Tải bản đầy đủ (.pdf) (7 trang)

ho chi minh va tac pham tuyen ngon doc lap

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (137.87 KB, 7 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Hồ Chí Minh và tác phẩm: Tuyên ngôn Độc lập
Cuối tháng 8 - 1945, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, lãnh tụ
Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Và ngày 2 - 9 - 1945,
tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đọc Tuyên ngôn Độc lập trước hàng
chục vạn đồng bào ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,
mở ra một kỉ nguyên mới độc lập, tự do.
I. TÁC GIẢ
1. Tiểu sử
- Hồ Chí Minh (1890 - 1969), quê ở làng Kim Liên, huyện Nam Đàn,
tỉnh Nghệ An. Thời thanh thiếu niên tên là Nguyễn Sinh Cung và
Nguyễn Tất Thành; thời gian hoạt động cách mạng, Người lấy tên là
Nguyễn Ái Quốc và nhiều tên khác.
- Tại căn nhà số 48 Hàng Ngang, Hồ Chí Minh đã soạn thảo bản Tuyên
ngôn Độc lập. Ngày 2 - 9 - 1945, Tuyên ngôn Độc lập được đọc tại
Quảng trường Ba Đình, Hà Nội.
- Người khai sáng sự nghiệp cách mạng vĩ đại; đem lại độc lập, tự do
cho dân tộc.
- Người đặt nền móng vững chắc cho văn học cách mạng Việt Nam.
- Người được UNESCO suy tôn “Anh hùng giải phóng dân tộc Việt
Nam, nhà văn hoá lớn”.
2. Văn nghiệp
a. Quan điểm sáng tác
- Hồ Chí Minh xem văn nghệ là một hoạt động tinh thần phong phú và
phục vụ có hiệu quả cho sự nghiệp cách mạng. Nghệ sĩ là chiến sĩ trên
mặt trận văn hoá - tư tưởng.
- Hồ Chí Minh chú trọng tính chân thật và tính dân tộc của văn học.
Người căn dặn nhà văn phải “miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng
hồn” hiện thực đời sống, và phải “giữ tình cảm chân thật”; “nên chú ý


phát huy cốt cách dân tộc” và phải có ý thức giữ gìn sự trong sáng của
tiếng Việt. Người nghệ sĩ phải có sự sáng tạo. Người nhắc nhở “chớ gò
bó họ vào khuôn, làm mất vẻ sáng tạo”...


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Hồ Chí Minh bao giờ cũng xuất phát từ mục đích, đối tượng tiếp nhận
để quyết định nội dung và hình thức của tác phẩm. Người luôn tự đặt câu
hỏi: “Viết cho ai?”, “Viết để làm gì?”, sau đó mới quyết định “Viết cái
gì?” và “Viết như thế nào?”.
b. Di sản văn học
- Văn chính luận: Trực tiếp phục vụ mục đích đấu tranh chính trị qua
những chặng đường cách mạng. Những áng văn chính luận của Hồ Chí
Minh được viết không chỉ bằng lí trí sáng suốt, trí tuệ sắc sảo mà còn
bằng cả tấm lòng yêu, ghét nồng nàn, sâu sắc của một trái tim vĩ đại.
Những tác phẩm tiêu biểu:
+ Bản án chế độ thực dân Pháp (1925, tiếng Pháp)
+ Tuyên ngôn Độc lập (1945)
+ Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến (1946)
+ Không có gì quý hơn độc lập, tự do (1966)
+ Di chúc (1969)
- Truyện - kí: được viết trong thời gian hoạt động ở Pháp. Những truyện
này nói chung nhằm tố cáo tội ác dã man, bản chất tàn bạo, xảo trá của
bọn thực dân và phong kiến tay sai đối với nhân dân lao động các nước
thuộc địa, đồng thời đề cao những tấm gương yêu nước và cách mạng.
Những tác phẩm tiêu biểu:
+ Lời than vãn của bà Trưng Trắc (1922)
+ Con người biết mùi hun khói (1922)
+ “Vi hành”(1923)

+ Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu (1925)
+ Nhật kí chìm tàu (1931)...
- Thơ ca: Là lĩnh vực nổi bật nhất trong sự nghiệp văn chương của
Người.
+ Nhật kí trong tù (1942 - 1943; chữ Hán, 133 bài)
+ Thơ Hồ Chí Minh (86 bài thơ tiếng Việt)
+ Thơ chữ Hán Hồ Chí Minh (36 bài)
3. Phong cách


