Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

THIẾT KẾ CHẾ TẠO KHẢO NGHIỆM MÁY TRỒNG KHOAI MÌ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1021.79 KB, 58 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ & CÔNG NGHỆ

ĐỖ TẤN THÀNH
HỒNG BẢO SƠN

ĐỀ TÀI:
THIẾT KẾ CHẾ TẠO KHẢO NGHIỆM MÁY TRỒNG
KHOAI MÌ

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 08/2007

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
-i-


TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA CƠ KHÍ & CÔNG NGHỆ

THIẾT KẾ, CHẾ TẠO, KHẢO NGHIỆM MÁY TRỒNG
KHOAI MÌ

Chuyên nghành: Cơ Khí Nông Lâm

Sinh viên thực hiện:
ĐỖ TẤN THÀNH
HỒNG BẢO SƠN

Giáo viên hướng dẫn:


Th.s NGUYỄN HẢI TRIỀU

- Thành Phố Hồ Chí Minh - Tháng 08/2007 MINISTRY OF EDUCATION AND TRAINING
NONG LAM UNIVERSITY
FACULTY OF ENGINEERING & TECHNOLOGY
[\

- ii -


DESIGNING, MANUFACTURING,TESTINH MANIOC
MACHINE
Speciality: Agricultural Engineering

Student:
DO TAN THANH
HONG BAO SON

Supervisor:
Master. NGUYEN HAI TRIEU

- Ho Chi Minh City -August/2007 -

- iii -


LỜI CẢM TẠ
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ:
Ban Giám Hiệu cùng quý thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm Tp.HCM đã dại
dỗ, rèn luyện cho chúng tôi trong suốt thời gian học tập tại trường.

Toàn bộ quý thầy cô, công nhân viên khoa Cơ Khí Công Nghệ Trường Đại Học
Nông Lâm Tp.HCM đã tận tình giúp đỡ và truyền đạt những kiến thức quý báu trong
suốt quá trình học tập.
Chúng tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Th.S Nguyễn Hải Triều đã tận
tình giúp đỡ và hướng dẫn chúng tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài.
Chúng tôi xin chân thành cảm tạ các bạn bè gần xa đã giúp đỡ chúng tôi trong
suốt thời gian thực hiện đề tài.

- iv -


TÓM TẮT
Thiết kế, cải tiến Máy Trồng Khoai Mì, sau đó tiến hành kéo khảo nghiệm và
đưa ra tiến hành khảo nghiệm. Đưa vào ứng dụng trong thực tế để đưa ra ưu nhược
điểm của máy nhằm hoàn thiện khả năng ứng dụng của máy.
Nội dung thực hiện:
Thiết kế, cải tiến một số cơ cấu Máy Trồng Khoai Mì.
Thiết lập bản vẽ, chế tạo, khảo nghiệm mô hình đã lựa chọn.
Kết quả khảo nghiệm:
Đáp ứng các yêu cầu nông học, kỹ thuật đề ra.
Khả năng nhả hom đạt 100%.
Độ đồng đều giữa các hàng đạt 100%.
Độ đồng đều giữa các hom trên hàng đạt >97%.
Độ sâu rạch từ 100 ÷ 150 mm.
Khoảng cách hàng 700 – 900 mm
Khoảng cách cây trên hàng 700-800-900 mm

-v-



SUMMARY
Designing, improving and manufacturing manioc – planting – machine. After
that, introducing aplication on the fact to show the advantages and disadvantages of
the machine in order to perfect the aplication of it content.
-

Designing, improving the struction of manioc – planting – machine.

- Creating drawings, manufacturing and testing the selected model The result of
testing.
-

Satisfying agricultural requests, technical requests.

-

The ability of putting – manioc – in hole: 100%.

-

The equality between line and line: 100%.

-

The equality between hole and hole in a line: > 97%.

-

The depth of slitting: 100 – 150 mm.


-

The width between rows: 700 – 900 mm.

-

The width between plants in line: 700 – 800 – 900 mm.

6


MỤC LỤC
Lời cảm tạ.............................................................................................................................
Tóm tắc.................................................................................................................................
Summary ..............................................................................................................................
Mục lục.................................................................................................................................
Danh sách các hình...............................................................................................................
Danh sách các bảng ..............................................................................................................

Chương 1 MỞ ĐẦU...................................... Error!

Bookmark not defined.

Chương 2 TRA CỨU TÀI LIỆU SÁCH BÁO PHỤC VỤ TRỰC TIẾP ĐỀ TÀIError!

Bookmark not defined.
2.1 Những vấn đề chung:................................ Error!

Bookmark not defined.


2.2 Các giống khoai mì ở Việt Nam hiện nay. ..... Error!

Bookmark not defined.

2.3 Các đặc tính của cây khoai mì:.................... Error!

Bookmark not defined.

