Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

de thi thu thpt quoc gia mon lich su nam 2015 truong thpt hong linh ha tinh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (205.49 KB, 8 trang )

VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

SỞ GD&ĐT HÀ TĨNH

KỲ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015

TRƯỜNG THPT HỒNG LĨNH

Môn: LỊCH SỬ
Thời gian: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
(Đề thi có 1 trang gồm 6 câu)

Câu 1 (3 điểm)
Trình bày những hoạt động chủ yếu của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1919-1927? Qua
đó em có nhận xét gì?
Câu 2 (4 điểm)
Quá trình chuyển từ tự phát sang tự giác của phong trào công nhân Việt Nam trong
những năm 1919-1929 diễn ra như thế nào? Yếu tố nào giữ vai trò cơ bản nhất cho sự
chuyển hoá đó?
Câu 3 (2 điểm)
Nêu nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của Cách mạng tháng Tám năm 1945?
Câu 4 (4 điểm)
Đảng và chính phủ nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hoà đã thực hiện chủ trương
sách lược gì để đối phó với ngoại xâm và nội phản từ ngày 2-9-1945 đến ngày 19-121946? Ý nghĩa?
Câu 5 (3 điểm)
Trình bày những nét chính về cuộc đấu tranh giành độc lập ở Ấn Độ từ sau chiến
tranh thế giới thứ hai?
Câu 6 (4 điểm)
Trình bày nguồn gốc, đặc điểm, tác động của Cách mạng khoa học kĩ thuật lần 2?
Từ đó anh chị có suy nghĩ gì về trách nhiệm bản thân trong sự nghiệp xây dựng đất nước
ta hiện nay?


Hết
Họ và tên thí sinh…………………………………………..Số báo danh…………
- Thí sinh không được sử dụng tài liệu.
- Giám thị không giải thích gì thêm.


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

ĐÁP ÁN MÔN LỊCH SỬ KÌ THI THỬ KÌ THI THPT QUỐC GIA
Câu
Câu 1

Nôi dung kiến thức cơ bản

Điểm

* Nguyễn Tất Thành xuất thân trong một gia đình Nho giáo yêu nước ở xã Kim

0,25

Liên, huyện Nam Đàn, tình Nghệ An. Là một thanh niên sớm có lòng yêu nước,

3 điểm nhận thấy những hạn chế trong chủ trương cứu nước của các vị tiền bối, nên ông
quyết định ra đi tìm đường cứu nước (1911).
- Sau nhiều năm bôn ba khắp thế giới, Nguyễn Tất Thành trở lại Pháp 1917, gia
nhập Đảng Xã hội Pháp 1919.

0,25

- 18/6/1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Ai

Quốc gửi tới hội nghị Versailles “Bản yêu sách của nhân dân An Nam” đòi Pháp
và Đồng minh thừa nhận quyền tự do, dân chủ, quyền bình đẳng của nhân dân

0,25

An Nam.
- Tháng 07/1920 Nguyễn Ai Quốc đọc bản Sơ thảo lần thứ nhất Luận cương về
vấn đề dân tộc và thuộc địa của V.I.Lênin, khẳng định con đường giành độc lập,
tự do của nhân dân Việt Nam.
- 25/12/1920, tham dự Đại hội Đại biểu của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, gia

0,25

nhập Quốc tế Cộng sản, trở thành đảng viên Cộng sản và tham gia thành lập
Đảng Cộng sản Pháp.
* Các sự kiện trên đã đánh dấu bước ngoặt về tư tưởng, Nguyễn Ai Quốc
đã từ chủ nghĩa dân tộc đến với chủ nghĩa cộng sản, từ chiến sĩ chống chủ

0,25

nghĩa thực dân thành chiến sĩ quốc tế vô sản, là người mở đường cho sự
nghiệp giải phóng dân tộc ở Việt Nam.
- 1921, Người lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Paris để đoàn kết các
lực lượng cách mạng chống chủ nghĩa thực dân, ra báo “Người cùng khổ” là cơ

0,15

quan ngôn luận của Hội.
- Người còn viết bài cho báo Nhân đạo, Đời sống công nhân…, đặc biệt là tác
phẩm Bản án chế độ thực dân Pháp.