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh độc đáo mà đa dạng. Nhìn chung, ở
mỗi thể loại văn học, từ văn chính luận, truyện, kí đến thơ ca, Hồ Chí
Minh đều tạo được những nét phong cách riêng, độc đáo, hấp dẫn và có
giá trị bền vững.
+ Văn chính luận: Bộc lộ tư duy sắc sảo, giàu tri thức văn hoá; lí luận
gắn với thực tiễn; giàu tính luận chiến; vận dụng có hiệu quả nhiều
phương thức biểu hiện.
+ Truyện - kí: Chủ động và sáng tạo trong bút pháp; bộc lộ rõ chất trí tuệ
và tính hiện đại.
+ Thơ ca: Có phong cách đa dạng. Khi là những bài cổ thi hàm súc, uyên
thâm đạt chuẩn mực cao về nghệ thuật. Khi là những bài thơ hiện đại
vận dụng linh hoạt nhiều thể thơ, phục vụ trực tiếp, hiệu quả cho nhiệm
vụ cách mạng.
Nhìn một cách bao quát có thể thấy: dù viết về đề tài gì, thể loại và ngôn
ngữ nào, tác phẩm của Hồ Chí Minh bao giờ cũng ngắn gọn, giản dị,
trong sáng; mọi ý tưởng và hình tượng đều vận động hướng tới cách
mạng, ánh sáng, niềm vui và sự sống.
II. TÁC PHẨM TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP

1. Hoàn cảnh ra đời
Ngày 19 - 8 - 1945, chính quyền ở thủ đô Hà Nội đã về tay nhân dân ta.
Ngày 23 - 8 - 1945, tại Huế trước hàng vạn đồng bào ta, vua Bảo Đại
thoái vị. Ngày 25 - 8 - 1945, gần một triệu đồng bào Sài Gòn - Chợ Lớn
quật khởi đứng lên giành chính quyền. Chỉ không đầy 10 ngày, Tổng
khởi nghĩa và Cách mạng tháng Tám đã thành công rực rỡ.
Cuối tháng 8 - 1945, tại căn nhà số 48 phố Hàng Ngang, Hà Nội, lãnh tụ
Hồ Chí Minh soạn thảo bản Tuyên ngôn Độc lập. Và ngày 2 - 9 - 1945,
tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội, Người thay mặt Chính phủ lâm thời
nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, đọc Tuyên ngôn Độc lập trước hàng
chục vạn đồng bào ta, khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà,
mở ra một kỉ nguyên mới độc lập, tự do.
2. Bố cục


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Phần 1 (từ đầu đến... “không ai chối cãi được”): nêu lên cơ sở pháp lí và
chính nghĩa của Tuyên ngôn Độc lập.
Phần 2 (tiếp theo đến “… ở Yên Bái và Cao Bằng”): tố cáo tội ác của
thực dân Pháp đối với nhân dân ta suốt hơn 80 năm và quá trình đấu
tranh giành độc lập của nhân dân ta.
Phần 3 (còn lại): tuyên bố chấm dứt chế độ thực dân, xoá bó mọi đặc
quyền của Pháp trên đất nước Việt Nam, khẳng định quyền độc lập, tự
do và ý chí quyết bảo vệ nền độc lập của dân tộc.
3. Những giá trị nội dung, nghệ thuật
a. Nội dung
Tuyên ngôn Độc lập là một văn kiện có ý nghĩa to lớn về mặt lịch sử và
rất có giá trị về mặt văn học.
Bản Tuyên ngôn được Hồ Chí Minh viết không chỉ để đọc trước đồng

bào và một thế giới trừu tượng, cũng không phải chỉ để tuyên bố độc lập
một cách đơn giản. Đối tượng thế giới ở đây trước hết là đế quốc Mĩ,
Pháp, Anh và bọn Tàu Tưởng. Do dó, mở đầu bản Tuyên ngôn, Người
nêu ra nguyên lí chung: tất cả mọi người và các dân tộc đều có quyền
bình đẳng, quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.
Việc đưa ra nguyên lí ấy vừa tỏ ra trân trọng những danh ngôn bất hủ
của người Mĩ, người Pháp, vừa có tác dụng ngăn chặn một cách khôn
khéo sự phản bác của chúng đối với Tuyên ngôn. Từ sự vận dụng và suy
rộng ra đó, tác giả đã khẳng định mạnh mẽ quyền độc lập, tự do của dân
tộc Việt Nam cũng như của tất cả mọi dân tộc trên thế giới. Đây là sự
khẳng định có lí lẽ, lôgic và đầy sức thuyết phục.
Dựa trên cơ sở thực tế khách quan, Hồ Chí Minh đã tố cáo tội ác của
thực dân Pháp bằng những sự thật không thể chối cãi được: Hơn 80 năm
nay, thực dân Pháp lợi dụng lá cờ tự do, bình đẳng, bác ái đến cướp đất
nước ta, áp bức đồng bào ta. Hành động của chúng trái hẳn với chính
nghĩa và trái với nguyên lí mà chính tổ tiên của chúng đã nêu ra. Chúng
gieo rắc hàng loạt tội ác vô cùng tàn độc, áp bức, bóc lột về mọi mặt:


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

kinh tế, chính trị, xã hội; và trong 5 năm gần dây, chúng đã bán nước ta
hai lần cho Nhật, dẫn đến thảm hoạ là hơn hai triệu đồng bào ta chết đói.
Trên cơ sở cuộc đấu tranh của nhân dân ta, Người đã nêu rõ rằng, Pháp
đã bán nước ta cho Nhật. Do đó, ta đã chấm dứt quan hệ với Pháp; Pháp
chạy, Nhật hàng nhân dân ta đánh đổ chế độ thực dân, lập nên nước Việt
Nam độc lập. Vua Bảo Đại thoái vị nhân dân ta đánh đổ chế độ phong
kiến, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.
b. Nghệ thuật
Bản Tuyên ngôn Độc lập đã chứng tỏ bút lực đáng khâm phục của người

viết, cụ thể như: lập luận, lí lẽ, dẫn chứng sắc bén, đanh thép, chặt chẽ;
luận điểm xác đáng; giọng văn hùng hồn, chứa đựng nhiều chân lí lớn;
sức thuyết phục cao mà hết sức ngắn gọn, lời lẽ trong sáng, giản dị,...
bản Tuyên ngôn xứng đáng là áng hùng văn trong thời đại mới.
III. PHÂN TÍCH TÁC PHẨM TUYÊN NGÔN ĐỘC LẬP
Vị lãnh tụ vĩ đại của nước Việt Nam ta không ai khác ngoài Bác Hồ.
Người là danh nhân văn hóa thế giới khiến ai ai cũng phải nghiêng mình.
Người đã để lại cho nền văn học nước nhà một kho tàng tác phẩm giá trị.
Và bản tuyên ngôn độc lập là một trong số đó.
Tác phẩm được soạn thảo vào ngày 26 tháng 8 năm 1945 tại số nhà 48
Hàng Ngang. Ngày 2 tháng 9 năm 1945 tại quảng trường Ba Đình, bác
đọc tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
Bản tuyên ngôn có kết cấu ba phần: cơ sở pháp lý - cơ sở thực tế - khẳng
định.
Bản tuyên ngôn mở đầu bằng cách trích dẫn những lời bất hủ của "tuyên
ngôn độc lập mĩ" và "tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền" của pháp.
Cả hai bản tuyên ngôn này đều đề cập đến quyền tự do, quyền sống,
quyền bình đẳng của con người. Người trân trọng, đề cao những lời lẽ
trong hai văn bản này. Người khẳng định: "đó là những lẽ phải không ai
chối cãi được". Bởi đây là thành quả của những cuộc cách mạng tháng
Tám tiến bộ và chân lí mang đầy tính nhân văn của nhân loại. Nhà văn
đấu tranh cho quyền của con người. Từ hai bản tuyên ngôn Bác đã vận


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

dụng sáng tạo. Từ quyền của con người, Bác nâng lên quyền của cả dân
tộc. Tầm nhìn sâu rộng của Bác đã tạo nên một lời khẳng định đanh thép:
"Suy rộng ra, câu ấy có ý nghĩa là: tất cả các dân tộc trên thế giới đều
sinh ra bình đẳng, dân tộc nào cũng có quyền sống, quyền sung sướng và