2.3.1 Yêu cầu nông học của hom ...................... Error!

Bookmark not defined.

2.3.2 Yêu cầu kĩ thuật khâu làm đất .................. Error!

Bookmark not defined.

2.3.3 Yêu cầu kĩ thuật của khâu trồng ................ Error!

Bookmark not defined.

2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hom. .. Error!

Bookmark not

defined.
2.5 Các phương pháp trồng hiện nay ................. Error!

Bookmark not defined.

2.5.1 Trồng hom thẳng đứng ........................... Error!


Bookmark not defined.

2.5.2 Trồng hom xiên .................................... Error!

Bookmark not defined.

2.5.3 Trồng hom nằm ngang ........................... Error!

Bookmark not defined.

2.6 Quy trình trồng khoai mì hiện nay ............... Error!

Bookmark not defined.

2.7 Cơ sở lý thuyết quá trình ........................... Error!

Bookmark not defined.

2.8. Tìm hiểu máy trồng hom MTH1 ............... Error!

Bookmark not defined.

7


2.8.1. Cấu tạo............................................. Error!

Bookmark not defined.


2.8.2. Nguyên lí làm việc................................ Error!

Bookmark not defined.

2.8.3 Bộ phận nhả hom ................................ Error!

Bookmark not defined.

Chương 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN Error!

Bookmark not defined.

3.1 Phương pháp thiết kế ................................ Error!

Bookmark not defined.

3.2 Phương pháp chế tạo ................................ Error!

Bookmark not defined.

3.3 Phương pháp khảo nghiệm ......................... Error!

Bookmark not defined.

3.4 Phương tiện ............................................ Error!

Bookmark not defined.

3.5 Phương pháp bố trí khảo nghiệm và thu thập số liệu ...... Error!


Bookmark not

defined.
Chương 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........... Error!

Bookmark not defined.

4.1. Các số liệu ban đầu ................................. Error!

Bookmark not defined.

4.2. Sơ đồ chung, cấu tạo và nguyên lý làm việc của máy .... Error!

Bookmark not

defined.
4.2.1 Sơ đồ chung ......................................... Error!

Bookmark not defined.

4.2.2 Cấu tạo và nguyên lý làm việc .................. Error!

Bookmark not defined.

4.3 Bộ phận rạch hàng ................................... Error!

Bookmark not defined.

4.3.1 Chảo rạch ............................................ Error!


Bookmark not defined.

4.3.2 Mặt bích ............................................. Error!

Bookmark not defined.

4.3.3 Trục chảo ............................................ Error!

Bookmark not defined.

4.3.4 Trụ chảo rạch ....................................... Error!

Bookmark not defined.

4.4 Bộ phận nhả hom..................................... Error!

Bookmark not defined.

4.4.1 Nguyên lý cấu tạo hệ thống truyền động cho bộ phận nhả hom .............. Error!

Bookmark not defined.
8


4.4.2 Xác định tỷ số truyền của bộ truyền bánh răng ........... Error!

Bookmark not

defined.
4.4.3 Xác định số răng và đường kính của bánh răng........... Error!


Bookmark not

defined.
4.4.4 Tính toán thiết kế bộ truyền xích............... Error!

Bookmark not defined.

4.5 Xác định kích thước cam và thanh tác động cửa thùng nhả hom................ Error!

Bookmark not defined.
4.5.1 Kích thước cam .................................... Error!

Bookmark not defined.

4.5.2 Thanh tác động cửa thùng nhả hom ........... Error!

Bookmark not defined.

4.6. Trình tự lắp ghép bộ truyền động ................ Error!

Bookmark not defined.

4.7. Thùng nhả hom..................................... Error!

Bookmark not defined.

4.8. Bộ phận căng xích ................................. Error!

Bookmark not defined.


4.9. Bộ phận lấp đất và nén đất....................... Error!

Bookmark not defined.

5.9.1. Bộ phận lấp đất .................................. Error!

Bookmark not defined.

4.9.2. Bộ phận nén đất ................................. Error!

Bookmark not defined.

4.10. Xác định từ bộ phận nhả hom đến bộ phận lấp đất ...... Error!

Bookmark not

defined.
4.11 Cần rạch tiêu ....................................... Error!

Bookmark not defined.

4.12. Cơ cấu treo ........................................ Error!

Bookmark not defined.

4.13 Trình tự lắp ráp máy trồng ....................... Error!

Bookmark not defined.


4.14 Yêu cầu khảo nghiệm.............................. Error!

Bookmark not defined.

4.15 Kết quả khảo nghiệm .............................. Error!

Bookmark not defined.

4.16. Đánh giá sơ bộ hiệu quả kinh tế máy trồng khoai mì MTH1 Error!

Bookmark

not defined.
Chương 5 KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .............. Error!
9

Bookmark not defined.


