhẫn nại (Truyện Sự tích chim tu hú…), dự phòng sự hủ hóa
của tâm tính (Truyện Thử thần và Miêu thần…), ngăn ngừa trước cơn bão của
dục vọng (Truyện Ngậm ngải tìm trầm…). Và tất cả, soi chiếu cho nhau, sẽ tạo
nên chân lý của cái đẹp trong truyện cổ tích, là cái chân thực có tính chất dân
gian của truyện cổ tích Việt Nam - nét đặc thù từng khiến người đọc truyện cổ
tích phải nghĩ rằng truyện tất đã xảy ra ở đâu đó ngay gần nơi mình sống, hay
nếu không thì cũng xảy ra ở một vùng quanh địa phương của mình.
Với ý thức và cảm quan thẩm mỹ lành mạnh, pha chút ngây thơ của người
bình dân, truyện cổ tích thường bộc lộ quan niệm cho rằng sự thật nhất định sẽ
thắng dối trá, cái thiện bao giờ cũng thắng cái ác, cái tích cực trước sau sẽ đè
bẹp cái tiêu cực; nó ca ngợi ngoài sự thông minh, tài trí, sức khỏe, là những
phẩm chất cao đẹp: lòng thủy chung, ngay thẳng, tính cương trực, hành động


16

vì lẽ phải,... Đồng thời cũng chĩa mũi nhọn vào những thế lực hắc ám, tàn ác,
những thói hư tật xấu của con người.
Đương nhiên quan niệm thiện - ác, tốt - xấu này không thể thoát ly hoàn
toàn nhân sinh quan và luân lý của giai cấp thống trị. Đứa con tiếc gà định chôn
mẹ bị thần Sét đánh chết; người anh tham lam, ngu ngốc chuốc lấy hậu quả bi

đát; cả một cộng đồng làng trở thành một tổ chức cướp của giết người bị triệt
hạ và bị hành hình... Đó là công lý của nhân dân nhưng không có gì trái ngược
với đạo đức và pháp lý chính thống.
Tuy nhiên, nếu xét toàn bộ kho tàng truyện cổ tích Việt Nam thì không
thể nói quan niệm đạo lý của dân gian không có gì đặc biệt, càng không thể nói
chúng hoàn toàn rập khuôn đạo lý chính thống. Trong khá nhiều truyện, nhân
dân vẫn có cách nhìn riêng của mình về mọi lý lẽ ở đời, không chịu lệ thuộc
một sự áp đặt nào. Không những thế, một số truyện cá biệt còn bộc lộ ngấm
ngầm một thứ quan niệm mà ta có thể nói là “bạo thiên nghịch địa”, tức là mang
dạng thức đối nghịch với hệ thống nhân sinh quan và luân lý quan vẫn được xã
hội thừa nhận (Truyện Tàn Bạo đại vương).
Triết lý nhân sinh, đạo làm người và ước mơ công lý của nhân dân
Triết lý nhân sinh, đạo làm người và ước mơ công lý của nhân dân được
thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau trong các sáng tác dân gian của người
Việt, nhưng tập trung nhiều nhất là ở truyện cổ tích.
Một truyện cổ tích ra đời đều nhằm một mục đích nào đó, để nói lên một
điều gì đó đối với thế hệ sau. Trong đó, điều mà các tác giả dân gian muốn nhắn
nhủ nhất chính là các triết lý sống, đạo làm người của dân tộc ta. Triết lý nhân
sinh cơ bản mà cha ông ta gửi gắm trong truyện cổ tích gồm:
1. Nguồn gốc và số phận con người;
2. Hướng tới giá trị Chân – Thiện – Mỹ;
3. Tính cố kết cộng đồng, trọng tình nghĩa;


17

4. Sống hài hóa với thiên nhiên;
5. Lạc quan, yêu đời, yêu lao động.
Ở chương sau chúng tôi sẽ phân tích kỹ các triết lý nhân sinh này.
Ước mơ công lý luôn là khát vọng cháy bỏng của nhân dân và được thể

hiện rất rõ ràng trong các truyện cổ tích. Thông thường, nói đến truyện cổ tích
là nói đến loại truyện phát triển theo một tuyến: chính thắng tà, thiện thắng ác.
GS. Nguyễn Đổng Chi đã khảo sát kỹ kho tàng truyện cổ tích Việt Nam và tìm
ra 4 dạng kết cấu của truyện cổ tích Việt Nam:
1. Chính thắng tà không phải bằng tiêu diệt mà bằng sức mạnh cảm hóa,
làm cho tà giác ngộ;
2. Chính thắng tà bằng cuộc đấu tranh giữa thiện và ác ở ngay trong nội
bộ cái chính;
3. Chính thắng tà bằng cách thúc đẩy cuộc đấu tranh thiện ác ở ngay
trong nội bộ cái tà;
4. Chính thắng tà nhưng kết cục lại bị trả giá vì sự vượt “độ” của mình.
Dù là dạng kết cấu nào đi nữa thì kết thúc truyện cổ tích, công lý luôn
được thực hiện. Cho dù, lực lượng để thực thi công lý hầu hết là các nhân vật
thần kỳ, do nhân dân ta tưởng tượng ra nhằm giúp nhân vật chính diện khi họ
gặp tai nạn, bế tắc, cần giúp đỡ hoặc để trừng phạt nhân vật phản diện. Nhờ vậy
mà nhiều nhân vật chính diện trong truyện cổ tích đã được đổi đời, được đền
bù thích đáng; nhân vật phản diện bị trừng phạt nghiêm khắc, kết cục bị thảm,
làm cho người kể lẫn người nghe đều hả hê, sung sướng.
Mỗi truyện cổ tích đều xây dựng nên một hiện thực hết sức đẹp đẽ, nhưng
là một hiện thực không có thật, là hiện thực trong mơ ước. Tất cả những gì
không thể có, không thể thực hiện trong thực tế đều đã được thực hiện trọn vẹn
và triệt để trong truyện cổ tích. Nói cách khác, truyện cổ tích là thế giới của
những giấc mơ, trong những giấc mơ ấy nhân dân lao động thực thi lý tưởng,