-6/1923: Người đến Liên Xô dự Hội nghị Quốc tế nông dân (10/1923) và Đại

0,25


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

hội Quốc tế Cộng sản lần V (1924)
- 11/11/1924, Người về Quảng Châu (Trung Quốc) trực tiếp tuyên truyền, giáo

0,1

dục lý luận, xây dựng tổ chức cách mạng giải phóng dân tộc Việt Nam.
- Tháng 6/1925: Thành lập Hội Việt Nam Cách mạng thanh niên nhằm tổ

0,25

chức và lãnh đạo quần chúng đấu tranh chống Pháp.
* Nhận xét:
- Người đã tìm ra con đường cứu nước đúng đắn cho cách mạng Việt Nam là

1,0

độc lập dân tộc, gắn liền với chủ nghĩa xã hội. kết hợp tinh thần yêu nước với
tinh thần quốc tế vô sản .
- Chuẩn bị về tư tưởng cho cách mạng Việt nam .
-Chuẩn bị về tổ chức cho cách mạng Việt Nam .
Câu 2

– Giai cấp công nhân Việt Nam ra đời trong lần khai thác thuộc địa lần thứ nhất


4điểm

của Pháp, sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, ngày càng tăng về số lượng. Dưới
ảnh hưởng của trào lưu cách mạng vô sản, phong trào công nhân ngày càng phát

0,5

triển thep phương hướng từ tự phát đến tự giác.
* Giai đoạn 1919-1925: Đã nổ ra 25 cuộc đấu tranh, tiêu biểu:
+ Năm 1922, có các cuộc bãi công của công nhân và viên chức các cơ sở công
thương tư nhân ở Bắc Kì và công nhân các lò nhuộm ở Sài Gòn – Chợ Lớn.
+ Năm 1924 có các cuộc bãi công của công nhân các nhà máy dệt, rượu, xay xát
ở Nam Định, Hà Nội, Hải Dương.
+ Tháng 8 – 1925, thợ máy xưởng Ba Son tại cảng Sài Gòn bãi công, không chịu
sửa chữa chiến hạm Misơlê của Pháp trước khi chiến hạm này chở lính sang đàn
áp phong trào đấu tranh của nhân dân Trung Quốc. Lần đầu tiên trong cuộc đấu
tranh này đã xuất hiện ý thức giai cấp, ý thức chính trị và tinh thần đoàn kết quốc
tế.
+ Về tổ chức, năm 1920, có tổ chức Công hội bí mật do Tôn Đức Thắng sáng
lập ở Sài Gòn.
+ Nhận xét:

1,0


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

Phong trào công nhân có bước phát triển mới so với trước Chiến tranh thế giới
thứ nhất: hình thức bãi công đã trở nên phổ biến hơn, qui mô lớn hơn và thời

gian dài hơn.
Tuy nhiên khẩu hiệu đấu tranh chủ yếu vẫn là kinh tế. Giai cấp công nhân Việt
Nam chưa ý thức được sứ mệnh lịch sử của mình, còn thiếu một tổ chức lãnh đạo
thống nhất và một đường lối chính trị đúng đắn. Phong trào vẫn còn dừng ở trình
độ tự phát và còn phụ thuộc vào phong trào yêu nước nói chung.
– Giai đoạn: 1926 – 1929
+ Tháng 6 – 1925, Hội Việt Nam cách mạng thanh niên được thành lập. Thông
qua những hoạt động của tổ chức này, phong trào công nhân ngày càng phát triển
mạnh.
+ Trong hai năm 1926 – 1927, nổ ra khoảng 20 cuộc bãi công, sôi nổi nhất
là phong trào công nhân đồn điền.
+ Năm 1928, sau khi có chủ trương “vô sản hoá”, nhiều cán bộ của Hội Việt
Nam Cách mạng thanh niên đã đi vào nhà máy, hầm mỏ, đồn điền, cùng sinh
hoạt và lao động với công nhân để tuyên truyền vận động cách mạng, nâng cao ý
thức chính trị cho giai cấp công nhân, làm cho phong trào công nhân lớn mạnh cả
về số lượng và chất lượng.
+ Trong hai năm 1928 – 1929, có khoảng 40 cuộc bãi công của công nhân nổ ra
từ Bắc chí Nam, nhất là ở các trung tâm kinh tế, chính trị.
+ Về tổ chức: Tại nhiều nhà máy, xí nghiệp, sự lãnh đạo của tổ chức Hội Việt
Nam cách mạng thanh niên hay Tân Việt cách mạng đảng được mở rộng. Công
hội Nam Kì đã bắt liên lạc với Tổng liên đoàn lao động Pháp để tranh thủ sự ủng
hộ quốc tế đối với phong trào công nhân Việt Nam.
+ Điều đáng chú ý là trong phong trào, những khẩu hiệu kinh tế được kết hợp
chặt chẽ với các khẩu hiệu chính trị; có sự liên kết của công nhân nhiều nhà máy,
nhiều địa phương, nhiều ngành kinh tế.
+ Nhận xét: Giai cấp công nhân Việt Nam ngày càng giác ngộ về chính

