Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

QĐ ban hanh quy dinh bao luu CĐ lên ĐH.2014

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (70.32 KB, 4 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

Số: 207 /QĐ-ĐHKTQD

Hà Nội, ngày 6 tháng 3 năm 2014

QUYẾT ĐỊNH
Về việc ban hành quy định bảo lưu kết quả học tập
hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học, hình thức đào tạo chính quy
HIỆU TRƯỞNG TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
Căn cứ Luật Giáo dục đại học đã được Quốc hội khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày
18/6/2012 ;
Căn cứ Điều lệ trường đại học ban hành theo quyết định số 58/2010/QĐ-TTg ngày 22/09/2010
của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Thông tư 55/2012/TT-BGDĐT ngày 25/12/2012 quy định về đào tạo liên thông trình độ
cao đẳng, đại học của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chỉ ban hành tại
Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/08/2007 và Thông tư số 57/2012/TT-BGDĐT ngày
27/12/2012 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của quy chế đào tạo đại học và cao đẳng hệ chính quy
theo hệ thống tín chỉ ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 15/08/2007 của Bộ
trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo;
Căn cứ Quy định về đào tạo đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ tại Trường Đại học Kinh tế
quốc dân ban hành kèm theo Quyết định số 1212/QĐ-ĐHKTQD ngày 12/12/2012 của Hiệu trưởng
Trường Đại học Kinh tế quốc dân;
Căn cứ Bộ Chương trình đào tạo 47 chuyên ngành trình độ đại học hệ chính quy theo hệ thống
tín chỉ, áp dụng từ khóa 54 ban hành kèm theo Quyết định số 455/QĐ-ĐHKTQD ngày 16/05/2013 của
Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân;


Căn cứ kết luận của cuộc họp ngày 26/12/2013 của Hội đồng đào tạo liên thông Trường Đại học
Kinh tế quốc dân;
Theo đề nghị của Ông Trưởng phòng Quản lý đào tạo,

QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định bảo lưu kết quả học tập hệ liên thông
từ cao đẳng lên đại học, hình thức đào tạo chính quy”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Các văn bản trước đây trái với
Quy định này đều bị bãi bỏ.
Điều 3. Các Ông (Bà) Trưởng phòng, Trưởng khoa, Viện trưởng, Trưởng bộ môn, Trưởng
các đơn vị và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.
Nơi nhận:
- Bộ GD&ĐT (để báo cáo);
- Hiệu trưởng (để báo cáo);
- Thành viên HĐ đào tạo liên thông (để thực hiện);
- Các PHT (để chỉ đạo);
- Như điều 3 (để thực hiện);
- Cổng TTĐT (để thông báo);
- Lưu: TH, QLĐT.

HIỆU TRƯỞNG

(đã ký)

PGS.TS Phạm Mạnh Hùng


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐH KINH TẾ QUỐC DÂN


CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

QUY ĐỊNH
Bảo lưu kết quả học tập hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học,
hình thức đào tạo chính quy
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 207 /QĐ-ĐHKTQD
ngày 6 tháng 3 năm 2014 của Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế quốc dân)

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Văn bản này quy định về việc bảo lưu kết quả học tập của sinh viên hệ liên thông
từ cao đẳng lên đại học, hình thức đào tạo chính quy.
2. Quy định này áp dụng cho hệ liên thông từ cao đẳng lên đại học, hình thức đào tạo
chính quy, theo hệ thống tín chỉ. Các đối tượng khác không áp dụng theo văn bản này.
Điều 2. Giải thích thuật ngữ
Bảo lưu kết quả học tập là việc công nhận giá trị chuyển đổi kết quả học tập và khối
lượng kiến thức được miễn trừ khi học chương trình đào tạo liên thông đối với từng sinh
viên.
Tín chỉ (TC) quy đổi là khối lượng kiến thức tích lũy đối với chương trình đào tạo
được tính bằng đơn vị học trình (ĐVHT). Cụ thể như sau: 3 ĐVHT tương đương 2 TC; 4
ĐVHT tương đương 3 TC; 5 và 6 ĐVHT tương đương 4 TC ; 7 và 8 ĐVHT tương đương 5
TC.
Điểm bảo lưu là điểm của học phần được chuyển đổi kết quả học tập ở chương trình
đào tạo cao đẳng.
Điều 3. Học phần được bảo lưu và học phần không được bảo lưu kết quả học
tập
1. Học phần tích luỹ trong chương trình đào tạo cao đẳng được bảo lưu kết quả học
tập nếu đủ các điều kiện sau:
a. Học phần thuộc chương trình đào tạo đại học chính quy hiện hành của chuyên
ngành đạt từ điểm 4,5 (thang điểm 10) hoặc điểm D (nếu bảng điểm chỉ ghi điểm chữ) trở

lên.
b. Học phần có nội dung tương đương và số tín chỉ/ số tín chỉ quy đổi tương đương
hoặc lớn hơn so với chương trình đào tạo đại học chính quy hiện hành của chuyên ngành.
2. Học phần không được bảo lưu kết quả học tập: Đề án môn học, Chuyên đề thực
tập/ Chuyên đề thực tập tốt nghiệp/ Chuyên đề tốt nghiệp và các học phần không đủ điều
kiện theo quy định tại khoản 1 điều này.