18

mong ước của mình. Đó là lý tưởng về sự công bằng trong cuộc đời. Người
hiền lành, lương thiện được hưởng hạnh phúc sung sướng, kẻ xấu xa ác độc bị
trừng trị, xã hội được sắp xếp lại theo trật tự hợp lý. Người lao động làm chủ,

kẻ bóc lột bị tước bỏ mọi quyền vị. Một cuộc sống tốt đẹp cho những cuộc đời
cùng khổ, đó không còn là viễn cảnh trong tương lai mà đã trở thành hiện thực
trong thế giới cổ tích.
Nói truyện cổ tích là những giấc mơ đẹp của nhân dân lao động thực chất
là sự khẳng định về những mơ ước, khát vọng cháy bỏng trong mỗi câu chuyện.
Tác phẩm văn học nào cũng là sự thể hiện của những mơ ước, khát vọng. Chỉ
có điều ở truyện cổ tích những mơ ước, khát vọng đã được thực thi một cách
triệt để, đã biến thành hiện thực như một hiện thực cần có trong mong mỏi của
nhân dân. Và để xây dựng một hiện thực như vậy, người lao động đã dùng trí
tưởng tượng của mình mà tạo nên biết bao điều kỳ diệu.
Trong thế giới của những mơ ước này, người ta có thể nhận thấy hai
điều. Thứ nhất, được đổi thay cuộc đời, được giàu sang, sung sướng, hạnh phúc,
được tự do, bình đẳng. Thứ hai, có được sức mạnh, có những điều kiện cần thiết
hoặc có những may mắn kì diệu nào đó để thực hiện sự đổi thay số phận. Đó là
những ước mơ đẹp và chính đáng. Trong những năm tháng xa xưa của lịch sử,
nó luôn là những điều không tưởng trong thực tế nhưng lại rất thực trên mỗi
trang cổ tích. Nó cho thấy khát vọng, mơ ước cuộc sống tốt đẹp của nhân dân
cháy bỏng đến nhường nào. Dường như hiện thực khổ đau tăm tối lại chính là
mảnh đất màu mỡ ươm mầm và nuôi lớn những giấc mơ của con người. Điều
đó khiến chúng ta hôm nay mỗi lần nhìn lại là thêm một lần kinh ngạc trước
niềm tin và sức sống bất diệt của tâm hồn nhân dân trong những năm tháng
gian khổ của buổi đầu dựng nước và giữ nước.
Giấc mơ liệu có mãi là giấc mơ, qua bao nhiêu thế kỷ, đến hôm nay người
lao động đã làm chủ cuộc đời và tự tìm được hạnh phúc bằng chính sức mạnh


19

của bản thân. Những giấc mơ đã thành sự thật ngoài đời. Những khổ đau không
phải là không còn, nhưng khả năng hoá giải chúng nằm trong tầm tay mỗi con

người và xã hội. Và những giấc mơ cổ tích lại tiếp tục gieo mầm cho những
giấc mơ mới của hôm nay.
Con người cần mơ ước và khát vọng để nâng đỡ tâm hồn. Những truyện
cổ tích dạy ta biết mơ ước, khát vọng, biết tin vào những mơ ước, khát vọng
chân chính để sống trong cuộc đời. Đó phải chăng là điều đã tạo nên giá trị
trường tồn của truyện cổ tích.


20

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Truyện cổ tích ra đời muộn hơn rất nhiều so với các thể loại như thần
thoại, truyền thuyết. Nó ra đời khi mà trình độ xã hội đã phát triển, tư duy của
con người cũng phát triển hơn. Có lẽ vì thế mà sự sáng tạo nghệ thuật không
còn là sự sáng tạo vô thức mà là sự sáng tạo có ý thức của tác giả dân gian.
Truyện cổ tích chứa đựng trong nó biết bao bí ẩn mà không phải ngày một ngày
hai độc giả có thể khám phá hay hiểu thấu đáo những ý tưởng mà tác giả dân
gian gửi gắm.
Mỗi truyện cổ tích đều có những giá trị nhất định về mặt trí tuệ, tình cảm
và nghệ thuật. Với đặc thù của mình, truyện cổ tích đã dễ dàng truyền từ đời
này sang đời khác. Thông qua truyện cổ tích, cha ông ta đã gửi gắm những ước
mơ, khát vọng và những triết lý nhân sinh sâu sắc cho đời sau và sự thật là
truyện cổ tích đã và đang nuôi dưỡng tâm hồn người Việt Nam từ thế hệ này
sang thế hệ khác.


×