5.1 Kết luận ................................................ Error!

Bookmark not defined.

5.2 Đề nghị ................................................. Error!

Bookmark not defined.

Chương 1
MỞ ĐẦU


10


Cây khoai mì đươc trồng ở nước ta vào đầu khoảng Thế kỉ XIX. Nó nhanh
chóng trở thành cây lương thực quan trọng, nó góp phần giải quyết vấn đề lương thực
vào những năm 1945 – 1975. Ngày nay cây khoai mì không chỉ là một cây lương thực
mà nó còn là một loại cây công nghiệp quan trọng. Cung cấp nguyên liệu cho các
ngành chế biến lương thực, thực phẩm, thức ăn gia súc... Nó thích hợp canh tác ở
nhiều nơi và đơn giản trong quá trình trồng trọt. Quy trình canh tác sản xuất khoai mì
nói chung, khâu trồng khoai mì nói riêng, theo phương pháp thủ công có năng suất
kém, chi phí nhân công càng cao và đặc biệt là khó đảm bảo tính thời vụ. Do đó cơ
giới hoá sản xuất khoai mì là yêu cầu tất yếu để canh tác khoai mì với quy mô vừa và
lớn. Vi vậy một yêu cầu cấp thiết đề ra là phải tiến hành cơ giới hoá cây khoai mì, đưa
máy móc vào trong sản xuất từ khâu trồng, chăm sóc , thu hoạch và chế biến. Được sự
đồng ý của ban chủ nhiệm Khoa Cơ Khí Công Nghệ, với sự hướng dẫn tận tâm của
Th.S Nguyễn Hải Triều đã giúp chúng tôi thực hiện đề tài: "Thiết kế, chế tạo, khảo
nghiệm Máy Trồng Khoai Mì."

™ Mục đích luận văn:
- Tìm hiểu về đặc tính của cây giống.
- Các yêu cầu kỹ thuật của khâu trồng.
- Tìm hiểu máy trồng hom MTH1.
- Dựa trên nguyên lý làm việc của máy MTH1 tiến hành cải tiến một số cụm
chi tiết:


Chuẩn hoá các thông số của máy MTH1.
11





Xác định chính xác các thông số kỹ thuật của máy.



Cải tiến một số cụm chi tiết.



Bổ sung các cơ cấu cần thiết.



Tiến hành chế tạo và khảo nghiệm khả năng làm việc của máy.

Chương 2
TRA CỨU TÀI LIỆU SÁCH BÁO PHỤC VỤ TRỰC TIẾP
ĐỀ TÀI

12


2.1 Những vấn đề chung:
Khoai Mì là một loại cây lấy củ rất dễ tính, có thể trồng trên nhiều loại đất
khác nhau, từ đất cát ven biển, đất phù sa, đất xám, đất đồi núi, đất nâu đỏ Bazan với
độ pH phổ biến trong khoảng 5-6.Tuy nhiên, cây khoai mì còn có khả năng chịu phèn
tốt. Ở Đồng Tháp Mười, trên chân đất phèn đã được lên liếp, cây khoai mì là một
trong những cây trồng đi tiên phong tại vùng này. Cây khoai mì sinh trưởng và cho
năng suất khá, vì chịu đựng được hàm lượng nhôm di động cao mà lại tận dụng được

hàm lượng mùn, đạm và kali cao trong đất phèn.
Hiện nay, cây khoai mì không những là cây lương thực phổ biến mà giờ đây
nó đã nhanh chóng trở thành một loại cây công nghiệp quan trọng, với tốc độ phát
triển cao những năm đầu thế kỷ XXI. Năm 2004 sản lượng toàn quốc đạt 5,73 triệu
tấn, trên diện tích trồng 370.500 ha, và có năng suất bình quân đạt 14,49 tấn/ha
(Faostat 2005). So với năm 1999 sản lượng tăng gấp ba lần và năng suất tăng gần gấp
đôi, tốc độ tăng mỗi năm 14,7%. Việt Nam trở thành nước xuất khẩu tinh bột khoai mì
thứ 2 thế giới sau Thái Lan. Tinh bột đã trở thành một trong bảy mặt hàng xuất khẩu
có triển vọng của Việt Nam, được chính phủ và các địa phương quan tâm.
Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn đã có chủ trương ổn định diện
tích khoai mì ở ngưỡng 380.000 ha từ năm 2006 - 2010. Bằng cách đẩy mạnh áp dụng
các tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và sản lượng. Ngoài công tác
tuyển chọn, lai tạo giống mới, áp dụng cơ giới hóa quá trình canh tác cây khoai mì.
2.2 Các giống khoai mì ở Việt Nam hiện nay.
Căn cứ vào độ cao thấp hàm lượng axit, anhydric HCN có trong khoai mì, các
nhà khoa học chia khoai mì làm hai loại:
+ Khoai mì ngọt: là loại khoai mì có ít HCN nên có thể luộc ăn ngay, loại này
mọc yếu, lá xanh, mặt dưới có màu trắng xanh, cuốn lá xanh tươi hoặc phớt hồng.
Thân cây có ít nhựa, vỏ và lớp da trong củ mỏng.
+ Khoai mì đắng: là loại khoai mì có hàm lượng HCN khá nhiều , cây mọc
khỏe, lá xanh thẩm, mặt dưới lá đỏ, cuốn lá đỏ tía, thân có nhiều nhựa, vỏ và lớp da
bao củ dày.