Điều 4. Cách tính điểm bảo lưu
Điểm bảo lưu được tính điểm theo thang điểm 10, được quy đổi theo thang điểm chữ
và thang điểm 4.
1. Học phần tích luỹ trong chương trình đào tạo cao đẳng theo quy định ở khoản 1
Điều 3; điểm bảo lưu là điểm ghi trong bảng điểm.
Nếu trên bảng điểm cao đẳng chỉ ghi điểm theo thang điểm chữ hoặc thang điểm 4,
thì điểm được bảo lưu là điểm trung bình cộng của cận dưới và cận trên khoảng điểm thang
điểm 10 của bảng tham chiếu sau:
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Thang điểm 10
Từ 9,0 đến 10
Từ 8,5 đến 8,9
Từ 8,0 đến 8,4

Từ 7,0 đến 7,9
Từ 6,5 đến 6,9
Từ 5,5 đến 6,4
Từ 5,0 đến 5,4
Từ 4,5 đến 4,9

Thang điểm chữ
A+
A
B+
B
C+
C
D+
D

Thang điểm 4
4,0
4,0
3,5
3,0
2,5
2,0
1,5
1,0

2. Nếu một học phần ở chương trình đào tạo đại học có nội dung ở nhiều học phần
đào tạo cao đẳng và đủ điều kiện bảo lưu thì điểm bảo lưu là kết quả bình quân gia quyền
của các điểm học phần cao đẳng.
3. Trường hợp đặc biệt, Hội đồng đào tạo liên thông sẽ xem xét và Hiệu trưởng quyết

định.
Điều 5. Môn học Giáo dục quốc phòng và Giáo dục thể chất
1. Môn học Giáo dục quốc phòng: Sinh viên được bảo lưu 3 học phần I,II,III và phải
học bổ sung học phần IV – Chiến thuật và kỹ thuật bắn súng tiểu liên AK (Theo Quyết định
81/2007/BGDĐT ngày 24/12/2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).
2. Môn học Giáo dục thể chất: Sinh viên được bảo lưu các học phần trong chương
trình đào tạo cao đẳng và phải học thêm 60 tiết học, mỗi tiết học 45 phút.
Điều 6. Quy trình bảo lưu
1. Bước 1: Phòng Quản lý đào tạo (QLĐT) thông báo kế hoạch bảo lưu kết quả học
tập cho sinh viên cùng với thông báo nhập học; rút bảng điểm trong hồ sơ của sinh viên;
2. Bước 2: Nghiên cứu, đối chiếu các học phần trong bảng điểm cao đẳng so với
chương trình đào tạo đại học chính quy chuyên ngành hiện hành theo quy định tại Điều 3;
3. Bước 3: Tính và nhập điểm trên file điện tử để đưa ra kết quả bảo lưu dự kiến của
từng sinh viên;
4. Bước 4: Thông báo trên mạng quản lý đào tạo và trang web của Phòng QLĐT cho
từng sinh viên biết và tự kiểm tra;
5. Bước 5: Nhận phản hồi ý kiến, giải đáp thắc mắc của sinh viên và chỉnh sửa;


6. Bước 6: Tổ chức họp Hội đồng đào tạo liên thông và trình Hiệu trưởng ký quyết
định công nhận kết quả bảo lưu chính thức của từng sinh viên theo lớp chuyên ngành;
7. Bước 7: Nhập điểm bảo lưu lên hệ thống quản lý đào tạo trực tuyến.
Điều 7. Tổ chức thực hiện
1. Hàng năm, Hiệu trưởng ký quyết định thành lập Hội đồng đào tạo liên thông để
triển khai công tác bảo lưu kết quả học tập.
2. Phòng QLĐT là đơn vị thường trực có trách nhiệm tổ chức, triển khai và báo cáo
Hội đồng đào tạo liên thông, trình Hiệu trưởng ký quyết định công nhận kết quả bảo lưu.
3. Phòng Tài chính Kế toán có trách nhiệm nghiên cứu, xây dựng phương án học phí
và tài chính cho các khâu công việc.
4. Phòng Thanh tra – Pháp chế có trách nhiệm tổ chức kiểm tra quy trình và kết quả

bảo lưu.
5. Kết quả bảo lưu được lưu trữ tại Phòng QLĐT, thời gian lưu trữ 3 năm kể từ ngày
sinh viên được cấp bằng tốt nghiệp.
Điều 8. Điều khoản thi hành
1. Sinh viên được bảo lưu kết quả học tập học phần nào thì được miễn học và miễn
thi học phần đó. Kết quả học tập được ghi trong bảng điểm cuối khóa.
2. Sau khi Hiệu trưởng ký quyết định công nhận kết quả bảo lưu, Trường không tổ
chức xét bảo lưu cho mọi trường hợp.
3. Quy định này có hiệu lực kể từ ngày ký và được áp dụng từ năm 2014 đối với hệ
liên thông từ cao đẳng lên đại học chính quy theo hệ thống tín chỉ. Các quy định ban hành
trước đây trái với quy định này đều bị bãi bỏ./.
HIỆU TRƯỞNG
(Đã ký)
PGS.TS Phạm Mạnh Hùng



×