1,5



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

trị, ý thức giai cấp ngày càng rõ rệt, đang đi dần vào cuộc đấu tranh có tổ chức.
Phong trào công nhân đang chuyển biến mạnh mẽ từ tự phát đến tự giác, có sức
quy tụ và dẫn đầu phong trào yêu nước nói chung.
* Yếu tố giữ vai trò cơ bản là sự tiếp thu Chủ nghĩa Mác-Lên nin….
Câu 3

1,0

* Nguyên nhân chủ quan:

2 điểm + Dân tộc Việt Nam vốn có truyền thống yêu nước, đấu tranh giải phóng dân tộc ;

1,0

vì vậy, khi Đảng Cộng sản Đông Dương kêu gọi thì cả dân tộc nhất tề đứng lên
khởi nghĩa giành chính quyền.
+ Có sự lãnh đạo đúng đắn, sáng tạo của Đảng do Hồ Chí Minh đứng đầu.
+ Quá trình chuẩn bị lâu dài, chu đáo, rút kinh nghiệm qua đấu tranh.
+ Trong những ngày khởi nghĩa, toàn Đảng, toàn dân quyết tâm cao. Các cấp bộ
Đảng chỉ đạo linh hoạt, sáng tạo, chớp đúng thời cơ.
- Nguyên nhân khách quan: Quân Đồng minh đánh thắng phát xít, tạo cơ hội khách
quan thuận lợi cho nhân dân ta khởi nghĩa thành công.
* Ý nghĩa lịch sử
- Tạo ra bước ngoặt lớn trong lịch sử dân tộc, phá tan xiềng xích nô lệ của Pháp
hơn 80 năm và Nhật gần 5 năm, lập nên Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà...
- Mở ra một kỉ nguyên mới: kỉ nguyên độc lập, tự do, kỉ nguyên nhân dân nắm
chính quyền, làm chủ đất nước.
- Đảng Cộng sản Đông Dương trở thành Đảng cầm quyền, chuẩn bị điều kiện cho

những thắng lợi tiếp theo.

1,0

- Góp phần vào thắng lợi của cuộc chiến tranh chống chủ nghĩa phát xít ; cổ vũ các
dân tộc thuộc địa trong đấu tranh tự giải phóng.
Câu 4

* Trước ngày 6-3-1946

4 điểm

a. Kháng chiến chống thực dân Pháp trở lại xâm lược ở Nam Bộ
- Đêm 22 rạng sáng 23 – 9 – 1945, thực dân Pháp cho quân đánh úp trụ sở Ủy ban
nhân dân Nam Bộ và cơ quan tự vệ Sài Gòn, mở đầu cuộc chiến tranh xâm lược
nước ta lần hai.

(2,0)
0,5


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

- Quân dân Sài Gòn – Chợ Lớn cùng nhân dân Nam Bộ đứng lên chống giặc bằng
mọi hình thức.
- Ngày 5 – 10 – 1945, quân Pháp được tăng viện, mở rộng đánh chiếm Nam Bộ và
Nam Trung Bộ
 Trung ương Đảng, Chính phủ, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết tâm lãnh đạo kháng
chiến, huy động lực lượng cả nước chi viện cho Nam Bộ, Nam Trung Bộ, gởi
những đoàn quân Nam tiến vào chiến đấu và quyên góp ủng hộ đồng bào miền

Nam kháng chiến.
b. Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản động cách mạng ở

1,0

miền Bắc
Chủ trương: Tạm thời hòa hoãn, tránh xung đột với quân Trung Hoa Dân quốc.
Biện pháp
- Đối với quân Trung Hoa Dân quốc; nhân nhượng cho chúng một số quyền lợi
kinh tế, cung cấp một phần lương thực, cho phép lưu hành tiền Trung Quốc trên thị
trường. Nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách 70 ghế trong Quốc hội không
qua bầu cử, 4 ghế bộ trưởng trong chính phủ liên hiệp, 1 ghế phó Chủ tịch nước.
- Đối với các tổ chức phản cách mạng và tay sai của Trung Hoa Dân quốc: kiên
quyết vạch trần âm mưu và những hành động chia rẽ, phá hoại của chúng, trừng trị
theo pháp luật những kẻ phá hoại khi có đủ bằng chứng.
Ý nghĩa: Hạn chế các hoạt động chống phá của quân Trung Hoa Dân quốc và tay
sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng, tránh đói phó 1
lúc 2 kẻ thù , có thời gian tập trung đánh Pháp ở Nam bộ.