13


Bảng 2.1: Diện tích trồng những loại giống khoai mì mới và tổng giá trị bội thu
do áp dụng giống khoai mì mới tại 5 tỉnh Đồng Nai, Bình Phước, Bình Dương,
Tây Ninh, và Bà Rịa- Vũng Tàu trong 6 năm từ 1996 – 2001


Năm

Tổng
diện tích
trồng
những
giống
sắn
mới1/ha

1996
1997
1998
1999
2000
2001

2,750
9,680
27,360
24,570
36,680
42,450

Bội thu nông
sản củ tươi so
với
HL232/(tấn/ha)

Sự vượt

trội về hàm
lượng tinh
bột so với
HL233/(%)

Giá trị bội
thu do phát
triển nông
sản củ
tươi4/(triệu
đồng/ha)

Giá trị
bội htu
do tăng
hàm
lượng
tinh bột
5/
(triệu
đồng/ha)

Tổng giá
trị bội
thu do sử
dụng
giống
mới6/(tỷ
đồng)


+ 8,0
+ 9,5
+10,3
+9,6
+10,5
+9,8

+ 2,5
+3,0
+3,3
+2,9
+3,0
+3,2

2,67
4,55
2,84
3,80
418
3,75

1,59
1,58
1,86
1,83
1,75
1,87

11,71
60,45

128,33
138,33
217,50
230,92

Nguồn: Hoàng kim, KaZuo Kawano, Phạm Văn Biên, Trần ngọc Ngoạn, Trần
Ngọc Quyền, Trịnh Phương Loan, năm 2002.

Ở Việt Nam hiện nay có các giống khoai mì chủ yếu sau: KM99-1, KM99-2,
KM99-3, KM99-4, KM99-5, KM99-6. KM14, KM60, HL23, SM1447-7.
Hiện nay đang nghiên cứu một số giống mới như: KM140-2, SM937-26,...
(Trung Tâm Hưng Lộc).
Bảng 2.2: Diện tích, năng suất và sản lượng khoai mì của một số tỉnh áp dụng
giống mới

tỉnh
Tây
Ninh
Bình

Diện tích (1000 ha)
1994
1998
2002

Năng suất (tấn /ha)
1994
1998
2002


sản lượng (1000tấn)
1994 1998 2002

3.3

15.4

18.6

10.79

14.22

19.39

36.2

219.8 360.7

(4.7)

(6.8)

(9.8)

(9.52)

(9.55)

4.07


(44.4)

(67.5) 208.2

14


Phước
Đồng
Nai
BRVT

14.5

12.1

12.7

13.25

12.11

15.04

192.6

0.1

7.2


7.4

6.4

12.29

13.45

0.5

146.5 191.5
88.5

99.5

Nguồn: Phạm Văn Biên, Hoàng Kim, Joel J.Wang and R.H. Howeler năm
2004 (dẫn theo niên giám thống kê năm 1994, 1998, 2002. Khoai mì của Tây Ninh
năm 2002 bao gồm cây khoai mì công nghiệp (13,965 ha) và sắn lương thực (4,653
ha); số liệu thống kê của tỉnh Bình Phước năm 1994, 1998 là của toàn tỉnh Sông

2.3 Các đặc tính của cây khoai mì:
Cây khoai mì không những là loại cây lương thực mà còn là một cây công
nghiệp quan trọng. Cây khoai mì thuộc họ thầu dầu, là cây đa bội ở thể phức, dị hợp.
Có 36 nhiễm sắc thể, có nguồn gốc lưu vực sông Amazon. Đến đầu thế kỷ XIX thì
được trồng ở Đông Nam Á. Thời gian sinh trưởng và phát triển các giống khoai mì ở
Việt Nam hiện nay là 7- 10 tháng, năng suất củ trung bình 34,5 tấn/ha, năng suất bột
9,8 tấn/ha. (Trung Tâm Nghiên Cứu Thực Nghiệm Hưng Lộc).