quyền tự do". Việc trích dẫn hai văn bản này có tác dụng rất lớn. Nó như
một cách "gậy ông đập lưng ông", đập tan mọi luận điệu xảo trá của kẻ
thù, tố cáo tội ác của chúng. Đồng thời bằng cách này, Bác đã đặt tuyên
ngôn của Việt Nam sánh vai với tuyên ngôn Pháp và Mỹ và khơi dậy
mạnh mẽ phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc. Kết thúc phần mở đầu
là câu khẳng định: "Đó là những lẽ phải không ai chối cãi được".
Cơ sở thực tế của bản tuyên ngôn không gì khác ngoài tội ác của bọn
thực dân và lập trường chính nghĩa của ta. Để tố cáo bộ mặt thối nát của
thực dân Pháp, Bác dùng một câu vừa khẳng định, phủ định. Bác đã lật
ngược lại vấn đề: "thế mà hơn 80 năm nay". Bác đã vạch trần luận điệu
xảo trá của thực dân Pháp, giáng đòn phủ đầu về phía chúng. Tội ác của
bọn thực dân được vạch trần trên các khía cạnh : chính trị-văn hóa, kinh
tế. "Về chính trị, chúng tuyệt đối không cho nhân dân ta một chút tự do
dân chủ nào. Chúng thi hành những luật pháp dã man, lập ra ba chế độ
khác nhau ở Trung, Nam, Bắc, chúng lập ra nhà tù nhiều hơn trường học,
chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta.
Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu; thi hành
chính sách ngu dân; dùng rượu cồn thuốc phiện để làm cho nòi giống ta
suy nhược. Thực dân Pháp nói đến An Nam để khai hóa, văn minh, tự do,
bình đẳng, bác ái nhưng ngược lại. Tất cả những tội ác trên đã cho thấy
sự bịp bợm, dối trá của bọn chúng. Về kinh tế, chúng bóc lột dân ta đến
xương tủy, khiến dân ta nghèo nàn thiếu thốn, nước ta xơ xác tiêu điều.
Chúng cướp không ruộng đất, hầm mỏ, nguyên liệu. Chúng giữ độc
quyền in giấy bạc, xuất cảng và nhập cảng. Chúng đã đặt ra hàng trăm
thứ thuế vô lý, làm cho dân ta, nhất là dân cày và dân buôn trở nên bần
cùng. Chúng không cho các nhà tư sản ta ngóc đầu lên. Chúng bóc lột
công nhân ta một cách vô cùng tàn nhẫn. Để thấy được tội ác chồng chất
của bọn chúng, Người đã sử dụng phương pháo lặp cấu trúc cú pháp kết
hợp liệt kê. Lời văn đanh thép của Người thể hiện rõ sự căm hờn khiến



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

cho người đọc, người nghe dấy lên lòng căm thù ghê gớm. Đặc biệt là
hình ảnh "tắm cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu". Hình ảnh
này có sức gợi hình gợi cảm hết sức mạnh mẽ. Nhưng tội ác của chúng
chưa phải là hết. Trong năm năm chúng bán nước ta hai lần cho Nhật.
Mùa thu năm 1940, Nhật vào Đông Dương, Pháp đã "quì gối đầu hàng".
Từ đó nhân dân ta lại chịu hai tầng xiềng xích Pháp – Nhật khiến từ
Quảng Trị tới Bắc Kỳ hơn hai triệu đồng bào ta chết đói. Chúng còn
thẳng tay đàn áp, khủng bố Việt Minh ta. Tội ác của chúng đã khiến dân
ta khốn khỏi cùng cực.
Ta có lập trường chính nghĩa của ta. Đồng bào ta vẫn giữ một thái độ
nhân đạo và khoan hồng. Sự thật là từ mùa thu năm 1940, nước ta đã
thành thuộc địa của Nhật. Khi Nhật đầu hàng Đồng minh thì nhân dân ta
cả nước nổi dậy giành chính quyền. Pháp chạy, Nhật hàng, vua Bảo Đại
thoái vị, dân ta đã đánh đổ mấy tầng xiềng xích thực dân gần 100 năm
nay để gây dựng nên nước Việt Nam độc lập. Với giọng điệu nhanh dồn
dập, sử dụng nhiều từ khẳng định: "sự thật là…", Người đã thành công
trong việc khẳng định ta chính nghĩa, Pháp phi nghĩa, ta có độc lập tự do
là tất yếu.
Phần cuối của bản tuyên ngôn là lời tuyên bố. Lời tuyên bố này là với
Pháp, với Đồng minh, với nhân dân Việt Nam và Thế giới. Đồng thời
khẳng định ý chí quyết tâm giữ vững độc lập tự do của nhân dân ta:
"toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng tính
mạng và của cải để giữ vững quyền tự do độc lập ấy."
Cũng giống như Bình ngô đại cáo và Nam quốc sơn hà, bản Tuyên ngôn
độc lập là áng thiên cổ hùng văn của dân tộc ta.




×