0,5

* Từ ngày 6-3-1946 đến ngày 19-12-1945
Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta
Hoàn cảnh
- Sau khi chiếm đóng các đô thị ở Nam bộ và Nam Trung Bộ, thực dân Pháp tiến
quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta
- Pháp điều đình với Chính phủ Trung Hoa Dân quốc kí hiệp ước Hoa - Pháp (28 –

(2,0)
1,0



VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

2 - 1946), theo đó Pháp được đưa quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc đang
làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật.
- Hiệp ước Hoa - Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn: Một là đánh Pháp, hai
là hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh đối đầu cùng lúc nhiều kẻ thù.
- Ngày 3 – 3 – 1946, Ban thường vụ Trung ương Đảng họp do Hồ Chí Minh chủ trì,
đã chọn giải pháp “Hòa để tiến”.
- Chiều 6 – 3 – 1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Xanhtơni bản Hiệp
định sơ bộ.
Nội dung hđsb
- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự
do, có chính phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng và là thành viên của liên bang
Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15.000 quân ra Bắc thay
quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, rút dần trong thời
hạn 5 năm.
- Hai bên ngừng bắn ở Nam bộ
Ý nghĩa
- Ta tránh được cuộc chiến đấu bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc.
- Đẩy được 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc và bọn tay sai ra khỏi nước ta.
- Ta có thêm thời gian hòa bình để cũng cố chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực
lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài chống Thực dân Pháp về sau.
+ Tạm ước 14 – 9 – 1946
- Sau khi kí Hiệp định Sơ bộ, thực dân Pháp vẫn tiếp tục gây xung đột vũ trang ở
Nam bộ, cuộc đàm phán ở Phôngtennơblô thất bại, quan hệ Việt – Pháp ngày càng
căng thẳng, có nguy cơ xảy ra chiến tranh.
- Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh kí với Pháp bản Tạm ước 14 – 9 –

1946, nhân nhượng Pháp một số quyền lợi kinh tế - văn hóa ở Việt Nam.
- Tạm ước đã tạo điều kiện cho ta có thêm thời gian hòa hoãn để xây dựng, củng cố

1,0


VnDoc - Tải tài liệu, văn bản pháp luật, biểu mẫu miễn phí

lực lượng, chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc, chống Pháp lâu dài.
Câu 3

- Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cuộc đấu tranh đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ

3điểm

dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại đã diễn ra sôi nổi…

0,5

Thực dân Anh phải nhượng bộ, nhưng lại trao quyền tự trị theo "phương án
Maobơttơn". Ngày 15-8-1947, hai nhà nước tự trị Ấn Độ và Pakixtan được thành

1,0

lập…
- Không thỏa mãn với quy chế tự trị, ngày 26-1-1950 Ấn Độ tuyên bố độc lập và

1,0

thành lập Nhà nước Cộng hoà…

Câu 4

Ýnghĩa:

0,5

* Nguồn gốc

0.5

4 điểm Do đòi hỏi của cuộc sống và của sản xuất, nhằm đáp ứng nhu cầu vật chất và tinh
thần ngày càng cao của con người.
Diễn ra trong bối cảnh đặc biệt: Sự bùng nổ dân số, sự cạn kiệt của tài nguyên thiên
nhiên, chiến tranh…
* Đặc điểm:
Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp, mọi phát minh kỹ thuật đều bắt

1,0

nguồn từ nghiên cứu khoa học. Khoa học đi trước mở đường cho kỹ thuật và kỹ
thuật lại mở đường cho sản xuất, trở thành nguồn gốc của mọi tiến bộ kỹ thuật và
công nghệ, Thời gian nghiên cứu và ứng dung rút ngắn, tạo ra nhiều thành tựu kì
diệu...
* Tác động:
- Tích cực: năng suất lao động tăng, nâng cao đ/s vật chất và tinh thần của con
người,thay đổi cơ cấu dân cư, chất lượng nguồn lực,hình thành thị trường....tạo

1,0

bước nhảy vọt về ll sản xuất, đưa loài người sang nền văn minh thứ 3....sự giao lưu

mọi mặt...
- Tiêu cực: Tai nạn gt, bệnh tật, ô nhiễm... (ý thức con nguời)
* Trách nhiệm bản thân: HS tự liên hệ nhưng cần phải có tích cực học tập, tiếp cận
với khoa học – kt thế giới, tham gia các cuộc thi st kh-kt ...

1,5



×