Bảng 2.3: Kết quả, thí nghiệm so sánh bộ giống khoai mì NVT98 tại Trung Tâm

Hưng Lộc (Đồng Nai) năm 1998- 2002 (thu hoạch ngày 6-3-2002 lúc 10 tháng sau
trồng).
Giống/dòng
lai

Năng suất
tinh bột
(tấn/ha)

Năng suất
củ tươi
(tấn/ha)

Hàm lượng
tinh bột
(%)

Tỷ lệ chất
khô (%)

Chỉ số thu
hoạch (%)

KM98-1*
KM98-2*
KM98-3
KM98-4

12,41
11,09

11,53
9,05

43,1cd
39,6bc
46,9d
42,5bcd

27,8cd
28,0cd
24,6b
21,3a

38,1
38,3
36,1
33,7

74
59
59
58

15


KM98-5*
KM98-6-*
KM94(ĐC1)
KM60(ĐC2)

HL23(ĐC3)
CV%
LSD 0,05

13,02
13,69
12,26
11,25
6,98

46,0d
46,9d
43,5cd
38,0b
25,4a
8,1
4,9

28,3cde
29,2de
28,2cde
29,6e
27,5c
3,9
1,6

38,8
39,4
40,0
38,2

37,8

58
59
57
59
45

2.3.1 Yêu cầu nông học của hom
- Hom mì phải được lấy từ các thân cây khỏe, không sâu bệnh.
- Các mặt trên hom phải còn nguyên vẹn, không bị dập.
- Hom phải còn tươi, những cây giống không nhựa mủ phải được loại bỏ.
- Thời gian bảo quản cây giống không được quá 60 ngày, kể từ ngày thu
hoạch.
- Số mắt trên hom từ 4- 5 mắt, hom mì dùng để trồng phải được lấy từ1/3 ở
đoạn giữa. Thân cây mì khi chặt hom phải dùng các dụng cụ sắc bén.
- Kích thước chính của hom:


Chiều dài hom từ 150 – 200 mm.



Đường kính hom từ 25 – 40 mm.



Số mắt trơn hom từ 4 – 5 mắt

2.3.2 Yêu cầu kĩ thuật khâu làm đất

- Phải bảo đảm độ tơi xốp của đất.
- Bảo đảm độ sâu cày từ 25- 30 mm.
- Phải làm cỏ sạch và các tàn dư thực vật.
- Mặt đồng phải tương đối bằng phẳng.
- Lên luống đều và thẳng để thoát nước trong mùa mưa. Nếu ở những vùng
đất trồng có độ dốc lớn hơn 300 thì tránh cày bừa và không cần lên luống (vì mưa sẽ
làm rửa trôi màu mỡ của đất) mà chỉ cuốc hốc để trồng trực tiếp.
2.3.3 Yêu cầu kĩ thuật của khâu trồng
- Phải bảo đảm độ sâu trồng 100 – 150 mm.
- Phải bảo đảm không làm tổn thương hom trong quá trình trồng.
- Phải bảo đảm đúng mật độ trồng và khoảng cách trồng.
16


- Phải bảo đảm lấp và nén đất để hom nảy mầm một cách thuận lợi.
- Hom mì phải đặt so le nhau giữa các hàng.
- Các hàng phải thẳng và đều nhau.
2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình nảy mầm của hom.
Ngoài các đặt tính của hom như: chiều dài hom, đường kính hom, số mắt trên
hom... Đến các đặt tính của đất trồng, yêu cầu kĩ thuật nông học của khâu làm đất,
khâu chuẩn bị giống. Việc nảy mầm của hom còn chịu ảnh hưởng trực tiếp bởi: Thời
tiết, khí hậu, độ sâu trồng, độ ẩm đất, loại đất...
Tùy theo điều kiện thời tiết khí hậu mà thời gian sinh trưởng và phát triển của
cây dài hay ngắn. Thông thường từ 7- 12 tháng, tùy vào giống khoai mì và điều kiện
chăm sóc.
Thời gian sinh trưởng của cây được chia thành 3 thời kì chính:
+ Thời kì nảy mầm và phát triển thành cây con: Hom mì được trồng từ 7 – 20
ngày rễ được bén rễ và nảy mầm tuỳ vào điều kiện thời tiết và độ phì nhiêu của đất.
Trong 3 tháng đầu cây khoai mì chủ yếu tập trung phát triển mạnh bộ rễ cùng với sự
phát triển rễ mầm dần trở thành cây con.

+ Thời kì phát triển thân, lá: Trong giai đoạn này thân cây phát triển nhanh cả
về chiều cao và đường kính. Đồng thời lá cây phát triển với tốc độ sinh trưởng nhanh.
Giai đoạn này kéo dài từ 2 – 3 tháng.
+ Thời kì làm củ: Từ tháng thứ 6 trở đi, củ bắt đầu phát triển mạnh. Trong
thời kì này thân và cành hoá gỗ dần, củ phát triển về chiều dài và đường kính. Trong
thời kì sinh trưởng dinh dưỡng đầu, cây khoai mì tạo được một bộ khung cây tốt, cành
và lá khoẻ mạnh, có khả năng quang hợp tốt thì quá trình làm củ được tiến hành một
cách thuận lợi.
2.5 Các phương pháp trồng hiện nay
Ở nước ta hiện nay có 3 phương pháp trồng chủ yếu:
- Trồng với hom đứng.
- Trồng với hom xiên.
- Trồng với hom ngang.

17


2.5.1 Trồng hom thẳng đứng
Hom được đặt theo chiều vuông góc với mặt đồng, một phần của hom nằm
dưới đất và phần còn lại nằm trên mặt đất.
+ Ưu điểm: Không bị ngập úng từ lúc trồng đến lúc nảy mầm, phù hợp với
vùng có diện tích nhỏ và đất trồng không cần chuẩn bị kỹ.
+ Nhược điểm: Dể bị khô phần hom trên mặt đất.Củ có chiều hướng ăn sâu
xuống, do đó số lượng củ giảm và khó thu hoạch.
2.5.2 Trồng hom xiên
Hom được đặt nghiêng so với mặt đất một góc từ 150- 450, khoảng 2/3 hom
nằm dưới đất, phần còn lại nằm nhô lên mặt đất.
+ Ưu điểm: Tỷ lệ nảy mầm tương đối cao, trồng được ngay cả ở những vùng
đất không được chuẩn bị kỹ, phù hợp với đất núi có độ dốc lớn.
+ Nhược điểm: Phần hom trên mặt đất thường bị khô. Củ được phân bố theo

chiều xiên làm khó khăn khi thu hoạch kéo dài thời gian trồng, ảnh hưởng tới thời vụ.
2.5.3 Trồng hom nằm ngang
Hom mì được đặt nằm ngang theo chiều song song hoặc vuông góc với
hàng.
+ Ưu điểm: Tỷ lệ nảy mầm rất cao và củ được phân bố theo chiều ngang
giúp cho quá trình thu hoạch dễ dàng.
+ Nhược điểm: Thường bị ngập úng, làm chết mầm do ẩm độ cao.

2.6 Quy trình trồng khoai mì hiện nay
Hiện nay, hom được trồng theo phương pháp nằm ngang là chủ yếu.
Có hai cách trồng:
+ Trồng thủ công.
+ Trồng bằng máy.

18


2.7 Cơ sở lý thuyết quá trình
Trồng thủ công: Dùng cuốc tạo hốc sau đó bỏ hom vào hốc và lấp đất lại.
Tùy vào độ ẩm của đất và địa hình mà người ta bấu lỗ nông hay sâu. Nhược điểm của
phương pháp này năng suất thấp, hiệu quả kinh tế không cao, không đảm bảo được
mật độ, độ sâu trồng...
Trồng bằng máy: Dùng liên hợp máy vun luống, mỗi lần chạy được hai hàng.
Ban đầu, người ta vun luống thấp. Có người đi sau bỏ hom theo đúng khoảng cách.
Sau đó liên hợp máy chạy lần hai và lần chạy này lấy đất lấp hom vừa được bỏ.
Cả hai phương pháp trồng được tiến hành sau khi chuẩn bị đất kỹ. Trồng Mì
từ sáng sớm đến khi nắng gắt, tránh hom mì bị khô, ảnh hưởng tới tỷ lệ nảy mầm.Cây
giống chỉ ra đồng mới chặt thành hom.
Trồng hom khoai mì được xem như quá trình gieo điểm. Sự khác nhau giữa
gieo hạt và trồng hom là ở mỗi góc chỉ trồng một hom và hốc có kích thước lớn.

Ta có công thức xác định số lượng hom N (hom/ha) trên một hecta như sau:
N=

10 4.a
l.b

(2.1).

Trong đó: a là số cụm máy gieo.
l là khoảng cách giữa các hom trên hàng (mm).
b là khoảng cách giữa hai hàng gieo (mm). b còn là bề rộng làm việc của
máy nông nghiệp.
Khi bánh xe máy nông nghiệp quay được một vòng, thì máy gieo được số hốc
là:
nd =

h.d
i.l

(2.2).

Trong đó : d: đường kính bánh xe máy nông nghiệp (mm).
l: khoảng cách giữa các hom trên hàng (mm).
i: tỷ số truyền.:
Nếu xét thêm hệ số trượt ε ta có:
nd =

h.d
i.l (1 − ε )


(2.3).

Thông thường chọn hệ số trượt ε = 0.05÷ 0,1.
19


2.8. Tìm hiểu máy trồng hom MTH1
2.8.1. Cấu tạo
Máy trồng MTH1 có cấu tạo theo sơ đồ sau:
3

4

5

6

7

2
1
9

8

Hình 2.1: Sơ đồ cấu tạo máy trồng hom MTH1
1. Bánh xe máy nông nghiệp

6. Cơ cấu lấp đất


2. Cơ cấu treo

7. Cơ cấu nén đất

3. Khung máy

8. Cơ cấu truyền động

4. Ghế ngồi

9. Cơ cấu rạch hàng

5. Cơ cấu an toàn
Máy trồng khoai mì có bốn hàng làm việc. Mỗi hàng được lắp cụm rạch, lắp
và nén đất. Cụm rạch được cấu tạo bởi một chảo rạch. Mỗi cụm rạch, lắp và nén đất
liên kết với khung máy bằng bát hình chữ nhật và chốt xoay. Chảo rạch được đặt hợp
với hướng tiến của liên hợp máy một góc 150, trên các cụm rạch, cụm lấp và nén đất,
có lắp cơ cấu an toàn để đảm bảo an toàn trong quá trình làm việc.
2.8.2. Nguyên lí làm việc
Máy trồng được liên hợp treo với máy kéo có công suất lớn hơn hoặc bằng
50Hp. Khi liên hợp máy chuyển động thì chảo rạch vừa chuyển động tịnh tiến vừa
chuyển động quay quanh trục của nó, khi đó chảo rạch sẽ cắt đất và lật đất sang một
bên tạo thành rãnh với độ sâu và bề rộng theo yêu cầu, cùng lúc bánh xe máy nông
nghiệp cũng chuyển động quay quanh trục để truyền động cho bộ phận nhả hom thông
20


qua bộ truyền xích. Bộ phận nhả hom tác động làm cho cửa thùng nhả hom mở ra,
hom rơi xuống rãnh đã rạch theo nguyên tắc gieo điểm. Hom mì được cung cấp từ
người ngồi trên ghế lấy ở thùng chứa hom bỏ vào thùng nhả hom, mỗi cụm sẽ được bố

trí một người ngồi trên. Sau đó, bộ phận lấp đất sẽ gạt lớp đất trên bề mặt xuống rãnh
đã rạch. Đất được nén nhẹ nhờ bánh xe nén đất đi phía sau. Trong khi làm việc các
cụm rạch, lấp và nén đất, nếu gặp phải chướng ngại vật lớn và cứng thì sẽ ép cơ cấu an
toàn nâng lên để vượt lên chướng ngại vật đó.
2.8.3 Bộ phận nhả hom
Nhiệm vụ: nhiệm vụ của bộ phận này là đưa hom xuống rãnh đúng vị trí mà
bộ phận rạch đã rạch sắn, đồng thời đảm bảo đúng khoảng cách giữa các cây trên
hàng, khoảng cách giữa các hàng.
Cấu tạo: bộ phận nhả hom của máy trồng MTH1 bao gồm:
2

1

1

Hình 2.2: Sơ đồ truyền động của bộ phận nhả hom
1. Bộ truyền xích
2. Bộ truyền bánh răng
3. Bộ truyền cam
a. Cơ cấu truyền động từ bánh xe đến bộ phận nhả hom bao gồm
Bộ truyền xích là loại xích ống con lăn, tỉ số truyền ix = 0.536, khoảng cách
trục a = 889 mm, bộ truyền xích truyền chuyền động từ bánh xe máy nông nghiệp lên
bộ phận nhả hom.
Bộ truyền bánh răng là các cặp bánh răng trụ răng thẳng, do bộ truyền xích có
tỉ số truyền không thay đổi nên để thay đổi khoảng cách cây trên hàng l1=700mm,
l2 = 800mm, l3 = 900mm ta thay ba cặp bánh răng tương ứng với tỉ số truyền như sau:
21


i1 = 0.875, i2 = 1, i3 = 1.275

Cơ cấu cam có nhiệm vụ mở cửa thùng nhả hom đúng thời điểm. Khi cam ở
thế cao nhất thì cửa thùng nhả hom được mở đủ rộng để hom mì lọt qua. Khi cam
xoay đến đỉnh (ứng với chiều cao tác động 15mm) thì thanh tác động cửa nhả hom sẽ
dịch chuyển một đoạn 30mm và cửa thùng nhả hom có góc chờ 200. Do đó làm dịch
chuyển cửa nhả hom một đoạn từ 45 – 50 mm.
b.Thùng nhả hom
Nhiệm vụ: tiếp nhận hom khoai mì và nhận truyền động để nhả hom xuống
rãnh đúng vị trí vào thời điểm qui định.
Cấu tạo: thành thùng nhả hom được làm bằng tôn, phần trên có kích thước
140x250mm và phần đáy thùng 70x250mm. Phần cửa thùng được lắp bằng khớp bảng
lề. Trên thành thùng lắp hai bát để lắp lò xo ở hai đầu, lò xo được lắp vào bulông, để
có thể điều chỉnh độ căng lò xo khi cần thiết. Mặt đáy của cửa mở thùng có một góc
chờ 200 hợp với phương nằm ngang.
c. Bánh xe máy nông nghiệp
Nhiệm vụ: bánh xe máy nông nghiệp có nhiệm vụ giới hạn độ sâu cho quá
trình rạch hàng của máy và là bộ phận chính để truyền động cho cơ cấu truyền động
của bộ phận nhả hom.
Cấu tạo: bề mặt bánh xe máy nông nghiệp dùng bằng thép tấm có bề dày
4mm, bề rộng 100mm và được cuốn tròn có đường kính 500mm. Trên bề mặt của
bánh xe máy nông nghiệp bắt các thanh thép theo dạng hình chữ V để tạo lực bám cho
bánh xe nhằm giảm trượt. Bánh xe máy nông nghiệp được lắp trên khung máy trồng
có thể điều chỉnh được độ cao của khung máy.
2.8.4. Ưu nhược điểm của máy
a. Ưu điểm:
- Năng suất cao
- Mật độ trồng ổn định
- Giảm chi phí nhân công
- Đảm bảo khoảng cách đồng đều giữa các hàng và các cây trên hàng
b. Nhược điểm:
22



- Các thông số kỹ thuật chưa ổn định và chưa đảm bảo hợp lý.
- Các thông số cấu tạo chưa được chuẩn hoá.
- Chảo rạch trong quá trình làm việc, do lực tác dụng của đất lên chảo lớn làm
cho góc nghiêng 150 của chảo thay đổi.
- Cơ cấu treo chưa phù hợp, cần điều chỉnh được để thuận lợi cho việc điều
chỉnh khoảng cách hàng.

23


Chương 3
PHƯƠNG PHÁP VÀ PHƯƠNG TIỆN
3.1 Phương pháp thiết kế
- Dựa vào các đặc tính sinh học của hom mì.
- Dựa vào các yêu cầu kỹ thuật của việc chọn hom, yêu cầu kỹ thuật nông học
của khâu làm đất.
- Dựa vào nhu cầu cần thiết của xã hội.
- Dựa theo các số liệu thiết kế, các công thức lý thuyết đã được thành lập và
hệ số ảnh hưởng đến kết cấu của các chi tiết máy.
- Lựa chọn mô hình máy.
- Tính toán xác định kích thước của các chi tiết.
- Từ các kết cấu và kích thước đã chọn, tiến hành kiểm nghiệm các chi tiết.
- Xác định bản vẽ lắp và vẽ tách các chi tiết.
- Vẽ các bản vẽ chế tạo và thành lập quy trình công nghệ.
3.2 Phương pháp chế tạo
- Chế tạo và khảo nghiệm các chi tiết.
- Hoàn thiện thiết kế và công nghệ chế tạo.
- Chế tạo và ứng dụng trong thực tế.

- Từ các bản vẽ đã có, ta lập quy trình công nghệ chế tạo và tiến hành chế tạo,
khảo nghiệm các chi tiết.
- Mua các chi tiết tiêu chuẩn: bu lông, đai ốc, ổ lăn...
- Tiến hành lắp ráp các chi tiết theo bản vẽ.
3.3 Phương pháp khảo nghiệm
- Chuẩn bị đất trồng: Làm đất đúng theo yêu cầu nông học, cắm các cột mốc
để giới hạn đường chạy cho liên hợp máy.
24


- Máy trồng hom liên hợp treo với máy kéo.
- Chuẩn bị hom theo yêu cầu kỹ thuật nông học đặt ra.
- Cho 4 người ngồi vào chỗ trên máy làm nhiệm vụ cung cấp hom.
3.4 Phương tiện
- Máy kéo có công suất ≥ 50 HP.
- Đồng hồ bấm giờ.
- Thước thẳng, đơn vị đo cm, độ chính xác 0,5 mm.
- Thước cuộn, đơn vị đo cm, độ chính xác 0,5 mm.
- Các cọc tiêu.
- Dây mềm.
- Máy ảnh.
3.5 Phương pháp bố trí khảo nghiệm và thu thập số liệu
- Khảo nghiệm từng bộ phận sau đó khảo nghiệm toàn máy.
- Mỗi đường chạy khảo nghiệm là 20 m ứng với 3 tỷ số truyền của máy là
1,2,3.
* Phương pháp thu thập số liệu.
- Đo thời gian mổi đường chạy.
- Đo độ sâu rãnh, chiều cao luống.
- Đo bề rộng rãnh.
- Đo độ sâu rạch.

- Đo độ sâu lấp.
- Đo khoảng cách giữa hai hàng, khoảng cách giữa hai hom trên một hàng.
- Đếm số hom trên mỗi đường chạy.
- Xác định mật độ gieo.
- Xác định vị trí hom trên hàng rạch.
- Xác định tỉ lệ trồng.
25


×